DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU - SƠ ĐỒ
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3
1.1. Khái quát hoạt động cho vay tại NHTM 3
1.1.1. Khái niệm 3
1.1.2. Một số loại hình cho vay phổ biến của NHTM 4
1.2. Khái quát về hoạt động cho vay mua nhà trả góp của NHTM 6
1.2.1. Sự cần thiết của hoạt động cho vay mua nhà trả góp 6
1.2.2. Đặc điểm của cho vay mua nhà 7
1.2.3. Các phương thức cho vay mua nhà 11
1.3. Mở rộng cho vay mua nhà trả góp tại NHTM 14
1.3.1. Khái niệm 14
1.3.2. Nhóm chỉ tiêu đánh giá mở rộng cho vay mua nhà tại NHTM 14
1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay mua nhà tại NHTM 16
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA NHÀ TRẢ GÓP TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH HÀ THÀNH 20
2.1. Tổng quan về Chi nhánh NH Đầu tư và Phát triển Hà Thành. 20
2.1.1. Lịch sử hình thành. 20
2.1.2. Cơ cấu tổ chức. 21
2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Hà Thành 22
2.2.1. Hoạt động huy động vốn 22
2.2.2. Tình hình sử dụng vốn của chi nhánh Hà Thành 24
2.2.3. Tỷ lệ nợ quá hạn của Chi nhánh Hà Thành 25
2.3. Hoạt động cho vay mua nhà tại chi nhánh Hà thành 26
2.3.1. Quy định về hoạt động cho vay mua nàh tại chi nhánh Hà Thành 26
2.3.2. Quy trình cho vay mua nhà trả góp tại Chi nhánh Hà Thành. 27
2.4. Thực trạng cho vay mua nhà tại chi nhánh Hà thành 29
2.4.1. Doanh số cho vay mua nhà trả góp của chi nhánh Hà thành 29
2.4.2. Dư nợ cho vay mua nhà trả góp tại chi nhánh Hà Thành 30
2.4.3. Nợ quá hạn 35
2.4.4. Đánh giá thực trạng hoạt động cho vay mua nhà tại Chi nhánh Hà Thành 36
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA NHÀ TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN HÀ THÀNH 40
3.1. Định hướng phát triển hoạt động cho vay mua nhà tại Chi nhánh Hà Thành 40
3.2. Giải pháp đối với hoạt động cho vay mua nhà trả góp tại Chi nhánh Hà Thành 40
3.2.1. Nâng cao chất lượng thông tin về thị trường BĐS 40
3.2.2. Hoàn thiện quy trình tín dụng trong hoạt động cho vay mua nhà. 41
3.2.3. Tăng cường công tác huy động vốn 43
3.2.4. Hoàn thiện những sản phẩm cho vay hiện có và phát triển sản phẩm mới. 44
3.2.5. Đẩy mạnh hoạt động marketing 46
3.2.6. Đào tạo, tuyển chọn cán bộ tín dụng 47
3.2.7. Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng 49
KẾT LUẬN 50
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 51
56 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1508 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Mở rộng hoạt động cho vay mua nhà trả góp tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Thành, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng.
Mạng lưới chi nhánh và công nghệ ngân hàng
- Mạng lưới chi nhánh:
Ngân hàng càng có nhiều chi nhánh, phòng giao dịch sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong việc mở rộng giao dịch nói chung và mở rộng cho vay mua nhà nói riêng nhất là khi các chi nhánh, phòng giao dịch này được đặt tại khu trung tâm, các khu dân cư, đô thị đông đúc – những nơi có nhu cầu giao dịch với ngân hàng cao.
- Công nghệ ngân hàng
Áp dụng hệ thống công nghệ thông tin hiện đại trong hoạt động ngân hàng là nhân tố ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của ngân hàng bởi các lí do sau. Thứ nhất, hiện đại hóa công nghệ ngân hàng giúp ngân hàng cung cấp được nhiều dịch vụ hơn nữa nhằm đáp ứng ngày càng nhanh chóng, thuận tiện, chuyên nghiệp các nhu cầu đa dạng của khách hàng đồng thời tạo nên lợi thế cạnh tranh so với các ngân hàng đối thủ khác. Ngòai ra, công nghệ ngân hàng còn ảnh hưởng tới khả năng thu nhập các thông tin tín dụng – một yếu tố mấu chốt trong việc ra quyết định hợp đồng tín dụng.
