Ở tầm vĩ mô lý thuyết bão hòa đề cập khả năng bất cứ ai muốn tham gia vào MLM đều đã tham gia và thị trường của ngành này bị kiệt quệ. Cuối cùng ngành kinh doanh theo mạng cáo chung khi mỗi NPP không thể bán được hàng và cũng không thể tìm ra NPP mới.
Nhìn từ góc độ vi mô, một công ty MLM lâm vào tình trạng bão hòa khi nó đã phát triển đến đỉnh cao và số lượng NPP của nó sau thời gian gia tăng liên tục nay không thể phát triển được nữa, lượng hàng hóa tiêu thụ được vẫn rất lớn nhưng những NPP ở tầng đáy trong hệ thống phân phối của công ty không còn cơ hội trở thành thủ lĩnh và phải rất khó khăn để bán được hàng, và họ sẽ lựa chọn: hoặc bỏ cuộc hoặc tìm công ty chưa bị bão hòa.
32 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5806 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Mô hình kinh doanh theo mạng MLM tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng ty MLM có thể thừa kế lại toàn bộ sự nghiệp của mình, kể cả cấp bậc và mạng lưới.
Một công ty MLM chân chính luôn có những đặc điểm như sau:
- Cung cấp sản phẩm thiết thực, chất lượng với giá cả phải chăng.
- Tuân thủ pháp luật của quốc gia nơi công ty đăng ký kinh doanh.
- Lợi ích tài chính của công ty và NPP chủ yếu là thành quả của công sức đầu tư xây dựng và cung cấp dịch vụ thực tế.
- Công ty và NPP hoạt động nghiêm túc, có tinh thần trách nhiệm.
2.1.4. Tóm lược lịch sử phát triển của MLM
Cho đến nay ngành kinh doanh theo mạng đã tồn tại 70 năm và lịch sử của nó gắn liền với tên tuổi nhà hóa học Karl Renborg (1887-1973), người Mỹ. Năm 1927 ông từ Trung Quốc về Mỹ nghiên cứu và chế biến các sản phẩm bổ sung dinh dưỡng, vitamin, các chất vi lượng, đa lượng. Năm 1934, K. Renborg sáng lập công ty Vitamins California. Cuối năm 1939 nhà sáng lập đổi tên công ty thành Nutrilite Products. Những NPP được nhận hoa hồng trên lượng hàng họ bán ra và trên những sản phẩm được bán ra bởi những người do họ trực tiếp tìm ra. Nutrilite Products đã áp dụng mô hình MLM sơ khai.
Năm 1959, hai NPP của K. Renborg là Rich Devos và Jey Van Andel thành lập công ty riêng là American Way Corporation viết tắt là Amway. Hiện nay, Amway đang hoạt động trên 80 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có Việt Nam.
Vào những năm 70, MLM chịu sức ép mạnh mẽ từ phía dư luận lẫn chính quyền. Năm 1975 MLM bị quy kết với hình tháp ảo là hình thức kinh doanh bất chính. Ngành MLM bắt đầu cuộc hành trình khẳng định tính đúng đắn của mình để tồn tại mà dẫn đầu là Amway “đứng mũi chịu sào” từ 1975-1979. Cuối năm 1979 Tòa án Thương mại Liên bang Hoa Kì tuyên bố phương thức kinh doanh của Amway không phải là hình tháp ảo. Sau đó không lâu bộ luật đầu tiên về MLM ra đời tại Mỹ công nhận sự tồn tại hợp pháp của mô hình kinh doanh này.
Trong ngành MLM không ai xa lạ với Richard Poe, tác giả quyển “Làn sóng thứ 3”, quyển sách này chia MLM ra các thời kỳ:
Thời kì tiềm ẩn: là giai đoạn 1940-1979, đây là thời kỳ hình thành MLM, đến năm 1979 chỉ có khoảng 30 công ty MLM tại Mỹ.
Thời kỳ bắt đầu: 1979-1990, MLM bùng nổ, mỗi ngày có hàng trăm công ty MLM bố cáo thành lập với đủ loại sản phẩm và sơ đồ kinh doanh.
