MÔ HÌNH NUÔI GÀ – CÁ KẾT HỢP
I. XÂY DỰNG MÔ HÌNH NUÔI CÁ - GÀ KẾT HỢP
I.1. Chọn vị trí xây dựng mô hình
Những điểm cần lưu ý để chọn vị trí xây dựng mô hình nuôi kết hặp cá - gà được xác định tượng tự như hệ thống nuôi cá - vịt kết hợp hoặc cá - heo .
I.2. Xây dựng chuồng và ao cho hệ thống nuôi kết hợp
Hệ thống chuồng và ao cho mô hình nuôi kết hợp cá - gà nhìn chung có thể được thực hiện tương tự như mô hình nuôi cá vịt. Điểm khác biệt giữa hai mô hình là phần sân thoáng rộng, tạo điều kiện cho vị thoạt động hướng về phiá bờ ao, hoặc lại nuôi aó mô hình cá- gà thì khu vợc này hòan về phía đất liền, đồng thợi sàn chuồng phải có đủ độ cao để bảo vệ sức khỏe gà do ảnh hưởng tờ ẩm độ môi trường. Thông thường chuồng được xây dựng theo qui cách 8 con/m2.
II. BIẾN PHÁP KỸ THUẬT NUÔI MÔ HÌNH CÁ - GÀ
II.1. Số lượng cá thả nuôi
Cũng như mô hình nuôi kết hợp cá - vịt hoặc cá - heo, số lượng cá thả ở mô hình nuôi cá - gà tùy thuộc vào số lượng gà thả nuôi và diện tích mặt nước hiện có ở hệ thống. Thực tiễn nghiên cứu và sản xuất cho thấy mật độ gà thả nuôi là 4500 - 5000 con/ha sẽ cung cấp đủ lượng phân có thể làm nguồn thức ăn trực tiếp cho cá rô phi nuôi trong hệ thống với mật độ thả là 1,6 - 2 con/m2.
II.2. Hỗn hợp các loài cá thả nuôi trong mô hình
Bên cạnh loài cá rô phi được khuyến cáo là đối tượng nuôi chính trong mô hình, với phương thức nuôi ghép mà tập quán mà người dân ở vùng ĐBSCL ưa thích, loài và tỉ lệ ghép giữa các loài nuôi có thể được khuyến cáo như sau
• Cá rô phi 70 %
• Cá lóc 20 %
• Cá chép hay cá hường 10 %
Hoặc
• Cá rô phi 70 %
• Cá trê lai 20 %
• Cá chép hoặc cá hường 10 %
II.3. Thức ăn bổ sung cho mô hình nuôi
Cũng như các mô hình Cá - Heo và cá vịt, trong trường hợp cá thả nuôi nhiều hơn 1,6 - 2 con/m2 hoặc ao nuôi được đầu tư khai thác như một dạng nuôi thâm canh thông thường với các đối tượng như rô phi, trê lai, lóc. lúc này thức ăn công nghiệp hoặc thức ăn tự chế biến từ các phụ phẩm nông nghiệp như cám, tấm, bột cá, cá tạp và vitamine. phải được bổ sung ngày 2 lần với khẩu phần từ 3 - 5 % so với trọng lượng cá thả nuôi, đồng thời lượng thức ăn này cũng sẽ được điều chỉnh cho phù hợp với sự tăng trọng của cá nuôi trong mô hình sau mỗi tháng kiểm tra.
II.4. Chăm sóc và quản lý mô hình
Hoạt động chăm sóc và quản lý mô hình nuôi tương tự như ở mô hình nuôi cá - vịt. Tuy nhiên do chất lượng dinh dưỡng ở chất thải gà cao rất dễ làm ô nhiễm môi trường nuôi, ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất cá nuôi, người nuôi cần có kế hoạch chăm sóc mỗi ngày để kịp thời phát hiện những biểu hiện xấu như cá nổi đầu kéo dài do thiếu oxygen, cá bệnh. xuất hiện trong mô hình để có giải pháp kỹ thuật xử lý thích hợp, đảm bảo được hiệu quả các mô hình.
II.5. Thu hoạch
Cá nuôi trong hệ thống có thể được thu hoạch sau 6 - 7 tháng nuôi. Trong trường hợp người nuôi ứng dụng theo phương thức nuôi thâm canh trong hệ thống kết hợp cá - gà, cá có thể được thu hoạch sau ít nhất 4 tháng nuôi. Trong quá trình nuôi, phương thức đánh tỉa, thả bù cũng là giải pháp kỹ thuật tích cực để góp phần nâng cao năng suất trong mô hình.
112 trang |
Chia sẻ: lethao | Lượt xem: 6907 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Mô hình nuôi gà – cá kết hợp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MÔ HÌNH NUÔI GÀ – CÁ KẾT HỢP
I. XÂY DỰNG MÔ HÌNH NUÔI CÁ - GÀ KẾT HỢP
I.1. Chọn vị trí xây dựng mô hình
Những điểm cần lưu ý để chọn vị trí xây dựng mô hình nuôi kết hặp cá - gà được xác định tượng tự như hệ thống nuôi cá - vịt kết hợp hoặc cá - heo .