1.3.3.2. Các nhân tố khách quan
Sự phát triển của nền kinh tế
Khi nền kinh tế đang tăng trưởng, người dân cảm thấy lạc quan hơn về mức thu nhập của họ, tiêu dùng được kích thích làm cho nhu cầu tiêu dùng trong đó có sản phẩm cho vay mua nhà được mở rộng. Ngược lại, khi nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái, thu nhập người dân bị giảm sút, lạm phát và thất nghiệp tăng cao, trong điều kiện đó phải gánh thêm một khoản nợ ngân hàng là điều không ai muốn. chính vì vậy, hoạt động cho vay mua nhà trả góp của ngân hàng khó có thể mở rộng.
Môi trường pháp lý
Cho vay mua nhà cũng giống như bất kì hình thức cấp tín dụng nào khác chịu sự điều chỉnh chặt chẽ theo các quy định pháp luật như luật các tổ chức tín dụng, quy chế cho vay, các tỷ lệ đảm bảo trong hoạt động ngân hàng. Đặc biệt là hoạt động cho vay mua nhà còn gắn liền với bất động sản nên còn chịu sự điều chỉnh của pháp luật về bất động sản, đất đai cũng như pháp luật về đảm bảo tiền vay bằng bất động sản. Do đó, nếu các văn bản pháp luật không rõ ràng, chặt chẽ, cụ thể sẽ tạo những khó khăn trong việc thi hành của ngân hàng, gây khó khăn trong hoạt động mở rộng cho vay của ngân hàng
Môi trường văn hóa - xã hội
So với người phương Tây sẵn sàng thuê nhà ở lâu dài thì ở các nước phương Đông như Việt Nam lại có sự khác biệt lớn ở chỗ người Á Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng lại có quan niệm “ an cư” thì mới “lạc nghiệp”. Họ luôn muốn có một căn nhà riêng của mình để ổn định cuộc sống, như vậy, quan niệm này cũng là một lợi thế để phát triển loại hình cho vay mua nhà ở Việt Nam.
Tiếp đến là yếu tố dân số bao gồm như: tốc độ tăng dân số, cơ cấu dân số cũng có tác động tới hoạt động cho vay mua nhà của ngân hàng.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA NHÀ TRẢ GÓP TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ
VÀ PHÁT TRIỂN HÀ THÀNH
2.1. Tổng quan về Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Thành.
2.1.1. Lịch sử hình thành.
Chi nhánh NHĐT&PT Hà Thành là chi nhánh cấp 1 của NHĐT&PT VN được thành lập ngày 16/9/2003 trên cơ sở nâng cấp phòng giao dịch Tràng Tiền, trực thuộc Sở giao dịch 1, NHĐT&PT VN. Trước đây, BIDV Hà Thành có địa chỉ tại 34 Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội nhưng từ tháng 1 năm 2009, nhằm mở rộng quy mô tổ chức và kinh doanh, BIDV Hà Thành đã chuyển trụ sở về toà nhà 79 – 81 đường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Chi nhánh Hà Thành được xây dựng và hoạt động theo mô hình ngân hàng bán lẻ Chi nhánh chủ trương ứng dụng các công nghệ và quản lý nhằm tạo ra những sản phẩm, dịch vụ tiên tiến theo chuẩn mực và thông lệ quốc tế. Chi nhánh tập trung chuyên sâu trong lĩnh vực phục vụ các nhu cầu vốn và cung cấp các dịch vụ tiện ích của NH ĐT & PT trong việc đáp ứng dịch vụ thanh toán hiện đại cho khách hàng nhưn hệ thống thanh toán thẻ ATM, thẻ tín dụng Đối tượng khách hàng mà Chi nhánh tập trung là các DN vừa và nhỏ, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp 100% vồn nước ngoài, các doanh nghiêp tư nhân và hộ kinh doanh và trong 2, 3 năm trở lại đây Chi nhánh có hướng phát triển đối tượng khách hàng cá nhân với các sản phẩm phục vụ đối tượng khách hàng này sâu rộng và mạnh mẽ.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức.
Khi mới thành lập, BIDV Hà Thành chỉ có 6 phòng và 3 tổ, 1 phòng giao dịch và 3 quỹ tiết kiệm với đội ngũ cán bộ chỉ có 54 người. Đến nay chi nhánh đã có 13 phòng nghiệp vụ, 6 phòng giao dịch, 4 điểm giao dịch với khoảng 200 cán bộ.
