Lời nói đầu 1
Chương I: Những vấn đề cơ bản về hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ 3
1.1. Hoạt động cơ bản của Ngân hàng thương mại. 3
1.2. Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại. 6
1.2.1. Hoạt động huy động vốn. 6
1.2.2. Nghiệp vụ cho vay 6
1.2.3. Các nguyên tắc quản lý tiền cho vay ở Việt Nam. 18
1.3. Tín dụng ngân hàng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. 19
1.3.1. Vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ. 19
1.3.2. Chính sách tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. 25
1.4. Một số kinh nghiệm trong việc mở rộng tín dụng đối với DNVVN ở một số nước. 27
1.4.1 Kinh nghiệm ở một số nước trong vấn đề mở rộng tín dụng đối với DNVVN. 27
1.4.2. Những bài học rút ra ở các nước đối với Việt Nam. 29
Chương II: Thực trạng hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng cổ phần hàng hải. 30
2.1. Tình hình phát triển và khó khăn của các DNVVN thời gian qua. 30
2.1.1 Tình hình phát triển. 30
2.1.2 Những khó khăn tồn tại. 31
2.2. Tổng quan về ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải (MSB). 33
2.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển. 33
2.2.2. Một số thuận lợi và khó khăn trong quá trình phát triển của MSB. 35
2.3. Thực trạng hoạt động cho vay đối với DNVVN tại ngân hàng cổ phần hàng hải 36
2.3.1. Doanh số cho vay. 36
2.3.2. Doanh số thu nợ. 38
2.4. Đánh giá hoạt động cho vay đối với DNVVN tại ngân hàng cổ phần hàng hải. 39
2.4.1. Kết quả đạt được. 39
2.4.2. Những mặt còn hạn chế. 39
2.4.3 Nguyên nhân của những hạn chế trong việc mở rộng cho vay đối với các DNVVN: 41
Chương III: Một số giải pháp mở rộng hoạt động cho vay đối với DNVVN tại Ngân hàng cổ phần hàng hải 46
3.1. Định hướng phát triển của ngân hàng trong thời gian tới. 46
3.1.1. Định hướng chung 46
3.2. Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay đối với DNVVN. 48
3.2.1.Tạo vốn để phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ. 48
3.2.2. Mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. 51
3.2.3. Đổi mới cơ chế tín dụng ngân hàng phù hợp với đặc điểm các doanh nghiệp vừa và nhỏ. 55
3.2.4. Thực hiện chính sách lãi suất hỗ trợ cho các DNVVN. 58
3.3. Một số kiến nghị 58
3.3.1. Với doanh nghiệp vừa và nhỏ. 58
3.3.2. Đối với Ngân hàng cổ phần hàng hải. 59
3.3.3. Đối với nhà nước và các cơ quan quản lýnhà nước. 60
Kết luận 61
Danh mục tài liệu tham khảo 62
64 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1447 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Mở rộng hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng công thương Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng nghiệp, hải sản, công nghiệp chế biến.
1.3.2.Chính sách tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
1.3.2.1. Chính sách tín dụng.
ở tầm vĩ mô, chính sách tín dụng là một bộ điều lệ về các trao đổi tín dụng quy định bởi Chính phủ nhằm tạo những điều kiện thuận lợi cho hoạt động tín dụng nhằm tạo đà phát triển, hướng tới mục đích tăng trưởng cho nền kinh tế.
ở tầm vi mô, chính sách tín dụng được cụ thể hoá bằng các chương trình tạo điều kiện cho những đối tượng ưu tiên tiếp cận được với tín dụng
1.3.2.2. Các công cụ của chính sách tín dụng.
Những điều kiện tín dụng : là các tiêu chí để làm rõ đối tượng vay của một chính sách tín dụng nhằm đảm bảo độ an toàn cho khoản nợ như số năm hoạt động, tổng giá trị tài sản và uy tính, tính khả thi của dự án, đồ ký quỹ của người vay hoặc bảo lãnh cho người vay được nhận tín dụng
Những miễn trừ trong quan hệ tín dụng: bao gồm tất cả những điều kiện thuận lợi,ưu tiên cho một số đối tượng vay cụ thể.
Yêu cầu ký quỹ: nhằm đòi hỏi người vay phải đặt cọc một số tài sản tại ngân hàng để đảm bảo cho khoản vay của người vay. Tài sản ký quỹ có thể bao gồm nhiều loại như: bất động sản, nhà xưởng, nhà kho . . . Điều kiện để một tài sản được chấp nhận là tài sản đó có thể bán được trên thị trường.
