Đề tài Mô hình tổ chức cuộc hành quân hướng về điện biên

Vào dịp 26/3 chào mừng tháng thanh niên. Tôi hướng dẫn cho các chi đội và tiến hành sơ kết giai đoạn 1, bình chọn những tập thể chi đội có tỉ lệ đội viên và nhiều sao chiến công nhất sẽ trao giải thưởng, tặng thưởng cho 10 đội viên có thành tích cao trong phong trào này. Đồng thời chọn những đội viên có từ 5 danh hiệu “Dũng sĩ diệt giặc Pháp” tương đương với “Dũng sĩ diệt xe cơ giới” cho đi thăm quan tại Suối Tiên và Bình Dương nước và những đội viên này được quyền bước vào gia đoạn 2 của phong trào trong dịp 7/5/2004 – đúng vào thời điểm kỉ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên và liên hoan chiến sĩ nhỏ Điện Biên. Ở giai đoạn 1 chỉ sau 3 tháng phát động số điểm 10 cùng với những danh hiệu đã trao cho Đội viên một con số cực kỳ cao, như chúng ta đã biết, việc dành điểm 10 là rất khó, song các em đã xuất sắc dành được 421 điểm 10/ 113 Đội viên. Tiêu biểu trong chặng 1 này có em: Lương Ngọc Quang (lớp 7:13 điểm) ; Mạc Thị Hảo (Lớp 7: 10 điểm); Đàm Thị Toan (Lớp 7: 9 điểm); Hoàng Thị Xoa các em cố gắng dành được 2 huy hiệu “Dũng sĩ diệt xe cơ giới” (lớp 7: 9 điểm); em Đinh Thị Điệp (11 điểm) ở chi Lê Văn Tám (lớp 8b).

 

doc10 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2696 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Mô hình tổ chức cuộc hành quân hướng về điện biên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỘI TNTP HỒ CHÍ MINH LIÊN ĐỘI PHỔ THÔNG DTNT ĐIỂU ONG MÔ HÌNH TỔ CHỨC CUỘC HÀNH QUÂN HƯỚNG VỀ ĐIỆN BIÊN I/LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Không phải ngẫu nhiên mà 4 câu thơ dưới đây được Hội đồng đội Trung Ương chọn làm chủ đề của năm học 2003-2004: “Vâng lời Bác Hồ dạy Chiến sĩ nhỏ Điện Biên Học tốt rèn luyện tốt Cùng tiến bước lên Đoàn” Thật vậy bởi 50 năm trôi qua, chiến thắng Điện Biên Phủ như một mốc son chói lọi cho lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta trong thế kỉ 20. Thật xứng đáng “ được ghi vào lịch sử dân tộc như một Bặch Đằng, một Chi Lăng hay Đống Đa và được ghi vào lịch sử thế giới. Đột phá thành trì của hệ thống nô dịch của chủ nghĩa đế quốc”. Duới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ. Chúng ta biết vũ trang toàn dân làm chiến tranh nhân dân, được các nước xã hội chủ nghĩa và nhân loại tiến bộ trên thế giới đồng tình, ủng hộ và đi đến thắng lợi trước một kẻ thù xâm lược mạnh hơn mình gấp bội lần. -Thắng lợi Điện Biên Phủ không những đã bảo vệ và phát triển thành quả của cách mạng tháng Tám mà còn mở ra giai đoạn mới, tiếp tục hoàn thành cách mạng dân chủ trong cả nước, xây dựng tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. -Chiến thắng Điện Biên Phủ mãi là niềm tự hào của dân tộc ta. Trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, tinh thần Điện Biên Phủ vẫn sáng ngời, là động lực, nguồn cổ vũ to