Đề tài Mô hình probit trong đánh giá quản trị rủi ro tại các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU .

1. QUẢN TRỊ RỦI RO TỶ GIÁ Ở VIỆT NAM: . 7

1.1. Vấn đề tỷ giá hối đoái ở Việt Nam . 7

1.2. Phân tích tác động của rủi ro tỷ giá hối đoái đến các doanh nghiệp xuất nhập

khẩu Việt Nam. . 10

1.2.1. Nguồn gốc của rủi ro tỷ giá của các doanh nghiệp XNK Việt Nam:. 10

1.2.2. Tác động của biến động tỷ giá đến các doanh nghiệp XNK Việt Nam. 11

1.2.3 Đo lường tác động của chênh lệch tỷ giá hối đoái lên doanh thu của các doanh

nghiệp XNK Việt Nam giai đoạn 2007 – 2010 . 15

1.2.4. Kết luận mô hình:. 22

2. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TỶ GIÁ Ở CÁC DOANH NGHIỆP XNK

VIỆT NAM . 23

2.1. Đặc điểm quản trị rủi ro tỷ giá của các doanh nghiệp Việt Nam: . 23

2.1.1. Đối với ngân hàng nhà nước: . 24

2.1.2. Đối với ngân hàng thương mại : . 28

2.1.3. Đối với doanh nghiệp XNK: . 30

2.1.3.1. Về chủ quan: . 32

2.1.3.2. Về khách quan: . 34

2.2. Kết quả khảo sát về tình hình quản trị rủi ro tỷ giá của các doanh nghiệp xuất

nhập khẩu Việt Nam giai đoạn 2007 – 2010. . 35

3. ÁP DỤNG MÔ HÌNH HỒI QUY NHỊ PHÂN PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM CỦA

