Đề tài Mở rộng hoạt động tín dụng tại quỹ tín dụng nhân dân xã Thạch khôi – Huyện Gia lộc – Tỉnh Hải Dương

LỜI NÓI ĐẦU 1

1. Tính cấp thiết của đề tài 1

2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: 2

CHƯƠNG I: TÍN DỤNG ĐỐI VỚI NÔNG NGHIỆP VÀ NÔNG THÔN 3

I. BẢN CHẤT CỦA TÍN DỤNG 3

1. Khái niệm tín dụng 3

2. Chức năng tín dụng 4

3. Vai trò của tín dụng 5

II. TÍN DỤNG ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ SẢN XUẤT 6

1. Đặc điểm hộ sản xuất 6

2. Vai trò của tín dụng đối với sự phát triển kinh tế hộ sản xuất 7

III. KHÁI NIỆM VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI MỞ RỘNG TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT 13

1. Khái niệm mở rộng tín dụng hộ sản xuất 13

2. Sự cần thiết phải mở rộng tín dụng hộ sản xuất 13

3. Các chỉ tiêu đánh giá sự mở rộng tín dụng hộ sản xuất 14

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TẠI QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN XÃ THẠCH KHÔI - HUYỆN GIA LỘC - TỈNH HẢI DƯƠNG. 17

I. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN 17

1. Quỹ tín dụng nhân dân ở Việt Nam 17

2. Nguồn vốn và hoạt động cho vay của quỹ tín dụng nhân dân 17

3. vài nét về sự hình thành, cơ cấu tổ chức và hoạt động chủ yếu của quỹ tín dụng nhân dân xã thạch khôi 21

II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN XÃ THẠCH KHÔI 29

1. Tình hình huy động vốn 29

2.Tình hình cho vay 32

3. Tình hình hoàn trả vốn vay và kết quả sử dụng vốn vay của hộ 40

4. Đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng. 43

4.1. Hiệu quả kinh doanh. 43

4.2 Nguyên nhân có kết quả trên: 43

4.3.Những mặt còn tồn tại 44

4.4 Nguyên nhân dẫn đến những tồn tại trên 45

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA 49

QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN THẠCH KHÔI 49

I. ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA QUỸ TDND THẠCH KHÔI 49

1. Quan điểm tư tưởng hoạt động: 49

2. Định hướng hoạt động tín dụng của quỹ TDND Xã Thạch Khôi: 49

II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN THẠCH KHÔI. 50

1. Tập trung đào tạo, xây dựng một đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao. 51

2 Nâng cao chất lượng thông tin tín dụng: 52

3. Đa dạng hoá các hình thức huy động vốn 53

4. Đơn giản thủ tục giấy tờ, điều kiện vay vốn 54

5 Hoàn thiện hệ thống thông tin nhằm nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng. 55

6. Thực hiện tốt công tác đảm bảo tín dụng 57

7 Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động tín dụng trong nội bộ. 57

8. Đẩy mạnh việc thực hiện chính sách khách hàng. 58

9. Nâng cao chất lượng và hiệu quả tín dụng. 59

KẾT LUẬN 63

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 65

MỤC LỤC 66

 

 

