LỜI NÓI ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài: 2
3. Mục tiêu của đề tài 2
4. Phương pháp nghiên cúu 2
5. Nội dung nghiên cứu. 2
CHƯƠNG I: CÔNG TÁC ĐÀO TẠO CÁN BỘ THƯ VIỆN THÔNG TIN VÀ CÁC YÊU CẦU ĐẶT RA TRONG ĐIỀU KIỆN XÃ HỘI THÔNG TIN HIỆN ĐẠI 4
1. Khái quát về công tác đào tạo cán bộ thư viện thông tin ở trên thế giới và ở Việt Nam. 4
1.1 Công tác đào tạo cán bộ thư viện thông tin trên thế giới. 4
1.2. Công tác đào tao cán bộ thư viện thong tin ở Việt Nam 13
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO CÁN BỘ THÔNG TIN THƯ VIỆN Ở VIỆT NAM 16
1. Đào tạo chuyên nghiệp 16
1.1. Đào tạo cán bộ thư viện thông tin bậc trung học và trình độ cao đẳng. 16
1.2. Đào tạo cán bộ thư viện thông tin trình độ đại học. 17
1.3. Đào tạo cán bộ thư viện trình độ thạc sĩ 28
2. Đào tạo bồi dưỡng 30
2.1. Thư viện Quốc gia Việt Nam 31
2.3. Viện thông tin khoa học xã hội. 33
2.4. Trung tâm thông tin thư viện y học trung ương 33
2.5. Thư viện trung ương quân đội 34
2.6. Vụ thư viện Bộ Văn hoá thông tin. 35
2.7. Một số tổ chức Hội nghề nghiệp 36
3. Nhận xét về công tác đào tạo cán bộ thư viện thông tin. 37
3.1 Kết quả đợt phỏng vấn, xin ý kiến về công tác đào tạo cán bộ thư viện thông tin. 37
3.2. Kết quả đợt trưng cầu ý kiến bằng an két 52
3.3 Nhận xét chung về công tác đào tạo cán bộ thư viện ở Việt Nam. 60
CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH VÀ GIẢI PHÁP VỀ ĐÀO TẠO CÁN BỘ 63
THƯ VIỆN THÔNG TIN Ở VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN XÃ 63
HỘI THÔNG TIN HIỆN ĐẠI 63
1. Mô hình đào tạo cán bộ thư viện thông tin 63
l.1. Mô hình đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tế Việt Nam hiện nay. 63
1.2 Mô hình đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu của xã hội thông tin hiện đại. 66
2. Các giải pháp về đào tạo cán bộ thư viện thông tin 69
2.1 Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo 69
2.2. Giải pháp nâng cao trình độ và khả năng cua đội ngũ những người làm công tác giảng dạy. 76
2.3 Giải pháp đào tạo thường xuyên 78
2.4. Giải pháp đẩy mạnh xã hội hoá 80
3. Một số ý kiến đề xuất: 90
3.1 Kiến nghị với Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Văn hoá Thông tin. 90
3.2 Kiến nghị với các cơ sở đào tạo nghề thư viện thông tin. 91
3.3 Kiến nghị với các thư viện, cơ quan thông tin. 93
KẾT LUẬN 94
97 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1462 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Mô hình và giải pháp về đào tạo cán bộ thông tin thư viện ở Việt Nam trong điều kiện xã hội thông tin hiện đại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thật đầy đủ. Nếu không có đủ sách giáo khoa, giáo trình và tài liệu tham khảo thì khó có thể nói tới dạy tốt và học tốt.
Nếu không có đủ sách giáo khoa, giáo trình và tài liệu tham khảo thì khó có thể nói tới dạy tốt và học tốt.
Về chương trình đào tạo, do có một số lần được tham gia vào việc xây dựng góp ý cho chương trình đào tạo của trường chúng tôi thấy: nhà trường nên nghiên cứu để xây dựng được một chương trình đào tạo hợp lý hơn, tránh tình trạng vừa thiếu vừa trùng lặp.
Riêng về các môn Thông tin, nên quan tâm hơn nữa đến việc cập nhật kiến thức mới. Chương trình đào tạo chuyên ngành thông tin thư viện cần phải tính đến việc đón đầu được các yêu cầu của thực tế, nhất là trong bối cảnh các thư viện và cơ quan thông tin đang đẩy mạnh việc áp dụng công nghệ thông tin như hiện nay.
Để soạn thảo ra chương trình đào tạo phù hợp và để nâng cao chất lượng bài giảng, cán bộ giảng viên cần chú trọng hơn đến vấn đề tham khảo tài liệu, nhất là các tài liệu của nước ngoài.
