Chương 1 1
Những vấn đề cơ bản về định mức tín nhiệm và tổ chức định mức tín nhiệm. 1
1.1 Định mức tín nhiệm (ĐMTN) 1
1.1.1 Khái niệm định mức tín nhiệm(ĐMTN). 1
1.1.2 Vai trò của định mức tín nhiệm. 3
1.1.3 Phân loại định mức tín nhiệm. 4
1.1.4 Phương pháp định mức tín nhiệm: 5
1.1.4.1 Đối tượng và nguyên tắc xây dựng hệ thống đánh giá định mức tín nhiệm: 5
Bảng 1 – Bảng kí hiệu và minh họa của một số tổ chức định mức tín nhiệm. 5
1.1.4.2 Các phương pháp định mức tín nhiệm. 7
1.2 Tổ chức định mức tín nhiệm. 9
1.2.1 Lịch sử ra đời và phát triển của tổ chức định mức tín nhiệm. 9
1.2.1.1 Sự hình thành của các tổ chức ĐMTN. 9
1.2.1.2 Sự phát triển của các tổ chức định mức tín nhiệm. 11
Thời kỳ từ năm 1909 đến năm 1970. 11
Thời kỳ từ năm 1970 đến nay. 11
1.2.2 Vai trò của tổ chức định mức tín nhiệm. 12
1.2.3 Hoạt động và sản phẩm cơ bản của tổ chức định mức tín nhiệm. 14
Chương 2 16
Mô hình tổ chức định mức tín nhiệm điển hình của một số quốc gia và bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam. 16
2.1 Mô hình tổ chức định mức tín nhiệm của một số quốc gia trên thế giới. 16
2.1.1 Mô hình tổ chức định mức tín nhiệm Standard & Poor’s (S&P) của Mỹ. 16
Nguồn : www.standardandpoor.com 17
Sơ đồ 2.2 – Quy trình định mức tín nhiệm của Standard & Poor’s 17
Nguồn: Request@standardandpoor.com 17
Quy trình này sắp xếp theo thời gian, được thể hiện trong bảng 2.1. 17
Nguồn: Request@standardandpoor.com 18
Sơ đồ 2.3 – Trình tự và nội dung định mức tín nhiệm của S&P. 18
Bảng 2.2 – Hệ thống định mức tín nhiệm trái phiếu của Moody’s và S&P. 19
2.1.2 Mô hình tổ chức định mức tín nhiệm NICE của Hàn Quốc. 19
Sơ đồ 2.4 – Cơ cấu tổ chức xếp hạng tín nhiệm của NICE. 20
2.1.3 Mô hình tổ chức định mức tín nhiệm R & I ở Nhật Bản. 22
Sơ đồ 2.5 – Mô hình tổ chức định mức tín nhiệm R & I của Nhật Bản. 22
2.1.4 Mô hình tổ chức định mức tín nhiệm ở Đông Nam Á. 23
Mô hình tổ chức định mức tín nhiệm TRIS ở Thái Lan. 23
Sơ đồ 2.6 – Mô hình tổ chức định mức tín nhiệm TRIS của Thái Lan. 24
Sơ đồ 2.7 – Trình tự các bước để tiến hành định mức tín nhiệm ở Thái Lan. 24
Mô hình tổ chức định mức tín nhiệm RAM của Malaysia. 25
Bảng 2.3 – Tiêu chuẩn xếp hạng tín nhiệm của RAM. 27
2.2 Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam. 28
34 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2431 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Mô hình tổ chức định mức tín nhiệm điển hình của một số quốc gia và bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chất lượng chứng khoán dựa vào uy tín của các ngân hàng đầu tư sang cho các công ty xếp hạng tín nhiệm. Việc chuyển giao này làm cho việc xếp hạng tín nhiệm ngày càng chuyên nghiệp hơn và tránh được mâu thuẫn về lợi ích.
1.2.1.2 Sự phát triển của các tổ chức định mức tín nhiệm.
Thời kỳ từ năm 1909 đến năm 1970.
Sự xuất hiện của các tổ chức ĐMTN vào đầu thế kỷ 20 chủ yếu diễn ra tại Mỹ. Sở dĩ như vậy là bởi vì các công ty đường sắt lớn mà chủ yếu là các công ty tư nhân rất phát triển. Chính vì điều này đã tạo ra một thị trường trái phiếu lớn hơn bất kì nơi nào trên thế giới. Kể từ sau năm 1920, các tổ chức xếp hạng tín nhiệm hoạt động rất mạnh. Bởi vì thời kì này thị trường nợ có quá nhiều hàng hóa, từ trái phiếu liên bang, trái phiếu địa phương đến trái phiếu công ty đều rất phát triển. Tuy nhiên từ năm 1929 đến năm 1937 là thời kỳ khó khăn nhất của các tổ chức ĐMTN, đó là việc chính quyền địa phương và chính quyền liên bang mất khả năng chi trả các khoản nợ của mình. Điều này đã khiến cho uy tín cũng như hoạt động của các tổ chức ĐMTN suy giảm và trở nên khó khăn hơn.