DOANH NGHIỆP GIẢI THÍCH CHO QUYẾT ĐỊNH SỬ DỤNG CÔNG CỤ PHÁI

SINH CỦA CÁC NHÀ KHOA HỌC ĐAN MẠCH VÀO VIỆT NAM. . 40

3.1. Giới thiệu mô hình: . 40

3.2. Ứng dụng mô hình vào trường hợp Việt Nam: . 46

KẾT LUẬN . 49

PHỤ LỤC . 50

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . 60

pdf61 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3038 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Mô hình probit trong đánh giá quản trị rủi ro tại các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ết định số 17/1998/QĐ- NHNN7 ngày 10/01/1998. Lúc mới cho phép giao dịch chỉ có 28 ngân hàng thương mại có hoạt động ngoại hối kỳ hạn và hoán đổi, trong đó có 21 chi nhánh ngân hàng nước [24] ngoài, 7 ngân hàng thương mại Việt Nam (4 NHTM quốc doanh và 3 NHTM cổ phần). Điều này cho thấy rằng các ngân hàng thương mại Việt Nam vẫn chưa sẵn sàng hưởng ứng chính sách do Ngân hàng Nhà nước đưa ra. Đã vậy, ngay trong số những ngân hàng có cung cấp giao dịch kỳ hạn và hoán đổi số lượng hợp đồng giao dịch cũng rất ít. Điều này chứng tỏ rằng các doanh nghiệp cũng chưa chuẩn bị đầy đủ tinh thần để hưởng ứng chính sách do Ngân hàng Nhà nước đưa ra. Sau năm 2000 tình hình kinh tế khu vực sáng sủa hơn sau khủng hoảng, thu ngoại tệ từ xuất khẩu về nhiều tạo điều kiện thuận lợi để Ngân hàng Nhà nước gia tăng dự trữ ngoại tệ và sẵn sàng can thiệp để bình ổn tỷ giá hối đoái. Thực tế cho thấy rằng Ngân hàng Nhà nước đã khá thành công trong việc quản lý tỷ giá từ năm 2000 đến khi Việt Nam gia nhập WTO và một lần nữa các doanh nghiệp và ngân hàng thương mại luôn được che chở trong vỏ bọc an toàn của Ngân hàng Nhà nước, và vì thế, vấn đề rủi ro tỷ giá gần như bị lãng quên sau lần được chú ý vào năm 1998. Nhưng sau khi Việt Nam gia nhập WTO – tổ chức kinh tế thế giới với những cam kết về tự do hóa thương mại thì sự can thiệp của Nhà nước vào tỷ giá rõ ràng là ngày càng suy giảm và dường như đang theo một cơ chế truyền động có chủ đích để tiến tới bước cuối cùng là xóa bỏ tỷ giá bình quân liên ngân hàng. Khi cơ chế tỷ giá linh hoạt, thì rủi ro tỷ giá sẽ xảy ra thường xuyên hơn, mức độ ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ lớn hơn. Thực tế những năm sau khi Việt Nam gia nhập WTO đã chứng minh điều này. Những biến động của tỷ giá đã buộc tất cả các bên liên quan NHNN, NHTM, và đặc biệt là các doanh nghiệp phải quan tâm đến vấn đề quản trị rủi ro tỷ giá và đặc biệt là công cụ phái sinh. 2.1.1. Đối với ngân hàng nhà nước: Trong thời gian vừa qua, NHNN dưới sự chỉ đạo của Quốc hội, chính phủ đã có những thông tư hướng dẫn, quy chế nhằm quy định và định hướng sự phát triển của thị trường các công cụ phái sinh, đáp ứng nhu cầu của các thành phần kinh tế. Sau đây là một số quy định đáng chú ý trong thời gian vừa qua.  Quy định về giao dịch kỳ hạn, hoán đổi và giao sau: [25] Từ năm 1998 đến tháng 5 năm 2004, tỷ giá kỳ hạn được xác định bằng cách lấy tỷ giá giao ngay cộng với một biên độ dao động tùy theo kỳ hạn của hợp đồng kỳ hạn. Như vậy, cách xác định tỷ giá kỳ hạn theo thông lệ quốc tế và của NHNN Việt Nam hoàn toàn khác biệt. Điều này có thể dẫn tới sự khác nhau rất lớn giữa hai cách tính và một khi cách xác định tỷ giá kỳ hạn theo quy định của NHNN không còn phù hợp với những diễn biến trên thị trường thì điều này sẽ làm nản lòng các chủ thể tham gia loại nghiệp vụ này trên thị trường ngoại hối. Tỷ giá kỳ hạn tối đa = tỷ giá giao ngay tối đa + % biên độ dao động. Hơn nữa, thời gian tối đa theo quy định lúc đó của NHNN đối với loại hợp đồng này chỉ là 6 tháng, và như vậy không đáp ứng được nhu cầu về thời gian trong hoạt động phòng ngừa rủi ro tỷ giá của