Đề tài Mở rộng hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng thương mại cổ phần nhà Hà Nội

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 4

1.1. Những vấn đề chung về Ngân hàng thương mại 4

1.1.1. Khái niệm 4

1.1.2. Chức năng của NHTM 5

 1.1.2.2. Chức năng tạo tiền gửi 6

 1.1.2.3. Chức năng làm trung gian tài chính 6

1.1.3. Những hoạt động cơ bản của NHTM 7

 1.1.3.1. Hoạt động huy động vốn 7

 1.1.3.2. Hoạt động sử dụng vốn 7

 1.1.3.3. Nghiệp vụ trung gian 10

1.2. Khái quát về hoạt động bảo lãnh của ngân hàng TM 10

 1.2.1. Khái niệm về hoạt đông bảo lãnh ngân hàng 10

 1.2.2. Đặc điểm, chức năng, vai trò của hoạt động bảo lãnh ngân hàng 11

 1.2.2.1. Đặc điểm của hoạt độnh bảo lãnh ngân hàng 11

 1.2.2.2. Chức năng của hoạt động bảo lãnh 12

 1.2.2.3. Vai trò của hoạt động bảo lãnh. 13

 1.2.3. Phân loại bảo lãnh Ngân hàng. 14

 1.2.4.Quy trình nghiệp vụ bảo lãnh. 17

 1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động bảo lãnh 18

 1.2.5.1. Nhân tố khách quan 18

 1.2.5.2. Nhân tố chủ quan. 20

 

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI NHTM CP NHÀ HÀ NỘI 22

2.1. Khái quát về NHTM CP Nhà Hà Nội 22

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Habubank 22

 2.1.1.1. Lịch sử hình thành: 22

 2.1.1.2 . Phương châm hoạt động của Habubank 24

 2.1.1.3. Những hoạt động cơ bản của Habubank 24

 2.1.2. Sơ đồ bộ máy tổ chức Habubank. 26

 2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Habubank 26

 2.1.3.1. Tình hình huy động vốn .28

 2.1.3.2. Tình hình tín dụng 31

2.2. Thực trạng hoạt động bảo lãnh tại Habubank 34

 2.2.1. Hình thức phát hành bảo lãnh 34

 2.2.2. Một số chỉ tiêu 35

 2.2.2.1. Qui mô, tỷ trọng và tốc độ tăng trưởng hoạt động bảo lãnh 35

 2.2.2.2. Chỉ tiêu doanh thu từ hoạt động bảo lãnh 38

 2.2.2.3. Chỉ tiêu số món bảo lãnh. 38

 2.2.2.4. Chỉ tiêu dư nợ bảo lãnh quá hạn 39

 2.2.3. Một số nhân tố ảnh hưởng đến mở rộng hoạt động bảo lãnh tại HBB. 39

 2.2.3.1. Khả năng đáp ứng nhu cầu bảo lãnh của khách hàng 39

 2.2.3.2. Khả năng thu hút khách hàng 40

 2.2.3.3. Hình thức bảo đảm bảo lãnh 41

 2.2.4. Đánh giá mở rộng hoạt động bảo lãnh ở Habubank từ năm 2004 đến nay. 42

 2.2.4.1. Kết quả đạt được 43

 2.2.4.2. Những mặt hạn chế 45

 2.2.4.3. Nguyên nhân 45

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI HABUBANK. 50

3.1. Định hướng phát triển của Habubank. 50

3.1.1. Định hướng chung. 50

3.1.2. Định hướng mở rộng hoạt động bảo lãnh. 51

3.2. Giải pháp mở rộng hoạt động bảo lãnh tại Habubank. 52

3.2.1. Trước hết, Habubank phải nhận thức và quan tâm hơn nữa đến nghiệp vụ bảo lãnh. 52

3.2.2. Thực hiện tốt công tác tổ chức cán bộ 54

3.2.3. Nâng cao chất lượng thẩm định khách hàng 58

3.2.4. Đẩy mạnh hoạt động marketing. 59

3.2.5. Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng, khai thác hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động của ngân hàng 62

3.3. Một số kiến nghị. 63

 3.3.1. Kiến nghị với chính phủ và các cơ quan chức năng. 63

 3.3.1.1. Môi trường pháp lý: 63

 3.3.1.2. Môi trường kinh tế 64

 3.3.2 Kiến ngghị đối với ngân hàng nhà nước 65

3.3.3. Kiến nghị với doanh nghiệp. 67

KẾT LUẬN. 68

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 69

 