lớn của nhân dân ta trong công cuộc đổi mới nhằm mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh”. Chiến thắng Điện Biên Phủ không chỉ là chiến thắng của nhân dân Việt Nam mà còn là chiến thắng của các dân tộc bị áp bức trên thế giới. Nó chứng tỏ ngày nay, chiến tranh xâm lược của đế quốc nhất định thất bại, cách mạng giải phóng dân tộc nhất định thắng lợi, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp đấu tranh của nhân loại tiến bộ: “Vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội”. Từ những ý nghĩa quan trọng đó, tôi thiết nghĩ rằng: việc tổ chức tuyên truyền giáo dục cho mọi tầng lớp nhân dân nói chung và lớp thanh thiếu niên nói riêng, hiểu, tự hào và học tập, rèn luyện về tinh thần chiến thắng oanh liệt ấy trong thời kỳ mới là nhiệm vụ quan trọng của mọi cấp, mọi ngành, mọi nhà, trong đó những người thầy giáo – những nhà sư phạm, cụ thể là những người làm công tác phụ trách thiếu nhi như chúng tôi tự gắn lên vai mình một trọng trách quan trọng. Song giáo dục cho các em như thế nào? Nội dung giáo dục những gì? và hiệu quả của nó ra sao? còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố chủ quan, lẫn khách quan. Đòi hỏi mỗi chúng ta, những người làm công tác giáo dục cần phải suy nghĩ, tính toán.? Là một người Tổng phụ trách đội đang công tác tại trường dân tộc nội trú mang tên anh hùng lực lượng vũ trang Điểu Ong của huyện Bù Đăng anh hùng, cũng như các bạn là tổng phụ trách khác, bản thân tôi nghĩ rằng trách nhiệm của mình cũng hết sức nặng nề và tôi luôn coi trọng việc tổ chức giáo dục truyền thống cho các em, để các em hiểu và tự hào về truyền thống đấu tranh anh dũng của cha anh mình, đặc biệt là trong tình hình hiện nay. Các thế lực thù địch rất mưu mô, xảo quỵt đang tìm mọi thủ đoạn và lợi dụng vào sự nhẹ da, thật thà của một số đồng bào dân tộc của ta để xúi dục, tuyên truyền bịa đặt, nhảm nhí, trái với chủ trương của Đảng và nhà nước chúng ta. Do vậy việc tập hợp tổ chức tuyên truyền giáo dục cho đồng bào dân tộc ta nói chung, đặc biệt là các em học sinh đang học tại trường dân tộc nội trú – lớp người tiêu biểu, đội ngũ các bộ cốt cán tương lai của quê hương và buôn làng mình là một nhiệm vụ rất cần thiết và cấp bách. Hoà chung với khí thế tưng bừng của cả nước hướng về kỉ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Sau một thời gian nghiên cứu, khảo sát tình hình thực tế và nắm bắt tâm tư nguyện vọng của các em, bám sát vào chủ đề năm học, tôi đã quyết định phát động phong trào thi đua nhằm giáo dục cho các em qua phong trào lớn “Hành quân theo buớc chân người anh hùng” hướng về kỉ niệm 50 chiến Thắng Điện Biên Phủ. Qua phong trào này vừa tạo sân chơi bổ ích, nâng cao chất lượng học tập, thu hút và qua đó tuyên truyền giáo dục cho các em về những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam anh hùng. Sau khi phong trào đã