Ngoài ra trong chương trình đào tạo chuyên ngành cũng nên đưa vào những vấn đề thời sự, những vấn đề mà ngành quan tâm. Về mô hình đào tạo có thể tham khảo thêm cách đào tạo thạc sĩ ở nước ngoài: Các học viên tết nghiệp đại học một ngành khác có thể nhận bằng thạc sĩ thư viện sau khi học thêm một năm chuyên ngành thư viện. Điều này sẽ tạo khả năng mở rộng ngành nghề, thu hút thêm nhiều đối tượng có nhu cầu.
Qua thực tế quản lý những năm qua chúng tôi thấy nhìn chung các cán bộ thư viện được đào tạo từ trường Đại học Văn hoá Hà Nội nói riêng và các trường khác nói chung còn thụ động, chưa năng động đáp ứng được yêu cầu của thư viện.
Khi biên soạn các chương trình đào tạo và giảng dạy, khoa và trường Đại học Văn hoả nên chú trọng hơn đến các kinh nghiệm và thành tựu cũng như tài liệu tham khảo về lĩnh vực thông tin - thư viện của các nước trong khu vực và các nước ngoài khác, đặc biệt là của Mỹ, Anh, Úc, Nga . . .
Vấn đề đào tạo thạc sĩ, chúng tôi thấy mình có thể tham khảo thêm về mô hình đào tạo của nước ngoài: chú trọng đào tạo thạc sĩ cho người có nhu cầu, đặc biệt là những người tốt nghiệp 1 đại học khác. Có thể kết hợp học thêm 1 năm rưỡi về nghề sau đó đào tạo thạc sĩ.
Và một điều nhà trường cũng không nên bỏ qua là vấn đề Marketing. Cần phải làm cho xã hội quan tâm và hiểu hơn về nghề thư viện có như vậy mới khuyến khích và thu hút được nhiều người hơn theo học ngành nghề này.
Ngoài ra điểm cuối cùng chúng tôi muốn nói tới là vấn đề cập nhật kiến thức mới. Trong thực tế, các thư viện đang tiến dần đến tự động hoá các hoạt động của mình,vì thế công tác đào tạo cán bộ TVTT cần phải đón đầu được các yêu cầu và đòi hỏi của thực tiễn, tránh tình trạng thực tiễn đã có nhiều biến động, thay đổi, mà lý luận lại tụt hậu phía sau.
* Ý kiến của TS Nguyễn Thu Thảo - Trung tâm thông tin khoa học và công nghệ Quốc gia: Trong những năm gần đây chương trình đào tạo được củng cố và đổi mới.Tuy nhiên các cơ sở đào tạo cần phải xác định được những mục tiêu mong muốn vươn tới bao gồm:
Mục tiêu tổng quát: Làm cho sinh viên hiểu thư viện như một thiết chế văn hoá, lạo cho sinh viên khả năng vận hành các thao tác kỹ thuật trong thư viện và cơ quan thông tin chuyên nghiệp hiện đại, cũng như thao tác vận hành các quá trình thông tin trong các cơ quan, tổ chức không chuyên về thông tin - thư viện.
Khuyến nghị này mong muốn tạo một bản sắc riêng của Đại học Văn hoá Hà Nội, khác với các trường khác có đào tạo lĩnh vực liên quan (Đại học Quốc gia, Đại học dân lập Đông Đô). Sinh viên ở đây sau khi tốt nghiệp không nhất thiết phải trở thành những người nghiên cứu hoặc quản lý, chỉ đạo vĩ mô, mà trước tiên phải là người biết vận hành kỹ thuật thư viện và thông tin trong môi trường xã hội Việt Nam.
Mục tiêu cụ thể: đảm bảo cho sinh viên:
Hiểu rõ bản chất của hoạt động thư viện - thông tin, trả lời được hai câu hỏi: Tại sao lại có những việc như vậy trong thư viện và cơ quan thông tin, và phải làm những công việc đó như thế nào.
Có khả năng hoà nhập với hoạt động thư viện - thông tin thực tế tại Việt Nam và nước ngoài. Có kỹ năng thực hiện các qui trình thông tin - thư viện.
Có khả năng hoà nhập với cộng đồng khoa học: có khả năng giao lưu với các nhà khoa học, và kỹ năng tìm hiểu nhu cầu sử dụng thông tin - thư viện của họ.
Có khả năng tiếp tục nâng cao trình độ của bản thân, ở trong nước cũng như nước ngoài.