1.3.2.3. Yếu tố quyết định tới chính sách tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Nếu một khoản đầu tư bị xem là rủi ro thì chi phí nảy sinh sẽ cao.Để có thể được thực hiện thì lợi nhuận ước tính của khoản đầu tư đó phải đủ lớn để thuyết phục được nhà đầu tư. Nguyên tắc này cũng được áp dụng bởi các thể chế tài chính khi xem xét cho vay.
Chi phí giao dịch cao trong tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ:
Các khoản chi phí của các khoản cho vay bao gồm chi phí huy động vốn, chi phí hoạt động của ngân hàng, chi phí nghiên cứu và đánh giá tín dụng . . .
Do các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường xin vay những khoản vay nho khi so sánh với các doanh nghiệp lớn, chi phí giao dịch nảy sinh trong các khoản vay của các doanh nghiệp vừa và nhỏ cao hơn đối với cả người cho vay và người đi vay do mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa chi phí giao dịch và độ lớn của khoản vay.
Rủi ro cao trong tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường không có uy tín và không có người bảo lãnh hay tài sản tốt để đảm bảo, sức cạnh tranh trên thị trường thấp, do đó cho vay các DNVVN thường rất rủi ro cho nên chính sách cho vay của các NHTM thường thắt chặt hơn.
Vấn đề thông tin không hoàn hảo:
Trong quan hệ tín dụng, thông tin thường được truyền tải không hoàn hảo giữa ngân hàng và doanh nghiệp. Thường thì doanh nghiệp biết rõ hơn ngân hàng về những rủi ro và lợi nhuận của dự án mà họ định đầu tư.
Thông tin không hoàn hảo có thể gây ra hai vấn đề hậu quả đó là sự lựa chọn sai của ngân hàng về dự án cho vay và việc sử dụng sai mục đích món vay của người đi vay.
1.3.2.4. Các chính sách trợ giúp cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận với tín dụng ngân hàng.
Chính phủ có thể sử dụng chính sách về tài chính để hướng các nguồn lực đầu tư tới khu vực kinh tế mục tiêu, ví dụ như khối kinh doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ, thông qua việc điều tiết về lãi suất và hạn mức tín dụng.
Do quy mô nhỏ nên các DNVVN ít có khả năng cạnh tranh hơn với các doanh nghiệp lớn hơn trong việc tiếp cận các khoản cho vay của ngân hàng.
1.4. Một số kinh nghiệm trong việc mở rộng tín dụng đối với DNVVN ở một số nước.
Việc mở rộng tín dụng ngân hàng và việc huy động vốn của các DNVVN tồn tại và phát triển dưới nhiều hình thức khác nhau, phu thuộc vào nhiều yếu tố và phụ thuộc vào trình độ phát triển của hệ thống tài chính Ngân hàng và chính sách kinh tế của mỗi nước. Mỗi nước thường áp dụng các chính sách hỗ trợ huy động vốn khác nhau đối với mỗi nhóm khách hàng mục tiêu nhằm tăng cường khả năng tiếp cận các nguồn vốn .
1.4.1 Kinh nghiệm ở một số nước trong vấn đề mở rộng tín dụng đối với DNVVN.
Trong thời gian, ở nhiều nước trên thế giới luôn đánh giá cao vai trò của các DNVVN trong quá trình phát triển kinh tế của đất nước.
Tại nước Đức
Khu vực DNVVN góp một phần quan trong trong việc tạo ra thu nhập cho nền kinh tế, đóng gop 50% vào GDP, chiếm hơn hẳn doanh thu chịu thuế của doanh nghiệp, cung cấp các loại hàng hoá và dịch vụ đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng. Để có được những kết quả như vậy chính phủ đã áp dụng rất nhiều chính sách và chương trình để khuyến khích và thúc đẩy DNVVN.
Vì các doang nghiệp này không đủ điều kiện để thế chấp tài sản để có thể nhận được các khoản tín dụng lớn bên cạnh những khoản tín dụng ư u đãi nên ở nước này còn phát triển các tổ chức bảo lãnh tín dụng. Những tổ chức này ra đời và hoạt động với sự kết hợp chặt chẽ của phòng thương mại, hiệp hội doanh nghiệp, ngân hàng và chính quyền liên bang. Nguyên tắc hoạt động cơ bản là vì khách hàng, và các DNVVN sẽ nhận được sự bảo lãnh của một tổ chức bảo lãnh tín dụng để nhận được khoản vay. Với sự giúp đỡ này, Đức đã khắc phục được rất nhiều khó khăn trong việc đi vay của các DNVVN cũng như trong việc cho vay của các Ngân hàng.
