Đề tài mở rộng tín dụng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Mỹ Hào

I.LỜI MỞ ĐẦU 1

II.NỘI DUNG 2

CHƯƠNG 1:HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ MỞ RỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (NHTM) 2

1.1. Hoạt động tín dụng của NHTM. 2

1.1.1. Khái niệm và đặc trưng cơ bản của tín dụng Ngân Hàng 2

1.1.1.1. Khái niệm tín dụng và hoạt động tín dụng trong Ngân Hàng. 2

 1.1.1.2. Đặc trưng cơ bản của tín dụng ngân hàng. 3

 1.1.1.2.1.Yếu tố lòng tin 3

1.1.1.2.2.Tính thời hạn và tính hoàn trả 3

1.1.2. Phân loại tín dụng. 4

 1.1.2.1.Phân loại theo thời gian. 4

1.1.2.2. Phân loại theo hình thức tài trợ. 5

 1.1.2.3. Phân loại theo hình thức đảm bảo. 5

 1.1.2.4. Phân loại theo rủi ro. 6

1.1.2.5. Phân loại khác. 7

 1.1.3. Vai trò của tín dụng đối với sự phát triển của Ngân Hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung. 7

1.2. Tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh 8

 1.2.1. Doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong nền kinh tế 8

1.2.1.1. Khái niệm doanh nghiệp ngoài quốc doanh. 8

1.2.1.2. Đặc điểm và thực trạng các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở nước ta hiện nay 9

1.2.1.2.1. Doanh nghiệp ngoài quốc doanh mang tính chất tư hữu. 9

 