Sơ đồ 2.1:Cơ cấu tổ chức tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Thành
Chi nhánh Hà Thành – NH ĐT & PT VN
Ban Giám Đốc
Phòng
Dịch vụ khách hàng
Phòng
Tổ chức hành chính
Phòng
Thẩm định
Phòng Tài chính Kế toán
Phòng
Quản lý tín dụng
Phòng
Tín dụng
P. QHKH 1
P.QHKH 2
Phòng giao dịch
Tổ Kiểm tra nội bộ
Tổ Điện toán
Tổ TT, Kho quỹ
Phòng
Tài trợ thương mại
Phòng Kế hoạch Nguồn vốn
2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Hà Thành
2.2.1. Hoạt động huy động vốn
Bảng 2.1: Cơ cấu nguồn huy động vốn của Chi nhánh Hà Thành
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Giá trị
S/v 2006
Giá trị
S/v 2007
Tổng nguồn vốn huy động
3878
4889
26.07%
5505
12.5%
1. Theo khách hàng
- Dân cư
Tỷ trọng
1051
27.1%
1362
27.86%
29,6%
1779
32.3%
30.6%
- Tổ chức kinh tế
Tỷ trọng
2733
70.47%
2924
59.81%
6,9%
3097
56.25%
5.9%
- Tổ chức tài chính
Tỷ trọng
94
2.43%
603
12.33%
541%
629
11.45%
4.3%
2. Theo sản phẩm
-Tiền gửi
Tỷ trọng
3760
96.95%
4783
97.83%
27,2%
5073
92.15%
6.1%
- Giấy tờ có giá
Tỷ trọng
118
4.15%
106
3.27%
-10,1%
432
7.85%
307.5%
3. Theo kì hạn
- Không kì hạn
Tỷ trọng
254
6.5%
310
6.3%
22%
278
5.05%
-10.3%
- Ngắn hạn
Tỷ trọng
2392
61.7%
2734
55.93%
14,3%
3735
67.85%
36.6%
- Trung và dài hạn
Tỷ trọng
1232
31.9%
1845
37.77%
49,8%
1492
27.1%
-19%
( Nguồn: Báo cáo KQKD năm 2006, 2007, 2008 NHĐT&PT VN chi nhánh Hà Thành)
Qua bảng số liệu trên ta thấy, hoạt động huy động vốn của chi nhánh trong giai đoạn 2006 – 2008 không ngừng tăng trưởng qua các năm. Cụ thể, tổng số vốn huy động được vào năm 2006 là 3878 tỷ đồng, năm 2007 là 4889 tỷ đồng (tăng 26,07% so với năm 2006) và năm 2008 là 5505 tỷ đồng (tăng 12.5% so với năm 2007).
Cơ cấu của nguồn vốn cũng tương đối ổn định qua các năm, thể hiện là:
Tỷ lệ vốn huy động từ các Tổ chức kinh tế và cá nhân đều tăng mạnh đặc biệt là tiền gửi của tổ chức kinh tế luôn chiếm một tỉ trọng lớn trong cơ cấu nguồn vốn huy động, năm 2006 chiếm tới 70,47%, năm 2008 là 56,25%.
Đối tượng tiền gửi là các Tổ chức Tài chính cũng tăng mạnh qua các năm, từ năm 2006 chỉ có 94 tỷ đồng đến năm 2007 là 603 tỷ và vẫn giữ con số tương đương trong năm 2008, chứng tỏ Chi nhánh đã ngày càng có uy tín và có nhiều chính sách để thu hút nguồn vốn tiền gửi từ mọi đối tượng của nền kinh tế.
Trong những năm qua, nguồn vốn ngắn hạn vẫn giữ vai trò chủ yếu do tính linh hoạt của nó, đặc biệt vào năm 2008 vừa qua, nguồn vốn ngắn hạn đạt 3735 nghìn tỷ đồng chiếm 67.85% tổng nguồn vốn. Điều này xuất phát từ việc Chi nhánh đã triển khai ứng dụng công nghệ thanh toán SIBS, cung cấp các dịch vụ thanh toán cho khách hàng một cách nhanh nhất và chất lượng nhất. Ngay cả những tháng đầu năm 2008, khi tình hình lãi suất biến động rất phức tạp, Chi nhánh đã thực hiện nhanh chóng các chính sách về lãi suất của Ngân hàng ĐT & PTVN trong việc tăng lãi suất để thu hút tiền gửi ngắn hạn từ dân cư, cùng với đấy là hàng loạt các chương trình khuyến mãi để níu giữ các khách hàng cũ cũng như kêu gọi các khách hàng tiềm năng. Bên cạnh đó, nguồn vốn không kì hạn, trung & dài hạn có dấu hiệu giảm trong năm 2008, đạt 1492 tỷ đồng (năm 2008) so với 1845 tỷ đồng (năm 2007) do đầu năm 2008, Ngân hàng nhà nước thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ để kiềm chế lạm phát do đó lượng tiền để huy động trung và dài hạn giảm, cùng với đó Ngân hàng cũng tập trung thu hút tiền gửi ngắn hạn để giải quyết tình hình thanh khoản trước mắt (có rất nhiều thời điểm lãi suất huy động tiền gửi ngắn hạn cao hơn lãi suất huy động tiền gửi trung và dài hạn).