I.2. Xây dựng chuồng và ao cho hệ thống nuôi kết hợp
Hệ thống chuồng và ao cho mô hình nuôi kết hợp cá - gà nhìn chung có thể được thực hiện tương tự như mô hình nuôi cá vịt. Điểm khác biệt giữa hai mô hình là phần sân thoáng rộng, tạo điều kiện cho vị thoạt động hướng về phiá bờ ao, hoặc lại nuôi aó mô hình cá- gà thì khu vợc này hòan về phía đất liền, đồng thợi sàn chuồng phải có đủ độ cao để bảo vệ sức khỏe gà do ảnh hưởng tờ ẩm độ môi trường. Thông thường chuồng được xây dựng theo qui cách 8 con/m2.
II. BIẾN PHÁP KỸ THUẬT NUÔI MÔ HÌNH CÁ - GÀ
II.1. Số lượng cá thả nuôi
Cũng như mô hình nuôi kết hợp cá - vịt hoặc cá - heo, số lượng cá thả ở mô hình nuôi cá - gà tùy thuộc vào số lượng gà thả nuôi và diện tích mặt nước hiện có ở hệ thống. Thực tiễn nghiên cứu và sản xuất cho thấy mật độ gà thả nuôi là 4500 - 5000 con/ha sẽ cung cấp đủ lượng phân có thể làm nguồn thức ăn trực tiếp cho cá rô phi nuôi trong hệ thống với mật độ thả là 1,6 - 2 con/m2.
II.2. Hỗn hợp các loài cá thả nuôi trong mô hình
Bên cạnh loài cá rô phi được khuyến cáo là đối tượng nuôi chính trong mô hình, với phương thức nuôi ghép mà tập quán mà người dân ở vùng ĐBSCL ưa thích, loài và tỉ lệ ghép giữa các loài nuôi có thể được khuyến cáo như sau
Cá rô phi 70 %
Cá lóc 20 %
Cá chép hay cá hường 10 %
Hoặc
Cá rô phi 70 %
Cá trê lai 20 %
Cá chép hoặc cá hường 10 %
II.3. Thức ăn bổ sung cho mô hình nuôi
Cũng như các mô hình Cá - Heo và cá vịt, trong trường hợp cá thả nuôi nhiều hơn 1,6 - 2 con/m2 hoặc ao nuôi được đầu tư khai thác như một dạng nuôi thâm canh thông thường với các đối tượng như rô phi, trê lai, lóc... lúc này thức ăn công nghiệp hoặc thức ăn tự chế biến từ các phụ phẩm nông nghiệp như cám, tấm, bột cá, cá tạp và vitamine... phải được bổ sung ngày 2 lần với khẩu phần từ 3 - 5 % so với trọng lượng cá thả nuôi, đồng thời lượng thức ăn này cũng sẽ được điều chỉnh cho phù hợp với sự tăng trọng của cá nuôi trong mô hình sau mỗi tháng kiểm tra.
II.4. Chăm sóc và quản lý mô hình
Hoạt động chăm sóc và quản lý mô hình nuôi tương tự như ở mô hình nuôi cá - vịt. Tuy nhiên do chất lượng dinh dưỡng ở chất thải gà cao rất dễ làm ô nhiễm môi trường nuôi, ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất cá nuôi, người nuôi cần có kế hoạch chăm sóc mỗi ngày để kịp thời phát hiện những biểu hiện xấu như cá nổi đầu kéo dài do thiếu oxygen, cá bệnh... xuất hiện trong mô hình để có giải pháp kỹ thuật xử lý thích hợp, đảm bảo được hiệu quả các mô hình.
II.5. Thu hoạch
Cá nuôi trong hệ thống có thể được thu hoạch sau 6 - 7 tháng nuôi. Trong trường hợp người nuôi ứng dụng theo phương thức nuôi thâm canh trong hệ thống kết hợp cá - gà, cá có thể được thu hoạch sau ít nhất 4 tháng nuôi. Trong quá trình nuôi, phương thức đánh tỉa, thả bù cũng là giải pháp kỹ thuật tích cực để góp phần nâng cao năng suất trong mô hình.
Hình1: Mô hình nuôi Gà – Cá kết hợp
MÔ HÌNH NUÔI KẾT HỢP HEO - CÁ
I. XÂY DỰNG AO, CHUỒNG CHO HỆ THỐNG NUÔI KẾT HỢP
I.1. Chọn lựa vị trí
Hình 2: Mô hình nuôi Heo – Cá kết hợp
Để xây dựng mô hình nuôi gồm: ao và chuồng nuôi heo cần lưu ý một số điểm như sau:
- Đất thịt không bị nhiễm phèn, có khả năng sử dụng được nguồn nước giếng.
- Gần kênh rạch để tiện lợi cho việc cấp nước trong quá trình nuôi.
- Ao và chuồng không nên xây dưng gần những cây lớn, tán cây sẽ che bóng mát, thiếu ánh sáng, nguồn thức ăn tự nhiên cho cá bị giảm, độ ẩm của môi trường nuôi cao ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của heo. Măt khác lá cây rụng xuống cũng có thể làm thối nước trong ao nuôi.
- Gần nhà để tiện lợi cho việc chăm sóc và bảo vệ.