Đến năm 1940,các tổ chức ĐMTN mới hoạt động tương đối ổn định trở lại vì thị trường nợ đã hoạt động tương đối an toàn và không có bước đột biến. Trong thời kỳ này, các tổ chức ĐMTN có được thu nhập chủ yếu từ việc bán các ấn phẩm của họ (trong đó có kết quả xếp hạng), và các tài liệu khác có liên quan. Điều này có nghĩa là người mua chứng khoán phải chịu các chi phí thông tin.
Thời kỳ từ năm 1970 đến nay.
Có thể nói thời kỳ này sự phát triển của các tổ chức ĐMTN mang tính toàn cầu hóa.
Từ cuối thập niên 70, sự phát triển của các tổ chức ĐMTN mang tính đột biến. Nói như vậy là vì thời gian này, các tổ chức ĐMTM gặp được một đợt sóng phát triển tài chính lớn và các tổ chức này đã tận dụng được điều này. Rất nhiều các quốc gia đã lần lượt thành lập các tổ chức ĐMTN của nước mình. Cũng thời điểm này, ngoài việc xếp hạng các chứng khoán thông thường, các tổ chức ĐMTN còn xếp hạng tín nhiệm cho các quốc gia và các định chế tài chính xuyên quốc gia. Cũng trong thời kỳ đó, các công ty ĐMTN bắt đầu thu phí từ nhà phát hành và đây đã trở thành nguồn thu chính của họ.
Trong xu thế phát triển đó, các tổ chức định mức tín nhiệm đã thiết lập hệ thống chi nhánh của mình ở các thị trường mới nổi – nơi đang cần việc xếp hạng đối với các tổ chức phát hành chứng khoán quốc tế của các công ty đang thường trú tại quốc gia đó. Chính phủ của các quốc gia công nghiệp mới NICs và các nước đang phát triển ngày càng nhận thức được tầm quan trọng của các tổ chức ĐMTN đối với sự phát triển của thị trường trái phiếu và tiền tệ. Năm 1993, diễn đàn của các tổ chức ĐMTN ASEAN (AFCRA) được thành lập như là tiền đề cho việc thúc đẩy các tiêu chuẩn quốc tế của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm ASEAN, Philipines thành lập năm 1982, Malaysia năm 1991, Thái Lan năm 1993, Indonexia năm 1995.
Các tổ chức ĐMTN ngày càng khẳng định được vai trò quan trọng không thể thiếu của mình trong sự phát triển của nền kinh tế của các quốc gia nói chung và thị trường tài chính nói riêng. Đặc biệt là trong xu thế toàn cầu hóa như hiện nay thì các tổ chức ĐMTN lại càng có điều kiện để phát triển nghiệp vụ chuyên môn cũng như quy mô tổ chức của mình.
Vai trò của tổ chức định mức tín nhiệm.
Từ sự hình thành và phát triển của tổ chức ĐMTN ta có thể đưa ra một định nghĩa về tổ chức ĐMTN như sau:
“ Tổ chức ĐMTN hay các công ty đánh giá hệ số tín nhiệm là các tổ chức chuyên cung cấp dịch vụ đánh giá năng lực thanh toán các khoản vốn gốc và lãi đúng hạn theo những điều khoản đã cam kết của tổ chức phát hành đối với một đợt phát hành cụ thể ”.
Chính sự phát sinh nhu cầu thông tin đáng tin cậy về các tổ chức phát hành của các nhà đầu tư là cơ sở để hình thành nên tổ chức ĐMTN. Qua thời gian,các tổ chức này đã ngày càng khẳng định tầm quan trọng của mình đối với thị trường vốn và nền kinh tế.
Tổ chức phát hành đóng vai trò là cầu nối giữa nhà đầu tư và thị trường.
Các nhà phát hành dùng xếp hang tín nhiệm như một chiến lược để huy động vốn. Bởi vì, khi một nhà phát hành có nhu cầu huy động vốn, thì thông qua việc xếp hạng đó sẽ giúp cho việc huy động vốn thông qua phát hành chứng khoán dễ dàng hơn. Hơn nữa thông qua kết quả của việc xếp hạng mà hạng của các nhà phát hành sẽ khác nhau làm cơ sở cho các nhà đầu tư có thể đưa ra quyết định đầu tư.