2.2.2. Tình hình sử dụng vốn của chi nhánh Hà Thành
Bảng 2.2: Cơ cấu sử dụng vốn của Chi nhánh Hà Thành
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Tổng dư nợ
2,273,097
1,546,597
2,518,195
1. Theo thời gian
- Ngắn hạn
1,908,410
(84.96%)
1,236,513
(89.05%)
2,126,499
(85.4%)
- Trung và dài han
364,687
(16.04%)
310,084
(20.05%)
391,696
(15.6%)
2. Theo TPKT
- Kinh tế quốc doanh
409,158
(8%)
97,900
(6.33%)
207,751
(8.15%)
- Kinh tế ngoài quốc doanh
1,863,939
(82%)
1,448,697
(93.67%)
2,310,444
(91.75%)
3. Theo tài sản đảm bảo
- Có TSĐB
2,068,518
(91%)
1,313,370
(84.92%)
2,210,975
(87.8%)
- Không có TSĐB
204,579
(9%)
233,227
(5.18%)
307,220
(2.2%)
Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh – phòng kế hoạch và nguồn vốn,
chi nhánh Hà thành.
Nhìn vào bảng số liệu trên có thể nhận thấy tỷ lệ dư nợ ngoài quốc doanh trên tổng dư nợ là cao trong tất cả các năm năm 2007 là 93.67% và năm 2008 là 91.75%. Quả thật, trong 5 năm qua, Chi nhánh luôn ý thức được vai trò nhiệm vụ của mình là thúc đẩy thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, do vậy, Chi nhánh đã chủ động tìm kiếm và thiết lập quan hệ lâu dài với các hiệp hội kinh doanh vừa và nhỏ, hiệp hội kinh doanh trẻ Hà Nội và nhiều doanh nghiệp trên địa bàn kịp thời đáp ứng nhu cầu về vốn cho các doanh nghiệp.
Xét cơ cấu dư nợ về mặt thời hạn, ta thấy dư nợ cho vay ngắn hạn luôn ở mức cao và ổn định trung bình đều ở mức trên 85%.
Xét về dư nợ có TSĐB cũng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ, các năm đều trên 85%, năm 2006 là 91%, đây là những con số rất cao làm nên những khoản cho vay an toàn cho Chi nhánh. Nguyên nhân chủ yếu là do Chi nhánh được NH ĐT&PTVN ủy quyền cho làm đầu mối phục vụ cung cấp tín dụng và các dịch vụ ngân hàng cho các công ty lớn, hợp đồng có giá trị lớn và phải có tài sản đảm bảo. Mặt khác, do hoạt động cho vay tiêu dung, cho vay kinh doanh đối với cá nhân, doanh nghiệp cũng tăng lên và với các khoản vay này, Chi nhánh luôn yêu cầu khách hàng phải có tài sản đảm bảo
2.2.3. Tỷ lệ nợ quá hạn của Chi nhánh Hà Thành
Bảng 2.3: Tình hình nợ quá hạn của Chi nhánh Hà Thành
Đơn vị: triệu đồng
Tỷ lệ nợ quá hạn
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Giá trị ( triệu đồng)
17,137
21,452
58,622
Tỷ lệ Nợ quá hạn/ Tổng dư nợ
0.75%
1.38%
2.3%
Nguồn: phòng kế hoạch và nguồn vốn - chi nhánh Hà thành.
Tiêu chí của Chi nhánh cũng như toàn ngân hàng là tăng trưởng tín dụng đi đôi với kiểm soát tỷ lệ nợ xấu. Tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh tuy có tăng nhưng vẫn đang nằm trong tỷ lệ nợ xấu được cho phép của chi nhánh ( thấp dưới 2.4%)
2.3. Hoạt động cho vay mua nhà tại chi nhánh Hà thành
2.3.1. Quy định về hoạt động cho vay mua nàh tại chi nhánh Hà Thành
Quy định cho vay mua nhà trả góp tại chi nhánh Hà thành được căn cứ theo quy định mới nhất của BIDV, quyết định số 4321
Phạm vi điều chỉnh: Sản phẩm này quy định về cho vay để mua nhà đất ở, xây dựng nhà ở mới, sửa chữa nhà ở và mua sắm trang trí nội thất nhà ở phục vụ nhu cầu đời sống (không phục vụ mục đích kinh doanh) đối với khách hàng cá nhân, hộ gia đình tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Đối tượng cho vay: Các chi phí hợp lý liên quan đến việc mua nhà ở, mua quyền sử dụng đất ở, xây dựng mới nhà ở, sửa chữa, cải tạo và mua sắm trang trí nội thất nhà ở phù hợp với quy định của pháp luật.