I.2. Xây dựng chuồng và ao cho hệ thống nuôi kết hợp
a. Chuồng
Tùy theo điều kiện kinh tế gia đình, điều kiện về đất đai, chuồng heo có thể được xây dựng bằng gạch xây ở bờ ao hoặc ván gỗ làm sàn trên ao, nền sàn chuồng phải được gia cố chắc chắn, có thể chia làm nhiều ô nhỏ thành một dãy hoăc hai dãy chuồng theo qui cách 1,6m2 cho 1 heo để có thể nuôi được nhiều lứa heo.
Tùy thuộc vào khả năng xử lý nguồn chất thải từ phần heo, kích thước chuồng và số lượng heo nuôi được xác định cho phù hợp với nhu cầu cung cấp thức ăn trực tiếp và gián tiếp cho cá nuôi. Chuồng phải có dụng cụ cho heo uống nước và máng ăn riêng lẻ. Phía sau mỗi chuồng nên xây một bể chứa phân và nước rửa chuồng heo. Bể chứa sẽ giúp người nuôi chủ động cung cấp thức ăn cho cá, kiểm soát được môi trường nuôi, nước ao không bị bẩn, ô nhiễm, đồng thời người nuôi cũng sử dụng được nguồn phân hữu cơ này để cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng, rau cải khác được trồng ở bờ khi nguồn phân bị thừa.
b. Ao
Hình 3: Ao nuôi trong mô hình Heo – Cá kết hợp
- Ao có thể được đào lớn hay nhỏ tùy điều kiện của mỗi gia đình, nhưng kích thước tối thiểu là 200m2 mới có thể cung cấp nhu cầu về đạm cho một gia đình. Ao có dạng hình chữ nhật với chiều dài gấp 2 - 3 lần chiều ngang để tiện cho việc đào đắp và đánh bắt cá, mức nước sâu từ 1,5 - 2m.
- Mỗi ao cần có một cống cấp nước để kịp thời cung cấp nước cho ao. Trong trường hợp ao nuôi quá bẩn, đường kính cống 15 - 20 cm, có thể dùng cống xi măng, cống sành hoặc thân tre, dừa để làm cống. Trong quá trình nuôi, cống được bịt lại với bao nylon hay vật liệu khác, không cho nước ao thoát ra bên ngoài.
- Bờ ao phải được gia cố chắc chắn, cỏ và các loại rau màu khác như: rau muống, khoai lang có thể được trồng xung quanh bờ nhằm tránh sụp lở và hạn chế ô nhiễm từ nguồn nước bên ngoài chảy vào ao.
II. BIỆN PHÁP KỸ THUẬT ỨNG DỤNG CHO MÔ HÌNH CÁ – HEO
Để ao nuôi trong mô hình nuôi kết hợp cá - heo đạt đơặc kết quả tốt, một số biện pháp kỹ thuật cần được lưu tâm thực hiện như là:
II.1. Cải tạo ao nuôi
Ao nuôi trước khi thả cá cần phải được cải tạo cẩn thận tương tư như một ao nuôi cá thâm canh. Các bước thực hiện có thể được tóm tắt như sau:
- Tát cạn ao
- Bắt hết cá dử, cá tạp và các địch hại khác gây nguy hại cho cá nuôi
- Vét bớt lớp bùn đáy ao còn khoảng 20 - 30cm
- San bằng nền đáy ao
- Tu bổ bờ, lấp hang hốc và dọn cỏ quanh bờ ao
- Rải vôi bột với liều lượng 10 – 15 kg/100m2 ao nhằm vệ sinh, khử trùng ao nuôi, hạn chế dịch bệnh.
- Không cần phải bón phân hửu cơ vì trong quá trình nuôi, chất thải từ hệ thống chuồng có thể đủ cung cấp dinh dưỡng cho một ao nuôi trong hệ thống sản xuất kết hợp.
II.2. Biện pháp kỹ thuật nuôi
a. Số lượng cá thả nuôi
Số lượng cá thả nuôi trong mô hình tùy thuộc nhiều vào số lượng heo nuôi, diện tích mặt nước hiện có. Thực tế nghiên cứu cho thấy với số heo nuôi 2 con/chuồng sẽ cung cấp lượng phân đủ làm thức ăn cho 1 ao nuôi cá có diện tích 200m2 và mật độ thả 2 con/m2. Trong trường hợp, nông hộ có số heo nuôi nhiều, mật độ lên đến 150 heo/ha, có thể thả nuôi cá với mật độ 5 – 7 con/m2.
b. Hỗn hợp cá nuôi trong mô hình.