doc67 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 2496 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Mở rộng hoạt động tín dụng tại quỹ tín dụng nhân dân xã Thạch khôi – Huyện Gia lộc – Tỉnh Hải Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÁT TIỀN KẾ TOÁN TÍN DỤNG -LƯU HỒ SƠ CHO VAY -MỞ SỔ LƯU CHO VAY -LÀM THỦ TỤC PHÁT TIỀN CÁN BỘ TÍN DỤNG -THẨM ĐỊNH CÁC DỰ ÁN -KIỂM SOÁT CÁC YẾU TỐ HỢP PHÁP CỦA BỘ PHẬN VAY VỐN -ĐỀ NGHỊ CHO VAY -MỞ SỔ THEO DÕI GIÁM ĐỐC -KIỂM SOÁT CÁC YẾU TỐ THUỘC HỒ SƠ VAY -XÉT DUYỆT CHO VAY VÀ MỨC ĐỘ CHO VAY LÀ BAO NHIÊU TRƯỞNG BAN TÍN DỤNG -CỬ CÁN BỘ THẨM ĐỊNH -KIỂM SOÁT CÁC YẾU TỐ THUỘC HỒ SƠ VAY -ĐỀ NGHỊ DUYỆT CHO VAY, VÀ KHÔNG CHO VAY Trong đó : (1) Hộ sản xuất làm thủ tục xin vay vốn gửi cho càn bộ tín dụng (2) Cán bộ tín dụng hướng dẫn làm thủ tục vay vốn (3) Cán bộ tín dụng cử người đi thẩm định (4) Cán bộ tín dụng trình giám đốc duyệt (5) Hồ sơ được duyệt (6) Cán bộ tín dụng hoàn thành hồ sơ trước khi chuyển hồ sơ xuống bộ phận kế toán (7) Chuyển thủ tục sang thủ quỹ (8) Chuyển thủ tục cho hộ nhận tiền (9) Thủ quỹ phát tiền cho hộ vay Thuyết minh quy trình: Khi có nhu cầu vay vốn, hộ sản xuất trực tiếp làm đơn gửi đến Quỹ tín dụng Nhân dân xã. Nhận được đơn, cán bộ tín dụng được phân quản lý từng địa bàn thôn sẽ trực tiếp gặp chủ hộ hoặc người được uỷ quyền, nhanh chóng tiến hành việc đến nhà của hộ có đơn xin vay để tìm hiểu các yếu tố ghi trong đơn. Kiểm tra tình hình tài chính, tính khả thi của phương án sản xuất kinh doanh, tính xác thực của tài sản cần có thế chấp nếu có, qua đó giúp cán bộ tín dụng nắm bắc được đặc điểm của từng hộ. Cán bộ tín dụng trên cơ sở tính toán nhu cầu sử dụng vốn cho phương án, dự án sản xuất kinh doanh, vốn tự có, tự huy động của hộ… để xác định số tiền xét duyệt cho vay. Đảm bảo bù đắp được nhu cầu thiếu hụt vốn của hộ đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh của hộ được diễn ra liên tục có hiệu quả, đảm bảo hoàn trả được vốn vay cho Ngân hàng. Cán bộ tín dụng trực tiếp hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn. Trường hợp hộ vay vốn phải thế chấp tài sản thì giá trị tài sản thế chấp được đánh giá theo giá thị trường. Những khách hàng vay vốn trên 10 triệu phải có dự án, phương án sản xuất kinh doanh dịch vụ và phải thực hiện đảm bảo tiền vay theo quy định. Cán bộ tín dụng kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ, nếu đúng, đầy đủ, chính xác thì trình lên ban Giám đốc. Ban giám đốc tiến hành kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ, báo cáo thẩm định do cán bộ tín dụng trình, tiến hành tái thẩm định (nếu cần. Sau khi hoàn tất các thủ tục trên thì chuyển hồ sơ cho bộ phận kế toán lập phiếu chi (nếu vay bằng tiền mặt) hoặc lập phiếu chuyển khoản (nếu vay chuyển khoản). Khách hàng mang phiếu ra bộ phận kho quỹ lĩnh tiền. Việc giải ngân phục thuộc vào phương thức cho vay và quy mô số tiền vay. Đối với món vay nhỏ, ngân hàng sẽ giải ngân một lần bằng tiền mặt cho hộ sản xuất. Nếu món vay lớn, ngân hàng sẽ giải ngân nhiều lần, hoặc trả cho đơn vị cung cấp, mục tiêu của giải ngân nhiều lần là giải ngân đúng mục đích xin vay, giám sát việc sử dụng vốn vay, đảm bảo sử dụng đúng mục đích, thực sự hỗ trợ thực thi phương án sản xuất kinh doanh. Sau khi giải ngân, cán bộ tín dụng định kỳ, đột xuất xuống hộ sản xuất để kiểm tra việc thực hiện, sử dụng vốn vay theo mục đích xin vay. Đảm bảo việc hộ sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả. Kịp thời phát hiện, ngăn ngừa việc hộ sử dụng vốn sai mục đích, gây thất thoát vốn ngân hàng. Đôn đốc khách hàng trả lãi đúng hạn, trả nợ đúng định kỳ, thu hồi đủ vốn