Điều kiện đối với khách hàng: Có mức thu nhập bảo đảm khả năng trả nợ trong suốt thời gian vay vốn. Trường hợp khách hàng vay vốn và bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay thì phải có mức vốn tự có tham gia bằng tiền và/hoặc tài sản bảo đảm khác (theo tỷ lệ cho vay trên giá trị tài sản bảo đảm theo quy định của BIDV) tối thiểu bằng 30% giá trị nhà đất ở.
Mức cho vay:
Trường hợp khách hàng vay vốn và bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay thì mức cho vay tối đa 50% giá trị nhà đất ở. Trường hợp đặc biệt mức cho vay tối đa bằng 70% giá trị nhà đất ở và do Hội đồng tín dụng cơ sở quyết định. Trường hợp khách hàng vay vốn và bảo đảm bằng tài sản của khách hàng hoặc tài sản của bên thứ ba thì Chi nhánh xem xét quyết định mức cho vay trên cơ sở giá trị tài sản bảo đảm và tỷ lệ cho vay trên giá trị tài sản bảo đảm theo đúng quy định của BIDV, nhưng mức cho vay tối đa cũng không quá 85% giá trị nhà đất ở.
Lãi suất cho vay: Theo cơ chế lãi suất của Ngân hàng Nhà nước, hướng dẫn của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam trong từng thời kỳ.
Thời hạn cho vay : Thời hạn cho vay do Chi nhánh quyết định phù hợp với khả năng trả nợ của khách hàng nhưng tối đa:
Đối với mục đích sửa chữa, cải tạo nhà ở, mua sắm nội thất: đến 5 (năm) năm.; Đối với mục đích xây dựng mới nhà ở: đến 10 (mười) năm; Đối với mục đích mua nhà ở chung cư cao cấp, biệt thự, nhà vườn hoặc mua đất và xây dựng nhà ở thuộc qui hoạch mới hiện đại hoặc mua nhà đất ở thuộc các dự án được BIDV tài trợ vốn cho Chủ đầu tư: đến 15 (mười lăm) năm.
2.3.2. Quy trình cho vay mua nhà trả góp tại Chi nhánh Hà Thành.
Bước 1: Ngân hàng quảng cáo, tiếp thị
Trước tiên, ngân hàng phải quảng cáo, tiếp thị sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ này đến đông đảo khách hàng. Phương thức quảng cáo có thể được thực hiện đồng bộ trên các phương tiện thông tin đại chúng: tivi, đài, các báo, tạp chí, các bangrol, áp phích, tờ rơi hoặc nhân viên ngân hàng trực tiếp tiếp thị với khách hàng.
Bước 2: Khách hàng đề xuất nhu cầu vay vốn
Khách hàng đến ngân hàng sẽ tiếp xúc với Cán bộ Quan hệ khách hàng (CBQHKH) trước tiên, CBQHKH tiến hành phỏng vấn sơ bộ khách hàng, cá nhân, hộ gia đình có mong muốn sử dụng sản phẩm cho vay mua nhà trả góp của ngân hàng. Nếu CBQHKH thấy các thông tin về khách hàng như thu nhập, tài sản đảm bảo, điều kiện khác không phù hợp với chính sách tín dụng, điều kiện của sản phẩm cho vay mua nhà và có thể ra quyết định từ chối thì báo cáo với Trưởng phòng QHKH xem xét, quyết định trước khi thông báo với khách hàng.
Bước 3: Thẩm định các điều kiện tín dụng
Trên cơ sở hồ sơ khách hàng, hồ sơ khỏan vay, CBQHKH nghiên cứu, thẩm định khỏan vay theo những nội dung sau:
- Đối chiếu, xác minh các thông tin khách hàng, thông tin khoản vay, thông tin tài sản, khả năng vay trả Trên có sở đó thực hiện chấm điểm xếp hạng đối với khách hàng mới và sửa đổi, bổ sung điểm xếp hạng đối với khách hàng cũ theo quy định của BIDV (nếu có).
- Đối chiếu, đánh giá các điều kiện trên với các quy định về điều kiện cho vay của chi nhánh Hà thành Bidv.
- Phân tích, đánh giá về phương án/dự án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đầu tư và đời sống và khả năng vay trả của khách hàng để xác định hạn mức, thời gian, điều kiện vay trả cho phù hợp.
- Bảo đảm tiền vay: Việc thẩm định về bảo đảm tiền vay thực hiện theo quy định của BIDV và các hướng dẫn
- Đánh giá toàn diện rủi ro đối với khách hàng (khách quan, chủ quan), rủi ro sản phẩm tín dụng Trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp, điều kiện phòng ngừa của khách hàng, của BIDV phù hợp, giảm tối đa rủi ro có thể xảy ra.