 

doc72 trang | Chia sẻ: Huong.duong | Lượt xem: 1137 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Mở rộng hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng thương mại cổ phần nhà Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g đó huy động tiết kiệm tăng 47,18%, tiền gửi khách hàng tăng 27%, huy động liên ngân hàng tăng 51,54%; và sang đến năm 2006 thì các con số này tăng lên rất nhiều. Tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng trong năm 2006 tăng so với năm 2005 là 276,55%, trong đó huy động tiết kiệm tăng lên 37%, tiền gửi khách hàng tăng 95,92%, huy động liên ngân hàng 179,55%. Năm 2006, Habuabank tiếp tục đẩy mạnh tiếp cận nguồn vốn từ các tổ chức tài chính quốc tế, như dự án tài chính Nông thôn II- RDFII do ngân hàng thế giới (WB) tài trợ; dự án cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của Nhật Bản. Các nguồn vốn huy động được này đã làm đa dạng hoá cơ cấu nguồn vốn huy động, tăng cường thêm nguồn vốn trung và dài hạn của Habubank với chi phí rẻ hơn, góp phần phảt triển tín dụng cho khu vực nông thôn gần thành thị và khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ta có bảng 4: số liệu thể hiện cơ cấu nguồn vốn như sau: Cơ cấu nguồn vốn 2004 % tổng nguồn vốn 2005 % tổng nguồn vốn (2005, 2004) /2004 2006 % tổng nguồn vốn (2006, 2005) /2005 Vốn chủ sở hữu 253.547 6,8% 391.464 7,09% +54,40% 1.756.381 15,03% 348,67% Tiền gửi của khách hàng 2.169.531 58,19% 3.096.275 56,04% +42,72% 4.616.096 39,50% 49,09% Tiền gửi thanh toán, gửi và vay từ ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác 1.227.855 32,93% 1.852.728 33,53% 50,89% 5.119.006 43,81% 176,30% Các khoản phải trả 77.372 2,08% 184.324 3,34% 138,23% 193.835 1,66% 5,16% Tổng nguồn vốn 3.728.305 100% 5.524.791 100% 48,19% 11.685.318 100% 115,51% ( nguồn: Báo cáo của phòng phát triển kinh doanh) 2.1.3.2. Tình hình tín dụng Cùng với sự tăng trưởng liên tục của nền kinh tế trong những năm vừa qua, theo đó nhu cầu về vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế cũng không ngừng tăng lên; để đáp ứng được nhu cầu của sự phát triển, với tiêu chí phục vụ khách hàng, Habubank đã không ngừng mở rộng và phát triển các dịch vụ cả về chiều rộng và chiều sâu, trong đó dịch vụ cho vay khách hàng vẫn là dịch vụ tạo nguồn thu chủ yếu cho ngân hàng, tổng dư nợ cho vay năm 2006 đạt 9.543,505 tỷ đồng, tăng 186,57% so với năm 2005, con số này tăng lên rất nhiều so với năm 2005, với tổng dư nợ cho vay đạt 3.330,218 tỷ đồng, tăng 41% so với năm 2004. Tỷ lệ nợ quá hạn được duy trì ở mức 1,1% tổng dư nợ, là thước đo sát sao đảm bảo an toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động. Tacó bảng tổng dư nợ cho vay khách hàng theo kết quả từ 2001-2006. Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 tổng dư nợ 672,899 995,225 1.596,101 2.362,641 3.33o,218 9.543,505 Để đạt được kết quả trên, Habubank đã không ngừng mở rộng mạng lưới, phát triển nhiều sản phẩm cho vay mới, đưa ra các chính sách tín dụng mới với lãi suất phù hợp, cải tiến quy trình thẩm định và xét duyệt để đáp ứng được nhu cầu nhanh nhất, tốt nhất cho khách hàng. Habubank đã không ngừng mở rộng hợp tác trên nhiều lĩnh vực với các tổ chức tín dụng, các tổ chức tài chính theo hình thức đồng tài trợ và uỷ thác cho vay để đáp ứng tố nhu cầu của khách hàng trên cơ sở phân tán rủi ro cho ngân hàng. Hướng tới nhóm khách hàng là các doanh nghiẹp vừa và nhỏ, cho vay tiêu dùng vẫn là mục tiêu trước mắt cũng như lâu dài của Habubank. Trong tổng dư nợ cho vay thì các dư nợ của công ty cổ phần, TNHH chiếm 65%, dư nợ cho vay tiêu dùng chiếm 29% tính đến năm 2006 Đồng thời, Habubank luôn chú trọng đến các dự án đầu tư trung và dài