Đề tài Mô hình Nhà nước Việt Nam thời kỳ phong kiến

Lợi dụng tình hình khó khăn của đất nước cuối thế kỷ XIV, đầu thế

kỷ XV và sự cô lập của họ Hồ sau những cải cách táobạo, tháng 10 - 1406,

hơn 50 vạn quân Minh do trương Phụ chỉ huy tiến hành xâm lược nước ta.

Căm thù quân xâm lược nhà Minh, Lê Lợi, một địa chủvùng Thọ Xuân,

Thanh Hóa đã triệu tập quân sĩ, lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1416 -

1427) giành lại nền độc lập dân tộc

. Sau khi quân Minh thua trận, Lê Lợi

lên ngôi hoàng đế. Các triều vua đời Lê đã tiến hành nhiều cuộc cải cách

nhằm củng cố chính quyền, ổn định đời sống kinh tế ư xã hội.

Thời kỳ này, nhà Lê đã ban hành nhiều biện pháp phát triển sức sản

xuất nông nghiệp, mở mang việc khai hoang, đắp và bảo vệ đề điều, chăm

sóc công tác thủy lợi, chính sách "ngụ binh ư nông"được thực hiện một

cách triệt để hơn. Từ đây Nho giáo chiếm lĩnh vị trí độc tôn trên vũ đài

chính trị và tư tưởng của nước nhà trong thời gian khá dài. Chính quyền

phong kiến nhà Lê đã coi Nho giáo làm chuẩn mực trong thống trị và hình

thành nên các thiết chế chính trị, văn hóa. Xét về thời gian, triều lê là triều

đại tồn tại lâu nhất trong lịch sử nước ta.