Tổ chức ĐMTN được coi như một công cụ để giám sát thị trường tài chính.
Khi thị trường tài chính và xu hướng toàn cầu hóa ngày càng phát triển thì các tổ chức ĐMTN ra đời, tồn tại và phát triển nhằm giảm thiểu rủi ro cho các nhà đầu tư,và rủi ro cho cả hệ thống nói chung. Từ kết quả đánh giá của các tổ chức ĐMTN, các nhà đầu tư có thể biết được tình hình tài chính của các tổ chức phát hành, các chứng khoán được xếp hạng cao được phân biệt với các chứng khoán được xếp hạng thấp, nhờ đó đã góp phần giảm thiểu rủi ro cho nhà đầu tư và cho cả hệ thống.
Các tổ chức ĐMTN đóng vai trò như một tiêu chuẩn quản lý chính thức.
Hầu hết ở các nước có thị trường chứng khoán phát triển đều yêu cầu các công ty khi đăng kí tham gia vào thị trường phải đạt đến một số điểm nhất định về uy tín và số điểm này phải được cung cấp bởi một tổ chức ĐMTN có uy tín. Nếu không đáp ứng điều này thì các công ty trên sẽ không được tham gia vào thị trường chứng khoán. Đây là một biện pháp để các nhà quản lý thị trường xây dựng được một thị trường chứng khoán đạt hiệu quả và vững mạnh.
Thông qua hoạt động của các tổ chức ĐMTN ta có thể thấy các tổ chức này đều có những đặc điểm chung, những đặc điểm này đã tạo cho các tổ chức ĐMTN sự khác biệt với các tổ chức khác trong nền kinh tế.Để hoạt động thành công các tổ chức ĐMTN của các nước đều phải có những tính chất chung như: tính công bằng,khách quan, được tin cậy, tính độc lập, có năng lực về kỹ thuật, nhân lực đầy đủ về số lượng và chất lượng,và quan trọng nhất đó là tiếp cận được với các thông tin đáng tin cậy về các tổ chức phát hành chứng khoán. Để tin cậy và có ích cho nhà đầu tư, các tổ chức ĐMTN phải được đánh giá thông qua sự tham gia của các tổ chức này trên thị trường về mức độ tín nhiệm và tính công bằng của mình. Nhưng trước hết các tổ chức này phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn kĩ thuật cần thiết, có nguồn tài chính đầy đủ, có khả năng tiếp cận được với nguồn thông tin dồi dào và đáng tin cậy về nhà phát hành. Tính độc lập của tổ chức ĐMTN được xem xét trên hai khía cạnh chủ yếu là mức độ tín nhiệm và sự thành công với nỗ lực kinh doanh. Tổ chức định mức tín nhiệm phải hoàn toàn độc lập, tách khỏi ảnh hưởng chính trị và các áp lực của chủ thể mà nó quản lý.Sự độc lập có một vai trò vô cùng quan trọng trong thành công của nghề này.
Qua quá trình hình thành và phát triển,tổ chức ĐMTN đã được xây dựng dưới những hình thức sở hữu như: doanh nghiệp tư nhân,công ty trách nhiệm hữu hạn,công ty cổ phần. Với hình thức là doanh nghiệp tư nhân các tổ chức ĐMTN có thể không bị chi phối bởi yếu tố nào và độc lập trong hoạt động của mình. Nhưng tổ chức ĐMTN dưới hình thức này bị hạn chế rất nhiều yếu tố như pháp luật và khả năng huy động vốn. Dưới dạng công ty trách nhiệm hữu hạn các tổ chức ĐMTN có thể huy động được vốn nhưng lại bị hạn chế và khả năng chuyển nhượng là rất hẹp. Tổ chức dưới loại hình công ty cổ phần là có nhiều ưu điểm hơn cả: khả năng huy động vốn là rộng, hơn nữa việc chuyển nhượng vốn là khá thuận lợi,khả năng thích hợp với thị trường là cao. Đặc biệt, mô hình công ty cổ phần có tính độc lập cao,ít chịu tác động của bên ngoài. Vì vậy các tổ chức ĐMTN dưới dạng này có điều kiện để đánh giá một cách khách quan về chất lượng của các loại chứng khoán.Do đó,trên thế giới các tổ chức ĐMTN thường được tổ chức dưới dạng này.
