Lời mở đầu 1
Chương 1: Hộ sản xuất trong nền kinh tế nước ta và vai trò tín dụng đối với sự phát triển của hộ sản xuất 2
1.1. Kinh tế hộ sản xuất trong nền kinh tế Việt Nam. 2
1.1.1. Khái niệm hộ sản xuất. 2
1.1.2. Đặc điểm kinh tế hộ sản xuất. 3
1.1.3. Vai trò hộ sản xuất và kinh tế hộ đối với sự phát triển kinh tế của nứơc ta 5
1.2. Tín dụng ngân hàng với sự phát triển kinh tế hộ sản xuất. 8
1.2.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng. 8
1.2.2 Phân loại tín dụng. 8
1.3. Vai trò tín dụng ngân hàng với sự phát triển kinh tế hộ sản xuất. 13
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới quy mô tín dụng hộ sản xuất 16
1.4.1. Nhân tố thuộc về môi trường pháp lí. 16
1.4.2. Môi trường kinh tế. 17
1.4.3. Nhân tố thuộc về ngân hàng. 17
1.4.4. Nhân tố từ các hộ gia đình. 20
1.5. Chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất. 21
1.5.1. Khái niệm chung về chất lượng tín dụng. 21
1.5.2. Những chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng. 22
1.5.2.1. Chỉ tiêu tương đối 22
1.5.2.2. Chỉ tiêu định lượng. 23
1.5.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng. 24
1.5.3.1. Nhân tố khách quan. 24
1.5.3.2. Nhân tố chủ quan. 25
Chương 2: Thực trạng tín dụng hộ sản xuất tại chi nhánh NHNo&PTNT Kinh Môn 27
2.1. Giới thiệu chung về chi nhánh. 27
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của các phòng ban 28
2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng nông nghiệp Kinh Môn. 31
2.1.3.1. Huy động vốn. 31
2.1.3.2 Cho vay 35
2.1.3.3. Hoạt động tài chính, thanh toán, ngân quĩ. 37
2.2. Thực trạng cho vay hộ sản xuất tại NHNo&PTNT huyện Kinh Môn. 38
2.2.1. Quy trình cho vay hộ sản xuất. 38
2.2.1.1. Đối tượng cho vay. 38
2.2.1.2. Quy trình cho vay. 40
2.2.2. Hoạt động cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Kinh Môn. 42
2.2.2.1. Doanh số cho vay. 42
2.2.2.2. Thu nợ 44
2.2.2.3. Dư nợ 45
2.3. Đánh giá kết quả hoạt động cho vay hộ sản xuất. 47
2.3.1. Những thành tựu đạt được. 47
2.3.1.1. Đối với ngân hàng 47
2.3.1.2. Đối với hộ sản xuất. 49
2.3.2. Những mặt hạn chế. 51
2.3.2.1. Thời hạn vay chưa phù hợp với thời vụ sản xuất. 51
2.3.2.2. Tỉ lệ nợ quá hạn. 51
2.3.2.3. Công tác thẩm định còn sơ sài chưa được chú trọng, theo dõi sử dụng vốn chưa được quan tâm 52
Chương 3: Giải pháp mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại NHNo&PTNT huyện Kinh Môn 53
3.1. Phương hướng và mục tiêu trong thời gian tới. 53
3.1.1. Định hướng phát triển kinh tế hộ tại huyện Kinh Môn. 53
3.1.2. Định hướng phát triển của ngân NHNo&PTNT Kinh Môn. 53
3.2. Giải pháp mở rộng qui mô và nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại NHNo&PTNT Kinh Môn. 54
3.2.1. Cải tiến qui trình và thủ tục vay vốn. 54
3.2.2. Nâng cao trình độ cán bộ ngân hàng. 55
3.2.3. Mở rộng mạng lưới hoạt động, củng cố lại mạng lưới sẵn có. 56
3.2.4. Xây dựng kế hoạch marketing,. 57
3.2.5. Đa dạng hoá phương thức cho vay. 59
3.2.6. Nâng cao thẩm định trước và sau khi vay vốn. 60
3.3. Kiến nghị với các cơ quan chức năng. 60
Kết luận 64
Danh mục tài liệu tham khảo 65
67 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1546 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Kinh Môn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iên, khí hậu. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến mùa màng năng suất và chất lượng nông sản. Qua đó ảnh hưởng tới khả năng trả nợ của khách hàng cho ngân hàng. Điều kiện tự nhiên thuận lợi góp phần vào thắng lợi của sản xuất, còn điều kiện tự nhiên không thuận lợi là nguyên nhân gây thất bại sản xuất trên khu vực rộng lớn. Nếu sản xuất thành công, mang lại thu nhập cho người lao động, mang lại nguồn trả nợ ngân hàng. Sản xuất không thành công, người lao động chịu thiệt hại và ngân hàng cũng khó thu hồi được nợ.
