MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: VIỆT NAM VÀ VẤN ĐỀ BẤT BÌNH ĐẲNG 3
1. Thành tựu trong phát triển kinh tế của Việt Nam giai đoạn đổi mới và hội nhập kinh tế thế giới 3
1.1. Giai đoạn 1986-1990: Giai đoạn đầu đổi mới. 3
1.2. Giai đoạn 1991-1996: Đổi mới đạt kết quả quan trọng. 4
1.3. Giai đoạn từ 1996- 2000: Tiếp tục tăng cường đổi mới. 7
1.4. Giai đoạn 2001-2005 8
1.5. Giai đoạn 2006-nay: 11
2. Bất bình đẳng của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới 13
2.1 Tổng quan về bất bình đẳng 13
2.2 Bất bình đẳng vùng 14
2.3 Tác động của quá trình hội nhập kinh tế tới bất bình đẳng Việt Nam 16
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CÁC MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU BẤT BÌNH ĐẲNG 24
1. Các nghiên cứu về bất bình đẳng 24
2. Các nghiên cứu đánh giá tác động của hội nhập kinh tế. 29
CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH HÓA CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TỚI BẤT BÌNH ĐẲNG GIỮA THÀNH THỊ NÔNG THÔN VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP: LÝ THUYẾT VÀ KẾT QUẢ 33
1. Mô hình hóa tác động của các nhân tố tới bất bình đẳng ở thành thị và nông thôn Việt Nam 33
1.1. Giới thiệu mô hình hồi quy phân vị 33
1.2. Xây dựng mô hình và các giả định ban đầu 34
1.2.1. Xây dựng mô hình 34
1.2.2. Các nhận định lý thuyết 36
1.3. Mô tả số liệu 37
2. Tổng quan khoảng cách chi tiêu thành thị nông thôn. 45
3. Phân tích kết quả hồi quy 50
3.1. Hệ số hồi quy 51
3.2. Nội hàm của sự khác biệt thành thị và nông thôn 64
Chương 4: ĐỀ XUẤT CHÍNH SÁCH 67
1. Phương hướng nhằm làm giảm khoảng cách giữa thành thị và nông thôn trong giai đoạn hiện nay. 67
1.1. Nhóm chính sách liên quan đến đặc điểm hộ gia đình 67
1.2. Nhóm chính sách liên quan đến môi trường vĩ mô 69
2. Giải pháp thực hiện làm giảm bất bình đẳng giữa thành thị và nông thôn trong giai đoạn hiện nay. 70
2.1. Nhóm giải pháp liên quan đến đặc điểm hộ gia đình 70
2.2. Nhóm giải pháp liên quan đến môi trường vĩ mô 72
2.2.1 Giải pháp thúc đẩy đầu tư cơ sở hạ tầng ở khu vực nông thôn 72
2.2.2 Giải pháp thúc đẩy đô thị hóa hợp lý ở nông thôn 73
2.2.3 Giải pháp di dân 74
KẾT LUẬN 78
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 82
PHỤ LỤC 84
95 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2577 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Mô hình hóa các nhân tố tác động tới khoảng cách giữa thành thị và nông thôn Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
(iii) OLS rất nhạy cảm với các giá trị ngoại lai và không theo chuỗi xu thế có thể làm sai lệch kết quả đáng kể. Bằng hồi quy phân vị nếu số liệu phân tán, ước lượng hồi quy trung vị có thể hiệu quả hơn ước lượng hồi quy trung bình.
Trong báo cáo này chúng tôi nghiên cứu về khoảng cách chi tiêu thực tế là tương đương với bất bình đẳng thành thị - nông thôn ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Tập chung chủ yếu đến sự khác biệt trong phân phối phúc lợi, được tính bằng tiêu dùng thực tế bình quân đầu người trong hộ gia đình (RPCE) giữa hai khu vực thành thị và nông thôn. Chúng tôi sử dụng kỹ thuật phân tích vi phân hồi quy phân vị để giải thích sự khác biệt trong phân phối của hộ gia đình điển hình giữa hai khu vực. Sử dụng số liệu của VLSS (Vietnam Living Standards Surveys) để tiến hành phân tích cho năm 2006 và 2008
Xây dựng mô hình và các giả định ban đầu
Xây dựng mô hình
Chúng tôi sử dụng dữ liệu mức sống tiêu chuẩn ở Việt Nam (VLSS) từ năm 2006 – 2008 để nghiên cứu bất bình đẳng giữa thành thị - nông thôn ở Việt Nam. Đơn vị đo lường chính là tiêu dùng thực tế đầu người của hộ gia đình (RPCE). Chúng tôi lựa chọn biến phụ thuộc là logarit cơ số tự nhiên của Chi tiêu thực tế bình quân hộ gia đình (log e RPCE) ký hiệu là logRPCE. Áp dụng phương pháp phân tích hồi quy phân vị để đánh giá sự khác biệt của log RPCE giữa thành thị và nông thôn Việt Nam trong những năm hội nhập. Chúng tôi đưa ra giả định chi tiêu của hộ gia đình tỷ lệ thuận với thu nhập của họ. Khi thu nhập hộ gia đình tăng lên đồng nghĩa với việc chi tiêu bình quân của họ cũng tăng lên tương ứng.