Tại Nhật Bản.
Các chính sách hỗ trợ cho DNVVN được hình thành từ những năm1950 nhằm giúp các doanh nghiệp này tháo gỡ những khó khăn, cản trở việc tăng vốn cũng như khả năng tiếp cận tín dụng thấp, thiếu sự đảm bảo về vay vốn . . . các biện pháp hỗ trợ này đã thực hiện thông qua hệ thống hỗ trợ tín dụng và các tổ chức tài chính công cộng phục vụ DNVVN. Hệ thống này giúp cho các doanh nghiệp tiếp cận được với các nguồn vốn tín dụng tạo điều kiện cho họ vay vốn của tổ chức tín dụng tư nhân thông qua sự bảo lãnh của hiệp hội bảo lãnh tín dụng trên cơ sở hợp đồng bảo lãnh. Ngoài ra, còn có 3 tổ chức tài chính công cộng khác đó là: công ty tài chính DNVVN, công ty tài chính nhân dân và ngân hàng Shokochulin do chính phủ đầu tư thành lập toàn bộ hay một phần nhằm mở rộng cho vay đối với DNVVN.
Tại Malaysia.
Trong kế hoạch tổng thể lần thứ 2 của Malaysia từ 1991-2000 đã khẳng định rõ vai trò của các DNVVN trong công cuộc hiện đại hoá đất nước. Do vậy, trong thời kỳ này chính phủ đã thông qua chương trình hỗ trợ DNVVN như: các chương trình về thị trường và hỗ trợ kỹ thuật, chương trình cho vay ê đãi, chương trình công nghệ thông tin nhằm giúp các DNVVN có một lượng vốn cần thiết để cải tiến chất lượng và cơ sở hạ tầng. . . để từ đó hoạt động của các doanh nghiệp đi lên và kết quả là ngân hàng có thể mở rộng cho vay đối với DNVVN mà không ngại về điều kiện ban đầu.
Với những kinh nghiệm trên mặc dù Đức, Nhật Bản, Malaysia, mỗi nước đều có sự khác biệt về khả năng phát triển kinh tế song chính phủ các nước đều có sự quan tâm đặc biệt trong việc mở rộng cho vay đối với DNVVN. Thực tế đã chứng tỏ sự thành công của sự quan tâm này và đây cũng sẽ là những bài học kinh nghiệm mà Việt Nam có thể tham khảo, tận dụng để có những giải pháp thích hợp giúp DNVVN phát triển hơn nữa, đặc biệt là trong bối cảnh Việt Nam đang tham gia đàm phán với các nước khác để gia nhập WTO.
1.4.2. Những bài học rút ra ở các nước đối với Việt Nam.
Do quy mô của nền kinh tế cũng như của các DNVVN của Việt Nam còn rất hạn chế so với nhiều nước. Đặc biệt Việt Nam lấy nền kinh tế nhà nước làm chủ đạo vì vậy khi thực hiện những chính sách hỗ trợ nói chung cũng như chính sách hỗ trợ tài chính nói riêng đối với DNVVN chúng ta phải hết sức thận trọng để vừa có hiệu quả vừa tạo ra sự bình đẳng giữa các loại hình doanh nghiệp.
Chính phủ phải khẩn trương xúc tiến thành lập các tổ chức để tạo điều kiện đưa các chương trình trợ giúp điều phối, hướng dẫn các DNVVN.
Cần phải đảm bảo cho khu vực DNVVN ngoài quốc doanh thực sự được bình đẳng với các doanh nghiệp quốc doanh khi vay vốn ngân hàng. Nhà nước cần khuyến khích, hỗ trợ ngân hàng đưa ra các chính sách ê đãi nhất định cho các DNVVN vay vốn, hoặc ít nhất cũng có sự bình đẳng về mặt thủ tục, thời gian vay, lượng vốn vay và lãi suất vay.. . giữa DNVVN ngoài quốc doanh và quốc doanh.
Chương II
Thực trạng hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng cổ phần hàng hải.
2.1. Tình hình phát triển và khó khăn của các DNVVN thời gian qua.
2.1.1 Tình hình phát triển.
Công cuộc cải cách kinh tế, xã hội của Đảng và nhà nước thời gian qua đã đem lại nhiều sự biến đổi to lớn. Các chính sách cải cách kinh tế của Chính phủ đã có tác động tích cực đến mội trường kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung, và đặc biệt là khối doanh nghiệp. Trên thực tế tốc độ phát triển của các doanh nghiệp trong năm 2005 đã có những đột biến. Như có thể thấy trong Bảng 1, tốc độ tăng trưởng trong các năm vừa qua là 36% đối với số doanh nghiệp và 84% đối với số vốn đăng ký.