được triển khai thực hiện và đã thu được nhiều kết quả rất khả quan, có thể nói là rất thành công. Thành công ở đây không chỉ dừng ở kết quả của các tập thể và cá nhân đạt được mà chính nó đã tạo ra một sân chơi lý thú, bổ ích được hội đồng sư phạm đồng tình ủng hộ và bản thân các tập thể, cá nhân đội viên hưởng ứng một cách tích cực. II/ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH: 1-Thuận lợi : -Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của HĐĐ huyện, BCH Đoàn khối GD trong các hoạt động. -Chi bộ, BGH trường rất quan tâm tới các hoạt động của Đội tạo mọi điều kiện thuận lợi về nhân lực, vật lực để Liên Đội hoạt động, đồng thời Chi bộ, Ban giám hiệu trường thường xuyên theo dõi, giám sát, chỉ đạo sát sao, quán triệt sâu sát các đoàn thể trong việc hỗ trợ cho hoạt động của Đội. -Sự đồng tình ủng hộ của các đoàn thể, của BCH chi Đoàn ,Các thầy cô phụ trách chi (6/6 thầy cô là đoàn viên nhiệt tình và có trách nhiệm) và hội đồng sư phạm trong các hoạt động tại liên Đội -Trường chỉ có 6 lớp, các em ở nội trú nên rất thuận lợi và chủ động trong việc tập hợp, tuyên truyền giáo dục và tổ chức các hoạt động. -Nhìn chung các em đều ngoan, biết nghe lời thầy cô, đây là những điều kiện thuận lợi để thu hút các em tham gia . -So với các trường khác ,cơ sở vật chất của trường tương đối đầy đủ phục vụ cho việc tổ chức các hoạt động . 2-Khó khăn -Nguồn kinh phí vẫn còn ít ỏi ngoài những khoản kinh phí được cấp theo tiêu chuẩn của nhà nước thì không còn nguồn nào khác do vậy cũng ảnh hưởng tới việc tổ chức các hoạt động đặc biệt là công tác thi đua, khen thưởng các em trong các đợt sơ, tổng kết. -Với 5/6 chi đội / 6 lớp ở 4 khoiá lớp 6; 7; 8; 9 khác nhau, tỉ lệ đội viên giữa các chi đội khối 6 và 8, 9 không đều nên việc tổ chức thi đua giữa các chi đội cũng đã gặp những khó khăn và thiếu tinh hào hứng trong thi đua. -Những tài liệu và cơ sở vật chất phục vụ cho việc tuyên truyền cũng còn thiếu thốn, chưa đáp ứng theo nhu cầu thực tế hiện nay. Những khó khăn trên phần nào đã làm ảnh hưởng tới các hoạt động. Tuy nhiên với tinh thần quyết tâm chúng tôi đã khắc phục, vượt qua và đã bắt tay vào công việc trong một tư thế rất vững vàng. III/NHỮNG VIỆC LÀM CỤ THỂ: Sau khi khảo sát, nắm bắt tình hình thực tế, nắm bắt tâm tư nguyện vọng của các em, của các đồng chi phụ trách chi và những điều kiện thực tế của trường, tôi đã xây dựng kế hoạch và xin chủ trương của chi bộ, của ban giám hiệu trường rồi thông qua hội đồng sư phạm để thống nhất, kế hoạch xây dựng có sự đóng góp ý kiến xây dựng của toàn thể hội đồng sư phạm và tiến hành triển khai thực hiện. Kế hoạch Cuộc hành quân được chia làm 2 giai đoạn đó là: Giai đoạn 1: Từ 22/12/ 2003 đến 26/3/2004 Chủ đề: “Hành quân theo bước chân những người anh hùng” Giai đoạn 2: Từ 26/3/2004 đến 7/5/2004 Chủ đề: “Em là chiến sĩ Điện Biên” 1-Giai đoạn 1: “Hành quân theo bước chân những người anh hùng”: Có thể nói ở giai đoạn này là những điểm khởi đầu của ”Chiến dịch giải phóng Điện Biên”, cũng là vòng sơ khảo đẻ thử tài của các “chiến sĩ”, và làm cơ sở vững chắc để bước vào giai đoạn 2. Cách tiến hành: a-Tuyên truyền cho đội viên những kiến thức về lịch sử: -Thông qua việc triển khai chương trình rèn luyện đội viên trong chuyên hiệu “Nhà sử học nhỏ tuổi” tôi đã tiến hành tổ chức tuyên truyền cho Đội viên những kiến thức về lịch sử nói chung đặc biệt chú trọng những kiến thức về Điện Biên Phủ, những kiến thức này được tập hợp từ việc sưu tầm qua giáo viên bộ môn lịch sử, từ sổ tay rèn luyện đội viên mà hội đồng đội tỉnh ban hành, từ sách báo để tập hợp thành một lượng kiến thức rất căn bản. Hình thức triển khai rất nhẹ nhàng vui tươi. Cụ thể như: *Trong các buổi sinh hoạt đội, tôi hướng dẫn các em trong ban chỉ huy liên, chi đội dành khoảng 15 phút để tuyên truyền kiến thức qua hình thức hỏi đáp đúng, sai. Ví dụ: -Ngày giải phóng Điện Biên Phủ là ngày 7/ 5/ 1954 đúng hay sai? -Chiến dịch Điện Biên Phủ do đại tướng Võ Nguyên Giáp tổng chỉ huy đúng hay sai? *Trong bảng tin măng non và chương trình phát thanh măng non của liên đội được truyền tải những thông tin, kiến thức về lịch sử theo chủ đề hàng tháng, song trong đó vẫn dành một nội dung kiến thức về Điện Biên thông qua chuyên mục “Aâm Vang Điện Biên”. Những tin tức này ngoài những phóng viên của chương trình sưu tầm và viết thì hằng tháng liên đội phân công trách nhiệm cho các chi đội phải sưu tầm và viết bài gửi về cho chương trình. Hoạt động này đã kích thích các em trong việc sưu tầm đọc sách báo và có trách nhiệm với công việc tập thể, đồng thời rèn luyện cách viết trong các em. -Từ lượng kiến thức đã được triển khai, để theo dõi và đánh giá về chất lượng đội viên đồnt hời làm cơ sở để bước vào giai đoạn 2. Trong các buổi chào cờ đầu tuần, tôi dành một lượng thời gian khoảng 10 phút cho trò chơi “Ô chữ thông minh” vừa tạo không khí vui tươi trong ngày đầu tuần để các em học tập tốt hơn vừa là dịp để tuyên truyền cho các em dễ hiểu, dễ nhớ và nhớ lâu. Đồng thời những em trả lời đúng sẽ được nhận một phiếu công nhận “Dũng sĩ diệt giặc Pháp” ; nhận quà và được cộng vào điểm thi đua cho chi đội của mình trong tuần. b-Các hoạt động thúc đẩy học tập: Tôi tổ chức phát động phong trào thi đua học tập với nội dung “ Hành quân theo bước chân người anh hùng”. Hướng về Điện Biên Phủ. Nội dung phong trào như sau: Hàng ngày các em thi đua dành điểm 10 trong học tập dưới mọi hình thức như: Kiểm tra miệng, viết, thi….nếu em nào có điểm 10 thì giáo viên bộ môn ghi và thông báo cho lớp phó học tập. Tôi phát và hướng dẫn cho mỗi em lớp phó học tập 1 cuốn sổ để ghi chép. Cuối tuần tổng hợp báo về cho Ban thi đua liên đội. Đạt 1 điểm 10 hoặc trả lời đúng câu hỏi của trò chơi “Ô chữ thông minh” các em sẽ được nhận một sao chiến công với danh hiệu “Dũng sĩ diệt giặc Pháp” và nhận 1 cuốn vở, riêng đạt điểm 10 trong thi hoặc kiểm tra có hệ số tính là 2 sẽ được công nhận thành 2 điểm 10. Em nào đạt điểm 10 chi đội mình sẽ được cộng điểm thi đua của tập thể. Em nào có 5 sao chiến công “Dũng sĩ diệt giặc Pháp” có quyền đổi 1 danh hiệu “Dũng sĩ diệt xe cơ giới”, đồng thời được quyền tham gia vào giai đoạn 2 của chiến dịch. Chi đội nào có một nửa số lượt đội viên đạt danh hiệu “Dũng sĩ diệt giặc Pháp” sẽ được phong danh hiệu “Tiểu Đoàn chiến thắng”. Các danh hiệu đó được thiết kế như sau: * Một số mẫu của huy huy hiệu: a- Danh hiệu “Dũng sĩ diệt giặc pháp” HÀNH QUÂN THEO BƯỚC CHÂN NGƯỜI ANH HÙNG ĩ 7/5/1954-7/5/2004 SAO CHIẾN CÔNG DŨNG SĨ DIỆT GIẶC PHÁP b-Danh hiệu “Dũng sĩ diệt xe cơ giới” HÀNH QUÂN THEO BƯỚC CHÂN NGƯỜI ANH HÙNG 7/5/1954 -7/5/2004 SAO CHIẾN CÔNG DŨNG SĨ DIỆT XE CƠ GIỚI c- Danh hiệu “Tiểu đoàn chiến thắng” HÀNH QUÂN THEO BƯỚC CHÂN NGƯỜI ANH HÙNG 7/5/1954 -7/5/2004 SAO CHIẾN CÔNG TIỂU ĐOÀN CHIẾN THẮNG Vào dịp 26/3 chào mừng tháng thanh niên. Tôi hướng dẫn cho các chi đội và tiến hành sơ kết giai đoạn 1, bình chọn những tập thể chi đội có tỉ lệ đội viên và nhiều sao chiến công nhất sẽ trao giải thưởng, tặng thưởng cho 10 đội viên có thành tích cao trong phong trào này. Đồng thời chọn những đội viên có từ 5 danh hiệu “Dũng sĩ diệt giặc Pháp” tương đương với “Dũng sĩ diệt xe cơ giới” ø cho đi thăm quan tại Suối Tiên và Bình Dương nước và những đội viên này được quyền bước vào gia đoạn 2 của phong trào trong dịp 7/5/2004 – đúng vào thời điểm kỉ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên và liên hoan chiến sĩ nhỏ Điện Biên. Ở giai đoạn 1 chỉ sau 3 tháng phát động số điểm 10 cùng với những danh hiệu đã trao cho Đội viên một con số cực kỳ cao, như chúng ta đã biết, việc dành điểm 10 là rất khó, song các em đã xuất sắc dành được 421 điểm 10/ 113 Đội viên. Tiêu biểu trong chặng 1 này có em: Lương Ngọc Quang (lớp 7:13 điểm) ; Mạc Thị Hảo (Lớp 7: 10 điểm); Đàm Thị Toan (Lớp 7: 9 điểm); Hoàng Thị Xoa các em cố gắng dành được 2 huy hiệu “Dũng sĩ diệt xe cơ giới” (lớp 7: 9 điểm); em Đinh Thị Điệp (11 điểm) ở chi Lê Văn Tám (lớp 8b). 2-Giai đoạn 2: “Em là chiến sĩ Điện Biên” Giai đoạn này là dịp để những em chưa hoàn thành ở giai đoạn 1 tiếp tục phấn đấu, đồng thời những em đã đạt tiếp tục duy trì danh hiệu của mình, nếu như ở giai đoạn 2 đạt được 2 Huy hiệu “Dũng sĩ diệt xe cơ giới” ( 10 huy hiệu “Dũng sĩ diệt giặc Pháp” sẽ được công nhận là chiến sĩ nhỏ Điện Biên. Những em đạt 1 huy hiệu “Dũng sĩ diệt giặc Pháp” sẽ tham gia hội thi “Theo dòng lịc sử” b-Nội dung cuộc thi: Lượng kiến thức đã được triển khai đến các đội viên, vào dịp tháng 3 – tháng thanh niên tôi thiết kế hội thi “Theo dòng lịch sử” với những phần thi như sau: +Công tác tổ chức-Ban giám khảo: -Thành lập Ban tổ chức, ban