Bên cạnh đó, sản xuất và tiêu thụ hàng hoá giao lưu giữa các vùng, đó là điều kiện để dịch bệnh có điều kiện lây lan và phát tán trên diện rộng. Nó ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả của sản xuất. Ví dụ dịch cúm gia cầm, dịch bệnh lở mồm long móng ở lợn, dịch bệnh ở tôm. Những dịch bệnh đó đã gây tổn thất lớn cho người chăn nuôi. Họ chưa có khả năng trả nợ ngay cho ngân hàng sau những tổn thất đó.
Môi trường kinh tế xã hội
Môi trường kinh tế xã hội có ảnh hưởng tới việc cung cấp các yếu tố đầu vào và tiêu thụ sản phẩm làm ra. Không có yếu tố đầu vào thì không thể sản xuất. Không có đầu ra cho sản phẩm, người sản xuất không thể thu hồi lại vốn và lãi. Khi không thể sản xuất, khách hàng không đến với ngân hàng do họ không có nhu cầu vốn. Nhưng nếu sản phẩm làm ra không tiêu thụ được thì họ không có khả năng trả nợ cho ngân hàng.
Môi trường luật pháp.
Ngân hàng nhà nước thường đưa ra những chỉ tiêu để đánh giá chất lượng tín dụng của các ngân hàng. Trong từng thời kì và từng giai đoạn mà những chỉ tiêu này khác nhau. Với những chỉ tiêu khác nhau, chất lượng tín dụng của các ngân hàng được đánh giá khác đi.
1.5.3.2. Nhân tố chủ quan.
Nhân tố thuộc về ngân hàng.
Chất lượng thẩm định và công tác kiểm tra giám sát các khoản vay.
Thẩm định để thấy được tính khả thi của dự án, thấy được tư cách đạo đức, trình độ và khả năng quản lí của khách hàng. Nếu thẩm định kĩ, loại bỏ được những dự án không mang lại hiệu quả kinh tế, hạn chế rủi ro đạo đức và lựa chọn đối nghịch của khách hàng, đồng thời hạn chế nguy cơ thua lỗ của dự án.
Kiểm tra sau giải ngân giúp ngân hàng kiểm soát mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng. Có biện pháp xử lý khi khách hàng làm ăn thua lỗ hay sử dụng không đúng mục đích thoả thuận với ngân hàng, hạn chể tổn thất.
Trình độ cán bộ ngân hàng.
Cán bộ tín dụng là người trực tiếp thẩm định và theo dõi các khoản vay. Nếu cán bộ tín dụng có trình độ và kinh nghiệm đánh giá khách hàng chính xác. Nếu đánh giá không chính xác dẫn tới mất khách hàng tốt và cho khách hàng xấu vay.
Nhân tố thuộc về khách hàng.
Khách hàng là nhân tố ảnh hưởng lớn nhất tới chất lượng tín dụng ngân hàng. Nếu khách hàng là người có trình độ quản lí, trình độ sản xuất, có đạo đức tốt thì khả năng thu hồi được nợ của ngân hàng cao. Ngân hàng có chất lượng tín dụng tốt. Ngược lại, khách hàng không có trình độ quản lí tốt hay không có trình độ sản xuất hoặc cố tình chây ì, lừa đảo ngân hàng thì ngân hàng khó có khả năng thu hồi nợ.
Chương 2: Thực trạng tín dụng hộ sản xuất tại chi nhánh NHNo&PTNT Kinh Môn
2.1. Giới thiệu chung về chi nhánh.
Trong điều kiện nền kinh tế phát triển nhanh chóng theo kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa như hiện nay, ngân hàng đóng vai trò then chốt trong việc phát triển của nền kinh tế. Cùng với sự hội nhập và phát triển của đất nước, ngành ngân hàng luôn phaỉ tự cải tiến hệ thống, nâng cao chất lượng phục vụ để có thể đứng vững và cạnh tranh được với các ngân hàng khác. Ngân hàng nông nghiệp trong điều kiện đó luôn cố gắng đổi mới, cải tổ hệ thống, vươn lên là ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam. Với vốn điều lệ là 6200 tỷ đồng và 2200 chi nhánh trên khắp cả nước với mục đích phục vụ tốt nhất cho tất cả khách hàng đặc biệt là nông dân, vì sự phát triển của nông thôn Việt Nam.
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Kinh Môn là một trong 2200 chi nhánh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, mục đích tạo lập nguồn vốn, đáp ứng nhu cầu tín dụng của các thành phần kinh tế trên địa bàn huyện Kinh Môn, cung cấp các hình thức dịch vụ ngân hàng phục vụ cho nhân dân trong huyện góp phần phát triển kinh tế xã hội của huyện Kinh Môn nói riêng và tỉn Hải Dương nói chung.