Bên cạnh một số loại cá như cá hường, cá tra... được chọn làm đối tượng nuôi đăn hoặc nuôi hỗn hợp, các loài cá sau đây cũng được nhiều người ứng dụng nuôi đạt kết quả tốt như sau
- Cá rô phi 60% - Mè trắng hoặc cá hường 10%
- Cá chép 10% - Cá tra 10%
- Cá rô phi 5% - Cá Trôi Ấn 5%
Hoặc - Cá rô phi 60% - Cá sặc rằn 20%
- Cá hường 10% - Cá chép 10%
Cá Rô phi 50 %
Cá Sặc rằn 30 %
Cá Hường 20 %
c. Thức ăn bổ sung cho mô hình nuôi
Mô hình nuôi kết hặp cá - heo trên nguyên tắc không cần phải sử dụng thức ăn tự bào chế để cung cấp cho cá nuôi. Chất thải từ hệ thống chuồng heo làm nguyên dinh dưỡng chính cho cá nuôi trong mô hình. Trường hợp số lượng cá thả nhiều hơn 2 con/m2, các phụ phế phẩm nông nghiệp như: cám, tấm, bả đậu, khoai mì, cua, ốc sẽ là nguồn cung cấp bổ sung cho ao nuôi. Khẩu phần ăn có thể 3 - 5 % so với trọng lượng cá nuôi và được chia ra làm 2 lần trong ngày.
II.3. Chăm sóc và quản lý ao nuôi
Hàng ngày cần có thời gian quan sát hoạt động của cá nuôi cũng như tất cả các công trình liên hệ đến mô hình nuôi.
Thông thường màu sắc của nước phản ánh sự nghèo giàu nguồn thức ăn tự nhiên trong ao, có thể dựa vào một số đặc điểm căn bản sau để kiểm tra và xử lý kịp thời.
Màu nước ao
ý nghĩa
Màu xanh lá chuối non
Ao tốt, nhiều thức ăn tự nhiên
Không có màu xanh (đục hoặc quá trong)
Ao thiếu thức ăn tự nhiên
Màu xanh đậm và đen
Nước quá bẩn, ngưng bón phân, cần cấp thêm nước mới vào
II.4. Thu hoạch
- Cá nuôi trong mô hình sau khi được 6 - 7 tháng có thể tiến hành thu hoạch toàn bộ. Khi thu hoạch dùng lưới kéo bắt dần, sau cùng là tát cạn để bắt số cá còn lại, đồng thời tiếp tục cải tạo để chuẩn bị cho vụ nuôi tiếp theo.
Biện pháp thu tỉa, thả bù cũng là giải phải hữu ích góp phần cải thiện thu nhập và nhu cầu dinh dưỡng cho người nuôi, hoạt động này có thể được thực hiện sau 4 tháng thả nuôi. Điều cần lưu ý là sau khi thu tỉa, số lượng cá thả bù phải tương ứng với số lượng cá đã thu.
Hình 4: Thu họach cá Sặc rằn và cá Hường
MÔ HÌNH NUÔI KẾT HỢP CÁ - VỊT
I. XÂY DỰNG MÔ HÌNH NUÔI KẾT HỢP CÁ - VỊT
I.1. Chọn ví trí xây dựng mô hình
Hình 5: Một hình thức nuôi vịt phổ biến ở ĐBSCL
Chọn vị trí xây dựng mô hình nuôi gồm: ao và chuồng nuôi vịt cần lưu ý một số điểm như sau:
- Đất thịt không bị nhiễm phèn, có khả năng sử dụng được nguồn nước giếng
- Gần kênh rạch để tiện cho việc cấp nước trong quá trong nuôi
- Hệ thống ao nuôi không nên xây dựng gần nhỡng cây cối tán lớn, tán cây sẽ che bóng mát nước, thiếu ánh sáng, khả năng tạo nguồn thức ăn tự nhiên cho cá như thực vật phù du, động vật phù du, động vật đáy... sẽ bị hạn chế. Mặt khác lá cây khi rơi rụng xuống ao cũng có thể làm thối nước trong ao nuôi.
- Gần nhà để tiện lợi cho việc chăm sóc và bảo vệ.
I.2. Xây dựng chuồng và ao cho hệ thống nuôi kết hợp
a. Chuồng
Tùy theo điều kiện kinh tế gia đình, điều kiện về đất đai, chuồng chăn nuôi vịt có thể được xây dựng bằng tre, lá nền đất phủ rơm rạ thuần túy hay tre, lá và nền lót dal hay lát xi măng có cửa và sân thông với ao nuôi cá. Một số nông hộ do điều kiện về diện tích đất đai bị hạn chế, nhưng thừa về nguồn vật liệu tre, lá, chuồng vịt có thể được xây dựng dạng sàng ngay trên ao nuôi cá theo qui cách 10 - 15 vịt/m2.
Hình 6: Ao và chuồng trong mô hình nuôi Cá - Vịt kết hợp
b. Ao nuôi cá
Xây dựng hệ thống ao nuôi vịt kết hợp với cá tương tự như hệ thống ao của mô hình cá - heo. Tuy nhiên do điều kiện đặc thù của mô hình, giai đoạn ban đầu của chu kỳ nuôi vịt, vịt nhỏ cần được bảo vệ cũng như hạn chế khả năng khuấy động làm tăng độ đục môi trường nứơc bởi vịt, nguồn thức ăn tự nhiên trong ao bị giảm thấp... Ao nuôi cần phải được ngăn 1/3 diện tích bằng lưới hoặc nẹp tre để giới hạn sự di chuyển của vịt trong ao nuôi.
