Đề tài Mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Sở giao dịch 1-Ngân hàng Công thương Việt Nam

Mở đầu 1

Chương 1 : Hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ . 2

1.1. Ngân hàng thương mại và hoạt động cơ bản của Ngân hàng thương mại 2

1.1.1. Khái niệm NHTM 2

1.1.2. Các hoạt động cơ bản của NHTM 2

1.2. Mở rộng cho vay của NHTM đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ 5

1.2.1. Khái niệm và đặc điểm của DNVVN 5

a. Khái niệm DNVVN 5

b. Đặc điểm của DNVVN 5

1.2.2. Nguồn vốn của DNVVN 8

1.2.3. Vai trò của DNVVN đối với nền kinh tế 10

1.2.4. Hoạt động cho vay của NHTM đối với DNVVN 13

1.2.4.1. Quy chế cho vay đối với DNVVN 13

1.2.4.2. Các hình thức tín dụng của NHTM đối với DNVVN 15

1.2.4.3. Các chỉ tiêu phản ánh mở rộng cho vay của NHTM đối với DNVVN 19

1.2.4.4. Tác dụng của việc mở rộng cho vay của NHTM đối với DNVVN 22

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc mở rộng cho vay của NHTM đối với DNVVN 25

1.3.1. Nhân tố thuộc về NHTM 25

1.3.2. Nhân tố thuộc về DNVVN. 26

1.3.3. Nhân tố thuộc về NHTW và Chính phủ 27

Chương 2 : Thực trạng mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Sở giao dịch 1- NHCT Việt Nam 29

2.1. Giới thiệu chung về Sở giao dịch 1- NHCT Việt Nam 29

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 29

2.1.2. Một số hoạt động chính của Sở giao dịch 1- NHCT Việt Nam 30

2.2. Thực trạng hoạt động cho vay của Sở giao dịch 1- NHCT Việt Nam đối với DNVVN 31

2.2.1. Dư nợ cho vay đối với DNVVN 31

2.2.1.1. Dư nợ cho vay phân theo quy mô doanh nghiệp 32

2.2.1.2. Dư nợ cho vay phân theo thành phần kinh tế 33

2.2.1.3. Dư nợ cho vay phân theo kỳ hạn 35

2.2.2. Số doanh nghiệp vừa và nhỏ vay vốn tại Sở giao dịch 1-NHCTVN 36

2.2.3.Tình hình nợ quá hạn của DNVVN 37

2.3. Đánh giá tình hình mở rộng cho đối với DNVVN tại Sở giao dịch 1-NHCTVN 38

2.3.1. Những kết quả đạt được 38

2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế 40

Chương 3: Giải pháp mở rộng cho vay đối với DNVVN tại Sở giao dịch 1-NHCTVN 44

3.1. Định hướng phát triển DNVVN ở Việt Nam đến năm 2010 và định hướng quan điểm cho vay đối với DNVVN tại Sở giao dịch 1 – NHCTVN. 44

3.1.1. Định hướng phát triển DNVVN ở Việt Nam cho tới năm 2010. 44

3.1.2. Định hướng phát triển cho vay của Sở giao dịch 1- NH CTVN đối với DNVVN. 47

3.2. Giải pháp mở rộng cho vay đối với DNVVN tại Sở giao dịch 1-NHCTVN 49

3.2.1.Đẩy mạnh hoạt động Marketing đối với DNVVN 49

3.2.2. Hoàn thiện chính sách tín dụng đối với DNVVN 50

3.2.2.1. Chính sách khách hàng đối với DNVVN 50

3.2.2.2.Hoàn thiện chính sách lãi suất thoả thuận đối với DNVVN 53

3.2.2.3. Mở rộng quy mô và xây dựng kỳ hạn cho vay phù hợp với các nhu cầu của các DNVVN 53

3.2.2.4. Mở rộng hình thức đảm bảo tiền vay đối với DNVVN 54

3.2.3. Hoàn thiện và bổ sung các sản phẩm dịch vụ cung cấp cho DNVVN 54

3.2.4. Đào tạo cán bộ chuyên sâu về tài trợ DNVVN 54

3.3. Một số kiến nghị 55

3.3.1. Kiến nghị với NHCT VN 55

3.3.2. Kiến nghị với DNVVN 55

3.3.3. Kiến nghị với các ngành có liên quan 57

3.3.3.1. Với NHNN VN 57

3.3.3.2.Với chính phủ và một số ngành có liên quan 58

Kết luận 60

Danh mục tài liệu tham khảo 61

 

