Đề tài Mở rộng cho vay đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Công thương Việt Nam - Chi nhánh Ba Đình

MỤC LỤC

 

LỜI CẢM ƠN

LỜI CAM ĐOAN

BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA NHTM 3

1.1. TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA 3

1.1.1. Khái niệm về doanh nghiệp nhỏ và vừa 3

1.1.2. Các chỉ tiêu về doanh nghiệp nhỏ và vừa 4

1.1.3. Đặc trưng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa 7

1.1.4. Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nền kinh tế 8

1.2. HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA 9

1.2.1. Khái niệm về cho vay của ngân hàng thương mại đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa 9

1.2.2. Các hình thức cho vay của ngân hàng thương mại đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa 10

1.2.3. Quy trình cho vay của ngân hàng thương mại đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa 13

1.3.1. Quan niệm về việc mở rộng cho vay 15

1.3.2. Các chỉ tiêu phản ánh mở rộng cho vay 16

1.3.3. Vai trò của việc mở rộng cho vay của ngân hàng thương mại đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa 16

1.3.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến mở rộng cho vay của ngân hàng thương mại đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa 18

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHO VAY ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NHTMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH BA ĐÌNH 21

2.1. KHÁI QUÁT VỀ NHTMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH BA ĐÌNH 21

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Chi nhánh NHTMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Ba Đình 21

2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh NHTMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Ba Đình 23

2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NHTMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH BA ĐÌNH ĐỐI VỚI CÁC DNNVV 35

2.2.1. Thực trạng hoạt động cho vay đối với DNNVV tại NHTMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Ba Đình 35

2.2.2. Đánh giá thực trạng cho vay đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHTMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Ba Đình 49

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI CÁC 54

DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA NHTMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH BA ĐÌNH 54

3.1. ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY DNNVV CỦA NHTMCP CÔNG THƯƠNG VIệT NAM - CHI NHÁNH BA ĐÌNH TRONG THỜI GIAN TỚI 54

3.1.1. Định hướng phát triển chung 54

3.1.2. Định hướng cho vay đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa 55

3.2. GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI CAC DNNVV TẠI NHTMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH BA ĐÌNH 55

3.2.1. Mở rộng điều kiện cho vay, đa dạng hóa các hình thức cho vay đối với DNNVV 55

3.2.2. Nâng cao hiệu quả huy động các nguồn vốn đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng, đặc biệt là nguồn vốn trung và dài hạn 60

3.2.3. Nâng cao công tác thẩm định chất luợng khách hàng và thẩm định dự án 61

3.2.4. Đổi mới, xây dựng và vận hành một chính sách lãi suất linh hoạt 63

3.2.5. Đa dạng hóa các hình thức hỗ trợ tài chính cho DNNVV 63

3.2.6. Tăng cường hoạt động tư vấn đối với DNNVV 64

3.2.7. Cải tiến thủ tục, cơ chế cấp tín dụng cho DNNVV 65

3.2.8. Nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng 65

3.2.9. Đẩy mạnh hoạt động Marketing ngân hàng, xây dựng một chính sách khách hàng hợp lý 67

3.2.10. Tăng cường hệ thống thông tin và hiện đại hóa công nghệ ngân hàng 69

3.3. KIẾN NGHỊ 70

3.3.1. Đối với Chính phủ và các bộ ngành có liên quan 70

3.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 73

3.3.3. Đối với NHTMCP Công Thương Việt Nam 74

3.3.4. Đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa 74

KẾT LUẬN 77

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 78

 

 