Trong phần này chúng tôi sẽ miêu tả các biến sử dụng trong mô hình và mối quan hệ giữa chúng khác nhau như thế nào ở khu vực nông thôn và thành thị. Chúng tôi ước lượng mô hình sau với bộ số liệu thành thị và nông thôn riêng biệt để đánh giá các nhân tố ảnh hưởng mức chi tiêu các hộ gia đình ở từng khu vực. Những kết quả này là cơ sở để đánh giá mức chênh lệch ảnh hưởng của các nhân tố trên giữa thành thị và nông thôn:
Qθ [ logRPCE/ X] = β0 + Xi /U (1)
Trong mô hình (1) này :
Qθ [ logRPCE/ X] là logRPCE ở phân vị thứ θ trong điều kiện X. Phân vị là một giá trị tương ứng với một tỷ lệ cụ thể của một mẫu được sắp xếp của một tổng thể. Ví dụ, một phân vị rất hay được sử dụng là giá trị trung vị, bằng tỷ lệ 0,5 của số liệu được sắp xếp. Nó tương ứng với phân vị có xác suất xảy ra bằng 0,5. Phân vị 0,5 này đánh dấu ranh giới của hai phần bằng nhau của hai tập hợp con liên tục của tổng thể. Chúng tôi sử dụng các phân vị 5, 25, 50 , 75 và 95 trong phân tích hồi quy để có được sự so sánh chính xác khoảng cách chênh lệch 5% phân vị giữa thành thị và nông thôn Việt Nam.
Ui là biến giả thành thị và nông thôn với U=1 là hộ ở thành thị, U=0 nếu hộ ở nông thôn.
Xi là ma trận hệ số của những biến giải thích cho biến phụ thuộc logRPCE, bao gồm cả các biến thuộc về đặc tính của hộ gia đình như kích thước hộ , tình trạng hôn nhân, tuổi, học vấn, nghề nghiệp, kinh nghiệm … và các biến đặc trưng cho quá trình hội nhập kinh tế. Chúng tôi sẽ giới thiệu chi tiết trong phần mô tả số liệu dưới đây.
Các nhận định lý thuyết
Chúng tôi đề xuất những giả định ban đầu cho các biến giải thích sau nhằm mô tả các nhân tố tác động tới bất bình đẳng thành thị nông thôn tại Việt Nam:
Biến giáo dục (edu): Đây là một biến quan trọng để xác định tiêu dùng hộ gia đình. Nếu những yếu tố khác là giống nhau thì hộ gia đình nào có trình độ và được đào tạo cao hơn sẽ có mức thu nhập cũng như chi tiêu cao hơn so với hộ gia đình khác. Chúng tôi cho rằng với mức độ giáo dục có ảnh hưởng khác nhau đối với từng nhóm dân cư. Theo như nhiều phân tích đánh giá, nhóm người giàu sẽ được lợi nhiều hơn nếu gia tăng được mức độ giáo dục của mình.
Dân tộc (ethn): Xét đến khu vực nông thôn, chúng tôi cho rằng chi tiêu của hộ gia đình dân tộc thiểu số sẽ thấp hơn so với chi tiêu của những hộ gia đình dân tộc kinh. Tuy nhiên, đối với thành thị, vấn đề dân tộc dường như không ảnh hưởng lắm tới chi tiêu của các hộ gia đình.
Cơ cấu hộ gia đình: bao gồm những biến về giới tính, tình trạng hôn nhân, tỷ lệ người đi làm/ ko đi làm. Đây là những biến thuộc về đặc điểm hộ gia đình vì vậy có ảnh hưởng tới chi tiêu của hộ gia đình đó.
Ngành nghề: Mỗi ngành nghề có thể tạo ra thu nhập khác nhau vì vậy quyết định tiêu dùng của hộ gia đình. Chúng tôi cho rằng những hộ gia đình ở thành thị thường tham gia vào ngành phi nông nghiệp và thu nhập của họ cũng cao hơn so với những hộ gia đình làm nông nghiệp khác ở nông thôn
Khu vực : Chúng tôi nghiên cứu trên 8 vùng miền của cả nước để thấy sự chênh lệch về mức sống ở các vùng miền khác nhau của cả khu vực nông thôn và thành thị.