Về cơ cấu thời gian, nếu quy ước chia nội dung của vốn kiến thức cần trang bị cho sinh viên làm 3 loại:
- Cung cấp lý luận
- Cung cấp thông tin
- Cung cấp kỹ năng
Cần phải xem xét căn cứ vào những ràng buộc của thực tế hiện nay: Trình độ học sinh đầu vào còn thấp, điều kiện máy móc thiết bị hạn chế, những bất cập từ phía giảng viên: thiếu về số lượng, không được thường xuyên đào tạo nâng cao trình độ, tài liệu tham khảo chủ yếu bằng tiếng nước ngoài, chưa được dịch sang tiếng Việt.
Trước thực tế đó khi xây dựng chương trình các cơ sở đào tạo cần phân định ro ràng sự khác nhau giữa chương trình đào tạo ngành thông tin - thư viện của Đại học KHXH & NVQG với chương trình đào tạo ngành thư viện - thông tin của Đại học Văn hoá: Đại học văn hoá thiên về hoạt động, kỹ năng. Đại học KHXH & NVQG thiên về nghiên cứu.
Cần phân định rõ sự khác nhau về mục tiêu đào tạo ngành Thư viện - thông tin với các ngành khác trong phạm vi Đại học Văn hoá: Ngành Thư viện - Thông tin có mục tiêu chính là vận hành các thao tác kỹ thuật, thiên về hướng của các ngành khoa học công nghệ, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay.
* Ý kiến của TS Mạc Văn Trọng, nguyên Giám đốc thư viện Quân đội.
Việc đào tạo cán bộ thư viện tại trường Đại học Văn hoá Hà Nội đã có một bề dày đáng khích lệ. Là người được đào tạo tại khoá 1 và liên tục làm công tác quản lý thư viện trong nhiều năm qua chúng tôi có một số suy nghĩ sau:
Về thực chương trình và phương thức đào tạo, thực chất trường đã có nhiều thay đổi và đổi mới nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tiễn.
Thực chất khoá 1 : Trong giai đoạn này thực chất trường đã tiến hành thử nghiệm chương trình đào tạo cán bộ thư viện Khoá 2: Trường đã gửi học sinh đi học các môn khoa học cơ bản ở trường đại học, sau đó đến năm cuối mới đào tạo nghiệp vụ chuyên ngành thư viện tại trường. Khoá 3: thực hiện đào tạo tại trường. Khoá 4, khoá 5: Gửi học sinh đi một số trường sau đó quay lại trường để học nghiệp vụ vào năm cuối. Từ khoá 6 trở đi, nhà trường đào tạo tại chỗ.
Thực tế cho thấy những sinh viên được đào tạo theo phương thức khoá 2, khoá 4, khoá 5 nhìn chung có nhiều ưu thế và năng động hơn cả các khoá khác.
Phải chăng điều đó khẳng định một điều nếu như có nền khoa học cơ bản vững chắc và toàn diện khả năng công tác cũng được nâng cao hơn. Mặt khác những khoá này cũng một phần thể nghiệm: học sinh có kiến thức của 1 số chuyên ngành nhất định, nhờ vậy cũng có khả năng thích nghi hơn cho các thư viện chuyên ngành và thư viện khoa học.
Không nên dừng lại ở quan niệm: Một trường đào tạo có một địa chỉ cố định và với một chuyên ngành nhất định.
Trong một lần gặp gỡ và nói chuyện tại một Hội nghị thư viện toàn quốc, đồng chí Nguyễn Khoa Điềm đã nói một câu tôi rất tâm đắc: “Thư viện là nơi chuyển giao tri thức, thư viện là nơi chuyển giao công nghệ”. Có điều mỗi thư viện có một đặc thù khác nhau. Thư viện quốc gia khác thư viện quân đội. Tính chất đặc thù của thư viện công cộng và thư viện chuyên ngành cũng không đồng nhất. Nhưng hiện tại mô hình và chương trình đào tạo chỉ có một cái chung nhất. Và cán bộ được đào tạo ra chỉ có những kiến thức chung và để làm cho mọi thư viện. Điều đó đã hợp lý chưa? Nhà trường cần xem xét cân nhấc thêm. Với nền kiến thức cơ bản đơn thuần là khoa học xã hội như hiện nay liệu có thể đáp ứng được yêu cầu của các thư viện chuyên ngành, nhất là các thư viện chuyên ngành khoa học kỹ thuật? Những cán bộ thư viện có chuyên môn nghiệp vụ lại có thêm kiến thức của một chuyên ngành sẽ dễ dàng thích nghi và đáp ứng yêu cáu của thư viện thuộc chuyên ngành đó.
* Ý kiến của ông Kiều Văn Hốt, Phó Giám đốc thư viện Quốc gia Việt Nam.