doc86 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2735 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Mở rộng cho vay đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Công thương Việt Nam - Chi nhánh Ba Đình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giá trị thanh toán không dùng tiền mặt là 7.766 tỷ đồng, thanh toán bằng tiền mặt: 9.417 tỷ đồng. Khối lượng chi trả kiều hối đạt 1,51,611 USD, tổng phí dịch vụ thu được : 4.620 triệu đồng. Do có sự kết hợp chặt chẽ với các phòng nghiệp vụ, chi nhánh đã chuẩn bị tối cho công tác quyết toán năm 2009 theo đúng hướng dẫn chỉ đạo của NHTMCP Công Thương Việt Nam và NHNN TP Hà Nội Không để xảy ra sai sót nào trong thanh toán, tài sản được quản lý đảm bảo an toàn tuyệt đối, nên công quyết toán hoàn thành tốt và đúng thời gian quy định. - Quản lý kho quỹ Năm 2007, khối lượng tiền mặt thu chi qua quỹ Ngân hàng đạt 14.610 tỷ VND, Ngoại tệ 390 triệu USD tăng 17,2%, kho quỹ được bảo đảm ao toàn tuyệt đối. Sang năm 2008, khối lượng thu chi tiền mặt qua quỹ Ngân hàng trong năm đạt: 15.931 tỷ VNĐ và 294 triệu USD tăng hơn năm 2007: 1.321 tỷ đồng. Khối lượng thu chi tiền mặt qua quỹ ngân hàng trong năm 2009 đạt “ 17.880 tỷ VNĐ và 90 triệu USD, chấp hành các quy chế về thu chi tiền mặt, vận chuyển giao nhận tiền tiếp quỹ đảm bảo an toàn, chấp hành đúng các quy chế xuất, nhập, và ra vào kho không để xẩy ra sai sót nào, hàng tháng phòng kho quỹ đã đối chiếu các chứng từ, tài sản thế chấp với các phòng khách hàng để kịp thời chỉnh sửa đảm bảo tài sản, kho quỹ an toàn tuyệt đối. 2.1.3.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của NHTMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Ba Đình trong những năm gần đây Nhờ có sự tăng trưởng đều đặn trong các hoạt động kinh doanh, nên kết quả kinh doanh của chi nhánh Ba Đình trong thời gian qua không ngừng tăng lên. Tốc độ tăng trưởng lơị nhuận trong các năm gần đây luôn ở mức cao. Bảng 2.5 : Kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm Đơn vị tính : Tỷ đồng Năm 2007 2008 Tăng/ Giảm 2009 Tăng/ Giảm Lợi nhuận chưa trích DPRR) 134,27 210,267 56,07% 250,55 +18,93% Trích DPRR 92,137 54,25 -41,12% 60 +10,60% Lợi nhuận sau trích DPRR 12,33 156,017 266,32% 190,55 +22,14% (Nguồn : Báo cáo tổng kết năm2007,2008,2009 của NHTMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Ba Đình) Năm 2007, hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại diễn ra rất sôi động, đạt được kết quả kinh doanh rất khả quan, doanh thu của ngân hàng tăng 14,14% so với năm trước, lợi nhuận năm 2007 của chi nhánh đạt 134,727 tỷ đồng, tăng 21,93% so với năm trước. Đặc biệt, lần đầu tiên vốn huy động chi nhánh đạt tới mức và vượt 5.000 tỷ đồng. Năm 2008 việc thực hiện các chỉ tiêu kinh doanh của Chi nhánh không gặp ít khó khăn do nhiều nguyên nhân khách quan mang lại, nhưng với sự chỉ đạo sát sao của Ban lãnh đạo cùng với sự cố gắng nỗ lực của tập thể cán bộ nhân viên kết quả hoạt động kinh doanh đã đạt được như sau: Lợi nhuận năm 2008 đạt 210.267 triệu đồng tăng 56% so với năm 2007, lợi nhuận sau trích dự phòng rủi ro đạt 156.017 triệu đồng, tăng 266% so với năm trước vượt 4,01% kế hoạch giao, thu nhập của cán bộ nhân viên được ổn định và từng bước cải thiện thu dịch vụ ngân hàng đạt 4,02% trên tổng thu nhập. Sang năm 2009, khó khăn được giảm xuống song thách thức và cơ hội đến với ngân hàng ngày 1 nhiều hơn.Với đội ngũ cán bộ công nhân viên thông minh ham học hỏi,dám nghĩ dám làm,ngân hàng đã đạt được thành tích đáng kể,lợi nhuận đạt 205,55 tỷ tăng 18,93% so với năm 2008,lợi nhuận sau trích dự phòng rủi ro đạt 190,55 tỷ,tăng 22,14%.