II. BIỆN PHÁP KỸ THUẬT MÔ HÌNH CÁ - VỊT
Một số biện pháp kỹ thuật căn bản để ứng dụng vào mô hình nuôi kết hợp vịt - cá đạt hiệu quả cũng được thực hiện tương tự như ở mô hình nuôi cá - heo như: giải pháp chuẩn bị và cải tạo ao nuôi. Bên cạnh đó một số biện pháp kỹ thuật cần lưu tâm thực hiện như sau
II.1. Số lượng cá thả nuôi
Số lượng cá thả nuôi trong mô hình tùy thuộc vào số vịt thả nuôi và diện tích mặt nước hiện có trong hệ thống. Kết quả nghiên cứu và thợc tiễn sản xuất cho thấy số lượng vịt thả nuôi là 7.000 – 8.000 con/ha sẽ cung cấp đủ loại phân làm thức ăn trực tiếp và gián tiếp cho cá rô phi với mật độ 1 - 2 con/m2.
II.2. Hỗn hợp cá nuôi trong mô hình
Do hàm lượng dinh dưỡng trong chất thải phân vịt thấp và đặc biệt là khả năng làm thức ăn trực tiếp cho các loài cá nuôi bị hạn chế nên để sử dụng hiệu quả nguồn chất thải này, cần chọn những loài cá nuôi có tính ăn lọc là chủ yếu. Một số loài cá được khuyến cáo nuôi trong hệ thống là:
+ Cá rô phi
+ Cá mè trắng
+ Cá hường
+ Cá sặc rằn
Trong thực tế, xu hướng của nhiều nông hộ là thích nuôi nhiều loài trong cùng một hệ thống. Hỗn hợp loài cá nuôi sau đây có thể được khuyến cáo nuôi trong mô hình là:
+ Cá rô phi 80 %
+ Cá chép 10 %
+ Các loài cá khác như tra, trôi, tai tượng, Sặc rằn 10 %
II.3. Thức ăn bổ sung cho mô hình nuôi
Trong trường hợp số lượng cá thả nuôi nhiều hơn 2 con/m2, lượng thức ăn bổ sung cho mô hình nuôi với các thành phần từ các nguồn phụ phế phẩm nông nghiệp như cám, tấm, bả đậu, bèo, tép, ốc, cá tạp hoặc xác vịt chết... được khuyến cáo với khẩu phần dao động từ 3 – 5 % so với trọng lượng cá thả nuôi, đồng thời lượng thức ăn bổ sung này sẽ được điều chỉnh qua mỗi tháng nuôi sau khi kiểm tra sức tăng trọng của cá.
II.4. Chăm sóc và quản lý ao nuôi
Hoạt động chăm sóc và quản lý ao nuôi cũng được thực hiện tương tự như ở mô hình nuôi kết hợp cá - heo, hàng ngày theo dõi tình trạng sức khỏe của cá nuôi thông qua hoạt động của chúng ở ao nuôi, đặc biệt vào lúc sáng sớm khi điều kiện oxy trong ao nuôi giảm, cá thường nổi đầu nhưng khi có ánh sáng mát trời, không còn hiện tượng nổi đầu, ngơặc lại nếu cá tiếp tục nổi đầu, cần có biện pháp cấp nước để cải thiện hàm lượng oxygen trong ao nuôi.
II.5. Thu hoạch
Sau 6 - 7 tháng nuôi, cá đạt kích thước cá thương phẩm, có thể tiến hành thu hoạch. Tuy nhiên, trong quá trình nuôi, bên cạnh giải pháp thu hoạch toàn bộ sản phẩm ăó cuối chu kỳ nuôi, có thể tiến hành thu tỉa thả bù sau khi mô hình thực hiện được ít nhất 6 tháng. Số lượng cá thả bù vào mô hình nuôi phải phù hợp với số lượng cá đã thu hoạch, như thế hiệu quả của mô hình nuôi mới được đảm bảo.
KỸ THUẬT NUÔI CÁ BA SA THƯƠNG PHẨM
(PANGASIUS BOCOURTI)
I. GIỚI THIỆU
Cá Basa (Pangasius bocourti) là loài cá nuôi phổ biến và đặc trưng nhất của nghề nuôi cá bè vùng thượng nguồn sông Cửu Long thuộc 2 tỉnh An Giang và Đồng Tháp. Hàng năm, hàng ngàn tấn cá Basa được bán ra thị trường trong nước và ngoài nước. Thêm vào đó là hàng ngàn tấn nguyên liệu làm thức ăn gia súc gia cầm. Ở các giai đoạn nuôi cá luôn đươc chú ý đầu tư đầy đủ về các mặt nhất là khâu thức ăn. Có thể nói đây là loài được nuôi ở mức độ thâm canh hoá cao trên qui mô lớn Đồng Bằng Sông Cửu Long.
II. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI CẤU TẠO VÀ PHÂN BỐ CỦA CÁ BA SA
Cá Basa phân bố ở Ấn Độ, Miến Điện, Thái Lan, Campuchia và Đồng Bằng Sông Cửu Long Việt Nam. Dựa trên đặc điểm phân loại của tác giả Tyson R. Roberts và Chavarit Vidohayanon cho các loài cá thuộc họ Pangasiidae và giống Pangasius ở khu vực Thái Lan và Đông Dương cho thấy cá basa ở Việt Nam có tên khoa học là Pangasius bocourti Sauvage, 1880.
