Đề tài Mô hình phản ánh nghệ thuật khái quát nhất của HBalzac và của FKafka

Từ vị trí được sùng bái, tôn thờ và săn đuổi như một mỹ nhân, đồng tiền đã bắt đầu minh định được vị thế của mình. Và trong những tác phẩm của Balzac, nhân vật vô ngôn hữu dụng này thả sức lao mình vào xã hội, len lỏi luồn lách trong mọi mối quan hệ rồi ở bình diện nào đó, nó nghiễm nhiên trở thành kẻ môi giới hôn nhân đắc dụng nhất. Có thể nói không một ông tơ bà nguyệt nào có thể cạnh tranh nghề nghiệp với nó. Đồng tiền san bằng mọi tuổi tác, mọi đẳng giới trong hôn nhân. Chính vì có gia sản nên mụ Nanong xấu ma chê quỷ hờn, vốn là kẻ đày tớ trung thành cho gia đình Grandet, sau khi lão Grandet chết, được Enge’nie Grandet mua cho khoản thực lợi chung thân khá lớn, mụ đã từ đời con gái bước sang đời người đàn bà trao thân gửi phận cho lão Ang-toan Coocnoie. Chính vì có nhiều tiền nên có khối kẻ xếp hàng cầu hôn với Enge’nie mặc dù cô đã bư-ớc qua tuổi thanh xuân. Và Enge’nie không ngại ngùng trực ngôn với kẻ đang tìm cách chiếm đoạt trái tim cô hay nói đúng hơn là chiếm đoạt cái ví của cô: “Thưa ông chánh án, tôi biết ông thích tôi vì cái gì, ông hãy giao hẹn với tôi là ông sẽ để tôi tự do suốt đời ”(11,266). Cũng chính vì sự môi giới khôn ngoan đầy hiệu quả của đồng tiền mà một gã luật sư quèn, con nhà thợ may Poticlo, lấy được công nương Dơlahay con nhà quý tộc trong Vỡ mộng

docx143 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2972 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Mô hình phản ánh nghệ thuật khái quát nhất của HBalzac và của FKafka, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nghĩa. Chính bọn chúng và bản chất sa đoạ của bọn chúng mới thần thánh hoá đồng tiền rồi thổi linh hồn cho nó hoạt động. Từ vị trí được sùng bái, tôn thờ và săn đuổi như một mỹ nhân, đồng tiền đã bắt đầu minh định được vị thế của mình. Và trong những tác phẩm của Balzac, nhân vật vô ngôn hữu dụng này thả sức lao mình vào xã hội, len lỏi luồn lách trong mọi mối quan hệ rồi ở bình diện nào đó, nó nghiễm nhiên trở thành kẻ môi giới hôn nhân đắc dụng nhất. Có thể nói không một ông tơ bà nguyệt nào có thể cạnh tranh nghề nghiệp với nó. Đồng tiền san bằng mọi tuổi tác, mọi đẳng giới trong hôn nhân. Chính vì có gia sản nên mụ Nanong xấu ma chê quỷ hờn, vốn là kẻ đày tớ trung thành cho gia đình Grandet, sau khi lão Grandet chết, được Enge’nie Grandet mua cho khoản thực lợi chung thân khá lớn, mụ đã từ đời con gái bước sang đời người đàn bà trao thân gửi phận cho lão Ang-toan Coocnoie. Chính vì có nhiều tiền nên có khối kẻ xếp hàng cầu hôn với Enge’nie mặc dù cô đã bước qua tuổi thanh xuân. Và Enge’nie không ngại ngùng trực ngôn với kẻ đang tìm cách chiếm đoạt trái tim cô hay nói đúng hơn là chiếm đoạt cái ví của cô: “Thưa ông chánh án, tôi biết ông thích tôi vì cái gì, ông hãy giao hẹn với tôi là ông sẽ để tôi tự do suốt đời…”(11,266). Cũng chính vì sự môi giới khôn ngoan đầy hiệu quả của đồng tiền mà một gã luật sư quèn, con nhà thợ may Poticlo, lấy được công nương Dơlahay con nhà quý tộc trong Vỡ mộng… Sự phát triển tính cách tương thích với hoàn cảnh, đồng tiền ngày càng bắt mạch được bệnh lý của xã hội rồi dần dần sự hãnh tiến của những nhân vật khác đã đặt nó lên vị thế cao nhất của xã hội. Đồng tiền được ngự thế trên ngai vàng của vị lãnh chúa mà không cần phải bầu