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Kinh Môn được thành lập theo quyết định 90/QĐ- NHNo-02 ngày 13 tháng 3 năm 1997của giám đốc ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, là chi nhánh ngân hàng cấp hai trực thuộc ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. Tiền thân là ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Kim Môn, ngân hàng được tách ra cùng với quá trình tách huyện Kim Môn thành hai huyện Kinh Môn và Kim Thành.
Ngân hàng có trụ sở tại thị trấn Kinh Môn huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương.
Trong những ngày đầu thành lập, ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn thiếu thốn cả và phương tiện kĩ thuật và con người của một huyện miền núi. Cùng với sự quyết tâm và cố gắng của toàn thể cán bộ công nhân viên, chi nhánh đã vượt lên những khó khăn đó để trở thành một trong những chi nhánh hoạt động hiệu quả nhất của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hải Dương.
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của các phòng ban
Hiện nay chi nhánh có 33 cán bộ công nhân viên, làm việc tại hai phòng và một chi nhánh cấp 3 là: phòng tín dụng, phòng kế toán ngân quỹ và chi nhánh cấp 3 Phúc Thành. Chức năng, nhiệm vụ cụ thể của các phòng ban là:
Giám đốc: là người chịu trách nhiệm chỉ đạo điều hành toàn bộ các nghiệp vụ kinh doanh theo thẩm quyền của chi nhánh, đồng thời là người chịu trách nhiệm về quyết định cho vay và thực hiện các công việc sau:
+ Xem xét lại các nội dung thẩm định do phòng tín dụng trình lên, qua đó sẽ quyết định cho vay hay không cho vay, nếu không cho vay nói rõ lí do không cho vay và chịu trách nhiệm về quyết định của mình;
+ Thay mặt ngân hàng kí hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay và các hồ sơ do ngân hàng và khách hàng cùng lập;
+ Có các biện pháp xử lí nợ có vấn đề: cho ra hạn nợ, điều chỉnh kì hạn trả nợ nếu khách hàng không trả được nợ nhưng quyết tâm trả nợ và có phương án phục hồi tốt, chuyển nợ quá hạn, thực hiện các biện pháp xử lí đối với khách hàng đối với khách hàng không có phương án khôi phục sản xuất hay cố tình chây ì dây dưa.
Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: thay mặt giám đốc quản lí hoạt động về tín dụng, thẩm định, cho vay, thu nợ.
Phó giám đốc phụ trách kế toán – ngân quỹ : thay mặt giám đốc quản lí công tác kế toán sổ sách của cả chi nhánh.
Phòng kế toán ngân quỹ:
Gồm 1 trưởng phòng, 1 phó phòng và 5 kế toán viên, 3 thủ quỹ.
Trưởng phòng kế toán chịu trách nhiệm chung về công việc của phòng, kiểm soát công việc của kế toán viên.
Kế toán cho vay chịu trách nhiệm thực hiện các công việc sau:
Kiểm tra danh mục hồ sơ pháp lí, hồ sơ vay vốn do phòng tín dụng lập, đã được duyệt trước khi giải ngân.
Sau khi kiểm tra các danh mục hồ sơ, kế toán làm thủ tục phát tiền vay cho khách hàng theo quyết định của giám đốc hoặc người được uỷ quyền.
Theo dõi và hạch toán các nghiệp vụ cho vay, thu nợ, thu lãi, chuyển nợ quá hạn của khách hàng.
Kế toán cho vay tiến hành sao kê hợp đồng tín dụng, sổ vay vốn, sao kê nợ đến hạn, quá hạn cung cấp cho cán bộ tín dụng theo quy định của ngân hàng.
Lưu giữ hồ sơ cho vay của ngân hàng.
Kế toán chuyển tiền: thực hiện chuyển tiền điện tử, thanh toán bù trừ qua mạng, làm thủ tục cho khách hàng rút tiền từ tài khoản, rút tiền từ nơi khách chuyển về, mở tài khoản thanh toán cho khách hàng.
Ngoài ra phòng kế toán còn lưu trữ chứng từ, vào sổ sách kế toán, trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch tài chính. Quản lí và sử dụng các quỹ chuyên dùng.
Phòng kinh doanh
Gồm 1 trưởng phòng, 1 phó phòng và 8 cán bộ tín dụng.
Trưởng phòng tín dụng chịu trách nhiệm về công việc:
Trực tiếp phân công cán bộ tín dụng phụ trách địa bàn các xã trong huyện, kiểm tra đôn đốc cán bộ tín dụng thực hiện đầy đủ quy chế cho vay của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam và hướng dẫn của ngân hàng nông nghiệp Việt Nam.