Cá Basa được mô tả như sau
Đầu dẹp, trán rộng. Miệng cận dưới không co duỗi được, răng nhỏ, mịn. Răng khẩu cái hình tam giác. Râu mép dưới kéo dài tới hốc quá gốc vi ngực, râu hàm dưới nhỏ, mịn, kéo dài đến khoảng giữa và điểm cuối nắp mang. Mắt to. Bụng to tròn, phần sau thân dẹp bên, cuống đuôi thon dài, đường bên thành nhiều nhánh ngoặc ngoèo chạy từ mép trên của lỗ mang đến điểm giữa gốc vi đuôi. Da lưng và gai vi ngưc cứng nhọn, mặt sau của các vi này có răng cưa xuống gốc. Vi bụng kéo dài gần chạm điểm vi hậu môn. Mặt sau của thân và đầu có màu xám xanh, nhạt dần xuống bụng, bụng có màu trắng bạc. Vi lưng, vi ngưc có màu xám, vi hậu môn có màu trắng trong, màng da giữa các tia vi có màu đen lợt.
Cá cũng có thể sống ở thủy vưc nước chảy và hồ lớn, thích hợp với nhiệt độ ấm ấp, chịu đựng được oxy tương đối thấp. Cá ăn tạp thiên về động vật. Thức ăn bao gồm: cá con, giun, ốc, côn trùng, cám, rau, bèo, phụ phẩm nông nghiệp và thức ăn chế biến. Cá lớn nhanh, cá nuôi bè sau 6 – 8 tháng nuôi đạt trung bình 1 kg - 1.2 kg/con.
III. ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG
Gần đây, nguồn giống cá basa phần lớn được thu gom trên địa bàn Campuchia, sau đó được chuyển sang biên giới Việt Nam và bán lại cho những người nuôi cá bè ở An giang, Đồng tháp. Từ tháng 8/1994, Tại khoa thủy sản Trường Đại học Cần Thơ nhóm hợp tác nghiên cứu giữa Cirad (Pháp) - Agifish (An Giang) và khoa Thủy sản đã cho đẻ thành công cá Basa và từ đó hàng năm cung cấp thêm cho người nuôi hàng vạn cá giống Basa và cá tra. Bên cạnh đó, cá tra lai (cá Basa đực x cá Tra cái) đang được người nuôi ưa chuộng do có sức tăng trưởng nhanh nhờ cá Basa và dễ nuôi như cá Tra.
Hình 7: Thao tác vuốt trứng trong sinh sản nhân tạo cá Basa
Hình 8: Hệ thống bình Jar dùng ấp trứng cá Basa
IV. KỸ THUẬT NUÔI CÁ BA SA
IV.1. Mùa vụ ương nuôi của cá Basa trong bè
Mùa vụ ương cá Tra và cá Basa khoảng tháng 5 - 7 đến tháng 8 - 10. Nuôi cá thịt khoảng tháng 8 - 10 đến tháng 2 - 4 năm sau (nuôi 6 - 8 tháng).
Hình 9: Bè nuôi cá Basa tại Châu đốc (An Giang)
IV.2. Qui cách giống và mật độ thả
Cá giống tốt sẽ có kích cở đồng đều, nhiều nhớt, không bị thương tích hay xây xát. Kích cở và mật độ thả như sau
+ Ương cá giống: Kích cở giống: 5 - 6 g/con (200 con/kg). Mật độ thả: 200 - 300 con/m3
+ Nuôi thịt: Kích cở giống: 100 - 150 g/con. Mật độ thả: 80 - 150 con/m3
Có thể nuôi ghép cá he với cá basa tỉ lệ không quá 5 – 10 %
IV.3. Vận chuyển cá
Vận chuyển bằng túi nylon bơm oxygen. Thường dùng để vận chuyển cá con. Kích cở bao vận chuyển tùy thuộc vào kích cở cá, số lượng vận chuyển. Bao chứa 1 phần nước, 2 phần oxygen. Mật độ cá vận chuyển như sau
Kích thước cá
Mật độ
Trọng lượng (g/con)
Dài (cm)
(con/lít)
0,3 - 1,2
2 - 4
50 - 180
2 - 5
5 - 7
15 - 30
7 - 22
8 - 12
5 - 12
Vận chuyển bằng ghe thông nước ghe đục. Ghe có khoang có hai cửa trống bên lườn để thông nước với sông và có lưới chắn. Phương pháp này rất thuận tiện cho việc vận chuyển cá lớn và cá lớn với số lượng lớn. Cũng có thể dùng ghe đục (rọng) tre cặp hai bên hông ghe, xuồng để vận chuyển cá. Mật độ vận chuyển như sau
Kích thước cá (g/con)
Mật độ (kg/m3)
4 - 5
80 - 100
10 - 15
110 - 120
700
150 - 200
Trong lúc vận chuyển, tốc độ đi của ghe, xuồng không nên quá 5 km/giờ. Sau khi vận chuyển 10 - 12 giờ nên cho cá nghỉ 20 - 30 phút nhưng phải đậu ghe nơi có nướcc chảy nhẹ, nước thoáng mát, trong sạch.