Thời kỳ đa thị trường hay làn sóng thứ 3: 1990-1999, sự tiến bộ của công nghệ thông tin, truyền thông đã làm cho MLM mang màu sắc mới. Việc quản trị một mạng lưới phân phối khổng lồ trở nên dễ dàng hơn. Máy vi tính, điện thoại, internet…đã giúp các NPP đơn giản hóa công việc của mình và có nhiều hơn thì giờ nhàn rỗi, năng suất tăng lên đáng kể. Làn sóng thứ 3 chứng kiến cảnh các công ty truyền thống lớn như Ford, Colgate, Canon, Coccola và nhiều công ty tên tuổi khác áp dụng MLM đẩy mạnh bán hàng.
Từ năm 2000 trở về sau, ngành công nghiệp MLM bước vào làn sóng thứ 4, MLM phát triển rộng khắp thế giới, hàng chục ngàn công ty MLM đã tồn tại một cách hợp pháp và xây dựng mạng lưới phân phối vượt ra ngoài biên giới quốc gia. Ngày nay vai trò quan trọng của MLM trong nền kinh tế toàn cầu đã được thừa nhận. Cùng với thương mại điện tử, MLM đang tạo một làn sóng mới trong nền kinh tế hiện nay.
2.1.5. Bản chất của MLM
Từ khi ra đời đến nay MLM nhiều lần va chạm với pháp luật và báo giới. Thực tế đúng như mọi người điều biết nó là một loại hình kinh doanh gây nhiều tranh cãi trong hàng chục năm qua.
MLM không hoạt động theo công thức mà nó là một mô hình kinh doanh được các công ty khác nhau vận hành khác nhau nên nói chung hình thức tồn tại trong nền kinh tế của nó rất phong phú, trong khi những biến tướng của nó hay MLM bất chính phát triển cũng khá nhanh dưới danh nghĩa MLM nên cũng không ngạc nhiên khi MLM và MLM bất chính đôi khi được xem là một. Đây là một lý do chính giải thích nguồn gốc những tranh cãi về bản chất MLM. Những người phản đối MLM tin rằng họ có những bằng chứng không thể chối cãi chứng minh rằng MLM là xấu, gây thiệt hại cho mọi người ngoại trừ những người đứng đầu công ty. Ngược lại, những người bênh vực MLM luôn cố gắng chứng minh MLM không có gì là sai trái và nó là mô hình kinh doanh phù hợp với xu thế phát triển và mang lại lợi ích cho xã hội.
Đến đây câu hỏi đặt ra là rốt cuộc, MLM tốt hay xấu? Cho dù câu trả lời là nó tốt hay nó xấu vẫn luôn có nhiều ý kiến bác bỏ vì đây đang là tiêu điểm của những vụ tranh cãi không ngừng của những người quan tâm. Thay vào đó chúng ta hãy xem xét những khía cạnh sau thay cho việc lắng nghe một câu trả lời.
- MLM đòi hỏi ở người khao khát thành công tính ham học hỏi và cần cù làm việc, như những ngành kinh doanh khác, những người lười biếng dù có thể đạt được một số thành tựu ban đầu nhưng rồi cũng phải rời khỏi, có thể khác với những ngành kinh doanh khác, công ty không đào thải những ai lười biếng, mà chính sự lười biếng đào thải chủ của chúng.
- Nguyên lý của MLM là đơn giản và dễ thực hiện, nhưng thành đạt trong lĩnh vực này là một bài toán khó. Người bảo trợ có thể hỗ trợ tuyến dưới của mình, nhưng mỗi NPP cần làm lấy mọi việc trên tinh thần trách nhiệm lớn lao với khách hàng.
-Triết lý của MLM là triết lý về một lối sống lành mạnh và đạo đức.
- Dù MLM đã sản sinh ra bao nhiêu triệu phú thì nó vẫn không phải là cách kiếm tiền mới, tuyệt nhiên không phải là một công thức làm giàu. Thành công bền vững phụ thuộc vào chính người tham gia.
Kinh doanh theo mạng khắc phục được các hạn chế trong kinh doanh truyền thống nhưng nó không thể là mô hình kinh doanh hoàn hảo. Những điểm ưu việc của nó dễ dàng thu hút người ngoài cuộc bước vào, còn những nhược điểm và những khó khăn trong quá trình hoạt động cũng có thể làm các NPP nhanh chóng rời bỏ nó. Theo quan điểm của em, MLM không có gì sai trái nếu nó được vận hành không trái pháp luật. Còn về nó tốt hay xấu, thì cũng rõ ràng rằng thật khó để một người bênh vực MLM phủ nhận những những lời cáo buộc loại hình kinh doanh này, và, tùy theo góc độ quan sát ta sẽ nhìn thấy được những mặt khác nhau của nó.
