Đề tài Mở rộng thị trường gia công xuất khẩu hàng may mặc tại công ty Cổ phần May 10

LỜI MỞ ĐẦU 2

CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG GIA CÔNG XUẤT KHẨU VÀ VÀI NÉT VỀ HOẠT ĐỘNG GIA CÔNG XUẤT KHẨU Ở VIỆT NAM 4

1. Một số vấn đề về mở rộng thị trường gia công xuất khẩu 4

1.1 Thị trường và mở rộng thị trường 4

1.1.1 Khái niệm thị trường 4

1.1.2 Chức năng của thị trường 4

1.1.3 Vai trò của thị trường 6

1.1.4 Một số vấn đề về mở rộng thị trường 6

1.2 Gia công xuất khẩu 11

1.2.1 Khái niệm về gia công xuất khẩu 11

1.2.2 Đặc điểm của hoạt động gia công xuất khẩu 12

1.2.3 Phân loại hoạt động gia công xuất khẩu 15

2 Vài nét về hoạt động gia công xuất khẩu tại Việt Nam 18

2.1 Tình hình chung về hoạt động gia công xuất khẩu tại Việt Nam 18

2.1.1 Kim ngạch gia công xuất khẩu 18

2.1.2 Phương thức gia công 19

2.1.3 Chủng loại hàng gia công 20

2.1.4 Thị trường gia công xuất khẩu của Việt Nam 20

2.2 Môi trường pháp lý cho hoạt động gia công xuất khẩu tại Việt Nam 21

2.2.1 Môi trường luật pháp trong nước 21

2.2.2 Luật pháp nước ngoài 23

2.3 Lợi ích của hoạt động gia công xuất khẩu đối với Việt Nam 24

2.3.1 Tạo nguồn thu ngoại tệ quan trọng 24

2.3.2 Thu hút lao động xã hội, góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp và tạo sự ổn định chính trị - xã hội 24

2.3.3 Góp phần tăng cường mối liên hệ sản xuất giữa các ngành 25

 