FDI/GDP: Là biến đầu tư nước ngoài, gia tăng đầu tư nước ngoài sẽ làm gia tăng thu nhập cho người dân cũng như gia tăng tiêu dùng. Chúng tôi cho rằng FDI/GDP phản ánh cơ cấu đầu tư nước ngoài ở vùng đó.
Độ mở nền kinh tế
Những nghiên cứu trước chỉ ra rằng độ mở trong thương mại góp phần làm suy giảm bất bình đẳng thành thị và nông thôn. Toàn cầu hóa làm giảm bất bình đẳng thu nhập. Độ mở của nền kinh tế có mối quan hệ với bất bình đẳng, với khoảng cách giữa thành thị và nông thôn
EXP(k,t) là kim ngạch xuất khẩu của thành phố k ở năm t
Công thức tính độ mở:
OPEN(k,t) = EXP(k, t)/GDP(k, t).
Mô tả số liệu
Để đánh giá mức sống phục vụ hoạch định chính sách và lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, Tổng cục Thống kê (TCTK) đã tiến hành nhiều cuộc điều tra mức sống hộ gia đình. Đặc biệt từ năm 2002 đến 2010, TCTK tiến hành Khảo sát mức sống hộ gia đình (KSMS) Việt Nam 2 năm một lần vào những năm chẵn nhằm theo dõi và giám sát một cách có hệ thống mức sống các tầng lớp dân cư Việt Nam; giám sát, đánh giá việc thực hiện Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo; góp phần đánh giá kết quả thực hiện các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ và các Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam.
Chúng tôi sử dụng bộ số liệu khảo sát mức sống tiêu chuẩn người Việt Nam của VLSS (Vietnam Living Standards Surveys) năm 2006 và 2008. Đây là những cuộc khảo sát toàn quốc được tiến hành bởi Tổng cục thống kê với sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ngân hàng Thế giới và UNDP. Nghiên cứu dựa trên dàn mẫu gồm 2 danh sách: danh sách các hộ gia đình và danh sách các thành viên trong hộ gia đình (Bao gồm chủ hộ và các thành viên) của cả nước kèm theo số liệu của các biến có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến mức sống của người Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế được lấy từ Tổng cục thống kê, mẫu của Khảo sát mức sống dân cư Việt Nam được chọn độc lập theo hai khu vực Thành thị và Nông thôn, và được phân tách thành 8 vùng kinh tế. Mẫu bao gồm 9189 hộ gia đình và 39071 thành viên trong VLSS 2006 và 9189 hộ gia đình trong năm 2008 (Năm 2008 chúng tôi chỉ sử dụng số liệu của chủ hộ gia đình)
Mỗi báo cáo số liệu đều có đầy đủ thông tin về nhiều khía cạnh của đời sống hộ gia đình, bao gồm cả hộ gia đình và của các cá nhân nhân khẩu học, giáo dục, giới tính, dân tộc, việc làm, kinh doanh, chi tiêu bình quân thực tế ....... Bảng 5,6 đưa ra số liệu thống kê tóm tắt bình quân cho các biến mà chúng tôi sử dụng Biến phụ thuộc là logRPCE . Nhóm chi tiêu được xác định bằng cách xếp tổng chi tiêu thực tế bình quân đầu người từ thấp nhất đến cao nhất, sau đó chia số người ứng với từng mức chi tiêu bình quân đầu người đó thành 5 phần, mỗi phần chiếm 20%. Các hộ gia đình nghèo thường có quy mô hộ lớn hơn cho nên có thể sẽ thấy có ít hơn 20% số hộ trong nhóm chi tiêu thấp nhất và hơn 20% số hộ trong nhóm chi tiêu cao nhất.
Các số liệu sử để phân tích đặc điểm hộ gia đình chúng tôi sử dụng bao gồm số lượng người đang sống trong các hộ gia đình (hhsize), kích thước hộ gia đình càng lớn thì chi tiêu bình quân càng nhỏ, tỷ lệ của trẻ em dưới 16 tuổi đang sống trong hộ gia đình (pchi), tỷ lệ các thành viên đang trong độ tuổi lao động (plab) tỷ lệ các thành viên đã nghỉ hưu trong gia đình trên 60 tuổi (pold), kinh nghiệm của người đứng đầu gia đình (exp) và bình phương kinh nghiệm chủ hộ chia cho 100 (exp2).
Biến số giới tính của chủ hộ và các thành viên sống trong hộ gia đình (sex = 1 là nam, =0 là nữ) dân tộc của chủ hộ (ethn = 1 cho dân tộc Kinh, ethn=0 nếu là dân tộc khác).