doc88 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1285 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài mở rộng tín dụng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Mỹ Hào, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỹ. *>Phòng kinh doanh :gồm 17 cán bộ trong đó có 1 trưởng phòng và 1 phó phòng. + Phòng kinh doanh chủ yếu đảm nhiệm nghiệp vụ tín dụng, có chức năng quản lý điều hành chỉ đạo thực hiện các chủ trương về công tác tín dụng. + Trực tiếp đi thẩm định các dự án có quy mô sản xuất vừa và lớn, tập trung các thông tin đã thu thập được để từ đó phân tích, đưa ra những phương hướng thực hiện công tác tín dụng tháng tới, cả năm và năm tới. + Đề xuất ý kiến cho vay hay không cho vay đối với các dự án thuộc quyền hạn của mình + Cố vấn cho ban giám đốc trong quá trình đưa ra quyết định cho vay hay không cho vay các dự án vượt quá quyền hạn của mình. *> Phòng hành chính :gồm 6 cán bộ: Trực tiếp lo đời sống của nhân viên về vật chất cũng như tinh thần trong toàn bộ hệ thống cơ quan, tổ chức các hội thi về tay nghề cũng như phong trào văn hoá, văn nghệ của cơ quan để giảm bớt sự mệt mỏi trong những ngày làm việc căng thẳng và tăng thêm sức mạnh đoàn kết trong cơ quan. Ngoài ra phòng còn làm nhiệm vụ giữ an ninh cho toàn bộ cơ quan. Trình độ của cán bộ trong NHNo&PTNT Mỹ Hào chưa cao,số cán bộ được đào tạo chính quy còn ít song trong quá trình làm việc cán bộ trong cơ quan luôn nỗ lực hết mình, học hỏi kinh nghiệm và tham gia những khoá học tập huấn bổ sung và trau dồi kiến thức nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. 2.1.4. Những hoạt động chính của chi nhánh NHNo&PTNT Mỹ Hào trong một vài năm gần đây. 2.1.4.1. Hoạt động huy động vốn. Nguồn vốn kinh doanh của NHNo&PTNT Mỹ Hào có xu hướng tăng năm sau cao hơn năm trước: - Năm 2005 nguồn vốn kinh doanh đã tăng 40392 triệu đồng so với năm 2004 tương ứng với tỷ lệ tăng 21.4%. - Năm 2006 nguồn vốn kinh doanh tiếp tục tăng 21949 triệu đồng so với năm 2005, tương ứng với 9.6%. Ta có thể theo dõi qua bảng số liệu sau: Bảng 2.2: Tình hình nguồn vốn của NHNo&PTNT Mỹ Hào Đơn vị :triệu đồng chỉ tiêu số dư năm 2004 số dư năm 2005 số dư năm 2006 Tăng/giảm năm 2005 so với năm 2004 Tăng/giảm năm 2006 so với năm 2005 số tiền tỷ trọng số tiền tỷ trọng số tiền tỷ trọng số tiền tỷ trọng số tiền tỷ trọng Nguồn vốn uỷ thác 13036 6,9 11119 4,9 13527 5,4 -1917,0 -14,7 2408 21,7 Nguồn vốn tự huy động 175082 93,1 218111 95,1 237652 94,6 42309 24,1 19541 9,0 Nguồn vốn kinh doanh 188838 100,0 229230 100,0 251179 100,0 40392 21,4 21949 9,6 (Theo báo cáo tổng kết kinh doanh năm 2004-2006 của NHNo&PTNTMỹ Hào) Như ta đã biết nguồn vốn của một Ngân Hàng bao gồm vốn chủ sở hữu và vốn nợ. Về vốn chủ sở hữu, cũng như các Ngân Hàng thuộc sở hữu Nhà Nước khác, NHNo&PTNT Mỹ Hào có một nguồn vốn hình thành ban đầu do nhà nước cấp,hàng năm có những khoản bổ sung từ Nhà Nước và chuyển từ lợi nhuận song không nhiều.Trong những năm gần đây NHNo&PTNT Mỹ Hào đã tự chủ được nguồn vốn, nghĩa là vốn huy động được đủ để đảm bảo cho vay và chi trả cho các hoạt động của Ngân Hàng. Vốn nợ (vốn tự huy động) luôn chiếm tỷ lệ cao trong tổng nguồn vốn của mỗi Ngân Hàng, với NHNo&PTNT Mỹ Hào cũng vậy. Năm 2004 tỷ trọng vốn tự huy động là 93.1%, năm 2005 là 95,1%, năm 2006 là 94,6%.Vốn tự huy động luôn chiếm tỷ trọng cao trên 90%, điều này cho thấy NHNo&PTNT Mỹ Hào đã chủ động trong