khi hợp đồng đáo hạn. Trường hợp hộ không trả được nợ thì tùy theo nguyên nhân để xử lý theo quy định. Khi xử lý tài sản đảm bảo tuân thủ theo nguyên tắc thoả thuận, giải quyết đảm bảo cho hộ không bị thiệt thòi mà ngân hàng vẫn thu được vốn. Trường hợp hộ không có thái độ tích cực để giải quyết vấn đề tài sản đảm bảo, ngân hàng sẽ cần sự hỗ trợ của chính quyền địa phương và sự can thiệp, xử lý kịp thời của pháp luật II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN XÃ THẠCH KHÔI 1. Tình hình huy động vốn Vốn huy động đóng vai trò rất quan trọng đối với mọi hoạt động kinh doanh của các quỹ tín dụng nó quyết định quy mô của QTD. Kết quả huy động vốn quyết định đến đầu tư vốn. Nhận thức đầy đủ vị trí quan trọng của công tác huy động vốn là tạo điều kiện để thực hiện tiếp các nghiệp vụ khác của quỹ mà đã có một thời gian dài qui mô và tốc độ phát triển cho vay được quyết định bởi qui mô và tốc độ phát triển của huy động vốn nên QTDND Thạch Khôi luôn luôn cải tiến mở rộng hình thức huy động vốn đa dạng, linh hoạt với lợi thế về địa bàn hoạt động uy tín sâu rộng cộng với phong cách thái độ phục vụ chu đáo tận tình, quỹ đã thu hút được đông đảo khách hàng từ các tầng lớp dân cư tham gia gửi tiền. BIỂU 1. TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA QTDND XÃ THẠCH KHÔI Đơn vị : Triệu đồng Chỉ tiêu 2004 2005 2006 Số tiền Số tiền So với 2004 Số tiền So với 2005 + (-) % + (-) % Tổng NV huy động 18.210 20.305 2.095 11.50 24.790 4.485 22.09 1. Phân theo thời gian a. TG kỳ hạn < 6 T 3.125 3.520 0.395 12.64 3.650 0.130 3.69 b. TG có kỳ hạn 6 - 12 T 9.407 10.645 1.238 13.16 12.565 1.920 18.04 c. TG có kỳ hạn >12T 5.678 6.140 0.462 8.14 8.575 2.435 39.66 2. Phân theo tính chất a. TG dân cư 18.210 20.305 2.095 11.50 24.790 4.485 22.09 b. TG tổ chức kinh tế - - - - - - - c. Tổ chức tín dụng khác - - - - - - - Qua biểu 1 cho thấy nguồn vốn huy động của quỹ tín dụng Thạch Khôi chủ yếu là tiền tiết kiệm trong mọi tầng lớp nhân dân, tiền gửi qua các năm có chiều hướng ngày một tăng trong năm 2004 là 18.210 tr.đ, năm 2005 là 20.305 tr.đ và đến năm 2006 là 24.790 mức độ tăng vốn huy động như vậy là rất cao Để đạt được kết quả trên quỹ tín dụng đã không ngừng cải tiến cung cách làm việc nhiệt tình phục vụ khách hàng gửi tiền, thanh toán tiền nhanh chóng, thuận tiện chính xác nên quỹ tín dụng đã tạo lập được nguồn vốn huy động khá phong phú, và lòng tin đối với khách hàng. Với mức lãi suất huy động của quỹ tín dụng là tương đối cao so với các quỹ tín dụng và hệ thống ngân hàng khác. Trong khuôn khổ lãi suất trần và lãi suất sàn của Nhà nước quy định ban lãnh đạo quỹ tín dụng Thạch Khôi đã điều chỉnh mức lãi suất sao cho phù hợp linh hoạt. Chính vì vậy mà lượng vốn huy động của quỹ ngày càng tăng. BIỂU 2: CƠ CẤU NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG Chỉ tiêu 2004 2005 2006 Số tiền (Tr.đ) Tỷ trọng (%) Số tiền (Tr.đ) Tỷ trọng (%) Số tiền (Tr.đ) Tỷ trọng (%) Tổng NV huy động 18.210 100.00 20.305 100 24.790 100 1. Phân theo thời gian a. TG kỳ hạn < 6T 3.125 17.16 3.52 17.34 3.650 14.72 b. TG kỳ hạn 6 - 12 T 9.407 51.66 10.645 52.43 12.565 50.69 b. TG có kỳ hạn > 12 T 5.678 31.18 6.14 30.24 8.575 34.59 2. Phân theo tính chất a. TG dân cư 18.210 100.00 20.305 100.00 24.790 100.00 b. TG của các tổ chức kinh tế - - - - - - c. TG tổ chức tín dụng khác - - - - - - Biểu 2 cho thấy tỷ trọng của tiền gửi 12 tháng lại có xu hướng tăng lên, năm 2005 là 30.24% năm 2006 tăng lên 34.59%. Nhưng nguồn tiền gửi có kỳ hạn 6 - 12 tháng vẫn chiếm tỉ trọng lớn nhất tại quỹ ở các năm. Nguồn vốn tại quỹ luôn có biến động về quy mô nhưng có tính chất ổn định và