Đặc tính Dân tộc có sự khác biệt lớn giữa thành thị và nông thôn. Ở các mức phân vị giá trị biến ethn gần 1 thể hiện rằng người Kinh chiếm chủ yếu ở khu vực thành thị. Chênh lệch giá trị ethn khá lớn, ở nhóm dân cư có mức chi tiêu thấp nhất ở 2 khu vực thì giá trị ethn lần lượt là 0.43 và 0.85 trong khi đó ở nhóm phân vị cao nhất thì tương ứng là 0.77 và 0.93 (Năm 2006), 0.81 và 0.94 (Năm 2008). Qua số liệu thấy được người dân tộc chủ yếu sống ở vùng nông thôn.
Trình độ học vấn của con người (edu) được đo bằng giá trị lớn nhất về số năm đi học của chủ hộ gia đình hoặc vợ, chồng của chủ hộ gia đình (Nếu chủ hộ gia đình có cả vợ hoặc chồng) và phân bổ cho các thành viên trong gia đình đó. Chúng tôi cho rằng số năm đi học của vợ/chồng chủ hộ có thể quyết định thu nhập/chi tiêu của các hộ.
Đặc tính trình độ học vấn cũng có chênh lệch rõ ràng giữa 2 khu vực thành thị và nông thôn, ở mức phân vị thấp nhất, có giá trị tương ứng là 5.05 và 7.10 và 7.35 và 9.38 ở mức phân vị cao nhất (Năm 2006) và ứng với năm 2008 là 7.53 và 9.6. Người dân thành thị luôn có mức độ học vấn cao hơn nông thôn một cách rõ rệt. Đặc biệt đối với nhóm người nghèo ở nông thôn thì mức độ giáo dục rất thấp ( trung bình chỉ học lớp 5), điều đó càng khiến người dân nghèo rơi vào vòng luổn quẩn.
Bảng 5: Bình quân phân vị của các biến – Thành thị và nông thôn 2006
VLSS 2006
Rural Expenditure Quintile (N = 29603)
Urban Expenditure Quintile (N = 9468)
Biến
Lowest
Second
Middle
Fourth
Highest
Lowest
Second
Middle
Fourth
Highest
logRPCE
7.56
7.78
7.95
8.10
8.28
8.13
8.39
8.57
8.74
8.95
ethn
0.43
0.58
0.67
0.73
0.77
0.85
0.90
0.92
0.92
0.93
hhsize
6.05
5.54
5.32
5.14
4.99
5.39
5.19
5.05
4.88
4.72
edu
5.05
6.04
6.61
6.98
7.35
7.10
7.93
8.56
8.99
9.38
Gend
0.48
0.48
0.49
0.49
0.49
0.48
0.49
0.49
0.49
0.49
Age
10.79
11.51
12.18
12.81
13.34
13.21
13.64
14.08
14.40
14.88
agri
0.50
0.47
0.44
0.43
0.40
0.21
0.16
0.13
0.11
0.09
manu
0.02
0.04
0.05
0.06
0.07
0.10
0.11
0.11
0.12
0.11
serv
0.48
0.49
0.50
0.51
0.53
0.69
0.72
0.75
0.77
0.79
fce
0.00
0.00
0.00
0.00
0.00
0.00
0.00
0.01
0.01
0.01
govt
0.02
0.02
0.03
0.04
0.06
0.05
0.07
0.11
0.15
0.19
priv
0.90
0.88
0.87
0.86
0.84
0.76
0.73
0.68
0.63
0.59
frs
0.02
0.02
0.03
0.03
0.05
0.06
0.07
0.08
0.10
0.11
irs
0.82
0.84
0.85
0.86
0.86
0.90
0.89
0.89
0.87
0.88
exp
16.50
16.87
17.36
17.96
18.44
18.38
18.55
18.67
18.85
19.16
married
0.41
0.43
0.44
0.45
0.46
0.43
0.44
0.45
0.46
0.47
pold
0.08
0.08
0.09
0.09
0.09
0.09
0.09
0.09
0.09
0.10
plab
0.54
0.57
0.60
0.62
0.65
0.62
0.66
0.68
0.69
0.70
pchi
0.38
0.34
0.31
0.29
0.26
0.29
0.25
0.23
0.22
0.21
reg1
0.08
0.13
0.17
0.19
0.20
0.10
0.11
0.11
0.13
0.17
reg2
0.21
0.20
0.19
0.17
0.15
0.13
0.12
0.13
0.13
0.12
reg3
0.20
0.13
0.10
0.08
0.06
0.03
0.03
0.03
0.03
0.03
reg4
0.18
0.17
0.15
0.14
0.12
0.08
0.09
0.09
0.07
0.07
reg5
0.05
0.08
0.09
0.08
0.08
0.12
0.13
0.13
0.13
0.12
reg6
0.12
0.09
0.08
0.07
0.07
0.14
0.11
0.10
0.09
0.08
reg7
0.05
0.05
0.06
0.08
0.10
0.16
0.19
0.20
0.22
0.24
fd
0.02
0.02
0.02
0.03
0.03
0.03
0.03
0.03
0.04
0.04
ope
20.14
24.06
27.96
30.66
35.94
37.01
41.07
46.24
51.79
58.57
(Nguồn: Theo tính toán của nhóm nghiên cứu)
Bảng 6: Bình quân phân vị của các biến – Thành thị và nông thôn 2008
VLSS 2008
