Đây là hình thức cho vay của VPBank đối với những khách hàng đang sở hữu các chứng từ có giá có nhu cầu vay vốn. Theo quy định của VPBank thì những chứng từ này bao gồm: công trái, trái phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu của Chính phủ, sổ tiết kiệm của VPBank và các TCTD.
• Phương thức cho vay: Thẻ tiết kiệm VNĐ do VPBank phát hành, các chứng từ có giá khác.
• Thời hạn vay: Không vượt quá thời hạn của chứng từ có giá.
• Mức cho vay: tối đa 95% mệnh giá cộng với tiền lãi của ccá chứng từ đến ngày đáo hạn.
80 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1424 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Ngoài quốc doanh Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
năm 2005 và 2006 VPBank dự kiến mở thêm khoảng 20 điểm giao dịch mới tại các tỉnh, thành là trọng điểm kinh tế của đất nước.
Cho đến nay, lĩnh vực hoạt động của VPBank tương đối đa dạng, bao gồm các hoạt động:
Huy động vốn ngắn – trung – dài hạn của các tổ chức và cá nhân.
Huy động gửi góp.
Tiếp nhận vốn uỷ thác đàu tư và phát triển của các tổ chức trong nước.
Tài trợ ngắn – trung – dài hạn cho các tổ chức và cá nhân
Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá.
Hùn vốn liên doanh, mua cổ phần theo pháp luật hiện hành.
Làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng.
Thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tế, huy động các nguồn vốn từ nước ngoài và làm dịch vụ thanh toán quốc tế khác.
Thực hiện các dịch vụ chuyển tiền trong nước và quốc tế dưới nhiều hình thức, đặc biệt là chuyển tiền nhanh Western Union.
Để có thể thực hiện tốt các họat động trên VPBank đã thu nhận một đội ngũ đông đảo cán bộ công nhân viên với chính sách đãi ngộ hết sức ưu đãi. Tại thời điểm ban đầu thành lập 12/08/1993 VPBank chỉ hoạt động với 18 người thì tính đến thời điểm 01/2006 số lượng cán bộ, nhân viên của VPBank trên toàn hệ thống là gần 782 người, tăng 298 người so với năm 2004, trong đó 440 nữ và 342 nam; về trình độ: có 15 người có trình độ trên đại học (tăng 12 người so với năm 2004), 602 người có trình độ đại học (chiếm 78% tổng nhân sự của VPBank); trong năm, có 30 cán bộ được đề bạt vào chức danh trưởng, phó phòng. Với đội ngũ cán bộ, nhân viên năng động, nhiệt tình và có trình độ nghiệp vụ cao, nguồn nhân lực của VPBank luôn được đánh giá cao và sẽ là một trong những tiền đề cho sự phát triển của VPBank về sau.
VPBank hiện đang có 61 ngân hàng đại lý tại 31 quốc gia trên thế giới trong đó có những ngân hàng danh tiếng như: ABN ARMO Bank New York (Mỹ), The Bank of New York (Mỹ), Standard Chartered Bank New York (Mỹ), Citi Bank of N.A New York (Mỹ), The Bank of Tokyo – Mitsubishi Ltd (Nhật), …
Với hơn 12 năm hoạt động, lịch sử phát triển của VPBank có thể chia ra làm các giai đoạn chủ yếu sau:
Giai đoạn 1993 – 1996.
Đây là giai đoạn phát triển năng động của VPBank với nhiều thành công trên các mặt của hoạt động kinh doanh. Doanh số của ngân hàng không ngừng tăng nhanh, chỉ trong vòng 4 tháng đầu tiên con số lãi mà VPBank thu được là 101 triệu đồng. Tính đến cuối năm 1994 số lãi đó là 10 tỷ đồng, đặc biệt đến năm 1995 con số này đã được nhân lên gần 3 lần: 29,6 tỷ đồng. Mức lãi kỷ lục đạt được là vào năm 1996 với con số 75,9 tỷ đồng. VPBank trở thành một ngân hàng thương mại cổ phần lớn nhất miền bắc nước ta.
Giai đoạn 1996 – 2000.