Đây là dấu hiệu tốt cho tình hình kinh doanh của chi nhánh ngân hàng trong thời gian tới 2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NHTMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH BA ĐÌNH ĐỐI VỚI CÁC DNNVV 2.2.1. Thực trạng hoạt động cho vay đối với DNNVV tại NHTMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Ba Đình DNNVV là một bộ phận quan trọng trong nền kinh tế, có mặt ở rất nhiều ngành kinh tế với các loại hình kinh doanh đa dạng, phong phú. Vì thế các NHTM cũng có rất nhiều những chính sách ưu đãi dành cho loại hình khách hàng này. Tuy nhiên việc tiếp cận vốn của các DNNVV đối với NHTM còn gặp nhiều ngăn trở. Tình trạng phổ biến là có khoảng 35 – 45% DNNVV tin tưởng nộp hồ sơ vay vốn thường xuyên nhưng 19% gặp khó khăn và bị từ chối. Số doanh nghiệp còn lại có nhu cầu vay không thường xuyên, nhưng một số gặp trở ngại trong tiếp cận, nâng tỷ lệ gặp khó khăn trong tín dụng lên mức 26,5%. Ngoài ra số doanh nghiệp thuộc nhóm không nộp hồ sơ một phần là vì gặp trở ngại như thiếu tài sản thế chấp, nhận thức quá trình vay vốn quá khó khăn hoặc do tỷ lệ lãi suất quá cao. Với chủ trương đổi mới kinh tế của Đảng và Nhà nước nâng cao đời sống xã hội,tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động đặc biệt là lao động có trình độ còn thấp, làm cho nền kinh tế ngày càng phát triển và ổn. Trong điều kiện đó, cùng với sự phát triển của các DNNVV là nhu cầu về vốn ngày càng tăng. Để đáp ứng nhu cầu đó thì các NHTM nói chung và NHTMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Ba Đình nói riêng đã không ngừng mở rộng cho vay DNNVV. Việc cho vay đối với các DNNVV của NHTMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Ba Đình không chỉ dừng lại ở hình thức cho vay đơn giản mà còn áp dụng nhiều hình thức khác như: đầu tư, góp vốn liên doanh cùng sản xuất tạo lợi nhuận….. Chúng ta có thể xem xét thực trạng cho vay đối với các DNNVV qua các chỉ tiêu sau : 2.2.1.1.Nhóm chỉ tiêu phản ánh quy mô * Doanh số cho vay: Nó phản ánh lượng vốn mà NHTM đã đưa cho DNNVV, phản ánh quy mô tuyệt đối của hoạt động cho vay của NHTM. Quy mô cho vay càng lớn thì doanh số cho vay của ngân hàng đối với doang nghiệp vừa và nhỏ càng cao và ngược lại Doanh số cho vay phụ thuộc vào các chính sách cho vay của NHTM trong từng thời kỳ cụ thể. Quy mô và tốc độ tăng của doanh số cho vay lớn cho thấy khả năng mở rộng cho vay của NHTM đó. Biểu đồ 2.3: Doanh số cho vay DNNVV Doanh sè cho vay DNNVV Doanh sè cho vay c¶ DN (Nguồn: Báo cáo tổng kết năm2007,2008,2009 của NHTMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Ba Đình Số liệu đã cho thấy doanh số cho vay đối với DNNVV biến đổi liên tục qua các năm và đều theo hướng tăng Năm 2007, doanh số cho vay khá lớn. Nguyên nhân một phần là do ảnh hưởng của việc gia nhập WTO, đồng thời chi nhánh cũng đã có sự quan tâm nhiều hơn đến đối tượng DNNVV, tăng cường cho vay theo cả chiều rộng và chiều sâu. Doanh số cho vay DNNVV đạt 803,2 tỷ đồng chiếm 34,9% tổng doanh số cho vay và tăng 0,39% so với năm trước Sang năm 2008, ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã gây khó khăn cho tất cả các DN nói chung và DNNVV nói riêng, nhu cầu vay vốn tăng lên.Mặc dù chi nhánh Ba Đình cũng gặp nhiều khó khăn do cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu song với lỗ lưc hết mình của tập thể cán bộ công nhân viên của chi nhánh.Chi nhánh đã có những chính sách thích hợp nâng doanh số cho vay DNNVV năm 2008 đạt 945 tỷ đồng, chiếm37,2% tổng doanh số cho vay cả chi nhánh,tăng 17,65% so với năm 2007.Có thể ví số vốn mà chi nhánh cho DNNVV vay trong thời gian này chính là một cơn mưa rào đối với các doanh nghiệp đang gặp hạn hán gay gắt Bước sang năm 2009,tình hình kinh tế thế giới đã có những biến chuyển tốt đẹp,kinh tế dần dần được hồi phục.Nhờ thế mà số vốn huy động được của chi nhánh cũng tăng lên đáng kể,bên cạnh