Đề tài Mở rộng cho vay hộ sản xuất tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Lâm Thao

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU. 1

CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT. 3

1.1. Kinh tế hộ sản xuất. 3

1.1.1. Khái niệm hộ sản xuất. 3

1.1.2. Đặc điểm hộ sản xuất. 4

1.1.3. Vai trò hộ sản xuất với sự phát triển kinh tế. 7

1.2. Mở rộng tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất. 10

1.2.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng. 10

1.2.2. Phân loại tín dụng. 11

1.2.3. Các chỉ tiêu chí phản ảnh chất lượng mở rộng tín dụng đối với hộ sản xuất. 14

1.2.3.1. Chỉ tiêu tương đối. 14

1.2.3.2. Chỉ tiêu định lượng. 14

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới mở rộng cho vay hộ sản xuất. 16

1.3.1. Nhân tố thuộc về môi trường pháp lý. 16

1.3.3. Môi trường kinh tế. 17

1.3.4. các nhân tố tác động tới ngân hàng. 18

1.3.4.1. Chính phủ thực hiện chính sách giảm bao cấp và can thiệp trực tiếp. 18

1.3.4.2. Sự phát triển của nhu cầu dịch vụ tài chính. 18

1.3.4.3. Xu hướng đa dạng hoá trong môi trường hội nhập kinh tế quốc tế. 19

1.3.4.4. Sự gia tăng cạnh tranh trên thị trường tài chính. 19

1.3.4.5. Yêu cầu tăng vốn. 20

1.3.4.6. Cách mạng trong công nghệ ngân hàng. 20

1.3.4.7. Nhân tố thuộc về ngân hàng. 21

1.3.4. Nhân tố từ các hộ gia đình. 23

1.4. Chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất. 25

1.4.1. Khái niệm chung về chất lượng tín dụng. 25

1.4.2. Những chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng. 26

1.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng. 28

1.4.1. Nhân tố khách quan. 28

1.4.2. Nhân tố chủ quan. 29

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG MỞ RỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN LÂM THAO TỪ NĂM 2004 ĐẾN 2007. 30

2.1. Giới thiệu chung về chi nhánh từ năm 2004 đến 2007. 30

2.1.1. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Lâm Thao. 30

2.1.2. Cơ cấu tổ chức Chi nhánh NHN0&PTNT huyện Lâm Thao. 31

2.2. Hộ sản xuất trên địa bàn huyện Lâm Thao. 34

2.1.1. Khái quát về tình hình kinh tế xã hội huyện Lâm Thao. 34

2.1.2. Những kết quả đạt được của hộ sản xuất trong năm 2007. 35

2.3. Thực trạng mở rộng cho vay hộ sản xuất tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Lâm Thao. 36

2.3.1. Qui trình cho vay hộ sản xuất. 36

2.3.1.1. Đối tượng cho vay. 36

2.3.1.2. Quy trình cho vay. 37

2.3.2. Mở rộng cho vay hộ sản xuất tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Lâm Thao. 39

2.3.2.1 Dư nợ và phát triển dư nợ cho vay hộ sản xuất tại chi nhánh Ngân hàng và phát triển nông thôn huyện Lâm Thao. 39

2.3.2.1. Dư nợ và phát triển dư nợ cho vay đối với hộ sản xuất tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triẻn nông thôn huyện Lâm Thao. 40

2.3.2.2. Nợ xấu và biện pháp thu hồi. 42

2.3.2.3. Doanh thu từ hoạt động cho vay đối với hộ sản xuất của NHN0 và PTNT huyện Lâm Thao. 43

2.3.3. Đánh giá kết quả mở rộng cho vay hộ sản xuất tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Lâm thao trong những năm qua 52

2.3.3.1. Những kết quả đạt đựơc 52

2.3.3.2. Những khó khăn và hạn chế. 53

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY HỘ SẢN XUẤT TẠI CHI NHÁNH NHN0 VÀ PTNT HUYỆN LÂM THAO 54

3.1. Phương hướng và mục tiêu trong thời gian tới. 54

3.1.1. Định hướng phát triển của chi nhánh NHN0 và PTNT huyện Lâm Thao. 55

3.1.2. Nâng cao trình độ cán bộ Ngân hàng. 55

3.1.3. Mở rộng mạng lưới hoạt động, củng cố lại mạng lưới sẵn có. 56

3.1.4. Xây dựng chiến lược marketing đồng bộ. 57

3.1.5. Đa dạng hoá phương thức cho vay. 57

3.1.6. Nâng cao thẩm định trước và sau khi vay vốn. 58

3.2. Kiến nghị với các cơ quan chức năng. 58

KẾT LUẬN 61

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. 62

 