hạn có tính khả thi cao, các dự án trọng điểm nằm trong quy hoạch phát triển của chính phủđể đảm bảo nguồn thu nhập cho Habubank. Năm 2004 dư nợ bảo lãnh chỉ chiếm 18% thì đến năm 2006 dư nợ trung và dài hạn chiếm 31%. Các chỉ tiêu cụ thể trong năm 2004-2006 2004 2005 2006 -Cho vay ngắn hạn -Cho vay dài hạn 82% 18% 74% 26% 69% 31% * tổng dư nợ phân theo loại hình doanh nghiệp Loại hình 2004 2005 2006 DNNN 2% 3% 3% Công ty cổ phần, TNHH 69% 67% 65% DN có vốn đầu tư nước ngoài 2% 3% 3% Cá nhân, gia đình 27% 27% 29% * tổng dư nợ theo phân nghành kinh tế: Nghành 2004 2005 2006 Thương mại 62% 64% 65,94% Nông, lâm nghiệp 1% 0,99% 0,98% Sản xuất, chế biến 4% 3,91% 3,8% Xây dựng 12% 11% 8,68% Vận tải và thông tin liên lạc 2,6% 2,3% 1,99% Các nghành khác 18,4% 17,8% 18,61% Bên cạnh việc phát triển tín dụng để nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng, Habubank luôn chú trọng việc nâng cao chất lượng tín dụng. Trong năm 2005, Habubank tiếp tục chuẩn hoá hoạt động tín dụng trên cơ sở hoàn thiện quy chế cho vay, ban hành các mẫu hợp đồng mới trong hoạt động tín dụng, triển khai hệ thống chấm điểm cho vay doanh nghiệp, ban hành” định hướng tín dụng năm 2005”, bên cạnh đó, hoạt động kiểm tra, kiểm soát liên tục triển khai, rà soát hoạt động tín dụng nhằm đôn đốc việc kiểm soát trong và sau khi cho vay, phát hiện sớm các rủi ro có thể xảy ra để đề xuất, xử lý. 2.2. Thực trạng hoạt động bảo lãnh tại Habubank Trong suốt 18 năm xây dựng và phát triển, thành công lớn nhất mà Habubank đã đạt được là phát triển ổn định, an toàn và hiệu quả. Đặc biệt là Habubank ngày càng nhận được sự tin tưởng rộng rãi hơn từ mọi đối tượng khách hàng thông qua chất lượng dịch vụ mà ngân hàng cung cấp, đây là cơ sở và cũng là tiền đề để Habubank tiếp tục phát triển vững chắc hơn. Habubank đã không ngừng đổi mới và phát triển nhằm đem lại những dịch vụ đa dạng nhất, có chất lượng dịch vụ tốt nhất đến khách hàng. Hơn nữa, trước sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của các ngân hàng thương mại lớn, các ngân hàng thương mại cổ phần khác, và đặc biệt là các ngân hàng nước ngoài đang bắt đầu đặt chân lên thị trường Việt Nam khi Việt Nam đã gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới WTO; Vì vậy việc đa dạng hoá các loại hình dịch vụ là việc không thể chậm trễ đối với Habubank, trong đó không thể không kể đến nghiệp vụ bảo lãnh. Habubank nhận bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho các tổ chức, doanh nghiệp khi các tổ chức, doanh nghiệp đáp ứng được yêu cầu của Habubank. 2.2.1. Hình thức phát hành bảo lãnh Cũng như các ngân hàng khác, Habubank cung cấp cho khách hàng đa dạng các hình thức phát hành bảo lãnh khác nhau. Tuỳ theo yêu cầu của khách hàng trong giấy đề nghị bảo lãnh mà cam kết bảo lãnh có thể được phát hành bằng thư hoặc bằng điện, hoặc bằnh hình thức ký xác nhận bảo lãnh trên các thương phiếu, lệnh phiếu. Cam kết bảo lãnh bằng thư ở ngân hàng Habubank được phát hành làm 2 bản chính, có giá trị pháp lý như nhau, trong đó có 1 bản được lưu lại tại ngân hàng, một bản gửi cho bên nhận bảo lãnh( và một bản sao gửi cho khách hàng) hoặc gửi cho khách hàng để cho khách hàng gửi cho bên nhận bảo lãnh. Còn cam kết bảo lãnh bằng TELEX hoặc SWIFT phải do phòng nghiệp vụ gửi qua hệ thống thông tin có mã hoá hợp lệ và gửi đến một ngân hàng có quan hệ đại lý với Habubank có trụ sở ở nơi người nhận bảo lãnh, Habubank phải uỷ quyền cho ngân hàng đại lý thông báo bảo lãnh cho người nhận bảo lãnh. Bản chính của cam kết bảo lãnh được hiểu là bản in của bức điện( TELEX hoặc SWIFT) đính kèm với bản chính thư thông báo của ngân hàng đại lý được Habubank uỷ quyền. Ngoài ra, việc ký xác nhận bảo lãnh trên các thương phiếu, lệnh phiếu phải được thực hiện theo pháp luật về thương phiếu. 