Cách thả giống
Cần ngâm bao cá khoảng 15 phút trước khi thả cá vào bè. Khi thả nên đặt miệng bao chìm xuống nước và cho cá lội ra từ từ. Nếu vận chuyển bằng ghe thì thao tác nhẹ nhàng, dụng cụ nhẳn để tránh xây xát cá. Sau khi thả cá trong vòng 2 ngày, không nên khuấy động cá để chúng thích nghi với môi trường mới.
Cách cho ăn và chăm sóc
Thức ăn được sử dụng cho cá Basa thường là thức ăn tự chế biến hoặc thức ăn công nghiệp.
Thức ăn tự chế biến
Các bước phối chế thức ăn như sau
+ Lựa chọn nguyên liệu: nên chọn những nguồn nguyên liệu sẳn có và rẻ ở địa phương. Nguồn nguyên liệu cung cấp đạm cho cá: bột cá, cá tươi. Cung cấp bột như: cám, tấm, bắp. Các loại rau trái bổ sung chất vitamin, giúp cá dễ tiêu hóa, tăng trưởng nhanh như, lúa mầm, cỏ, rau muống, rau lang, bèo, lá khoai mì, hoặc các loại rau phế phẩm nhà bếp.
+ Phối trộn thức ăn: Tùy theo giai đoạn nuôi mà có những công thức phối trộn hợp lý. Khi ương, do cá con cần nhu cầu đạm cao nên trong 2 tháng đầu dùng công thức như sau
Cám 5 – 10 %
Rau xanh (rau muống, rau lang, bí đỏ) 15 – 20 %
Ốc, cá tươi 60 – 70 %
Các tháng tiếp theo và khi nuôi thịt, có thể giảm tỷ lệ cá tươi xuống theo công thức
Cám 60 – 70 %
Rau xanh (rau muống, rau lang) 15 – 20 %
ốc, cá tươi 15 – 20 %
Nếu thức ăn cá tươi khan hiếm nên thay bằng bột cá để đảm bảo đủ chất cho cá. Vào 3 tháng cuối trước khi thu hoạch, khẩu phần rau xanh có thể thay bằng bí đỏ để nâng cao chất lượng thức ăn và làm thịt cá có màu đỏ hồng có giá trị hơn khi bán. Nên trộn thêm một lượng nhỏ premix được tin cậy trên thị trường (Thiromin), Vitamin C (60 – 100 mg/kg thức ăn) hoặc thức ăn đậm đặc do các nhà chăn nuôi tính sẳn trên những nguyên liệu phối hợp thường dùng.
+ Cách chế biến: Trước kia người nuôi thường cắt nhỏ nguyên liệu, nấu chín, để hơi ấm, nhào trộn và vò viên cho cá ăn. Những năm gần đây, do nhận thức được sợ cần thiết phải cơ khí hóa từng bước, nhiều bè lớn đã sử dụng một số máy như máy cắt, máy trộn và máy ép viên làm cho khâu chuẩn bị thức ăn nhanh chóng, dễ dàng và hiệu quả hơn nhiều, lại ít tốn nhân công.
Thức ăn công nghiệp
Sử dụng thức ăn viên các loại có hàm lượng protein dao động từ 18 – 28 % qua thời gian nuôi.
Cách cho ăn và chăm sóc
- Hàng ngày chia thức ăn làm hai phần và cho ăn vào lúc nước ròng. Để kích thích cá ăn tốt, nên cho cá ăn chỉ 6 ngày mỗi tuần. Khi cho ăn nên rải thức ăn từ từ và nhiều điểm trong bè để cá có thể bắt thức ăn dễ dàng. Quan sát khi cá no không ăn nữa thì ngừng cho ăn để tránh lãng phí thức ăn.
- Khi thay đổi khẩu phần, phải thay từ từ, tránh làm cá bị thay đổi đột ngột.
- Cá thường giảm ăn khi chất lượng nước thay đổi nhất là lúc giao mùa và vào lúc bị bệnh, vì thế trong trường hợp này phải kiểm tra lại cá trong bè.
Hàng ngày phải vệ sinh lồng, kiểm tra bè kỹ lưỡng tránh làm thất thoát cá do hư bè.
IV.4. Thu hoạch
Cá nuôi sau 6 – 8 tháng, người nuôi có thể tiến hành thu họach, năng suất dao động bình quân từ 80 – 120 kg/m3. Trong quá trình thu họach, dùng lưới kéo và thu tòan bộ trong 1 đợt thu.
KỸ THUẬT NUÔI CÁ BÔNG TƯỢNG
(Oxyeleotris marmoratus Bleeker)
I. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI PHÂN LOẠI VÀ PHÂN BỐ
I.1. Đặc điểm hình thái cấu tạo và phân loại
Lớp Osteichthyes
Lớp phụ Artinopterygii
Bộ Perciformes
Họ Eleotridae
Loài: Oxyeleotris marmoratus Bleeker.