doc65 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2544 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Mở rộng cho vay hộ sản xuất tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Lâm Thao, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ược tập trung vào thị trường nông thôn, ưu tiên cho khách hàng là hộ nông dân. Chiến lược của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn về lâu dài vẫn là phục vụ cho sự phát triển của nông thôn, nông nghiệp. Nhưng trong từng giai đoạn cụ thẻ mà chiến lược chú trọng vào từng lĩnh vực cụ thể, phù hợp với tình hình. Các chiến lược đó có thể thay đổi theo từng thời kì. Các chiến lược của ngân hàng ảnh hưởng tới cho vay hộ sản xuất. Chiến lược của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn về lâu dài và phát triển nông thôn về lâu dài vẫn là phục vụ cho sự phát triển của nông thôn, nông nghiệp. Nhưng trong từng giai đoạn cụ thể mà chiến lược trú trọng vào từng lĩnh vực cụ thể, pjù hợp với tình hình, các chiến lược đó có thể thay đổi theo từng thời kỳ. Các chiến lược của ngân hàng ảnh hưởng tới cho vay hộ sản xuất. Chiến lược đa dạng hoá khách hàng. Ngành nông nghiệp là dễ gặp rủi ro. Nếu tập trung vào một nhóm khách hàng,khi họ gặprủi ro thì ngân hàng khó có thể thu hồi nợ. Ngân hàng là người chịu thiệt hại nặng nhất, và khó có khả năng đứng vững trên thị trường. Mục tiêu của ngân hàng làphục vụ cho sự phát triển chung của cả nền nông nghiẹp và nông thôn. Do đó không thể tập trung nguông lực cho nhu cầu vốn của hộ. Ngân hàng quyết định ưu tiên cho khách hàng truyền thống hay mở rộng khách hàng sang lĩnh vực khác. Chính sách tín dụng sẽ quyết định vấn đề có mở rộng tín dụng với hộ sản xuất hay không. nếu chính sách tín dụng không ưu tiên cho đối tượng khách hàng là hộ thì khó mở rộng tín dụng đối với hộ. Khả năng đáp ứng nguồn vốn của ngân hàng. Ngân hàng đóng vai trò quan trọng là trung gian tài chính, chuyển vốn từ người thừa vốn sang người thiếu vốn. Nguồn vón mà ngân hàng cho vay phụ thuộc vào khả năng huy động của ngân hàng. Ngân hàng chỉ có thể cho vay khi có vốn huy động. Nếu nguồn vốn huy động không tăng đồng nghĩa với việc không mở rộng tín dụng. Ngoài khối lượng huy động, một điều cần chú ý là thời hạn gửi tiền và thời hạn tín dụng. Ngân hàng chỉ có thể chuyển hoán kì hạn nếu thời hạn tín dụng không chênh lệch quá với thời hạn gửi tìên. Nếu nguồn tiền gửi tiết kiệm chủ yếu là ngắn hạn thì ngân hàng khó đáp ứng nhu cầu cho vay dài hạn của khách hàng, vì điều đó ảnh hưởng tới khả năng thanh toán của ngân hàng. Chính sách marketing. Hiện nay, các hộ nông dân vẫn chưa thực sự biết nhiều về ngân hàng. Họ ngại giao dịch với ngân hàng, ngại làm thủ tục rườm rà. Ngân hàng cần có chính sách marketing để khách hàng hiểu thêm về ngân hàng, giúp họ biết về các loại hình cho vay, thủ tục, điều kiện vay vốn, để họ có thể tiếp cận với nguồn vốn của ngân hàng. 1.3.4. Nhân tố từ các hộ gia đình. Hộ gia đình là một bên giao dịch của ngân hàng, ảnh hưởng tới việc giao dịch giữa hộ và ngân hàng. Nhu cầu về vốn. Khách hàng chỉ đi vay khi họ cần vốn. Nếu họ không có nhu cầu về vốn thì ngân hàng không thể cho vay. Đây là yếu tố quyết định việc mở rộng tín dụng của ngân hàng. Nhưng nhu cầu về vốn của khách hàng chỉ được đáp ứng nếu ngân hàng có đủ tiềm năng. mặt khác phương án sử dụng vốn của ngân hàng phải mang lại hiệu quả, và nằm trong sự cho phép của pháp luật. Đối tượng sản xuât. Đối tượng sản xuất của các hộ chủ yếu là cây, con giống…Thông thường, ngân hàng cho khách hàng vay phục vụ sản xuất. Trong một số trường hợp do thiên nhiên tai, dịch bệnh mà ngân hàng sẽ hạn chế cho vay đối với một số đối tượng cụ thể. Ví dụ hiện