Điều kiện chủ yếu để hình thành và phát triển tổ chức định mức tín nhiệm đó là:
Có thị trường nợ phong phú và phát triển:
Rõ ràng rằng một thị trường nợ thưa thớt ít hàng hóa sẽ là một môi trường bất lợi cho sự ra đời của tổ chức ĐMTN. Bởi vì một thị trường như vậy sẽ không tạo ra đối tượng xếp hàng cho các tổ chức ĐMTN. Điều này sẽ kéo theo việc nguồn thu của các tổ chức này không được bảo đảm, hoạt động của các tổ chức khó có thể duy trì trong một môi trường như vậy. Trái lại, một thị trường nợ phát triển phong phú, đa dạng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức ĐMTN phát triển cả về quy mô cũng như nghiệp vụ.
Yếu tố con người trong hoạt động ĐMTN phải đạt yêu cầu cả về trình độ và đạo đức:
Việc xếp hạng tín nhiệm là một công việc hết sức phức tạp và khó khăn. Hơn thế nữa,môi trường hoạt động cũng như các khoản thu nhập “kếch xù” từ việc cung cấp, biết trước thông tin trên thị trường tài chính có thể làm ảnh hưởng đến tư cách và đạo đức của một bộ phận không nhỏ những người hoạt động trong lĩnh vực này. Vì vậy, song song với trình độ thì đạo đức cũng là một yêu cầu không thể thiếu đối với nguồn nhân lực hoạt động trong tổ chức ĐMTN.
Có một khung pháp lý riêng điều chỉnh hoạt động của các tổ chức ĐMTN:
ĐMTN là một công việc có tính nhạy cảm rất cao đối với thị trường vốn. Một rủi ro phát sinh từ tổ chức ĐMTN xảy ra trên thị trường vốn có thể dẫn đến rủi ro cho toàn hệ thống dẫn đến khủng hoảng kinh tế. Vì vậy nhất thiết phải có một hệ thống pháp luật riêng cho hoạt động của tổ chức ĐMTN.
Học hỏi và hợp tác với các nước có kinh nghiệm trong lĩnh vực ĐMTN:
Trong xu thế toàn cầu hóa như hiện nay thì việc bắt tay hợp tác với nước ngoài là cần thiết cho sự hình thành của các tổ chức ĐMTN. Điều đó có thể tạo điều kiện giúp ta có được kinh nghiệm,đồng thời có thể tranh thủ sự giúp đỡ của các nước bạn.
Hoạt động và sản phẩm cơ bản của tổ chức định mức tín nhiệm.
Tùy theo đối tượng xếp hạng mà các công ty ĐMTN có thể có một hoặc nhiều sản phẩm cụ thể khác nhau đối với từng loại công cụ huy động vốn trên thị trường.Các sản phẩm dịch vụ này thường là các ấn phẩm do các tổ chức ĐMTN phát hành, hoặc là sự thông báo lên các phương tiện thông tin đại chúng của tổ chức ĐMTN về sự xếp hạng các tổ chức phát hành. Qua các cách như vậy các đánh giá của tổ chức ĐMTN sẽ được truyền đến những ai quan tâm. Các sản phẩm dịch vụ chủ yếu của tổ chức ĐMTN bao gồm:
Xếp hạng tín nhiệm, sản phẩm này cung cấp cho những người sử dụng thông tin từ việc xếp hạng có được những báo cáo phân tích về tình hình tín dụng của tổ chức phát hành, từ đó có thể cho thấy khả năng trả nợ gốc và lãi của các tổ chức phát hành có cao hay không. Thông qua đó các nhà đầu tư có thể đưa ra quyết định đầu tư tương ứng với kết quả xếp hạng tín nhiệm cao hay thấp. Dịch vụ này có thể đưa ra các đánh giá về các chứng khoán nợ dài hạn hay các cổ phiếu ưu đãi đang lưu hành của tổ chức phát hành. Sản phẩm này của tổ chức ĐMTN thường được thể hiện dưới dạng báo cáo, trong đó bao gồm hồ sơ của tổ chức phát hành, báo cáo tài chính, các phân tích,đánh giá, cũng như xây dựng một tỷ lệ cho việc so sánh các tổ chức phát hành với nhau. Điều này là rất quan trọng bởi vì tổ chức ĐMTN tiến hành xếp hạng rất nhiều các tổ chức phát hành khác nhau, sản phẩm này có thể cho phép người ta có thể so sánh giữa các loại hình rủi ro khác nhau.
Ngoài ra tổ chức ĐMTN còn có thể cung cấp thông tin và tư vấn cho nhà đầu tư. Người sử dụng thông tin từ sản phẩm này của tổ chức ĐMTN có thể có được những thông tin vào bất kỳ lúc nào. Đó có thể là một sự thay đổi trong việc xếp hạng, thông tin đánh giá về các đợt phát hành mới của tổ chức phát hành…
Một sản phẩm nữa của tổ chức ĐMTN đó là thông báo kết quả ĐMTN qua các phương tiện truyền thông.Những đối tượng mua dịch vụ này từ tổ chức ĐMTN sẽ được thông báo các thông tin tức thời về tình hình kinh doanh, tình hình tín dụng của tổ chức phát hành thông qua các phương tiện truyền thông.