2.2. Khái quát mô hình MLM ở Việt Nam
2.2.1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển
So với ngành công nghiệp MLM thế giới, ngành MLM Việt Nam còn rất non trẻ với tuổi đời trên 10 năm. Từ khi xuất hiện MLM phát triển nhanh chóng và tạo ra những làn sóng tranh luận. Bên cạnh những công ty chân chính cũng có những công ty bất chính. Số người tham gia vào lĩnh vực này tăng nhanh.
Ở Việt Nam, kinh doanh theo mạng nhanh chóng quen thuộc với mọi người, nhưng hiểu về hình thức kinh doanh này thì còn khiêm tốn. Khi một người thất bại trong lĩnh vực MLM có thể khiến hàng chục người lên án nó, ngược lại một người thành công thu hút không ít người vào lĩnh vực mới mẻ này.
Từ năm 1998 đã xuất hiện một vài công ty đa cấp ở nước ta, đầu tiên là Incomex, tiếp theo là Thế Giới Mới, rồi đến Sinh Lợi, Lô Hội, Vision. Những công ty này phân phối các dòng sản phẩm chăm sóc sức khỏe, thực phẩm chức năng, hoạt động với quy mô ban đầu nhỏ lẻ thường va chạm với pháp luật và khiến báo chí tốn không ít giấy mực. Không phải công ty nào cũng làm ăn nghiêm túc nên nảy sinh nhiều sự hiểu nhầm về mô hình kinh doanh này.
Đến cuối năm 2004 Việt Nam đã có khoảng 20 công ty bán hàng đa cấp phân phối chủ yếu những dòng sản phẩm tiêu dùng, chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp được sản xuất bởi các tập đoàn ở nước ngoài. Ngành MLM Việt Nam ngày càng mở rộng trên phạm vi toàn quốc khi các công ty phát triển mạng lưới phân phối và lập ra nhiều chi nhánh. Để đáp ứng tình hình thực tế trong nước và hòa nhập với xu thế phát triển trên thế giới, năm 2005 hành lang pháp lý MLM tại Việt Nam dần dần hình thành các điều luật và các quy định về bán hàng đa cấp mở ra con đường lớn cho ngành MLM Việt Nam phát triển và tạo điều kiện cho nước ngoài đầu tư. Tính đến đầu tháng 7/2005 nước ta đã có gần 30 công ty MLM và 100000 NPP, những con số này đang tăng lên khi Nghị định 110/2005/NĐ-CP về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp được ban hành ngày 24/08/2005.
2.2.2. Tình hình kinh doanh theo mô hình MLM hiện nay
Hiện nay, tuy ngành MLM đã có luật pháp điều chỉnh nhưng thực trạng kinh doanh vẫn rất phức tạp. Những công ty MLM hoạt động bất chính vẫn tồn tại và không ngừng lôi kéo người tham gia để phát triển mạng lưới. Những công ty này mang lại lợi ích tài chính cho người đứng đầu của nó và mang lại cơ hội làm giàu cho một số người nhưng nó lại gây thiệt hại cho xã hội và tác động xấu đến môi trường kinh doanh. Bên cạnh đó cũng có những công ty MLM tuân thủ luật pháp, đóng thuế đầy đủ đúng hạn, tạo việc làm cho nhiều người và làm tăng ngân sách nhà nước, dưới đây là danh sách các công ty MLM ở Việt Nam.