đó các DN nói chung cũng như DNNVV nói riêng đều rât cần vốn để phục hồi và mở rộng sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển chung của toàn thế giới.Trước tình hình đó,chi nhánh đã nâng doanh số cho vay đối với DNNVV lên 1.220 tỷ,tăng 29,1% so với năm 2008,chiếm 40% tỷ trong cho vay toàn doanh nghiệp.Với số vốn trên các DNNVV đã từng bước khôi phục và sản xuat kinh doanh sinh lợi đáng kể như:trang trại sản xuất Hưng Hà,Công Ty vận tải Đại An…..Bên cạnh đó chi nhánh không ngừng có thêm nhưng dự án đầu tư mới và liên tiếp đào tạo nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ tín dụng đê cho vay các dự án anh toàn,có khả năng sinh lời cao * Tình hình dư nợ cho vay Dư nợ phản ánh lượng tiền vay của khách hàng tại một thời điểm nhất định. Nó giúp phản ánh chính sách mở rộng tín dụng của NHTM như thế nào.Dư nợ cho vay của chi nhánh Ba Đình đối với DNNVV được thể hiện cụ thể : Bảng 2.6: Bảng dư nợ cho vay các DNNVV Đơn vị : tỷ đồng Chỉ tiêu 2007 2008 Tăng/ giảm 2009 Tăng/ giảm Dư nợ cho vay DNNVV 528 625 +18,4% 860 +37,60% Tổng dư nợ cho vay 2.643 3.210 +21,5% 3400 +5,90% Tỷ trọng 19,5% 19,47% 25,29% (Nguồn: Báo cáo tổng kết năm2007,2008,2009 của NHTMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Ba Đình) Năm 2007, dư nợ cho vay năm 2007 đạt 528 tỷ đồng chiếm 19,5% trong tổng dư nợ, giảm 1,67% so với năm trước . Do chi nhánh đã mở chiến dịch đi tiếp cận các khách hàng có dự án tốt, mời về vay vốn tại chi nhánh, cùng với đó là do nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, các DN có tiền để trả nợ cho ngân hàng.Nguyên nhân nữa là do Việt Nam vừ gia nhập tổ chức thương mại thế giới nên các doanh nghiệp có thêm nhiều cơ hội sản xuất kinh doanh,thúc đẩy doanh thu và lợi nhuận.Như vậy khả năng trả nợ ngân hàng sẽ tốt hơn Bước sang năm 2008, sự khó khăn về tài chính do cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu làm cho nhu cầu vay vốn của các DN tăng lên. Ngân hàng đã tổ chức công tác thẩm định khách hàng, lựa chọn những khách hàng tin tưởng để cho vay vốn. Vì vậy mà dư nợ tăng nhưng cơ cấu chất lượng vẫn vững chắc. Cùng với đó là đối tượng DNNVV đã được quan tâm nhiều hơn, vì vậy dư nợ DNNVV đã có thay đổi rõ rệt .Dư nợ đối với DNNVV đạt mức 625 tỷ VNĐ,tăng 18,4% so với năm trước,chiếm 19,47% tổng dư nợ cho vay của chi nhánh đối với doanh nghiệp Bứớc sang 2009,tình hình kinh tế đã có những dấu hiệu phục hồi tốt.Dư nơ đối với DNNVV đạt 860 tỷ VNĐ,đạt 25,29% tỷ trong cho vay đối với doanh nghiệp, tăng 37,60% so với năm 2008.Sở dĩ kinh tế đã có sự phục hồi mà tình hình dư nợ vẫn tăng là do:từ phía ngân hàng nguồn vốn huy động được để cho vay đã tăng,từ phía các doanh nghiệp phải đối diện với việc phục hồi và thách thức mới để mở rộng sản xuất kinh doanh nên rất cần vay thêm vôn.Ngân hàng cũng đã cử cán bộ tín dụng đên kiểm tra,thẩm định rất kỹ lưỡng trước khi quyết định cho doanh nghiệp vay vốn.Vì vậy ta có thể khẳng định dư nợ cho vay năm 2009 tăng nhưng tăng với tốc độ an toàn và có dấu hiệu khả quan cho tình hình khinh doanh của cả ngân hàng lẫn doanh nghiệp * Dư nợ cho vay theo thời hạn Biểu đồ 2.4 : Dư nợ cho vay DNNVV phân theo thời hạn (Nguồn: Báo cáo tổng kết năm2007,2008,2009 của NHTMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Ba Đình) Chúng ta có thể thấy được sự thay đổi dư nợ cho vay ngắn hạn và dài hạn của chi nhánh trong 3 năm .Tình hình dư nợ tăng lên nhưng tỷ trong của dư nợ ngắn hạn ngày 1 giảm so vơi tổng dư nợ và vẫn ở mức khá cao.Điều này cho thấy chi nhánh đã có những thay đổi nhỏ trong chiến luợc kinh doanh song nguồn vốn đáp ứng cho nhu cầu dài hạn còn rất hạn chế. Năm 2007 dư nợ ngắn hạn đạt 420 tỷ đồng,chiếm 79,50% tổng dư nợ.trong khi dư nợ dài hạn đat 108 tỷ,chiếm 20,5% tổng dư nợ.Chi nhánh kinh doanh với mục tiêu thu hồi vốn nhanh,an toàn Năm 2008, dư nợ ngắn hạn đạt 495 tỷ đồng, tăng 17,9% so với năm 2007. dư nợ dài hạn đạt 130 tỷ,tăng 20,3% so với năm 2007.Tỷ trọng của dư nợ dài hạn tuy còn thấp song dẫ co xu hương tăng so với dư nợ ngắn hạn,tốc độ tăng so với 2007 cũng cao hơn dư nợ ngăn hạn.Ngoài các lý do nêu trên còn do cuộc khủng hoang kinh tế,đẩy doanh nghiệp vao tình trang kho khăn,các dư án dài hạn khó có khả năng thu hồi vốn như dự tính Bước sang năm 2009,dư nợ ngắn hạn đạt 650 tỷ VNĐ tăng% so với năm 2008,chiếm 75,58% tổng dư nợ.Dư nợ dài hạn đạt 210 tỷ VNĐ,tăng 61,53% so với 2008,chiếm 24,42% tổng dư nợ.Dẫn đến tổng dư nợ liên tục tăng cao giữa các năm.Năm 2009 tăng 37,60% so với năm 2008.Nguyên nhân là do tình hình kinh tế đã có những diễn biến tôt,chi nhánh thu hút dược nhiều vốn để cho vay,các doanh nghiệp cũng đang rất khát vôn để mở rộng sản xuất kinh doanh hậu khủng hoảng Hình thức tài trợ vốn cho các DNNVV chủ yếu vẫn là cho vay ngắn hạn và chiếm một tỷ trọng khá cao. Hiện nay DNNVV vẫn khó có thể tiếp cận được với nguồn vốn trung và dài hạn. Vì tỷ lệ rủi ro của cho vay ngắn hạn thấp hơn so với cho vay trung và dài hạn. Còn cho vay trung và dài hạn chứa đựng nhiều rủi ro vì thời gian thu hồi lâu hơn và thường khó đạt được những điều kiện đảm bảo. Tín dụng ngắn hạn vẫn chiếm một tỷ lệ cao vì nó đáp ứng được nhu cầu về vốn cho DNNVV trong việc bổ sung nguồn vốn lưu động, những khoản có tính quay vòng vốn nhanh . Đây là những khoản vốn mà DNNVV luôn có nhu cầu đi vay trong quá trình sản xuất kinh doanh của mình nên chi nhánh thường mở rộng cho vay khoản mục này . * Dư nợ cho vay theo loại tiền Bảng 2.7 : Dư nợ cho vay DNNVV phân theo loại tiền Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2007 2008 Tăng/ giảm 2009 Tăng/ giảm VNĐ 421 485 +15,2% 650 +34,02% Tỷ trọng 79,7% 77,6% 75,58% Ngoại tệ quy đổi VNĐ 107 143 +33,6% 210 +46,85% Tỷ trọng 20,3% 22,4% 24,42% Tổng dư nợ 528 625 +18,4% 860 +37,6% (Nguồn: Báo cáo tổng kết năm2007,2008,2009 của NHTMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Ba Đình) Nhìn vào bảng số liệu trên, ta thấy dư nợ cho vay VND và ngoại tệ trong các năm liên tục tăng,mức tăng dao động từ 11,9% đến 33,6% và VNĐ bao giờ cũng chiếm tỷ trọng rất lớn. Năm 2007 dư nợ cho vay theo VNĐ là 421 tỷ đồng,chiếm 79,7% tổng dư nợ.Dư nợ cho vay theo ngoại tệ là 107 tỷ đồng,chiếm 20,3% tổng dư nợ .Nếu xét với các năm trước ta có thể thấy doanh số dư nợ cả VNĐ và ngoại tệ đềy tăng nhanh,đặc biệt là ngoại tệ vì năm 2007 Việt Nam gia nhập WTO,các mối làm ăn với nước ngoài được mở rộng làm cho nhu cầu vay ngoại tệ của các DN tăng lên mạnh mẽ. Năm 2008,dư nợ cho vay theo VNĐ đạt 485 tỷ,tăng 15,2% sovới năm 2007,chiếm 77,6% tổng dư nợ.Dư nợ cho vay theo ngoại tệ đạt 143 tỷ,tăng 33,6%,chiếm 22,45 tổng dư nợ.Tổng dư nợ cũng tăng 18,45 so với 2007.Sở dĩ co sự gia tăng trên là do nhu cầu phát triển chung của nền kinh tế,việc mở rộng thị trường của các nghành kinh doanh.Nguyên do lớn nữa mà ta không thể không kể đến đó là cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu,khiến nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp tăng lên đáng kể,đặc biệt là ngoai tệ,năm 2007 các doanh nghiệp đã mở rộng kinh doanh với các đối tác nước ngoài,khi kinh tế bị khủng hoảng thì nhu cầu ngoại tệ của các doanh nghiệp càng tăng để duy trì mói làm ăn lâu dài với đối tác nước ngoài Sang năm 2009,tình hình kinh tế đã từng bước phục hồi.Dư nợ cho vay theo VNĐ đạt 650 tỷ,tăng 34,02% so với 2008,chiếm 75,58% tổng dư nợ.Dư nợ cho vay theo ngoại tệ là 210 tỷ ,tăng 46,85%,chiếm 24,42% tổng dư nợ.Tổng dư nợ cho vay tăng 37,6%,sự gia tăng mạnh nay của tông dư nợ là do chi nhánh đã huy đọng được nhiều vốn để