cử hay ứng cử. Nó chỉ cần ngồi một chỗ ấn nút điều khiển cho những tên nô lệ khát vàng lúc nào cũng sẵn sàng quỳ gối trước nó. Tinh thần của thời đại luôn được đả thông trong tư tưởng: “tiền tài ngự trị trên pháp luật, chính trị và phong tục” (11,132). Quyền lực của tiền bạc còn nằm trong ý nghĩa với mọi giải pháp, căn nguyên của các vấn đề vật chất và phi vật chất: “Đồng tiền! đó là lời giải đáp của mọi bí quyết”(7,398). Trong bộ Tấn trò đời đồ sộ, Balzac đã xây dựng biết bao quá trình nô lệ hoá đồng tiền đối với những kẻ tâm hồn vốn nguyên sơ, thánh thiện trở nên thấm đẫm mùi vị tanh tưởi của sự bon chen tiền bạc. Đó chính là Rastignac, Lucien de Rubempre’, Raphaiel Valentin… Lucien de Rubempre’ đã sẵn sàng vứt bỏ tình yêu chân thành, cháy bỏng với giai nhân Exte để quỳ gối tự nguyện trở thành kẻ nô lệ, thành con rối cho tên mục sư giả trang giật dây. Động lực và cái nhiên liệu thiêu đốt hừng hực quá trình nô lệ hoá của hắn không gì khác chính là tiền. Lucien đã nộp mình cho tên quỷ sứ Vautrin giả danh: “thưa cha, tôi thuộc về cha, luyxiêng nói, mắt loá đi vì vàng cứ rông rổng”(8,463). Vàng là đại diện quyền lực uy thế nhất trong thời đại đó. Thứ siêu vật chất ấy còn có khả năng tạo sự miễn dịch tình cảm cho các nhân vật trong các sáng tác của Balzac. Lãnh chúa của xã hội có tên đồng tiền đã huỷ diệt tất cả tình cảm thiêng liêng, cao quý nhất của con người. Khi tên lãnh chúa này lạnh lùng bộ hành đến đâu thì gia đình ấy sẽ tan nát vì tiền bạc. Grandet là bộ máy miễn dịch tình cảm cơ động nhất, tác giả đã đặt hắn trong thử thách với tình phu thê, phụ tử… nhưng tất cả đều thất bại trước sức mạnh của đồng tiền. Còn cậu thanh niên Saclơ có tâm hồn trinh trắng đã xót đắng trong tột cùng cái chết oan nghiệt của cha, đã xúc động đến run rẩy khi nhận sự giúp đỡ chân tình của chị họ cũng đã tha hoá trong uy lực của thần tiền: “vì luôn luôn cọ xát với tiền bạc tim hắn lạnh đi, co lại và khô cằn” (11,249) Và cũng mê muội với thần quyền của danh vọng, của tiền bạc mà những đứa con gái máu mủ ruột rà của lão Goriot đã dẫm lên xác cha để đi dự hội… Trọng lực của ngòi bút Balzac là đã thể hiện minh hiển sức mạnh của đồng tiền và sức hấp dẫn đã kích thích mọi nghị lực, mục đích của những nạn nhân đã bị nó nghiền nát tâm hồn. Ông đã tái tạo được những tham vọng giàu sang cá nhân trong cái nhìn rất động, của những kẻ coi đó là phẩm chất cần thiết để tồn tại trong xã hội đương thời. Trong trật tự quý tộc và tư sản thì tiền như thứ siêu vi trùng đã xâm nhập vào tận cùng những cơ cấu xung yếu, những điểm huyệt nhậy cảm nhất. Văn hào Balzac đã nuôi dưỡng trong bộ tiểu thuyết của ông một nhân vật và theo dõi từng bước lớn lên, biến ảo khôn lường của nó: Từ sự tôn thờ như một mỹ nhân, nó còn trở thành kẻ môi giới hôn nhân rồi nhẩy vọt lên vị thế của vị lãnh chúa thống ngự tất cả chính trị, tôn giáo, luân lý và mọi hệ giá trị thẩm mĩ khác. Stefanzweig đã đánh giá nhân vật đặc biệt này của Balzac: “đồng tiền là chất kết tủa của dục vọng phổ biến len lỏi trong mọi tình cảm. Cho nên Balzac, nhà bệnh lý học của cơ sở xã hội, để nhận ra các cơ bệnh của các thân thể đau ốm, phải tiến hành việc soi máu bằng kính hiển vi và có thể nói là xác định tỉ lệ lớn tiền bạc chiếm trong thứ máu đó”(78,136). Như vậy, Balzac đã không ngần ngại chỉ thẳng mặt, gọi thẳng tên đối tượng lên án của