Đây là thời kỳ mà VPBank gặp rất nhiều khó khăn về kinh tế và phải đối mặt với nguy cơ phá sản. Do quá chủ quan trước những kết quả đạt được trong những năm đầu, liên tục mắc những sai lầm, quan điểm kinh doanh chưa đúng đắn VPBank đã rơi vào thời kỳ phát triển “bong bóng” . Năm 1996 mặc dù mức lãi đạt kỷ lục song chỉ là con số trên giấy tờ, ngân hàng không có khả năng thu hồi. Vì thế đầu năm 1997 tình hình tài chính của VPBank đã bộc lộ rõ rệt. VPBank đứng trên bờ vực phá sản khi mà tỷ lệ nợ quá hạn lên tới 71% so với tổng số nợ, nợ L/C lên tới 40 triệu USD trong khi khả năng tài chính của ngân hàng không đủ để chi trả. Trước tình hình đó VPBank đã củng cố lại bộ máy tổ chức, cùng với sự can thiệp của NHNN đến cuối năm 1997 tình hình của ngân hàng đã được cải thiện. Khả năng thanh toán mặc dù còn rất thấp nhưng đã nâng dần lên đạt mức trên dưới 30%. Từ sau năm 1997 đến năm 2000, ngân hàng hoạt động dưới sự giám sát chặt chẽ của NHNN, nhất cử nhất động của VPBank đều phải thông qua sự nhất trí của NHNN. Do đó ngân hàng đã dần dần từng bước lấy được vị trí của mình trong lòng khách hàng cũ cũng như những khách hàng tiềm năng.
Giai đoạn từ sau 2000 đến nay.
Đây là thời kỳ mà VPBank cẩn trọng từng bước đi, tuy chậm mà chắc để lấy lại vị thế của mình trong giới ngân hàng. Năm 2000 đã đánh dấu một bước chuyển biến quan trọng trong quá trình phát triển của VPBank bằng việc Hội Đồng Quản Trị quyết định lựa chọn mục tiêu chiến lược của VPBank trong 10 năm tới là xây dựng VPBank trở thành ngân hàng bán lẻ điển hình hàng đầu của Việt Nam và trong khu vực. Với mục tiêu đó, VPBank tiếp tục tập trung vào việc cung cấp các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng bán lẻ, hướng tới khách hàng mục tiêu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các cá nhân có nhu cầu kinh doanh và tiêu dùng…Hoạt động của VPBank đã được mở rộng cả về số lượng và quy mô, uy tín của ngân hàng ngày càng được nâng cao, VPBank dần dần từng bước chiếm lĩnh thị trường bán lẻ và trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu.
Trong năm 2006, VPBank sẽ triển khai dịch vụ thẻ. Đây là một bước đi cần thiết, nó tạo ra một lợi thế cạnh tranh hết sức quan trọng trong cuộc đua nhắm tới khối thị trường ngân hàng bán lẻ. Qua đó, VPBank sẽ mở rộng thị phần, nâng cao vị thế và thương hiệu của mình nhằm thực hiện mục tiêu ngân hàng bán lẻ.
2.1.2 Cơ cấu tổ chức của VPBank.
2.1.2.1 Cơ cấu tổ chức.
Đại hội Cổ đông
CN Hà Nội
CN Hải Phòng
CN Quảng Ninh
CN Vĩnh Phúc
CN Bắc Giang
CN Cần Thơ
CN Sài Gòn
CN Huế
CN TP. HCM
CN Đà Nẵng
CN Thăng Long
Ban kiểm soát
P.KTKT nội bộ
Phòng thu hồi nợ
Phòng Ngân Quỹ
Phòng Kế toán
Phòng Tổng hợp & Quản Lý CN
Phòng TTQT & Kiều hối
Trung tâm đào tạo
Trung tâm tin học
TTDV chuyển tiền
WesternUnion
Văn phòng của VPBank
Các chi nhánh cấpII và phòng giao dịch
Ban điều hành
Hội sở Hà Nội
Hội đồng quản trị
Hội đồng Tín dụng
Các ban Tín dụng
Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức của VPBank.
2.1.2.2 Cơ cấu quản trị.
Hội đồng quản trị (HĐQT) được bầu tại Đại hội cổ đông (ĐHCĐ) ngày 02/02/2002 với nhiệm kỳ 4 năm, gồm 5 thành viên trong đó có 3 uỷ viên thường trực gồm có Chủ tịch, Phó chủ tịch thứ nhất và một uỷ viên thường trực. Các uỷ ban trực thuộc HĐQT
Ban kiểm sóat : Do ĐHCĐ bầu gồm 3 thành viên, trong đó 1 thành viên là cổ đông, 2 thành viên còn lại là thành viên chuyên trách.