Bảng 1. Số lượng các doanh nghiệp mới đăng ký.
Đơn vị: Tỷ VND
STT
Thànhphố
2002
2003
Tăng trưởng
Số DN
Vốn
Số DN
Vốn
Số DN(%)
Vốn(%)
1
Hồ Chí Minh
5,498
5,834
6,946
9,325
26,00
60%
2
Hà Nội
2,312
2,050
3,381
4,260
46
108%
3
Hải Phòng
299
370
589
911
97
146
4
Đà Nẵng
246
170
490
662
99
290
5
Quảng Ninh
143
150
254
857
78
472
6
Hà Tây
135
153
240
459
78
199
7
Bình Phước
87
66
175
160
101
142
8
Cần Thơ
68
35
261
252
284
615
9
Hưng Yên
49
120
119
393
143
228
10
Tuyên Quang
35
21
99
85
183
312
11
Bạc Liêu
4
27
66
67
1550
146
Bên cạnh đó, theo số liệu báo cáo điều tra do IFC và WB ( quý I năm 2005) có tới 85% số doanh nghiệp đang đăng ký thuộc loại DNVVN. Qua đó ta có thể nhận thấy rằng, phần lớn các doanh nghiệp mới phát triển trong thời gian qua là các doanh nghiệp thuộc loại DNVVN.
Hiện nay, DNVVN chiếm khoảng 98% tổng số doanh nghiệp trong nền kinh tế, trong đó các DNVVN thuộc các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 33,6%; 65,9% trong các hợp tác xã và liên hợp tác xã. Nếu xét hiệu quả hoạt động, khu vực DNVVN quốc doanh chiếm khoảng 5% GDP cả nước, các DNVVN nói chung chiếm 31% tổng sản lượng công nghiệp hàng năm, 78% doanh số bán lẻ trong doanh nghiệp... DNVVN đóng góp sự sôi động của nền kinh tế, vị trí của nó đối với nền kinh tế là đặc biệt quan trọng.
2.1.2 Những khó khăn tồn tại.
Sự ra đời nhanh chóng của các doanh nghiệp là một kết quả bước đầu rất đáng khích lệ trong công cuộc cải cách nền kinh tế. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra tiếp theo là sau khi ra đời, các doanh nghiệp sẽ hoạt động trong một môi trường như thế nào. Chúng ta đều biết rằng, việc thành lập một doanh nghiệp cũng là khó, nhưng việc duy trì, phát triển doanh nghiệp đó mới là điều khó hơn, và cũng là mục đích thực sự của người kinh doanh.
Một số nghiên cứu gần đây cho thấy, mặc dù thủ tục đăng ký kinh doanh đã được đơn giản hoá rất nhiều, song để duy trì hoạt động của mình, các doanh nghiệp vẫn đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn.
Những khó khăn đó có thể tóm tắt gồm:
Các DNVVN, đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân, vẫn bị thành kiến trong xã hội. Vẫn tồn tại suy nghĩ rằng làm việc cho các doanh nghiệp này là không ổn định. Điều này làm cho các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc huy động vốn và nhân lực.
Kỹ năng kinh doanh còn yếu kém. Hơn 50% trong số 95 doanh nghiệp sản xuất được Chương trình phát triển dự án sông Mêkông ( MPDF) phỏng vấn đều muốn được đào tạo về quản lý kinh doanh.
Các dịch vụ về thông tin và hỗ trợ phát triển kinh doanh còn kém phát triển, do đó hạn chế khả năng cạnh tranh giữa các doanh nghiệp.
Khó khăn trong việc thuê đất để tiến hành sản xuất. Một trong những nguyên nhân chủ yếu là thủ tục thuê đất quá phiền hà và có thể đợi từ 3 đến 8 tháng mới hoàn thành thủ tục thuê đất. Vì thế, nhiêu DNVVN phải thuê lại diện tích và cơ sở sản xuất của các doanh nghiệp Nhà nước. Điều này nói chung là ảnh hưởng đến tính ổn định của việc kinh doanh.
Một vấn đề thường được đề cập nhiều nhất là các DNVVN, đặc biệt là các doanh nghiệp mới được thành lập, rất khó tiếp cận nguồn tài chính từ phía ngân hàng. Giải quyết vấn đề này sẽ có tác động rất lớn đến sự phát triển hơn nữa của khu vực doanh nghiệp, DNVVN, đồng thời cũng là cơ hội cho chính hệ thống ngân hàng.