ông. Sự minh xác thể hiện ngay ở mặt tư tưởng của tác giả. Thủ pháp lặp lại nhân vật là sáng tạo nghệ thuật lớn của nhà văn khi tạo thành mối liên hệ, gắn kết hữu cơ các tác phẩm khác nhau của Tấn trò đời cũng như thấy được chiều sâu trong sự vận động của xã hội. Cũng cần phải nói thêm một hệ quả kéo theo của thủ pháp tái xuất hiện nhân vật này, đó chính là cốt truyện đa tuyến trong một tác phẩm và trong liên tác phẩm của Balzac. Cách hiểu cốt truyện như là tiến trình của các sự kiện đã có một truyền thống lâu đời trong giới nghiên cứu văn học Nga. Nó được hình thành ở thế kỷ XIX. Các sự kiện cấu thành cốt truyện có mối liên quan với nhau theo nhiều kiểu, có thể là mối liên hệ thời gian, không gian hay mối liên hệ nhân quả. Tấn trò đời với dung tích quy mô của mình là một sự vận hành mà tính đan chéo phức tạp của nó đã có được sự tập hợp. Cốt truyện đa tuyến được tạo thành từ nhiều tuyến truyện, và nhiều tuyến nhân vật được liên kết nhau bằng một sự kiện trung tâm trong một giới hạn nào đó, nếu có thể tách ra thì chúng vẫn có khả năng tồn tại độc lập. Các nhân vật được đặt trong rất nhiều mối quan hệ, những xung đột đầy kịch tính làm đòn bẩy khiến các tuyến truyện đan cài trong sự ràng buộc lẫn nhau. Hình thức cốt truyện đa tuyến và thủ pháp tái xuất hiện nhân vật tạo một dung lượng hiện thực rất lớn cùng với một số lượng nhân vật đa dạng và rất phức tạp của Balzac. Những nghệ thuật này kiến tạo sự vận động trong dòng chảy đầy biến cố của các nhân vật trong thời đại. Và chứng tỏ sự tác động biện chứng giữa tính cách hoàn cảnh, theo đúng định thức của chủ nghĩa hiện thực. 2.3. Yếu tố kỳ ảo Trong hệ thống nghệ thuật phản ánh hiện thực đặc thù của Balzac, có một quãng lặng, đã ngắt mạnh đời thường tạo nên những trang tiểu thuyết nhiều màu sắc và nhiều âm vang. Đó chính là sự xâm lấn của các yếu tố kỳ ảo lấp lánh trong các trang văn. Chính nhờ sự tôn tạo hiện thực trong tính độc lập và kích thước mĩ học của riêng mình mà Balzac được Baudelaire gọi là nhà “hiện thực linh giác”. Ông đã sử dụng chất liệu hoang đường để phát biểu những suy tư triết lý nhưng không vì thế mà thế giới hiện thực của Balzac bị suy giảm tính khách quan hoá trong nội tại. Văn học hiện thực chính là các lĩnh vực mà sự phản ánh thực tại bằng hình tượng có thể đạt tới tính xác thực cảm giác - thị giác, nơi sự đan xen nhuần nhuyễn yếu tố kỳ ảo tương đương với quyết định luận xã hội – lịch sử được kết hợp với sự lý giải thực tại theo mô hình những biểu tượng kỳ ảo. Số lượng những tác phẩm kỳ ảo của Balzac không nhiều trong Tấn trò đời: Chỉ là 13/97 tác phẩm (chiếm 13%) với những văn bản tiêu biểu như: Je’sus Christ ở Flandre; Thuốc trường sinh, Kiệt tác không người biết, Miếng da lừa… Cảm hứng chủ đạo trong một loạt sản phẩm tinh thần đồ sộ của Balzac là hiện thực cuộc sống ngồn ngộn, sống động với ý nghĩa minh hiển, cụ thể nhất của nó nhưng cái chắp cho những tác phẩm của ông đôi cánh để bay lên khoảng không huyền diệu của khả năng suy tưởng, của những siêu nhiên, của những kinh khủng huyễn hoặc chính là yếu tố kỳ ảo. Cái kỳ ảo trong văn học nghệ thuật đã trở thành đối tượng hấp dẫn của giới nghiên cứu, phê bình văn học Phương Tây. Thậm chí họ còn thành lập cả hiệp hội những ngời nghiên cứu văn học kỳ ảo tại thủ đô Bỉ vào năm 1963. Kỳ ảo là một phạm trù tư duy nghệ thuật “tựa như không