Hội đồng tín dụng là tổ chức do HĐQT thành lập (Tại Hội sở do Phó chủ tịch thứ nhất làm chủ tịch; tại chi nhánh Hồ Chí Minh do Chủ tịch Hội đồng quản trị làm chủ tịch)
Ban tín dụng các chi nhánh cấp I.
Hội đồng quản lý tài sản nợ, tài sản có do Tổng Giám Đốc làm chủ
tịch
Hội đồng tín dụng và ban tín dụng đều có nhiệm vụ xem xét phê duyệt các quyết định cấp tín dụng cho khách hàng nhưng với các giới hạn tín dụng khác nhau.
2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của VPBank trong những năm gần đây.
Trong 2 năm gần đây 2004 – 2005 bối cảnh kinh tế quốc tế và trong nước đã có không ít biến động đã tạo ra những điều kiện thuận lợi và cũng không ít khó khăn đối với khu vực tài chính. Hệ thống ngân hàng tiếp tục gặt hái được nhiều thành công trong các lĩnh vực hoạt động. Hầu hết các ngân hàng thương mại cổ phần đều gia tăng vốn điều lệ, và đã có một số ngân hàng bán cổ phần cho cổ đông nước ngoài. Mức độ cạnh tranh trên thị trường tài chính ngày càng gay gắt, cac ngân hàng đua nhau tăng lãi suất huy động, mở rộng hệ thống mạng lưới chi nhánh trên khắp cả nước, đưa ra các chương trình khuyến mại huy động lên tới hàng tỷ đồng, gia tăng các tiện ích của sản phẩm dịch vụ… Trong bối cảnh đó, mặc dù vừa trải qua giai đoạn khủng hoảng kéo dài (1997 - 2004) VPBank đã đạt được những thành tích đáng kể, vươn lên khẳng định được mình với uy tín thương hiệu ngày càng vững mạnh, tình hình tài chính lành mạnh và chất lượng hoạt động được kiểm soát rất tốt.
Kết thúc năm tài chính 2004, VPBank đã đạt được kết quả lợi nhuận trước thuế và dự phòng là 60 tỷ đồng, tăng 17,2 tỷ đồng so với năm 2003 và vượt 70% kế hoạch.
Kết thúc năm tài chính 2005, lợi nhuận trước thuế và dự phòng là 83,32 tỷ đồng – tăng 38,7% so với năm 2004. Lợi nhuận sau dự phòng (gồm cả dự phòng cụ thể và dự phòng chung) là 76,21 tỷ đồng, vượt 39% kế hoạch.
2.1.3.1 Hoạt động huy động vốn.
Với chiến lược phát triển lâu dài là xây dựng VPBank trở thành một trong những ngân hàng bán lẻ hàng đầu khu vực phía bắc và sau đó là trong cả nước, VPBank tiếp tục tập trung vào việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ NHBL hướng mục tiêu phục vụ chính vào các đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các thể nhân… Từ đó, VPBank đã đưa ra một số sản phẩm huy động vốn mới phục vụ thuận tiện hơn và đem lại lợi ích cao hơn cho khách hàng. Trong năm 2003, một loạt các sản phẩm tiền gửi mới được VPBank đưa ra như: “Tiết kiệm an sinh nhà ở”, “Tiết kiệm an sinh giáo dục”, “Tiết kiệm an sinh mua ô tô”, “Tiền gửi rút gốc linh hoạt”, “Tiền gửi siêu lãi suất”… Năm 2004 – 2005 VPBank đã tích cực nghiên cứu và đưa ra các dịch vụ huy động vốn mới có chất lượng cao, đem lại lợi ích cao hơn cho khách hàng mà điển hình là sản phẩm “Tiền gửi tiết kiệm VNĐ được bù đắp trượt giá USD” (11/2004) và “Tiền gửi tiết kiệm VNĐ được bảo đảm bằng USD” (2/2005).
Trong lĩnh vực huy động tiền gửi từ dân cư, năm 2005 VPBank đã thực hiện liên tiếp 3 đợt khuyến mại huy động vốn có bốc thăm trúng thưởng: “VPBank gửi tài lộc đầu xuân”, “Tiếp nối niềm vui”, “Vui cùng sinh nhật VPBank” và được người gửi tiền hưởng ứng rất nhiệt tình.