Bước 4: Phê duyệt cho vay
Bước 5: Ký kết các Hợp đồng và thực hiện thủ tục liên quan
Bước 6: Giải ngân
Bước 7 . Theo dõi, kiểm tra, đánh giá khách hàng, khoản vay:
CBQHKH có trách nhiệm (thường xuyên hoặc định kỳ) theo dõi, đánh giá khách hàng vay, khoản vay, theo các nội dung:
- Kiểm tra mục đích sử dụng vốn, kiểm tra tình hình thực hiện cam kết, thực trạng tài sản bảo đảm tiền vay; khả năng trả nợ của khách hàngvà kịp thời phát hiện các rủi ro tiềm ẩn. Việc kiểm tra phải được lập thành Văn bản và chuyển 01 bản lưu tại QLRR.
- Thực hiện phân loại nợ và thông báo cho QLRR để tính toán, trích lập Dự phòng rủi ro theo quy định của BIDV.
- Đánh giá lại tài sản bảo đảm tiền vay theo quy định của BIDV.
Trong quá trình đánh giá, nếu phát hiện các dấu hiệu rủi ro, CBQHKH phải đề xuất biện pháp phòng ngừa và báo cáo TPQHKH và cấp có thẩm quyền quyết định tín dụng chỉ đạo, xử lý kịp thời.
Bước 8: Thanh lý hợp đồng tín dụng và lưu hồ sơ
2.4. Thực trạng cho vay mua nhà tại chi nhánh Hà thành
2.4.1. Doanh số cho vay mua nhà trả góp của chi nhánh Hà thành
Với mục tiêu chiến lược của chi nhánh Hà thành là trở thành một ngân hàng bán lẻ hiện đại nên các hoạt động cho vay tiêu dùng được mở rộng trong đó có hoạt động cho vay mua nhà trả góp. Tình hình cho vay mua nhà vì thế đang theo chiều hướng tăng trưởng rõ rệt
Bảng 2.4: Doanh số cho vay mua nhà trả góp của chi nhánh Hà thành Đơn vị : triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Giá trị
So với năm 2006
Giá trị
So với năm 2007
Giá trị
%
Giá trị
%
Doanh số cho vay
2,125,897
1,946,297
-179,600
-8.5
2,815,695
869,398
44.6
Doanh số CVTD
92,699
138,305
45,606
49
271,674
133,369
96.4
Doanh số CVMN
19,281.39
35,129.47
15,848.08
82
78,242
43,112.5
122.7
Tỷ trọng CVMN trongCVTD
20.8%
25.4%
-
-
28.8%
-
-
Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh – phòng kế hoạch và nguồn vốn,
chi nhánh Hà thành.
Doanh số cho vay mua nhà của Chi nhánh năm 2007 là 35,129.47 triệu đồng tăng 15,848.58 triệu đồng so với năm 2006 ( tức là hơn 82% ). Đến năm 2008, doanh số cho vay mua nhà trả góp tiếp tục được nâng cao lên 78,242 triệu đồng tăng 43,112.5 triệu so với năm 2007 ( tức là tăng hơn 122%).
Điều đáng nói ở đây là hoạt động tín dụng bán lẻ năm 2008 của Chi nhánh được kiểm soát chặt chẽ do ảnh hường của chính sách thắt chặt tiền tề hồi đầu năm của NHNN, chính sách hạn chế cho vay tiêu dùng để kiềm chế lạm phát của BIDV. Tuy nhiên, sự hạn chế này lại không ảnh hưởng đến tốc độ tăng cho vay tiêu dùng của Chi nhánh vì chúng chỉ ảnh hưởng theo chiều hướng là sàng lọc những khoản vay mang nhiều rủi ro chứ không theo kiểu dập khuôn bị động từ chối cả những khách hàng tốt, minh bạch và đáp ứng đầy đủ các điều kiện cho vay của ngân hàng. Tất nhiên vẫn có một số sản phẩm tín dụng bán lẻ không tiếp tục được triển khai như cho vay mua ô tô, cho vay mua cầm cố chứng khoán Còn sản phẩm cho vay mua nhà trả góp, số lượng khách hàng đến với Chi nhánh ngày càng tăng, thứ nhất là do uy tín của Chi nhánh ngày càng được củng cố trong lòng người dân Hà Nội. Đặc biệt, với việc chuyển trụ sở làm việc đến 79 – 81 Trần Hưng Đạo với cơ sở vật chất thiết bị khang trang, hiện đại như hiện nay thì hình ảnh, uy tín của Chi nhánh sẽ tiếp tục được nâng cao hơn nữa trong thời gian sắp tới. Thứ hai là do quy trình tín dụng nghiêm ngặt nhưng lại khá thuận tiện và nhanh chóng, tạo tính chủ động cho cả khách hàng và ngân hàng trong việc quyết định cấp tín dụng hay không nên ngân hàng cũng đón nhận được sự tín nhiệm và hưởng ứng của khách hàng.