các chủ thể tham gia thị trường. Theo thời gian, số lượng chủ thể trên VinaForex ngày càng đông và mỗi chủ thể có một nhu cầu phòng ngừa rủi ro tỷ giá với thời gian riêng của mình, có thể là vài tháng mà thậm chí là hơn là một năm. Vì thế, trong thời gian tới, việc mở rộng thời gian dài hơn 6 tháng là một điều tất yếu và NHNN không thể tiếp tục quy định tỷ lệ % gia tăng cho mỗi một thời hạn được. Đồng thời, nghiệp vụ kỳ hạn có thể được mở rộng cho nhiều loại ngoại tệ mạnh khác mà không riêng gì USD. Do đó, NHNN đã quyết định số 648/2004 vào ngày 28/5/2004 quy định kỳ hạn của hợp đồng kỳ hạn và hoán đổi từ 3 ngày đến 365 ngày và thay đổi lại nguyên tắc xác định tỷ giá kỳ hạn. Tỷ giá kỳ hạn được xác định trên cơ sở: - Tỷ giá giao ngay của ngày ký hợp đồng kỳ hạn, hoán đổi - Chênh lệch giữa hai mức lãi suất hiện hành là lãi suất cơ bản của VND ( tính theo năm) do NHNN công bố và lãi suất mục tiêu của Mỹ ( Fed Funds Target rate) của USD do Cục dự trữ Liên bang Mỹ công bố; - Kỳ hạn của hợp đồng. Có thể nói, quyết định này đã đưa cách thức tính tỷ giá kỳ hạn của các NHTM Việt Nam tiến gần với thông lệ quốc tế và là tiền đề pháp lý quan trọng cho sự phát triển của thị trường ngoại hối Việt Nam nói chung và giao dịch ngoại hối kỳ hạn nói riêng.  Quy định về giao dịch quyền chọn tiền tệ: [26] Theo quyết định số 1452/2004/QĐ – NHNN của thống đốc NHNN giao dịch quyền chọn tiền tệ là một giao dịch giữa bên mua quyền và bên bán quyền, trong đó, bên mua quyền có quyền nhưng không có nghĩa vụ mua hoặc bán một lượng ngoại tệ xác định ở một mức tỷ giá xác định trong một khoảng thời gian thỏa thuận trước. Nếu bên mua quyền chọn thực hiện quyền của mình, bên bán quyền có nghĩa vụ bán hoặc mua lượng ngoại tệ trong hợp đồng theo tỷ giá đã thỏa thuận trước. Tại Quyết định này, giao dịch quyền lựa chọn chỉ bao gồm giao dịch giữa các ngoại tệ (không liên quan đến Đồng Việt Nam). Đối tượng được tham gia giao dịch hối đoái bao gồm tổ chức tín dụng (TCTD) được phép, tổ chức kinh tế, tổ chức khác và cá nhân và NHNN Việt Nam. TCTD được phép được duy trì tổng giá trị hợp đồng quyền lựa chọn không có giao dịch đối ứng tối đa là 10% so với vốn tự có. Cũng trong quyết định này, các TCTD được phép không được mua quyền lựa chọn của tổ chức kinh tế, tổ chức khác và cá nhân mà họ chỉ được phép bán quyền chọn cho các đối tượng này mà thôi. Đến ngày 28/12/2006 nghị định số 160/2006/NĐ – CP đã ra đời và thay thế cho quyết định số 1452/2004/QĐ – NHNN, từ đây NHNN đã cho phép các NHTM thí điểm việc sử dụng quyền chọn USD – VND. Đây là một tín hiệu đáng mừng dành cho các doanh nghiệp Việt Nam. Đến năm 2009, năm mà thị trường ngoại hối không ổn định, tỷ giá liên tục tăng cao và khoảng cách chênh lệch tỷ giá trong và ngoài hệ thống , cùng với sự tư vấn của ngân hàng thương mại các doanh nghiệp đã ký hợp đồng quyền chọn mua/ bán ngoại tệ dưới hình thức “ quyền chọn Mỹ”. Trong các hợp đồng này, hai bên ký với nhau giá mong muốn, cộng với phí và không chờ đến thời điểm đáo hạn. Nhờ đó, hai bên thoải mái giao dịch với nhau với mức giá chợ đen, lúc đó tỷ giá công bố của NHNN trở nên vô nghĩa. Trước tình hình đó, ngày 18/3/2009 NHNN lại tiếp tục đưa ra văn bản số 1820/NHNN – QLNH nghiêm cấm các NHTM thực hiện nghiệp vụ quyền chọn tiền đồng. Từ đây loại bỏ khỏi thị trường một công cụ phòng ngừa rủi ro hữu ích. Đây có thể được cho là một trong những hạn chế lớn của NHNN, bởi theo một cuộc khảo sát thì có khoảng 80% giao dịch ngoại hối là giữa VND và USD, mặc dù còn có những công cụ khác là kỳ hạn, giao sau và hoán đổi nhưng nếu loại bỏ công cụ này ra khỏi thị trường thì rõ ràng đã hạn chế rất nhiều