Danh sách các công ty bán hàng đa cấp
STT
Tên công ty
Địa phương
đăng ký
Trạng thái
1
Cty CP Kim Đô
TP HCM
Đang hoạt động
2
Cty CP Liên Kết Tri Thức
Hà Nội
Đang hoạt động
3
Cty CP MERRO
Hà Nội
Đang hoạt động
4
Cty CP Quốc Tế Kiệt Vinh Lục Cốc Việt Nam
Hà Nội
Ngưng hoạt động
5
Cty CP Quốc Tế Việt Am
TP HCM
Đang hoạt động
6
Cty CP Tập Đoàn Liên Kết Việt Nam
Hà Nội
Đang hoạt động
7
Cty CP Công Nghệ Mới Và Phát Triển Quốc Tế AMKEY Việt Nam
Hà Nội
Đang hoạt động
8
Cty CP Sinh Lợi
TPHCM
Ngưng hoạt động
9
Cty TNHH MTV XNK Vi Na Linh
TP HCM
Đang hoạt động
10
Cty Agel Việt Nam
Hà Nội
Đang hoạt động
11
Cty TNHH Amway Việt Nam
Đồng Nai
Đang hoạt động
12
Cty TNHH Ánh Sáng T.I.A.N.S.H.I
Hà Nội
Đang hoạt động
13
Cty TNHH Bảo Lan Thiên Sư
TPHCM
Đang hoạt động
14
Cty TNHH Dược Phẩm Điền
Thảo Đường
Hà Nội
Đang hoạt động
15
Cty TNHH FFI Việt Nam
Hà Nội
Đang hoạt động
16
Cty TNHH MTV Toàn Hữu
Đồng Nai
Ngưng hoạt động
17
Cty TNHH MTV Nam Trường Giang
TP HCM
Đang hoạt động
20
Cty TNHH MTV TM Kỳ Diệu
TP HCM
Đang hoạt động
21
Cty TNHH Mỹ Phẩm AVON
Việt Nam
Bình Dương
Đang hoạt động
22
Cty TNHH Mỹ Phẩm Thường Xuân
TP HCM
Đang hoạt động
23
Cty TNHH No Ni Vi Na
TP HCM
Đang hoạt động
24
Cty TNHH Phan Hưng Long
Hà Nội
Đang hoạt động
25
CTy TNHH Quốc Tế Đa Bảo
TP HCM
Đang hoạt động
26
Cty TNHH Quy Xuyên Việt Nam
Hà Nội
Ngưng hoạt động
27
Cty TNHH SX TM Quốc Tế
Thượng Thống
TP HCM
Ngưng hoạt động
28
Cty TNHH SX TM DV Thực Phẩm Công Nghệ Ai On
TP HCM
Đang hoạt động
29
Cty TNHH SX TM Hưng Thời Đại
TP HCM
Đang hoạt động
STT
Tên công ty
Địa phương
đăng ký
Trạng thái
30
Cty TNHH Tầm Nhìn Việt Nam
Hà Nội
Đang hoạt động
31
Cty TNHH Tân Hy Vọng
TP HCM
Đang hoạt động
32
Cty TNHH Thế Giới Toàn Mỹ
TP HCM
Đang hoạt động
33
Cty TNHH Thiên Ngọc Minh Uy
Hà Nội
Đang hoạt động
34
Cty TNHH TM & DV Du Lịch
Ích Lợi
TP HCM
Ngưng hoạt động
35
Cty TNHH TM & DV Vĩnh
Nhật Quang
TP HCM
Đang hoạt động
36
Cty TNHH TM LÔ Hội
TP HCM
Đang hoạt động
37
Cty TNHH TM MONJOIN
Hà Nội
Đang hoạt động
38
Cty TNHH TM & XNK Huy Hồng
TP HCM
Ngưng hoạt động
39
Cty TNHH TM Yahgo
Hà Nội
Đang hoạt động
40
Cty TNHH TM XNK Tổng Hợp
Thái Bình
Hà Nội
Ngưng hoạt động
41
Cty TNHH TM & DV APOLLO
Hà Nội
Đang hoạt động
42
Cty TNHH Tư Vấn Đầu Tư & Thương Mại Hằng Thuận
Hà Nội
Đang hoạt động
(Nguồn: Thông tin bán hàng đa cấp - Cục quản lý cạnh tranh)
Hầu hết các công ty MLM đều xây dựng cho mình hệ thống gồm các chi nhánh tọa lạc ở nhiều tỉnh thành trong nước với mạng lưới NPP đông đảo, chính những điều này làm MLM phát triển mạnh mẽ và ngày càng hội nhập nền kinh tế Việt Nam.