doc65 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1318 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Sở giao dịch 1-Ngân hàng Công thương Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vụ…để ngày càng phát triển, mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm để tiến tới thị trường thế giới. 1.2.4.4.2.Đối với Ngân hàng Làm tăng doanh thu và lợi nhuận từ lãi vay và phí dịch vụ khác : mở rộng cho vay có thể theo chiều rộng hoặc theo chiều sâu. Theo chiều rộng tức là số dư nợ tăng lên hoặc số doanh nghiệp được vay vốn tăng lên…Khi số dư nợ tăng lên sẽ là cơ sở để tăng doanh thu và lợi nhuận. Khi Ngân hàng không gặp rủi ro lớn từ các khoản vay này thì chắc chắn doanh thu và lợi nhuận sẽ tăng lên cùng với khoản thu từ lãi là các khoản thu từ dịch vụ như : dịch vụ thanh toán, dịch vụ bảo lãnh …Đa dạng hoá được đối tượng khách hàng làm giảm thiểu rủi ro cho Ngân hàng, chính điều đó cũng làm tăng lợi nhuận cho Ngân hàng. Mở rộng theo chiều sâu, tức làm thay đổi tỷ trọng khoản vay trung và dài hạn tăng, mà lãi suất trung và dài hạn cao hơn lãi suất của ngắn hạn do đó thu lãi tăng. Phân tán được rủi ro: các DNVVN với số lượng lớn, số vốn một lần vay ít vì thế giúp tránh cho Ngân hàng tập trung một khoản vay lớn vào một khách hàng. Điều này sẽ phân tán được rủi ro cho các Ngân hàng. Nâng cao uy tín : không chỉ tăng thêm về thu nhập, việc mở rộng được đối tượng khách hàng còn có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao uy tín cũng như sức cạnh tranh của Ngân hàng trên thị trường. Càng có nhiều khách hàng giao dịch với Ngân hàng, Ngân hàng càng dễ dàng mở rộng thị phần, khẳng định và nâng cao uy tín của mình cũng như có điều kiện, cơ hội tiếp cận với những khách hàng mới có tiềm năng. Như vậy thu hút thêm nhiều khách hàng đã tạo cho Ngân hàng nhiều cơ hội thuận lợi trong hoạt động kinh doanh của mình. 1.2.4.4.3.Đối với nền kinh tế Mở rộng tín dụng tạo đà cho việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh, tăng uy tín cho Ngân hàng, cho quốc gia, đồng thời góp phần kiềm chế và đẩy lùi lạm phát, thực hiện ổn định tiền tệ. Là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư, tín dụng với sự đa dạng về hình thức và chủng loại sẽ góp phần điều hoà vốn trong nền kinh tế, đồng thời tăng trưởng chất lượng hoạt động tín dụng sẽ giảm thiểu lượng tiền trong lưu thông, điều đó không chỉ giải quyết mối quan hệ cung cầu về vốn trong nền kinh tế mà còn tạo điều kiện để mở rộng tín dụng, mở rộng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt, từ đó tiết kiệm chi phí lưu thông cho xã hội. Mở rộng tín dụng góp phần quan trọng thực hiện các quy hoạch, chương trình phát triển kinh tế của toàn bộ nền kinh tế quốc dân, của từng vùng, từng địa phương, từng nghành kinh tế. Góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, xoá đói giảm nghèo, khơi dậy các tiềm năng phát triển kinh tế địa phương, phát huy và làm sống lại nhiều nghành nghề truyền thống. Thông qua sự phân tích đánh giá khả năng phát triển để đối tượng định đầu tư để có những quyết sách đầu tư đúng đắn, nhằm khai thác khả năng tiềm tàng về tài nguyên, lao động, tiền vốn…để tăng cường năng lực sản xuất, cung cấp ngày càng nhiều sản phẩm cho xã hội, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động…Mở rộng tín dụng sẽ góp phần mở rộng sản xuất và lưu thông hàng hóa, tăng hiệu qủa sản xuất xã hội, đảm bảo sự phát triển cân đối giữa các nghành, các vùng trong cả nước, ổn định và phát triển nền kinh tế… 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc mở rộng cho vay của NHTM đối với DNVVN 1.3.1. Nhân tố thuộc về NHTM Nhiều ngân hàng thừa nhận còn e ngại cho vay đối với DNVVN vì các