ngày càng gia tăng. Quỹ tín dụng cần giũ vững lượng khách hàng truyền thống, đồng thời phải tiếp tục khai thác để tăng tiền gửi của các tằng lớp nhân dân và tổ chức kinh tế khác Nếu như lượng tiền của xã hội dư thừa nhiều mà nhà nước lại không có sự điều chuyển thì các ngân hàng và quỹ tín dụng đều phải giảm tỷ lệ lãi suất vì nếu không như thế thì lạm phát sẽ gia tăng, chính vì vậy mà lãi suất sẽ giảm khi lượng tiền gửi vào qũy tín dụng và ngân hàng nhà nước nhiều, còn nếu thiếu vốn trong kinh doanh lượng tiền huy động khan hiếm thì tỷ lệ lãi suất sẽ được tăng lên để huy động nguồn vốn nhàn dỗi của một số cá nhân tập thể có lượng tiền dư thừa. Chính vì vậy mà tỷ lệ lãi suất tăng giảm liên tục qua các thời kỳ nó chịu ảnh hưởng của kinh tế thị trường và sự phát triển kinh tế của nhà nước cũng như tình hình kinh tế thế giới. Tóm lại xuất phát từ vấn đề bức thiết của người dân về vấn đề vốn trong sản xuất, Quỹ tín dụng Thạch Khôi đã đi sát vào người dân để nắm bắt nhu cầu này, quỹ tín dụng đã có công tác huy động vốn khá tốt để đáp ứng phần nào vấn đề vốn cho người dân với mức lãi suất như trên. Trong nguốn vốn huy động chủ yếu của quỹ thì tiền gửi có kỳ hạn nó chiếm chủ yếu và hầu hết, vì khách hàng rút tiền trước kỳ hạn thì vẫn được hưởng lãi suất không kỳ hạn và có kỳ hạn ngắn (nếu được ) điều đó rất có lợi cho khách hàng. Chính vì vậy để đảm bảo quyền lợi và lợi ích cho khách hàng thì khách hàng nên chọn hình thức tiền gửi có kỳ hạn để được hưởng lãi suất cao. Nhìn chung nguồn vốn huy động có thời hạn đã tăng dần qua 3 năm. Tuy nhiên thời hạn huy động vốn phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố khác nhau như mức độ tích luỹ vốn của người dân trên địa bàn, lượng dư tiền của người dân, thu nhập của xã hội ngày càng cao, lòng tin vào khả năng kinh doanh và hoạt động của quỹ trên địa bàn cũng như sự năng động của những người tổ chức điều hành quỹ làm cho lượng tiền gửi vào quỹ ngày một cao hơn.Sự chi trả thuận tiện của tiền gửi điều đó làm cho khách hàng tin tưởng vào sự lớn mạnh của quỹ tín dụng xã. 2.Tình hình cho vay Song song với công tác huy động nguồn vốn thì, công tác đầu tư cho chính là yều tố sống còn đối với quỹ tín dụng. Nghiệp vụ cho vay được thực hiện theo quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của thống đốc Ngân hàng Nhà nước đối với các quỹ tín dụng nhân dân, về việc ban hành "Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng". a, Nguyên tắc và điều kiện vay vốn tại QTD đối với hộ sản xuất. Do điều kiện của xã nên đối tượng mà quỹ tín dụng cho vay chủ yếu là nông dân đóng tại địa bàn xã ( không cho vay ngoài địa bàn xã ) và là những người đã kết nạp vào thành viên của quỹ. Ngoài ra quỹ tín dụng cũng cho một số thành viên ở nơi khác đến nhưng làm việc tại các khối cơ quan trên địa bàn xã vay vốn và những cá nhân có tiền gửi tại quỹ ( thế chấp sổ tiền gửi). + Đối với hộ nông dân vay sản xuất theo phương thức tự do. Các hộ nông dân vay vốn quỹ tín dụng quy định phải có tài sản thế chấp hoặc cầm cố. Hiện nay hộ nông dân thế chấp chủ yếu bằng giấy tờ nhà đất. Nếu hộ vay trên 10 trđ thì phải có tổ chức và chữ ký xác nhận của UBND hoặc người làm công chứng cho tài sản thế chấp. - Nguyên tắc: Những hộ có nhu cầu vay vốn phải là người địa phương hoặc đang cư trú tại địa bàn đó, có tài sản riêng để thế chấp, có mục đích sử dụng vốn vay rõ ràng, là thành viên trong quỹ tín dụng. - Điều kiện vay vốn: Những hộ vay vốn là những hộ cư trú thường xuyên tại xã hoặc có thể là các khối cơ quan (giáo dục, y tế ...) đóng tại địa bàn. Chủ hộ và người thừa kế phải hợp pháp là người đại diện và chịu trách nhiệm vay trả