nguồn vốn.Trong những năm gần đây NHNo&PTNT Mỹ Hào thừa nguồn cho Ngân Hàng cấp trên vay, chứng tỏ NHNo&PTNT Mỹ Hào đã thực hiện tốt chính sách chăm sóc khách hàng, mở rộng các hình thức huy động vốn phong phú. Cơ cấu vốn nợ của NHNo&PTNT Mỹ Hào: Bảng 2.3: Tình hình huy động vốn của NHNo&PTNT Mỹ Hào Đơn vị: Triệu đồng chỉ tiêu số dư năm 2004 số dư năm 2005 số dư năm 2006 Tăng/giảm năm 2005 so với năm 2004 Tăng/giảm năm 2006 so với năm 2005 số tiền tỷ trọng số tiền tỷ trọng số tiền tỷ trọng số tiền tỷ trọng số tiền tỷ trọng Vốn ngắnhạn 49445 28,2 50346 23,1 62396 26,3 901 1,8 12050 23,9 Vốn trung và dài hạn 125637 71,8 167765 76,9 175256 73,7 42128 33,5 7491 4,5 Vốn tự huy động 175082 100,0 218111 100,0 237652 100,0 43029 24,6 19541 9,0 (Theo báo cáo tổng kết kinh doanh năm 2003-2006 của NHNo&PTNTMỹ Hào) Ta nhận thấy nguồn vốn huy động được của NHNo&PTNT Mỹ Hào là ổn định, cơ cấu nguồn vốn xét theo thời hạn của nguồn vốn có sự thay đổi xong không lớn, vốn ngắn hạn luôn giữ ở mức dưới 30% , vốn trung và dài hạn chiếm tỷ trọng cao điều này giúp Ngân hàng mạnh dạn hơn khi sử dụng vốn, có vốn để thực hiện các hoạt động trong dài hạn nâng khả năng thu lợi nhuận cao trong tương lai. Để đạt được kết quả như vậy thì NHNo&PTNT Mỹ Hào đã thực hiện rất nhiều các nghiệp vụ huy động vốn nhằm huy động tối đa nguồn vốn. Bởi luôn theo sát mục tiêu hoạt động và nhận thấy ưu thế của mình, NHNo&PTNT Mỹ Hào luôn chú trọng huy động vốn bằng nghiệp vụ nhận tiền gửi tiết kiệm,với lợi thế gắn bó nhiều năm với các tầng lớp dân cư đặc biệt là người nông dân, với thời gian và lãi suất linh hoạt: không kì hạn, có kì hạn (3 tháng,6 tháng,9tháng, 12 tháng, 24 tháng), tiết kiệm bậc thang lại thêm những đợt khuyến mãi hấp dẫn: tiết kiệm dự thưởng , khuyến mại mùa kiều hối, … nên luôn huy động được một lượng vốn lớn từ hoạt động này. Bên cạnh nghiệp vụ truyền thống đó, NHNo&PTNT Mỹ Hào cũng chú trọng tới các biện pháp nhằm tăng tiền gửi của các tổ chức kinh tế bởi nhận thấy nhu cầu gửi tiền của các cá nhân và tổ chức kinh tế xã hội, chủ yếu họ gửi tiền vào ngân hàng để hưởng các dịch vụ ngân hàng với giá rẻ và không vì mục tiêu lợi nhuận như các tầng lớp dân cư, chính vì vậy loại tiền gửi này có chi phí đầu vào tương đối rẻ và ổn định, thêm vào đó lại tăng cường củng cố các mối quan hệ giữa ngân hàng và các tổ chức kinh tế thuận tiện cho phát triển các hoạt động tín dụng.Hiện nay các tài khoản tiền gửi tại NHNo&PTNT Mỹ Hào đã lên tới trên 1500 tài khoản thường xuyên có các hoạt động giao dịch tại ngân hàng. Ngoài ra NHNo&PTNT Mỹ Hào còn huy động được một lượng vốn nhỏ qua việc phát hành các giấy tờ có giá: kỳ phiếu , trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi. Tuy nhiên, tỷ lệ tăng chưa cao do một số nguyên nhân như: địa bàn có nhiều tổ chức tín dụng hoạt động cùng chia sẻ thị trường, thị phần, NHNo&PTNT Mỹ Hào lại huy động với mức lãi suất thấp hơn, và trình độ về công nghệ thua kém so với các ngân hàng như: Ngân hàng ngoại thương chi nhánh Hưng Yên,Techcombank, Ngân hàng Đông Á. 2.1.4.2. Hoạt động sử dụng vốn NHNo&PTNT Mỹ Hào chủ yếu sử dụng vốn vào hoạt động tín dụng(cho vay), các hoạt động sử dụng vốn khác như đầu tư, tài trợ các hoạt động của chính phủ , cho thuê… là rất ít và hầu như không có. Để đánh giá hoạt động cho vay của NHNo&PTNT Mỹ Hào ta xem bảng số liệu tổng hợp sau: Bảng 2.4: Tình hình sử dụng vốn của NHNo&PTNT Mỹ Hào Đơn