doanh nghiệp này còn có ba vấn đề: thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm quản lý, thiếu chiến lược sản phẩm. Bản thân trình độ nhận thức của cán bộ tín dụng ở các Ngân hàng thương mại còn nhiều bất cập, chưa mạnh dạn cho vay đối với đối tượng khách hàng đa dạng phức tạp như DNVVN trong tình hình hiện nay. Tình hình huy động vốn của Ngân hàng: một đặc trưng của Ngân hàng là đi vay để cho vay do đó nếu Ngân hàng không thể huy động vốn thì không thể thực hiện được hợp đồng cho vay. Vì thế tình hình huy động vốn của Ngân hàng không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động cho vay đối với DNVVN mà còn tác động chung đối với hoạt động cho vay với nền kinh tế. Chi phí cho vay đối với DNVVN lớn hơn nhiều so với việc cho vay đối với doanh nghiệp lớn, hiện các Ngân hàng thương mại ngần ngại cho vay đối với đối tượng này. Quy mô, phạm vi hoạt động của Ngân hàng ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận vốn của các doanh nghiệp. Do đó nó ảnh hưởng tới việc mở rộng cho vay. Phạm vi và quy mô hoạt động càng lớn, càng rộng thì càng có nhiều doanh nghiệp có khả năng tiếp cận được với Ngân hàng, nhu cầu vốn sẽ cao hơn. Đồng thời Ngân hàng cũng có khả năng huy động vốn dễ dàng hơn, có khả năng cung ứng nhiều sản phẩm, dịch vụ hơn nên việc mở rộng cho vay đối với DNVVN sẽ thuận lợi hơn nhiều. Chính sách cho vay ưu đãi về lãi suất, ưu đãi về mức vốn cho vay sẽ làm thúc đẩy hoạt động cho vay, tăng khả năng tiếp cận của Ngân hàng đối với các loại khách hàng. Vì khách hàng khi vay vốn luôn mong muốn đựơc vay với giá rẻ, đủ số lượng mà mình cần. Ngoài ra, uy tín của Ngân hàng, hoạt động Maketing của Ngân hàng mà không tạo được uy tín với khách hàng thì sẽ không thu hút đựơc khách hàng đến với mình dẫn đến sẽ mất những khách hàng lớn, giảm khả năng cho vay và giảm thu nhập của Ngân hàng. 1.3.2. Nhân tố thuộc về DNVVN. Một trong những nguyên nguyên nhân cơ bản khiến việc tiếp cận vốn tín dụng của các DNVVN còn hạn chế xuất phát từ chính bản thân các DNVVN: DNVVN thường không hiểu về cơ chế tín dụng của Ngân hàng, có tâm lý sợ thủ tục vay vốn của Ngân hàng rườm rà, phức tạp, việc giải quyết cho vay của Ngân hàng gặp khó khăn. Phần lớn các DNVVN thiết lập các thủ tục vay vốn của Ngân hàng không đúng quy định mà Ngân hàng yêu cầu Nhiều doanh nghiệp, nhất là các công ty TNHH, tài sản pháp nhân và tài sản cá nhân lẫn lộn, thiếu minh bạch nên Ngân hàng thường rất khó thẩm định, đánh giá về năng lực thực sự của khách hàng Hệ thống sổ sách kế toán, nội dung và phương pháp hạch toán, kế toán của doanh nghiệp thường không đầy đủ, chính xác và thiếu minh bạch. Năng lực tài chính nội tại của doanh nghiệp yếu, các hệ số tài chính không đảm bảo theo yêu cầu của Ngân hàng, không xác định rõ ràng được dòng tiền lưu chuyển bởi vậy không tính được đúng khả năng trả nợ trong tương lai. Một số lớn các DNVVN lập phương án, kế hoạch sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư còn mang tính chủ quan, áp đặt của lãnh đạo doanh nghiệp, hoặc dựa trên kinh nghiệm thuần tuý. Nội dung của phương án, kế hoạch sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư đôi khi được thiết lập sơ sài, bởi vậy thiếu thuyết phục Ngân hàng khi xem xét thẩm định cho vay ở một số doanh nghiệp, việc điều hành sản xuất kinh doanh của lãnh đạo thiếu bài bản, mang nặng tính gia đình. Trong quan hệ với Ngân hàng còn thiếu kinh nghiệm, việc bố trí cán bộ quan hệ giao dịch với Ngân hàng không hợp lý, cán bộ có tư tưởng e ngại thiếu tự tin trong quan hệ, khả năng thuyết trình, đàm phán với Ngân hàng. Trên đây là những vấn đề mà các DNVVN cần lưu tâm và khắc phục, và nếu khắc phục tốt những hạn chế này thì chắc chắn vay vốn Ngân hàng sẽ dễ dàng hơn nhiều. 