pdf86 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4474 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Mô hình Nhà nước Việt Nam thời kỳ phong kiến, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c điều cấm, VD: Không đ−ợc bán ruộng đất khi còn ở với cha mẹ; VD: Không đ−ợc bán voi, thuốc nổ cho ngời nớc ngoài. Về các loại hợp đồng, pháp luật thời kỳ này đã phân loại thành hợp đồng mua bán: Việc mua bán tất cả những tài sản có giá trị của kinh tế nông nghiệp và tài sản khác phải có hợp đồng. Các tài sản không đ−ợc bán (đất h−ơng hỏa, ruộng đất công đ−ợc cấp); Nếu tài sản không lớn, thời gian vay ngắn thì không cần hợp đồng; Nếu tài sản có giá trị lớn thì phải có hợp đồng, có thế chấp, hoặc ng- ời bảo lãnh (ngời bảo lãnh phải có tài sản lớn hơn ng−ời vay); Ng−ời vay phải trả đúng hạn. Nếu sai thì tùy theo mức độ sẽ bị phạt. Cố tình không trả tiền thì bị biếm, phạt gấp đôi. Về trách nhiệm dân sự, pháp luật cũng có qui định bên vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng phải bồi th−ờng; VD: Đ. 356: Cấm bán ruộng đất đã cầm cho ng−ời khác. Hợp đồng cho thuê: Cho thuê động sản, bất động sản (phải có hợp đồng); Thuê nhân công (không có qui định bắt buộc phải có hợp đồng); 37 Về chế định về quyền thừa kế: Nguyên tắc quan trọng nhất trong thừa kế: Con trai và con gái có quyền sở hữu ngang nhau; Có hai loại thừa kế đó là theo chúc th− và theo luật. Tài sản thừa kế bao giờ cũng trừ đất h−ơng hỏa. Nếu không có con trai thì con gái tr−ởng đợc quyền thừa kế đất h−ơng hỏa, nh−ng không đ−ợc giao lại cho con. Pháp luật phong kiến bảo vệ sự đoàn kết trong gia đình bằng qui định: "Cha mẹ già phải làm chúc th− để tránh cho con cái kiện cáo nhau". Thứ ba, lĩnh vực hôn nhân và gia đình: Chịu ảnh h−ởng của Nho giáo và nhằm bảo vệ chế độ tông pháp, hôn nhân phải đ−ợc đặt d−ới sự xem xét của ng−ời gia tr−ởng. Không có chuyện tự do kết hôn và tự do ly hôn. Quan niệm cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy là bất di bất dịch. Cho phép các bên ly hôn khi quyền lợi của gia đình, dòng họ bị đe dọa (thất xuất và tam bất khứ): Thất xuất: 7 tr−ờng hợp luật bắt buộc ngời chồng phải bỏ vợ: không có con, ác tật, ghen tuông, dâm đãng, lắm lời, trộm cắp, không kính cha mẹ. Tam bất khứ: 3 tr−ờng hợp mà ngời chồng không thể bỏ vợ ngay cả khi ngời vợ phạm vào thất xuất: Đã để tang nhà chồng 3 năm; Khi lấy nhau nghèo mà sau giàu; Khi lấy có bà con mà nay bỏ thì không có bà con.) Về kết hôn: Hôn nhân hợp pháp khi: có sự đồng ý của cha mẹ (Đ314) và không vi phạm các tr−ờng hợp cấm kết hôn: cùng họ hàng thân thích. (thờ chung một ông tổ); khi có tang cha mẹ chồng (hiếu và tiết); khi ông bà, cha mẹ bị giam cầm, tù tội; cấm lấy con gái nơi mình làm quan (Đ316); cấm quan lại và con cháu lấy đàn bà con gái hát x−ớng (Điều 323); Điều 324 cấm học trò lấy vợ góa của thầy; cấm lấy đàn bà con gái đang phạm tội trốn tránh. Hình thức kết hôn: Hứa hôn cũng có giá trị pháp lý khi đ−ợc tổ chức long trọng giữa hai họ. Phải đ−ợc sự đồng ý của ng−ời chủ hôn, thể hiện ở việc cáo tổ tr−ớc từ đ−ờng (làm lễ tr−ớc nhà thờ họ). Tổ chức tiệc c−ới, hai vợ chồng đã thành thân với nhau thì mới đ−ợc coi là hôn nhân. 38 Về nghĩa vụ giữa vợ và chồng: 1. Chung sống một nơi và thực hiện đầy đủ quan hệ vợ chồng. (Ng−ời vợ không đ−ợc vì bất cứ lý do gì để tự tiện bỏ nhà chồng ra đi và hành động đó nếu có sẽ bị trừng phạt nghiêm khắc); 2. Nghĩa vụ chung thủy; 3. Nghĩa vụ phục tùng chồng. Qua các qui định về hôn nhân gia đình ta có thể thấy rõ tính chất bất bình đẳng đ−ợc thể hiện rất rõ nh−: chồng chết vợ phải để tang 3 năm, nh−ng vợ chết quan hệ nhân thân chấm dứt hoàn toàn. Vợ có 3 điều đ−ợc, chồng có những 7 điều; Thất xuất là 7 tr−ờng hợp luật bắt buộc ng−ời chồng phải bỏ vợ: không có con, ác tật, ghen tuông, dâm đãng, lắm lời, trộm cắp, không kính cha mẹ; Khi mà chồng chết tr−ớc, vợ đi lấy chồng khác thì phần tài sản phải đ−ợc trả lại cho gia đình chồng, nh−ng ng−ợc lại nếu vợ chết tr−ớc mà ng−ời chồng đi lấy vợ khác thì ng−ời chồng đó vẫn có quyền đối với phần tài sản đ−ợc chia. Tất nhiên ng−ời chồng vẫn không có quyền sở hữu với tài sản này. Khi ng−ời chồng chết thì phần tài sản này đ- −ợc giao cho gia đình bên vợ. Bất bình đẳng nh−ng điểm tiến bộ là Bộ luật này đã có những qui định tiến bộ đối với phụ nữ v−ợt bậc tại thời điểm lúc bấy giờ: đó là 2 tr−ờng hợp vợ đ−ợc xin ly hôn: Tr−ờng hợp 1: Chồng không vì việc quan mà bỏ lửng vợ 5 tháng (có con rồi thì thời hạn 1 năm. (Đ308); Tr−ờng hợp 2: Con rể (tức ngời chồng) lấy chuyện phi lý mắng nhiếc bố mẹ vợ (Đ333). Đặc biệt là qui định về 3 tr−ờng hợp chồng không thể ly hôn: Đã để tang nhà chồng 3 năm; Khi lấy nhau nghèo mà sau đó giàu có. (Ghi nhận đóng góp của vợ); Khi lấy nhau có bà con mà khi bỏ lại không có bà con để trở về; Bằng qui định phụ nữ bình quyền với nam giới trong việc h−ởng thừa kế; phụ nữ có quyền có tài sản riêng hay khi bán tài sản chung, đều phải có chữ ký của cả vợ và chồng… đã cho thấy tính chất tiến bộ v−ợt lên khỏi sự cổ hủ, lạc hậu của lễ giáo phong kiến lúc bấy giờ. 39 Về hôn nhân và gia đình, bộ luật cũng có những qui định về quan hệ giữa cha mẹ và con cái trong đó nêu rõ trách nhiệm của cha mẹ đối với con cái nh−: Con vi phạm bố mẹ phải bồi th−ờng; Con phạm pháp thì bố mẹ phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi con mình kể cả khi ng−ời con đã ở riêng nếu cha mẹ không báo quan; Ng−ợc lại con cái cũng có quyền và nghĩa vụ: nh− quyền đ−ợc giảm hình phạt theo quan phẩm của cha; nghĩa vụ phải vâng lời cha mẹ; nghĩa vụ không đ−ợc kiện cáo cha mẹ; nghĩa vụ chịu thay cha mẹ tội roi hay tội tr−ợng; nghĩa vụ để tang ông bà cha mẹ… Thứ t−, lĩnh vực pháp luật tố tụng: Về thẩm quyền và trình tự tiến hành tố tụng: Căn cứ vào các qui định của Quốc Triều Hình Luật cho thấy 3 cấp có thẩm quyền xét xử đó là:Cấp xã, Cấp huyện, phủ; Các trấn. Về trình tự giải quyết các vụ kiện, về cơ bản thủ tục tố tụng bao gồm 3 giai đoạn chính sau: Giai đoạn 1: Thụ lý vụ việc Việc đầu tiên là các quan chức phải xét ngay các chứng cứ hay tang vật, xem đơn kiện có đáng thụ lý không. Điều 508 qui định rõ để tránh sự tố cáo không xác đáng, ng−ời làm đơn tố cáo phải viết rõ ngày tháng xảy ra việc phạm pháp và chỉ đợc tố cáo sự thực, nếu sai sẽ bị phạt 80 tr−ợng. Quan nhận đơn trái lệ mà đem xét xử thì bị phạt 30 quan tiền. Giai đoạn 2: Giai đoạn thẩm vấn Điều 699 có qui định nếu cần đòi đ−ơng sự, nhân chứng, các trát đòi bắt phải do ngục lại và quan bản nha viết tên vào trát; Điều kiện của ng−ời làm chứng không thể là ng−ời vốn ngày th−ờng có quan hệ thân thích hay thù oán với đ−ơng sự (Điều 714). Trong khi bị xét hỏi, phạm nhân có thể bị tra khảo, nh−ng sự tra khảo cũng đ−ợc luật qui định kĩ l−ỡng để tránh sự bức cung (Điều 669); 40 Ngoài ra Bộ luật còn có qui định những ng−ời đ−ợc h−ởng tr−ờng hợp bát nghị, ng−ời già trên 70 tuổi và trẻ em d−ới 15 tuổi đều đ−ợc miễn sự tra khảo (Điều 665). Giai đoạn 3: Giai đoạn phân xử Việc xử án phải đ−ợc xử công khai ở công đ−ờng. Nếu quan xử kiện dùng nơi khác để xử, hoặc các đ−ơng sự ở công đ−ờng đứng ngồi không đúng phép, đều phải bị phạt theo Điều 709. 