vị: triệu đồng chỉ tiêu số dư năm 2004 số dư năm 2005 số dư năm 2006 Tăng/giảm năm 2005 so với năm 2004 Tăng/giảm năm 2006 so với năm 2005 số tiền tỷ trọng số tiền tỷ trọng số tiền tỷ trọng số tiền tỷ trọng số tiền tỷ trọng Tổng vốn sử dụng 178623 100 181018 100 213675 100 2395 1 32657 18 Tổng dư nợ 173541 97,2 172696 95,4 209701 98,1 -845 -0,5 37005 21,4 Trong đó Dư nợ ngắn hạn 100926 58,2 96356 55,8 120023 57,2 -4570 -4,5 23667 24,6 Dư nợ trung hạn 72615 41,8 76340 44,2 89678 42,8 3725 5,1 13338 17,5 (Theo báo cáo tổng kết kinh doanh năm 2003-2006 của NHNo&PTNTMỹ Hào) Năm 2004 tổng vốn sử dụng là 178623 triệu đồng, thì vốn sử dụng cho hoạt động tín dụng là 173541 triệu đồng, chiếm 97.2%. Năm 2005 tổng dư nợ chiếm 95.4% tổng vốn sử dụng. Năm 2006, vốn sử dụng cho hoạt động tín dụng tăng vọt chiếm 98.1% tổng vốn sử dụng. Điều này cho thấy, cho vay là hoạt động sử dụng vốn nhiều nhất NHNo&PTNT Mỹ Hào, trên 95% nguồn vốn sử dụng được sử dụng để cho vay, các hoạt động sử dụng vốn khác chưa được chú trọng hoặc chưa có điều kiện để hoạt động. Chính vì vậy mà chất lượng tín dụng là nhân tố ảnh hưởng vô cùng to lớn đến kết quả kinh doanh của ngân hàng, NHNo&PTNT Mỹ Hào cần phải làm tốt các công việc về thẩm định, đánh giá chất lượng tín dụng, phải nâng cao được chất lượng tín dụng mới có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh. Theo bảng số liệu trên cũng cho thấy dư nợ hàng năm đều ở mức cao song tỷ trọng dư nợ trung hạn không đạt 45%, ngắn hạn 55% như định hướng của ngành đề ra mặc dù NHNo&PTNT Mỹ Hào đã có những chính sách lãi suất để phù hợp với thông lệ quốc tế (lãi suất cho vay trung hạn cao hơn lãi suất ngắn hạn).Điều này được giải thích bởi một vài nguyên nhân như sau: - Một số cán bộ tín dụng ngại cho vay vốn trung hạn với thời gian dài bởi lẽ với trình độ có hạn họ không tự tin để đánh giá chất lượng tín dụng, lo ngại rủi ro, thêm vào đó vốn trung hạn phân kì trả nợ theo mùa vụ, chu kỳ sản xuất gây nhiều khó khăn trong quản lý, thu nợ lãi…đây cũng là hạn chế của ngân hàng mà cần phải khắc phục ngay. - Có những thời điểm NHNo&PTNT Mỹ Hào đã thiếu vốn để cho vay trung hạn, điều này cho thấy sự cần thiết phải tăng tỷ lệ nguồn vốn trung hạn là hết sức cần thiết. Một điểm mới trong việc cho vay ở NHNo&PTNT Mỹ Hào là từ năm 2001 NHNo&PTNT Mỹ Hào đã thực hiện cho vay bằng đồng ngoại tệ với các công ty liên doanh với nước ngoài để thanh toán tiền hàng trong và ngoài nước, dư nợ vay ngoại tệ mỗi năm một tăng. Năm 2004 dư nợ USD là: 951.236USD, năm 2005 là 1.817.200USD, đến năm 2006 là 2.232.400USD. Đạt được kết quả trên là do sự chỉ đạo phối kết hợp có hiệu quả của ban lãnh đạo, ban chấp hành Đảng, công đoàn và sự đóng góp nỗ lực của toàn thể cán bộ trong cơ quan về việc mở rộng tín dụng, tăng trưởng nguồn vốn. 2.1.4.3. Các hoạt động tài chính trung gian *> Hoạt động kinh doanh ngoại tệ: Nằm trong khu công nghiệp lớn, nơi có nhiều doanh nghiệp thực hiện xuất nhập khẩu hàng hóa với nước ngoài, quá trình thanh toán cần sử dụng đến ngoại tệ. Trong doanh nghiệp lại có nhiều lao động kỹ thuật, quản lý từ các nước liên doanh liên kết đầu tư sang làm việc tại Việt Nam có nhu cầu chuyển đổi tiền để chuyển về nước.Trên địa bàn có nhiều người đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài gửi kiều hối về trong nước, cũng có không ít người lợi dụng sự chênh lệnh tỷ giá tham gia buôn bán ngoại tệ. Dựa vào lợi thế