doc93 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1690 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Mở rộng thị trường gia công xuất khẩu hàng may mặc tại công ty Cổ phần May 10, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xuất khẩu giảm xuống 24,11% so với năm 2007. Trong tình hình mới này, công ty cần có các biện pháp cụ thể để tìm được các đơn đặt hàng mới, bên cạnh đó cần chú trọng phát triển thương hiệu của công ty, đặc biệt với sản phẩm xuất khẩu chủ đạo như sơ mi nam và veston để nâng cao được doanh thu và mở rộng thị trường, tạo ra sự phát triển ổn định cho công ty Doanh thu từ hoạt động bán hàng nội địa Bán hàng nội địa không phải là nguồn thu lớn nhất của công ty May 10. Nguồn thu này chỉ chiếm từ 15% - 20% doanh thu của toàn công ty nhưng đây lại là một nguồn doanh thu tiềm năng. Với dân số 89 triệu người và cuộc sống của người dân ngày càng được cải thiện sẽ gia tăng những nhu cầu làm đẹp cho bản thân, thị trường nội địa sẽ là thị trường rộng lớn nếu như công ty có thể xâm nhập và chiếm lĩnh. Doanh thu từ hoạt động bán hàng nội địa năm 2005 là 39,769 tỷ đồng, sang năm 2006, doanh thu này tăng lên 69,533 tỷ, tức tăng 29,764 tỷ đồng so với năm 2005. Đây cũng là năm mà doanh thu từ hoạt động bán hàng nội địa có sự tăng trưởng cao nhất. Năm 2007, doanh thu từ hoạt động này giảm xuống còn 65 tỷ đồng. Sang năm 2007 chỉ tiêu này giảm xuống không đáng kể nhưng sang năm 2008, chỉ tiêu này tăng lên nhanh chóng, đạt mức 97,7 tỷ đồng, tăng hơn so với năm 2007 32,7 tỷ đồng tương ứng với tăng 50,3%. Để có được kết quả này, công ty đã thực hiện nhiều biện pháp để kích thích sức mua tại thị trường nội địa. Trong năm 2008, công ty đã mở rộng phân phối bằng cách mở thêm các đại lý, chú ý phát triển thương hiệu của công ty bằng việc quảng cáo, in logo của công ty lên các túi xách bán hàng, các cửa hiệu đại lý và tổ chức tài trợ cho các hoạt động xã hội khác. Chính nhờ những nỗ lực này mà doanh thu từ thị trường nội địa đã tăng lên nhanh chóng. 2.2 Thực trạng hoạt động gia công hàng may mặc xuất khẩu của công ty Cổ phần May 10 2.2.1 Quy trình thực hiện hợp đồng gia công tại công ty CP May 10 Hiện nay, mặc dù hoạt động kinh doanh chủ yếu của công ty là xuất khẩu ra thị trường nước ngoài nhưng hoạt động gia công hàng may mặc xuất khẩu chiếm một vai trò rất lớn trong việc duy trì các khách hàng truyền thống và mở rộng khách hàng mới. Việc tổ chức thực hiện hợp đồng gia công xuất khẩu tại công ty diễn ra qua rất nhiều bước: Tổ chức mua hoặc nhập khẩu nguyên phụ liệu, tổ chức sản xuất, xuất hàng, khiếu nại (nếu có), thanh khoản hợp đồng với Hải quan, Những bước nghiệp vụ trên có liên quan mật thiết và chi phối lẫn nhau nhưng chủ yếu công ty thực hiện hợp đồng gia công qua các bước sau: 2.2.1.1 Ký kết hợp đồng Việc ký kết hợp đồng gia công của công ty do ban Marketing và phòng kế hoạch chịu trách nhiệm ký kết và thực hiện. Khi khách hàng có yêu cầu đặt gia công thì các bộ phận này sẽ phụ trách ký hợp đồng với khách hàng đó. - Nếu là khách hàng quen thuộc của công ty và đã đặt hàng với số lượng lớn trong một thời gian dài thì những hợp đồng này sẽ được gửi cho cán bộ phụ trách đơn vị đó. Các cán bộ này sẽ chịu trách nhiệm làm hợp đồng dựa trên sự thỏa thuận về các điều khoản giữa hai bên. Nếu là khách hàng mới thì việc chào giá gia công sẽ được tiến hành theo từng bước. Cán bộ nguồn hàng sẽ gửi email chào giá với khách hàng. Nếu bên khách hàng không chấp nhận giá đó thì các cán bộ phụ trách sẽ tiến hành lấy chính bản chào giá của khách hàng làm thành phiếu yêu cầu, kẹp vào tập hồ sơ và đưa lên cho trưởng phòng kế