Nguồn vốn là một trong những yếu tố cơ bản đảm bảo sự ổn định và hiệu quả của sản xuất kinh doanh. Thông thường, nguồn cung cấp vốn cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ, là hệ thống ngân hàng. Như có thể thấy trong hình 1 dưới đây, nguồn vốn từ ngân hàng là một trong những nguồn vốn mà người chủ doanh nghiệp mong đợi nhất trong quá trình kinh doanh. Gần 60% chủ doanh nghiệp muốn vay được vốn của ngân hàng khi có nhu cầu vay vốn.
Đặc biệt là khó khăn khi vay vốn trung dài hạn cho nhu cầu đầu tư. Điều này gây khó khăn cho các doanh nghiệp. Như số liệu dưới Bảng 4 dưới đây cho thấy, tiếp cận đầu tư là một trong những vấn đề gây bức xúc nhất cho các DNVVN.
Hình 1: Nguồn vốn huy động của doanh nghiệp.
Bảng 2: Vốn là vấn đề gây trở ngại chính.
Không có khả năng tiếp cận vốn
Thiếu thông tin
Thiếu vốn lưu động
Khủng hoảng kinh tế
53%
41%
39%
19%
Nguồn: Webster 1999.
2.2. Tổng quan về ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải (MSB).
2.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển.
Ngõn hàng Thương mại Cổ phần Hàng hải Việt Nam gọi tắt là Ngõn hàng TMCP Hàng Hải, tờn giao dịch quốc tế là Vietnam Maritime Commercial Stock Bank (viết tắt là Maritime Bank hoặc MSB).
Ngõn hàng Hàng hải được thành lập theo giấy phộp số 0001/NH-GP ngày 08 thỏng 06 năm 1991 của Thống đốc Ngõn hàng Nhà nước Việt nam; ngày 12 thỏng 07 năm 1991, Ngõn hàng Hàng Hải chớnh thức khai trương và đi vào hoạt động. Ngõn hàng Hàng Hải được biết đến là ngõn hàng thương mại cổ phần đầu tiờn tại Việt Nam được thành lập ngay sau khi Phỏp lệnh về Ngõn hàng, HTX tớn dụng và Cụng ty tài chớnh cú hiệu lực với số vốn điều lệ ban đầu là 40 tỷ đồng và thời gian hoạt động là 25 năm. Đến thỏng 7 năm 2003, theo quyết định số 719 QĐ-NHNN ngày 07 thỏng 07 năm 2003 của Ngõn hàng Nhà nước Việt Nam, thời hạn hoạt động của Ngõn hàng Hàng Hải tăng lờn 99 năm. Được sự chấp thuận của chi nhỏnh Ngõn hàng Nhà nước Tp Hải Phũng tại văn bản số 673/NHNN-HAP7 ngày 27 thỏng 12 năm 2004, đến thỏng 12 năm 2004, vốn điều lệ của Ngõn hàng Hàng Hải đó tăng từ 160,2 tỷ đồng lờn 200 tỷ đồng.
Mạng lưới hoạt động của Ngõn hàng Hàng Hải được trải khắp trờn toàn quốc, với Trụ sở chớnh, Sở Giao dịch đúng tại Hà Nội; cỏc chi nhỏnh tại Hải Phũng, Hà Nội, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Hồ Chớ Minh, Vũng Tàu, Cần Thơ, Nha Trang - những đầu mối kinh tế quan trọng của cả nước. Ngoài ra, Ngõn hàng Hàng hải cũn cú Phũng Giao dịch tại Hải Phũng và cỏc chi nhỏnh cấp 2 tại Hà nội, Đà Nẵng, Hồ Chớ Minh nhằm mở rộng khả năng đỏp ứng và phục vụ khỏch hàng.
Ngõn hàng đó thiết lập quan hệ đại lý với trờn 200 ngõn hàng và chi nhỏnh ngõn hàng nước ngoài ở nhiều nước trờn thế giới, gúp phần quan trọng thỳc đẩy tốc độ của hoạt động thanh toỏn quốc tế. Với lý do đú, Ngõn hàng Hàng Hải là ngõn hàng TMCP cú thế mạnh trong hoạt động tài trợ thương mại (LC, nhờ thu, bảo lónh) và thanh toỏn quốc tế, xứng đỏng là người bạn đồng hành đỏng tin cậy cho cỏc doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại.