3,2.2. Tổ chức chính quyền địa ph−ơng d−ới triều Lê Năm 1428, Lê Lợi lên ngôi đặt quốc hiệu là Đại Việt, chia n−ớc ra làm 4 đạo: Đông đạo (gồm các lộ: Th−ợng Hồng, Hạ Hồng, Nam Sách th−ợng, Nam Sách hạ, An Bang); Bắc đạo (gồm các trấn và lộ: Bắc Giang, Thái Nguyên, Lạng Giang); Tây Đạo (gồm các trấn Tam Giang, Tuyên Quang, H−ng Hóa...); Nam Đạo (gồm các lộ: Thanh Hóa, Nghệ An, Tân Bình, Thuận Hóa). Đứng đầu mỗi đạo có chức Hành khiển35, bên cạnh có Tổng quản chỉ huy các vệ quân trong đạo. D−ới đạo có các đơn vị hành chính nh− trấn, d−ới trấn là huyện, châu. ở trấn có các chức Trấn phủ sứ, Tuyên úy sứ; ở lộ có chức An phủ sứ, Tổng quản; ở phủ có Tri phủ, Đồng chi phủ; ở huyện có Chuyển vận sứ, ở châu có Phòng ngự sử, Chiêu thảo sử. Riêng vùng thiểu số có Tri châu và Đại tri châu. Đơn vị hành chính nhỏ nhất là xã, năm 1428, Lê Lợi chia xã làm 3 loại: đại xã (100 hộ trở lên), trung xã (50 hộ trở lên) và tiểu xã (có 10 hộ trở lên) do các xã quan đứng đầu. Số l−ợng xã quan đ−ợc qui định: đại xã: 3 ng−ời, trung xã: 2 ng−ời; tiểu xã: 1 ng−ời. 35. Nhà Lê năm 1427 khi Lê Lợi ch−a làm vua, dùng Nguyễn Trãi làm Hành khiển. Tháng 3 năm Mậu Thân (1428) chia n−ớc làm 5 đạo đặt chức Hành khiển các đạo giữ sổ sách quân dân. Tháng 7 năm Giáp Dần (1437) giao cho Hành Khiển các đạo khảo xét công trạng các quan ở Lộ, Trấn, Huyện chia làm 3 bậc công. Tháng 6 năm ất Dởu, Quang Thuận thứ 6 (1465) đổi Hành khiển các đạo làm Tuyên Chính sứ ty. Chức Hành khiển các đạo ở vào hàng Nhập nội đại Hành khiển trong triều, d−ới Tể t−ớng. Quan chức ở đạo: đứng đầu là Hành khiển, thứ đến Tham tri, Đồng tri, Chủ bạ và Đạo thuộc... (Xem Đỗ Văn Ninh, Từ điển chức quan Việt Nam, Nhà xuất bản thanh niên, Hà Nội - 2002, tr296-297) 41 Năm 1426, sau khi giải phóng hầu hết đất n−ớc khỏi ách đô hộ của nhà Minh, Lê Lợi đã chia đất n−ớc thành 4 đạo (Đông, Bắc, Tây, Nam), đến năm 1428 lập thêm một đạo, là đạo Hải Tây. Mỗi đạo có phạm vi bằng một tỉnh lớn hoặc bằng hai, ba tỉnh nhỏ thời nay36. Đứng đầu mỗi đạo là chức quan Hành khiển, phụ trách chung. Ngoài ra, còn có chức Tổng quản phụ trách về quân sự. Mỗi đạo gồm một số lộ và trấn. Nh− vậy, trấn là đơn vị hành chính t−ơng đ−ơng với lộ, đồng thời cũng t−ơng đ−ơng với phủ. Hay nói cách khác, lộ, trấn, phủ đều là một cấp hành chính. Có lẽ ở miền núi gọi là trấn và sau này thời Lê Thánh Tông đổi thành châu (ở miền núi). Đứng đầu lộ là An phủ sứ. Đứng đầu trấn đ−ợc gọi là Trấn phủ sứ hoặc còn đ−ợc gọi là Tuyên phủ sứ. Đứng đầu phủ là Tri phủ. Tuy nhiên, các chức danh này thời đó cũng không đ−ợc dùng một cách nhất quán. Châu là một đơn vị hành chính trên cấp huyện, và d−ới cấp lộ (trấn, phủ), các chức quan chủ yếu ở châu là Thiêm phán, Tào vận, Phòng ngự sứ và Chiêu thảo sứ, nh−ng không rõ quan chức nào đứng đầu, riêng các châu ở vùng xa thì có các chức Tri châu, Đại tri châu và đ−ợc giao cho tù tr−ởng địa ph−ơng đảm trách. ở cấp huyện, theo Lịch triều hiến ch−ơng loại chí: "Nhà Lê lúc mới dựng n−ớc, mỗi huyện đặt chức Tuần sát ch−ởng ấn, lại có Chuyển vận sứ, Chuyển vận phó sứ, tức là chức quan ở huyện". Theo Đại việt sử ký toàn th−, "ấn công do Chính quan giữ và ở các huyện thì Tuần sát giữ". Sau này, Lê Thánh Tông đổi chức Chuyển vận sứ làm chức Tri huyện. Nh− vậy, ở đầu Lê sơ, chức quan đứng đầu huyện lúc đầu gọi là Tuần sát, sau đó đ−ợc gọi là Chuyển vận sứ. Xã là đơn vị hành chính cấp cơ sở. Theo Đại việt sử ký toàn th−, Lê Thái Tổ phân xã làm 3 loại, và số l−ợng xã tr−ởng đ−ợc đặt theo từng loại 36. Bùi Xuân Đức. Pháp luật về tổ chức chính quyền địa ph−ơng triều Lê. Xem Đào Trí úc. Nghiên cứu hệ thống pháp luật Việt Nam thế kỷ XV - XVIII. Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1994, tr 124. 42 xã: "xã lớn 100 ng−ời trở lên thì đặt 3 xã tr−ởng, xã vừa 50 ng−ời trở lên đặt 2 xã tr−ởng, xã nhỏ 10 ng−ời trở lên thì đặt 1 xã tr−ởng". Có những sử sách cổ khác cho biết, xã lớn từ 100 hộ (hoặc có tài liệu ghi là từ 100 suất đinh) trở lên, xã vừa từ 50 hộ (hoặc từ 50 suất đinh) trở lên, xã nhỏ từ 10 hộ (hoặc từ 10 suất đinh) trở lên. Trong tr−ờng hợp mỗi xã chỉ có 10 đinh, trên thực tế xã đó chỉ là thôn, thậm chí chỉ là thôn rất nhỏ. Năm 1466, tổ chức chính quyền địa ph−ơng đ−ợc cải tổ trên quy mô lớn và toàn diện. Nhà Lê chia cả n−ớc thành 12 đạo (sử sách th−ờng gọi là đạo thừa tuyên) và một phủ Trung Đô (có thời gian đ−ợc gọi là phủ Phụng Thiên). Từ năm 1490, đạo đ−ợc gọi là xứ (hay còn gọi là xứ thừa tuyên), có 13 xứ và một phủ Trung Đô. Tên các đơn vị hành chính lộ, trấn bị bãi bỏ và đ−ợc thay gọi thống nhất là phủ. Việc chia cả n−ớc thành nhiều đạo (xứ) nhỏ nhằm hai mục đích37: Thứ nhất, hạn chế tiềm lực và thế lực của những lực l−ợng phong kiến địa ph−ơng, ngăn ngừa sự cát cứ. Thứ hai, chính quyền cấp đạo quản lý địa ph−ơng có hiệu lực và hiệu quả hơn. Đồng thời, Nhà Lê bãi bỏ chức Hành Khiển và thay vào đó bằng ba ty (sử sách th−ờng gọi là Tam ty gồm: Ty Tuyên chính sứ hay còn gọi là Thừa Ty, Đô Ty và Hiến Ty). Ty Tuyên chính sứ (đứng đầu là Tuyên chính sứ) đ−ợc lập ra ở các đạo từ năm 1464 để thay thế cho Hành Khiển. Sự kiện này đánh dấu quá trình chuyển hình thức cai quản địa ph−ơng bởi một cá nhân, hơn nữa chỉ thiên về quản lãnh quân sự sang hình thức cai quản bằng một cơ quan có một quan chức đứng đầu và có sự phân công chức trách giữa các bộ phận 37. Xem: Đại học Luật Hà Nội. Giáo trình lịch sử Nhà n−ớc và pháp luật Việt Nam. Nxb Công an nhân dân. Hà Nội, 2002, tr 184. 43 trong ty. Năm 1466, ty Tuyên chính sứ đ−ợc gọi là Thừa chính sứ ty (Thừa ty) phụ trách hành chính, tài chính, dân sự; quan đứng đầu đ−ợc gọi là Thừa chính sứ với hàm tòng tam phẩm, chức phó là Thừa phó sứ hàm tòng tứ phẩm. Đô ty trông coi việc quân, đứng đầu là Đô Tổng binh sứ hàm chánh tứ phẩm, phó Tổng binh hàm tòng tứ phẩm. Hiến ty có chức năng xét xử và giám sát hai ty trên, giám sát mọi việc trong đạo để tâu lên triều đình. Đứng đầu ty Hiến là Hiến sát sứ hàm chánh lục phẩm và Hiến sát phó sứ hàm chánh thất phẩm. Sự phân lập quyền hành ở địa ph−ơng nh− vậy nhằm ngăn ngừa khuynh h−ớng cát cứ và tăng c−ờng quyền lực của Trung −ơng. Ngoài ra, để tăng c−ờng hơn nữa sự giám sát của trung −ơng đối với cấp đạo, Ngự sử đài ở triều đình đã đặt 6 ty ngự sử tại các đạo. Mỗi ty Ngự sử giám sát hai hoặc ba đạo. Ty Ngự sử không phải là một cơ quan địa ph−ơng mà là cơ quan của Ngự sử đài ở trung −ơng. Đứng đầu ty Ngự sử là chức quan giám sát Ngự sử mang hàm chánh thất phẩm. Cách tổ chức này mang những yếu tố của ph−ơng thức tản quyền hiện đại: bên cạnh sự phân công, phân nhiệm quyền hành giữa các cơ quan ở địa ph−ơng, chính quyền trung −ơng còn đặt các cơ quan trung −ơng tại địa ph−ơng để thực hiện chức năng giám sát chính quyền địa ph−ơng. Về cách tổ chức phủ Trung Đô (Phụng Thiên), tuy là đơn vị hành chính t−ơng đ−ơng với cấp đạo nh−ng có hình thức tổ chức chính quyền khác các đạo: quan đứng đầu phủ là Phủ doãn mang hàm chánh ngũ phẩm, chức phó là Thiếu doãn với hàm chánh lục phẩm. D−ới đạo là cấp phủ - đơn vị hành chính trung gian giữa cấp đạo (xứ) và cấp châu, huyện; xét về phạm vi thì phủ nhỏ hơn tỉnh nh−ng lại lớn hơn huyện thời nay38. Đứng đầu phủ là Tri phủ, hàm tòng lục phẩm; chức 38. Đào Trí úc. Nghiên cứu hệ thống pháp luật Việt Nam thế kỷ XV - XVIII. Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1994, tr 127. 44 phó là Đồng tri phủ, hàm chánh thất phẩm. Chức năng chủ yếu của quan lại ở cấp phủ là truyền lệnh từ trên xuống cho các huyện - châu, đốc thúc và kiểm tra việc thi hành, thu nộp thuế khóa, lao dịch, binh dịch. D−ới phủ là cấp huyện, châu. Về phạm vi thì chúng t−ơng đ−ơng với một huyện thời nay. Huyện là tên gọi ở vùng đồng bằng còn châu là tên gọi ở một số vùng miền núi; đứng đầu huyện, châu là Tri huyện, Tri châu, đều hàm tòng thất phẩm. Đặc biệt, nhà Lê vẫn dành cho các tù tr−ởng những quyền hạn rộng lớn ở địa ph−ơng, đ−ợc cai quản dân địa ph−ơng theo phong tục tập quán và xét xử theo tục lệ. Đối với cấp cơ sở, nhà Lê thực hiện các ph−ơng pháp cải tổ nh− sau: Thứ nhất, tiến hành phân định lại các xã. Xã phần nhiều vốn đ−ợc đặt theo các làng, thôn, xóm; có nơi, một xã một làng, có nơi một xã gồm vài làng. Vì thế, phạm vi của xã rất khác nhau, có xã lớn đông dân, cũng có xã nhỏ ít dân. Đến thời Thánh Tông, quy mô của xã đ−ợc phân định lớn hơn. Theo một sắc chỉ năm 1483, đại xã từ 500 hộ trở lên, trung xã từ 300 hộ trở lên và tiểu xã có trên d−ới 100 hộ. Nh− vậy, nếu so với đầu Lê sơ, quy mô dân số của từng loại xã ở thời Thánh Tông lớn gấp 5 - 10 lần. Các xã không phải là cố định, bất biến mà có sự tách xã cũ, lập xã mới. Theo lệnh về lệ tách xã năm 1490, nếu một xã nhỏ (tiểu xã)(có khoảng từ 100 đến 299 hộ) nay tăng lên trong khoảng 300 đến 499 hộ thì gọi là trung xã. Những trung xã cũ mà nay số hộ tăng lên quá số quy định 100 hộ (tức có khoảng 600 hộ trở lên) thì tách số hộ này ra lập thành một tiểu xã mới. Nh− vậy, Lê Thánh Tông đã thực hiện ph−ơng án quy ngọn đơn vị hành chính cơ sở với quy mô từ 100 đến 500 hộ và xu thế phát triển bình th−ờng là các xã đều dần dần trở thành đại xã. Cơ quan cai quản xã d−ới thời Lê Thánh Tông là xã tr−ởng. Giúp việc cho xã tr−ởng là xã xử (chức phó), xã t−, xã giám (t−ơng đ−ơng với chức khán thủ và xã tuần sau này). Điểm đáng chú ý là: nếu nh− ở Triều 45 Trần, một xã quan chỉ cai quản một xã hay các quan Đại t− xã (Tiểu t− xã) cai quản cùng một lúc hai, ba, đến bốn xã thì ở Triều Lê (Thời Lê Thánh Tông), các xã lớn đặt 5 xã tr−ởng, trung xã đặt 4 xã tr−ởng, tiểu xã đặt 2 xã tr−ởng, còn những xã không đủ 60 hộ thì đặt 1 xã tr−ởng. Có thể coi đây là một kinh nghiệm cho việc phân bổ số l−ợng cán bộ xã ở n−ớc ta hiện nay. Trên thực tế, số l−ợng cán bộ ở mỗi xã hiện đ−ợc phân bổ theo ph−ơng pháp bình quân, không dựa trên cơ sở dân số hay địa bàn từng xã. Chính vì vậy, hiệu quả hoạt động của cán bộ xã còn hạn chế, ch−a đáp ứng đ−ợc nhu cầu do nhà n−ớc và nhân dân đặt ra. Thứ hai, xã tr−ởng do dân xã bầu và đ−a lên chính quyền cấp trên chuẩn y; nh−ng mặt khác, nhà vua đặt ra các tiêu chuẩn của xã tr−ởng, kiên quyết không cho những ng−ời anh em họ hàng cùng đ−ợc làm xã tr−ởng trong một xã. Cải cách này mang một giá trị tiến bộ lớn ngay cả với thời đại hiện nay, thực hiện biện pháp này sẽ giảm đ−ợc tính cục bộ trong bộ máy quản lý chính quyền địa ph−ơng. Rõ ràng, với những biện pháp cải tổ trên đối với cấp xã, Lê Thánh Tông không chỉ nhằm tăng c−ờng hiệu lực của chính quyền cấp cơ sở mà quan trọng hơn là tìm cách can thiệp sâu vào làng xã nhằm hạn chế tối đa tính tự trị của làng xã, biến làng xã trở thành một đơn vị kinh tế phụ thuộc nhà n−ớc, vừa cung cấp l−ơng thực, thực phẩm, lao dịch, binh dịch cho nhà n−ớc, vừa cung cấp đất đai để