2.2.2. Một số chỉ tiêu Thực trạng mở rộng hoạt động bảo lãnh tại HBB thể hiện qua một số chỉ tiêu dưới đây: 2.2.2.1. Qui mô, tỷ trọng và tốc độ tăng trưởng hoạt động bảo lãnh Hoạt động bảo lãnh là nghiệp vụ ngân hàng hiện đại còn khá mới mẻ không chỉ với HBB mà với hầu hết các NHTM Việt Nam nói chung. Hiện nay, HBB vẫn chưa có phòng ban riêng biệt để thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh mà hoạt động bảo lãnh do phòng phát triển kinh doanhquản lý. Chỉ tiêu doanh số bảo lãnh phát sinh trong năm Bảng5: Doanh số bảo lãnh taị HBB qua các năm (Đơn vị tính: tỷ đồng) chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Số tiên Số tiền % tăng(giảm) so năm 2004 Số tiền %tăng(giảm) so 2005 Doanh số bảo lãnh 102,357 223,198 118,06% 357,914 149,96% ( Nguồn: Báo cáo của phòng phát triển kinh doanh) Hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng Habubank diễn ra khá đồng đều. Năm 2005 doanh số bảo lãnh tăng 118,06% so với năm 2004, và đến năm 2006 thì doanh số bảo lãnh đã tăng lên 149,96% so với năm 2005. Qua đó cho ta thấy uy tín của ngân hàng đã tạo được lòng tin đối với khách hàng, số lượng khách hàng đến với ngân hàng ngày càng tăng. Có được kết quả như vậy nhờ các chính sách đãi ngộ của ngân hàng dành cho khách hàng, thái độ phục vụ nhiệt tình của đội ngũ cán bộ ngân hàng đã thu hút được một lượng đông đảo khách hàng đến với Habubank. Chỉ tiêu dư nợ bảo lãnh hàng năm Để nắm rõ hơn tình hình mở rộng hoạt động bảo lãnh tại Habubank ta xem xét dư nợ bảo lãnh chia theo loại hình, đối tượng và thời hạn bảo lãnh. Bảng 6: Dư nợ bảo lãnh tại Habubank theo loại hình bảo lãnh Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Số tiền Tỷ lệ(%) Số tiền Tỷ lệ(%) % tăng ( giảm) Số tiên Tỷ lệ(%) % tăng (giảm) 1. BL thanh toán 40.003,304 39,02% 112.000,950 40,06% +179,98% 225.748,74 `42,00% +101,56% 2. BL thực hiện hợp đồng 27.137,044 26,47% 84.266,316 30,14% +210,52% 167.430,316 31,15% +98,69% 3. BL dự thầu 17.592,432 17.16% 51.051,856 18,26% +190,19% 81.914,543 15,24% +60,45% 4.BL bảo hành 12.815 12,50% 25.637,761 9,17% 100,06% 44.236,003 8.23% +72,54% 5. BL khác 4.972,22 4,85% 6.626,117 2,37 +33,27% 18.167,399 3,38% +174,18% Tổng 102.520 100% 279.583 100% 172,71% 537.497 100% +92,24% (Nguồn: Báo cáo của phòng phát triển kinh doanh) Qua bảng số liệu trên cho ta thấy hầu hết số dư các loại hình bảo lãnh đều có sự tăng trưởng qua các năm. Chứng tỏ Habubank đã đa dạng hoá các loại hình bảo lãnh, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên bảo lãnh thanh toán và bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh dự thầu vẫn luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số dư nợ bảo lãnh. Chứng tỏ đây là một thế mạnh mà Habubank đã tạo dựng được. Phần lớn khách hàng đến ký hợp dồng bảo lãnh với Habubank chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các công ty cổ phần vì vậy mà các hợp đồng bảo lãnh thường là bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh dự thầu. Bảng7: Dư nợ bảo lãnh chia theo thời hạn bảo lãnh Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Số tiền Tỷ lệ(%) Số tiền Tỷ lệ(%) Số tiền Tỷ lệ(%) 1. BL ngắn hạn 98.419,2 96% 262.808,02 94% 499.872,21 93% 2. BL trung và dài hạn 4.100,8 4% 16.774,98 6% 37.624,79 7% Tổng 102.520 100% 279.583 100% 537.497 100% ( Nguồn: Báo cáo của phòng phát triển kinh doanh) Hoạt động bảo lãnh tại Habubank tập trung chủ yếu là bảo lãnh ngắn hạn, bảo lãnh trung và dài hạn chiếm tỷ trọng rất thấp, và đây cũng là thực trạng chung của tất cảc các ngân hàng thương mại ở Việt Nam. Vì bảo lãnh ở ngân hàng tập trung chủ yếu là các loại bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng nên chủ yếu vẫn là bảo lãnh ngắn hạn. Bảng 8: Dư nợ bảo lãnh chia theo thành phần kinh tế Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Số tiền Tỷ lệ(%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) 1. BL cho các DNNN 8.714,2 8,5% 22.366,64 8% 45.687,245 8.5% 2. BL cho các thành phần kinh tế khác 93.805,8 91,5% 257.216,36 92% 491.809,755 91,5% Tổng 102.520 100% 279.583 100% 537.497 100% ( Nguồn: Báo cáo của phòng phát triển kinh doanh) Thực tế Habubank là một ngân hàng thương mại cổ phần nên khách hàng chủ yếu, khách hàng truyền thống của ngân hàng là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các công ty cổ phần. Do đó, số dư bảo lãnh tập trung phần lớn vào thành phần kinh tế này. 2.2.2.2. Chỉ tiêu doanh thu từ hoạt động bảo lãnh Hoạt động bảo lãnh là nghiệp vụ ngân hàng hiện đại và mới mẻ, hoạt động kinh doanh tại Habubank chủ yếu là huy động vốn, cho vay và đầu tư, các dịch vụ ngân hàng trung gian chưa thực sự phát triển và mang lại nguồn thu đáng kể cho ngân hàng. Bảng 9: Doanh thu từ hoạt động bảo lãnh Đơn vị : tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Doanh thu từ hoạt động bảo lãnh 2,75 6,98 17,168 ( Nguồn: Báo cáo của phòng phát triển kinh doanh) Nhìn chung, hoạt động bảo lãnh của ngân hàng tăng trưởng đều qua các năm. Thu nhập của ngân hàng năm 2005 đạt 6,98tỷ đồng, tăng 154% so với năm 2004( bảo lãnh nước ngoài năm trong doanh số thanh toán quốc tế). Và đến năm 2006 doanh số bảo lãnh đạt tới 17,168 tỷ đồng, tăng 160% so với năm 2005.Qua đó cho ta thấy mở rộng hoạt động bảo lãnh đã mang lại doanh thu đáng kể cho ngân hàng. 2.2.2.3. Chỉ tiêu số món bảo lãnh. Với chính sách luôn không ngừng tạo giá trị tích luỹ niềm tin cho khách hàng. Kể từ năm 2004 cho tới nay số món bảo lãnh tại Habubank đã tăng lên rõ rệt. Năm 2004 mới chỉ có 203 món bảo lãnh thì đến năm 2005 con số này lên tới 323 món và đặc biệt trong năm 2006 số món bảo lãnh thực hiên tại Habubank đã lên đến 704 món. Có thể nói đây là dấu hiệu cho sự phát triển vượt bậc của Habubank trong chiến lược phát triển nghiệp vụ bảo lãnh. Sở dĩ có được thành quanhư vậy là nhờ vào sự cố gắng của cán bộ ngân hàng Habubank. Bên cạnh việc thu hút khách hàng mới, Habubank luôn chú trọng tới việc giữ chân khách hàng truyền thống. Không ngừng khuyến khích khách hàng truyền thống sử dụng các loại hình dịch vụ mà ngân hàng đang cung cấp. 2.2.2.4. Chỉ tiêu dư nợ bảo lãnh quá hạn Với khả năng phân tích tài chính dự án tốt và kinh nghiệm làm việc của các cán bộ nhân viên, trong 3 năm qua tại NHTM CP nhà Hà Nội không có dư nợ bảo lãnh quá hạn cũng như không có hợp đông bảo lãnh nào phải thực hiện nghĩa vụ. Đây thực sự là kết quả khả quan để mở rộng hơn nữa hoạt động bảo lãnh tại HBB. 2.2.3. Một số nhân tố ảnh hưởng đến mở rộng hoạt động bảo lãnh tại HBB. 2.2.3.1. Khả năng đáp ứng nhu cầu bảo lãnh của khách hàng Sau 18 năm hình thành và phát triển, với uy tín và kinh nghiệm của mình, Habubank hiện đang cung cấp cho khách hàng tất cả các loại hình bảo lãnh thông dụng đang được sử dụng trong nền kinh tế. Các loại hình bảo lãnh tại HBB bao gồm: + Bảo lãnh vay vốn Bảo lãnh vay vốn trong nước Bảo lãnh vay vốn nước ngoài + Bảo lãnh thanh toán + Bảo lãnh dự thầu + Bảo lãnh thực hiện hợp đồng + Bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm + Bảo lãnh hoàn thanh toán + Các loại bảo lãnh khác theo quy định của NHNN Với phương châm Habubank cung ứng một cách toàn diện các dịch vụ sản phẩm tài chính ngân hàng có chất lượng cao, sáng tạo, nhằm đáp ứng nhu cầu và mong muốn của từng đối tượng khách hàng, với sự kiên trì và tích cực để đưa ra các “giá