Nhìn chung chất lượng đào tạo cán bộ thư viện trong một vài năm gần đây có phần được nâng cao hơn so với trước. Nhưng một trong những yếu điểm cơ bản của các sinh viên được đào tạo tại trường là: ngoại ngữ kém và chưa thực sự biết sử dụng máy tính. Trong bối cảnh hiện nay, đó là hai công cụ, hai phương tiện giúp người cán bộ thư viện nối thêm tầm với để tiếp cận, mở mang hiểu biết, chuyên môn nghiệp vụ phụ vụ cho người dùng tin nói chung và người đọc nói riêng.
Bên cạnh đó có một điểm mà nhà trường có thể chưa thực sự quan tâm, đó là phương thức giảng dạy. Học sinh còn quá thụ động do ảnh hưởng của lối đào tạo truyền thống: thầy giảng, học sinh ghi. Và khi học cũng không có gì ngoài sự ghi chép ấy. Là một trường có bề dày gần 40 năm đào tạo, vậy mà hệ thống giáo trình và tài liệu tham khảo chẳng có được là bao. Và có nhiều môn có giáo trình rồi, lên lớp giảng viên lại đọc lại cho học sinh nghe những điều đã viết trong giáo trình ấy. Nếu cứ đào tạo theo phương thức ấy thì làm sao có được các cán bộ thư viện năng động. Thêm vào đó, các giảng viên cũng chưa phải là người có khả năng cập nhật kiến thức tết. Nhiều điều đem ra giảng đã không theo kịp với thực tiễn.
Một điểm khác biệt giữa Việt Nam và các nước ngoài trong đào tạo cán bộ thư viện là, chương trình đào tạo của các trường có đào tạo Cán bộ Thông tin - Thư viện của Việt Nam phần lớn là chương trình cùng học sinh hầu như sẽ chỉ được học 1 chương trình cố định suốt năm này qua năm khác. Các môn học và chuyên đề mở hầu như chưa được chú trọng. Trong khi đó ở nước ngoài, người ta rất quan tâm đến việc mở ra các môn học và chuyên đề mở để học sinh tự chọn. Có chuyên đề chỉ có 5 hoặc 6 học sinh học nhưng vẫn được nhà trường đáp ứng. Có như vậy thì mới tạo ra khả năng thích nghi cho sinh viên sau khi ra trường. Nếu anh ta dự định sẽ vào làm ở một thư viện thiếu nhi và thư' viện chuyên ngành, anh ta có thể tự chọn thêm các chuyên đề sâu về loại hình thư viện này và qua đó anh ta có được những kiến thức cần thiết để làm việc trong tương lai. Vì thế nên chăng trường Văn hoá nói chung và Khoa Thư viện Thông tin nói riêng cần có sự đào tạo hơn nữa cho việc xây dựng chương trình đào tạo nhất là xây dựng các môn học và chuyên đề tự chọn đáp ứng được yêu cầu của thực tế.
Bên cạnh đó có một vấn đề cũng cần xem xét thêm là việc phân chia các môn học theo bộ môn. Thực chất trong điều kiện hiện nay nhiều môn học - cung cấp các kỹ năng thực hành ứng với dây chuyền xử lý tài liệu, xử lý thông tin trong thực tiễn - được phân chia theo bộ môn thư viện học và thông tin học nhiều khi không thoả đáng. Có những vấn đề rất gần nhau, thậm chí cùng nằm ở khâu xử lý tài liệu như định chủ đề, định từ khoá lại bị phân thành 2 môn thuộc hai bộ môn là hết sức khiên cưỡng thiếu hệ thống, không lôgic. Trong thực tiễn thật khó mà phân biệt rạch ròi gianh giới giữa thư viện học và thông tin học. Vì thế việc phân bố các môn học cần phải hợp lý và phần nào phản ánh đúng và sát thực tế hơn.
* Ý kiến của GS.TS. Đoàn Phan Tân: Để nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ Thông tin -Thư viện, có nhiều vấn đề phải tính đến. Nhưng tựu chung lại là mấy vấn đề sau.