quỹ tín dụng theo đúng kỳ hạn. Hộ vay trả nợ xong mới được xét duyệt cho vay lần sau. * Thủ tục và phương pháp cho vay vốn của quỹ tín dụng. + Phương pháp trực tiếp: Được sử dụng chủ yếu nhất. Những hộ có nhu cầu vay vốn tại Quỹ tín dụng phải có đơn xin vay vốn, kèm theo biên bản xác nhận quyền sở hữu đất gửi trực tiếp đến quỹ tín dụng. Khi nhận được đơn xin vay của hộ nông dân thì quỹ tín dụng hoàn thành hồ sơ (tuỳ theo mức độ vay vốn lớn hay nhỏ mà trong hồ sơ đó cần có những loại giấy tờ gì ) gồm có : Hợp đồng tín dụng (Khế ước ), hợp đồng cầm cố thế chấp tài sản, biên bản kiểm tra sử dụng vốn, báo cáo thẩm định, giấy bảo lãnh của người thân nếu không có tài sản riêng thế chấp (phải làm dự án nếu vay dài hạn ). Sau đó quỹ tín dụng cử cán bộ xuống thẩm định giá trị tài sản của hộ nông dân , khi có đánh giá của cán bộ tín dụng là đúng theo như trong đơn kê khai thì quỹ tín dụng xét duyệt cho hộ nông dân vay theo đơn. Hợp đồng (khế ước) được cấp cho người vay để theo dõi việc trả lãi và gốc khi đến hạn. ở quỹ tín dụng Thạch Khôi thì việc vay vốn trực tiếp là chủ yếu nếu vay theo phương thức này thì họ sẽ cho vay theo phương pháp từng lần trực tiếp tới hộ nông dân ( họ phải trả hết nợ lần trước mới được vay lần sau ). + ở quỹ tín dụng Thạch Khôi không áp dụng phương pháp vay gián tiếp và chế độ ưu đãi đối với hộ nghèo. * Phương pháp thu nợ : - Thu nợ trực tiếp: các hộ tự đem tiền đến quỹ tín dụng để trả nợ khi đến hạn, hoặc xin gia hạn. Ngoài ra quỹ tín dụng còn cử cán bộ tín dụng và trưởng ban kiểm soát đi kiểm tra đôn đốc nợ quá hạn của các thành viên vay vốn. b, thực trạng cho vay vốn đối với hộ sản xuất của quỹ Để triển khai nghị quyết của Quỹ tại địa bàn xã và công việc được thuận lợi bộ máy cán bộ quỹ tín dụng đã làm việc nhiệt tình đúng việc, đúng bộ phận chức năng của mình làm cho quỹ tín dụng đóng tại địa bàn xã được người nông dân tin tưởng. BIỂU 3. CƠ CẤU DƯ NỢ CHO VAY HỘ SẢN XUẤT Chỉ tiêu 2004 2005 2006 Số tiền (Tr.đ) Tỷ trọng (%) Số tiền (Tr.đ) Tỷ trọng (%) Số tiền (Tr.đ) Tỷ trọng (%) Tổng dư nợ cho vay HSX 23.164 100.00 27.125 100 32.368 100.00 1. Theo loại cho vay a. Ngắn hạn 15.239 65.79 18.325 67.558 20.914 64.61 b. Trung dài hạn 7.925 34.21 8.8 32.442 11.454 35.39 2. Theo ngành kinh tế a. Nông nghiệp 12.56 54.22 11.235 41.419 13.52 41.77 b. Tiểu thủ công nghiệp – dịch vụ 10.23 44.16 14.815 54.618 18.119 55.98 c. Cho vay khác 0.374 1.61 1.075 3.9631 0.729 2.25 Qua biểu trên cho thấy tình hình cho vay của quỹ tín dụng đã có biến đổi qua 3 năm tính từ năm 2004 đến năm 2006. cho vay ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng lớn tại quỹ , vì với hình thức cho vay nay sẽ tránh đựoc rủi do, tuy nhiên hình thức cho vay trung và dài hạn cũng có sự gia tăng năm 2005 tỷ trọng vay trung dài hạn chiếm 32,44% năm 2006 tăng lên 35,39%. Cơ cấu cho vay theo ngành nghề cũng có sự biến đổi, nếu như năm 2004 tỷ trọng cho vay cho sản xuất nông nghiệp là lớn nhất chiếm 54,22%, công nghiệp – dịch vụ chiếm 44,16%, thì đến năm 2006 cơ cấu này lại biến đổi theo chiều ngược lại, tỷ trọng vay cho sản xuất nông nghiệp giảm xuống còn 41,77%, trong khi tỷ trọng vay cho phát triển tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ lại tăng lên 55,98%.