Rural Expenditure Quintile (N =6837 )
Urban Expenditure Quintile (N =2352 )
Biến
Lowest
Second
Middle
Fourth
Highest
Lowest
Second
Middle
Fourth
Highest
logRPCE
8.10
8.33
8.49
8.64
8.83
8.63
8.85
9.02
9.18
9.40
hhsize
4.92
4.65
4.49
4.35
4.20
4.58
4.44
4.30
4.18
4.07
ethn
0.56
0.67
0.74
0.78
0.81
0.90
0.91
0.93
0.94
0.94
edu
5.71
6.47
6.89
7.18
7.53
7.57
8.36
8.84
9.24
9.60
exp
37.28
37.02
37
37.06
36.97
39.59
38.23
37.51
36.96
36.55
pchi
0.36
0.33
0.31
0.28
0.26
0.28
0.27
0.25
0.24
0.22
pold
0.13
0.14
0.14
0.14
0.14
0.13
0.12
0.12
0.12
0.12
plab
0.51
0.53
0.56
0.58
0.61
0.58
0.61
0.63
0.64
0.66
irs
0.81
0.83
0.85
0.85
0.86
0.82
0.82
0.83
0.83
0.83
frs
0.02
0.03
0.04
0.04
0.05
0.05
0.06
0.07
0.07
0.09
agri
0.89
0.87
0.85
0.82
0.79
0.44
0.37
0.32
0.27
0.23
manu
0.22
0.26
0.28
0.29
0.29
0.47
0.45
0.45
0.42
0.40
serv
0.79
0.80
0.80
0.80
0.80
0.93
0.94
0.94
0.94
0.95
priv
0.85
0.85
0.84
0.84
0.82
0.70
0.67
0.63
0.60
0.56
govt
0.02
0.03
0.04
0.05
0.07
0.07
0.11
0.14
0.16
0.19
foreg
0.00
0.00
0.00
0.00
0.00
0.00
0.01
0.01
0.01
0.01
reg1
0.15
0.19
0.21
0.21
0.22
0.15
0.15
0.15
0.17
0.18
reg2
0.20
0.19
0.17
0.16
0.15
0.12
0.14
0.14
0.14
0.12
reg3
0.13
0.09
0.07
0.06
0.05
0.03
0.03
0.03
0.03
0.03
reg4
0.17
0.16
0.15
0.14
0.12
0.10
0.09
0.08
0.08
0.07
reg5
0.09
0.09
0.09
0.09
0.08
0.12
0.11
0.12
0.12
0.12
reg6
0.08
0.06
0.06
0.06
0.06
0.11
0.10
0.09
0.08
0.07
reg7
0.03
0.04
0.05
0.07
0.09
0.15
0.17
0.18
0.20
0.23
(Nguồn: Theo tính toán của nhóm nghiên cứu)
Ngoài ra chúng tôi còn sử dụng kinh nghiệm làm việc (exp) của các thành viên trong gia đình, kinh nghiệm làm việc của 1 người là khoảng thời gian người đó bắt đầu tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh được đo bằng hiệu tuổi của thành viên đó với tổng số năm đi học trừ đi 6 đơn vị. Khoảng cách chênh lệch kinh nghiệm giữa các phân vị ở nông thôn là khá xa 16.5 và 18.44 ở 2 mức phân vị thấp nhất và cao nhất, còn ở thành thị thì hầu con số này lại không có sự chênh lệch 18.38 và 19.16 (2006) Tuy nhiên, theo kết quả phân tích dưới đây thì kinh nghiệm của chủ hộ lại không đóng vai trò quan trọng trong chi tiêu
Bảng 7: Chú thích các biến sử dụng trong mô hình
LogRPCE
Logarit cơ số tự nhiên của chi tiêu thực tế bình quân đầu người
trong hộ gia đình
ethn
Biến dân tộc. Nhận giá trị bằng 1 ứng với dân tộc kinh, bằng 0 với các dân tộc khác
hhs
Biến kích thước hộ. Số thành viên trong hộ gia đình
edu
Biến giáo dục
Gend
Biến giới tính
*
exp
Kinh nghiệm của thành viên= Tuổi – số năm đi học - 6
Exp2
Bình phương kinh nghiệm / 100
*
agri
Biến nông nghiệp
*
manu
Biến công nghiệp
*
serv
Biến dịch vụ
*
foreg
Làm trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
*
govt
Làm cho khu vực kinh tế nhà nước
*
priv
Làm cho khu vực tư nhân
*
U
Biến giả thành thị và nông thôn
*
frs
Nhận tiền gửi từ nước ngoài
*
irs
Nhận tiền gửi từ trong nước
married
Tình trạng hôn nhân
*
pold
Tỉ lệ thành viên đã nghỉ hưu trong gia đình
plab
Tỷ lệ thành viên từ 16- 60 tuổi trong gia đình
pchi
Tỷ lệ thành viên nhỏ hơn 16 tuổi trong gia đình
reg1
Vùng đồng bằng sông Hồng
*
reg2
Vùng Đông Bắc
*
reg3
Vùng Tây Bắc
*
reg4
Vùng Trung Bộ
*
reg5
Vùng Duyên Hải Trung Bộ
*
reg6
Vùng Tây Nguyên
*
reg7
Vùng Đông Nam Bộ
*
fd
FDI/GDP
ope
Độ mở của nền kinh tế, cấp tỉnh.