Trong xu thế nõng cao vị thế trong lĩnh vực ngõn hàng tại Việt Nam và hội nhập mụi trường ngõn hàng toàn cầu, hiện tại, Ngõn hàng Hàng Hải đó là thành viờn của Hiệp hội ngõn hàng Việt Nam, Hiệp hội ngõn hàng Đụng Nam Á, Hiệp hội ngõn hàng Chõu Á, Tổ chức thanh toỏn toàn cầu SWIFT, MASTER CARD, đại lý chuyển tiền nhanh toàn cầu Money Gram.
Bờn cạnh đú, với việc triển khai thành cụng Dự ỏn Hiện đại hoỏ ngõn hàng và Hệ thống thanh toỏn MSB do Ngõn hàng Thế giới tài trợ, Ngõn hàng Hàng Hải đang khụng ngừng đẩy nhanh việc đa dạng hoỏ và nõng cao chất lượng cỏc sản phẩm dịch vụ ngõn hàng cung cấp cho khỏch hàng theo chiến lược khỏch hàng là trung tõm. Với hệ thống tin học quản lý tập trung – sử dụng mạng diện rộng (WAN) trờn toàn hệ thống- và việc thực thi chớnh sỏch giao dịch một cửa (uni-teller), đến với Ngõn hàng Hàng Hải, cỏc nhu cầu của khỏch hàng sẽ được phục vụ nhanh chúng và an toàn theo chuẩn của một ngõn hàng tiờn tiến hiện nay.
2.2.2. Một số thuận lợi và khó khăn trong quá trình phát triển của MSB.
Trong một số năm qua, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục ổn định và lấy lại được nhịp độ tăng trưởng cao, giữ vững ổn định chính trị- xã hội, môi trường đầu tư được cải thiện đáng kể, tình hình đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đã có dấu hiệu khả quan góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Ngành ngân hàng Việt Nam đánh dấu những bước tiến quan trọng trong việc điều hành chính sách tiền tệ, đẩy mạnh quá trình chấn chỉnh củng cố, lành mạnh hoá hệ thống ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, hệ thống cải cách, hội nhập và phát triển trong xu thế toàn cầu hoá của nền kinh tế nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng.
Bắt đầu từ nửa cuối năm 2002, cuộc chạy đua huy động Việt Nam đồng giữa các ngân hàng diễn ra gay gắt, tình hình lãi xuất huy động trên thị trường tăng nhanh bên cạnh việc hạ lãi xuất cho vay của các ngân hàng quốc doanh đã gây sức ép lớn đối với các ngân hàng cổ phần nói chung và ngân hàng hàng hải nói riêng.
Trong giai đoạn vừa qua, nhiều ngân hàng tiếp tục mở rộng địa bàn hoạt động bằng hình thức mở thêm chi nhánh, phòng giao dịch cho thấy xu hướng cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng trên địa bàn hoạt động ngày càng gay gắt hơn.
Trong khi đó, cùng với việc triển khai thực hiện cơ cấu tổ chức mới theo quy chế 01/HĐQT. Ngân hàng tập trung vào việc hoàn thiện cơ chế quản lý trên hầu hết các mặt hoạt động chủ yếu nhằm tạo dựng một cơ chế quản lý phù hợp với yêu cầu công tác và điều kiện thực tế của Ngân hàng.
Trong năm 2002, ngân hàng đã có những bước triển khai thực hiện khá thành công về việc tổ chức bộ máy, cơ chế quản lý điều hành, quản lý tài chính, giải quyết tích cực tồn đọng cũ, ổn đinh kinh doanh. Tuy nhiên, sự ổn định và phát triển của ngân hàng vẫn đứng trước những khó khăn, thử thách lớn, đó là tình trạng sản phẩm và dịch vụ ngân hàng so với một số ngân hàng khác trên địa bàn còn nghèo nàn; nợ quá hạn từ những năm trước để lại còn lớn, mặc dù trong năm vừa qua ngân hàng đã tích cực thu được lượng lớn nợ tồn đọng nhưng do phần lớn các khoản nợ quá hạn còn lại là những khoản nợ có tính chất phức tạp, khó thu hồi, điều này cũng ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.
2.3. Thực trạng hoạt động cho vay đối với DNVVN tại ngân hàng cổ phần hàng hải
Cho vay đối với DNVVN từ trước đến nay luụn là một trong những hoạt động chớnh trong nghiệp vụ cho vay ở ngân hàng cổ phần hàng hải. Cho vay cỏc DNVVN đang ngày càng được chỳ trọng phỏt triển hơn và sẽ trở thành đối tượng khỏch hàng chớnh của ngân hàng trong những năm tới .