Kiểm tra lại nội dung thẩm định của cán bộ tín dụng,nếu thấy cần thiết sẽ tiến hành tái thẩm định hồ sơ vay vốn đó, gia hạn nợ gốc, lãi, điều chỉnh kì hạn nợ gốc lãi cho khách hàng và ghi ý kiến của mình trên các hồ sơ trên.
Cán bộ tín dụng: chịu trách nhiệm về các khoản vay do mình thực hiện và thực hiện các nhiệm vụ:
Trực tiếp tìm kiếm các dự án, phương án khả thi của khách hàng, là cấu nối tiếp xúc giữa ngân hàng với khách hàng, với cấp uỷ, chính quyền địa phương.
Thu thập thông tin về khách hàng vay vốn, về khách hàng có nhu cầu và có khả năng là khách hàng của ngân hàng, tìm hiểu về các định mức kinh tế, kĩ thuật có liên quan đến khách hàng. Đồng thời lập hồ sơ kinh tế theo địa bàn phụ trách và hồ sơ khách hàng được phân công; xác định nhu cầu vay theo địa bàn, ngành hàng, mở sổ theo dõi cho vay, thu nợ.
Cán bộ tín dụng là người giải thích các quy định thắc mắc của khách hàng, hướng dẫn khách hàng thực hiện qui định về cho vay và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn theo các quy định của ngân hàng.
Thẩm định các điều kiện vay vốn của khách hàng theo quy định, lập báo cáo thẩm định về khách hàng, cùng khách hàng lập hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay;
Thông báo cho khách hàng biết về quyết định cho vay hay từ chối cho vay sau khi có quyết định của giám đốc hoặc người được uỷ quyền;
Thực hiện kỉêm tra trứơc, trong khi cho vay, sau khi cho vay;
Nhận hồ sơ và thẩm định điều kiện cần thiết để gia hạn nợ gốc, lãi, điều chỉnh kì hạn nợ cho khách hàng có nhu cầu.
Đôn đốc khách hàng trả nợ cho ngân hàng đúng kì hạn và đề xuất biện pháp xử lí khi cần thiết, thực hiện những biện pháp xử lí vi phạm tín dụng theo quyết định của giám đốc hoặc người được uỷ quyền.
Lưu giữ hồ sơ theo quy định của ngân hàng
Ngân hàng cấp 3 Phúc Thành: thực hiện đồng thời các nhiệm vụ của phòng tín dụng và phòng kế toán ngân quỹ tại khu vực bắc và nam An Phụ của huyện Kinh Môn.
Sơ đồ :
GIÁM ĐỐC
CHI NHÁNH CẤP 3 PHÚC THÀNH
PGĐ KẾ TOÁN NGÂN QUĨ
PGĐ KINH DOANH
PHÒNG KINH DOANH
PHÒNG KẾ TOÁN-NGÂN QUĨ
2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng nông nghiệp Kinh Môn.
2.1.3.1. Huy động vốn.
Hoạt động huy vốn trong 3 năm trở lại đây luôn tăng trưởng với tốc độ cao. Năm 2004, tổng nguồn vốn huy động được là 90,47 tỉ tăng 15,27 tỉ so với năm 2003 tương đương 20,3% về số tương đối.
Năm 2005, tổng nguồn vốn huy động được là 130,41 tỉ tăng 39,94 tỉ so với năm 2004 tương đương tăng 44,1 % về số tương đối.
Bảng 1: Tình hình huy động vốn tại NHNo&PTNT Kinh Môn.
Đơn vị: tỉ đồng
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
Tổng nguồn vốn huy động
92.401
106.09
144.915
Tỉ trọng so với năm 2003(%)
100
114.8
156.8.
Nguồn: phòng kế toán-ngân quĩ NHNo&PTNT Kinh Môn
Cơ cấu nguồn vốn ( theo thời gian)
Bảng 2: Cơ cấu nguồn vốn tại NHNo&PTNT Kinh Môn năm 2003-2005
Đơn vị: tỉ đồng
Chỉ tiêu
2003
2004
Tỉ trọng 04/03
2005
Tỉ trọng 05/04
Không thời hạn
20,01
26,854
34.2%
34,324
27.8%
TK có kì hạn<12 tháng
13,811
14,022
1.5%
14,911
6.3%
TK có kì hạn từ 12- 24 tháng
24,849
26,93
8.3%
35,764
32.8%
TK có kì hạn > 24 tháng
33.731
34.111
01.1%
51.153
49.9%
tổng nguồn vốn huy động
92.401
106.09
144.915
36.6%
Nguồn: phòng kế toán-ngân quỹ NHNo&PTNT Kinh Môn
Tiết kiệm có kì hạn <12 tháng chiếm tỉ trọng nhỏ nhất trong tổng nguồn vốn huy động, và có xu hướng tăng qua các năm song không có sự biến động nhiều cả về số tương đối và số tuyệt đối. Năm 2003 tiền gửi dưới 12 tháng đạt 13.811 tỷ đồng, năm 2004 tăng lên 14.022 tỉ đồng và năm 2005 tăng lên 14.911 tỉ đồng, tăng so với năm 2003 là 1.1 tỉ đồng tương đương tăng 7.9%.