Ghi chú: (*) Các biến giả trong mô hình
Bởi vì các khoản tiền gửi và nhận đóng vai trò quan trọng đối với một số lượng lớn các hộ gia đình Việt Nam, chúng tôi sử dụng các biến giả - cho biết một hộ gia đình nhận được khoản tiền gửi trong năm qua từ bên trong Việt Nam (lrs) hoặc từ các nguồn nước ngoài (frs) hay không? ( bằng 1 nếu có nhận được, ngược lại nhận giá trị 0). Đặc tính này cũng có sự khác biệt lớn ở thành thị và nông thôn, ở các mức phân vị thấp nhất là 0.02 và 0.06 và 0.05 và 0.11 ở mức phân vị cao nhất giữa 2 khu vực này (2006) .
Các biến giả cũng cho thấy các chủ hộ gia đình và các thành viên trong gia đình làm việc trong các ngành khác nhau (agri = 1 cho nông nghiệp, manu = 1 cho công nghiệp, serv = 1 cho các ngành dịch vụ) và làm việc trong các khu vực khác nhau (foreg =1 cho công ty có vốn đầu tư nước ngoài, gov =1 cho khu vực kinh tế nhà nước hay kinh tế tập thể, priv =1 cho khu vực kinh tế tư nhân hay hộ gia đình). Khu vực nông thôn sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, chiếm tỉ lệ cao trong các khu vực làm việc, còn ở thành thị thì chủ yếu làm việc trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ, chiếm hơn 70%.
Nghiên cứu của chúng tôi sử dụng số liệu VLSS để tính chi tiêu thực tế bình quân đầu người trong hộ gia đình (RPCE), số liệu được điều chỉnh để loại bỏ ảnh hưởng của lạm phát bằng chỉ số giá tiêu dùng và dịch vụ theo vùng và tháng do vụ Thương mại giá cả TCTK cung cấp. Chỉ số giá tiêu dùng và dịch vụ theo tháng đã điều chỉnh các biến về giá của tháng 1/1998. Chỉ số giá tiêu dùng và dịch vụ theo vùng được tính riêng cho các khoản lương thực, thực phẩm và phi lương thực, thực phẩm, hoặc kết hợp trong chỉ số giá chung. Chỉ số giá theo vùng cho biết mức giá của 7 vùng so với mức giá của toàn quốc. Tuỳ theo yêu cầu, các chỉ số giá khác nhau được sử dụng. Tuy nhiên do chưa hoàn chỉnh, bộ số liệu chi tiêu bình quân năm 2008 chưa được điều chỉnh theo khác biệt mức giá các vùng, khu vực.
Phân loại theo thành thị/nông thôn thay đổi khi các đơn vị hành chính mới được thiết lập và khi các khu vực phát triển. Việt Nam hiện có 8 vùng. Tuy nhiên việc chọn mẫu cho cuộc điều tra này được thiết kế dựa trên phân loại 7 vùng trước đây. Ứng với các biến giả reg1 đến reg7, vùng 8 nhận các giá trị của 7 biến giả bằng 0.
Bảng 8: Tên 8 vùng kinh tế Việt Nam
Biến
TÊN 8 VÙNG/ 8 REGIONS
Reg1 =1
VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG/RED RIVER DELTA
Gồm các tỉnh/ Including: Hà Nội, Hải Phòng, Hà Tây, HảiDương, Hưng yên, Hà Nam, Nam định, Thái Bình, Ninh Bình
Reg2 =1
VÙNG ĐÔNG BẮC/NORTHEAST
Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Bắc Cạn, Lạng sơn, Tuyên Quang, Yên Bái, Thái Nguyên, Phú thọ,Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Bắc Ninh, Quảng Ninh.