2.2.3. Một số quy định của Nhà nước đối với lĩnh vực MLM
Các điều luật quy định ngành nghề này đã ra đời như một kết quả tất yếu từ tình hình thực tế đánh dấu một mốc quan trọng trong ngành MLM Việt Nam rằng MLM đã được pháp luật điều chỉnh và thừa nhận, lợi ích NPP, người tiêu dùng được bảo vệ, đồng thời tạo cơ sở pháp lý để loại dần những mô hình bất chính. Những quy định cụ thể được tập hợp trong:
- Luật canh tranh, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2005, khoản 11 điều 3 của luật này quy định về bán hàng đa cấp (xem trang 4). Luật công nhận bán hàng đa cấp nhưng cấm bán hàng đa cấp bất chính, điều 48 quy định:
“Cấm doanh nghiệp thực hiện các hành vi sau đây nhằm thu lợi bất chính từ việc tuyển dụng người tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp: (i) Yêu cầu người muốn tham gia phải đặt cọc, phải mua một số lượng hàng hoá ban đầu hoặc phải trả một khoản tiền để được quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp; (ii) Không cam kết mua lại với mức giá ít nhất là 90% giá hàng hóa đã bán cho người tham gia để bán lại; (iii) Cho người tham gia nhận tiền hoa hồng, tiền thưởng, lợi ích kinh tế khác chủ yếu từ việc dụ dỗ người khác tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp; (iv) Cung cấp thông tin gian dối về lợi ích của việc tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp, thông tin sai lệch về tính chất, công dụng của hàng hóa để dụ dỗ người khác tham gia.”
- Nghị định 110/2005/NĐ-CP về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp ban hành ngày 24/08/2005. Nghị định quy định về doanh nghiệp bán hàng đa cấp, người bán hàng đa cấp, hàng hóa được phép kinh doanh và trách nhiệm cùng các hành vi bị cấm, quy định trách nhiệm quản lý của các sở, nghị định nhấn mạnh, cấm người tham gia “Yêu cầu người được mình bảo trợ tham gia vào mạng lưới bán hàng đa cấp trả bất kỳ khoản phí nào dưới danh nghĩa khoá học, khoá đào tạo, hội thảo, hoạt động xã hội hay các hoạt động tương tự khác; Cung cấp thông tin gian dối về lợi ích của việc tham gia bán hàng đa cấp, thông tin sai lệch về tính chất, công dụng của hàng hoá, về hoạt động của doanh nghiệp bán hàng đa cấp để dụ dỗ người khác tham gia bán hàng đa cấp”
- Thông tư 19/2005/TT-BTM của Bộ Thương Mại ngày 08/11/2005: Hướng dẫn một số nội dung quy định tại Nghị định số 110/2005/NĐ-CP ngày 24/08/2005 của Chính phủ về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp.
2.2.4. Nhận xét chung
Kinh doanh theo mạng tuy có những biến tướng tiêu cực nhưng sự tồn tại và phát triển của nó trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đã chứng tỏ nó là một mô hình kinh doanh hiệu quả và hiện đại, dễ dàng đại chúng hóa, mang lại lợi ích cho công ty, NPP và xã hội, đóng góp vào phát triển kinh tế đất nước.
Ngày nay nước ta đang từng bước hội nhập kinh tế quốc tế bên cạnh mục tiêu hàng đầu là phát triển kinh tế nước nhà nên không thể chỉ vì MLM bất chính mà không thừa nhận MLM. Những chủ trương, chính sách thích hợp đối với ngành nghề này sẽ thúc đẩy MLM Việt Nam phát triển và tạo điều kiện cho các công ty nước ngoài đầu tư góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế của nước ta.
2.3. Thực trạng kinh doanh MLM tại TP Cần Thơ
2.3.1. Sự phát triển của MLM tại TP Cần Thơ
Từ năm 2003-2008, với tốc độ tăng trưởng kinh tế cùng tốc độ đô thị hóa và mật độ dân số cao là những con số thu hút các công ty MLM, từ trước năm 2004 các công ty MLM có trụ sở tại TP HCM, tiếp theo là Hà Nội đã quyết định mở rộng thị trường tại TP Cần Thơ.
Từ khi ra đời tại TP Cần Thơ, MLM đã phát triển nhanh chóng về số lượng NPP và doanh số bán hàng. Thị trường Cần Thơ đóng góp hàng năm trung bình 10% vào doanh thu của các công ty phát triển mạng lưới nơi này và trở thành một mảnh “đất lành” cho MLM phát triển. Đến cuối năm 2008 hầu hết các công ty MLM lớn ở Việt Nam đều đã có chi nhánh ở Cần Thơ, chủ yếu tọa lạc ở quận Ninh Kiều, bên cạnh đó, nhiều NPP thành đạt ở TP HCM cũng đang tập trung xây dựng mạng lưới phân phối chuẩn bị thành lập trung tâm phân phối tại tỉnh thành này, một số doanh nghiệp ở Cần Thơ cũng từng bước áp dụng một phần hoặc nguyên lý của MLM vào xúc tiến các hoạt động kinh doanh, mở rộng thị trường.