này NHNo&PTNT Mỹ Hào đã chủ động đứng ra mua bán các loại ngoại tệ trong đó nhiều nhất là tiền đô la Mỹ và đồng Euro, qua đó hưởng phí dịch vụ. Nhờ làm tốt công tác nghiệp vụ, thông tin tỷ giá được cập nhật và niêm yết công khai mỗi ngày mà hoạt động kinh doanh mua bán ngoại tệ của NHNo&PTNT Mỹ Hào khá phát triển, doanh thu luôn tăng qua các năm. Nếu như thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ năm 2004 mới có khoảng 43 triệu đồng thì năm 2005 đã lên tới trên 100 triệu đồng và sang năm 2006 đã tăng lên 136 triệu đồng. Doanh số mua bán ngoại tệ ngày một tăng tuy nhiêm không đáp ứng đủ nhu cầu thanh toán của khách hàng , NHNo&PTNT Mỹ Hào vẫn phải mua ngoại tệ của Ngân Hàng cấp trên để phục vụ nhu cầu của khách hàng. Điều này cho thấy việc kinh doanh ngoại tệ của NHNo&PTNT Mỹ Hào đã và đang thực hiện tốt, nên tiếp tục được phát huy. Tuy nhiên cũng phải lưu ý rằng các giao dịch ngoại tệ có mức độ rủi ro cao, phụ thuộc vào độ nhạy cảm của tỷ giá, các yếu tố kinh tế nước ngoài vì vậy phải hết sức cẩn thận, có biện pháp sử lý kịp thời. *>Thanh toán quốc tế: Dựa vào những mối quan hệ xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn phát sinh nhu cầu thanh toán với đối tác bên ngoài lãnh thổ, NHNo&PTNT Mỹ Hào có thực hiện dịch vụ thanh toán hộ khách hàng và hưởng các khoản phí dịch vụ. ØTừ năm 2003 đến năm 2005 NHNo&PTNT Mỹ Hào đã: Mở 85 món L/C(thư tín dụng) với số tiền 8065,822 USD. Số món L/C đã được thanh toán là 81 món, số tiền là 7657,983 USD. Số món thanh toán bằng T/T( chuyển tiền trực tiếp) là 62 món, số tiền 6003,698 USD. Số món thanh toán bằng D/P là 21 món, số tiền 2149,556 USD. Ø Riêng trong năm 2006 NHNo&PTNT Mỹ Hào đã: Mở 11 món thanh toán bằng L/C hàng nhập khẩu, với số tiền 432901 USD Mở 37 món T/T với số tiền 2809,901USD. Mở 8 món uỷ nhiệm thu và 2 món L/C thanh toán hàng xuất khẩu. Tổng phí thu được trong năm 2006 là 6158,6USD tương đương với khoảng 99 triệu VNĐ. *>Cung cấp các tài khoản giao dịch và thực hiện thanh toán: Với tiện ích của các tài khoản giao dịch tại ngân hàng là an toàn, tiện lợi và việc thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt nhanh chóng chính xác và tiết kiệm chi phí nên rất khuyến khích cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức xã hội gửi tiền vào ngân hàng và nhờ ngân hàng thanh toán hộ. Nắm bắt được xu hướng đó NHNo&PTNT Mỹ Hào đã khuyến khích khách hàng mở rất nhiều các tài khoản tiền gửi cá nhân và doanh nghiệp cả bằng đồng Việt Nam và đồng ngoại tệ. Dựa trên sự hoạt động của những tài khoản đó, NHNo&PTNT Mỹ Hào đã phát triển rất nhiều các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt như: chuyển tiền, uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, thu lãi, thu hộ phí…hiện nay tại NHNo&PTNT Mỹ Hào có khoảng trên 1500 đang giao dịch bao gồm cả tài khoản nội tệ và tài khoản ngoại tệ. *>Chuyển tiền điện tử: Với sự hỗ trợ của công nghệ tin học, công tác kế toán và xử lý thông tin của các ngân hàng đã trở lên đơn giản, thuận tiện và dễ dàng hơn. Thêm vào đó sự phát triển của công nghệ thông tin còn đưa tới cho ngân hàng một dịch vụ mới: chuyển tiền điện tử, nghĩa là việc chuyển những khoản tiền từ nơi này sang nơi khác thông qua thanh toán bù trừ giữa các ngân hàng có liên quan đến việc chuyển tiền với nhau. Thay vì việc phải cầm tiền mặt từ nơi này đi nơi khác rất tốn chi phí, thời gian và công sức và kém an toàn, khách