điều này chứng tổ cơ cấu kinh tế của xã đã có sự chuyển biến trú trọng phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Cụ thể năm 2006 đảng bộ xã đã giao đất cho hơn 50 hộ trong xã để phát triển làng nghề, như sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ, sản xuất giấy, cơ khí.... Nhu cấu cần vốn của người dân ngày càng tăng theo sự phát triển của nền kinh tế thị trường. Do địa bàn xã là một xã nhỏ nên các đơn vị kinh tế quốc doanh đóng tại địa bàn ít và nguồn vốn tự có, vốn huy động của quỹ tín dụng cao nên nhìn chung đáp ứng tương đối đầy đủ nhu cầu vay vốn của các tổ chức kinh tế quốc doanh có đủ điều kiện vay. Nguồn vốn để đầu tư cho hợp tác xã tập thể là không có, mà chỉ cho cá nhân trong hợp tác xã vay theo hình thức hộ gia đình. Nguồn vốn chỉ chủ yếu tập trung cho các hộ sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp – dịch vụ và một phần nhỏ dành cho một số loại vay khác. Hộ sản xuất đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của toàn xã. Mục tiêu chủ yếu của quỹ tín dụng là cho hộ vay nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp nông thôn, phát triẻn công nghiệp dịch vụ và các ngành nghề . Với đặc điểm địa bàn của xã, nhu cầu về vốn của hộ rất cần thiết ngay cả hộ được coi là giàu có cũng rất thiếu vốn. Chính vì vậy trong những năm qua mức cho vay vốn đối với hộ sản xuất đã được tăng lên và chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng số vốn cho vay. Và thực trạng cần vốn để sản xuất của người dân ra sao ? nó phản ánh nhu cầu cần vốn sản xuất của các cá nhân, tập thể, hộ sản xuất nhỏ trong địa bàn của xã. Một số loại vay khác chiếm tỷ lệ rất nhỏ không đáng kể và nó được giảm dần qua các năm. Điều này chứng tỏ với cơ chế kinh tế hiện nay thì hộ sản xuất được coi là nòng cốt trong việc phát triển kinh tế nông thôn trên địa bàn xã. Mục đích cho vay của quỹ là muốn chuyển hướng đầu tư cho phù hợp với nền kinh tế của một xã ven đô. Nhờ có nguồn vốn cho vay của quỹ nên hộ nông dân đã chủ động chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ lúa sang hoa màu và các cây có giá trị kinh tế cao đặc biệt là trong mấy năm qua người dân ở đây đã mạnh dạn chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất trồng cây ăn quả lâu năm như vải thiều, nhãn, đào ao thả cá ... nhất là kinh doanh dịch vụ phát triển tăng vọt. Chợ cá Thạch Khôi là khu kinh doanh lớn của miền bắc. Đó cũng là điều kiện thuận lợi để Quỹ tín dụng Thạch Khôi đầu tư và phát triển. Cũng từ nguồn vốn cho vay của quỹ mà các hộ nông dân đã chủ động sản xuất tạo thêm việc làm cho người lao động thay đổi điều kiện sản xuất ..Do vậy nền kinh tế của xã phát triển, nhiều hộ nghèo đã vươn lên làm giầu để thoát khỏi cảnh sống nghèo túng, thiếu thốn về vật chất cũng như tinh thần. Với đặc điểm là xã ven đô nên nông nghiệp chỉ chiếm 56,4% còn lại là tiểu thủ công nghiệp chiếm 26,5% và dịch vụ chiếm 17,1%. Do vậy nhu cầu về vốn là rất cần thiết, ngoài vốn tự có thì họ cần có những nguồn vốn đi vay khác. QTD nhân dân chính là nơi đáp ứng nhu cầu này cho các hộ nông dân trong địa bàn xã. c, Số hộ sản xuất đựơc vay vốn. Trên địa bàn xã nhìn chung đời sống của người dân khá. Với đặc điểm là sản xuất cây lúa, hoa màu kết hợp với việc chăn nuôi và phát triển ngành nghề phụ, kinh doanh dịch vụ. Vì vậy nhu cầu cần vốn trong sản xuất là rất quan trọng đối với người dân, số lượng các hộ nông dân đã tham gia vay vốn tại quỹ tín dụng tính đến 2006 là 1.319 thành viên. BIỂU 4. SỐ HỘ SẢN XUẤT ĐƯỢC VAY VỐN TẠI QUỸ TÍN DỤNG Chỉ tiêu 2004 2005 2006 Thực tế Thực tế So với 2004 Thực tế So với 2005 1. Số HSX được vay vốn (hộ) 895 1.132 237 1.319 187 2. Chiếm tỷ lệ trên tổng số hộ của toàn xã (%) 11,12 13,88 2,76 15,996 2,116 Qua biểu 4 cho thấy Số lượt người tham gia vay vốn tại quỹ tín dụng liên tục tăng. Điều này chứng tỏ sự cần thiết vốn đến mở rộng phát triển sản xuất của nhân dân trong xã là rất lớn, đòi hỏi quỹ tín dụng phải có những chính sách huy động vốn hiệu quả để có nguồn vốn cung cấp cho các hộ sản xuất. d, Doanh số