1.3.3. Nhân tố thuộc về NHTW và Chính phủ NHTW là một cơ quan thuộc bộ máy nhà nước, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động tiền tệ, tín dụng và Ngân hàng với mục tiêu cơ bản là ổn định giá trị đồng tiền, duy trì sự ổn định và an toàn trong hoạt động của hệ thống Ngân hàng. Do tính chất đó, NHTW nắm giữ một trong những công cụ quan trọng nhất để quản lý nền kinh tế vĩ mô, đó là chính sách tiền tệ. Thông qua chính sách tiền tệ NHTW có thể điều khiển được hoạt động của các Ngân hàng và do đó ảnh hưởng đến các hoạt động của Ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay nói riêng. Thông qua các công cụ của chính sách tiền tệ như nghiệp vụ thị trường mở NHTW sẽ làm tăng hoặc giảm khối lượng tiền tệ và ảnh hưởng đến khả năng cho vay của Ngân hàng thương mại đối với nền kinh tế nói chung và đối với các DNVVN nói riêng. Hay thông qua các công cụ như dự trữ bắt buộc hay chính sách lãi suất chiết khấu, NHTW sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động cho vay của các Ngân hàng thương mại thông qua việc làm tăng hay giảm lãi suất của các khoản vay. Ngoài chính sách tiền tệ thì các chính sách khác của NHTW cũng rất ảnh hưởng đến hoạt động cho vay của các Ngân hàng. Ví dụ như chính sách lãi suất của NHTW đã được thực hiện từ tháng 6/2002 thực hiện cơ chế cho vay theo lãi suất thoả thuận, theo quyết định này thì các Ngân hàng thương mại được tự quyền quyết định lãi suất cho vay của Ngân hàng mình. Sự chủ động về lãi suất sẽ tạo ra sự chủ động cho hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng vừa tạo cơ hội tiếp cận nhiều hơn với các khoản vay trên thị trường chính thức của doanh nghiệp, qua đó tăng hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại. Chương 2 : Thực trạng mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Sở giao dịch 1- NHCT Việt Nam 2.1. Giới thiệu chung về Sở giao dịch 1- NHCT Việt Nam 2.1.1. quá trình hình thành và phát triển Thực hiện Nghị định 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của HĐBT về việc chuyển hoạt động sang hạch toán kinh doanh và hình thành hệ thống ngân hàng 2 cấp, ngày 1/7/1988 Ngân hàng công thương Việt Nam ra đời và đi vào hoạt động trên cơ sở vụ tín dụng công nghiệp ( TDCN) và tín dụng thương nghiệp ( TDTN) của Ngân hàng Nhà nước Trung Ương cùng với các phòng TDCN và TDTN của 17 chi nhánh Ngân hàng Nhà nước địa phương. Cùng với sự phát triển đổi mới của đất nước, của ngành ngân hàng, Ngân hàng công thương( NHCT) đã phát triển ngày càng lớn mạnh và là 1 trong 5 ngân hàng thương mại nhà nước lớn của Việt Nam. Trong quá trình đổi mới và phát triển, Ngân hàng công thương đã góp phần đắc lực vào sự phát triển kinh tế của đất nước, thực thi chính sách tiền tệ, kiềm chế và đẩy lùi lạm phát. Chi nhánh Ngân hàng công thương Thành phố Hà Nội được thành lập theo quyết định số 198/NH-TCCB ngày 29/6/1988 của Tổng giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Ngày 24/3/1993 tổng giám đốc Ngân hàng công thương Việt Nam ra quyết định số 93/NHCT-TCCB chuyển các hoạt động tại hội sở chi nhánh NHCT thành phố Hà Nội thành Hội sở chính NHCTVN. Ngày 30- 3-1995 Sở giao dịch 1, NHCT Việt Nam được thành lập theo quyết định số 83/NHCT – QĐ CTHDQT. Ngày 30/12/1998, chủ tịch Hội Đồng Quản Trị ( HĐQT) NHCTVN ký quyết định số 134/ QĐ- HDQT- NHCT sắp xếp tổ chức hoạt động Sở giao dịch 1 - NHCTVN theo điều lệ tổ chức và hoạt động của NHCTVN. Ngày 20- 10 – 2003, chủ tịch HĐQT NHCTVN ban hành quyết địmh số 153/QĐ- HĐQT về mô hình tổ chức mới của Sở giao dịch 1 theo dự án hiện đại hoá ngân hàng và công nghệ thanh toán do ngân hàng thế giới tài trợ. Sở giao dịch 