Bảng 1: Sự tăng trưởng nguồn vốn huy động
Đơn vị: Tỷ VND
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Tổng nguồn vốn huy động
2.213
100
3.245
100
5.645
100
Huy động trên thị trường I
1.261
57
2.044
63
4.008
71
Tiền gửi tiết kiệm
974
44
1.495
46
2.616
47
Tiền gửi thanh tóan
287
13
549
17
1.392
24
Huy động trên thị trường II
952
43
1.201
37
1.637
29
(Nguồn: Báo cáo thường niên VPBank 2003, 2004, 2005)
Biểu đồ 1: Cơ cấu nguồn vốn huy động
Đơn vị: Tỷ VND
Kết quả đến hết năm 2005, tổng nguồn vốn huy động của VPBank đạt trên 5.645 tỷ đồng, vượt kế hoạch 19% và tăng 74% so với năm 2004. Trong đó riêng tiền tiết kiệm tăng 75% so với năm 2004.
2.1.3.2 Hoạt động tín dụng.
Hoạt động tín dụng của VPBank khá đa dạng và phong phú với quan điểm tín dụng: “tiếp thị năng nổ, cho vay chặt chẽ”. VPBank đã đưa ra nhiều sản phẩm tín dụng, đặc biệt từ năm 2001 VPBank đã đẩy mạnh tín dụng tiêu dùng. Mảng nghiệp vụ này ngày càng được tăng cường phát triển với các sản phẩm như: cho vay thế chấp cầm cố sổ tiết kiệm; cho vay mua ô tô; cho vay mua, sửa chữa nhà; cho vay hỗ trợ du học; cho vay cầm cố giấy tờ có giá… giúp thoả mãn nhu cầu của phần lớn đối tượng khách hàng và làm cho tổng dư nợ tín dụng của VPBank tăng lên nhanh chóng, đạt khoảng 1.870 tỷ đồng năm 2004, tăng 30% so với năm 2003.
Năm 2005, doanh số cho vay toàn hệ thống vượt kế hoạch 10% và tăng 82% so với thực hiện năm 2004. Dư nợ tín dụng toàn hệ thống tính đến 31/12/2005 đạt 3.014 tỷ đồng, vượt 9% so với kế hoạch, tăng 62% so với năm 2004.
Biểu đồ 2: Sự tăng trưởng hoạt động tín dụng
Đơn vị: Tỷ VND
Bảng 2: Sự tăng trưởng hoạt động tín dụng.
Đơn vị: Tỷ VND
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
- Doanh số cho vay
1.751
2.155
3.947
- Doanh số thu nợ
1.468
1.798
2.869
- Dư nợ
1.525
1.870
3.014
Phân loại theo thời gian
- Ngắn hạn
874
57%
1.010
54%
1.416
47%
- Trung và dài hạn
651
43%
860
46%
1.598
53%
Phân loại theo tiền tệ
- Cho vay VND
1.373
90%
1.758
94%
2.834
94%
- Cho vay USD
152
10%
112
6%
180
6%
(Nguồn: Báo cáo thường niên VPBank 2003, 2004, 2005)
Mặc dù tốc độ tăng cao nhưng chất lượng tín dụng của VPBank vẫn đảm bảo được yêu cầu của NHNN và quy chế của VPBank. Tỷ lệ nợ xấu của VPBank chỉ chiếm 0,75% tổng dư nợ và tất cả đều có đủ tài sản đảm bảo hợp pháp nên hầu hết các khoản nợ xấu đều được thu hồi sớm sau khi chuyển nợ quá hạn.
Đạt được những thành công này là do VPBank đã tiếp thị đúng hướng vào đối tượng mục tiêu của ngân hàng bán lẻ với khách hàng là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, khách hàng thuộc tầng lớp trung lưu có nhu cầu sử dụng sản phẩm tín dụng của VPBank mạnh mẽ.