có thật mà chỉ có trong tưởng tượng”(60,499). Nội hàm của thuật ngữ này được các từ điển giải nghĩa của Pháp xác định là sản phẩm của trí tưởng tượng, được tạo ra nhờ khả năng suy tưởng, ở đó cái siêu nhiên chiếm ưu thế…Như vậy, cái kỳ ảo là kết quả của sự thăng hoa trí tưởng tượng. Nó hiện diện dưới hình thức thần linh, quái dị, ma quỷ…ý đồ sáng tạo ra sự đa dạng về mặt hình thức đề tài của chủ quan nghệ sỹ sẽ quy định tính chất của chúng. Thiên tài Victor HuyGo đã khẳng định trong điếu văn đưa tiễn Balzac về bộ Tấn trò đời “là quan sát và là tưởng tượng”. Sự nhấn mạnh của văn hào về tính chất song song đồng hành của hiện thực và kỳ ảo trong các tác phẩm Balzac là sự đề cao khả năng sáng tạo cũng như khao khát chiếm lĩnh sự sáng tạo của Balzac, bên cạnh vai trò “thư ký trung thành” của ông. Sự lồng quyện các yếu tố kỳ ảo song hành cùng sự chân thực của các chi tiết để nhằm tôn tạo hiện thực và không hề phủ nhận sự tồn tại độc lập của khách thể miêu tả: “yếu tố kỳ ảo tạo ra cự ly gián cách cần thiết, như vậy tính khách quan của hiện thực không bị xâm lấn mà được tôn trọng và là cái không thể thiếu được để tạo ra chủ nghĩa hiện thực Balzac”(15,145). Cái kỳ ảo trong sáng tác của Balzac luôn thể hiện sức mạnh lôi cuốn mọi sự chú ý, tạo điểm đồng quy của mọi sự lý giải, cắt nghĩa. Nó chính là phương thức nghệ thuật để khám phá hiện thực và chính là thứ trang phục tạo nên nét mới lạ trong Tấn trò đời. Cái kỳ ảo độc đáo của Balzac cũng phát lộ những đặc thù nhất định. 2.3.1 Những motif kỳ ảo Trong hệ thống tác phẩm kỳ ảo của Balzac nói chung và trong phạm vi đối tượng nghiên cứu của chúng tôi nói riêng luôn ẩn chứa những motif, những dạng thức kỳ ảo nổi bật, giàu ý nghĩa triết lý. Chúng được đan cài vào nhau để tạo áp lực dãn truyện. Những motif đều là sự kế thừa của tác giả đối với sự bảo tồn theo chiều thời gian của truyền thuyết dân gian, từ các nền văn học trước đó. Motif bán linh hồn cho quỷ sứ là motif truyền thống của văn học được sử dụng rộng rãi dưới nhiều hình thức ngữ nghĩa khác nhau. Ở những tác phẩm của Balzac nó lại tương nghĩa như sự sa đoạ có ý thức và mang đậm tính chủ động cá nhân. Donjuan trong Thuốc trường sinh (1830) đã quỳ xuống dâng cả linh hồn lẫn trái tim cho tên quỷ sứ tàn ác. Bố Donjuan giàu có nhưng tuổi đã xế chiều, ông tìm được lọ thuốc trường sinh và dặn dò đứa con mình đứt ruột sinh ra là bôi cho ông sau khi chết. Nhưng đứa con không những không thực thi sở nguyện của cha đẻ mà còn nhẫn tâm dùng thi thể bố để thí nghiệm. Sở hữu lọ thuốc, hắn kiêu ngạo hưởng thụ gia sản. Rồi đến lượt hắn trao lọ thuốc cho con. Đứa bé nhỏ dại không biết đã bôi thuốc vào thủ cấp và cánh tay cha. Cánh tay hồi sinh liền bóp chết đứa con và cái đầu sống lại kia, khi làm lễ phong thánh, lại tách ra khỏi cơ thể, cắn chết cha xứ. Ở đây, Donjuan đã hai lần bán linh hồn cho quỷ sứ và lợi nhuận mà hắn thu được đó chính là được bọn quỷ khát máu người, vô nhân tính, thu nạp làm đồng bọn. Ngay cả khi chưa mang linh hồn mình ra đấu giá thì Donjuan đã là một con quỷ chính cống mượn xác người…Motif này còn thể hiện rõ trong Miếng da lừa (1831). Việc bán linh hồn cho quỷ sứ ở đây là hình thức ký giao kèo tự nguyện giữa con người và quỷ sứ để thực hiện tham vọng giàu sang. Raphael de Valentin là chàng trai tài năng, giàu nghị lực, nhưng lại không đủ can đảm để