Tiết kiệm có kì hạn từ 12 đến 24 tháng và trên 24 tháng chiếm tỉ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động. Năm 2003, tổng nguồn vốn trên 12 tháng đạt 56.516 tỉ đồng chiếm 61% tổng nguồn huy động, năm 2004 đạt 61.041 tỉ đồng tăng 4.525 tỉ so với năm 2003 tương đương 8%, năm 2005 đạt 86.917 tỉ đồng tăng so với năm 2003 là 30.401 tỷ tương đương 1.53 lần, chiếm 60% tổng nguồn vốn. Đây là nguồn vốn trung và dài hạn, có tính ổn định cao, thuận lợi cho ngân hàng trong quản lí và lập kế hoạch. Song lãi suất của nguồn này thường cao hơn các nguồn khác, dẫn tới chi phí huy động cao hơn.
Tiết kiệm không kì hạn chiếm tỉ trọng tương đối trong tổng nguồn vốn huy động.Năm 2003, tiết kiệm không kì hạn đạt 20.01 tỉ đồng, năm 2004 đạt 26.854 tỷ, tăng so với năm trước là 6.844 tỉ tương đương 34%, năm 2005 đạt 34.324 tỉ tăng so với năm trước là 7.47 tỉ đồng tương đương 27.8%. Đây là tiền gửi chủ yếu từ các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức trên địa bàn huyện với mục đích dùng để thanh toán là chủ yếu, không có thời hạn xác định. Ưu điểm của nguồn này là lãi suất thấp nên chi phí huy động thấp, song không ổn định khó quản lí, không chủ động trong sử dụng vốn.
Nguồn vốn qua các năm tăng cao là do sự tăng trưởng cao của nguồn tiền gửi không kì hạn và có kì hạn trên 12 tháng.Trong những năm vừa qua các doanh nghiệp tổ chức trên địa bàn huyện luôn mở rộng quy mô, tăng cường hợp tác quan hệ với các đối tác bên ngoài, nên nhu cầu thanh toán qua ngân hàng tăng. Đồng thời do nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao, người dân tin tưởng vào sự phát triển ổn định của đất nứơc. Và do ngân hàng trong thời gian qua đã đưa ra mức lãi suất hấp dẫn người gửi tiền
Cơ cấu theo loại tiền
Bảng 3: Tình hình huy đông vốn phân theo loại tiền
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
Ngoại tệ(qui đổi)
2,063
4,173
8,763
Nội tệ
90.338
101.917
136.152
Tổng nguồn
92.401
106.09
144.915
Nguồn: phòng kế toán-ngân quĩ NHNo&PTNT Kinh Môn
Nguồn vốn huy động bằng nội tệ chiếm tỉ trọng và quy mô lớn trong các năm(năm 2003 chiếm 97,7% trong tổng nguồn vốn huy động được, năm 2004 chiếm 96%, năm 2005 chiếm 93,9%). Quy mô nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn huy động. Cả hai nguồn này đều có xu hướng tăng nhanh cả về số tuyệt đối và số tương đối. Nguồn vốn nội tệ năm 2003 đạt 90.338 tỷ đồng, đến năm 2004 đạt 101.917 tỷ đồng, năm 2005 đạt 136.152 tỷ đồng tăng so với năm 2003 là 45.814 tỉ tương đương 50.7%. Nguồn vốn huy động bằng tiết kiệm ngoại tệ chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động song nó có vai trò to lớn, góp phần tăng ngoại tệ cho thanh toán quốc tế, dự trữ quốc gia. Trong các năm qua nguồn vốn ngoại tệ tăng đều về số tương đối và tuyệt đối ( 2005 tăng 4,59 tỷ đồng về số tuyệt đối tương đương 109,9% về số tương đối so với năm 2004, 2004 tăng 2,11 tỷ về số tuyệt đối tương đương 102,3% về số tương đối so với năm2003).
Có thể coi đây là những thành công của chi nhánh trong việc huy động vốn. Đây là kết quả của sự nỗ lực cố gắng của toàn bộ ban lãnh đạo và nhân viên của chi nhánh. Thấy được tầm quan trọng của công tác huy động vốn, là cơ sở cho các hoạt động khác,coi nguồn vốn bằng nội tệ là chủ yếu nhưng đồng thời chú trọng đến nguồn vốn bằng ngoại tê của các tổ chức kinh tế và dân cư. Chi nhánh luôn cố gắng đáp ứng nhu cầu của người gửi tiền nhanh chóng và chính xác nhất, đồng thời luôn tư vấn cho khách hàng về các thủ tục, về lãi suất và các kì hạn gửi tiền, giúp khách hàng gửi tiền có sự lựa chọn tốt nhất cho riêng mình, đồng thời tạo niềm tin với khách hàng. Do nắm bắt được thời điểm nguồn vốn nhàn rỗi của nhân dân như sau các vụ mùa hay khi người nhà gửi tiền từ nước ngoài về để huy động tối đa vốn nhàn rỗi.