2.1.3.3 Các hoạt động dịch vụ.
Trong năm 2005, các hoạt động dịch vụ của VPBank đã có chiều hướng tăng trưởng:
Đối với hoạt động thanh toán quốc tế: Doanh số mở L/C nhập đạt 663,2 triệu USD, L/C xuất đạt 21,4 triệu USD (kể cả các ngoại tệ khác quy đổi), đạt 180,67% kế hoạch. Doanh số nhờ thu (xuất, nhập) đạt 63,5 triệu USD (kể cả ngoại tệ khác quy đổi), đạt 76% kế hoạch. Doanh số chuyển tiền kiều hối đạt 1.286 triệu USD (kể cả ngoại tệ khác quy đổi), đạt 125% kế hoạch. Thu phí dịch vụ từ thanh toán quốc tế đạt 62.8 tỷ đồng, chiếm 47,05% tổng thu phí dịch vụ của VPBank.
Đối với sản phẩm dịch vụ thẻ: Sản phẩm này tuy hiện nay chưa có mặt tại VPBank nhưng thị trường thẻ có thể nói là một thị trường tiềm năng, một miếng bánh ngon mà hầu hết các ngân hàng đều hướng tới. Không thể để mất một cơ hội lớn như vậy, Ban lãnh đạo VPBank đã thành lập một tổ dịch vụ thẻ ngân hàng để nghiên cứu và sớm đưa ra dịch vụ mới này vào năm 2006.
Có thể thấy mức tăng trưởng của các hoạt động dịch vụ vẫn còn rất khiêm tốn. Tỷ trọng thu dịch vụ của VPBank mới chỉ chiếm khoảng 8% trong tổng lợi nhuận trước thuế và dự phòng rủi ro. Đây vẫn tiếp tục là một thách thức đặt ra cho toàn thể cán bộ nhân viên của VPBank phải nỗ lực hơn nữa để cải thiện tình hình, phấn đấu nâng cao tỷ trọng thu dịch vụ trong tổng thu nhập của ngân hàng.
2.1.3.4 Hoạt động đầu tư và hoạt động kinh doanh các giấy tờ có giá.
Cho đến 31/12/2005 tổng số tiền góp vốn mua cổ phần của VPBank là 11.979 triệu đồng, trong đó đầu tư vào báo Doanh nghiệp, công ty TOGI, công ty cổ phần Đồng xuân, công ty Intraco, ngân hàng ACB… Thu nhập từ hoạt động này trong năm 2005 là 459 triệu đồng.
Về hoạt động kinh doanh giấy tờ có giá, trong năm 2005 VPBank đã mua 68,8 tỷ đồng trái phiếu, đến hạn thanh toán 643 tỷ đồng. Số dư các giấy tờ có giá đến cuối năm còn 660 tỷ đồng, trong đó các chứng từ nhận tiền gửi của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam là 348 tỷ đồng; 1 triệu USD trái phiếu của Ngân hàng Đầu tư – Phát triển; 172 tỷ đồng trái phiếu của Ngân hàng Công thương; 219 trái phiếu, cổ phiếu của công ty chứng khoán thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; 20 tỷ đồng kỳ phiếu của Ngân hàng nhà Đồng bằng sông Cưủ Long…
Thu lãi từ giấy tờ có giá đạt 62,4 tỷ đồng tăng gấp 2 lần so với năm 2004, trong đó Hội sở đạt 61,8 tỷ đồng.
2.1.3.5 Các hoạt động khác.
Cùng với các hoạt động trên VPBank cũng chú trọng phát triển các hoạt động khác như quản trị rủi ro, phát triển sản phẩm mới, tổ chức và đào tạo nhân sự … Mặc dù các hoạt động này không mang lại nguồn thu chính cho ngân hàng nhưng VPBank cũng không coi nhẹ mà vẫn tập trung phát triển vừa tạo sự phong phú đa dạng trong sản phẩm dịch vụ của ngân hàng đồng thời tạo ra hình ảnh đẹp về văn hoá VPBank, tăng vị thế cạnh tranh của mình so với các ngân hàng thương mại cổ phần khác.
2.2 TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI VPBANK.
2.2.1 Các văn bản pháp lý quy định về hoạt động cho vay tiêu dùng của NHNN và VPBank.
Tại Việt Nam hiện nay vẫn chưa có một hệ thống pháp lý đầy đủ và thông thoáng về hoạt động cho vay tiêu dùng, chưa có luật tín dụng tiêu dùng như ở một số nước có hoạt động tín dụng tiêu dùng phát triển. NHNN Việt Nam mới chỉ ban hành 1 số văn bản hướng dẫn về một số khía cạnh, lĩnh vực cụ thể của hoạt động này. Do vậy mà các NHTM Việt Nam mới chỉ bước những bước đầu thận trọng vào lĩnh vực này.