vượt qua được chính mình. Sau khi ném đồng bạc cuối cùng vào chiếu bạc, anh đã tuyệt vọng định tự tử. Lúc đó, vô tình anh gặp lão già bán đồ cổ và đã nhận lấy miếng da lừa có phép lạ như sự mặc cả của định mệnh. Mặc dù biết được hậu quả của tham muốn điên cuồng sẽ dẫn đến cái chết khi mỗi điều ước sẽ tỷ lệ thuận với sự co lại của chu vi miếng da lừa, nhưng Raphael cũng không thể cưỡng nén được sự cám dỗ ấy. Ở đây, lão già bán đồ cổ có hình dạng kỳ dị đóng vai trò là người môi giới trung gian cho việc đánh đổi linh hồn. Trong tiểu thuyết, mã tín hiệu duy nhất: “ký giao kèo” đã là chìa khoá khơi mở mọi ngã ba của cốt truyện và là hình thái chính thức hoá việc giao linh hồn mình cho quỷ sứ của nhân vật chính. Balzac luôn đề cao sự nhất quán trong nguyên tắc miêu tả hiện thực về phản ánh quy luật hoạt động tất yếu, khách quan của lịch sử đối với những kẻ đã tự nguyện sa vào con đường tha hoá thì cũng tất yếu gặp vực thẳm của cuộc đời. Song song với motif bán linh hồn cho quỷ sứ là motif ước mơ trong truyền thuyết, cổ tích. Một khi điều ước được phát lộ và phát ngôn thì nội dung điều ước được thực hiện cũng như bản hợp đồng bán linh hồn cho quỷ sứ cũng được thực hiện. Rastignac trong Lão Goriot cùng liên tác phẩm khác, ước mơ được đặt bàn chân vào xã hội thượng lưu xa hoa và đã đặt bút ký vào bản giao kèo với quỷ bằng câu nói cuối cùng trong tiểu thuyết ấy: “bây giờ chỉ còn mày với tao”. Ước vọng cũng là động lực hoạt động của Raphael và là cái đà để anh trôi tuồn tuột trong sự tha hoá. Miếng da lừa là một chuỗi những điều ước của nhân vật chính. Đây cũng là cách tác giả đưa độc giả vào không gian sự kiện mới: Motif những điều ước tham gia đắc lực vào nghệ thuật tổ chức tác phẩm. Riêng phần “người đàn bà không tim” đã ăm ắp những điều ước của Raphael: anh ước cho Porriquet có việc làm, ước được yêu Pauline, ước tống khứ miếng da lừa rồi lại sở nguyện khám phá bí mật của tấm bùa chú chết người ấy… Những điều ước hầu như được toại nguyện riêng ước mơ phá tan gã thần chết lơ lửng trên đầu mà hiện thân là miếng da lừa luôn tạo sự phản nguyện. Miếng da vẫn dửng dưng lạnh lùng tồn hiện như đáp số phũ phàng của cuộc đời Raphael. Miếng da lừa cùng với những điều ước tạo điểm đồng quy, mở nút, quy định sự vận động của cốt truyện. Từ ấy dẫn đến hệ quy chiếu được tạo ra từ các sự kiện, các nhân vật… Motif tiên tri và motif giấc mơ, bói toán cũng được hình thành trong các sáng tác, đặc biệt là trong Miếng da lừa. Ở những tác phẩm của Balzac, trong Miếng da lừa, trong Enge’nie Grandet, trong Bước thăng trầm của kỹ nữ, ba chữ Mane – The’kel – Phaes thần bí đều được gắn với vai trò báo hiệu cho cái chết. Motif điềm triệu tiên tri cùng dòng chữ kỳ lạ đó dự báo trong Miếng da lừa xuất hiện gần cuối tiểu thuyết chính là quả chuông báo tử mà gã tử thần ngạo nghễ rung vang. Chu trình cuộc đời của Raphael được khép kín cũng chính là sự chứng minh của quy luật diệt vong tất yếu của nhân vật này. Motif giấc mơ mà bà mẹ Pauline thực hiện khi chiêm bao thấy chồng mình: “tôi nằm mê thấy ông ấy ở trên một chiếc tàu đầy rắn; may là nước lại đục, như thế nghĩa là có vàng và châu báu ở hải ngoại” (10,198) và giấc mơ về rắn rết, bùn lầy của bà đã dẫn tới cuộc tái ngộ của Raphael và Pauline. Những giấc mơ cũng phần nào phản ánh được nhận thức của những người lao động chất phác. Nó đã mở