Chương 2
Mô hình tổ chức định mức tín nhiệm điển hình của một số quốc gia và bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam.
2.1 Mô hình tổ chức định mức tín nhiệm của một số quốc gia trên thế giới.
2.1.1 Mô hình tổ chức định mức tín nhiệm Standard & Poor’s (S&P) của Mỹ.
Mỹ là một quốc gia mà sự ra đời tổ chức ĐMTN có từ rất sớm. Trong đó có hai tổ chức ĐMTN nổi tiếng nhất và cũng lâu đời nhất trên thế giới là Standard & Poor’s và Moody’s. Hai công ty này cùng với một số công ty khác đã xếp hạng cho nhiều công cụ nợ được giao dịch trên thị trường tài chính ở Mỹ cũng như nhiều nước trên thế giới.
Tập đoàn xếp hạng tín nhiệm S&P được Henry Varnum Poor – người đã xuất bản quyển “ Lịch sử ngành đường sắt và kênh đào Mỹ ” – khai sinh ra. Ông là người được xem như đi đầu trong lĩnh vực xuất bản các ấn phẩm hướng dẫn trong lĩnh vực đầu tư xuất bản năm 1860. Nhưng mãi đến năm 1923, công ty này mới xếp hạng cho các trái phiếu. Năm 1967,công ty này đã được công ty Megraw – Hill Coporation mua lại và hiện nay S&P là công ty con của Megraw – Hill Coporation, có hệ thống văn phòng khắp thế giới: New York, London, Tokyo, Francisco, Paris, Stockholm, Madrid, Melbourne, Toronto, Hongkong.
Tập đoàn ĐMTN của S&P được tổ chức thành 6 ban theo hướng chuyên môn hóa, phù hợp với ngành hoặc các loại nợ. Mỗi ban đứng đầu là giám đốc điều hành, quản lý các ban này là hội đồng quản trị, có chủ tịch và các trưởng ban sẽ chịu trách nhiệm về phong cách chỉ đạo và quản lý. Trong mỗi ban còn chia ra làm các bộ phận thực hiện các công việc chuyên môn như: Bộ phận hỗ trợ quản lý, bộ phận thông tin, bộ phận nghiên cứu, bộ phận định mức, bộ phận hỗ trợ quản lý và bộ phận thông tin.
Sơ đồ 2.1 – Mô hình tổ chức của tập đoàn định mức tín nhiệm Standard & Poor’s.
Nguồn : www.standardandpoor.com
Mô tả:
Ban tài chính công ty: chuyên theo dõi các nhà phát hành nợ là các nhà sản xuất công nghiệp, tài nguyên thiên nhiên, ngành tiện nghi công ích, vận tải, các công ty thương mại.
Ban đánh giá các định chế tài chính (Financial Institutions): ban này thực hiện các việc đánh giá công ty là ngân hàng, các công ty tài chính độc lập, công ty cứu hộ, môi giới chứng khoán, thị trường tiền tệ. Các quỹ tương hỗ cũng là đối tượng đánh giá của ban này.
Ban đánh giá cấu trúc tài chính (Structured Finance): chuyên đánh giá về các khoản có thể thế chấp, cầm cố tại ngân hàng đi vay, các trái phiếu có giá trị thấp, chứng khoán vốn cổ đông …
Ban đánh giá các dịch vụ bảo hiểm (Insurance Rating Services): chuyên đánh giá các khả năng cung ứng của các nhà bảo hiểm, cũng như khả năng chi trả, bồi thường của họ. Đó là khả năng đáp ứng những cam kết nợ đối với khách hàng về bảo hiểm tài sản, thương vong, sinh mạng và sức khỏe.
Ban đánh giá tài chính quốc tế (International Finance): ban này quản lý các văn phòng của S&P bên ngoài nước Mỹ để chuyển ĐMTN cho các tổ chức tài chính xuyên quốc gia.
Ban đánh giá tài chính đô thị (Municipal Finance) chuyên đánh giá xếp hạng tín nhiệm khi các tiểu bang và chính quyền địa phương phát hành trái phiếu đô thị.