2.3.1. Doanh số cho vay.
Doanh số cho vay là số tiền ngân hàng cho khỏch hàng vay trong một thời kỳ xỏc định. Doanh số cho vay lớn thể hiện hoạt động cho vay tại ngõn hàng khỏ sụi nổi, ngõn hàng đang tớch lũy 1 lượng vốn lớn đảm bảo cung cấp đầy đủ khả năng vay vốn của khỏch hàng. Doanh số cho vay nhỏ chứng tỏ cỏc khoản vay tại ngõn hàng cú số vốn rất bộ, nhỏ lẻ hoặc số lượng khoản vay khụng nhiều và ngõn hàng cần phải tỡm cỏch mở rộng hoạt động cho vay của mỡnh
Doanh số cho vay năm 2003 là 109.025 tỷ đồng bằng 93,7 % so với năm 2002. Trong năm 2003 số lượng khách hàng vay còn dư nợ giảm nhiều nhưng doanh số cho vay giảm không tương xứng do chủ trương tập trung quan hệ tín dụng với một số khách hàng có dự án lớn ổn định và các dự án có vốn đầu tư lớn như Công ty TNHH Hồng Thuý, Công ty TNHH Long Giang... Doanh số cho vay DNTN chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng doanh số cho vay DNVVN.Vì vậy ngân hàng cần mở rộng cho vay hơn với loại hỡnh doanh nghiệp này.
Bảng 2:Tình hình cho vay( nguồn báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh- Ngân hàng TMCP Hàng Hải Viẹt Nam)
Chỉ tiêu
Số dư
đầu kỳ
phát
sinh tăng
phát
sinh giảm
Số dư
cuối kỳ
Phát
sinh tăng
Phát
sinh giảm
Số dư
cuối kỳ
1. Tổng dư nợ bình quân
256848
297054
2.Chi tiết cho vay
2.1 Theo thời hạn
272.967
264.025
272.098
267.32
93,7%
101%
98%
Ngắn
189.967
168.932
220.904
134.06
78,3%
92%
71%
Trung, dài hạn
83
96.093
51.194
144,2%
162
159
2.2.Theo loại hình doanh nghiệp
272.967
264.025
272.098
267.32
93,7
101
98
DN Nhà nước
146.992
111.391
96.829
174.66
83,1
100
111
Hợp tác xã
0
0
Công ty cổ phần, TNHH
117.949
134.545
158.084
85.777
103,2
106
80
DN Tư nhân
220
220
100
DN Liên doanh
3.722
8.953
10.987
1.688
86,1
89
45
Các đối tượng khác
4.084
7.135
6.198
5.191
122,8
76
127
2.3.Theo nghành kinh tế
272.967
264.025
272.098
267.32
93,7
101
98
Hàng hải
39.076
62.587
41.972
27.615
89,0
72
71
Giao thông vận tải
6.842
2
526
8.316
27,1
4
122
Bưu điện
26.25
22.157
26.002
22.045
166,8
401
85
Sản xuất gia công& chế biến
71.286
98.854
77.661
124.55
100,9
91
175
Các nghành khác
129.513
78.427
125.947
84.428
84,5
116
65
2.3.2. Doanh số thu nợ.
Doanh số thu nợ là số tiền mà khỏch hàng trả cho khoản vay của mỡnh trong 1 thời kỳ xỏc định. Với doanh số thu nợ nhận được, chi nhỏnh cú thể dựng số tiền này để tiếp tục cho vay hoặc trả cho những khoản tiền gửi đến hạn, hoặc trả những khoản nợ đến hạn của chi nhỏnh. Luụn luụn là một sự tuần hoàn giữa cho vay – thu nợ trong hoạt động kinh doanh của ngõn hàng
Bảng 3: Dư nợ quá hạn(nguồn : Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh)
Chỉ tiêu
Số dư ngày 31/12/2003
Giá trị
Tỷ trọng
NQH<6 tháng
1.204
1,6%
NQH 6-12 tháng
NQH> 12 tháng
2.212
2.80%
Nợ chờ xử lý
45.711
58.90%
Dư nợ trả thay KH
28.516
36,7%
Tổng cộng
77.643
100%
Dư nợ xấu trong ngắn hạn là chủ yếu vỡ cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng tương đối trong hoạt động cho vay của ngân hàng. Lớ do của dư nợ xấu là cú một số khoản vay của ngân hàng là, trong kỳ trả nợ đầu tiờn, chu kỳ thu nhập của doanh nghiệp khụng phự hợp với chu kỳ trả nợ tại ngõn hàng. DNVVN là đối tượng khỏch hàng chiến lược của ngân hàng, mở rộng hoạt động cho vay với đối tượng này là mục tiờu lõu dài của ngân hàng song đồng thời cũng phải đảm bảo được chất lượng cho vay, mà tỷ lệ nợ xấu trờn tổng dư nợ luụn là chỉ tiờu quan trọng để đỏnh giỏ chất lượng cho vay. Ngân hàng đó tiến hành trớch lập rủi ro trờn số nợ xấu và tớch cực, chủ động đụn đốc khỏch hàng trả nợ trong thời gian ngắn nhất.