MLM có mặt tại Cần Thơ chưa lâu nhưng nhanh chóng trở thành mô hình kinh doanh khá quen thuộc với mọi người, bắt đầu từ năm 2008 các công ty MLM đã nhận định rằng TP Cần Thơ là một thị trường dồi dào và đầy tiềm năng phát triển, một số NPP tuyên bố rằng năm 2009 trở về sau họ sẽ biến thị trường này thành nơi ngành công nghiệp MLM bùng nổ.
2.3.2. Giới thiệu một số công ty, trụ sở MLM tại TP Cần Thơ
Các doanh ngiệp bán hàng đa cấp tại TP Cần Thơ hầu hết là cơ sở, trung tâm phân phối của các công ty tại TP HCM và Hà Nội. Dưới đây là một số doanh nghiệp thu hút đông đảo người tham gia.
- Công ty TNHH Huy Phát, khu dân cư 91B, trung tâm phân phối của công ty TNHH TM Lô Hội, phân phối các dòng sản phẩm mỹ phẩm, thực phẩm chức năng của tập đoàn Forever Living Products, Hoa Kỳ.
- Văn phòng tư vấn Oriflame, đường Mậu Thân, chi nhánh của Oriflame Việt Nam, phân phối sản phẩm mỹ phẩm của Tập đoàn Oriflame, Thụy Điển.
- Cơ sở Huy Hoàng, đường Phạm Ngũ Lão, chi nhánh Công ty TNHH Thiên Ngọc Minh Huy, kinh doanh thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, điện gia dụng.
- Văn phòng đại diện Tiens tại Cần Thơ, đường Đề Thám, trung tâm phân phối của Công ty TNHH Bảo Lan Thiên Sư, phân phối các dòng sản phẩm mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, máy cân bằng dòng điện sinh học… của Tập đoàn Tiens, Trung Quốc.
Ngoài ra TP Cần Thơ còn các chi nhánh và mạng lưới phân phối của Amway, Hưng Thời Đại và một số công ty khác.
2.3.3. Tác động đến kinh tế xã hội
Sự mở rộng và phát triển mô hình kinh doanh theo mạng có những ảnh hưởng xấu lẫn tốt đến kinh tế, xã hội. Dưới đây em xin điểm một số tác động đáng lưu ý (ở đây không xét đến hình tháp ảo).
2.3.3.1. Tác động đến thị trường lao động và đội ngũ sinh viên Cần Thơ
Tạo một nghề tay trái giúp làm tăng thu nhập cho lao động chuyên môn cao lẫn lao động phổ thông. Từ kỹ sư, bác sĩ, các nhà quản trị trong các công ty cho đến công nhân viên, người bán hàng, người thất nghiệp…đều có thể gia nhập MLM và làm việc bất cứ khi nào có thời gian rảnh rỗi. Nếu một người lao động muốn tăng thêm thu nhập mà không phải chuyển nghề thì đây là một cơ hội tốt.
MLM huy động sức lao động nhàn rỗi trong xã hội. Nó làm giảm thất nghiệp.
MLM thu hút nhiều khá nhiều sinh viên, từ một cuộc khảo sát về mức độ tham gia của sinh viên Cần Thơ vào lĩnh vực MLM trong tháng 3/2010 cho thấy rằng tỷ lệ sinh viên đã tìm hiểu về ngành nghề này là 70%, trong 4 người tìm hiểu thì có 1 người tham gia (ký hợp đồng) và gần 85% những người tham gia sớm rời khỏi kinh doanh theo mạng. Thực tế cho thấy rằng số lượng sinh viên tham gia vào ngành này chiếm một tỷ lệ khá lớn (khoảng 30%) trong các hệ thống phân phối tại Cần Thơ.
Việc sinh viên tham gia vào đây có mặt tốt của nó, tuy nhiên, cũng như lao động, MLM có thể làm người ta bỏ bê công việc chính của mình và ngày càng bị hút sâu vào “vòng xoáy đa cấp”, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, chất lượng học tập và năng suất lao động của mình.