2.4.2. Dư nợ cho vay mua nhà trả góp tại chi nhánh Hà Thành
Dư nợ tín dụng đối với cho vay mua nhà trả góp cũng là một tiêu thức rất quan trọng để xem xét, đánh giá mức độ mở rộng tín dụng đối với khách hàng cá nhân, hộ gia đình. Cùng với sự tăng trưởng nhanh dư nợi chung đối với tất các các khách hàng của chi nhánh là sự tăng nhanh dư nợ cho vay đối với loại hình cho vay mua nhà trả góp.
Bảng 2.5. Dư nợ cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh Hà Thành
Đơn vị : triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Tổng dư nợ (tỷ đồng)
2,273,097
1,546,597
2,518,195
Dư nợ CVTD
95,455
129,805
259,347
Tỷ trọng dư nợ CVTD so với tổng dư nợ
4.2%
8.3%
10.3%
Bảng 2.6. Dư nợ cho vay mua nhà trả góp tại Chi nhánh Hà Thành
Đơn vị : triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Dư nợ CVTD
95,455
129,805
259,347
Dư nợ cho vay mua nhà trả góp
19,901
32,840.66
71,327.85
Tỷ trọng dư nợ CVMN/dư nợ CVTD
20%
25.3%
27.5%
Mức tăng dư nợ
(tỷ đồng)
-
12,939.66
38,487.19
Tốc độ tăng dư nợ (%)
-
65,02%
117.19%
Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh – phòng kế hoạch và nguồn vốn,
chi nhánh Hà thành.
Biểu đồ 2.1 : Tỷ trọng cho vay mua nhà trả góp trong cho vay tiêu dùng
Trong thực tế, phòng QHKH cá nhân của Chi nhánh mới đi vào hoạt động từ năm 2006, tỷ trọng dư nợ cho vay tiêu dùng so với tổng dư nợ của toàn Chi nhánh còn ở mức rất khiêm tốn lần lượt là 4.2%, 8.3% và 10.3% trong năm 2006, 2007 và 2008 nhưng cũng đang thể hiện xu hướng đi lên theo đúng định hướng của Ngân hàng BIDV đặt ra với Chi nhánh Hà thành.
Trong đó, dư nợ tín dụng đối với hoạt động cho vay mua nhà trả góp của Chi nhánh không ngừng tăng lên. Năm 2007 đạt mức 32,840.66 triệu đồng tăng tới 12,939.66 triệu so với năm 2006, tuy nhiên mức tăng đó tiếp tục tăng lên gấp 3 lần trong năm 2008. Năm 2008, dư nợ cho vay mua nhà của Chi nhánh là 71,327.87 triệu đồng, tăng tương ứng 38,487.19 triệu so với năm 2007.
Xét về tỷ trọng, hiện nay cho vay phục vụ nhu cầu nhà ở vẫn là sản phẩm chiếm tỷ trọng lớn nhất của Phòng chiếm 27.5% dư nợ bán lẻ năm 2008 ( dư nợ bình quân là 1.14 tỷ đồng/01 khách hàng)
Dư nợ cho vay mua nhà tăng nhanh phản ánh sự nỗ lực của Chi nhánh trong việc thực hiện công tác marketing cho hoạt động cho vay mua nhà. Hơn nữa, do cán bộ tín dụng đang ngày càng chuyên nghiệp hơn trong việc thực hiện quy trình cho vay theo đúng các văn bản quy định, hướng dẫn của Ngân hàng BIDV Việt Nam. Cụ thể là, giai đoạn tiếp xúc khách hàng rất nhanh chóng, từ nhận định đầu tiên về khách hàng dựa trên mục đích vay vốn, thu nhập hàng tháng và tài sản đảm bảo mà có khả năng trả lời đồng ý hoặc từ chối cho khách hàng. Các cán bộ cũng được đào tạo trong công tác thẩm định, định giá bất động sản là tài sản đảm bảo hoặc bất động sản được hình thành từ vốn vay, do đó, quá trình có thể trả lời chính thức cho khách hàng về quyết định cho vay vốn hay không chỉ chiếm từ 3-5 ngày. Đây là khoảng thời gian tương đối ngắn, tạo thuận lợi cho cả bên khách hàng và ngân hàng, vì vậy mà số lượng khách hàng có nhu cầu vay vốn phục vu nhu cầu nhà ở của Chi nhánh ngày càng tăng, dẫn đến sự tăng trong dư nợ cho vay mua nhà trả góp.