cho vay. Đối với quỹ tín dụng thì mục tiêu chính là hoạt động tín dụng mang lại nguồn vốn cần thiết cho người dân trên địa bàn xã. Đối tượng mà quỹ cho vay chủ yếu là hộ nông dân có nhu cầu vay vốn. Các nghiệp vụ cho vay đều được cán bộ tín dụng thực hiện đúng văn bản pháp quy của Quỹ tín dụng. Mọi thủ tục từ khi tiếp nhận đơn vay đến khi phát hợp đồng tín dụng (khế ước ) vay đều được cán bộ tín dụng của quỹ thẩm định một cách chặt chẽ, các hộ nông dân phải tuân thủ theo những quy định của quỹ tín dụng đề ra BIỂU 5. DOANH SỐ CHO VAY HỘ SẢN XUẤT Đơn vị : Triệu đồng Chỉ tiêu 2004 2005 2006 Số tiền Số tiền So với 2004 Số tiền So với 2005 + (-) % + (-) % Tổng doanh số cho vay HSX 23.164 27.125 3.961 17.1 32.368 5.243 19.33 1. Theo loại cho vay a- Ngắn hạn 15.239 18.325 3.086 20.251 20.914 2.589 14.13 b- Trung dài hạn 7.925 8.8 0.875 11.041 11.454 2.654 30.16 2. Theo ngành kinh tế a. Nông nghiệp 12.560 11.235 -1.325 -10.55 13.52 2.285 20.34 b. Tiểu thủ công nghiệp – dịch vụ 10.230 14.815 4.585 44.819 18.119 3.304 22.30 c. Ngành nghề khác 0.374 1.075 0.701 187.43 0.729 - 0.346 - 32.19 Qua biểu trên cho thấy doanh số cho hộ sản xuất vay tại quỹ tín dụng qua mỗi năm đều tăng lên. Điều này cho thấy nhu cầu về vốn của các hộ nhà nông ngày càng tăng tỷ lệ chênh lệch giữa các năm rất cao. Hộ sản xuất đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế của toàn xã hội. Mục tiêu chủ yếu của quỹ tín dụng là cho hộ vay nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp, kinh doanh, dịch vụ buôn bán ... với đặc điểm địa bàn xã nhu cầu về vốn của các hộ là rất cần thiết ngay cả hộ được coi là giầu cũng thiếu vốn để mở rộng kinh doanh. Chính vì vậy trong những năm qua mức cho vay đối với hộ sản xuất đã tăng lên và chiếm phần lớn trong tổng số vốn cho vay của quỹ. Quỹ tín dụng Thạch Khôi cho vay đa dạng. Hộ giầu vay cũng chiếm số lượng lớn. Vì những hộ giầu khả năng xoay vòng vốn nhanh và chủ yếu là họ muốn vay theo hình thức là vay sổi, nếu cần thiết trong thời gian ngắn họ có thể tiếp tục vay khoản khác và cũng trong thời gian ngắn họ có khả năng hoàn trả được. Điều đáng nói ở đây là do địa bàn xã làm kinh tế dịch vụ nhiều khả năng quay vòng vốn nhanh chính vì vậy mà doanh số vay ngắn hạn cao chiếm tỷ trọng chủ yếu và có mức ưu đãi cho người vay ngắn hạn. Đối với những hộ vay trung và dài hạn thì phải có dự án để đầu tư, khi làm dự án kinh tế phải đúng với mục đích vay vốn và phải được cơ quan chủ quản xác nhận sau đó cán bộ tín dụng sẽ điều tra xem xét thì dự án đó mới được đầu tư. lãi xuất vay trung hạn có cao hơn một chút so với lãi xuất vay ngắn hạn (vay ngắn hạn 1,15%/tháng - vay trung hạn 1,2%/tháng). Ngoài ra quỹ còn thực hiện chính sách cho vay thoả thuận đối với những món vay ngắn hạn trên 70 Triệu với lãi suất 1.1%. Chính vì vậy mà có ít hộ vay trụng hạn họ chủ yếu là tập trung vào vay ngắn hạn để xoay vòng trả rồi lại vay. e, Mức vốn cho vay một lượt hộ Quỹ tín dụng quy định mức vốn cho vay căn cứ vào tính khả thi của dự án. Lãi suất, mức vốn vày cũng phụ thuộc vào giá trị tài sản mà hộ thế chấp. Hộ tham gia vay vốn phải tối thiểu có 1/3 vốn tự có trong tổng nhu cầu của dự án sản xuất. BIỂU 6. MÓN VAY BÌNH QUÂN CỦA HỘ SẢN XUẤT Chỉ tiêu 2004 2005 2006 Thực tế Thực tế So với 2004 Thực tế So với 2005 1. Tổng dư nợ HSX (tr.đ) 23.164 27.125 3.961 32.368 5.243 2. Số HSX được vay vốn (hộ) 895 1.132 237 1.319 187 3. Dư nợ bình quân trên 1 hộ (tr.