hoạch và các phó phòng phụ trách gia công để xem xét. Trưởng phòng kế hoạch và các phó phòng sẽ xem xét các yêu cầu của bên khách hàng, trong đó có các yêu cầu thiết yếu như thời hạn giao hàng, số lượng, đơn giá, chất lượng, bên cung cấp nguyên phụ liệu, Nếu xét thấy công ty có thể đáp ứng được những yêu cầu đó thì trưởng phòng kế hoạch sẽ làm một bản kế hoạch trình lên tổng giám đốc xem xét. Nếu Tổng giám đốc đồng ý thì sẽ e-mail cho bên khách hàng. Nếu bên khách hàng vẫn không đồng ý thì hai bên có thể gặp nhau và đàm phán. Sau khi đạt được các thoả thuận giữa hai bên, các cán bộ phụ trách dựa vào các thoả thuận mà hai bên đã đạt được để tiến hành soạn thảo hợp đồng trình lên cho trưởng phòng kế hoạch kiểm tra và trình lên cho giám đốc ký. Sau khi kí kết hợp đồng, các cán bộ phụ trách phải theo dõi quá trình thực hiện, nếu bên nào có phát sinh yêu cầu mới thì sẽ được đưa vào phiếu yêu cầu để xem xét và đàm phán. 2.2.1.2 Nhập khẩu nguyên phụ liệu Thông thường Hải quan tạo thuận lợi cho việc mua nguyên phụ liệu tại thị trường Việt Nam, không hạn chế về số lượng. Tuy nhiên, nguyên phụ liệu để sản xuất của công ty chủ yếu là do nước ngoài cung cấp, công ty chỉ chủ động mua chỉ may và bao bì đóng gói tại thị trường Việt Nam. Sau khi nhận được bộ chứng từ để nhận nguyên phụ liệu do bên đặt gia công gửi đến, công ty sẽ nhanh chóng làm các thủ tục để nhận hàng. Khai báo Hải quan: Nhân viên phòng xuất nhập khẩu của công ty khi làm các thủ tục Hải quan sẽ xuất trình bộ hồ sơ để làm thủ tục nhập hàng, đồng thời tiến hành kê khai chi tiết lên các tờ khai để kiểm tra các giấy tờ cần thiết. Xuất trình hàng hoá: Công ty nhập nguyên phụ liệu theo điều kiện CIF Cảng Hải Phòng nên sẽ nhận hàng ở Cảng đến, làm phiếu chuyển tiếp để chuyển lô hàng về công ty. Mọi chi phí vận chuyển đều do công ty chịu và sau này sẽ tính vào chi phí gia công. Đơn vị Hải quan quản lý hoạt động gia công của công ty sẽ tiến hành kiểm tra nguyên phụ liệu tại kho của công ty. Khi kiểm tra hàng hóa, Hải quan phải lấy mẫu nguyên liệu chính và phụ liệu có giá trị lớn để làm cơ sở đối chiếu khi làm thủ tục xuất khẩu sản phẩm. Mẫu hàng được cán bộ Hải quan và đại diện công ty cùng lấy, ghi rõ trên mẫu hàng hoặc chứng từ kèm theo mẫu về tên nguyên phụ liệu, số hiệu hợp đồng, mã hàng, số tờ khai, số lượng mẫu, mẫu được niêm phong cùng với chứng từ kèm và công ty bảo quản để xuất trình khi làm thủ tục xuất khẩu sản phẩm. Ngoài ra, công ty cũng có thể nhập khẩu hàng mẫu để làm mẫu gia công, hàng này chỉ được sử dụng với mục đích làm mẫu và không chịu thuế nhập khẩu, song khi kiểm tra hàng thì Hải quan phải đóng dấu hoặc viết lên sản phẩm đó chữ “ Hàng mẫu”. Cần lưu ý tới khâu nhập nguyên phụ liệu này bởi nếu sai sót có thể ảnh hưởng rất nhiều tới tiến độ thi công hợp đồng cũng như chất lượng sản phẩm. Ví dụ như công tác nhận nguyên liệu may áo Jacket cho một công ty của Nga, khi kiểm hóa nguyên phụ liệu, người giám định đã không chú ý tới những chấm nhỏ xuất hiện trên mặt vải của một số lô hàng nên khi đem vải đi sản xuất, tổ may đã phải ngừng làm việc trong nhiều giờ để xin ý kiến cấp trên. Điều này không những làm chậm thời gian thi công mà còn lãng phí rất nhiều nhân lực. Như vậy sau khi hoàn tất các thủ tục cũng như việc tiếp nhận nguyên phụ liệu từ bên đặt may gia công thì công ty tiến hành tổ chức sản xuất gia công sản phẩm theo yêu cầu đã thỏa thuận. 