Dịch vụ do S&P cung cấp rất đa dạng nhưng chủ yếu bao gồm các dịch vụ liên quan đến xếp hạng tín nhiệm và các dịch vụ thông tin tài chính, đầu tư – chủ yếu thông tin về tình hình tài chính các công ty, đưa ra dự báo trên thị trường tài chính cho một ngành hoặc một phân khúc thị trường. Quy trình ĐMTN của S&P được mô tả qua sơ đồ:
Sơ đồ 2.2 – Quy trình định mức tín nhiệm của Standard & Poor’s
Nguồn: Request@standardandpoor.com
Quy trình này sắp xếp theo thời gian, được thể hiện trong bảng 2.1.
Bảng 2.1 – thời gian cho các công việc xếp hạng tín nhiệm của S&P.
Nguồn: Request@standardandpoor.com
Về phương pháp, S&P thực hiện việc phân tích xếp hạng thông qua mô hình kim tự tháp như sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.3 – Trình tự và nội dung định mức tín nhiệm của S&P.
Ở Mỹ,các tổ chức ĐMTN hoạt động rất mạnh mẽ và cạnh tranh nhau quyết liệt. Mỗi tổ chức ĐMTN lại cung cấp những dịch vụ khác nhau, nhưng nhìn chung những tổ chức này hoạt động trong một số lĩnh vực chủ yếu sau:
Các dịch vụ liên quan đến ĐMTN, thông tin tài chính và phân tích rủi ro.
Các dịch vụ liên quan đến việc cung cấp, phân tích, tư vấn các cơ sở dữ liệu cho các nhà đầu tư có tổ chức và đánh giá hoạt động của các tổ chức này.
Dịch vụ thông tin tài chính và đầu tư, dịch vụ này chủ yếu tập trung vào tình hình tài chính của các công ty, các chỉ báo trên thị trường tài chính; phân tích và đưa ra dự báo cho một ngành hoặc một phân khúc thị trường cụ thể. Các thông tin này chủ yếu được cung cấp thông qua mạng Internet.
Các dịch vụ liên quan đễn lĩnh vực rủi ro, bao gồm các hoạt động nghiên cứu, phân tích, tư vấn, huấn luyện và xây dựng giải pháp.
Hoạt động của các tổ chức ĐMTN của Mỹ hiện nay không chỉ bó hẹp trong phạm vi biên giới,mà còn được thực hiện trên toàn cầu.Việc đánh giá và xếp hạng tín nhiệm của các tổ chức ĐMTN không những tập trung vào ba lĩnh vực chính như là: đánh giá môi trường kinh doanh, đánh giá tình hình tài chính, đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh mà còn tập trung vào một lĩnh vực tương đối mới đó là: khả năng quản lý công ty. Việc xếp hạng, đánh giá khả năng quản lý áp dụng cho các đối tượng như:
Các công ty quản lý tài sản (trong đó bao gồm tài sản của khách hàng cá nhân cũng như của tổ chức đầu tư).
Các ngân hàng lưu ký (đảm nhận chức năng lưu giữ và xử lý các chứng khoán của khách hàng).
Các công ty cung cấp dịch vụ quản lý (gồm các dịch vụ đánh giá và ghi chép vào sổ sách kế toán các hoạt động phát sinh liên quan đến chứng khoán và tiền của khách hàng).
Những tổ chức ĐMTN khác nhau lại có các cách đánh giá khác nhau. Trong một tổ chức ĐMTN, nếu áp dụng các đối tượng xem xét khác nhau thì kết luận cũng khác nhau. Ví dụ công ty Standard & Poor’s và công ty Moody’s cách xếp loại trái phiếu như bảng sau:
Bảng 2.2 – Hệ thống định mức tín nhiệm trái phiếu của Moody’s và S&P.
Xếp hạng của Moody’s
Xếp hạng của S&P
Mô tả
Aaa
AAA
Chất lượng cao nhất: khả năng chắc chắn hoàn tiền lãi và gốc.
Aa
AA
Chất lượng cao: Năng lực hoàn trả mạnh.
A
A
Trên trung bình: năng lực hoàn trả mạnh, nhưng có thể bị ảnh hưởng bởi điều kiện kinh tế bất lợi.
Baa
BBB
Trung bình: đủ năng lực hoàn trả nhưng chịu ảnh hưởng lớn hơn nếu điều kiện kinh tế thay đổi theo hướng bất lợi.
Ba
BB
Dưới trung bình, mức độ đầu cơ thấp.
B
B
Chất lượng thấp, có mức đầu cơ trung bình.
Caa
CCC
Dưới trung bình, có mức độ đầu cơ cao.
Ca
CC
Đầu cơ cao nhất, khả năng thanh toán thấp nhất
C
C
Sự trả lãi cho trái phiếu đang bị ngưng trệ.