2.4. Đánh giá hoạt động cho vay đối với DNVVN tại ngân hàng cổ phần hàng hải.
2.4.1. Kết quả đạt được.
Với việc chuyển trụ sở chính cũng như sở giao dịch từ thành phố Hải Phòng đến thành phố Hà Nội vào tháng 12/2006, ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn nhưng những gỡ mà ngân hàng đạt được trong hoạt động cho vay đối với DNVVN là rất lớn và đỏng khớch lệ như: tỷ trọng cho vay đối với DNVVN tăng dần qua cỏc năm, cho vay trung và dài hạn cỏc DNVVN ngày càng tăng, cho vay ngoại tệ cỏc DNVVN cũng tăng trưởng khỏ.
- Tỷ trọng cho vay đối với DNVVNgày càng tăng: Quỏ trỡnh phõn tớch hoạt động cho vay qua cỏc năm, ta nhận thấy doanh số cho vay, doanh số thu nợ và dư nợ của cỏc DNVVN luụn chiếm tỷ trọng lớn nhất so với cỏc thành phần cũn lại và cú xu hướng ngày càng tăng dần tỷ trọng. Điều này thể hiện chiến lược đỳng đắn của ngân hàng là hướng tới thành phần DNVVN, coi đú là đối tượng khỏch hàng chớnh của ngân hàng, mở rộng cho vay ngày càng cú hiệu quả hơn tới đối tượng khỏch hàng này.
-Cho vay ngoại tệ tăng củaDNVVN: Cho vay ngoại tệ 100% là cho vay ngắn hạn, nhưng cú xu hướng tăng và cho vay ngoại tệ khối DNVVN đang ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số dư nợ tớn dụng ngoại tệ, từ 3% năm 2003 lờn tới 71% năm 2005. Đõy là sự nỗ lực rất lớn của ngân hàng vỡ trờn thực tế, cú rất nhiều NHTM trờn địa bàn cú thế mạnh và kinh nghiệm trong hoạt động tớn dụng ngoại tệ DNVVN.
2.4.2. Những mặt còn hạn chế.
Có thể nói trong những năm qua hoạt động của ngân hàng đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, trong quá trình kinh doanh tín dụng đối với DNVVN còn lại một số tồn tại. Điểm hạn chế lớn nhất hiện nay có thể nhận thấy là việc mở rộng và tăng trưởng dư nợ của ngân hàng, khả năng tìm kiếm dự án chưa cao, chưa có khả năng tư vấn đầu tư cho khách hàng, công tác thẩm định khách hàng còn nhiều vấn đề phải tiếp tục cải tiến đổi mới...
Về tăng trưởng dư nợ đối với các DNVVN:
-Trong quá trình hoạt động kinh doanh do thực hiện theo cơ chế thoáng nên có nhiều cán bộ tín dụng những tháng đầu năm, những tháng đầu quý chưa chịu khó tìm kiếm khách hàng để tăng dư nợ mà tập trung vào những tháng cuối quý hoặc cuối năm.
-Ngân hàng chưa mạnh dạn cho vay đối với các DNVVN không có tài sản đảm bảo thậm chí có những doanh nghiệp đang phát triển mạnh- khả năng trả nợ vay cho ngân hàng là rất cao.
-Một điểm đáng chú ý nữa đã làm hạn chế cho vay và dư nợ đối các DNVVN là hình thức cho vay chưa đa dạng, thời hạn cho vay chưa tương thích với chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Về khả năng tìm kiếm dự án và khách hàng.
Hiện nay ngân hầng cổ phần hàng hải còn bị động trong công việc này, hoặc là cho vay các dự án theo kế hoạch của ngân hàng hoặc các khách hàng tự chủ động tìm đến ngân hàng chứ ngân hàng chưa chủ động tìm đến khách hàng, dự án.
Về công tác thẩm định và tư vấn dự án đầu tư cho khách hàng.
Do nhiều lý do, mà hiện nay chất lượng thẩm định khách hàng của ngân hàng còn thấp. Có thể do hạn chế về mặt thông tin của các DNVVN cung cấp cho ngân
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36528.doc