trị” đích thực, “Tích luỹ niềm tin từ khách hàng. Do vậy, tại HBB các loại hình bảo lãnh chủ yếu tập trung vào bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng. 2.2.3.2. Khả năng thu hút khách hàng Theo đuổi mục tiêu chiến lược Habubank duy trì sự hài lòng, trung thành và gắn bó của khách hàng với Habubank. Phát triển Habubank thành một trong tốp 2 ngân hàng Việt Nam” được lựa chọn” do chất lượng dịch vụ tốt nhất bởi các doanh nghiệp cầu tiến, hộ gia đình và cá nhân. Khách hàng đề nghị ngân hàng phát hành bảo lãnh không chỉ có những khách hàng truyền thống là các công ty cổ phần, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh mà còn có cả các doanh nghiệp nhà nước. Bảng 10:Biểu phí dịch vụ bảo lãnh trong nước tại Habubank Loại phí Mức tính phí Tối thiểu 1. phát hành bảo lãnh 300.000 -Phần giá trị bảo lãnh không có ký quỹ 2%/năm -Phần giá trị bảo lãnh có ký quỹ 1%/năm 2. Sửa đổi tăng tiền, gia hạn 100.000 -Phần giá trị bảo lãnh không có ký quỹ 2%/năm - Phần giá trị bảo lãnh có ký quỹ 1%/năm 3. Sửa đổi khác 50.000đ/lần 4. Huỷ bỏ bảo lãnh 200.000đ/lần (Nguồn: Phòng phát triển kinh doanh) Thực tế cho thấy mức phí bảo lãnh trong nước áp dụng tại Habubank cao hơn so với mức phí bảo lãnh của các ngân hàng khác. Đây chính là nguyên nhân mà nhiều doanh nghiệp chưa đề nghị ngân hàng phát hành bảo lãnh. Thực tế đây là một hạn chế rất lớn trong hoạt động mở rộng bảo lãnh ở Habubank. Hiện nay, ở Habubank vẫn chưa có một chiến lược Marketing riêng cho hoạt động bảo lãnh mà vẫn còn nằm trong chính sách Marketing chung của ngân hàng.Tuy nhiên hoạt động marketing ở ngân hàng này vẫn còn nhiều hạn chế. 2.2.3.3. Hình thức bảo đảm bảo lãnh Đến với Habubank quý khách phải có đảm bảo hợp pháp cho nghiệp vụ được bảo lãnh. Habubank và khách hàng sẽ thoả thuận áp dụng hoặc không áp dụng các biện pháp bảo đảm cho bảo lãnh. Các hình thức bảo lãnh ở Habubank bao gồm: Ký quỹ, cầm cố tài sản, thế chấp tài sản, bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba và các biện pháp bảo đảm khác theo quy định của pháp luật. Nhìn chung, ở ngân hàng Habubank áp dụng các hình thức bảo đảm rất linh hoạt dựa vào tình hình sản xuất kinh doanh cũng như khả năng tài chính của khách hàng. Hai bên cùng thoả thuận với nhau sao cho phù hợp với quy chế bảo lãnh của NH. Bảng 11: Dư nợ bảo lãnh theo hình thức bảo đảm Đ ơn v ị: tri ệu đ ồng Hình thức bảo đảm Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % K ý quỹ 35.882 35% 100.649,88 36% 220.373,77 41% Cầm cố tài sản 29.730,8 29% 69.895,75 25% 145.124,19 27% Thế chấp tài sản 18.966,2 18,5 33.549,96 16% 69.874,61 13% bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba 15.378 15% 33.549,96 12% 53.749,7 10% Hình thức bảo đảm khác 2.563 2,5% 30.754,13 11% 48.374,73 9% Tổng 102.520 100% 279.583 100% 537.497 100% ( Nguồn: Phòng phát triển kinh doanh) Trong tất cả các loại hình bảo lãnh được áp dụng tại ngân hàng habubank thì tỷ trọng bảo lãnh bằng hình thức ký quỹ luôn chiếm tỷ lệ cao nhất trong các năm. Và tiếp theo đó là hình thức cầm cố tài sản và thế chấp tài sản. và tỷ trọng các hình thức bảo đảm qua các năm không biến động nhiều. Điều này chứng tỏ các cán bộ thực hiện bảo lãnh luôn tuân thủ theo nghi quyết ngân hàng ban hành nhằm đảm bảo an toàn cho hoạt động của ngân hàng. Đó chính là mục tiêu đi đầu trong quá trình hoạt động của ngân hàng. Mặt khác, hầu hết khách hàng của ngân hàng thường là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và các công ty cổ phần nên ngân hàng phải rất thận trọng khi thực hiện bảo lãnh cho các đối tượng này. Do đó bắt buộc ngân hàng phải sử dụng các hình thức đảm bảo trên đối với khách hàng mình. 2.2.4. Đánh giá mở rộng hoạt động bảo