nay, ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn đang hạn chế cho vay nếu đối tượng sản xuất là gia cầm. Tính tự giác của hộ. Tính tự giác của hộ là điều kiện để ngân hàng cho vay. tính tự giác ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng thu hồi nợ của ngân hàng. Nếu khách hàng không có tính tự giác, dù tình hình sản xuất kinh doanh có hiệu quả thì ngân hàng gặp khó khăn trong vấn đề thu hồi nợ. Nếu hộ có tính tự giác, dù cho sản xuất kinh doanh không có hiệu quả thì họ cũng có phương án khắc phục, quyết tâm trả nợ cho ngân hàng. Bảo đảm tiền vay. Theo qui định của chính phủ nhằm giúp hộ nôg dân tiếp cận với nguồn vốn của ngân hàng, những khoản vay nhỏ không cần bảo đảm( hộ gia đình, chủ yếu trang trại vay dưới 20 triệu, hộ nông dân nuôi trồng thuỷ sản được vay dưới 50 triệu thì không cần bảo đảm). tuy nhiên để làm căn cứ trong xét duyệt cho vay hộ nông dân phải xuất trình cho ngân hàng các giấy tờ liên quan đến việc giao quyền sử dụng đất, ngân hàng được phép giữ giấu chứng nhận quyền sử dụng đất khi cấp tín dụng các hộ nghèo được phép áp dụng hình thức cho vay bảo đảm bằng tín chấp. Nhận thức của hộ nông dân. Trình độ nhận thức của hộ nông dân có ảnh hưởng lớn tới hoạt động tín dụng, trình độ nhận thức giúp hộ thấy được vai trò quan trọng của nguồn vốn ngân hàng để tiếp cận với ngân hàng. trình độ của hộ cũng quyết định hiệu quả sử dụng vốn vay, sử dụng nguồn vốn có hiệu quả và đúng mục đích. Vậy có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới qui mô và chất lượng tín dụng, có yếu tố từ ngân hàng, từ khách hàng và cả yếu tố từ môi trường xung quanh. Các ngân hàng nắm vững mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố để có biện pháp cụ thể tác động vào nhân tố, để nguồn vốn của ngân hàng tiếp cận được với mọi người dân. 1.4. Chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất. 1.4.1. Khái niệm chung về chất lượng tín dụng. Nâng cao chất lượng là điều kiện để bất cứ một tổ chức kinh tế nào đứng vững và phát triển trong nền kinh tế. Cũng giống như các tổ chức khách, cần phải đảm bảo chất lượng, trong đó chất lượng tín dụng đóng vai trò quan lớn, quyết định trực tiếp tới khả năng sinh lời và an toàn của ngân hàng. Chất lượng tín dụng là sự đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hang, ohù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Chất lượng tín dụng thể hiện ở một số kía cạnh. Với khách hàng, tín dụng dụng phải phù hợp với mục đích sự dụng kì hạn hợp lý và lãi suất vừa phải, thủ tục đơn giản nhanh chóng song vẫn phải tuân theo nguyên tắc tín dụng. Với sự phát triển của kinh tế xã hội. Tín dụng ngân hàng phục vụ cho sự phát triển của nông nghiệp, lưu thông hàng hoá, tạo công ăn việc làm, thúc đẩy quá trình tự tích tụ tư bản. Với ngân hàng thương mại. Thời hạn tín dụng, qui mô, lãi suất phải phù hợp với bản thân ngân hàng. khoản vay hoàn trả đúng hạn và có lãi, hạn chế rủi ro. 1.4.2. Những chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng. Những chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng là thước đo cụ thể hoá để xác định chất lượng tín dụng. Các chỉ tiêu dánh giá gồm có chỉ tiêu định tính và chỉ tiêu định lượng. Song các chỉ tiêu định tính còn rất khó xác định do nó chỉ mang tính tương đối. Vì vậy các chỉ tiêu định lượng xác định chất lượng tín dụng được dùng. Chỉ tiêu tương đối. Chỉ tiêu tương đối phụ thuộc vào người đánh giá. Chỉ tiêu định tính thể hiện chất lượng tín dụng thông qua số hộ vay vốn của ngân hàng tren tổng số hộ trên địa bàn. Qua đó thấy được tầm ảnh hưởng của ngân hàng tới đời sống của nhân dân, thấy được sự quan tâm của các hộ tới ngân hàng. Nếu số hộ đến vay vốn càng đong