cho vay,nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp thì ngày một tăng,Dư nợ cho vay theo VNĐ tăng với tóc độ thấp hơn tốc độ tăng của ngoại tệ .Lý do không phải vì nhu cầu vay VNĐ giảm mà do nhu cầu vay ngoại tệ tăng quá cao,do hôị nhập kinh tế thế giới,chi nhánh cũng đã có nhiều chính sách thu hút ngoại tệ hiệu quả,vì vậy có thể đáp ứng phần nào nhu cầu ngoại tệ của doanh nghiệp.Hiện nay thị trường ngoại tệ đang cạnh tranh rất gay găt,các ngân hàng liên tục tăng giá mua để thu hút ngoại tệ,trong khi thi trường chợ đen hoạt động phổ biến,cạnh tranh ngay cả với các ngân hàng,vì vậy chi nhánh khó có thể thu hút đủ ngoại tệ để đáp ứng đủ nhu cầu của các doanh nghiệp.Đòi hỏi chi nhánh cần có thêm những chính sách và biện pháp hợp lý để thu hút nhiều ngoại tệ hơn Như vậy chúng ta có thể thấy dư nợ cho vay bằng ngoại tệ còn chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng cơ cấu cho vay DNNVV của chi nhánh. Cho vay ngoại tệ có chiều hướng tăng nhưng nó vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ so với tỷ trọng VND. Đối với các DNNVV thì nhu cầu vay ngoại tệ từ Ngân hàng không phải là nhu cầu lớn và thường xuyên. Họ chỉ đi vay khi có phát sinh nhu cầu thanh toán cho đối tác nước ngoài. Vì các nguồn đầu chủ yếu là trong nước cho nên nhu cầu ngoại tệ là không lớn . Hiện nay, khi Việt Nam đã hội nhập với nền kinh tế thế giới thì việc giao thương với các DN nước ngoài ngày càng tăng lên. Vì thế yêu cầu đặt ra cho chi nhánh là phải mở rộng cho vay bằng ngoại tệ đối với DNNVV.và có những biện pháp thích đáng để thu hút ngoại tệ về để cho vay * Dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế Phân chia theo thành phần kinh tế thì ta có thể chia ra thành khu vực các DN quốc doanh và ngoài quốc doanh. Bảng 2.8 : Dư nợ cho vay phân theo thành phần kinh tế Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2007 2008 Tăng/ giảm 2009 Tăng/ giảm DN Nhà nước 112 130 16,1% 160 +23,07% Tỷ trọng 21,2% 20,8% 18,60% DN Tư nhân 416 495 19,0% 700 +41,41% Tỷ trọng 78,8% 79,2% 81,40% Tổng dư nợ 528 625 18,4% 860 +37,60% (Nguồn: Báo cáo tổng kết năm2007,2008,2009 của NHTMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Ba Đình) Qua bảng số liệu ta có thể thấy được tình hình dư nợ của các DNNVV thuộc thành phần kinh tế Nhà nước và tư nhân đều có xu hướng tăng nhưng tốc độ tăng của doanh nghiệp nhà nước thấp hơn và chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng dư nợ Năm 2007 dư nợ đối với doanh nghiệp nhà nước là 112 tỷ đồng, chiếm 21,2% tổng dư nợ.Dư nợ đối với doanh nghiệp tư nhân là 416 tỷ ,chiếm 78,8% tổng dư nợ.Doanh nghiệp nhà nước có nhu câu vay vốn ít hơn doanh nghiệp tư nhân,vì họ được nhà nước bảo trợ và ít có những dự án kinh doanh táo bạo đột phá như các doanh nghuệp tư nhân.Dường như các doanh nghiệp nhà nước vẫn còn mang nặng tính bao cấp,con ỷ lại vào nhà nước,vi vậy mà hiên nay nhà nước ta đã và đang tiến hành cổ phần hóa rât nhiều doanh nghệp nhà nước nhằm thúc đẩy kinh tế phát triển Sang năm 2008, dư nợ cho vay đối với các doanh nghiệp nhà nước đạt đã tăng lên 130 tỷ đồng tăng 16,1% so với năm trước,chiếm 20,8% tổng dư nợ.Dư nợ cho vay đối với các doanh nghệp tư nhân đạt 495 tỷ,tăng 19% so với năm trước,chiếm 79,2% tổng dư nợ.Tổng dư nợ cũng tăng 18,4%.Việc tổng dư nợ cho vay tăng ta đã biết phần lớn là do khủng hoảng kinh tế khiến nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp tăng.Mặt khác tỷ trọng và tốc độ tăng dư nợ của doanh nghuệp tư nhân lại cao là do doanh nghiệp tư nhân ít được bảo trợ trước sự suy thoái của nền kinh tế,họ không biết bấu víu vào ai ngoại trừ di vay ngân hàng Năm 2009,dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp nhà nước đạt 160 tỷ,tăng 23,07%,chiếm 18,60% tổng dư nợ.Doanh nghiệp tư nhân dư nợ lên tới 700 tỷ,tăng 41,41% so với năm 2008,chiếm 81,40% tổng dư nợ.Tổng dư nợ tăng 37,60% so với năm trước. Nguyên nhân dư nợ đối với doanh nghiệp tư nhân tăng mạnh và chiếm tỷ trong lớn là do ngày càng có nhiều doanh nghiệp mới được thành lập,1 số doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hóa,nền kinh tế đang từng bước thoát khỏi khủng hoảng vì vậy rất cần nhiều vốn để đầu tư sản xuất kinh doanh trở lại Qua các số liệu trên đây, chúng ta có thể nhận thấy ngân hàng đã có những thay đổi nhanh chóng trong hoạt động kinh doanh. 2.2.1.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh chất lượng * Tình hình nợ xấu NHTM hoạt động với mục đích sinh lời và an toàn. Vì vậy mặc dù mở rộng cho vay thì ngân hàng vẫn phải đặt vấn đề an toàn lên hàng đầu. Bảng 2.9: Tình hình nợ xấu của các DNNVV Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2007 2008 Tăng/ giảm 2009 Tăng/ giảm Nợ xấu 69,65 45,90 +34,10% 50 +8,90% Tổng dư nợ 528 625 +18,4% 860 +37,60% Tỷ trọng 13,19% 0,94% 5,81% (Nguồn: Báo cáo tổng kết năm2007,2008,2009 của NHTMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Ba Đình) Tỷ lệ nợ xấu của khu vực DNNVV trong những năm gần đây nhìn chung có xu hướng tăng lên. Năm 2007 nợ xấu là 69,65 tỷ. Năm 2008 nợ xấu là 45,9 tỷ đồng. Năm 2009 nợ xấu là 50 tỷ. Cùng với đó là tỷ trọng nợ xấu so với tỏng dư nợ tăng lên từ 2008 đến 2009 lần lượt là 0,94% 5,81% Sở dĩ tỷ lệ nợ xấu từ năm 2008 đến 2009 tăng là do chi nhánh đã tăng tổng nguồn vốn cho vay,mở rộng quy mô cho vay với nhiều hình thức đầu tư mới mà chi nhánh chưa thể kiểm soát hết được. Năm 2008 do cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu,khả năng trả nợ của các doanh nghiệp thấp dẫn đến tỷ lệ nợ xấu song con số này vẫn chưa phải là cao do lúc đó nguồn vốn của ngân hàng còn nhiều hạn chế nên không thể cho vay nhiều. Đến năm 2009 tỷ lệ nợ xấu lại tăng cao đến 5,81%. Đây là một điều đáng lo ngại trong bối cảnh mà cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu vẫn đang gây ra rất nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh,tuy đã có dấu hiệu dừng lại nhưng hậu quả của nó không phải doanh nghiệp nào cung vượt qua được. Điều này sẽ dẫn tới khả năng thu hồi nợ của ngân hàng sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy cùng với việc mở rộng cho vay thì các ngân hàng cần có các chính sách, biện pháp phù hợp để vừa đảm bảo cho vay vừa đảm bảo được khả năng thu hồi nợ một cách tốt nhất tránh tình trạng như 2009, trong khi tình hình kinh tế đã dần phục hồi mà tỷ lệ nợ xấu lại tăng vọt * Trích dự phòng rủi ro Trích lập dự phòng là một trong những biện pháp mà ngân hàng có thể áp dụng để giảm thiểu tổn thất khi có rủi ro. Bảng 2.10 : Trích dự phòng rủi ro đối với DNNVV Đơn vị : tỷ đồng Chỉ tiêu 2007 2008 Tăng/ giảm 2009 Tăng/ giảm Trích DPRR 1,98 2,24 +13,13% 2,78 +24,10% Tổng dư nợ 528 625 +18,40% 860 +37,60% Tỷ trọng 0,37% 0,36% 0,32% (Nguồn : Báo cáo tổng kết năm2007,2008,2009 của NHTMCP Công thương Việt Nam -Chi nhánh Ba Đình) Chúng ta có thể thấy khoản trích dự phòng rủi ro của chi nhánh đối với DNNVV có tăng lên qua các năm. Năm 2007 dự phòng rủi ro là 1,98 tỷ và đến năm 2008 là 2,24 tỷ (tăng 13,13%).Năm 2009 là 2,78 tỷ đồng,tăng 24,10%,..Nguyên nhân là do các khoản nợ xấu mà ngân hàng cần phải đề phòng còn cao trước tình hình kinh tế còn có nhiều biên động.Khi các doanh nghiệp mạnh dạn chủ động dám nghĩ dám làm,đầu tư vào các nghành mới với độ rủi ro và mạo hiểm cao thì mức độ rủi ro của ngân hàng cũng cao Trong khi tỷ lệ dự phòng rủi ro so với tổng dư nợ lại giảm dần từ 0,37% 0,36% 0,32%. điều này cho thấy các khoản nợ xấu của ngân hàng đang được thu hồi có hiệu quả. Tuy nhiên bên cạnh đó chúng ta cần chú ý trích dự