mong muốn quản trị rủi ro của doanh nghiệp. [27]  Quy định về thuế và hoạch toán kế toán Theo quy định tính thuế thu nhập chịu thuế hiện nay, thì mức tính thuế đánh trên lãi thu được từ việc thực hiện nghiệp vụ hoán đổi là rất khó thực hiện vì lãi suất thả nổi thì biến động hằng ngày và trên thế giới cũng rất ít khi tính thuế khi các doanh nghiệp tham gia vào quản trị rủi ro bằng cách sử dụng các công cụ phái sinh như Việt Nam hiện nay.Bên cạnh đó là vấn đề hạch toán kế toán. Hiện nay, trong hoạch toán kế toán chỉ chú trọng tới phần lãi/lỗ thực tế phát sinh, trong khi phần lãi/ lỗ dự kiến, chưa phát sinh thì chưa được quan tâm. Nói tóm lại Việt Nam vẫn chưa có những khung pháp ký hoàn chỉnh để tạo môi trường thuận lợi cho thị trường các công cụ phái sinh và quản trị rủi ro tỷ giá như: Một là, chưa có khung pháp lý hoàn chỉnh về kinh doanh các công cụ tài chính phái sinh. Hệ thống pháp luật hiện hành của Việt Nam chưa có văn bản quy phạm pháp luật độc lập điều chỉnh tổ chức và hoạt động của thị trường giao dịch các công cụ tài chính phái sinh và hoạt động cung cấp dịch vụ phái sinh của các tổ chức tín dụng, ngoại trừ hai quy chế về kinh doanh hối đoái và kinh doanh vàng trên tài khoản của các tổ chức tín dụng do Ngân hàng Nhà nước ban hành. Hai là, cũng chưa có khung pháp lý về tổ chức và hoạt động của thị trường công cụ tài chính phái sinh, ngoại trừ Quy chế tổ chức và hoạt động của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước ban hành. Theo Quy chế này, các ngân hàng thương mại chỉ có thể thực hiện hoạt động kinh doanh đối với một số công cụ tài chính phái sinh về ngoại tệ (swap, option…) với nhau qua thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. Trên thực tế, các ngân hàng thương mại chủ yếu thực hiện hoạt động kinh doanh công cụ tài chính phái sinh với khách hàng qua thị trường OTC. Ba là, chưa có quy định pháp lý chính thức cho phép các ngân hàng thương mại kinh doanh hoặc đầu tư vào các sản phẩm tài chính phái sinh. Luật các Tổ chức tín dụng và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật chưa có quy định cụ thể cho phép các ngân hàng thương mại cung cấp các dịch vụ phái sinh dựa trên hàng hoá và các tài sản tài chính hoặc cho phép các ngân hàng thương mại đầu tư vào các sản phẩm này. Đồng thời, pháp luật ngân hàng chưa có quy định cụ thể về việc cấp phép, giám sát rủi ro, thanh tra của [28] Ngân hàng Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh các sản phẩm tài chính phái sinh của các ngân hàng thương mại. Các hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại được quy định trong Luật các Tổ chức tín dụng không có các sản phẩm tài chính phái sinh. Các sản phẩm tài chính phái sinh do các tổ chức tín dụng cung cấp hiện tại đều được Ngân hàng Nhà nước cho phép thực hiện thí điểm. Bốn là, các quy định của pháp luật hiện hành chưa có quy định về các biện pháp, tỷ lệ đảm bảo an toàn, hạn chế rủi ro của các ngân hàng thương mại khi cung cấp hoặc đầu tư vào các sản phẩm tài chính phái sinh và chưa có quy định làm cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của các bên tham gia vào các giao dịch mua, bán các công cụ tài chính phái sinh. 2.1.2. Đối với ngân hàng thương mại : Trên thị thường ngoại hối, NHTM đóng vai trò là nhà cung cấp dịch vụ, nhà tạo lập thị trường, nhà môi giới, nhà đầu cơ và là nhà bảo hiểm rủi ro ngoại hối, họ chính là một mắc xích quan trọng trong chuỗi vận động của thị trường ngoại hối, thị trường các công cụ phái sinh tài chính. Sau khi chính phủ có những chính sách tạo điều kiện cho thị trường các công cụ phái sinh phát triển, các NHTM đã nhanh chóng bắt kịp xu hướng vận