chứng tỏ ngân hàng có ảnh hưởng càng lớn tới đời sống của hộ, nếu chỉ tiêu này thấp chứng tỏ ngân hàng không được quan tâm và không có ảnh hưởng nhiều. Nhưng lỉ lệ bao nhiêu được coi là cao, bao nhiêu là thấp thì chưa xác định được, tuỳ vào quan điểm của người đánh giá mà cho đó là cao hay thấp. Người ra chất lượng tín dụng thể hiện qua đời sống của các hộ sau khi vay vốn. Nếu đời sống của hộ được nâng cao hơn trước khi vay vốn chứng tỏ đồng vón của ngân hàng có hiệu quả. Nhược điểm là không xác định chính xác mức độ hiệu quả của nguồn vốn là nhiều hay ít. Chỉ tiêu định lượng. Tỷ lệ dư nợ kinh tế hộ trên tổng dư nợ. Tỉ lệ dư nợ hộ sản xuất trên tổng dư nợ = *100%. Tỉ lệ dư nợ kinh tế hộ trên tổng dư nợ phản ảnh quy mô cho vay kinh tế hộ trong tổng mức dư nợ. Nếu tỉ lệ cngf cao chứng tỏ cho vay hộ sản xuất là quan trọng của ngân hàng. đồng thời cho thấy sự quan tâm của ngânhàng tới khách hàng là hộ sản xuất. Tỉ lệ nợ quá hạn. Tỷ lệ nợ quá hạn là chỉ tiêu phản ánh sự an toàn của ngân hàng. Thông thường chỉ tiêu nợ quá hạnh của ngân hàng không được vượt quá 5% trên tổng dư nợ. Nếu tỉ lệ nợ quá hạn lớn hơn 5%, ngân hàng có khả năng đổ vỡ. Tỷ lệ nợ quá hạn = * 100%. Tỉ lệ nợ quá hạn hộ sản xuất= (Dư nợ qúa hạn hộ sản xuất/ Tổng dư nợ quá hạn)*100% Chỉ tiêu này phản ánh tỉ lệ nợ quá hạn cho vay hộ sản xuất trong tổng dư nợ quá hạn của ngân hàng. nếu tỉ lệ này thấp chứng tỏ dư nợ hộ sản xuất không ảnh hưởng nhiều tới chất lượng tín dụng của ngân hàng. Để nâng cao chất lượng tín dụng cần phải nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng. để nâng cao chất lượng tín dụng cần phải nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất. Tỉ lệ hộ có quan hệ vay vốn với ngân hàng. Tỉ lệ hộ có quan hệ = *100%. Tỉ lệ này phản ánh tỉ lệ số hộ đã tiếp cận được với nguồn vốn của ngân hàng. Đồng thời phản ánh số hộ vẫn chưa tiếp cận được với nguồn vốn của ngân hàng. từ đó thấy được sự quan tâm của các hộ tới ngân hàng và ảnh hưởng của ngân hàng tới đời sống của dân cư trong khu vực. Nếu có nhiều hộ vay vốn của ngân hàng chứng tỏ ngân hàng có ảnh hưởng lớn đến số đông nhân dân, nếu số hộ vay ít ngân hàng không có ảnh hưởng nhiều tới đời sống của khu vực. Doanh số cho vay bình quân. Doanh số cho vay bình quân 1 hộ = *100%. 1.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng. 1.4.1. Nhân tố khách quan. Điều kiện tự nhiên khí hậu. Cho vay nông nghiệp khác với cho vay trong các lĩnh vực thuộc các ngành kinh tế khác, nó chịu nhiều tác động của điều kiện tự nhiên,khí hậu. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến mùa màng năng suất và chất lượng nông sản. qua đó ảnh hưởng tới khả năng trả nợ của khách hàng cho ngân hàng. Điều kiện tự nhiên không thuận lợi là nguyên nhân gây thất bại sản xuất trên khu vực rộng lớn. Nếu sản xuất thành công mang lại thu nhập cho người lao động, mang lại nguồn thu nhập trả nợ cho ngân hàng. Sản xuất không thành công, người lao động chịu thiệt hại và ngân hàng cũng khó thu hồi được nợ. Bên cạnh đó,sản xuất và tiêu thụ hàng hoá giao lưu giữa các vùng, đó là điều kiện để dịch bệnh có điều kiện lây lan và phát tán trên diện rộng. Nó ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả của sản xuất. ví dụ dịch cúm gà. dịch lợn quoai xanh…Những dịch bệnh đó đã gây tổn thất lớn cho người chăn nuôi. Họ chưa có khả năng trả nợ ngay cho ngân hàng sau hững tổn thất đó. Môi trường kinh tế xã hội. Môi trường kinh tế xã hội có ảnh hưởng lớn tới việc cung cấp các yếu tố đầu vào và tiêu thụ sản phẩm làm ra. Không có yếu tố đầu vào thì không thể sản xuất. Không có đầu ra cho sản phẩm, người sản xuất không đến với ngân hàng so họ không có nhu cầu vốn. Nhưng nếu sản