Chính phủ đã ban hành Nghị định 178/199NĐ/CP ngày 29/12/1999 về đảm bảo tiền vay của tổ chức tín dụng, quy định rõ về các tài sản cầm cố, thế chấp, bảo lãnh trong hoạt động cho vay, các hình thức cầm cố, thế chấp tài sản… Sau đó là Nghị định 85/2001/NĐ/CP sửa đổi bố sung Nghị định 178. Nhằm hướng dẫn cụ thể hơn nữa tạo điều kiện cho các TCTD chủ động trong kinh doanh, NHNN đã ban hành Quyết định 266/2000/QĐ - NHNN ngày 18/08/2000 về việc cho vay không có bảo đảm bằng tài sản đối với các Ngân hàng thương mại cổ phần, Công ty tài chính cổ phần và Ngân hàng liên doanh; Quyết định 284/2000/QĐ - NHNN ngày 25/08/2000 về quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng.
Căn cứ vào tình hình thực tế phát sinh cần thiết phải sửa đổi một số chi tiết trong quy chế cho vay đã ban hành, đến 31/12/2001, Thống đốc NHNN đã ban hành quyết định số 1627/2001/QĐ - NHNN về quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng, thay thế cho Quyết định số 284/2000/QĐ - NHNN. Quy chế mới này được đánh giá là có độ mở rất cao tạo điều kiện cho các ngân hàng mở rộng, tăng năng lực hoạt động kinh doanh để cạnh tranhg hiệu quả hơn, Ví dụ như điều kiện vay vốn đã được nới lỏng hơn, khách hàng muốn vay vốn chỉ cần chứng minh được có năng lực pháp lý và hành vi dân sự, mục đích sử dụng vốn hợp pháp, khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết, có phương án, dự án sản xuất kinh doanh, dịch vụ khả thi, thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay…
Ngày 13/02/2005 Thống đốc NHNN ban hành quyết định 127/2005/QĐ - NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng (kèm theo quyết định 1627/2001/QĐ - NHNN), quy định chặt chẽ hơn về việc cấp tín dụng cho khách hàng. Chính từ những quy định và hướng dẫn ngày càng phù hợp và rõ ràng như vậy nên hoạt động cho vay nói chung và hoạt động cho vay tiêu dùng nói riêng có môi trường thuận lợi để phát triển.
Trong quá trình hoạt động của mình, VPBank đã định hướng một cách rõ ràng, cụ thể về hoạt động cho vay tiêu dùng và đã thiết lập những cơ sở pháp lý riêng đối với hoạt động cho vay tiêu dùng. Đó là các văn bản hướng dẫn về quy trình nghiệp vụ tín dụng, thể lệ cho vay đối với các sản phẩm tín dụng tiêu dùng cụ thể và các văn bản kèm theo.
2.2.2 Quy trình nghiệp vụ cho vay tiêu dùng của VPBank.
Nhằm cụ thể hoá các quy định của pháp luật và thực hiện các mục tiêu kinh doanh của mình, Ban lãnh đạo VPBank đã thiết lập cho ngân hàng một quy trình cho vay tiêu dùng chặt chẽ, đáp ứng được các yêu cầu nhanh chóng, thuận tiện cho khách hàng nhưng vẫn đảm bảo an toàn đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Quy trình cụ thể gồm 8 bước sau:
Sơ đồ 2: Quy trình nghiệp vụ cho vay tiêu dùng của VPBank
Ngân hàng quảng cáo
Thẩm định hồ sơ
Khách hàng đề xuất nhu cầu vay
Phòng TĐTS định giá TSĐB
Trình duyệt Ban tín dụng
Hoàn thiện thủ tục bảo đảm
Giải ngân cho vay
Kiểm tra, thu hồ nợ
Thanh lý
2.2.3 Các sản phẩm cho vay tiêu dùng chính của VPBank.
Cho vay tiêu dùng là một nghiệp vụ cơ bản của các Ngân hàng thương mại hiện đại trên trế giới, tuy nhiên nó mới chỉ thực sự nở rộ và phát triển ở thị trường Việt Nam khoảng một vài năm trở lại đây khi mà nền kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ và ổn định, mức sống của dân cư được tăng lên rõ rệt. Nắm bắt được nhu cầu ngày một tăng về loại hình sản phẩm dịch vụ mới này, VPBank đã xây dựng cho mình một chiến lược phát triển trọng tâm vào cung cấp các sản phẩm tín dụng tiêu dùng đa dạng, phong phú và thoả mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng, đó là:
2.2.3.1 Cho vay mua ô tô.
Đây là sản phẩm cho vay tiêu dùng phổ biến nhất và hiện có dư nợ cao nhất của VPBank. Không giống với các NHTM khác cho vay khách hàng gián tiếp thông qua các đại lý bán xe ô tô, VPBank thực hiện cho vay và thu hồi nợ trực tiếp đối với khách hàng vay. Do vậy, sản phẩm này có những đặc điểm:
Đối tượng cho vay: là chi phí hình thành giá trị chiếc xe thể hiện trên hợp đồng mua – bán, không bao gồm chi phí nộp thuế và các chi phí khác liên quan đến việc đăng ký và lưu hành xe.
Thời hạn vay: được xác định tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng chiếc xe, nguồn và kế hoạch trả nợ của khách hàng nhưng tối đa là 4 năm (áp dụng đối với xe mới 100% và sử dụng vào mục đích tiêu dùng).
Phương thức vay: cho vay trả góp trong trường hợp tài sản đảm bảo chính là chiếc xe hình thành từ vốn vay, trả nợ gốc dần vào nhiều kỳ, trả lãi hàng tháng; cho vay theo món trong trường hợp bảo đảm tiền vay bằng tài sản hợp pháp khác, khách hàng trả nợ gốc cuối kỳ, trả lãi hàng tháng và thời hạn vay không quá 12 tháng.
Mức cho vay: trường hợp bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay thì mức vay tối đa là 70% giá trị chiếc xe. Trường hợp bảo đảm tiền vay bằng bất động sản, mức cho vay tối đa là 65% giá trị TSĐB. Trường hợp đảm bảo bằng chứng từ có giá, mức cho vay tối đa bằng 90% giá trị TSĐB.
Mỗi phương thức đều tỏ ra có những ưu điểm riêng đáp ứng được những nhu cầu và khả năng thanh toán khác nhau của từng khách hàng.
2.2.3.2 Cho vay mua nhà - xây dựng – sửa chữa nhà.
Loại hình cho vay này của VPBank chỉ áp dụng đối với những cá nhân hoặc tổ chức có hộ khẩu thường trú hoặc có trụ sở cùng địa bàn với VPBank. Khách hàng phải có vốn tự có tham gia vào phương án xin vay, VPBank tài trợ dựa trên nguyên tắc hỗ trợ cho vay với tỷ lệ phù hợp nhằm phục vụ cho nhu cầu của khách hàng.
Đối tượng cho vay: (i) Chi phí mua nhà, mua nền nhà theo đất đã được quy hoạch để xây nhà mới, mua căn hộ, xây dựng, sửa chữa hoặc nâng cấp nhà;(ii)Chi phí mua sắm các trang thiết bị và các chi phí hợp lý khác trong quá trình sửa chữa, xây nhà.
Đối với việc mua nhà đất, VPBank chỉ giải quyết cho vay nếu khách hàng chứng minh được nguồn trả nợ từ thu nhập thường xuyên hoặc các nguồn thu nhập khác không liên quan đến kinh doanh, mua bán nhà đất. Không cho vay đối với các trường hợp kinh doanh nhà đất, hạn chế tối đa việc cho vay mua nhà đất mà nguồn trả nợ chính là từ việc bán nhà đất của khách hàng.
Phương thức cho vay: cho vay trả góp trong trường hợp khách hàng trả nợ bằng nguồn thu nhập thường xuyên hàng tháng; cho vay theo món trong tường hợp khách hàng trả nợ bằng nguồn thu không thường xuyên
Thời hạn vay: đối với các khoản vay theo phương thức trả góp thì mua nhà có thời hạn vay tối đa là 10 năm, xây dựng, sửa chữa nhà là 5 năm. Các khoản vay theo món thì thời hạn không quá 12 tháng.
Mức cho vay: trường hợp TSĐB là nhà cửa, căn hộ: tối đa 70% giá trị TSĐB; trường hợp đảm bảo bằng chứng từ có gía: tối đa 95% giá trị gốc chứng từ.