động chung của thế giới, mở rộng các dịch vụ nhằm giúp các doanh nghiệp có nhu cầu tham gia vào thị trường. Nhìn chung, sau hơn 10 năm phát triển thị trường công cụ phái sinh đã có những thành tựu đáng ghi nhận tuy chưa thật nhiều và thành công. Trong số hơn 60 ngân hàng thương mại nhà nước, ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, hầu hết các ngân hàng đã đăng ký với NHNN cung cấp dịch vụ phái sinh. Tuy nhiên, chỉ rất ít số đó thực sự hoạt động và hoạt động hiệu quả. Có thể kể tên một số ít các ngân hàng nổi bật trong việc cung cấp dịch vụ này như: [29] Bảng 2.1.2.1 STT Tên ngân hàng Sản phẩm công cụ phái sinh 1 Ngân hàng TNHH một thành viên HSBC Kỳ hạn, hoán đổi, 2 Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Kỳ hạn, quyền chọn, tương lại, hoán đổi 3 Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam Kỳ hạn, quyền chọn, tương lại, hoán đổi 4 Ngân hàng công thương Việt Nam Kỳ hạn, hoán đổi, quyền chọn 5 Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam Kỳ hạn, quyền chọn 6 Ngân hàng TMCP Á Châu Quyền chọn 7 Ngân hàng TMCP Sài Gòn thương tín Kỳ hạn, hoán đổi, quyền chọn 8 Ngân hàng ANZ Kỳ hạn, hoán đổi, quyền chọn 9 Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam Kỳ hạn, hoán đổi 10 Ngân hàng TMCP Dầu khí toàn cầu Kỳ hạn, hoán đổi, quyền chọn Trong đó : Ngân hàng HSBC được xem như ngân hàng cung cấp ngoại hối tốt nhất Việt Nam với những giải thưởng năm 2006, 2007, 2009. Ngân hàng TMP Ngoại thương Việt Nam được xem là ngân hàng có uy tín nhất Việt Nam trong lĩnh vực kinh doanh ngoại hối. Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam là ngân hàng nội địa cung ứng dịch vụ kinh doanh ngoại tệ tốt nhất 2007… [30] Bảng 2.1.2.2 : Doanh thu từ nghiệp vụ phái sinh của một số NHTM lớn: Năm Chỉ tiêu BIDV Vietinbank Vietcombank TriệuVNĐ % TriệuVNĐ % TriệuVNĐ % 2007 Tổng thu nhập 7.794.275 100 6.648.680 100 5.763.393 100 Trong đó: Thu từ các công cụ phái sinh 19.11 0,24 4.256 0,06 0 Tổng lợi nhuận 2.028.246 100 1.529.085 100 3.192.119 100 Trong đó: Dịch vụ phái sinh 8.829 0,04 -6.464 0 0 0 2008 Tổng thu nhập 7.570.430 100 8.694.253 100 10.991.219 100 Trong đó: Thu từ các công cụ phái sinh 363.288 4,79 74.764 0,86 52.492 0,04 Tổng lợi nhuận 2.368.018 100 2.436.388 100 3.525.877 100 Trong đó: Dịch vụ phái sinh 237.93 10,04 -120.042 0 52.492 1,4 2009 Tổng thu nhập 9.687.959 100 5.428.316 100 9.286.804 100 Trong đó: Thu từ các công cụ phái sinh 91.272 0,94 200.587 3,70 6.42 0,06 Tổng lợi nhuận 3.605.469 100 1.678.289 100 5.004.374 100 Trong đó: Dịch vụ phái sinh -171.695 0 -289.517 0 -288.777 0 Đặc biệt sau khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu tới nay, khi mà tình hình tỷ giá biến động không ngừng thì đã có rất nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam tìm tới các công cụ phái sinh tỷ giá thay vì chỉ chú trọng tới hoạt động huy động vốn như trước đây. Tuy nhiên, đây là một công cụ hoàn toàn mới mẻ ở Việt Nam, các NHTM cũng là doanh nghiệp, bản thân họ cũng phải tự phòng ngừa những rủi ro mình gặp phải khi họ thực hiện cung cấp dịch vụ cho các doanh nghiệp khác. Trước tình hình biến động bất thường, thêm vào đó là tình trạng khan hiếm USD như hiện nay, hầu như các NHTM co lại và hạn chế cung cấp những sản phẩm phái sinh. Ngay bản thân họ cũng gặp những khó khăn khi đưa các sản phẩm này vào hạn mục kinh doanh của mình. [31] Thứ nhất là nhu cầu của các doanh nghiệp. Trước năm 2008, các doanh nghiệp không hề quan tâm đến các sản phẩm phái sinh bởi sự “ bảo hộ” của chính phủ về vấn đề tỷ giá là khá thành công. Các NHTM phải vất vả lắm mới tăng được số lượng khách hàng của mình trong