lãnh ở Habubank từ năm 2004 đến nay. Bằng sự quyết tâm và động lực của những thắng lợi kinh doanh năm 2005, Habubank đã vươn lên mạnh mẽ, đạt được những thành công hơn mong đợi cho năm 2006, với mức tăng trưởng toàn diện trên mọi lĩnh vực hoạt động, không ngừng sáng tạo nhiều sản phẩm, dịch vụ tri thức, tạo dựng thương hiệu và xây đắp niềm tin của các cổ đông và khách hàng.Chính vì vậy, trong năm 2006 Habubank đã rất tự hào khi nhận được giải thưởng của The Banker “ Ngân hàng xuất sắc nhất Việt Nam năm 2006”. Có thể nói rằng những thành công đó là kết quả của sự phấn đấu không mêt mỏi của các thành viên trong ngôi nhà Habubank. Những thành công được thể hiện ở hiệu quả kinh doanh luôn đạt ở mức cao nhất với chất lượng hoạt động tốt nhất. Trong 7 năm liên tục gần đây được Ngân hàng Nhà nước xếp loại A và trong 3 năm trở lại đây, mức lợi nhuận trước thuế của ngân hàng luôn đạt trên 30% và mức cổ tức dành cho các cổ đông luôn đạt từ 20-25%/ năm. Cũng trong năm 2006 này, Habubank đã tăng vốn điều lệ từ 300 tỷ đồng lên 1000 tỷ đồng, mạng lưới hoạt động cũng được mở rộng lên 21 chi nhánh và phòng giao dịch bao phủ hầu hết các địa bàn kinh tế trọng điểm trên cả nước.Sự phát triển vững chắc đó không chỉ được công nhận ở trong nước mà cả trên tầm quốc tế.Qua đó chứng minh uy tín của Habubank không chỉ được công nhận trên lãnh thổ Việt Nam mà đã vươn ra thương trường quốc tế. Đây là điều kiện vô cùng thuận lợi để Habubank mở rộng hoạt động tín dụng nói chung, cũng như hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng nói riêng. 2.2.4.1. Kết quả đạt được Bảo lãnh là một nghiệp vụ tương đối mới ở Việt Nam được ra đời theo quyết định 196/QĐ-NH14 ngày 16/9/1994 về quy chế nghiệp vụ bảo lãnh và là một nghiệp vụ chứa đựng rất nhiều rủi ro nên phần lớn nghiệp vụ này được thực hiện thành công tại các ngân hàng thương mại lớn như Vietcombank, Incombank, Agribank, Ra đời từ năm 1989 nhưng Habubank vẫn là một ngân hàng thương mại cổ phần có quy mô còn nhỏ so với các ngân hàng lớn. Mặc dù vậy, bằng sự nỗ lực của toàn thể cán bộ nhân viên trong ngôi nhà Habubank nói chung và của các cán bộ trực tiếp thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh nói riêng, Habubank cũng đã triển khai nghiệp vụ bảo lãnh từ khi nghiệp vụ mới ra đời tại Việt Nam và đã gặt hái được một số thành tựu bước đầu. + Số dư bảo lãnh tại ngân hàng Habubank hầu như tăng dần qua các năm. Số lượng khách hàng đến tham gia dịch vụ bảo lãnh tại ngân hàng cũng tăng lên hàng năm. Khách hàng đến với Habubank rất đa dạng, hoạt động trên mọi lĩnh vực từ sản xuất kinh doanh, xây dựng, cho tới thương mại và dịch vụ. Thành phần khách hàng rất phong phú bao gồm các công ty cổ phần, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, và một số ít các doanh nghiệp nhà nước. Quy mô bảo lãnh cung tăng lên hàng năm. Chứng tỏ hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng đang ngay càng tạo được nhiều uy tín cho khách hàng. Đặc biệt trong năm 2006, Habubank đã thu hút được một số công ty lớn đến tham gia bảo lãnh tại ngân hàng với quy mô trên 50 tỷ như: Công ty cổ phần xây dựng VINASIN với số dư 76 tỷ đồng, Tổng công ty công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam với số dư hơn 50 tỷ đồng. Đây có thể nói là một dấu hiệu đáng mừng để Habubank tiếp tục phát huy lợi thế của mình để phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại ngân hàng mình. + Habubank cung cấp cho khách hàng đa dạng các loại hình bảo lãnh. Song ta có thể thấy dư nợ bảo lãnh thanh toán và bảo lãnh thực hiên hợp đồng chiếm đa số trong tổng dư nợ bảo lãnh tại ngân hàng. Chứng tỏ đây là một lợi thế mạnh của ngân hàng +Doanh thu tư họat đông bảo lãnh