nhà n−ớc ban cho nh−ng viên chức của mình. Quan lại ở các địa ph−ơng từ đây thực sự trở thành ng−ời làm công cho vua. Có thể nói đây là lần đầu tiên trong lịch sử, chính quyền nhà n−ớc can thiệp một cách quy mô và quy củ vào công việc nội bộ của làng xã. Nhìn chung lại, trong việc cải tổ đối với chính quyền địa ph−ơng, Lê Thánh Tông đã rất chú trọng tới cấp đạo (cấp d−ới trực tiếp của triều đình) và cấp xã (đơn vị hành chính cơ sở), qua đó tăng c−ờng sự chi phối của triều đình và hạn chế quyền lực địa ph−ơng. 46 Hình 7: Sơ đồ tổ chức chính quyền địa ph−ơng Triều Lê - Việc xã quan trở thành một chức viên trong hệ thống quan lại. - Vua tuyên bố toàn bộ đất đai là của Vua. Nhà Lê lại qui định một luật riêng về đất đai. Khi ng−ời dân nhận ruộng đất từ nhà n−ớc, nhân dân có nghĩa vụ đối với làng, làng có nghĩa vụ với nhà n−ớc Nhà n−ớc đã t−ớc đi tính tự trị của làng xã Đạo (Hành Khiển) Lộ, Trấn, Phủ (An phủ sứ, Trần Phủ Sứ, Tri phủ) Châu (Thiêm phán, Tào vận) Huyện (Tuần sát, Chuyển vận sứ) Xã (Xã quan) Xứ (Thừa ty, Đô ty, Hiến ty) Phủ (Tri phủ) Huyện, châu (Tri huyện, Tri châu) Xã (Xã tr−ởng) Lê Thái Tổ Lê Thánh Tông 47 Nhà Lê chú ý coi trọng vấn đề tuyển dụng quan lại, Nho học thịnh đạt nhất trong thời kỳ này. Về luật pháp: Luật quân điền: chia làm hai loại quân điền thời Thuận Thiên và quân điền thời Hồng Đức; Lộc điền chế: Qui định việc ban th−ởng, bổng lộc có qui củ/ −u đãi công thần và quan lại cao cấp; Nhìn chung, thời Lê sơ là thời kỳ dài nhà n−ớc rất mạnh, về lợi ích dân tộc duy trì một thời kỳ dài vắng bóng xâm l−ợc, từ năm 1427 - 1789 không có chiến tranh, đủ sức để mở rộng biên c−ơng về phía Nam, đây cũng là thời kỳ nhà n−ớc có nhiều quyết sách cứng rắn, có Bộ luật thành văn hoàn bị cùng với việc xử lý nghiêm minh39. Lê Thánh Tông40 về cơ bản đã giải quyết xong vấn đề Chăm Pa. Tóm lại, điều kiện căn bản để duy trì mô hình nhà n−ớc này đó là sự hội tụ cả ba điều kiện: có một vị minh quân, hệ thống quan lại có tài và có đức, và có một hệ thống pháp luật nghiêm minh. Bởi vậy khi triều đình suy yếu, vào cuối thời kỳ này cũng là lúc mâu thuẫn của mô hình này xuất hiện: Thứ nhất, đó là khi chế độ thi cử và sử dụng quan lại không nghiêm, lập tức với một sự tổ chức chính quyền một cách cồng kềnh nh− vậy, sẽ đẻ ra một bộ máy quan lại c−ờng hào, ác bá khắp nơi. D−ờng nh− đã trở thành một quan niệm phổ biến lúc bấy giờ đó là có quyền ắt sinh lợi, tức quyền lực, có quyền lực kèm theo nó sẽ là vấn đề lợi ích. Quyền lực là con đ−ờng duy nhất để có đ−ợc lợi ích vì vậy cuối thời kỳ này việc tranh giành quyền lợi vì thế đã diễn ra, hiện t−ợng mua quan bán t−ớc diễn ra tràn lan, c−ờng hào, ác bá nổi lên khắp nơi. Đến năm 1497, nảy sinh một bộ máy quan liêu 39. Ví dụ: Lê Bô - một vị quan có công đ−a Lê Thánh Tông lên ngôi báu mắc tội: bắt quân lính để làm việc riêng cho mình. Cậy thế là quan công thần và có thế lực, Lê Bô đã nhờ Trần Phong là Th−ợng th- − bộ Hình và là thầy dạy của vua Lê Thánh Tông cho Lê Bô đ−ợc dùng tiền chuộc. Lê Thánh Tông đã phán xử công minh: "Trần Phong xin cho Lê Bô phạm pháp đ−ợc chuộc tội bằng tiền, nh− thế là ng- −ời giàu có, nhiều của hối lộ thì đ−ợc miễn tội, còn ng−ời nghèo sẽ bị trị tội. Làm nh− thế là cả gan vi phạm phép tắc của tổ tông lập ra. Nay ta xử cứ theo phép công mà làm". (Theo Đại Việt Sử Ký toàn th−, Tập 3, tr.367) 40. Lê Thánh Tông đ−ợc coi là một vị minh quân,"võ công văn trị", giới sử học coi đây là thơì kỳ hoàng kim của chế độ phong kiến n−ớc nhà vì hội đủ 3 điều kiện: thứ nhất là có một vị anh quân, thứ hai có đội ngũ quan