2.2.1.3 Tổ chức gia công hàng hóa Để tổ chức sản xuất một đơn hàng tại công ty May 10 lần lượt phải thực hiện các bước như thiết kế mẫu, giác mẫu, sản xuất thử, sản xuất đại trà, Tuy nhiên để thuận lợi cho quá trình tìm hiểu, trong bài báo cáo này chỉ xin trình bày những bước cơ bản của việc tiến hành sản xuất tại công ty. Trước khi bắt đầu sản xuất hàng loạt thì công ty phải sản xuất mẫu (mỗi mã hàng một chiếc) để xuất sang cho bên gia công xét duyệt. Hàng mẫu này cũng tương tự như mẫu nhập về. Hải quan sau khi kiểm tra sẽ đóng dấu hoặc viết lên sản phẩm chữ “Hàng mẫu”. Mẫu gửi đi sau khi được đối tác chấp thuận hay chỉnh sửa, công ty sẽ tiến hành gia công sản phẩm. Căn cứ vào các tác nghiệp kỹ thuật mà khách hàng cung cấp và thời hạn giao hàng, công ty sẽ lên kế hoạch sản xuất cho từng công đoạn. -Thiết kế mẫu - Sản xuất thử mẫu - Xác định các yêu cầu kỹ thuật - Thiết kế bản giác - Tập kết nguyên vật liệu - Phát lệnh sản xuất - Tiến hành may theo dây chuyền (may chi tiết) - Cắt bán thành phẩm, phôi mẫu - Cắt thô - Cắt chi tiết - Kiểm tra lần cuối sản phẩm - Đóng gói sản phẩm - Phân loại sản phẩm - Giặt, là hơi toàn bộ sản phẩm - Nhập kho sản phẩm Sơ đồ 2: Quy trình sản xuất hàng gia công xuất khẩu tại công ty CP May 10 Để sản xuất ra một sản phẩm may mặc hoàn chỉnh lần lượt phải qua các bước chính sau: - Trước khi xuất kho nguyên vật liệu dùng cho sản xuất thì cán bộ phòng xuất nhập khẩu cân đối sản lượng nguyên phụ liệu, xác định định mức tiêu hao nguyên phụ liệu. Thông thường tỷ lệ hao hụt nguyên phụ liệu khách hàng cung cấp cho công ty là 3 – 5%, nhưng các cán bộ phòng xuất nhập khẩu xem xét tình hình sản xuất thực tế và quy định cho xưởng sản xuất là bao nhiêu, có thể nhỏ hơn so với định mức mà khách hàng cho ta. Đó chính là phần lãi của công ty nếu công ty vẫn đảm bảo khối lượng và chất lượng hàng giao. - Thiết kế mẫu: Trên cơ sở mẫu chuẩn hai bên đồng ý, bộ phận thiết kế mẫu có nhiệm vụ nghiên cứu dựa vào những tài liệu và thông số kỹ thuật mà người đặt hàng gửi đến để đưa ra những mẫu cứng chi tiết cho từng bộ phận của sản phẩm. - Giác mẫu: Đây là khâu quan trọng nên công ty luôn cử cán bộ kỹ thuật giỏi hoặc có chuyên gia kỹ thuật nước ngoài trực tiếp tiến hành căn chỉnh và tính toán chính xác sao cho khi cắt vải phải đúng theo chiều vải, tránh gây tình trạng lãng phí và ngược chiều vải. - Cắt và chế biến: Những mẫu cứng được duyệt sẽ được dựa vào giáp lên nguyên liệu vải. Khi tiến hành cắt hàng loạt để tạo ra bán thành phẩm tại các phân xưởng may thì các lớp vải cắt phải được đặt cố định và các lớp vải phải được sắp xếp rất phẳng, tránh không cho các nếp vải giữa và mẫu vải được đặt cố định khi tiến hành cắt vải. Bán thành phẩm khi đã được chế biến đồng bộ sẽ được đưa vào dây chuyền sản xuất để may giáp thân. - Kiểm tra chất lượng của bộ phận QA: Ở khâu này nếu thực hiện tốt, không bỏ qua những sản phẩm không đủ chất lượng thì sẽ tạo được uy tín đối với khách hàng. Vì thế, hàng hóa được kiểm tra về chất lượng, mẫu mã, số lượng theo yêu cầu đã được quy định sẵn. Đây là khâu rất quan trọng vì nhiều khi sản phẩm may xong chỉ có một vài lỗi nhỏ phía đối tác cũng có thể dựa vào đó để trừ tiền gia công của mình. Do đó các cán bộ kiểm tra sẽ xem xét thật kỹ lưỡng tới từng mũi chỉ, chiếc cúc bấm, Sau khi thành phẩm được kiểm tra xong thì cho đóng gói sản phẩm vào bao bì và nhập kho chuẩn bị sẵn sàng để giao cho khách hàng. 2.2.1.4 Tổ chức xuất khẩu hàng hóa Khi xuất khẩu thành phẩm gồm có các công việc như sau: Thuê tàu (nếu đối tác yêu cầu), xuất trình giấy phép xuất khẩu để làm thủ tục Hải quan xuất hàng, giục đối tác mở L/C thanh toán, giao hàng lên phương tiện, thủ tục khiếu nại và giải quyết khiếu nại. Tuy nhiên với tư cách là người nhận gia công hàng hóa cho nước ngoài thì việc xuất khẩu thành phẩm của công ty thường là: - Làm