D
Nguy cơ bị vỡ nợ
Việc đánh giá chất lượng quản lý tập trung vào việc xem xét cơ cấu tổ chức của công ty, các đặc điểm trong hoạt động quản lý, phương pháp kiểm soát rủi ro, hệ thống công nghệ thông tin, quy trình quản lý và kiểm soát nội bộ cũng như chất lượng phục vụ khách hàng.
2.1.2 Mô hình tổ chức định mức tín nhiệm NICE của Hàn Quốc.
Tổ chức ĐMTN ở Hàn Quốc ra đời sớm hơn so với các nước Châu Á khác. Tại Hàn Quốc hiện đang có ba tổ chức ĐMTN hoạt động là: Công ty ĐMTN và thông tin quốc gia (National Information & Credit Evaluation – NICE), Công ty dịch vụ đầu tư Hàn Quốc (Korea Investors Service Inc – KIS),công ty ĐMTN và tư vấn quản lý Hàn Quốc (Korea Management Consulting & Credit Rating Corporation – KMCC).
NICE là một tổ chức ĐMTN điển hình của Hàn Quốc, ra đời vào tháng 09/1986 với tổng số vốn ban đầu là 79.834 USD và được Bộ tài chính và Kinh tế Hàn Quốc cấp phép hoạt động trong lĩnh vực ĐMTN. Đến tháng 9/2000 tổng vốn của NICE đã đạt 18,8 triệu USD, trong đó có các cổ đông là: Các ngân hàng thương mại thuộc liên đoàn ngân hàng Hàn Quốc ( Korea Federation of Banks ), các ngân hàng quốc doanh, các ngân hàng địa phương. Hiện nay NICE có quan hệ hợp tác với công ty ĐMTN Duff & Phelps và công ty ĐMTN & thông tin đầu tư ( Rating & Investment Information – R&I ) của Nhật.
Dịch vụ mà các công ty ĐMTN Hàn Quốc cung cấp bao gồm hai loại chính: Thứ nhất là Đánh giá xếp hạng đợt phát hành (bao gồm đánh giá các công cụ nợ dài hạn và ngắn hạn): là việc đánh giá xếp hạng các loại thương phiếu, trái phiếu công ty và trái phiếu được đảm bảo bằng tài sản (asset-backed securities), trái phiếu được đảm bảo bằng các khoản thế chấp (mortgate-backed securities), trái phiếu công trình, trái phiếu tài chính (do các định chế tài chính phát hành).Thứ hai là Đánh giá xếp hạng công ty: là việc đánh giá xếp hạng khả năng chi trả của các tổ chức tài chính như NHTM, công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm, công ty ủy thác đầu tư và công ty bảo lãnh tài chính. Các công ty ĐMTN tại Hàn Quốc đều hoạt động rất hiệu quả, trong đó NICE dẫn đầu về doanh số.
Các tổ chức ĐMTN cung cấp dịch vụ cho các ngân hàng thương mại nếu có yêu cầu; thực hiện xác định giá trị hợp lý của các cổ phiếu đang được giao dịch trên thị trường. Ngoài ra, một số các tổ chức ĐMTN còn triển khai dịch vụ định giá các doanh nghiệp mạo hiểm.
NICE được tổ chức theo mô hình bộ phận chuyên trách, dưới sự điều hành của kiểm toán trưởng và giám đốc điều hành như được trình bày trong sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.4 – Cơ cấu tổ chức xếp hạng tín nhiệm của NICE.
Nguồn: By Kang, man Soo(1989), Korean Development Institute, Seoul, Korea.
Trong đó:
Bộ phận nghiên cứu thị trường bao gồm các phòng chức năng sau:
Phòng nghiên cứu thị trường.
Phòng nghiên cứu Luật pháp.
Phòng nghiên cứu các ngành chuyên môn.
Bộ phận hỗ trợ quản lý thông tin bao gồm các phòng chức năng như sau:
Phòng hỗ trợ quản lý.
Phòng kế hoạch.
Phòng kỹ thuật tin học.
Phòng giao tế nhân sự.
Phòng phụ trách hệ thống thông tin quản lý.
Bộ phận định mức tín nhiệm bao gồm các phòng chức năng như sau:
Phòng kế hoạch xếp hạng tín nhiệm.
Phòng tư vấn
Phòng nghiên cứu và phát triển.
Phòng phụ trách ngành viễn thông điện tử.
Phòng phụ trách ngành dệt may và thực phẩm.
Phòng phụ trách ngành công nghiệp xây dựng.
Phòng phụ trách ngành công nghiệp nặng.
Phòng phụ trách ngành công nghiệp hóa chất.