lĩnh vực kinh doanh này. Đến sau khi khủng hoảng xảy ra, nhu cầu của doanh nghiệp đã có tăng lên song thị trường vẫn cứ như “ chợ chiều”. Nguyên nhân là từ văn hóa quản trị rủi ro của doanh nghiệp vẫn chưa thực sự mặn mòi với sản phẩm mang tính “ quốc tế” này. Thứ hai là nguồn nhân lực. Hiện nay, các NHTM đang thiếu những chuyên gia thực sự trong lĩnh vực này. Tuy công cụ này đã vào Việt Nam từ những năm 90 của thập kỷ trước, song chúng ta vẫn thiếu những chuyên gia tư vấn có kiến thức và kinh nghiệm thực tế trong lĩnh vực này vừa tư vấn cho khách hàng vừa giúp cho NHTM tự quản trị rủi ro cho bản thân NHTM đó. Thứ ba là phương tiện và thiết bị. Các NHTM thực sự thiếu những phần mềm xử lý, dự báo xu hướng của tỷ giá, quản trị rủi ro và tính phí đối với các nghiệp vụ phái sinh, chính vì vậy mà NHTM cũng không an tâm khi ký kết bất kỳ một hợp đồng phái sinh nào mà không có số liệu phân tích kỹ thuật một cách chặt chẽ và mang tính chính xác cao. 2.1.3. Đối với doanh nghiệp XNK: Trong thời gian qua, trước những biến động khó lường của thị trường tài chính đặc biệt là sau hai cuộc khủng hoảng lớn - khủng hoảng tài chính châu Á 1997 và khủng hoảng tài chính kinh tế toàn cầu 2008, các doanh nghiệp Việt Nam đã nhận thức rõ những rủi ro mà doanh nghiệp gặp phải khi nền kinh tế nước nhà hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới và đã chủ động tìm kiếm và xây dựng những biện pháp riêng cho doanh nghiệp mình đối phó với những rủi ro mà đặc biệt là rủi ro tỷ giá như: - Sử dụng các công cụ phái sinh như : kỳ hạn, hoán đổi, giao sau, quyền chọn. - Dự báo tình hình tỷ giá để xác định giá cả đầu vào trong hoạt động sản xuất kinh doanh. [32] - Tối ưu hóa việc quản lý vòng vốn để giảm thiểu thiệt hại và tăng hiệu quả kinh doanh. - Giảm lượng dự trữ nguyên vật liệu, sản phẩm. - Thực hiện tiết kiểm giảm thiểu những chi phí không cần thiết. - Áp dụng điều khoản giá linh hoạt - Chuyển sang sử dụng những đồng tiền ít biến động hơn. - Giảm khối lượng hàng xuất nhập khẩu, chuyển vào thị trường trong nước… Những biện pháp trên cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam đã rất nhanh nhạy, sáng tạo nhằm tối thiểu hóa những rủi ro gặp phải trong quá trình kinh doanh của mình. Tuy nhiên những gì doanh nghiệp Việt hành động để chống lại những rủi ro tài chính – rủi ro tỷ giá là chưa đủ thuyết phục và hiệu quả. 2.1.3.1. Về chủ quan: Khi mà trên thế giới, quản trị rủi ro tỷ giá đã trở thành một phần trong chiến lược lâu dài, trở thành văn hóa quản trị rủi ro trong doanh nghiệp thì ở Việt Nam, khái niệm quản trị rủi ro nói chung và quản trị rủi ro tỷ giá nói riêng còn là một ý niệm hết sức mơ hồ và khá xa lạ. Có thể nói, tập quán manh múng, không có chiến lược cụ thể là đặc điểm đã ăn sâu vào nhận thức của người Việt Nam từ nền kinh tế nông nghiệp nhỏ bé và lạc hậu, chính điều này cũng đã ảnh hưởng rất lớn đến văn hóa quản trị rủi ro của doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian qua.  Đối với những người đứng đầu doanh nghiệp: Đứng trước sự tác động của rủi ro tỷ giá, trước tiên nhà quản lý phải ra quyết định có nên áp dụng các giải pháp phòng ngừa rủi ro hay không? Việc ra quyết định đầu tiên chủ yếu dựa vào sự kỳ vọng của nhà quản lý đối với tỷ giá trong tương lai và thái độ của nhà quản lý đối với rủi ro tỷ giá. Nếu nhà quản lý là người ngại rủi ro thì trong mọi tình huống tốt nhất là nên áp dụng giải pháp ngừa rủi ro để có được một sự chắc chắn đồng thời loại bỏ tác động của rủi ro tỷ giá. Nếu nhà quản lý là người thích rủi ro hay sẵn sàng chấp nhận rủi ro tỷ giá thì trước tiên nhà quản lý nên dựa vào dự báo để hình thành kỳ [33] vọng