thêm chiều kích cho sự phát triển của cốt truyện và nới rộng cho nhân vật môi trường hoạt động. Balzac cũng để cho Pauline thể hiện niềm xác tín của mình qua những quẻ bói cầu may. Motif bói toán này cũng gặp trong Người bị trưng tập, lúc Madanme de Dey đang bị lửa hun trong lòng khi chờ đứa con vượt ngục trở về. Cách thức bói rất đơn giản: cùng đọc kinh, cầu nguyện, sau đó đặt chìa khoá lên quyển kinh, nếu chìa khoá quay là việc thành công. Cơ chế này chứa đựng một niềm tin thiêng liêng và nó gia tăng sự huyền bí, siêu nhiên cho yếu tố kỳ ảo. Cái kỳ ảo luôn phát huy vai trò nghệ thuật và tung hoành trên nền hiện thực nhất quán. Độc giả không phải đặt trọng tâm chú ý vào diễn biến cốt truyện mà buộc phải suy nghĩ, nghiền ngẫm khái quát hoá ý nghĩa biểu trưng. Cái kỳ ảo chính là thế giới quan chân xác và không che lấp hiện thực. Chúng tôn tạo hiện thực trong vai trò đặc biệt mà tác giả uỷ nhiệm. 2.3.2 Phương tiện của kỳ ảo Điều không thể phủ nhận được là trong những sáng tác lồng quyện yếu tố kỳ ảo của Balzac, các nhân vật thường xuất hiện cùng với các phương tiện kỳ ảo. Mà sự sử dụng những công cụ lạ thường, kì bí luôn trong trạng thái đón nhận, chủ động. Để thực hiện ước mơ trường cửu của sự sống, bố của Donjuan và cả Donjuan trong Thuốc trường sinh, đã sử dụng lọ thuốc trường sinh kỳ diệu ấy để hòng bôi lên cơ thể nhằm mục đích tái sinh, chống lại mọi quy luật sinh – lão – bệnh – tử. Còn Miếng da lừa mà Raphael bất chấp hậu quả để có được chính là phương tiện đắc lực để anh thực hiện hoài bão giàu sang và cũng chính là phương tiện gây nên sắc màu lấp lánh của yếu tố siêu nhiên trong tác phẩm. Miếng da lừa được mô tả cặn kẽ về độ lớn, vị trí, và về độ linh ứng kỳ diệu: “Miếng da lừa treo trên tường, không lớn hơn một tấm da cáo; nhưng do một hiện tượng thoạt tiên khó hiểu, miếng da đó phóng vào giữa khoảng tối mò ở gian hàng những tia sáng rực rỡ” (10,62). Cơ chế hoạt động của nó là toại nguyện hoá mọi điều ước của chủ nhân. Tuy nhiên, mỗi một điều ước được thoả nguyện thì miếng da lừa cũng tự động co lại. Khi diện tích của nó bằng không cũng có nghĩa là người sử dụng phải trao linh hồn của mình cho quỷ sứ. Với tư cách là phương tiện của cái kỳ ảo, miếng da lừa có sức mạnh riêng của nó, bên cạnh cái linh ứng hiện thực hoá điều ước của nhân vật, miếng da lừa quyền uy còn luôn giữ nguyên thái độ khách quan lạnh lùng cũng như bảo tồn sức sống của nó mặc cho nhân vật đập phá hay cắt xén nó… Trong tác phẩm, miếng da lừa xuất hiện sáu lần. Mỗi lần xuất hiện lại là sự tương đương với các sự kiện nghệ thuật mới được đưa ra. Nó là quãng lặng khơi mào cho mọi điểm mở – thắt nút của tác phẩm. Từ ấy, nó phá vỡ sự cân bằng tĩnh tại vốn có trước đó của các sự kiện nghệ thuật và đẩy nhân vật vào động thái, trạng huống mới. Khi Raphael cầm miếng da lừa ước được thưởng ngoạn một bữa tiệc đế vương và qua bữa tiệc ấy, một chuỗi các sự kiện cứ thế tuôn trào tạo sự khởi nguồn của cốt truyện. Điều đặc biệt là miếng da lừa với sức mạnh vô biên như vậy nhưng cũng phải bất lực trước vẻ đẹp thánh thiện, sáng trong. Trong sáu lần xuất hiện của nó, chỉ có duy nhất một lần miếng bùa linh thiêng ấy không co lại, đó là khi Raphael ước được nàng Paulien – hiện thân của mọi vẻ đẹp tinh khôi, trinh thuần cả hình dáng lẫn tâm hồn, trao tình yêu. Mọi thế lực và thủ đoạn đều phải cúi đầu