thủ tục xuất hàng: Trước khi hàng xuống tàu, công ty phải làm thủ tục khai báo Hải quan và thông qua bộ hồ sơ đăng ký làm thủ tục Hải quan gồm: + Hợp đồng gia công đã đăng ký với Hải quan + Phụ lục tờ khai Hải quan + Định mức tiêu hao nguyên phụ liệu + Hóa đơn thương mại + Bảng kê chi tiết hàng hóa + Mã số thuế của doanh nghiệp + Sổ theo dõi hàng gia công đã đăng ký với Hải quan + Đăng ký kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp + Giấy giới thiệu của doanh nghiệp Sau khi xuất trình bộ hồ sơ để Hải quan kiểm tra thì công ty xuất trình hàng hóa để Hải quan kiểm tra. Hải quan sẽ dựa vào các chứng từ hiện có, tiến hành đối chiếu giữa mẫu nguyên phụ liệu đã được lưu giữ và thành phẩm rồi cho công ty được xuất hàng. Sau khi kiểm tra nếu hợp lệ thì cán bộ Hải quan sẽ cho kẹp chì container. Nếu là nguyên container thì hàng hóa được kẹp chì tại công ty, còn nếu hàng hóa không đủ container thì kẹp chì tại cảng. Khi hàng được đưa lên tàu, cán bộ xuất nhập khẩu lập bộ chứng từ hàng xuất theo yêu cầu của khách hàng. Thông thường bộ chứng từ này gồm có: + Giấy phép xuất khẩu + Giấy chứng nhận xuất xứ + Vận đơn + Hóa đơn thương mại + Bản kê chi tiết đóng gói. Bộ chứng từ này được lập thành hai bản, một bản gốc gửi cho khách hàng, một bản gốc gửi cho ngân hàng để thanh toán, cán bộ công ty chỉ giữ một bản phô tô. Trường hợp nguyên liệu chính còn phải trải qua một quá trình xử lý trước khi đưa vào sản xuất (như nhuộm, hấp,) mà hình thức không còn như khi nhập khẩu thì công ty phải có văn bản thông báo với Hải quan và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc sử dụng đúng nguyên phụ liệu nhập khẩu để sản xuất ra sản phẩm xuất khẩu. Hải quan sẽ căn cứ vào tính chất của nguyên liệu để đối chiếu, nếu vẫn có nghi vấn thì yêu cầu giám định. Sau khi kiểm tra hàng hóa, hải quan sẽ cho phép xuất hàng nếu hàng hợp lệ. Công ty thường xuất hàng gia công theo điều kiện FOB cảng Hải Phòng. - Thanh toán: Việc tiến hành thanh toán sau khi giao hàng là rất nhanh chóng vì khách hàng đặt gia công của công ty chủ yếu là khách hàng truyền thống nên phương thức thanh toán chủ yếu là dùng chuyển tiền (T/T) Khi có khách hàng mới, mức độ đảm bảo tin cậy chưa cao thì công ty dùng phương pháp thanh toán bằng thư tín dụng. Theo phương pháp này thì trước khi xuất hàng công ty sẽ báo cho bên đặt gia công để giục họ mở LC tại ngân hàng của bên đặt gia công (thông thường là trước khoảng 15 – 20 ngày). Sau khi mở xong LC, ngân hàng bên đặt gia công sẽ chuyển qua cho ngân hàng của Công ty – Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam và ngân hàng này báo lại cho công ty để công ty tiến hành xuất hàng và gửi chứng từ như theo yêu cầu. Khi bên đặt gia công chấp nhận trả tiền (thường là 10 ngày sau khi giao hàng) ngân hàng của bên đặt gia công sẽ chuyển tiền vào tài khoản của công ty. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có tranh chấp xảy ra hoặc có khiếu nại về số lượng hoặc chất lượng hàng hoá cũng như chất lượng của nguyên phụ liệu thì hai bên sẽ cố gắng tự hoà giải để tránh việc phải đưa ra giải quyết tại hội đồng trọng tài quốc tế. 2.2.1.5 Thanh khoản hợp đồng gia công Thời gian thanh khoản hợp đồng gia công đối với doanh nghiệp may mặc là không quá 3 tháng kể từ khi kết thúc hợp đồng. Việc thanh khoản hợp đồng sẽ do cán bộ phụ trách mặt hàng thực hiện. Thời gian công ty tiến hành thanh khoản với chi cục Hải Quan đầu tư gia công Hà Nội thường từ 1 – 2 tháng sau khi hợp đồng kết thúc. Chi cục Hải Quan đầu tư gia công Hà Nội sẽ tiếp nhận hồ sơ và giải quyết cho công ty số nguyên phụ liệu thừa thiếu trong hợp đồng như sau: Nếu nguyên phụ liệu thừa với số lượng lớn, công ty sẽ xuất trả lại cho bên đặt gia công nếu bên đặt gia công yêu cầu. Nếu nguyên phụ liệu thừa với số lượng nhỏ mà chủ hàng không muốn nhận lại thì họ tặng cho công ty hoặc biếu tặng cho các tổ chức từ thiện. Trường hợp nguyên vật liệu thừa do công ty tiết kiệm được từ hoạt động sản xuất hàng gia công thì số nguyên phụ liệu đó có thể được tung ra bán ở thị trường nội địa. Công ty có thể mua lại nguyên phụ liệu thừa với điều kiện phải có văn bản xác nhận quyền sử dụng nguyên phụ liệu đó. Nếu nguyên phụ liệu thiếu thì công ty phải chứng minh được số nguyên phụ liệu thiếu trong sản xuất mà công ty đã mua trong nước để thay thế, đồng thời phải tính thêm chi phí cho số nguyên phụ liệu bù thêm. Nếu nguyên phụ liệu là phế phẩm không sử dụng được thì phải được tiêu huỷ dưới sự giám sát của Hải Quan. Trên đây là toàn bộ quá trình thực hiện hợp đồng gia công quốc tế tại công ty cổ phần May 10. Trên thực tế hoạt động gia công của công ty luôn thực hiện đúng theo yêu cầu trong hợp đồng nên được các đối tác rất tin cậy. Đây cũng là một thế mạnh của công ty. 2.2.2 Doanh thu của hoạt động gia công Bảng 3: Doanh thu các mặt hàng gia công xuất khẩu năm 2005-2008 Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Doanh thu gia công XK 125,361 100 135,092 100 156,62 100 122,72 100 Áo sơ mi nam 25,22 20,12 31,53 23,34 41,39 26,43 33,26 27,1 Áo sơ mi nữ 9,99 7,97 11,02 8,16 15,44 9,85 12,64 10,34 Áo veston 24,88 19,85 23,17 17,15 30,26 19,32 23,54 19,22 Quần âu 26,51 21,15 25,30 18,73 36,29 23,17 27,32 22,18 Áo Jacket 8,93 7,12 7,75 5,74 8,39 5,36 6,21 5,06 Quần áo ngủ 14,97 11,94 18,272 13,52 8,19 5,23 4,23 3,45 Áo Tshirt 14,861 11,85 18,05 13,36 16,66 10,64 15,52 12,65 (Nguồn: Bảng báo cáo kết quả kinh doanh của công ty qua các năm) Gia công là hoạt động chính mang lại doanh thu cho công ty cổ phần May 10. Sự tăng lên của doanh thu có đóng góp rất lớn từ hoạt động gia công xuất khẩu. Doanh thu gia công xuất khẩu qua 3 năm 2005– 2008 không ngừng tăng lên, năm 2006 là 135,092 tỷ đồng tăng 9,731 tỷ, tương đương 7,8% so với năm 2005, năm 2007 doanh thu tăng 15,93% so với năm 2006. Tuy nhiên, sang năm 2008 do có sự khó khăn về thị trường quốc tế nên doanh thu giảm mạnh. Năm 2008, doanh thu gia công xuất khẩu giảm mạnh do các đơn đặt hàng gia công từ thị trường quốc tế giảm. Doanh thu gia công quốc tế của công ty giảm 33,9 tỷ đồng so với năm 2007, tương ứng giảm 21,64%. Các mặt hàng gia công xuất khẩu trong 3 năm 2005 – 2007 tăng doanh thu đáng kể, trừ mặt hàng quần áo ngủ và áo Tshirt có giảm vào năm 2007 do hai mặt hàng này không được các bạn hàng đặt hàng mà thay vào đó là các hợp đồng gia công hàng sơ mi nam, sơ mi nữ và quần âu. Trong 3 năm 2005 – 2007 doanh thu của 3 mặt hàng này tăng mạnh. Doanh thu gia công xuất khẩu từ áo sơ mi nam tăng từ 25,22 tỷ đồng năm 2005 lên 31,53 năm 2006, tương ứng với tăng 25% so với năm 2005. Năm 2007, doanh thu gia công xuất khẩu từ mặt hàng này tăng thêm 9,86 tỷ đồng so với năm 2006. Tuy nhiên, sang năm 2008, doanh thu từ mặt hàng này giảm mạnh, chỉ còn 33,26 tỷ đồng, giảm 8,13 tỷ đồng so với năm 2007. Mặt hàng áo sơ mi nữ tuy chiếm tỷ trọng ít hơn trong tổng doanh thu gia công xuất khẩu nhưng cũng có sự tăng mạnh trong 3 năm đó. Năm 2005, doanh thu từ mặt hàng này là 9,99 tỷ đồng, sang năm 2006 tăng lên là 11,02 tỷ đồng, tương ứng tăng 1,03 tỷ. Sang năm 2007, doanh thu từ mặt hàng này tiếp tục tăng lên 15,44 tỷ đồng, tăng 4,42 tỷ so với năm 2006. Áo veston có sự tăng trưởng không ổn định qua 4 năm. Năm 2005, doanh thu của áo veston đạt 24,88 tỷ đồng. Sang