Phòng phụ trách lĩnh vực phân phối và dịch vụ.
Phòng phụ trách lĩnh vực tài chính.
Phòng phụ trách doanh nghiệp mạo hiểm (Venture Business)
Bộ phận thông tin bao gồm các phòng chức năng:
Phòng thông tin doanh nghiệp.
Phòng thông tin tín dụng khách hàng.
Phòng quản lý rủi ro.
Phòng báo cáo xếp hạng tín nhiệm.
Phòng quản lý xếp hạng tín nhiệm.
Phòng phụ trách hệ thống cho điểm hạng mức tín nhiệm.
Phòng phát triển công nghệ tin học.
Phương pháp xếp hạng mà NICE tiến hành đánh giá để xếp hạng là phương pháp phân tích, chủ yếu trên ba lĩnh vực chính:
Phân tích ngành: Thường là đánh giá những hoạt động của đối tượng xếp hạng trong sự tương tác với môi trường, giữa tình hình hiện tại và xu thế biến đổi trong tương lai của môi trường, xác định những cơ hội và nguy cơ mà môi trường có thể đem lại cho công ty. Trên cơ sở xem xét tính nhạy cảm của các nguồn lực công ty đối với viễn cảnh và chu kỳ kinh tế khác nhau, xu hướng trong chính sách tiền tệ, các cơ hội kinh doanh có thể có dưới các hình thức khác nhau để xếp hạng công ty. NICE thường đề cập đến hai vấn đề:
Những yếu tố tác động từ môi trường vĩ mô.
Những yếu tố tác động từ môi trường vi mô.
Phân tích hoạt động kinh doanh: Trong bước này, NICE phân tích hoạt động quản trị trong doanh nghiệp, vì mục tiêu quản trị là nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí, thu hút khách hàng, nâng cao vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp, đánh giá môi trường kinh doanh của nhà phát hành để xác định xem công ty có mức độ tăng trưởng nhanh hơn hay chậm hơn so với mức trung bình trong toàn ngành, khả năng sinh lợi của công ty tăng hay giảm? Chiến lược tiếp thị và nghiên cứu phát triển của công ty so với đối thủ cạnh tranh của nó? Khi gặp môi trường kinh tế bất lợi, các nhà quản lý của công ty có vượt qua, khắc phục điều kiện kinh tế bất lợi đó hay không?
Phân tích hoạt động tài chính: Bên cạnh việc phân tích ngành và phân tích hoạt động kinh doanh, NICE còn tiến hành phân tích hoạt động tài chính. Trong khi xem xét các số liệu tài chính, NICE tập trung vào hai yếu tố, là thực tiễn mang tính kinh tế về các giao dịch cho phép và việc đánh giá về khả năng tạo ra tiền mặt, sau đó đem so sánh với các chi phí trong tương lai để hoàn thành nghĩa vụ trả nợ cho những người nắm giữ chứng khoán. NICE tiến hành phân tích để đo lường thành tích, mức độ rủi ro tài chính, trên cơ sở đó có thể đưa ra những nhận định, những dự báo về triển vọng của công ty trong tương lai.
2.1.3 Mô hình tổ chức định mức tín nhiệm R & I ở Nhật Bản.
Các tổ chức ĐMTN ở Nhật Bản đều thuộc sở hữu tư nhân. Hiện nay ở Nhật, hoạt động uy tín và nổi tiếng nhất là Công ty ĐMTN và thông tin đầu tư (R & I – Rating & Investment Information, Inc.). Công ty này có 25 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chuyên môn và hiện đang chiếm 75% thị phần trong việc định mức xếp hạng các trái phiếu dài hạn do các công ty Nhật Bản phát hành. Ngoài ra R & I cũng định mức xếp hạng cho các công ty nước ngoài đang hoạt động tại Nhật Bản (chủ yếu là từ Hàn Quốc, Trung Quốc, Hồng Kông, Châu Âu…)
Mô hình tổ chức ĐMTN R & I :
Sơ đồ 2.5 – Mô hình tổ chức định mức tín nhiệm R & I của Nhật Bản.
Trong đó:
Bộ phận dịch vụ thông tin bao gồm các phòng sau:
Phòng kinh doanh.
Phòng biên tập.
Phòng hệ thống thông tin.
Bộ phận tư vấn quản trị bao gồm các phòng sau:
Phòng tư vấn quản trị.
Phòng kế hoạch.
Bộ phận định giá đầu tư gồm các phòng:
Phòng định giá đầu tư.
Phòng đánh giá hiệu quả hoạt động của các quỹ đầu tư.
Phòng xử lý dữ liệu.
Bộ phận xếp hạng tín n
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 12102.doc