Các vi và tia vi
Tia vi A I,9 (vi hậu môn)
Tia vi ID VI (vi lưng)
Tia vi IID I,9-10 (vi lưng)
Tia vi P 17-19 (vi ngực)
Tia vi V I,5 (vi bụng)
Hình 10 : hình dạng bên ngoài của cá bống tượng(Oxyleotris marmoratus BLEEKER)
I.2. Đặc điểm hình thái cấu tạo.
Cá Bống tượng là loài có kích thước lớn nhất trong các loài thuộc họ cá bống. Thịt cá thơm ngon, ít xương và có giá trị kinh tế cao. Cá có thân hình khỏe, dẹp bên về phía sau, đầu rộng và dẹp, mõm bằng. Miệng hướng lên trên chẻ rộng và sâu, môi dưới lồi. Cá có mắt rộng nằm ở lưng bên. Vẩy cá rất nhỏ, vây lưng có hai phần, vây ngực rất phát triển và nằm cao, vây bụng cũng rất phát triển và nằm ở mặt dưới của thân và trước vây ngực, vây đuôi dài và tròn. Lúc tươi, thân cá có màu nâu đến màu gạch, đỉnh đầu đen. Mặt bụng nhạt, lưng và hai bên có chấm đen, các vảy có màu nâu nhạt và các chấm đen không đều. (Nguyễn Anh Tuấn, 1994).
I.3. Phân bố
Cá Bống tượng là loài đặc trưng cho vùng nhiệt đới. Chúng phân bố rộng rãi các nước thuộc Đông Nam Châu Á như Campuchia, Lào, Thái lan, Indonesia, Malaysia và Việt nam. Ở Việt nam, cá được tìm thấy ở các lưu vực thuộc hệ thống sông Cửu Long, sông Vàm cỏ và sông Đồng nai (Nguyễn Mạnh Hùng, 1995).
Cá Bống tượng có tập tính sống đáy, hoạt động nhiều về đêm, ban ngày thường vùi mình xuống bùn, đặc biệt khi gặp nguy hiểm chúng có thể chúi xuống sâu đến 1m ở lớp bùn đáy và có thể sống ở đó hàng chục giờ. Trong ao, cá ưa sống ẩn ở ven bờ, những nơi có hang hốc, rong cỏ và thực vật thủy sinh thượng đẳng làm giá đỡ. Ở Việt nam, cá thường được khai thác, đánh bắt tự nhiên. Sản lượng khai thác tự nhiên hàng năm khá lớn. Theo thống kê, sản lượng khai thác ở các tỉnh Nam bộ, Nam trung bộ và Tây nguyên khoảng 40 tấn/năm (Nguyễn Anh Tuấn và ctv, 1994).
Gần đây, do nhu cầu về cá cho xuất khẩu rất lớn đã kích thích nghề thu gom, dưỡng cá và nuôi cá bè. Nghề nuôi cá bè trên các sông, kênh, hồ đã phát triển khắp các tỉnh ĐBSCL nhất là An Giang, Đồng Tháp, Tiền Giang, Cần Thơ, Sóc Trăng và vùng hồ Trị An. Theo Sầm Hoàng Văn - Sở Nông nghiệp tỉnh Đồng tháp, hiện tại tỉnh có hơn 500 bè nuôi cá bống tượng và khoảng 40 - 50 hộ nuôi cá trong ao. Ở Trị An, mặc dù chỉ mới phát triển nhưng nghề nuôi cá Bống tượng trong bè đã phát triển rất nhanh. Chỉ riêng khu vực tỉnh Đồng nai đã có hơn 500 bè, đặc biệt là ở khúc sông La Ngà có tới 400 bè (Nguyễn Mạnh Hùng, 1995).
Cá Bống tượng được chào hàng sang Hồng Kông, Singapore vào những năm 1980, sau đó do không có thị trường, thiếu đầu tư khoa học kỹ thuật nên phong trào lắng xuống. Đến những năm 1991, 1992 thị trường cá bống tượng lại mở ra khá hấp dẫn, giá cá loại I cao gấp hai lần tôm cùng loại. Vào thời điểm 1993, giá cá loại I (> 400 gam) thu mua tại An giang, Đồng tháp, Tiền giang là 80.000 - 100.000 đ/kg. Nhưng đến thời điểm 5/1994 giá cá loại I từ 120.000 - 130.000 đ/kg. Đến 1995, do cá xuất khẩu bị chậm lại nên giá cá loại I giảm xuống còn 60.000 - 80.000 đ/kg. Tuy nhiên, do thịt cá bống tượng thơm, ngon nên giá trên thị trường ở Malaysia, Singapore vào khoảng 14 USD/kg.
II. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC
II.1. Đặc điểm môi trường
Cá Bống tượng sống trong các thủy vực nước ngọt như: sông ngòi, kinh rạch, ao hồ. Cá có thể chịu đựng được với môi trường nước phèn pH dao động từ 5 - 6 và có thể sống trong nước lợ có nồng độ muối 15 ‰. Nhờ có cơ quan hô hấp phụ, cá có thể chịu được trong điều kiện oxy thấp và ngay cả chui rúc trong bùn trong nhiều giờ. Cá có thể sống trong khoảng nhiệt độ 15 - 41.5 oC. Nhiệt độ thích hợp nhất là từ 26 - 32 oC.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Mô hình nuôi gà – cá kết hợp.doc