Thứ nhất Khoa Thư viện Thông tin phải quan tâm hơn đến việc đào tạo và cung cấp cho sinh viên kỹ năng sử dụng mạng về khai thác thông tin trên Internet. Chỉ dừng lại ở các phương pháp tìm tin truyền thống là chưa đủ. Thứ hai, khoa cần phải quan tâm là đầu tư vào thư viện thực hành, làm sao để cho thư viện này phải trở thành thư viện kiểu mẫu cho học sinh học tập. Kiểu mẫu ở đây thể hiện trên nhưng bình diện sau: Về vốn tài liệu ngoài các tài liệu bằng giấy như sách báo tạp chí thư viện phải bổ sung thêm các tài liệu điện tử với các vật mang tin đa phương tiện. Về bò máy tra cứu bên ngoài các mục lục truyền thống như: mục lục phân loại mục lục chữ cái, mếu lục chủ đề, mục công vụ... thư viện phải xây dựng được các hộp phiếu dữ kiện, các cơ sở dữ liệu... và cơ bản là phải nối mạng để giảng viên và sinh viên có thể nghiên cứu, học tạo với ra bên ngoài. Nói tóm lại là làm thế nào đó để thư viện thực hành có thể trở thành "phòng thí nghiệp” là nơi phụ vụ đắc lực cho việc thực hành rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp cho học sinh.
Thứ ba: Về mặt chương trình, khoa cũng cần có sự đầu tư hơn nữa để xây dựng được một chương trình đào tạo cán bộ thư viện thông tin thích hợp với điều kiện hiện nay, khi mà xu hướng tự động hoá công tác thư viện đã trở thành phổ biến.
* Ý kiến của TS Trần Đình Quang, nguyên chủ nhiệm Khoa Thư viện Thông tin trường Đại học Văn hoá Hà Nội.
Là người đã có điều kiện theo dõi, quản lý và trực tiếp giảng dạy tại khoa, tôi thấy hiện nay cũng còn có nhiều điều chúng ta phải xem xét.
Thứ nhất, với nền khoa học cơ bản là khoa học xã hội như hiện nay cán bộ thư viện khoa đào tạo chủ yếu chỉ thích hợp làm ở các thư viện công cộng cỡ vừa và nhỏ. Còn đối với các thư viện chuyên ngành đặc biệt là chuyên đề khoa học tự nhiên và khoa học kỹ thuật thì còn có nhiều điểm thiếu hụt. Cố nhiên để khắc phục được điểm yếu này cũng có rất nhiều khó khăn.
Thứ hai: Từ trước đến nay ta mới chỉ đào tạo theo cái ta tự có chứ chưa quan tâm và tính đến được hết những cái mà xã hội cần. Vấn đề quan trọng là phải đáp ứng được yêu cầu của xã hội. Theo như tôi được biết hiện nay đã có hiện tượng bão hoà trong tuyển dụng. Có những thư viện chỉ có nhu cầu tuyển dụng một, hai cán bộ thư viện nhưng hồ sơ xin việc lại lên tới mấy chục: thậm chí hàng trăm đơn. Vấn đề chính theo tôi, vị thế và uy tín của những cơ sở đào tạo không căn cứ vào số lượng tuyển sinh mà chủ yếu sẽ phụ thuộc vào chất lượng đào tạo. Chất lượng đó thể hiện ở khả năng đáp ứng các yêu cầu thực tế của các cơ quan thông tin, thư viện hiện nay.
* Ý kiến của ông Vũ Văn Sơn, Tổng Thư ký hội thông tin tư liệu khoa học và công nghệ Việt Nam:
Các thư viện, cơ quan hiện nay đang phải đối mặt với sự bùng nổ thông tin trên khắp toàn cầu. Làm thế nào để kiểm soát được tài liệu, kiểm soát được thòng tin. Đó là một vấn đề nan giải. Công tác đào tạo cán bộ thông tin, thư viện không thể không quan tâm đến điều đó. Và hai yếu tố quan trọng hàng đầu khiến cho các nhà đào tạo phải chú ý đến là xây dựng được một chương trình tích hợp và đa dạng hoá phương thức đào tạo để đáp ứng nhu cầu của xã hội. Các môn học về công nghệ thông tin, phương pháp tìm tin hiện đại, kỹ năng sử dụng Internet để khai thác các dịch vụ... cần phải sớm được cập nhật. Người cán bộ thư viện hơn bao giờ hết phải là người có khả năng sàng lọc, phân tích, bao gói thông tin... cho nên nếu chỉ dừng ở việc trang bị những kỹ năng nghiệp vụ truyền thống thì chưa đủ. Trước những yêu cầu mới của việc đào tạo nguồn lực thông tin thư viện với xu thế hội nhập với khu vực và thế giới cần nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo để các sản phẩm đầu ra của nhà trường có thể góp phần thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng về các sản phẩm và dịch vụ thông tin nhất là đối với các sản phẩm và dịch vụ có giá trị gia tăng. Phải làm thế nào đó để sinh viên có khả năng sử dụng công nghệ thông tin như là một phương tiện đắc lực cho việc phục vụ người dùng tin và người đọc sau này.