2.2.3.3 Cho vay hỗ trợ tài chính du học.
Đây là hình thức cho vay rất mới mẻ ở Việt Nam khi mà ngày càng có nhiều những học sinh, sinh viên có nhu cầu đi du học. Khách hang có nhu cầu vay phải chứng minh được nguồn trả nợ chắc chắn và hiện tại không có nợ quá hạn tại VPBank.
Đối tượng cho vay: (i) để chứng minh khả năng tài chính, bổ túc hồ sơ du học; (ii) để thanh toán các chi phí du học
Phương thức, thời hạn cho vay: (i) cho vay để mở sổ tiết kiệm/ tài khoản tiền gửi hoặc cho vay hạn mức dự phòng đối với những khoản vay bổ túc hồ sơ du học, thời hạn vay tối đa là 12 tháng, và phải được bảo đảm bằng tài sản hoặc ký quỹ tối thiểu bằng 5% số tiền vay; (ii) cho vay ngắn hạn hoặc trung dài hạn để thanh toán các chi phí du học, thời hạn vay tối đa là thời gian du học thực tế và yêu cầu phải có TSĐB có thể là bất động sản, giấy tờ có giá hoặc các tài sản thế chấp khác.
Mức cho vay: tổng số tiền cho vay không vượt quá mức chi phí hợp lý liên quan đến mục đích xin vay.
2.2.3.4 Cho vay cầm cố chứng từ có giá.
Đây là hình thức cho vay của VPBank đối với những khách hàng đang sở hữu các chứng từ có giá có nhu cầu vay vốn. Theo quy định của VPBank thì những chứng từ này bao gồm: công trái, trái phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu của Chính phủ, sổ tiết kiệm của VPBank và các TCTD.
Phương thức cho vay: Thẻ tiết kiệm VNĐ do VPBank phát hành, các chứng từ có giá khác.
Thời hạn vay: Không vượt quá thời hạn của chứng từ có giá.
Mức cho vay: tối đa 95% mệnh giá cộng với tiền lãi của ccá chứng từ đến ngày đáo hạn.
Lãi suất áp dụng:
LS tối thiểu = LSTK tại thời điểm vay + 0.1%/tháng.
2.2.4 Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại VPBank.
Cho vay tiêu dùng là một hoạt động cơ bản của các NHTM hiện đại trên thế giới, tuy nhiên nó mới chỉ thực sự nở rộ và phát triển ở thị trường Việt Nam trong một vài năm gần đây khi mà nền kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ và ổn định, mức sống của dân cư được tăng lên rõ rệt. Nắm bắt được nhu cầu ngày một tăng về loại hình sản phẩm dịch vụ mới này, VPBank đã xây dựng cho mình một chiến lược phát triển trọng tâm vào cung cấp các sản phẩm cho vay tiêu dùng đa sạng, phong phú thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng.
Trong những năm vừa qua, hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động cho vay tiêu dùng nói riêng của VPBank đã có những tăng trưởng đáng kể cả về số lượng cho vay và chất lượng tín dụng, cho thấy mảng hoạt động này của VPBank còn rất nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai. Chúng ta hãy xem xét những con số sau:
Bảng 4: Sự tăng trưởng hoạt động cho vay tiêu dùng tại VPBank
Đơn vị: Tỷ VNĐ
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
Doanh số cho vay
- Hoạt động tín dụng
1.751
2.155
3.947
- Cho vay tiêu dùng
512
721
1.524
- Tỷ trọng (%)
29.2
33.5
38.6
Doanh số thu nợ
- Hoạt động tín dụng
1.468
1.798
2.869
- Cho vay tiêu dùng
373
496
1.141
- Tỷ trọng (%)
25.4
27.6
39.8
Dư nợ
- Hoạt động tín dụng
1.525
1.870
3.014
- Cho vay tiêu dùng
429
649
1.460
- Tỷ trọng (%)
28.1
34.7
48.4
(Nguồn: Báo cáo thường niên VPBank 2003, 2004, 2005)
Biểu đồ 3: Sự tăng trưởng hoạt động cho vay tiêu dùng
Đơn vị: Tỷ VND
Nhìn vào bảng trên ta nhận thấy hoạt động cho vay tiêu dùng của VPBank liên tục tăng trưởng mạnh mẽ qua các năm, chứng tỏ VPBank đã đầu tư không nhỏ nhân tài, vật lực cho việc phát triển hoạt động này.
Năm 2003, hoạt động cho vay tiêu dùng tiếp t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36539.doc