giám khảo gồm những thành viên sau: *Hiệu trưởng làm trưởng ban để chỉ đạo chung. * Hiệu phó chuyên môn làm phó ban phụ trách nội dung. *Tổng phụ trách đội phó ban phụ trách công tác tổ chức. *Giáo viên bộ môn sử thành viên. *Kế toán trường làm thành viên Ban tổ chức xây dựng kế hoạch, theo dõi, đôn đốc việc ôn luyện, tập dợt của các đội trong quá trình chuẩn bị, đồng thời chuẩn bị những cơ sở vật chất và kinh phí cho hoạt động. +Thành lập các đội tuyển: Những em đạt một chuyên hiệu “Dũng sĩ diệt xe cơ giới” sẽ được tham gia trong giai đọan 2 và nếu đạt sẽ được công nhận và tham gia liên hoan “Chiến sĩ nhỏ Điện Biên”. Tất cả những em tham gia giai đoạn 2 sẽ được chia thành 3 đội tuyển (tổng số đội viên các chi đội được chia đều thành 3). Các đội tuyển được phân công 2 giáo viên phụ trách hướng dẫn tập luyện và chịu trách nhiệm trước ban tổ chức về đội tuyển của mình. Như vậy cân bằng về số lượng, độ tuổi, vừa tạo tinh thần đoàn kết giao lưu trong các chi đội với nhau. +chương trình hội thi gồm các phần như sau: Phần 1: Chào hỏi: Các đội tuyển tập dợt một tiểu phẩm, vè,…trong thời gian 5 phút và đăng ký trước với Ban tổ chức nội dung phần. Ơø phần thi này được tính theo thang điểm 10 tuỳ theo nội dung và chất lượng trình bày của các đội tuyển để Ban giám khảo cho điểm, khuyến khích các đội có tính hài hước và những nội dung liên qua đến Điện Biên Phủ. Phần 2: Những sự kiện lịch sử: Ở phần này mỗi đội cử 5 Đội viên tham gia và phải trả lời 5 câu hỏi về các sự kiện lịch sử, trong đó 3 câu hỏi về kiến thức liên quan đến Điện Biên Phủ 2 câu còn lại là các sự kiện lịch sử khác. Hình thức trả lời đúng hay sai, mỗi câu hỏi được suy nghĩ trong 5 giây và được quyền hội ý, mỗi đội viên phải trả lới một câu nếu đúng sẽ được phát phiếu và công nhận huy hiệu “ Chiến sĩ nhỏ Điện Biên”. Nếu sai sẽ không được công nhận chuyên hiệu và phải tiếp tục rèn luyện để kiểm tra những đợt sau và không cộng thêm điểm cho đội mình. Phần 3: Những địa danh lịch sử: Phần thi này mỗi đội cũng cử 5 em tham gia,ban tổ chức cho các đội bốc thăm, nếu bốc vào địa danh nào thì sẽ có 5 câu hỏi và phải trả lời các câu hỏi này ( Một số địa danh quan trọng ban tổ chức giới hạn trước cho các các đội chuẩn bị trước). Cách thức tính điểm phần thi này cũng giống như ở phần thi thứ 2 ( Những sự kiện lịch sử). Phần 4: bánh xe lịch sử: Số đội viên còn lại của các đội tuyển sẽ tham gia phần thi này. Hình thức phần thi này như phần thi “Chiếc nón kì diệu” của Đài truyền hình Việt Nam, mỗi thành viên sẽ quay một vòng, trên vòng quay này được ghi các địa danh khác nhau, nếu trúng địc danh nào sẽ có một câu hỏi trả lời về địa danh đó. Ví dụ: nếu quay vào địa danh Thành Phố Hồ Chí Minh sẽ có một câu hỏi về các sự kiện về ngày 30/4/1975. Ngoài việc tính điểm và công nhân cho đội viên thì trong phần thi này còn có những phần quà như: Khăn quàng