1 –NHCTVN là một trong hai Sở giao dịch của hệ thống NHCT VN (Sở 2 đặt tại thành phố HCM). Sở giao dịch 1 thực hiện kinh doanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng theo luật các Tổ chức tín dụng (TCTD), điều lệ NHCTVN, các quy định của pháp luật và của Ngân hàng nhà nước (NHNN). Sở giao dịch hoạt động có con dấu, được mở tài khoản tại NHNN và các TCTD theo quy định của pháp luật, thực hiện chế độ hạch toán kinh tế nội bộ theo quy định của NHNN và NHCTVN, được phép thành lập một số đơn vị trực thuộc NHCTVN, các đơn vị này được phép có con dấu để hoạt động kinh doanh theo quy định của NHCTVN. 2.1.2. Một số hoạt động chính của Sở giao dịch 1- NHCT Việt Nam Là một trong những Ngân hàng lớn trong hệ thống Ngân hàng Việt Nam, SGDI-NHCTVN đã không ngừng phát triển và ngày càng lớn mạnh. Cùng với sự đi lên đó, Sở đã không ngừng mở rộng các hoạt động của mình trên nhiều hình thức, lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên về cơ bản thì vẫn bao gồm 3 hoạt động chính như sau: Hoạt động huy động vốn : như mọi Ngân hàng khác, nguồn huy động vốn chủ yếu của Sở là từ các hoạt động : tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi thanh toán của các tổ chức và dân cư trong nước và nước ngoài bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ. Ngoài ra để huy động vốn, Ngân hàng còn phát hành các loại chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu, kỳ phiếu, trái phiếu Ngân hàng và các hình thức huy động vốn khác phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế và hoạt động kinh doanh Ngân hàng. Hoạt động sử dụng vốn : Sở chủ yếu sử dụng vốn vào hai hoạt động là cho vay và đầu tư trong đó cho vay là chủ yếu. Về hoạt động cho vay, Sở cũng thực hiện các hình thức cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bằng Việt Nam đồng và ngoại tệ đối với các tổ chức kinh tế, cá nhân, hộ gia đình thuộc mọi thành phần kinh tế, theo cơ chế tín dụng của Ngân hàng Nhà nước và qui định của NHCT. Về hoạt động đầu tư , Sở cũng tham gia vào thị trường chứng khoán, góp vốn, liên doanh với các doanh nghiệp…tuy nhiên, đây là hoạt động không thường xuyên của Sở. Ngoài ra, hoạt động sử dụng vốn của Sở còn bao gồm : chiết khấu thương phiếu kỳ phiếu, trái phiếu và các giấy tờ trị giá được bằng tiền theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và NHCT Việt Nam. Hoạt động dịch vụ : hoạt động này ngày càng đa dạng với nhiều dịch vụ. Ngoài các hoạt động dịch vụ truyền thống của Ngân hàng, hoạt động bảo lãnh, hoạt động uỷ thác và tư vấn, kinh doanh ngoại tệ thì theo nhiệm vụ mà Ngân hàng Nhà nước và NHCT giao Sở còn phải thực hiện các hoạt động riêng của Sở giao dịch là : Là đầu mối cho các chi nhánh NHCT phía Bắc trong nghiệp thu chi ngoại tệ tiền mặt, thanh toán séc du lịch, một số nghiệp vụ khác theo uỷ quyền của NHCT Việt Nam. Theo dõi, kiểm tra kho ấn chỉ của NHCT Việt Nam, đảm bảo xuất kho ấn chỉ quan trọng cho các chi nhánh NHCT phía Bắc theo yêu cầu hoạt động kinh doanh của các đơn vị. Thực hiện một số nhiệm vụ khác do NHCT Việt Nam giao. 2.2. Thực trạng hoạt động cho vay của Sở giao dịch 1- NHCT Việt Nam đối với DNVVN 2.2.1. Dư nợ cho vay đối với DNVVN Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế nhiều thành phần, khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam phát triển và các văn bản chỉ đạo của Chính phủ về hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam, cụ thể hơn là sự chỉ đạo của NHCTVN về đa dạng hoá khách hàng, đổi mới cơ cấu đầu tư, phát triển cho vay các DNVVN kinh doanh có hiệu quả, có khả năng trả nợ, đến nay SGDi đã phát triển cho vay DNVVN tăng về cả số dư nợ, số lượng doanh nghiệp, và chất lượng cho vay. 