phẩm làm ra không tiêu thụ được thì họ không có khả năng trả nợ cho ngân hàng. Môi trường luật pháp. Ngân hàng nhà nước thường đưa ra những chỉ tiêu để đánh giá chất lượng tín dụng của các ngân hàng. trong từng thời kỳ và từng giai đoạn mà nhưng chỉ tiêu này khác nhau. Với những chỉ tiêu khác nhau, chất lượng tín dụng của các ngân hàng được đánh giá khác đi. 1.4.2. Nhân tố chủ quan. Nhân tố thuộc về ngân hàng. Chất lượng thẩm định và công tác kiểm tra giám sát các khoản vay. Thẩm định để thấy được tính khả thi của dự án, thấy được tư cách đạo đức trình độ và khả năng quản lí,cũng như khả năng trả nợ của khách hàng. Nếu thẩm định kĩ loại bỏ được những dự án không mang lại hiệu quả kinh tế, hạn chế rủi ro đạo đức và lựa chọn đối nghịch của khách hàng, đồng thời hạn chế nguy cơ thua lỗ của dự án. Kiểm tra sau giải ngân giúp ngân hàng kiểm soát đựơc mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng. có biện pháp xử lý khi khách hàng làm ăn thua lỗ hay sử dụng không đúng mục đích thoả thuận với ngân hàng, hạn chể tổn thất. Trình độ cán bộ ngân hàng. Cán bộ tín dụng là người trực tiếp thẩm định và theo dõi các khoản vay. Nếu cán bộ tín dụng có trình độ và kinh nghiệm đánh giá khách hàng chính xác. nếu đánh giá không chính xác dẫn tới mất khách hàng tốt và cho khách hàng xấu vay. Nhân tố thuộc về khách hàng. Khách hàng là nhân tố ảnh hưởng lớn nhất tới chất lượng tín dụng ngân hàng. Nếu khách hàng là người có trình độ quản lí, trình độ sản xuất, có đạo đức tốt thì khả năng thu hồi được nợ của ngân hàng cao. Ngân hàng có chất lượng tín dụng tốt. Ngược lại, khách hàng không có trình độ quản lí tốt hay không có trình độ sản xuất hoặc cố tình không trả, lừa đảo thì ngân hàng khó mà thu hồi nợ. Chương 2. Thực trạng mở rộng cho vay đối với hộ sản xuất tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Lâm Thao từ năm 2004 đến 2007. 2.1. Giới thiệu chung về chi nhánh từ năm 2004 đến 2007. 2.1.1. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Lâm Thao. Chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Lâm Thao được tái lập và đi vào hoạt động từ năm01/10/1999 theo quyết định 261/QĐ/NHN0&PTNT – 02 ngày 23/08/1999 của chủ tịch hội đồng quản trị NHN0&PTNT Việt Nam. Những năm trước đó NHN0&PTNT huyện Lâm Thao còn là một chi nhánh ngân hàng khu vực thanh toán trực thuộc ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Phong Châu cũ. Thực hiện nghị định 59/CP ngày 24/7/1999 của chính phủ về việc tách huyện Phong Châu tỉnh Phú Thọ, huyện Lâm Thao được tái lập, từ đó chi nhánh NHN0&PTNT huyện Lâm Thao được ra đời nhằm phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương và kinh doanh theo địa giới hành chính. Với nhiệm vụ và chức năng là kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng chi nhánh NHN0&PTNT huyện Lâm Thao đã làm tốt công tác huy động và cho vay mọi thành phần kinh tế góp phần phát triển lưu thông hang hoá và chuyển dịch cơ cấu kinh tê theo hướng công nghiệp hoa và hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Chi nhánh NHN0&PTNT huyện Lâm Thao đã chủ động tạo môi trường kinh doanh hợp lý giúp các doanh nghiệp nhỏ, hộ sản xuất phát triển một cách có hiệu quả lấy hiệu quả sản xuất kinh doanh của khách hàng làm hiệu quả hoạt động của ngân hàng. 2.1.2. Cơ cấu tổ chức Chi nhánh NHN0&PTNT huyện Lâm Thao. Chi nhánh NHN0&PTNT huyện Lâm Thao gồm trung tâm huyện và 3 chi nhánh ngân hàng cấp 3 trực thuộc huỵên. Hiện nay tổng số cán bộ công nhân viên của Chi nhánh NHN0&PTNT huyện Lâm Thao là 49 cán bộ. Cán bộ có trình độ đại học là 27 chiếm tỷ lệ 55,1%/ tổng số cán bộ. Cán bộ có trình độ trung cấp 22 chiếm tỷ lện 44,9%/ tổng số cán bộ. Các cán bộ được bố trí