*Theo ý kiến của bà Nguyễn Thị Doanh, nguyên Phó giám đốc Sở Văn hoá Thông tin Hà Tây, nguyên giám đốc thư viện tỉnh Hà Tây: Người cán bộ thư viên hiện nay cần phải có những khả năng sau:
- Phải biết sưu tầm khai thác tài liệu tổng hợp thông tin của nhiều vấn đề, nhiều lĩnh vực đáp ứng cao nhất yêu cầu thông tin cho nhiều đối tượng bạn đọc.
- Phải chuyển tải những kiến thức trong sách báo một cách đầy đủ, nhanh chóng tới người đọc theo nhu cầu của họ Phải biết tổ chức lưu trữ, quản lý sử dụng tài liệu, khuyến khích và tổ chức cho xã hội sử dụng tài liệu một cách hiệu quả nhất.
- Phải chủ động sáng tạo hơn, phải là người có khả năng chuyển tải thông tin, nhanh chóng thích nghi và phản ứng kịp thời với tình hình thực tiễn, về phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin hiện đại và đáp ứng được nhu cầu dùng tin của các đối tượng bạn đọc ở nhiều lĩnh vực trình độ khác nhau.
Trước đây tôi đã phụ trách thư viện tỉnh Hà Tây trong nhiều năm. Qua việc trực tiếp thu nhận cán bộ đến làm việc tại thư viện tôi có nhận xét:
Về những điểm đã đạt được: Sinh viên ra trường đã được đào tạo cơ bản, được trang bị những kiến thức về: Các khâu công tác nghiệp vụ, chu trình đi của sách vào thư viện như các khâu bổ sung, đăng ký, phân loại sách báo, tóm tắt nội dung tài liệu, lập tờ khai worksheet, nhập cơ sở dữ liệu; Tổ chức các kho sách và hệ thống mục lục để quản lý và sử dụng - bảo quản tài liệu đáp ứng việc phục vụ nhu cầu của bạn đọc; Đã tiếp cận ………..quản lý bạn đọc cấp đôi thẻ, vào nhật ký hàng ngày theo những quy định của thư viện; Hướng dẫn bạn đọc sử dụng thông tin. tra tìm tài liệu qua hệ thống mục lục, trên máy vi tính; Biên soạn thư mục. trích báo tạp chí theo các chủ đề tạo nguồn sán phẩm để thông tin cho đông đảo đối tượng bạn đọc với những chủ đề, nội dung khác nhau.
Bên cạnh những ưu điểm trên cũng có một số điểm chúng tôi muốn lưu ý các cơ sở đào tạo:
- Trình độ của sinh viên mới ra trường chưa đồng đều. Phần lớn các em nắm vững lý thuyết đã học vận dụng vào thực tế. Song vẫn còn có những cá biệt quá bỡ ngỡ với những công việc ở thư viện mà công việc đó chỉ đơn thuần là nghiệp vụ.
- Trình độ ngoại ngữ còn hạn chế nên chưa đáp ứng được xử lý sách ngoại văn, nhất là khai thác tài liệu để phục vụ độc giả có trình độ ngoại ngữ, có nhu cầu sử dụng tài liệu ngoại văn.
- Trình độ về tin học cũng hạn chế, việc sú dụng máy vi tính chưa thành thạo để truy nhập dữ liệu và tìm kiếm thông tin.
- Kỹ năng viết, thuyết trình còn hạn chế nên khâu công tác tuyên truyền, tổ chức các hoạt động nổi của thư viện gặp nhiều khó khăn.
* Ý kiến của Đại tá Đỗ Gia Nam, giám đốc thư viện Quân đội: Các thư viện, tủ sách quân đội hoạt động theo một hệ thống riêng dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ của Thư viện Trung ương Quân đội. Vì thế chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ thư viện là một vấn đề rất quan trọng đối với chúng tôi. Trong quân đội chúng tôi chưa có một trường riêng đào tạo cán bộ thư viện bậc đại học. Vì thế chúng tôi thường cử cán bộ đi học tại các trường đào tạo cán bộ thư viện theo địa dư: như trường Đại học Văn hoá, trường Đại học Quốc gia, trường Cao đẳng Văn hoá Thành phố HÒ Chí Minh. Về hình thức chủ yếu chúng tôi cư cán bộ đi học hệ tại chức. Riêng các lớp huấn luyện do bản thân thư viện quân đội tổ chức chủ yếu là các lớp ngắn hạn từ là ngày đến 1 tháng.