2.2.1.1. Dư nợ cho vay phân theo quy mô doanh nghiệp Bảng 1: Dư nợ cho vay các DNVVN phân theo quy mô doanh nghiệp Đơn vị : tỷ đồng, phần trăm Chỉ tiêu 31/12/2004 31/12/2005 31/1/2006 Số tiền tỉ trọng (%) Số tiền tỉ trọng (%) Số tiền tỉ trọng (%) DNVVN 321.84 13.3 400.555 14.4 450.315 15.7 DNL 1742.12 72.2 2007.192 72 2021.261 70.3 Cho vay khác 350.04 14.5 380.253 13.6 400.064 14 Tổng dư nợ cho vay 2414 100 2788 100 2871.64 100 (Nguồn Phòng Tổng hợp và tiếp thị - NHCTVN) Nhận xét : Qua bảng 1 ta có thể thấy dư nợ cho vay DNVVN tăng lên cả về số dư nợ và tỷ trọng. Đến cuối tháng 1 năm 2006 dư nợ cho vay DNVVN đã tăng lên đến 450.315 tỷ đồng, tăng 128.475 tỷ so với năm 2004; tỷ trọng dư nợ cho vay đối với DNVVN so với dư nợ cho vay của toàn Sở cũng tăng từ 13.3% năm 2004 lên 15.7% cuối tháng 1 năm 2006. Điều này chứng tỏ Sở giao dịch 1-NHCTVN đã quan tâm đến đối tượng khách hàng rất tiềm năng này, ngày càng có nhìn thông thoáng hơn đối với loại hình doanh nghiệp này. Tuy nhiên, cho vay đối với doanh nghiệp lớn vẫn chiếm chủ yếu trong tổng dư nợ cho vay mà các doanh nghiệp này thường nằm trong khu vực kinh tế nhà nước. Số dư nợ của thành phần kinh tế này luôn chiếm tỷ trọng cao ( trên 70% ) trong khi đó tỉ trọng dư nợ cho vay đối với DNVVN chỉ trung bình khoảng 15%. Qua đó thể hiện là Sở giao dịch đã chú ý đến phát triển cho vay đối với DNVVN, kết quả là số dư nợ và tỉ trọng đã tăng nhưng nếu đặt trong mối tương quan về cho vay đối với các doanh nghiệp lớn thì con số này là chưa lớn. Có thể thấy rõ điều đó qua biểu đồ sau: Biểu 1: Biểu đồ tỷ trọng dư nợ cho vay theo quy mô Tỷ đồng năm Nhận xét : Qua đồ thị ta có thể thấy tỉ trọng dư nợ cho vay DNVVN có tăng nhưng tỉ trọng của nó trong tổng dư nợ vẫn thấp. Số lượng DNVVN nhiều so với doanh nghiệp lớn nhưng tỉ trọng dư nợ lại nhỏ hơn rất nhiều. Trong khi tỉ trọng dư nợ đối với các doanh nghiệp luôn chiếm khoảng 70% tổng dư nợ thì tỉ trọng dư nợ với các DNVVN trong tổng dư nợ chỉ giao động ở 15%. Điều này cũng dễ hiểu bởi vì các doanh nghiệp lớn là khách hàng truyền thống quan trọng nhất của các Ngân hàng, với lại tuy số lượng các doanh nghiệp lớn ít hơn các DNVVN nhưng quy mô vốn lại lớn hơn rất nhiều, các doanh nghiệp này lại có nhu cầu và khả năng vay Ngân hàng với quy mô vốn lớn hơn. 2.2.1.2.Dư nợ cho vay phân theo thành phần kinh tế Bảng 2: Bảng dư nợ cho vay phân theo thành phần kinh tế ( đối với DNVVN) Đơn vị : tỷ đồng Chỉ tiêu 31/12/2004 31/12/2005 31/1/2006 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) DNNN 202.76 63 236.325 59 261.183 58 DNNQD 119.08 37 164.23 41 189.132 42 Tổng dư nợ (DNVVN) 321.84 100 400.555 100 450.315 100 ( Nguồn Phòng Tổng hợp và tiếp thị -SGDI NHCTVN) Nhận xét : qua bảng 2 ta có thể thấy được cơ cấu cho vay của Sở trong những năm gần đây. Cho vay đối với DNVVN khu vực ngoài quốc doanh chiếm tỉ trọng khá cao trong tổng dư nợ cho vay đối với DNVVN và tỷ trọng này có xu hướng tăng. Dư nợ cho vay đối với DNVVN ngoài quốc doanh tăng liên tục qua các năm : năm 2004 là 119.08 tỷ đồng với tỉ trọng là 63% , cuối năm 2005 là 164.23 tỷ đồng với tỉ trọng là 41% và sau 1 tháng- cuối tháng 1 năm 2006 dư nợ cho vay là 189.132 tỷ đồng với tỉ trọng là 42%. Điều này chứng tỏ Sở giao dịch đã có cái nhìn thông thoáng không chỉ đối với các DNVVN nói chung mà kể cả DNVVN ngoài quốc doanh nói riêng. Tuy tỉ trọng dư nợ cho vay của DNVVN nhà nước trong tổng dư nợ cho vay DNVVN vẫn lớn hơn nhưng sự chênh lệch này là không đáng kể, chứng tỏ Sở đã thực hiện tốt chính sách tín dụng của mình đó là “ không có sự phân biệt giữa các thành phần kinh tế “ Biểu 2: Biểu đồ dư nợ cho vay DNVVN theo thành phần kinh tế Tỷ đồng Năm Qua biểu