năm 2006, doanh thu giảm nhẹ, chỉ còn 23,17 tỷ đồng. Năm 2007, doanh thu của áo veston tăng mạnh, đạt 20,26 tỷ đồng, tăng 7,09 tỷ so với năm 2006. Năm 2008 là năm khó khăn với tất cả các mặt hàng và áo veston không phải là ngoại lệ. Năm 2008, doanh thu này giảm xuống chỉ còn 23,54 tỷ, tương ứng giảm 6,72 tỷ. Năm 2008, tất cả các mặt hàng gia công xuất khẩu của công ty đều giảm mạnh. Sự khó khăn trong thị trường quốc tế đã làm cho các đơn đặt hàng gia công giảm, khiến cho tất cả các mặt hàng gia công của công ty giảm từ 6,8% đến 48,35%, trong đó quần áo ngủ giảm mạnh nhất (48,35%), áo Tshirt giảm ít nhất (6,8%). Doanh thu tất cả các mặt hàng giảm đã khiến cho tổng doanh thu gia công xuất khẩu giảm xuống 21,64% so với năm 2007. Doanh thu của các mặt hàng gia công tuy chủ yếu là tăng lên nhưng luôn có sự biến động qua các năm, do vậy công ty cần phải duy trì được các khách hàng cũ và tìm được các khách hàng mới để tăng doanh thu, tăng các mặt hàng thế mạnh của công ty đã có trên thị trường xuất khẩu. Qua bảng doanh thu gia công xuất khẩu của công ty cổ phần May 10, chúng ta thấy các mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất của công ty trong gia công là áo sơ mi nam, quần âu, veston, áo sơ mi nữ. Đây là một điều tất yếu vì các mặt hàng này của công ty được đánh giá cao bởi chất lượng và đã có uy tín trên thị trường trong nước và thế giới. 2.2.3 Cơ cấu các mặt hàng gia công xuất khẩu Bảng 4: Cơ cấu các mặt hàng gia công của công ty 2005 – 2008 Đơn vị: Nghìn chiếc Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % GC Xuất khẩu 10.169 100 13.428 100 13.729 100 9.434 100 Áo sơ mi nam 1.965 19,33 2.741 20,41 3.477 25,33 2.579 27,34 Áo sơ mi nữ 848 8,34 1.013 7,55 1.427 10,4 1.185 12,56 Áo veston 1.535 15,1 1.662 12,38 1.787 13,02 1.388 14,72 Quần âu 1.745 17,16 1.806 13,45 2.545 18,54 1.721 18,25 Áo Jacket 521 5,13 2.097 15,62 456 3,32 538 5,71 Quần áo ngủ 2.019 19,85 1.912 14,24 2.320 16,9 777 8,24 Áo Tshirt 1.533 15,09 2.193 16,35 1.714 12,49 1.243 13,18 (Nguồn: Phòng kế hoạch của công ty cổ phần May 10) Gia công quốc tế chiếm một vị trí rất quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần May 10. Hoạt động này luôn mang lại doanh thu tăng với tỷ trọng cao trong tổng doanh thu của cả công ty. Để hiểu rõ hơn về tình hình gia công quốc tế của công ty cổ phần May 10, chúng ta đi tìm hiểu chi tiết về cơ cấu các mặt hàng mà công ty tham gia gia công để từ đó đánh giá hiệu quả hoạt động gia công quốc tế của công ty. Trước hết, qua bảng số liệu trên chúng ta có thể thấy mặt hàng chủ lực của công ty trong hoạt động gia công xuất khẩu là các mặt hàng áo sơ mi nam, áo veston, quần âu và áo sơ mi nữ. Các mặt hàng trên luôn chiếm sản lượng cao trong tỷ trọng sản xuất của công ty. Sản lượng gia công hàng quốc tế chiếm một tỷ trọng khá lớn trong sản lượng sản xuất của công ty. Điều này cho thấy hoạt động gia công quốc tế của công ty cổ phần May 10 đóng một vai trò rất quan trọng trong hoạt động gia công nói riêng và hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty nói chung. Trong các mặt hàng mà công ty nhận gia công xuất khẩu, mặt hàng đầu tiên cần nhắc đến là mặt hàng áo sơ mi nam. Tỷ lệ áo sơ mi nam xuất khẩu có xu hướng tăng qua 4 năm. Năm 2005, áo sơ mi nam chiếm 19,33% tổng sản lượng thì sang năm 2006, tỷ lệ này là 20,41%, tương ứng tăng 5,59% so với năm 2005. Năm 2007 tỷ lệ áo sơ mi nam trong tổng sản lượng của công ty là 25,33%, tăng trưởng 24,1% so với năm 2006. Sang năm 2008, tuy sản lượng của áo sơ mi nam giảm nhưng tỷ lệ sản lượng sản xuất so với tổng sản lượng vẫn tăng, đạt 27,34%. Như vậy, có