Cơ cấu theo thành phần kinh tế
Bảng 4:tình hình huy động vốn theo thành phần kinh tế tại NHNo&PTNT Kinh Môn năm 2003-2005
Đơn vị: tỉ đồng
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
2004/03
05/04
Vốn huy động từ dân cư
55.19
63.553
96.081
13.2%
51.18%
Vốn huy động từ các TCTD+KB
20.01
26.854
34.324
34.2%
27.8%
Vốn uỷ thác
17.201
15.620
14.510
Tổng nguồn vốn huy động
92.401
106.09
144.915
Qua bảng số liệu trên ta thấy, nguồn vốn qua các năm tăng trưởng không đều qua các năm cả vể số tương đối và số tuyệt đối. Trong năm 2004, nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế và kho bạc tăng 34.2% nhưng nguồn tiền gửi của dân cư tăng 13.2%. Qui mô nguồn tiền gửi của các tổ chức kinh tế tăng nhanh hơn tiền gửi dân cư, nhưng xét về số tuyệt đối thì nguồn tiền gửi dân cư vẫn tăng trưởng nhiều hơn. Cụ thể tiền gửi dân cư tăng 8.363 tỉ đồng còn tiền gửi của các tổ chức kinh tế tăng 6.844 tỉ đồng. Năm 2005, nguồn tiền gửi dân cư tăng nhanh vượt trội, đạt 96.081 tỉ đồng tăng so với năm 2004 là 55%. Còn tiền gửi của các tổ chức kinh tế cũng tăng thêm7.47 tỉ nhưng tốc độ tăng đã giảm chỉ còn 27.8% so với năm trứơc.
Có được những kết quả đó là do chi nhánh đã có những chiến lược phù hợp để thù hút vốn từ tầng lớp dân cư- là những khách hàng mục tiêu của ngân hàng. Hình ảnh về ngân hàng từng bước được cải thiện, nâmg cao uy tín nên được nhân dân tin tưởng gủi tiền. Đồng thời phản ánh thu nhập của nhân dân trong huyện đã được nâng cao, nhân dân thay đổi từ tích trữ tiền sang gửi tiền vào ngân hàng.
Do điều kiên kinh tế xã hội của huyện là một huyện nông nghiệp nên các tổ chức kinh tế trên địa bàn huyện là không nhiều. Tiền gửi từ các tổ chức kinh tế chỉ chíêm 1/3 trong tổng khối lượng huy động. Trong điều kiện nền kinh tế đang phát triển, các doanh nghiệp xuất hiện trên địa bàn huyện cũng tăng nhanh. Ngân hàng đã chủ động tạo mối quan hệ với các doanh nghiệp, tận dụng nguồn vốn nhàn rỗi của họ. Vì vậy tiền gửi của các tổ chức kinh tế liên tục tăng nhanh. Ưu điểm của nguồn tiền này là lãi suất huy động thấp, đồng thời ngân hàng còn thực hiện các nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt cho khách hàng bằng số tiền gửi trong ngân hàng, phát triển các dịch vụ khác của ngân hàng.
2.1.3.2 Cho vay
Bảng 5: Dư nợ tín dụng tại chi nhánh NHNo&PTNT Kinh Môn 2003-2005
Đơn vị : tỉ đồng
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
Dư nợ
76.948
91.896
124.861
tỉ trọng
100%
119.4%
162.3%
Nguồn : phòng kế toán ngân quỹ NHNo&PTNT Kinh Môn.
Dư nọcủa chi nhánh trong các năm đều tăng cả về số lượng và đi sâu vào chất lượng. Năm 2003, ngân hàng có quan hệ tín dụng với 4032 hộ gia đình, nhưng dến năm 2004 số hộ đã tăng lên là 4876 hộ và đến năm 2005 là 6125 hộ. Dư nợ năm 2004 tăng thêm 14.948 tỉ đồng tương đương 19.4%, doanh số cho vay năm 2005 tăng thêm 47.913 tỉ đòng tương đương 62.3% so với năm 2003.