Reg3 =1
VÙNG TÂY BẮC/NORTHWEST
Lai Châu, Sơn La, Hoà Bình.
Reg4 =1
VÙNG BẮC TRUNG BỘ/NORTH CENTRAL COAST
Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên- Huế
Reg5 =1
VÙNG DUYÊN HẢI TRUNG BỘ/SOUTH CENTRAL COAST
Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà.
Reg6 =1
VÙNG TÂY NGUYÊN/CENTRAL HIGHLANDS
Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc.
Reg7 =1
VÙNG ĐÔNG NAM BỘ/SOUTHEAST
TP Hồ Chí Minh, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Bình Thuận, Bà Rịa- Vũng Tàu.
Reg1đến reg7 =0
VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG/MEKONG DELTA
Long An, Đồng Tháp, An Giang, Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến tre, Kiên Giang, Cần Thơ, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu,Cà Mau.
(Nguồn: VLSS 2006 – 2008)
Để đánh giá vai trò của hội nhập kinh tế đến bất bình đẳng thành thị nông thôn chúng tôi dự kiến đưa vào các biến đặc trưng cho mức độ hội nhập của nền kinh tế. Do hạn chế của quá trình thu thập số liệu nghiên cứu, chúng tôi chỉ đưa ra hai trong số các yếu tố đặc trưng cho quá trình hội nhập là tỷ lệ FDI so với GDP và độ mở theo các tỉnh thành năm 2006. Các biến số này được tính toán theo tỉnh và gán cho các quan sát trong tỉnh đó.
Biến fd (được đo bằng FDI/GDP của vùng) có xu hướng tăng theo nhóm phân vị, ngược với các giả thiết ban đầu, ảnh hưởng của fd tuy không nhiều nhưng dường như thuận chiều so với logRPCE. Ngược lại yếu tố độ mở cấp tỉnh của nền kinh tế lại có khoảng cách rõ rệt giữa các phân vị, nhóm thành thị sống trong môi trường có ảnh hưởng của hội nhập nhiều hơn so với nhóm dân cư ở nông thôn, trong năm 2006 độ mở của nền kinh tế ở thành thị cao hơn hẳn so với khu vực nông thôn, ở nông thôn thì ở nhóm có chi tiêu cao nhất, độ mở trung bình là 35.94 trong đó ở thành thị là 58.57, cao hơn nhiều so với nông thôn.
Tổng quan khoảng cách chi tiêu thành thị nông thôn.
Dựa trên bộ số liệu VLSS năm 2006, 2008 chúng tôi tính toán mức chi tiêu bình quân đầu người trung bình ở các mức phân vị từ 1-100. Qua đó để thấy được sự chênh lệch chi tiêu của các hộ ở thành thị và nông thôn. Hình vẽ dưới đây mô tả sự chênh lệch (the gap) đó.
Biểu đồ 4: Khoảng cách logRPCE các hộ thành thị và nông thôn
Biểu đồ trên phản ánh có sự khác biệt logRPCE giữa 2 khu vực trong năm 2006 và 2008. Thành thị luôn có mức độ phúc lợi trung bình đầu người cao hơn thể hiện bởi khoảng cách với khu vực nông thôn >0 . Ở các mức phân vị nhỏ, khoảng cách giữa hộ thành thị và hộ ở nông thôn nhỏ và tăng dần theo mức phân vị lớn hơn. Xét theo năm ta thấy được khoảng cách thành thị nông thôn có xu hướng giảm đi. Điều đó cho thấy sức lan tỏa mạnh mẽ của sự phát triển kinh tế, khu vực nông thôn cũng đã được hưởng lợi và có bước biến chuyển mạnh mẽ giúp thu hẹp chênh lêch thu nhập. Có được điều này cũng phải kể đến những chính sách hướng tới khu vực nông nghiệp của chính phủ những năm gần đây.
Thực trạng này phản ánh đúng quy luật của các năm trước đó, chênh lệch thu nhập giữa hộ nông thôn và thành thị càng lớn với các nhóm dân cư giàu. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Nguyen (2006) “khoảng cách này ở mức phân vị thứ 10 là 43% và 80% năm 1993 và 1998 trong khi tương ứng ở phân vị 90 khoảng cách này là 112% và 156%”.