trước giá trị đích thực của chân– thiện – mỹ, đây là tư tưởng mang ý nghĩa nhân văn phổ quát của Balzac…Khi miếng da lừa triệt tiêu cùng với sự huỷ diệt cuộc đời của Raphael thì vẫn luôn hiện hữu những biểu tượng, miếng da lừa chính là ẩn thân hiện đại của đồng tiền vạn năng. Con người cũng sẽ bị trả giá cho những tham vọng ngông cuồng của mình… Cái kỳ ảo trong Tấn trò đời của Balzac chỉ thực thi vai trò siêu nhiên của nó qua các phương tiện kỳ ảo. Phương tiện kỳ ảo đóng vai trò quyết định đối với hoạt động của nhân vật “cái kỳ ảo chỉ hiện hình thông qua các phương tiện kỳ ảo, các motif kỳ ảo” (15,46). Nhưng dưới ngòi bút của sử gia Balzac, tuy các yếu tố kỳ ảo với những phương tiện màu nhiệm của mình, ông vẫn không tạo sự cảm nhận run sợ hoang đường mà nó như tiếng thở dài, mang đậm màu sắc bi kịch của người tiếp nhận khi chứng kiến những con người đang mù quáng lăn xả vào sự tha hoá trong thế giới ấy. Cái kỳ ảo luôn được lồng ghép có ý thức, xen kẽ cái kỳ ảo và cái thực. Cốt lõi hiện thực sẽ không bị biến mất qua câu chuyện về cái kỳ ảo. Nếu như Miếng da lừa trần trụi nguyên sơ không có một chút thêm thắt, gia giảm của yếu tố kỳ ảo thì giá trị hiện thực vẫn vẹn nguyên trong nó. Tuy nhiên, màu sắc và độ sâu của của tính hiện thực sẽ bị suy giảm. Như vậy cũng mất đi một phương thức nghệ thuật để khám phá một hiện thực mới. Chính sự đan dệt của các yếu tố kỳ ảo vào cốt truyện làm cho tác phẩm giàu chất triết lý hơn. Những tác phẩm có xen cài yếu tố kỳ ảo cũng luôn phát lộ rõ ý nghĩa của sự hiện thân sinh động logic nhân - quả. Rõ ràng những đối tượng tiếp cận, sử dụng phương tiện kỳ ảo luôn có ý thức tường tận về mục đích và hậu quả của việc mình làm. Tính chủ động thể hiện rõ về việc hiểu biết thấu đáo phương pháp sử dụng và cái giá nhận được khi sẵn sàng bán linh hồn của mình cho thần chết. Chủ nghĩa thực chứng với mệnh đề tuân theo quy luật logic trước sau in sâu đậm trong tư tưởng của các hình thái xã hội và văn học không phủ nhận sự ảnh hưởng ấy. Những yếu tố kỳ ảo tuy đưa ra hàng loạt chi tiết bay bổng của tưởng tượng nhưng đúc rút, kết luận vẫn chân xác trong tính hiện thực: con người phải chịu trả giá cho chính sự sa đoạ của bản thân. Donjuan trong Thuốc trường sinh đã bị chính cốt nhục của mình tái diễn bi kịch xâm hại phụ thân. Nếu sự độc ác, nhẫn tâm khiến hắn không những không cứu cha mà còn lấy thi thể của ông làm tờ giấy nháp. thử nghiệm cho lọ thuốc thần, thì sau đó kẻ gieo gió ắt gặp bão, con ruột của hắn cũng lấy những bộ phận trên cơ thể cha làm vật thí nghiệm. Yếu tố kỳ ảo, lọ thuốc trường sinh, hiện diện trong hai phiến đoạn trần thuật như sự tương ứng về quy luật của sự quả báo. Miếng da lừa lại tiêu biểu cho sự trả giá của những phục tùng tự khép mình khá trọn vẹn để chịu cái quy luật độc đoán và bảo thủ, nó chi phối những sinh hoạt bản năng. Những phương tiện kỳ ảo hấp dẫn, mời gọi như là những thử thách của cám dỗ vật chất mà nhân vật đã ngã gục trước nó. Sự mô tả tâm lý thực chứng ở đây cũng được làm rõ. Tuy nhiên, cả tác phẩm khi ghi lại cảm giác đê mê, thoả mãn mà nhờ cái thần tuệ bí mật của miếng da lừa đem lại chỉ được phác hoạ lướt qua như cái mốc để tiếp nối sự kiện. Tiểu thuyết là sức nặng của sự nuối tiếc, ám ảnh. Cả một phần “cơn hấp hối” khắc khoải và day dứt chiếm một phần ba tác phẩm, mà ở đây, Raphael đã thấm nhuần