trên ta có thể thấy sự chênh lệch không đáng kể giữa dư nợ cho vay giữa khu vực quốc doanh và ngoài quốc doanh. Thực tế cho thấy, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ngày càng phát triển và làm ăn có hiệu quả, xây dựng được chỗ đứng của mình trong nền kinh tế. Bởi vậy, mở rộng cho vay đối với đối tượng khách hàng này là một quan điểm hoàn toàn đúng đắn, nó không chỉ phù hợp với quan điểm chỉ đạo của Chính phủ ta hiện nay, mà còn là chiến lược kinh doanh khả thi của Sở, phù hợp với xu hướng phát triển của nền kinh tế hiện nay. Điều đáng nói ở đây là Sở đã nhận thức được điều này từ sớm, từ những năm 2003, 2004 khi mà nhiều người còn nghi ngại về sự phát triển của các DNVVN, nhất là các DNVVN ngoài quốc doanh lúc này quy mô còn nhỏ, tài sản thế chấp không đủ điều kiện, uy tín chưa cao nhưng Sở đã mạnh dạn tiếp cận với đối tượng khách hàng này và coi trọng, giúp đỡ các doanh nghiệp này ngay từ những ngày đầu. Trong tương lai tỷ trọng cho vay với các khách hàng này sẽ còn tăng. 2.2.1.3. Dư nợ cho vay phân theo kỳ hạn Bảng 3: Bảng dư nợ cho vay DNVVN phân theo kỳ hạn Đơn vị : tỷ đồng Chỉ tiêu 31/12/2004 31/12/2005 31/1/2006 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Ngắn hạn 253.176 78.7 297.612 74.3 328.665 73 Dài hạn 68.664 21.2 102.943 25.7 121.65 27 Tổng 321.84 100 400.555 100 450.315 100 ( Nguồn Phòng Tổng hợp và tiếp thị - SGDI NHCT VN) Biểu 3: Biểu đồ cho vay đối với DNVVN phân theo kỳ hạn Tỷ đồng năm Nhận xét : Số dư nợ cho vay DNVVN tăng lên ở cả ngắn hạn và dài hạn. Nhưng có thể thấy Sở giao dịch 1-NHCTVN tài trợ vốn cho DNVVN chủ yếu vẫn là hình thức tín dụng ngắn hạn. Năm 2004 tín dụng ngắn hạn chiếm đến 78.8% tổng dư nợ cho vay đối với DNVVN. Tuy nhiên tỉ trọng này có xu hướng giảm qua các năm, đến tháng 1 năm 2006 tỉ trọng này đã giảm xuống còn 73% nhưng số dư nợ thì vẫn tăng đều qua các năm : chỉ trong một tháng từ cuối tháng 12/2005 đến cuối tháng 1/2006 mà số dư nợ cho vay ngắn hạn đã tăng đến 31.053 tỷ đồng. Nhưng trong những năm gần đây SGDI rất chú trọng đến hình thức tài trợ dài hạn cho các DNVVN, một nguồn vốn mà lâu nay các DNVVN luôn trong tình trạng thiếu hụt và khó có khả năng vay được từ các Ngân hàng. Tỷ trọng cho vay dài hạn tăng lên dù con số đó còn thấp nhưng cũng khẳng định được hướng đi đúng đắn của Sở, bởi hiện nay các DNVVN chiếm phần lớn trong nền kinh tế, các doanh nghiệp ngày càng hoàn thiện về mọi mặt và làm ăn có kết quả- đang là đối tượng cạnh tranh của nhiều tổ chức tín dụng. Khi các DNVVN vay được vốn trung và dài hạn đồng nghĩa với việc giải quyết được nhu cầu đầu tư dài hạn, mua sắm đổi mới trang thiết bị hiện đại cho phù hợp với yêu cầu của mở rộng sản xuất, tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường. 2.2.2. Số doanh nghiệp vừa và nhỏ vay vốn tại Sở giao dịch 1-NHCTVN Bảng 4: Số DNVVN vay vốn tại Sở giao dịch 1-NHCTVN Đơn vị : doanh nghiệp Chỉ tiêu 31/12/2004 31/12/2005 31/1/2006 Số doanh nghiệp 190 200 226 ( Nguồn Phòng Tổng hợp và tiếp thị – NHCT VN) Nhận xét : bảng trên phản ánh được sự tăng lên của số lượng DNVVN vay vốn tại Sở và đặc biệt là so với các Ngân hàng khác thì số lượng DNVVN vay vốn tại Sở giao dịch 1-NHCTVN là lớn hơn rất nhiều so với các Ngân hàng khác. Điều này chứng tỏ Sở giao dịch 1-NHCTVN rất coi trọng đối tượng khách hàng này và đã có nhiều biện pháp mở rộng và thu hút cho vay. Nhiều khách hàng sau khi vay vốn của Sở để đầu tư mở rộng sản xuất, đã tạo ra lợi nhuận, nộp ngân sách tăng lên so với trước khi đầu tư, thu hút thêm nhiều lao động, thu nhập bình quân người lao động trong doanh nghiệp ngày càng tăng lên, trả nợ Ngân hàng đúng hạn. Xin nêu một số ví dụ diển hình như : Công ty Cổ phần chế biến thức ăn gia súc Hà Lan : vay 7 tỷ đồng, thời hạn 10 năm để đầu tư nhà máy sản xuất thức ăn gia súc năm 2003 và cho vay 1.5 tỷ vốn lưu động, thu hút hơn 70 lao động. Sau một thời gian đi vào hoạt động, chỉ trong 6 tháng đầu năm 2005, doanh thu công ty đạt 20 tỷ đồng, nộp ngân sách hàng năm 150 triệu đồng. Công ty TNHH Kim khí Hồng Hà : vay 5 tỷ đồng, thời hạn 7 năm để đầu tư xây dựng mới nhà máy gạch tuynet. Hiện nay nhà máy sản xuất bình quân 15 triệu viên/năm với doanh thu 4,5 tỷ đồng, tạo hơn 150 việc làm, nộp ngân sách hàng năm xấp xỉ 100 triệu đồng. Sản phẩm của công ty có uy tín trên thị trường được nhiều khách hàng là các công ty xây dựng đặt mua để xây dựng các khu đô thị mới và các công trình lớn. Công ty TNHH thương mại Sơn Dương : vay 8 tỷ đồng thời hạn 5 năm để mua 100 xe tắc xi Matiz thành lập hãng taxi Thế kỷ mới với giá cạnh tranh trên thị trường Thủ đô, tạo việc làm cho 120 lao động. Doanh thu của công ty đạt 7.200 triệu đồng/năm, nộp ngân sách 250 triệu đồng/năm. Nhiều doanh nghiệp vay vốn lưu động để duy trì, phát triển sản xuất kinh doanh tạo ra nhiều sản phẩm, dịch vụ, đóng góp ngày càng nhiều cho nền kinh tế đất nước. Vốn tín dụng của SGD I đã thực sự hỗ trợ cho DNVVN phát triển. 2.2.3. Tình hình nợ quá hạn của DNVVN Đơn vị : tỷ đồng Chỉ tiêu 31/12/2004 31/12/2005 31/1/2006 Số tiền Tỉ lệ nợ QH(%) Số tiền Tỉ lệ nợ QH(%) Số tiền Tỉ lệ nợ QH DNVVN 9.647 2.12 5.57 1.56 2.355 1.46 DNL và cho vay khác 52.715 2.05 50.46 1.89 45.97 1.65 Tổng nợ qúa hạn 62.362 2.09 56.03 1.76 48.325 1.57 (Nguồn Phòng Tổng hợp và tiếp thị -SGDI NHCTVN) Nhận xét : trong thời gian qua Sở giao dịch 1-NHCTVN đã cố gắng nhiều trong việc kiểm soát nợ quá hạn. Bằng chứng là nợ quá hạn chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ trên tổng dư nợ. Năm 2004 là 2.09% và đến tháng 1 năm 2006 đã giảm xuống còn 1.57%. Nhìn chung, nợ quá hạn của các doanh nghiệp lớn chiếm tỷ trọng đáng kể so với DNVVN. Năm 2004, nợ quá hạn của các doanh nghiệp lớn là 52.715 tỷ đồng chiếm 84.5% tổng dư nợ quá hạn và 2.05% dư nợ của doanh nghiệp lớn. Trong khi đó, DNVVN chiếm 9.647 tỷ đồng với tỷ trọng 15.5% so với tổng dư nợ quá hạn và 2.12% so với dư nợ quá hạn DNVVN . Tuy nhiên điều này cũng không khẳng định được rằng cho vay doanh nghiệp lớn là rủi ro hơn đối với cho vay DNVVN bởi vì dư nợ cho vay doanh nghiệp lớn chiếm tỉ trọng rất lớn trong tổng dư nợ. Tỷ lệ nợ quá hạn của DNVVN năm 2004 là lớn hơn so với tỷ lệ nợ quá hạn của doanh nghiệp lớn và cho vay khác nhưng tỷ lệ này đã giảm theo thời gian, đến tháng 1 năm 2006 tỷ lệ này chỉ còn 1.46% nhỏ hơn tỷ lệ nợ quá hạn của các doanh nghiệp lớn và cho vay khác. Điều đó chứng tỏ rủi ro tín dụng đối với DNVVN đã được cải thiện. 2.3. Đánh giá tình hình mở rộng cho đối với DNVVN tại Sở giao dịch 1-NHCTVN 2.3.1. Những kết quả đạt được NHCT VN nói chung và Sở nói riêng đã nắm bắt được thời cơ chuyển dịch đối tượng khách hàng, song song với việc mở rộng cho vay với các ĐNQD thì Sở đã hướng tới cho vay đối với DNNQD, trong đó chú trọng đến khối DNVVN. Điều này thể hiện qua số lượng khách hàng là DNVVN tăng nhanh qua từng năm, đến nay số lượng DNVVN vay vốn luôn lớn hơn 200 doanh nghiệp. Sự gia tăng về số lượng DNVVN có quan hệ tín dụng với Sở phù hợp với xu hướng phát triển chung của nền kinh tế và định hướng phát triển của Đảng và Nhà nước phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng XHCN. Nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế đồng thời để hoạt động kinh doanh an toàn và hiệu quả, trong những năm qua, Sở đã mở rộng hoạt động tín dụng đối với DNVVN, đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36492.doc
Tài liệu liên quan