2.3.3.2. Tác động đến kinh tế, xã hội
Những ưu điểm của MLM cho phép ta đánh giá đóng góp của nó về mặt kinh tế, xã hội là rõ ràng. Xét ở khía cạnh vi mô, mỗi người tham gia không phải mạo hiểm tài chính và việc họ tham gia cũng không có rủi ro, một người thành đạt và giúp nhiều người lên đến đỉnh cao, cùng đạt được mọi thành tựu, giúp cho nhiều người tiếp cận với sản phẩm và dịch vụ chất lượng, huy động sức lao động nhàn rỗi, kích thích tiêu dùng xã hội, tăng lưu thông hàng hóa, như vậy MLM được áp dụng hiệu quả sẽ góp phần nâng cao mức sống người dân, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội.
Sự phát triển mạnh của các công ty MLM phân phối sản phẩm có chất lượng đến tay người tiêu dùng trở thành đối thủ cạnh tranh với những công ty áp dụng các mô hình kinh doanh khác, buộc họ phải cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm theo cách mang lại lợi ích cho người tiêu dùng để bảo vệ vị trí của mình trong môi trường kinh doanh đã trở nên khốc liệt hơn, sự cạnh tranh có thể xuất hiện ngay trên thị trường lao động khi người ta dễ dàng rời bỏ công việc hiện tại để tham gia vào bất cứ công ty MLM nào.
Một mặt xấu của nó, NPP có thể không quán triệt tinh thần đạo đức của MLM, chẳng hạn: Lôi kéo người khác tham gia vào mạng lưới, quảng cáo sản phẩm gian dối, lợi dụng mối quan hệ ép người khác mua hàng... Gây thiệt hại cho xã hội nói chung và người tiêu dùng nói riêng. Năng suất lao động xã hội có thể sụt giảm nếu có nhiều người bị hút vào “vòng xoáy đa cấp”.
CHƯƠNG 3
THẾ MẠNH, ƯU KHUYẾT ĐIỂM CHUNG CỦA MLM
3.1. Thế mạnh của MLM và lý thuyết bão hòa
Phần này sẽ trình bày những lý do cơ bản xuất phát từ nguyên lý vận hành của nó tạo nên tiền đề cho MLM phát triển với tốc độ 20%-30% mỗi năm, nhanh chóng giữ vị trí vững chắc trên thương trường và trở thành đối trọng với các ngành kinh doanh truyền thống. Phần này cũng trình bài khái quát lý thuyết bão hòa, nhấn mạnh về mặt lý thuyết, thị trường MLM bị bão hòa là không có gì đáng ngạc nhiên, đây cũng là một lý do cho MLM mang những màu sắc khác trong dư luận.
MLM đòi hỏi mỗi người tham gia phải phát triển mạng lưới của mình, như vậy mỗi NPP điều cố gắng xây dựng cho mình mạng lưới càng nhiều NPP càng tốt song song việc phân phối sản phẩm, điều này minh họa cho nguyên lý “phát triển theo cấp số nhân” đối với việc phát triển số lượng NPP và doanh số bán hàng cho công ty và NPP hiện hữu, nói lên rằng doanh số, cũng như thu nhập của NPP có thể tăng lên rất nhanh, xét về mặt lý thuyết.
Ví dụ, một công ty áp dụng sơ đồ nhị phân, giả định rằng mỗi NPP đều có được 2 tuyến dưới trực tiếp trong tháng đầu tham gia. Bắt đầu từ NPP A, tháng đầu tiên A có 2 người trong mạng lưới của mình, tháng thứ hai, mạng lưới có 2+22=6 người do mỗi người trong 2 người này đều có thêm 2 người tuyến dưới. Sau 1 năm, mạng lưới có
x (NPP)
Con số 8190 là quá lớn và người ta có quyền hy vọng một NPP tài năng đạt được đều này, nó cũng mang lại thu nhập khổng lồ sau vài tháng cật lực làm việc cho thủ lĩnh của đội nhóm này.
Giả định mỗi NPP có 2 tuyến dưới trực tiếp trong tháng đầu tham gia có vẻ thuyết phục, tiếp tục bài toán trên với yêu cầu tính số lượng NPP trong mạng lưới của A sau năm thứ 2, do mỗi NPP sau một năm điều xây dựng cho mình mạng lưới gồm 8190 người nên mạng lưới của A đã lên đến 8.1902+8.190=67.084.290 người, dĩ nhiên những con số này là không thực tế mặc dù những giả định như trên có thể khiến chúng ta tạm thời chấp nhận. Cũng có lý do cho nhiều người dự đoán rằng toàn bộ dân số trên thế giới gia nhập vào MLM trong một thời gian ngắn khi họ thấy rằng 67.084.290+67.084.290x8.190 (số NPP trong mạng lưới của A ở cuối năm 3, theo giả định như trên) cho kết quả là con số vượt quá dân số hành tinh. Dự đoán đó không bao giờ xảy ra nhưng rất đáng suy ngẫm, những minh họa tương tự đã cho phép lý thuyết bão hòa ra đời.