đỏ, vở, bút…nhằm khuyến khích tinh thần của các em và tạo khí thế trong hội thi. Cách tính điểm và công nhận đội viên như các phần thi thứ 2 và thứ 3. + Cách tính điểm tập thể: Tất cả các câu trả lời đúng ở tất cả các phần thi sẽ được cộng cho đội tuyển của mình 10 điểm. Đội nào có số điểm cao sẽ được tặng giấy khen và phần thưởng. Dựa theo số đội viên và số câu hỏi trả lời đúng ban tổ chức tính điểm và trao giải cho các đội có thành tích cao. Hình ảnh hoạt động của hội thi: IV/KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC: Từ các phong trào thi đua, tổ chức tuyên truyền thực hiện trong năm học qua. Liên đội đã thu được những kết quả như sau: 1-Công tác tuyên truyền và công nhận chuyên hiệu: -109/113 Đội viên đạt chuyên hiệu “Nhà sử học nhỏ tuổi” -Phong trào đã tạo ra khí thế vui tươi trong học tập và sinh hoạt,làm thay đổi không khí và cách thức tổ chức trong các hoạt động giáo dục. -100% Đội viên biết và nắm vững những sự kiện lịch sử nói chung và chiến thắng Điện Biên Phủ nói riêng. 2-Phong trào thi đua học tập: 113/113 em đạt điểm 10 trong đó có những em đạt: 21 điểm ( Lương Ngọc Quang); Mạc Thị Hảo (18 điểm); Đinh Thị Điệp ( 18 Điểm). Toàn liên đội với tổng số: 638 điểm được chia theo bảng thống kê sau: Chi đội 6a 6b 7 8a 8b TSĐội viên 31 32 27 12 11 Số em đạt 31 32 27 12 11 TS điểm đạt 123 135 181 97 102 -Số em được nhận Danh hiệu “ Em là chiến sĩ Điện Biên” là: 74. -Từ nỗ lực phấn đấu dành điểm 10 nên số học sinh giỏi, khá trong năm là: 70 em. Số em đạt HS giỏi vòng huyện là 2 em. -Phong trào đã được hội đồng sư phạm nhà trường rất hài lòng và tạo mọi điều kiện về kinh phí với tổng số gồm : In ấn chuyên hiệu, kinh phí tổ chức hoạt động và giải thưởng khoảng 2 triệu đồng. Đội viên tích cực hưởng ứng và phần lớn các em có tinh thần tực học tốt hơn.. V/ BÀI HỌC KINH NHGIỆM: Từ những hoạt động thực tiễn trong năm học vừa qua, bản thân tôi rút ra một số kinh nghiệm trong thực tiễn như sau : -Cần xác định rõ nhiệm vụ, trọng tâm của năm học và xét theo tình hình thực tế của đơn vị mình mà chọn nội dung mô hình hoạt động nhằm đạt hiệu quả cao nhất. -Nâng cao tinh thần tự học, tự rèn, tìm tòi, học hỏi, có tinh thần yêu nghề, mến trẻ, tận tụy với công việc đang làm. Chủ động thay đổi nội dung cách thức tổ chức các hoạt động, tránh sự nhằm chán trong các em, vì lứa tuổi các em thích khám phá, tìm tòi những điều mới lạ. -Thường xuyên theo dõi, giám sát, đôn đốc, động viên giúp đỡ các tập thể, cá nhân trong quá trình tham gia thực hiện nhằm đạt kết quả cao nhất. -Linh hoạt, khéo léo trong việc tham mưu, phối hợp với các tập thể và cá nhân trong và ngoài nhà trường, đồng thời tranh thủ sự đồng tinh, ủng hộ cả về nhân lực, vật lực cho các hoạt động. NGUYỄN THẾ HẢI TỔNG PHỤ TRÁCH

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMô hình tổ chức cuộc hành quân hướng về điện biên.doc