tăng lên qua các năm. Chứng tỏ hoạt động bảo lãnh là nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, không những thế nó đã góp phần mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho ngân hàng. Do vậy, ngân hàng cần có kế hoạch triển khai mở rộng hoạt động bảo lãnh hơn nữa; nhằm nâng cao vị thế của bảo lãnh so với các nghiệp vụ tín dụng khác. + Dư nợ bảo lãnh quá hạn và những hợp đồng bảo lãnh Habubank phải thực hiện nghĩa vụ bằng không. Điếu đó có nghĩa là nghiệp vụ bảo lãnh của Habubank trong thời gian qua là tương đối an toàn và hiệu quả. Thêm vào đó là công tác thẩm định trước khi ra quyết định bảo lãnh và các biện pháp đảm bảo của các cán bộ tín dụng ở ngân hàng Habubank đã thực hiện rất tốt nên đã giúp ngân hàng tránh được những rủi ro khi thực hiện nghiệp vụ này. Qua đó đã mang lại nhiều lợi ích không chỉ cho ngân hàng mà còn tạo được uy tín lớn đối với khách hàng. Kết quả đó đạt được chủ yếu do Habubank đã không ngừng tạo ra giá trị tích luỹ niềm tin cho khách hàng .Uy tín của Habubank đã được biết đến không chỉ ở trong nước mà cả ơ ngoài nước.Bảo lãnh là một nghiệp vụ được hình thành chủ yếu dựa trên uy tín của ngân hàng đối với khách hàng, nên với sự nhiệt tình của cán bộ ngân hàng Habubank đã tạo ra địa chỉ đáng tin cậy thu hút khách hàng có nhu cầu bảo lãnh.Thêm vào đó Habubank đã không ngừng gia tăng đối tượng khách hàng. Nhờ vào sự năng động nhiệt tình của các cán bộ tín dụng đã tạo ra các mối quan hệ thân thiết với khách hàng, với trình độ chuyên môn được đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ đã cố găng phục vụ khách hàng một cách tốt nhất.Các kết quả đạt được đó sẽ là động lực thúc đẩy Habubank không ngừng phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại ngân hàng mình. 2.2.4.2. Những mặt hạn chế Bên cạnh những kết quả mà Habubank đã đạt được nghiệp vụ bảo lãnh của ngân hàng Habubank vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế cần khắc phục. + Tốc độ tăng doanh số bảo lãnh không đều qua các năm không chỉ đối với từng loại bảo lãnh nói riêng mà còn đối với tổng dư nợ bảo lãnh nói chung. + Dư nợ bảo lãnh tại Habubank chủ yếu là bảo lãnh thanh toán và bảo lãnh thực hiện hợp đồng, còn các loại hình bảo lãnh khác chưa thu hút được các doanh nghiệp. Đặc biệt là các loại bảo lãnh khác như bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh bảo dưỡng, bảo lãnh hải quan, bảo lãnh chứng khoán hầu như chưa được thực hiện ở Habubank. +Mặc dù hàng năm Habubank vẫn thu hút thêm được một lượng khách hàng đến thực hiện bảo lãnh nhưng so với các ngân hàng lớn, có uy tín thì số lượng khách đến với Habubank vẫn còn ít, quy mô bảo lãnh nhỏ. + Mức phí bảo lãnh của Habubank vẫn còn rất cao, chưa cạnh tranh với các ngân hàng khác, đặc biệt là với các ngân hàng lớn và có uy tín. Như vậy có thể nói rằng, trong khi các ngân hàng trên thế giới đã thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh từ rất lâu và cho tới nay nghiệp vụ này đã phát triển mạnh mẽ và đứng ở vị trí không thể thiếu được trong hoạt động của ngân hàng thì ở Việt Nam khi mà hệ thông ngân hàng còn kém phát triển so với các ngân hàng trên thế giới, trong khi nghiệp vụ bảo lãnh vẫn con trong tình trạng sơ khai và đang bắt đầu phát triển từng bước. Điều này tất yếu dẫn đến kết quả là quá trình thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng nói chung và nghiệp vụ bảo lãnh nói riêng sẽ có nhiều hạn chế.Song điều quan trọng nhất là các ngân hàng Viêt Nam nói chung cũng như Habubank nói riêng phải nhận thức được nguyên nhân gây ra sự yếu kém đó và cần có những chiến lược để phát triển nghiệp vụ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc5564.doc
Tài liệu liên quan