Ở tầm vĩ mô lý thuyết bão hòa đề cập khả năng bất cứ ai muốn tham gia vào MLM đều đã tham gia và thị trường của ngành này bị kiệt quệ. Cuối cùng ngành kinh doanh theo mạng cáo chung khi mỗi NPP không thể bán được hàng và cũng không thể tìm ra NPP mới.
Nhìn từ góc độ vi mô, một công ty MLM lâm vào tình trạng bão hòa khi nó đã phát triển đến đỉnh cao và số lượng NPP của nó sau thời gian gia tăng liên tục nay không thể phát triển được nữa, lượng hàng hóa tiêu thụ được vẫn rất lớn nhưng những NPP ở tầng đáy trong hệ thống phân phối của công ty không còn cơ hội trở thành thủ lĩnh và phải rất khó khăn để bán được hàng, và họ sẽ lựa chọn: hoặc bỏ cuộc hoặc tìm công ty chưa bị bão hòa.
3.2. Ưu điểm
3.2.1. Đối với công ty áp dụng MLM
Chi phí quảng cáo, khuyến mãi, chi phí quản lý, chi phí vận chuyển lưu thông hàng hóa…được tiết kiệm tối đa. Do đó có thể xây dựng một nguồn lực tài chính dồi dào và bền vững đầu tư vào nghiên cứu và phát triển tạo ra sản phẩm tốt, chất lượng, độc đáo mang lại lợi ích cho người tiêu dùng.
Khắc phục được tình trạng hàng giả. Tạo ra mạng lưới khách hàng trung thành, khá dễ dàng phát triển mạng lưới phân phối rộng khắp trong và ngoài nước.
Ít chịu tác động bởi khủng hoảng kinh tế.
3.2.2. Đối với người tham gia MLM
Được học nghề mới nhanh chóng qua các chương trình đào tạo của công ty.
Tự do, tự chủ trong công việc: Tự do về thời gian làm việc, địa điểm và phương thức làm việc. Có thể làm thêm trong lĩnh vực MLM mà ít ảnh hưởng tới công việc chính.
Thăng tiến hoàn toàn không phụ thuộc vào quan hệ cá nhân với các “sếp” mà chủ yếu được quyết định bởi năng lực và sự nỗ lực của bản thân.
Có thể đạt những mức thu nhập cao, có cơ hội tốt mở rộng mối quan hệ, cần ít vốn đầu tư ban đầu, không mạo hiểm tài chính, và, có điều kiện phát triển các kĩ năng và phẩm chất cá nhân.
3.2.3. Đối với xã hội
Tạo việc làm cho người lao động. Huy động được sức lao động nhàn rỗi, góp phần nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống người dân.
Kích thích tiêu dùng. Tăng khoản thu cho ngân sách nhà nước, tăng phúc lợi xã hội.
3.2.4. Đối với người tiêu dùng
Có nhiều cơ hội tiếp cận hàng chất lượng cao và có nhiều lựa chọn hơn trong tiêu dùng mà không lo lắng hàng giả. Có quyền phát triển kinh doanh bằng cách gia nhập vào mạng lưới phân phối bất cứ lúc nào.
Có nhiều điều kiện hơn để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe (phần lớn các sản phẩm được tiêu thụ qua MLM là các dòng sản phẩm bảo vệ sức khỏe và phòng bệnh).
3.3. Nhược điểm
3.3.1. Nhược điểm chung
Nhìn vào sơ đồ kinh doanh của một công ty cho phép ta đánh giá những mặt hạn chế của nó cũng như những nhược điểm. Như đã trình bày, không có sơ đồ nào là hoàn hảo. Việc công ty bán hàng đa cấp dày công thiết kế một sơ đồ bằng cách phối hợp các sơ đồ cơ bản và khi áp dụng nó về lâu dài cũng sẽ có lúc người ta nhận ra những khiếm khuyết của nó.
Tính phức tạp của hệ thống phân phối cũng gia tăng theo sự phát triển của nó. Những quy định đạo đức của công ty khó được NPP áp
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Mô hình kinh doanh theo mạng MLM.doc