Cơ cấu cho vay phân theo thời gian
Bảng 6: tình hình dư nợ tín dụng phân loại theo thời gian
Đơn vị: tỉ đồng
Chỉ tiêu
2003
2004
tỉ trọng tăng 04/03
2005
tỉ trọng tăng 05/04
Tổng dư nợ
76.948
91.896
19.4%
124.861
35.9%
Dư nợ ngắn hạn
32.428
41.568
28.2%
64.568
55.3%
Dư nợ trung và dài hạn
44.52
50.328
13.0%
60.293
19.8%
Nguồn: phòng kế toán ngân quỹ NHNo&PTNT Kinh Môn
Cả dư nợ ngắn hạn và dư nợ trung và dài hạn đều tăng qua các năm. tín dụng ngắn hạn tăng 28.2% trong năm 2004, đến năm, 2005 tín dụng ngắn hạn tăng trưởng nhanh chóng là 55.3% so với năm trứơc. Tỉ trọng dư nợ ngắn hạn cũng thay đổi qua các năm, 2003 chỉ chiếm 42% trong tổng dư nợ, năm 2004 chiếm 45% tổng dư nợ, nhưng đến năm 2005 chiếm 51.8% trong tổng nguồn huy động. Dư nợ trung và dài hạn năm 2003 đạt 44.52 tỉ đồng, năm 2004 là 50.328 tỉ tăng lên là 5.808 tỉ đồng tương đương 13%, năm 2005 dư nợ trung và dài hạn đạt 60.293 tỉ đồng tăng so với năm 2004 là 19.8%.
Dư nợ ngắn hạn có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn dư nợ trung và dài hạn cả về số tương đối và số tuyệt đối, và dần chiếm tỉ trọng cao nhất trong tổng dư nợ. Dư nợ trung và dài hạn có tăng trưởng qua các năm song tỉ lệ tăng trưởng không cao như tín dụng ngắn hạn.
Đó là kết quả của chính sách tín dụng. Kể từ năm 2003 trở lại đây, lãi suất có sự biến động liên tục. Lãi suất cơ bản đồng đô la Mỹ tăng trưởng liên tục từ 1% lên 4.5%/năm. Còn trong nước, các ngân hàng thương mại đang đua nhau tăng lãi suất. Nếu tài sản nhạy cảm của ngân hàng ít hơn nguồn vốn nhạy cảm, ngân hàng gặp rủi ro lãi suất. Để hạn chế rủi ro lãi suât, ngân hàng có chính sách hạn chế cho vay trung và dài hạn, tăng cho vay ngắn hạn để tăng tài sản nhạy cảm của ngân hàng. Đồng thời do người dân muốn vay thời gian ngắn để hưởng lãi suất thấp, đến hết kì hạn tín dụng, khách hàng vay tạm bên ngoài trả cho ngân hàng, sau đó tiếp tục vay lại.
Chất lượng tín dụng.
Bảng7: Tỷ lệ nợ quá hạn tại chi nhánh NHNo&PTNT Kinh Môn 2003-2005
Đơn vị: tỉ đồng
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
Tổng dư nợ
76.948
91.896
124.861
Nợ quá hạn
2.790
3.082
3.828
Tỉ lệ nợ qúa hạn
3.6%
3.3%
3.0%
Nguồn: Phòng kế toán ngân quĩ NHNo&PTNT Kinh Môn
Tỉ lệ nợ quá hạn năm 2003 là 3.6% tương đương 2.790 tỉ đồng về số tuyệt đối, năm 2004 tỉ lệ này là 3.3% tương đương 3.082 tỉ đồng. Đến năm 2005 tỉ lệ nợ quá hạn là 3.0% tương đương 3.828 tỉ đồng
Chất lượng tín dụng ngày càng được cải thiện tốt hơn thể hiện qua tỉ lệ nợ quá hạn giảm liên tục qua các năm. Đó là do ngân hàng đã có những biện pháp giảm thiểu rủi ro cụ thể như tăng cường công tác thẩm định hồ sơ vay vốn, đồng thời giám sát chặt chẽ tình hình sử dụng vốn vay, nếu có dấu hiệu vi phạm hoặc làm ăn không có hiệu quả sẽ có biện pháp kịp thời xử lí.
Các khoản nợ tín dụng trong năm qua tiếp tục phát sinh có nguyên nhân từ khách hàng nhưng cũng có cả nguyên nhân từ ngân hàng.
Nguyên nhân từ phía khách hàng: Do nhiều khách hàng của ngân hàng vay vốn để chăn nuôi gia cầm và kinh doanh các sản phẩm từ gia cầm nên đã bị thiệt hại nặng qua dịch cúm gia cầm, không có nguồn trả nợ cho ngân hàng, những khoản vay đó cũng được chính phủ chỉ đạo tạm thời chưa thu hồi. Ngoài ra một số khách hàng lần đầu chăn nuôi những loại đặc sản như ba ba, ếch do không có kinh nghiệm nên thất bại, không trả nợ được cho ngân hàng. Nhưng cũng có những khách hàng cố tình dây dưa kéo dài không chịu trả nợ.