công việc căn cứ vào trình độ nghiệp vụ chuyên môn… một cách phù hợp. Lãnh đạo ngân hàng gồm có 1 giám đốc, 2 phó giám đốc và hệ thống các trưởng phó phòng. Sau đây là sơ đồ bộ máy tổ chức của Chi nhánh NHN0&PTNT huyện Lâm Thao. Sơ đồ 1: Chi nhánh NHN0&PTNT huyện Lâm Thao Giám Đốc PGĐ kinh doanh Chi nhánh cấp 3 P. Kinh doanh P. KT ngân quĩ PGĐ KT ngân quĩ Hiện nay có 49 nhân viên làm việc tại hai phòng và 3 chi nhánh cấp 3 và phòng tín dụng, phong kế toán ngân quĩ và chi nhánh cấp 3 cao xá. Chức năng, nhiệm vụ cụ thể của các phòng ban là : - Giám đốc là người chịu trách nhiệm điều hành nghiệp vụ kinh doanh theo tiêu chuẩn của chi nhánh và là người chịu trách nhiệm về quyết định cho vay và thực hiện các công việc sau: + Xem xét nội dung thẩm định do phòng tín dụng trình lên để quyết định cho vay hay không cho vay và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. + Ký hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay và các hồ sơ do ngân hàng và khách hàng cùng lập. + Quyến định về các biện pháp sử lý nơ: cho gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, chuyển nợ quá hạn, gia quyết định thực hiện các biện pháp sử lý nợ. - Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Thay mặt giám đốc quản lý hoạt động về tín dụng, thẩm định , cho vay, thu nợ. Phó giám đốc phòng kế toan – ngân quĩ: thay mặt giám đốc quả lý công tác kế toán của cả chi nhánh. + Phòng kế toán ngân quĩ: Gồm 1 trưởng phòng 1 phó phòng và 5 kế toán viên, 3 thủ quĩ. - Trưởng phòng kế toán chịu trách nhiệm chung về công việc của phòng, kiểm soát công việc của kế toán viên. -Kế toán cho vay chịu trách nhiệm thực hiện các công việc sau: Kiểm tra danh mục hồ sơ pháp lý, hồ sơ vay vốn sau và trước khi giải ngân. + Làm thủ tục phát tiền vay theo quyết định của giám đốc hoặc người được uỷ quyên, hạch toán các nghiệp vụ cho vay thu nợ, thu lãi, chuyển nợ quá hạn. + Tiến hành sao kê hợp đồng tín dụng, sổ vay vốn sao kê nợ đến hạn, quá hạn cung cấp cho tín dụng theo quyết định. + Lưu giữ hồ sơ cho vay. Kế toán chuyển tiên: thực hiện chuyển tiền điện tử, thanh toán bù trừ qua mạng, làm thủ tục cho khách hàng rút tiền từ tài khoản, rút tiền từ nơi khách hàng chuyển về, mở tài khoản thanh toán cho khách hàng. + Ngoài ra phòng kế toán còn lưu trữ chứng từ, vào sổ sách kế toán, trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và xây dung các chỉ tiêu kế hoạch tài chính. Quản lý và sử dụng các quĩ chuyên ding. - Phòng kinh doanh. Gồm 1 trưởng phòng 1 phó phòng và 8 cán bộ tín dụng. Trưởng phòng tín dụng chịu trách nhiệm về công việc: + Phân công cán bộ tín dụng phụ trách địa bàn, kiểm tra đôn đốc cán bô tín dụng thực hiện đầy đủ qui chế cho vay của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. + Kiểm soát nội dung thẩm định của cán bộ tín dụng, tiến hành tái thẩm đình ( nếu cần thiết) hồ sơ vay vốn gia hạn nợ gốc, lãi, điều chỉnh kỳ hạn nợ gốc, lãi và ghi ý kiến của mình trên hò sơ. + Cán bộ tín dụng chịu trách nhiệm về các khoản cho vay do mình thực hiện, và thực hiện các nhiệm vụ. + Tìm kiếm các dự án, phương án khả thi của khách hàng, làm đầu mối tiếp xúc với khách hàng, với cấp uỷ, chính quyền địa phương. +Thu thập thông tin về khách hàng vay vốn, thực hiện sưu tầm các định mức kinh tế, kỹ thuật có liên quan đến khách hàng, lập hồ sơ kinh tế theo địa bàn và một số khách hàng được phân công; xác định nhu câu cho vay theo địa bàn, nghành hàng, mở sổ theo dõi cho vay, thu nợ. +Giải thích, hướng dẫn khách hàng các qui định về cho vay và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn. +Thẩm định các điều kiện vay vốn theo qui định, lập báo cáo thẩm định, cùng khách hàng lập hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay. +Thông báo cho khách hàng biết về quyết định cho vay hay từ chôi cho vay sau khi có quyết định của giám đốc hoặc người được uỷ quyền. +Thực hiện kiểm tra trước trong khi cho vay, sau khi cho vay; Nhận hồ sơ và thẩm định các trường hợp khách hàng đề nghị gia hạn nợ gốc, lãi, điều chỉnh kỳ hạn nợ. +Đôn đốc khách hàng trả nợ đúng kỳ hạn và đề xuất biện pháp xử lý khi cần thiết, thực hiện những biện pháp xử lý vi phạm tín dụng theo quyết định của giám đốc hoặc người được uỷ quyền. +Lưu giũ hồ sơ theo qui định. -Ngân hàng cấp 3 Cao Xá, Sơn Vi, Cao Mại. thực hiện đồng thời các nhiệm vụ của phòng tín dụng và phòng kế toán ngân quĩ tại khu vực trên địa bàn. Huy động vốn, cho vay. 2.2. Hộ sản xuất trên địa bàn huyện Lâm Thao. 2.1.1. Khái quát về tình hình kinh tế xã hội huyện Lâm Thao. Lâm Thao là một huyện đồng bằng đan xem đồi núi thấp của tỉnh Phú Thọ. Toàn huyện có 16 xã và 1 thị trấn với diện tích tự nhiên 13.152,15ha. Trong đó Diên tích đất nông nghiệp 8.053,49ha. Diện tích đất ở 613,75 ha. Diện tích đất chưa sử dụng 1.780,48 ha Dân số 124.930 người Trong đó: Dân số khu vực nông nghiệp 100.753 người. Dân số phi nông nghiệp 24.177 người. Tổng số hộ 30.454 hô. Trong đó: Hộ nghèo1.632 hộ. Hộ nông nghiệp 23.550 hộ, phi nông nghiệp 6.904 hộ. Lâm Thao là vùng giàu tiềm năng có lợi thế về nhiều mặt. Cơ sở hạ tầng, khá phát triển, hệ thống giao thông đường thuỷ, đường bộ, đường sắt trung ương chạy qua trên địa bàn thuận tiện cho việc giao lưu hàng hoá phát triển. Lâm Thao là huyện nằm trong tam giác các khu công nghiệp của tinh Phú Thọ. Có một số cơ sở trung ương đóng trên địa bàn như công ty supe, công ty ắc quy pin, khu công nghiệp Thuỵ Vân… Lâm Thao là huyện có mật độ dân cư đông đúc, trình độ dân trí đồng đều, lực lượng lao động trong độ tuổi chiếm tỷ trọng lớn(54%). Điều kiện tự nhiên, điều kiện xã hội tương đối thuận lợi cho việc phát triển kinh tế toàn diện trên các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ. 2.1.2. Những kết quả đạt được của hộ sản xuất trong năm 2007. Năm 2007 kinh tế huyện Lâm Thao phát triển cơ cấu kinh tế khá toàn diện diện chuyển dịch đúng hướng. Hầu hết các chỉ tiêu kinh tế đều đạt và vượt so với kế hoạch đề ra. Ngành nông lâm thuỷ sản: 55,46% giảm 0,54% so với năm 2006; công nghiệp tiểu thủ công nghiệp, xây dung cơ bản 25,22% tăng 3,82% so với năm 2006; dịch vự 19,3% giảm 3,3% so với năm 2006. Tổng lượng lương thực đạt 52.013 tấn tăng 8,8% so với năm 2006. Tổng giá trị sản xuất( theo giá 1994) đạt 408 tỷ 701,6 triệu đồng tăng 14,7% so với năm 2006. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Tuy nhiên kinh tế địa phương phát triển chưa vững chắc hiệu quả sản xuất kinh doanh còn nhiều hạn chế, năng lực cạnh tranh thấp chưa có những sản phẩm mũi nhọn đặc biệt là các mặt hàng xuất khẩu. Từ những thuận lợi và khó khăn của huyện Lâm Thao có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của ngân hàng. 2.3. Thực trạng mở rộng cho vay hộ sản xuất tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Lâm Thao. 2.3.1. Qui trình cho vay hộ sản xuất. 2.3.1.1. Đối tượng cho vay. Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn là ngân hàng phục vụ nhu cầu vốn cho ngành nông nghiệp, lâm, ngư nghiệp là chủ yếu. Khách hàng mục tiêu của ngân hàng là các hộ nông dân. trong một số năm gần đây, ngân hàng đã mở rộng đối tượng cho vay như cho vay tiêu dùng, cho vay hộ sản xuất kinh doanh dịch vụ, nhưng đối tượng cho vay chủ yếu vẫn là cây trồng vật nuôi và các dịch vụ cung cấp đầu vào cho sản xuất nông nghiệp. Cây trồng. Trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp Việt Nam, ngành trồng trọt vẫn đóng tỉ lệ cao nhất trong tổng giá trị. Tuy tỉ trọng đó có xu hướng giảm song nó vẫn còn ở mức độ cao từ 70 – 80% giá trị sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, đối tượng cho vay là cây trồng ngắn ngày và dài ngày. Các cây trồng ngắn ngày có đặc điểm là chi phí bỏ ra thấp, vòng quay vốn nhanh. Hiện nay các cây trồng ngắn ngày đang được đầu tư quan tâm phát triển vì cho thu nhập cao, dễ chuyển đổi loại cây trồng khác nên hạn chế rủi ro. Bên cạnh đó phải kể đến các cây trồng lâu năm là thế mạnh của địa phương như trồng cây lấy gỗ, bạch đàn, cây ca cao lấy hạt, bí …cho nhà máy chế biến nông sản huỵên Tam Nông. Những loại cây trồng này yêu cầu vốn bỏ ra trong thời gian đầu cao, nếu gặp vấn đề về tiêu thụ hay giá thành khó chuyển sang loại cây trồng khác, ví dụ như vải trong một số năm gần đây có giá thành rất thấp, người nông dân không thu được lợi nhuận song cũng khó chuyển ngay sang câu trồng mới. Ngân hàng nên chú ý khi cho vay với việc phát triển cây trồng. Vật nuôi. Tỉ trọng ngành chăn nuôi tuy chiếm tỉ lệ từ 20 – 30% song đang có chiều hướng phát triển nhanh. Ngành chăn nuôi qua các nămg vừa qua gặp nhiều tổn thất từ dịch cúm gia cầm, lợn quoai xanh, lở mồm long móng người chăn nuôi gặp tổn thất nặng nề. Người dân đã chuyển hướng sang chăn nuôi các loại khác cho giá trị cao ba ba, ếch, cá giống…Vì vậy, tỉ trọng ngành chăn nuôi vẫn tăng trưởng qua các năm. phát triển ngành chăn nuôi đòi hỏi lượng vốn đầu tư lớn, các hộ không đủ vốn để đầu tư nên rất cần sự giúp đỡ của ngân hàng. trong quá trình cho vay, ngân hàng cần chú ý hạn chế cho vay để chăn nuôi con vật có rủi ro cao,ví dụ như hiện nay hạn chế cho vay chăn nuôi gia cầm. Lợn. Đối tượng cho vay là các cây con, những con giống( cá ếch, ba ba…), chịu nhiều tác động của điều kiện tự nhien, thời tiết, khí hậu. Khi cho vay ngân hàng nên chú ý đến điều kiện về thị trường, xã hội đối với các sản phẩm đó để hạn chế rủi ro. 2.3.1.2. Quy trình cho vay. Khi các hộ nông dân vay vốn tại ngân hàng phải tuân theo các bước sau: Bước một: Lập hồ sơ cho vay. Khách hàng cần có các giấy tờ sau: Các giấy tờ để chứng minh tính pháp lí: giấy chứng minh nhân dân của người đứng tên vay, sổ hộ khẩu gia đình và một số giấy tờ liên quan nếu ngân hàng yêu cầu. Phương án sử dụng vốn. Đối với khoản vay có giá trị nhỏ, người vay không cần phương án sử dụng vốn mà chỉ cần khai báo thông tin có liên quan về lao động, đất đai, đối tượng sản xuất…và ghi trực tiếp vào giấy đề nghị vay vốn. Các giấy tờ liên quan tới tài sản bảo đảm. Thông thường các hộ vay khoản vay nhỏ nên không cần thế chấp tài sản, nhưng hầu hết phương án sản xuát đều liên quan tới quyền sử dụng đất, nếu chưa được cấp chứng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì phải có xác nhận của chính quyền địa phương( xã), xác nhận đất không có tranh chấp như chứng minh về tính khả thi của dự án. Giấy đề nghị vay vốn theo mẫu của ngân hàng. Bước hai: Thẩm định hồ sơ vay vốn. Thẩm định là bước quan trọng nhất, quyết định có cho khách hàng vay vốn hay không. Thẩm định kĩ giúp cho ngân hàng tránh được rủi ro đạo đức của khách hàng, chọn được dự án thực sự có tính khả thi. Thẩm định trên phương diện tài chính và phi tài chính. Thẩm định về phương diện tài chính: hộ nông dân cư trú trên địa bàn có trụ sở của chi nhánh. Người đại diện cho hộ giao dịch với ngân hàng có thể là chủ hộ hoặc người được uỷ quyền có đầy đủ năng lực hành vi dân sự. Vốn được sử dụng cho mục đích hợp pháp, phù hợp với các qui định phát triển kinh tế, môi trường. Các yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của hộ, ảnh hưởng đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc24955.doc
Tài liệu liên quan