phòng rủi ro sẽ làm giảm vốn của chủ, vì thế ngân hàng phải tính toán sao cho thu nhập ròng sau thuế và trích lập dự phòng đủ để tăng vốn của chủ sau khi lập dự phòng. * Lãi thu từ hoạt động cho vay Chỉ tiêu này cho ta biết cứ 1 đồng dư nợ cho vay sẽ tạo ra bao nhiêu đồng thu nhập thuần đối với ngân hàng. Lãi thu càng cao càng chứng tỏ ngân hàng kinh doanh rất tốt Biểu đồ 2.5: Lãi thu từ hoạt động cho vay DNNVV L·i thu tõ cho vay DNNVV L·i thu tõ cho vay c¶ DN (Nguồn: Báo cáo tổng kết năm2007,2008,2009 của NHTMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Ba Đình) Qua bảng số liệu trên, nhận thấy lãi thu từ hoạt động cho vay đối với các DNNVV của Chi nhánh chiếm tỷ trọng tương đối lớn so với cả toàn chi nhánh. Đồng thời cũng có xu hướng tăng qua các năm. Đặc biệt là năm 2008 tăng 56,86% so với năm 2007. Nguyên nhân là do doanh số cho vay tăng lên cùng với việc lãi suất cơ bản của năm 2008 được đẩy lên đến 12% (năm 2007 là 8,25%), làm cho lãi thu được tăng lên một cách đáng kể.Đây là một thành tich kinh doanh đáng kể của chi nhánh trong khi tất cả các ngành khác kể cả ngành ngân hàng đang diêu đứng trước nguy cơ phá sản Năm 2009,với sự di lên của nền kinh tế hậu khủng hoảng kinh tế thế giới,lãi thu từ cho vay DNNVV đạt tới 220 tỷ đồng tăng 55,14%,vượt rất nhiều so với kế hoạch đề ra,thậm chí chiếm tới 40% lãi thu từ cho vay doanh nghiệp.Có được kết quả trên là sự phấn đấu không ngừng của tập thể cán bộ ,nhân viên chi nhánh,họ biết cách tìm cho mình 1 thị trường tốt để đầu tư kinh doanh sinh lời,họ biết sáng tạo chủ động tiếp thu cái mới để biến hoạt động cho vay của mình nagỳ càn hiệu quả Cung với sự tăng lên của lãi là sự đi lên của tỷ trọng lãi thu từ DNNVV so với tông doanh nghiệp qua các năm 2007,2008,2009 lần lượt là:37,16% 38,85% 40%.Chứng tỏ chi nhánh đã chú trọng đến cho vay DNNVV nhiều hơn và dường như thế mạnh của DNNVV ngày càng được nâng cao Đối với mọi ngân hàng thương mại, mục tiêu cuối cùng vẫn là lợi nhuận vì thế đây là chỉ tiêu mà ngân hàng luôn hướng tới trong quá trình hoạt động. Tuy nhiên không phải lúc nào mức sinh lời vốn cho vay cao cũng có thể làm ngân hàng yên tâm bởi đi kèm với đó là những rủi ro rất lớn, do vậy ngân hàng cần phải có những quyết định đúng đắn để cân bằng giữa các tiêu chí này. 2.2.2. Đánh giá thực trạng cho vay đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHTMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Ba Đình 2.2.2.1. Kết quả đạt được Trong thời gian qua tình hình kinh tế trong nước cũng như thế giới có nhiều biến động, cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu không ngừng ảnh hưởng nhất định đến hoạt động ngân hàng. Tuy nhiên, với các biện pháp và chính sách phù hợp với điều kiện cụ thể, chi nhánh đã đạt được những thành công nhất định trong hoạt động của mình nói chung và hoạt động cho vay đối với DNNVV nói riêng . Chi nhánh đã mở chiến dịch đi tiếp cận các khách hàng có dự án tốt, mời về vay vốn. Nhờ đó đã tiếp cận được với nhiều khách hàng mới và thẩm định được với nhiều dự án cho vay về với chi nhánh. Trong bối cảnh nền kinh tế đang gặp rất nhiều khó khăn, công tác thẩm định tổ chức quản lý hoạt động tín dụng đối với các DNNVV đã phần nào được nâng cao. Việc thẩm định dần áp dụng nhiều phương pháp mang tính khoa học, nhìn nhận vấn đề rộng hơn, kỹ thuật thẩm định hoàn chỉnh hơn và việc kiểm tra, giám sát vay vốn cũng chặt chẽ hơn. Nhờ vậy mà chất lượng tín dụng được đảm bảo. Mối quan hệ với DNNVV đã được mở rộng, thể hiện ở việc doanh số cho vay DNNVV tăng . Dư nợ cũng tăng nhanh cuối

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMở rộng cho vay đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Chi nhánh ngân hàng Công thương Ba Đình.doc
Tài liệu liên quan