Một trong những đặc thù của các thư viện trong quân đội là cán bộ luôn thay đổi do điều kiện công tác. Họ thường chí đảm nhiệm trách nhiệm đó trong vòng từ 1 đến 2 năm vì thế hàng năm chúng tôi có tổ chức các lớp tập huấn cho các cán bộ phụ trách thư viện trong toàn quân (bao gồm các quân khu, quân chủng, binh chủng và học viện) và lớp bồi dưỡng cho nhân viên thư viện phụ trách các phòng đọc sách và câu lạc bộ (cấp sư đoàn, tỉnh đội...).
Khoa Thư viện Thông tin trường Đại học Văn hoá là một cơ sở đào tạo có bề dày, sự hợp tác quan hệ giữa khoa với thư viện quân đội cũng đã được thiết lập, nên chăng khoa cũng nên tổ chức một số chuyên đề vì thư viện quân đội. Chúng tôi sẵn sàng là các cộng tác viên.
Trong những năm gần đây với xu hướng xã hội hoá công tác thư viện, chúng tôi đã mở rộng đối tượng phụ vụ ra ngoài các cán bộ thuộc quân đội. Vì thế về phía trường để có thể xã hội hoá công tác đào tạo, nên chăng nghiên cứu mở ra nhiều dạng lớp học khác nhau với những hình thức huấn luyện, bồi dưỡng ngắn ngày theo một số chuyên đề nhất định để thu hút ngày càng đông các đối tượng có nhu cầu. Những lớp đó có thể tổ chức định kỳ và theo yêu cầu. Khoa thư viện trường Đại học Văn hoá không làm thì sẽ có các cơ sở đào tạo sẽ tiến hành làm việc đó. Vì thế phải biết tận dụng và vị thế của mình.
* Ý kiến của bá Nguyễn Thu Hà, phó giám đốc thư viện Trường Đại học Khoa học Huế: Ngày nay đã xuất hiện nhiều hình thức đào tạo mới: đào tạo từ xa, đào tạo văn bằng hai, đào tạo theo địa chỉ. Theo suy nghĩ của tôi, Khoa Thư viện Thông tin trường Đại học Văn hoá cũng nên quan tâm đến những phương thức này. Thực tế cho thấy có không ít người đã tốt nghiệp một đại học khác có nhu cầu học văn bằng hai là thư viện (như tôi chẳng hạn: tôi đã tốt nghiệp đại học Sử), lại phải học tại chức 4 năm thì quả thật là quá vất vả và mất thời gian, nhất là những người đã có tuổi. Qua việc học tập và tìm hiểu về chương trình đào tạo của trường chúng tôi thấy rằng nhà trường nên cập nhật thêm những tri thức mới, môn học mới đặc biệt là chuyên ngành thông tin. Bên cạnh đó cũng cần giữ gìn và phát triển tính đặc thù trong chuyên ngành thư viện.
3.2. Kết quả đợt trưng cầu ý kiến bằng an két
Trong quá trình thực hiện đề tài, ngoài việc phỏng vấn trao đổi với các chuyên gia đầu ngành về vấn đề đào tạo cán bộ thư viện thông tin, chúng tôi còn tiến hành một cuộc điều tra bằng anket.
Đối tượng người xin trưng cầu ý kiến là các cán bộ lãnh đạo, các nhà quản lý, phụ trách các cơ quan thông tin thư viện lớn như: Thư viện quốc gia, Trung tâm khoa học & công nghệ quốc gia, Viện thông tin khoa học xã hội, Thư viện trung ương quân đội, các thư viện tỉnh thành phố, thư viện trường đại học, cao đẳng và thư viện chuyên ngành.
Tổng số phiếu phát ra 1 10 phiếu.
Tổng số phiếu thu được 98 phiếu.
Sau đây chúng tôi xin tổng kết các số liệu thu được trong quá trình điều tra.
1. Về số lượng cán bộ thông tin Thư viện hiện có và nhu cầu sử dụng cán bộ thông tin Thư viện của các Thư viện và cơ quan thông tin qua điều tra chúng tôi thu được kết quả như sau:
Có khoảng 20 % thư viện không trả lời câu hỏi này bằng các con số cụ thể. 45% không trả lời về số lượng cán bộ dự kiến đến năm 2010. Lý do bản thân các thư viện không thể tự quyết hoàn toàn bề mặt biên chế.