đ/1 hộ) 25,881 23,962 -1.919 24,539 0,577 Qua biểu trên cho thấy số hộ sản xuất được vay vốn ngày một tăng lên qua các năm , tuy nhiên mức vay bình quân lại không đổi, thậm trí còn giảm. Quỹ tín dụng cần phải có những cơ chế, chính sách mới tạo điều kiện cho hộ sản xuất vay lượng vốn cao hơn nữa để họ có thể mạnh dạn đầu tư mở rộng sản xuất, tránh tình trạng thiếu vốn giữa chừng. e, Lãi suất cho vay : Lãi suất là một yếu tố quan trọng tác động trực tiếp đến quyết định lựa chọn của khách hàng, mọi khách hàng đều mong muốn được vay với lãi suất thấp nhất. Những năm gần đây sự cạnh tranh của nền kinh tế thị trường cho nên lãi suất cho vay tăng giảm liên tục để phù hợp với tình hình xã hội, phù hợp với tình hình sản xuất của người vay. Trên cơ sở lãi suất cho phép theo chế độ lãi suất của Ngân hàng Nhà nước. Quỹ tín dụng đã điều chỉnh lãi suất theo nhiều mức khác nhau tuỳ theo nguồn vốn vay, thời hạn vay. Thời gian vay chủ yếu là ngắn hạn còn trung hạn chiếm tỷ lệ nhỏ. Vì vậy quỹ tín dụng cần có những biện pháp và phương hướng thích hợp để nâng cao lượng vay trung dài hạn nhằm giúp cho hộ sản xuất tự tin hơn trong quá trình đầu tư sản xuất. BIỂU 7: LÃI SUẤT CHO VAY ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT (ĐVT : % tháng) năm lãi suất 2004 2005 2006 Lãi suất cho vay Ngắn hạn 1.1 1.2 1,15 Lãi suất cho vay Trung hạn 1.15 1.2 1.2 Qua biểu 7 ta thấy mức lãi suất cho vay ngắn hạn và Trung hạn liên tục thay đổi cho phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội. Và phụ thuộc vào sự luân chuyển điều hoà giữa vốn vay và tiền gửi tiết kiệm chính vì vậy mà lãi suất chỉ giao động trong khoảng đó, nó có tăng giảm nhưng không đáng kể.lãi suất vay trung dài hạn giao động trong khoảng 1,1%®1,15%. Tâm lý của người dân vay vốn đều muốn vay trung dài hạn nhưng lãi suất lại cao nên họ mong muốn lãi suất sẽ giảm xuống để nhu cầu vay vốn của hộ nông dân được tăng lên. 3. Tình hình hoàn trả vốn vay và kết quả sử dụng vốn vay của hộ a, Thành phần trả: Quỹ tín dụng là tổ chức trung gian, là nơi điều hoà vốn từ nơi thừa sang nơi thiếu. Quỹ tín dụng thực hiện việc " đi vay để cho vay " đó là hoạt động chủ yếu của quỹ. Việc hoàn trả vốn và thu nợ vốn vay có ý nghĩa to lớn và quan trọng trong hoạt động tín dụng. Quỹ tín dụng rất quan tâm đối với việc thu nợ được vì đây là công việc đảm bảo nguồn vốn kinh doanh của quỹ tín dụng nó đảm bảo cho sự an toàn trong kinh doanh tiền tệ, đánh giá được mức độ sử dụng vốn có hiệu quả hay không của quỹ tín dụng và hỗ trợ nông dân nâng cao công tác tín dụng. - Quỹ tín dụng nhân dân xã Thạch Khôi tiến hành thu nợ hộ nông dân theo cách : Là số tiền lãi hộ nông dân phải nộp hàng quý ( 3 tháng một lần ) trong thời gian vay vốn quỹ tín dụng, còn số tiền gốc thì họ phải trả quỹ tín dụng vào cuối kỳ vay ( ngày đến hạn theo hợp đồng ). Quỹ tín dụng cũng tiến hành thu cả gốc và lãi khi khách hàng có tiền trả mà vẫn chưa đến kỳ hạn theo hợp đồng hoặc thu một phần nợ gốc khi khách hàng có nhu cầu trả và lãi tính đến ngày hôm trước ( thu theo hình thức thu nợ dần dần ). Mặc dù đã quy định là trả lãi theo quý nhưng một số khách hàng vẫn không ra trả theo quy định nên việc thu lãi còn gặp khó khăn (quỹ tín dụng phải thường xuyên viết giấy mời đôn đốc lãi đến từng hộ gia đình vay vốn ). Khi được hỏi thì khách hàng nói là quên hay do điều kiện chưa có ... Song song với việc cho vay thì việc thu hồi nợ cũng rất cần thiết đối với quỹ tín dụng vì đây là khâu quan trọng trong quá trình hoạt động kinh doanh của quỹ nó giúp cho quỹ đứng vững trong cơ chế thị trường hiện nay. BIỂU 8. TÌNH HÌNH NỢ QUÁ HẠN HỘ SẢN XUẤT Chỉ tiêu 2004 2005 2006 Thực tế Thực tế So với 2004 Thực tế So với 2005 1. Tổng dư nợ HSX (tr.đ) 23.164 27.125 3.961 32.368 5.243 2. Nợ quá hạn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docL0253.doc
Tài liệu liên quan