của mình đối với sự biến động tỷ giá. Tại các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay có một thực trạng là hầu hết những nhà quản lý nói chung và những người chịu trách nhiệm về tài chính mang tâm lý sợ trách nhiệm, đặc biệt là ở các doanh nghiệp nhà nước. Khi mà văn hóa quản trị rủi ro ở các doanh nghiệp chưa được hình thành, chưa có chiến lược cụ thể thì tâm lý này là hoàn toàn hợp lý. Bởi, nếu mang lại lợi ích cho công ty, cho doanh nghiệp thì không nói gì nhưng nếu thiệt hại thì mọi trách nhiệm sẽ bị quy tội vào những người đặt bút ký vào hợp đồng phái sinh, thậm chí sẽ dẫn đến trách nhiệm hình sự. Chính điều này mà hầu như những nhà quản lý thường không mặn mà lắm với các phương thức quản trị rủi ro, sử dụng công cụ phái sinh.  Thiếu nguồn nhân lực có trình độ: Vấn đề nhân lực luôn là vấn đề lớn của Việt Nam, đối với lĩnh vực quản trị rủi ro vấn đề này lại càng khó khăn hơn. Hiện nay ở các trường đào tạo cử nhân kinh tế hầu hết đều có môn quản trị rủi ro, song lại không có những chuyên gia thực sự hoạt động lĩnh vực này ở các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam hầu hết là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thường không chú trọng đến vị trí quản trị rủi ro đặc biệt là những chuyên gia am hiểu về các sản phẩm phái sinh mà có thể giúp các doanh nghiệp quản trị rủi ro được tốt nhất mà thông thường là kiêm nhiệm. Chính điều này lại càng gây khó khăn cho doanh nghiệp khi muốn phát huy vai trò của người làm quản trị rủi ro.  Văn hóa quản trị rủi ro: Một số nghiên cứu về quản trị rủi ro gần đây đã cho thấy, những rủi ro mà doanh nghiệp gặp phải không chỉ là do những tín toán sai lầm trong phân tích kỹ thuật mà còn là do cách thức tổ chức và đạo đức nghề nghiệp,.. nói chung là văn hóa quản trị rủi ro của chính doanh nghiệp đó. Nếu ban lãnh đạo biết xây dựng một chương trình, một chiến lược quản trị rủi ro hợp lý theo từng giao đoạn cụ thể, khuyến khích các nhân viên tự quản trị rủi ro tỷ giá trong các hoạt động thường ngày của họ, kiểm soát rủi ro một cách chặt chẽ theo đúng với chiến lược đã vạch ra thì chắc chắn những rủi ro sẽ bị giảm thiểu một cách tối đa. Thật tiếc điều này còn khác xa lạ và mới mẻ đối với các doanh nghiệp Việt Nam. [34] Ngoài ra, là sự kém hiểu biết của doanh nghiệp về vai trò, ý nghĩa cũng nhưng cách thức sử dụng các công cụ phòng ngừa rủi ro và tâm lý e ngại sử dụng vì các sản phẩm tài chính phái sinh còn quá mới mẻ. 2.1.3.2. Về khách quan:  Chi phí cao: Đây là một trong những rào cản lớn nhất của các doanh nghiệp khi muốn tham gia vào thị trường phái sinh. Do số lượng khách hàng không nhiều, những biến động khó lường của tỷ giá và bản thân họ cũng sợ những rủi ro mà mình gặp phải mà các NHTM thường đưa ra mức giá khá cao khiến cho các doanh nghiệp hết sức e ngại vì mức phí cao sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp.  Số lượng sản phẩm phái sinh không nhiều và hấp dẫn: Như đã đề cập ở trên, khi nền kinh tế Việt Nam hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới thì nhu cầu của doanh nghiệp về ngoại hối cũng tăng lên cả về số lượng ngoại tệ lẫn thời gian thanh toán hợp đồng. Tuy nhiên, do những hạn chế về mặt cơ chế chính sách cũng như khả năng của các NHTM có hạn nên không đáp ứng được những nhu cầu của doanh nghiệp. Chính vì vậy doanh nghiệp lại quay lưng lại với thị trường phái sinh.  Thiếu thông tin và sự tư vấn của ngân hàng: Khi tham gia sử dụng bất cứ một loại hình dịch vụ nào, thì người sử dụng luôn yêu cầu kèm theo các dịch vụ khác như tư vấn, hỗ trợ,… Nhưng khi sử dụng những sản phẩm phái sinh thì các doanh nghiệp lại không nhận được đầy đủ những thông tin và sự tư vấn cần thiết từ phía NHTM vì chính NHTM cũng còn rất lúng túng khi cung cấp loại hình dịch vụ này. Điều này đã thể hiện tính non kém của thị trường công cụ phái sinh của Việt Nam.  