tất cả sự sợ hãi, cô đơn, băng lạnh khi tên quỷ sứ sắp đến đòi mặt hàng là linh hồn anh, như đã thoả thuận. Raphael sống trong chập chờn, mộng mị của lo lắng, bất an: “những ngày giờ lạnh lẽo và gợi lăn tăn, chỉ đem lại cho anh những hình ảnh mơ hồ, những vẻ phiến diện, những nửa tối nửa sáng trên một nền tối om…” (10,401). Chỉ vì nhận thức bồng bột với cái thứ hoan lạc nông cạn và tầm thường mà anh đã phải chịu mọi bẽ bàng của cuộc sống. Gieo nhân nào, gặt quả ấy chính là thông điệp mà cái kỳ ảo muốn nói. Kiệt tác không người biết (1832) lại gợi mở luận đề “ý tưởng giết chết người nghĩ ra nó”. Hoạ sĩ Frenhofer là tài năng bẩm sinh, khi ông vẽ tranh với tất cả sự say mê nồng nhiệt trong các động tác giật cục, nóng bỏng thì những người chứng kiến tưởng như “có một quỷ thần đang hành động qua bàn tay ông, đang cầm lấy những bàn tay ấy một cách huyền hoặc trái với ý nghĩ của con người, ánh mắt sáng quắc kinh dị” (9,132). Nhưng chính Frenhofer cũng lâm vào bi kịch của tuyệt vọng khi không tìm được tiếng nói đồng vọng với những sản phẩm đầy độc đáo, mới lạ của ông. Frenhofer đã chết trong đêm giá lạnh, sau khi đốt các bức hoạ của mình. ý nghĩa nhân văn sâu sắc của Balzac còn thể hiện ở những suy tư, tìm tòi, trăn trở, dày vò của nhân vật mà ông đã hoá thân để phơi mở lên trang sách. Đối với Balzac, con người chính là đối tượng kỳ ảo duy nhất. Con người theo ý nghĩa phổ quát nhân loại. Huyền bí hoá cốt truyện không phải là động cơ chính yếu mà chủ yếu đề cập tới mọi tư tưởng và hệ giá trị thẩm mĩ của con ngời cũng như đẩy cái kỳ ảo sát đường biên của hiện thực hơn. Cái kỳ ảo đã tạo ra khoảng nhìn thẩm định và từ ấy nó đánh giá hiện thực trong tư thế khách quan hoá hiện thực. Nét riêng mà nó mang lại cho người tiếp nhận là ở chỗ nhận thức sâu hơn về cái đã biết. Do đó, bức tranh hiện thực của xã hội Tấn trò đời trở nên đa diện và tổng hợp hơn. Thế giới nghệ thuật của Balzac vẫn mang đậm hiện thực đặc thù còn bởi lẽ các yếu tố kỳ ảo của ông luôn được tồn hiện trong một khoảng không gian, thời gian xác định ; các linh thần, siêu nhiên vẫn minh định rõ nơi diễn ra là những dòng sông Seine, những Paris lộng lẫy được định danh cụ thể trên văn bản nghệ thuật. Giá trị biên niên sử của xã hội Pháp nửa đầu thế kỷ XIX vẫn luôn sáng tỏ bên cạnh diễn biến của cái kỳ ảo cùng sự vận động cốt truyện của nó. * * * Chủ nghĩa hiện thực quy phạm hoá gắt gao những nguyên tắc thẩm mỹ và những đặc tính nghệ thuật. H.Balzac tiếp thu linh hoạt, sáng tạo hệ quy ước ấy. Những khám phá mới của ông về hiện thực mang tính phát kiến cá nhân cùng những định thức phổ quát của chủ nghĩa hiện thực thế kỷ XIX cũng sẽ là tiền đề thẩm mĩ cho các văn nghiệp hậu thế. Quan điểm mỹ học truyền thống về phản ánh nghệ thuật được kế thừa và phát triển rực rỡ nhất ở chủ nghĩa hiện thực thế kỷ XIX. Chính Balzac đã làm cho những định thức nghệ thuật thăng hoa đến đỉnh cao của nó. Ông góp phần hoàn chỉnh lý luận của chủ nghĩa hiện thực về vấn đề cơ bản nhất của nghệ thuật, đó là sự liên hệ mật thiết giữa nghệ thuật và cuộc sống. Nghệ thuật phản ánh thực tại khách quan là vấn đề ông đã tập trung và thể hiện. Người nghệ sỹ của chủ nghĩa hiện thực luôn lấy chính

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxMô hình phản ánh nghệ thuật khái quát nhất của HBalzac và của FKafka.docx
Tài liệu liên quan