Qua việc điều tra kết hợp với phỏng vấn, chúng tôi nhận thấy nhìn chung trình độ đào tạo của đội ngũ cán bộ thư viện ở Việt Nam còn chưa cao. Chỉ có 3% cán bộ đang công tác tại các thư viện và trung tâm thông tin được điều tra có trình độ trên đại học (thạc sĩ và tiến sĩ), 73% có trình độ đại học và cao đẳng (bao gồm cả đại học cao đẳng ngành thư viện và các ngành khác), trong đó có 5% cán bộ tốt nghiệp đại học ngành khác nhưng chưa có nghiệp vụ thư viện, 16% cán bộ thư viện có trình độ trung cấp thư viện 8% cán bộ thư viện tốt nghiệp trung cấp ngành khác hoặc trung học phổ thông chưa được đào tạo nghề thư viện. Nhu cầu sử dụng cán bộ theo dự kiến đến năm 2010 có tăng lên nhiều cả về số lượng lẫn chất lượng.
Hầu hết các thư viện và cơ quan thông tin được điều tra đều có dự kiến sẽ tăng số lượng cán bộ thư viện lên so với hiện tại. Chẳng hạn như: Thư viện Quốc gia hiện tại có 175 cán bộ, vào năm 2010 dự kiến có khoảng 200 người; Trung tâm Thông tin Thư viện trường Đại học Quốc gia hiện có 65 cán bộ, dự kiến sẽ có 105 cán bộ. 15% thư viện có dự kiến tăng số lượng cán bộ lên gấp rưỡi, tập trung vào các tỉnh Trung và miền Nam (Ví dụ như: Thư viện tỉnh Phú Yên hiện tại có 21 cán bộ dự kiến sẽ có 30 cán bộ,Thư viện tỉnh An Giang hiện tại có 1 9 cán bộ dự kiến sẽ có 30 cán bộ, Thư viện tỉnh Đồng Tháp hiện tại có 1 4 cán bộ dự kiến sẽ có 20 cán bộ, Thư viện tỉnh Khánh Hoà hiện tại có 27 cán bộ dự kiến sẽ có 40 cán bộ..). Một số rất ít thư viện có dự kiến tăng số lượng cán bộ lên gấp đôi, gấp ba (Ví dụ như: Thư viện tỉnh Bình Dương hiện tại có 15 cán bộ dự kiến sẽ có 3 1 cán bộ, Thư viện đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh: hiện tại có 21cán bộ dự kiến sẽ có 35 cán bộ, Thư viện tỉnh Tây Ninh hiện tại có 18 cán bộ dự kiến sẽ có 50 cán bộ). Hầu hết các nhà quản lý, lãnh đạo thư viện lớn đều khẳng định sẽ không tuyển dụng cán bộ hệ tại chức và hệ trung cấp, họ chỉ tuyển cán bộ tốt nghiệp hệ chính quy.
2. Ý kiến đánh giá về chất lượng cán bộ thư viện, thông tin tốt nghiệp từ các trường Đại học nói chung và được đào tạo từ Trường Đại học Văn hoá Hà Nội nói riêng. Trong phiếu điều tra chúng tôi có thăm dò ý kiến đánh giá về cán bộ thư viện tốt nghiệp đại học văn hoá Hà Nội, đại học quốc gia Hà Nội và các trường đại học khác nhưng khi nhận lại các ý kiến phản hồi, chúng tôi chỉ nhận được chủ yếu là các ý kiến nhận xét về cán bộ được đào tạo tại đại học văn hoá và các đại học khác. Kết quả cụ thể như sau:
STT
Ý kiến đánh giá
Cán bộ được đào tạo tại Trường ĐHVHHN
Cán bộ được đào tạo tại các trường khác
Số ý kiến
Tỉ lệ %
Số ý kiến
Tỉ lệ %
1
Đã đáp ứng được yêu cầu của cơ quan về nghiệp vụ thư viện.
71
72,4
56
57,2
2
Năng động có khả năng làm việc độc lập
34
34,6
39
39,8
3
Chưa có kỹ thuật chuyên sâu trong các khâu xử lý.
29
29,6
35
35,7
4
Chưa cập nhật kiến thức mới
38
38,7
39
39,8
5
Chưa biết sử dụng các phương tiện hiện đại.
49
50
36
36,8
6
Nghiệp vụ chuyên môn yếu.
7
7,1
18
13,3
Riêng ý kiến đánh giá thêm, chúng tôi tập hợp lại như sau:
* Nguyễn Thị Phương - Giám đốc Thư viện tỉnh Hải Dương.
- Số cán bộ tốt nghiệp đại học Thư viện ở Thư viện Hải Dương đều là học sinh Trường Đại học Văn hoá Hà Nội. Nhìn chung: Hệ chính quy, các học sinh đều phát huy tốt. Riêng học sinh tại chức thì còn có nhiều hạn chế; đặc biệt là các lớp hiện đang học.
*Ts Chu Ngọc Lâm: Các cán bộ tốt nghiệp đại học thư việ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 33456.doc