Khi cần lại không có Đây có lẽ là thực trạng đáng buồn nhất của công tác quản trị rủi ro tài chính của doanh nghiệp Việt Nam. Khi mà tình hình tỷ giá ngày càng diễn biến phức tạp và khó lường thì nhu cầu của doanh nghiệp là vô cùng lớn song lại không có ai cung cấp dịch vụ cho họ. Trong tình hình tỷ giá căng thẳng, khoảng cách giữa tỷ giá thị trường liên ngân hàng và thị trường tự do ngày càng dãn ra, khan hiếm USD trầm trọng các doanh nghiệp đặc biệt [35] là doanh nghiệp XNK cần những công cụ phái sinh nhất lại không bất cứ một ngân hàng nào cung cấp cho họ. Điều này cũng thực dễ hiểu, bởi lẽ nếu ký hợp đồng mà đến kỳ thanh toán lại không có USD cho doanh nghiệp thì NHTM phải làm sao? Như vậy những lúc doanh nghiệp cần nhất thì lại không có cho doanh nghiệp. Để hiểu rõ hơn về thực trạng của quản trị rủi ro của các doanh nghiệp XNK Việt Nam, chúng tôi đã thực hiện một cuộc khảo sát về thái độ, cách phản ứng của doanh nghiệp khi gặp phải rủi ro. 2.2. Kết quả khảo sát về tình hình quản trị rủi ro tỷ giá của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam giai đoạn 2007 – 2010. Nhằm tìm hiểu thái độ, phản ứng, hành động cũng như những đặc điểm liên quan đến quyết định quản trị rủi ro của doanh nghiệp XNK Việt Nam chúng tôi đã xây dựng một bảng câu hỏi gồm 21 câu hỏi ( phụ lục 2). Bảng câu hỏi chủ yếu khảo thái độ của các doanh nghiệp trước tình hình biến động tỷ giá như hiện nay, các phương thức mà doanh nghiệp đã sử dụng để quản trị rủi ro tỷ giá, những đặc điểm liên quan đến quyết định sử dụng công cụ phái sinh cũng như mức độ thành công của chúng, ngoài ra chúng tôi cũng khảo sát những nguyên nhân mà doanh nghiệp cho là cốt yếu dẫn đến thị trường phái sinh chưa phát triển mạnh. Sau đây là một số kết quả thu được từ cuộc khảo sát. Thống kê về cuộc điều tra: Bảng 2.2.1 Số bảng câu hỏi phát ra 100 Số bảng câu hỏi nhận về 75 Số bảng câu hỏi đủ tiêu chuẩn xử lý 68 Tóm tắt một số kết quả đáng chú ý: 1. Loại ngoại tệ mà doanh nghiệp thường dùng trong hoạt động sản xuất là USD, EUR, JPY và NDT. [36] 2. Đồng USD là đồng tiền quan trọng nhất trong hoạt động xuất nhập khẩu của 56 doanh nghiệp chiếm 82,35%. 3. Mức độ quan tâm đến rủi ro tỷ giá của doanh nghiệp Bảng 2.2.2 Số DN Tỷ trọng Không quan tâm 4 5.88% Ít quan tâm 10 14.71% Bình thường 19 27.94% Quan tâm 21 30.88% Rất quan tâm 14 20.59% Như vậy số doanh nghiệp quan tâm đến rủi ro tỷ giá là chiếm tỷ trọng lớn nhất với 30,88% và thấp nhất là không quan tâm đến rủi ro tỷ giá chỉ chiếm 5,88%. 4. Những hoạt động mà doanh nghiệp cho là hay gặp phải rủi ro tỷ giá nhất : là nhập khẩu và tín dụng. Bảng 2.2.3 Số DN Tỷ trọng Xuất khẩu 17 25.00% Nhập khẩu 21 30.88% Tín dụng 20 29.41% Đầu tư 5 7.35% Khác 5 7.35% Như vậy nhập khẩu và tín dụng là hai lĩnh vực mà doanh nghiệp cảm thấy bị tổn thất nặng nề nhất khi rủi ro tỷ giá xảy ra tiếp đó là xuất khẩu và nhóm cuối là đầu tư và các hoạt động khác. 5. Có 41 trong 68 doanh nghiệp chiếm 60,29 % có sử dụng các biện pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá. Còn lại 27 doanh nghiệp không sử dụng bất kỳ biện pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá nào. 6. Những biện pháp mà doanh nghiệp đã sử dụng để phòng ngừa rủi ro tỷ giá ( câu hỏi nhiều lựa chọn. [37] Bảng 2.2.4 S

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfMô hình probit trong đánh giá quản trị rủi ro tại các doanh nghiệp xuất nhập khẩu việt nam.pdf
Tài liệu liên quan