Biểu đồ 5: Chênh lệch logRPCE thành thị nông thôn theo các phân vị
Nguồn: Urban-rural inequality in viet nam – Le (2010)
Tương tự kết quả trên, Le 2010 chỉ ra khoảng cách chi tiêu (logRPCE) thành thị nông thôn theo các phân vị tương tự ở các năm 2002,2004. Theo đó khoảng cách thành thị nông thôn tăng cao ở các mức phân vị lớn và nhỏ hơn ở các phân vị nhỏ. Điều này cho thấy sự doãng cách giàu nghèo càng trở nên gay gắt hơn. Tuy nhiên năm 2004 đã có sự thay đổi nhỏ, đường thể hiện khoảng cách hai khu vực thoải hơn so với năm 2002. Kết quả này được kỳ vọng là dấu hiệu của sự phát triển mạnh mẽ hơn ở khu vực nông thôn giúp giảm dần khoảng cách giàu nghèo của hai khu vực.
Xét về tỷ lệ chênh lệch chi tiêu bình quân 2 khu vực chúng tôi tính toán kết quả được miêu tả ở biểu đồ sau
Biểu đồ 6: Phần trăm chênh lệch logRPCE thành thị và nông thôn
Điều đặc biệt là trong năm 2008 ở hầu hết các mức phân vị thì khoảng cách giữa 2 khu vực khá đồng đều ở mức 0.6. Nghĩa là chênh lệch logRPCE của 2 khu vực khoảng 60% trái ngược với năm 2006 tỷ lệ này tăng lên ở các mức phân vị cao hơn. Mức trung bình logRPCE ở thành thị cao hơn 60% cho thấy khoảng cách giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn còn ở mức cao phù hợp với kết quả ở phần 1. So sánh giữa 2 khu vực, kết quả năm 2008 là dấu hiệu cho thấy khoảng cách thành thị nông thôn có thể được thu hẹp.
Chúng tôi thực hiện hồi quy Kernel Density với logRPCE hai khu vực. Kernel density estimate là phương pháp ước lượng hàm mật độ xác suất của các biến ngẫu nhiên thường được sử dụng trong thống kê dân số học để đánh giá chênh lệch giữa các nhóm dân cư.
Biểu đồ 7: Kernel density estimate – tính toán từ VLSS 2006, 2008
Năm 2006
Năm 2008
Từ biểu đồ cho thấy sự chênh lệch phúc lợi hộ gia đình (đo bằng logRPCE) của các hộ gia đình thành thị và nông thôn của năm 2006 và 2008 dựa trên bộ số liệu VLSS 2006, 2008. Đường phía trái biểu thị xác suất các mức logRPCE tương ứng (6, 8, 10…) của các hộ nông thôn, tương tự như vậy đường phía phải ứng với hộ thuộc khu vực thành thị
Đường tương ứng của thành thị nằm phía tay phải so với đường khu vực nông thôn thể hiện có sự chênh lệch về logRPCE ở 2 khu vực (khoảng cách thành thị - nông thôn). Điều đó khẳng định sự hiện diện của sự bất bình đẳng thành thị nông thôn trong năm 2006, phù hợp với các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nó đóng góp khá lớn vào bất bình đẳng tổng thể của Việt Nam trong những năm trở lại đây. Theo kết quả phân tích chỉ số Theil của Le (2010) bất bình đẳng thành thị nông thôn chiếm 31%, 33% năm 1998, 2002 và giảm còn 31% năm 2004, 25% năm 2006. Nhìn vào biểu đồ phân phối xác suất thấy được một cách tổng quan tính không đồng đều của các mức phân bổ logRPCE giữa 2 đường.
Điều đó cho thấy khoảng cách thành thị và nông thôn khác nhau ở các mức phân vị khác nhau. Bên cạnh đó trực quan cho thấy khoảng cách giữa hai đường năm 2006 dường như lớn hơn so với năm 2008. Kết quả này góp phần khẳng định những đánh giá trong phân tích ở trên trong năm 2008 bất bình đẳng thành thị nông thôn có xu hướng nhỏ hơn so với năm 2006
Có nhiều lý do dẫn tới sự khác biệt giữa hai khu vực, bản chất là do sự phân bố không đồng đều về năng lực của các nhóm dân cư. Khu vực thành thị có những đặc điểm tạo cho họ những điều kiện thuận lợi cho mọi hoạt động trong khi đó khu vực nông thôn với sự phát triển chậm chạp với những năng suất thấp kém. Sự tương tác không đồng đều này tạo ra khoảng cách ngày càng lớn giữa hai khu vực nếu không có chính sách điều tiết của chính phủ. Theo như phân tích của Le có sự khác biệt lớn về mức độ giáo dục, đặc điểm địa lý, hoạt động thị trường lao động,….giữa thành thị và nông thôn. Đây là nguyên nhân chính dẫn tới khoảng cách chênh lệch.
Theo đó, số năm đi học của chủ hộ ở thành thị cao hơn hẳn so với nông thôn. Trung bình ở nông thôn là 6,95 năm 2004 và 7.04 năm 2006; ở thành thị tương ứng là 9.43 và 9.55. Các p
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 112177.doc