Nguyên nhân về phía ngân hàng: Chất lượng Công tác thẩm định trong nhiều trường hợp món vay nhỏ chưa được chú trọng, đánh giá ý thức khách hàng chưa thực sự được coi trọng. Đội ngũ cán bộ tín dụng có nhiều cán bộ trẻ mới về công tác nên chưa có kinh nghiệm trong thẩm định, đòi nợ…
2.1.3.3. Hoạt động tài chính, thanh toán, ngân quĩ.
Thanh toán không dùng tiền mặt.
Các nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt chủ yếu của ngân hàng là chuyển tiền điện tử, chuyển khoản, phát hành và thanh toán séc, uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi,..Ngân hàng đã tổ chức thanh toán cho khách hàng nhanh gọn và không để xảy ra sai sót cả trong nước và nước ngoài. Nếu người gửi và người nhận trong cùng hệ thống Ngân hàng nông nghiệp, chỉ trong ngày hoặc ngày hôm sau sẽ nhận đựoc tiền, nếu khác hệ thống ngân hàng nhưng cùng trong lãnh thổ Việt Nam thì tối đa trong hai ngày sẽ nhận được tiền. Trong năm 2005, ngân hàng đã tổ chức thanh toán cho gần 2000 khách hàng, trong đó khối lượng chuyển tiền đi là 390 tỉ đồng và khối lượng chuyển tiền đến là 380 tỉ. Hoạt động thanh toán đã mang lại thu nhập cho chi nhánh là 500 triệu đồng.
Nghiệp vụ thanh toán ít gặp rủi ro, việc thực hiện đơn giản Hiện nay, ngân hàng đang cố gắng mở rộng hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt trở thành nghiệp vụ mang lại lợi nhuận đáng kể trong thu nhập.
Hoạt động tài chính.
Ngân hàng nông nghiệp Kinh Môn luôn cố gắng tăng thu, tiết kiệm chi phí để mang lại hiệu quả cao. Trong năm 2004, tổng thu cả năm đạt 12.03 tỉ đồng, trong đó thu từ lãi đạt 10.21 tỉ dồng, thu từ hoạt động tài chính đạt 0.5 tỉ đồng , thu phí ngoại bảng đạt 1.32 tỉ đồng. Tổng chi phí là 8.231 tỉ đồng, trong đó chi lãi là 7.248 tỉ đồng. Chênh lệch thu chi là 3.799 tỉ đồng. Năm 2005, tổng nguồn thu của ngân hàng đạt 15.562 tỉ đồng, thu lãi là 13.889 tỉ đồng, thu từ hoạt động khác là 1.673 tỉ đồng. Tổng chi là 11.531 tỉ đồng chi lãi là 10.955tỉ Chênh lệch thu chi là 4.031 tỉ đồng. Chênh lệch giữa thu-chi năm 2005 tăng hơn 6.1% so với năm 2004.
2.2. Thực trạng cho vay hộ sản xuất tại NHNo&PTNT huyện Kinh Môn.
2.2.1. Quy trình cho vay hộ sản xuất.
2.2.1.1. Đối tượng cho vay.
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn là ngân hàng phục vụ nhu cầu vốn cho ngành nông nghiệp, lâm, ngư nghiệp là chủ yếu. Khách hàng mục tiêu của ngân hàng là các hộ nông dân. Trong một số năm gần đây, ngân hàng đã mở rộng đối tượng cho vay như cho vay tiêu dùng, cho vay sản xuất kinh doanh dịch vụ, nhưng đối tượng cho vay chủ yếu vẫn là cây trồng vật nuôi và các dịch vụ cung cấp đầu vào cho sản xuất nông nghiệp.
Cây trồng.
Trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp Việt Nam, ngành trồng trọt vẫn đóng tỉ lệ cao nhất trong tổng giá trị. Tuy tỉ trọng đó có xu hướng giảm song nó vẫn còn ở mức độ cao từ 70-80% giá trị sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, đối tượng cho vay là cây trồng chiếm tỉ lệ cao trong cấp tín dụng. Các cây trồng bao gồm cả cây trồng ngắn ngày và dài ngày. Các cây trồng ngắn ngày có đặc điểm là chi phí bỏ ra thấp, vòng quay vốn nhanh. Hiện nay các cây trồng ngắn ngày đang được đầu tư quan tâm phát triển vì cho thu nhập cao,dễ chuyển đổi loại cây trồng khác nên hạn chế rủi ro. Bên cạnh đó phải kể đến các cây trồng lâu năm là thế mạnh của địa phương như vải Thiều, nhãn lồng, hồng không hạt…Những loại cây trồng này yêu cầu vốn bỏ ra trong thời gian đầu cao, nếu gặp vấn đề về tiêu thụ hay giá thành khó chuyển sang loại cây trồng khác, ví dụ như vải trong một số năm gần đây có giá thành rất thấp, người nông dân không
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36405.doc