lại vừa có tài vừa có đức, thứ ba là Luật pháp nghiêm minh. 48 lộng hành, bằng cấp bị mua bán tràn lan. Hệ quả là vào năm 1527, Mạc Đăng Dung c−ớp ngôi và lập ra triều Mạc. Thứ hai, đó là mâu thuẫn giữa quản lý theo lối quan liêu, cứng nhắc với yêu cầu tính năng động, dẫn đến th−ơng nghiệp kém phát triển. Theo Lê Quý Đôn, quan chức trong kinh và ngoài các đạo có lúc lên tới 5398 viên chức41. Trong thời kỳ phát triển cao nhất, quân đội của Lê Lợi đã lên đến 35 vạn ng−ời. Thứ ba, mô hình này cần đến sự độc tôn Nho giáo, sự độc tôn ấy tự nó mâu thuẫn với tính mở, tính chất linh hoạt và khả năng tiếp biến trong t− duy tiếp nhận học thuyết, t− t−ởng của ng−ời Việt. Lấy Nho giáo là bệ đỡ t− t−ởng, trong khi đó Phật giáo tr−ớc đó đã có một thời gian dài hàng nhiều thế kỷ đã thực sự ăn sâu vào tâm thức của ng−ời Việt Nam. 41 Lê Quý Đôn, Toàn tập, Tập II (Kiến văn tiểu lục), NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1977, tr.144 - 149. 49 Phần 4 thời kỳ Trịnh - nguyễn phân tranh (Từ 1600 đến năm 1786): Mô hình chính quyền L−ỡng đầu Vài nét về thể chế chính trị l−ỡng đầu trong lịch sử: Khái niệm thể chế chính trị l−ỡng đầu thực chất là để chỉ một mô hình tổ chức chính quyền mà có 2 ng−ời cùng đồng thời đứng đầu nhà n−ớc. Trong thời kỳ Bắc thuộc, sau cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Tr−ng, chính quyền độc lập đầu tiên ra đời, đứng đầu là hai chị em Tr−ng Trắc và Tr−ng Nhị - chế độ l−ỡng đầu lần đầu tiên xuất hiện ở Việt nam. Đến thế kỷ X, chế độ l−ỡng đầu lại đ−ợc thiết lập d−ới thời Hậu Ngô V−ơng với Nam Tấn V−ơng Ngô X−ơng Văn và Thiên Sách V−ơng Ngô X−ơng Ngập. Những hiện t−ợng l−ỡng đầu chỉ tồn tại trong thời gian ngắn ngủi, là hiện t−ợng chính trị ch−a thực sự ổn định. Đến thời Trần, vị vua đầu tiên là Trần Thái Tông đã tôn cha là Trần Thừa làm Thái Th−ợng Hoàng. Sau khi làm vua đ−ợc 32 năm, Thái Tông truyền ngôi cho con lui về làm Thái Th−ợng Hoàng. Thái Th−ợng Hoàng giữ lại cho mình một quyền năng rất quan trọng là có quyền phế bỏ ngôi vua. Những vị vua kế tục đều làm theo lệ ấy trong một thời gian dài. Nếu tính tổng cộng thì thời gian các vua Trần cai trị có Thái Th−ợng Hoàng là 102 năm trên tổng số 175 năm tồn tại của Nhà Trần với 7 đời Thái Th−ợng hoàng trên 12 đời vua. Mục đích của việc nhà vua nh−ờng ngôi cho con rồi làm Thái Th−ợng Hoàng là nhằm mục đích: - Ngăn chặn từ đầu sự độc đoán, bồng bột hay tha hóa của Hoàng đế; - Giúp nhà vua kế vị đ−ợc làm quen với công việc triều chính; - Tránh việc tranh giành ngôi vua. 50 Có thể nói, tất cả biểu hiện của mô hình l−ỡng đầu kể trên đều có một đặc điểm chung là dựa trên cơ sở huyết thống. Thực sự trở thành một mô hình có tính chất ổn định, lâu dài và đặc sắc cần tập trung nghiên cứu nhiều hơn đó chính là mô hình tổ chức chính quyền ở Đăng Ngoài hay Bắc Hà (1600 - 1786) - một mô hình không những ổn định, điển hình về độ dài về thời gian, cả về độ sâu của các yếu tố cấu thành một thể chế l−ỡng đầu, không dựa trên cơ sở huyết thống. Từ năm 1533, Nam Triều đ−ợc dựng lên, Nam triều là triều Lê nh−ng quyền bính thực sự lại nằm trong tay Nguyễn Kim. Tháng 5 năm ất Tỵ (1545) Nguyễn Kim bị một hàng t−ớng của nhà Mạc (tức Bắc Triều) là D−ơng Chấp Nhất bỏ thuốc độc giết chết. Từ đó tất cả quyền bính của Nam Triều lọt vào tay con rể của Nguyễn Kim là Trịnh Kiểm. Cục diện vua lê chúa Trịnh bắt đầu xuất hiện. D−ới góc độ thông sử, kể từ khi Nguyễn Kim qua đời và Trịnh Kiểm đoạt

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfMô hình Nhà nước Việt Nam thời kỳ phong kiến.pdf
Tài liệu liên quan