thể thấy rằng áo sơ mi nam đang dần khẳng định được vị trí chủ lực của mình trong hoạt động gia công xuất khẩu của công ty. Tuy nhiên, công ty CP May 10 vẫn cần phải tìm ra các biện pháp nhằm đẩy mạnh hơn nữa sự phát triển của sản phẩm này. Tương tự như mặt hàng áo sơ mi nam, áo sơ mi nữ cũng có sự tăng trưởng trong tổng sản phẩm gia công xuất khẩu. Năm 2005, tỷ lệ áo sơ mi nữ xuất khẩu của công ty cổ phần May 10 là 8,34% thì đến năm 2008, chỉ tiêu này đã tăng lên 12,56%. Tuy năm 2006, tỷ lệ này có giảm nhưng xét trong cả thời kì 2005 – 2008 thì tỷ lệ áo sơ mi nữ trong tổng sản lượng vẫn tăng cao. Vì vậy, việc sản xuất áo sơ mi nữ trong thời gian vừa qua vẫn có sự phát triển rõ rệt. Tỷ lệ mặt hàng áo veston trong tổng sản lượng gia công xuất khẩu không ổn định qua các năm. Năm 2005, tỷ lệ này là 15,1%, năm 2006 giảm xuống chỉ còn 12,38%, năm 2007 tăng lên là 13,02% và năm 2008 tỷ lệ này 14,72%. Cùng với áo sơ mi nam, quần âu cũng là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của công ty May 10 trong gia công hàng may xuất khẩu bởi mặt hàng này là một mặt hàng truyền thống của công ty, đã có uy tín và thương hiệu trên thị trường quốc tế. Tuy tỷ lệ mặt hàng này trong tổng sản lượng không ổn định nhưng đây vẫn là một mặt hàng thế mạnh của công ty. Áo Jacket là một sản phẩm có tỷ lệ không ổn định nhất trong tất cả các mặt hàng vì đây là mặt hàng sản xuất khó, đòi hỏi công nhân phải có tay nghề cao. Mặt khác, việc sản xuất áo Jacket phải qua nhiều công đoạn, hơn nữa đây lại là mặt hàng công ty mới tiến hành sản xuất nên tỷ lệ của mặt hàng này không ổn định là điều khó tránh khỏi. Quần áo ngủ là mặt hàng có số lượng lớn nhưng giá trị gia công không cao nên những năm gần đây, công ty đã hạn chế nhận những đơn đặt hàng sản xuất mặt hàng này. Do vậy, tỷ lệ sản lượng quần áo ngủ gia công đã giảm đi rõ rệt, từ 19,85% năm 2005 xuống còn 8,24% năm 2008. Áo Tshirt chiếm khoảng 10 – 15% tổng sản lượng của toàn công ty. Đây là mặt hàng công ty sản xuất không ổn định vì mặt hàng này không phải là mặt hàng sản xuất chủ đạo của công ty. Nếu như trong 3 năm 2005 – 2007, hầu như tất cả các mặt hàng đều có sự tăng trưởng trong sản lượng thì sang năm 2008, tất cả các mặt hàng đều giảm sản lượng, chỉ có áo Jacket là tăng lên nhưng số lượng không đáng kể. Điều này cho thấy cuộc khủng hoảng kinh tế đã tác động rất lớn tới hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Đây là khó khăn chung đối với ngành may mặc vì vậy công ty cần có những chính sách để thích nghi với tình hình mới, tránh bị bị động với những tác động tiêu cực của thị trường. Đối với các mặt hàng gia công xuất khẩu chủ lực như áo sơ mi nam nữ, áo veston, quần âu, công ty cần giữ vững, duy trì trình độ, năng lực sản xuất như hiện nay để đảm bảo chất lượng, đáp ứng được tiêu chuẩn của khách hàng. Đối với các mặt hàng khác, công ty cần xem xét, nếu có đủ điều kiện sản xuất và mặt hàng sản xuất có giá trị gia công cao thì sẽ tìm kiếm đối tác gia công để ký kết hợp đồng sao cho sử dụng hết năng lực sản xuất để sản xuất có hiệu quả hơn, mang lại lợi nhuận nhiều hơn cho công ty. Tuy nhiên, trong quá trình gia công cho các bạn hàng nước ngoài, công ty cũng nên học hỏi các cách thức quản lý cũng như trình độ thiết kế để nâng cao năng lực của mình, tạo bước tiến vững chắc để thực hiện mục tiêu xuất khẩu trực tiếp ra thị trường thế giới. 2.3 Thị trường gia công xuất khẩu hàng may mặc và công tác mở rộng thị trường gia công xuất khẩu của công ty CP May 10 2.3.1 Thị trường gia công xuất khẩu của cô

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc2136.doc
Tài liệu liên quan