Biểu đồ 2.2: Tốc độ tăng trưởng của Dư nợ CVMN
Sự đóng góp lớn của hoạt động cho vay mua nhà vào hoạt động CVTD của Chi nhanh được thể hiện rõ qua tỷ trọng của hoạt động này trong thời gian qua. Tỷ trọng Dư nợ tín dụng CVMN/Dư nợ CVTD tăng từ 20% năm 2006 đến 27.5% năm 2008. Có được con số này, một phần lớn là do định hướng về tập trung phát triển hoạt động cho vay mua nhà trong danh mục CVTD của Chi nhánh. Theo các đánh giá, do thị trường BĐS ở Hà Nội khá lành mạnh, không phát triển quá “nóng” hoặc xảy ra nhiều tình trạng đầu cơ, vay vốn mua nhà để kinh doanh như tại thành phố Hồ Chí Minh nên kế hoạch hiện tại cũng như trong dài hạn là tiếp tục đẩy mạnh cho vay trong lĩnh vực bất động sản. Như vậy, tỷ trọng tăng liên tiếp trong 3 năm như trên chứng tỏ Chi nhánh đang đi đúng với định hướng đã được đề ra.
Để thấy cụ thể hơn về tỷ trọng của loại hình cho vay mua nhà trong cơ cấu cho vay tiêu dùng, ta hãy cùng phân tích cơ cấu dư nợ CVTD trong năm 2008 của Chi nhánh được thể hiện rõ hơn qua bảng sau
Bảng 2.7 : Cơ cấu cho vay tiêu dùng 2008 tại Chi nhánh Hà Thành
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Cho vay mua, sửa chữa nhà ở
71,327.87
27.5%
Cho vay mua ô tô
61,627.28
23.76%
Cho vay đảm bảo bằng lương
59,137.29
22.85%
Cho vay cầm cố giấy tờ có giá
38,906.11
15%
Các sản phẩm khác
28,245.84
10.89%
Tổng
259,374.09
100%
Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh – phòng kế hoạch và nguồn vốn,
chi nhánh Hà thành.
Nếu nhìn vào cơ cấu trên, thì ta nhận thấy so với hoạt động cho vay mua nhà thì các sản phẩm cho vay mua ô tô hay cho vay đảm bảo bằng lương cũng có tỷ trọng tương đối lớn lần lượt là 23.76% và 22.85%. Có thể nói, xét về số lượng thì sản phẩm cho vay mua nhà thấp hơn rất nhiều so với hai sản phẩm trên vì điều kiện để cho vay mua nhà cũng khá nghiêm ngặt so với việc cho vay đơn giản của hai hình thức trên. Cho vay mua nhà đòi hỏi thu nhập hàng tháng của khách hàng phải từ 15 triệu đồng trở lên và có tài sản đảm bảo cũng phải bằng BĐS. Tuy nhiên các khoản vay mua nhà thường có giá trị lớn trung bình là 1.14 tỷ đồng/ 01 khách hàng nên dư nợ của hoạt động này vẫn đang chiếm ỏ vị trí lớn nhất trong cơ cấu cho vay tiêu dùng của Chi nhánh
Biểu đồ 2.3. Cơ cấu cho vay tiêu dùng tại chi nhánh Hà Thành
2.4.3. Nợ quá hạn
Nợ quá hạn là một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh chất lượng tín dụng của ngân hàng. BIDV nói chung và Chi nhánh nói riêng đã thực hiện nghiêm túc việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro, do đó đã đạt được những kết quả rất khả quan.
Bảng 2.8: Tình hình nợ quá hạn CVMN tại Chi nhánh Hà Thành
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
Nợ quá hạn CVMN
109.45
285.7
734.67
Dư nợ CVMN
19,901
32,840.66
71,327.85
Tỷ lệ nợ quá hạn
0.55%
0.87%
1.03%
Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh – phòng kế hoạch và nguồn vốn,
chi nhánh Hà thành.
Như ta có thể thấy, mặc dù cho vay mua nhà là một sản phẩm khá mới của Chi nhánh, nhưng trong 3 năm gần đây tỷ lệ nợ quá hạn đều ở mức dưới trên dưới 1%. Có được kết quả này là do nỗ lực của Chi nhánh trong việc rà soát và kiểm tra khách hàng vay vốn, thực hiện các biện pháp kiểm soát rủi ro, đôn đốc khách hàng trả nợ. Số liệu này cho ta thấy chất lượng các khoản cho vay mua nhà ở Chi nhánh là tốt, phản ánh chất lượng của việc mở rộng hoạt động cho vay mua nhà của Chi nhánh, mở rộng về quy mô nhưng vẫn đảm bảo chất lượng của món v
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 2028.doc