hàng có thể nhờ ngân hàng chuyển hộ sau một thời gian ngắn người được thụ hưởng đã nhận được tiền.Hiện nay trung bình mỗi ngày NHNo&PTNT Mỹ Hào thực hiện khoảng từ 15 đến 20 các lệnh chuyển tiền điện tử với mức phí rẻ được áp dụng cho toàn bộ hệ thống NHNo&PTNT, cụ thể như sau: + Phí chuyển tiền đi nội tỉnh 0.03%, thấp nhất là 5500đ, cao nhất là 200000đ. + Phí chuyển tiền đi ngoại tỉnh 0.05%, thấp nhất là 22000đ, cao nhất là 1000000đ Thu nhập từ hoạt động này ngày một tăng, trung bình 3 năm gần đây vào khoảng 30 triệu đồng. *> Chuyển tiền từ nước ngoài về qua tài khoản hay dịch vụ chuyển tiền nhanh Weston Union:Lượng kiều hối được chuyển về nước thông qua dịch vụ chuyển tiền tại NHNo&PTNT Mỹ Hào mỗi năm đều tăng,phát triển tăng theo xu hướng xuất khẩu lao động ngày một ra tăng. Riêng trong năm 2006 NHNo&PTNT Mỹ Hào đã chi trả 873 món kiều hối bằng USD với số tiền là:2083615,83 USD, trong đó chuyển tiền nhanh có 320 món với số tiền là:277925 USD thu được khoản phí là:3615,34 USD tương đương với khoảng 60 triệu đồng Việt Nam. Hiện nay, NHNo&PTNT Mỹ Hào đã thực hiện dịch vụ chuyển tiền từ nước ngoài về qua cả 3 hình thức: Chuyển tiền qua chứng minh thư, chuyển tiền qua tài khoản và chuyển tiền bằng mã số (dịch vụ chuyển tiền nhanh Weston Union) *>Dịch vụ ngân quỹ:Dịch vụ này hoạt động nhỏ lẻ phụ thuộc vào yêu cầu của khách hàng, chủ yếu để tăng tính thuận tiện cho khách hàng, ngân hàng chỉ nhận một khoản phí dịch vụ nhỏ: ví dụ như đổi tiền rách với mức phí là 4%. *>Hoạt động kinh doanh vàng bạc: Kinh doanh vàng bạc trong những năm qua hoạt động với hiệu quả chưa cao do giá vàng trên thị trường biến động mạnh.Tuy nhiên nó cũng góp phần đa dạng hoá dịch vụ của ngân hàng. 2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNT MỸ HÀO. 2.2.1. Tình hình phát triển của các DNNQD trên địa bàn huyện Mỹ Hào. Hoà cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước, kinh tế của tỉnh Hưng Yên, của huyện Mỹ Hào cũng đang trên đà phát triển theo kịp nhịp phát triển của cả nước. Sự tăng trưởng kinh tế đang ở bước đầu này là dấu hiệu cho một nền công nghiệp hiện đại trên địa bàn, mà một trong các dấu hiệu chứng tỏ điều đó chính là sự xuất hiện của ngày càng nhiều các DNNQD trên địa bàn huyện. Có thể đưa ra một số đặc điểm về các DNNQD trên địa bàn huyện như sau:  Các doanh nghiệp nói chung mà phần lớn là các DNNQD chủ yếu nằm dọc theo đường quốc lộ 5A, bởi đây là quốc lộ giao thông chính xuyên suốt từ đầu huyện đến cuối huyện, là huyết mạch giao thông của các tỉnh phía Bắc nối liền Hà Nội với Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh.  DNNQD tại huyện Mỹ Hào đang tăng với tốc độ nhanh, để thấy rõ hơn điều này ta theo dõi qua bảng số liệu sau: Bảng 2.5: Tình hình tăng trưởng số lượng DNNQD trong huyện Mỹ Hào Đơn vị tính: Số doanh nghiệp Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Số DNNQD 14 29 62 88 139 192 235 Số DNNQD tăng so với năm trước 7 15 33 26 51 53 43 Tốc độ tăng (%) 107,1 113,8 41,94 57,95 38,13 22,4 (Theo thống kê DNNQD trên địa bàn tỉnh Hưng Yên – Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Hưng Yên) Qua bảng số liệu trên ta thấy được rằng số lượng các doanh nghiệp trên địa bàn luôn có xu hướng gia tăng. Có được sự gia tăng như vậy là do những chính sách ưu đãi của tỉnh áp dụng cho những dự án đầu tư vào tỉnh. Dựa trên những cải cách về chính sách, thủ tục hành chính và môi trường kinh tế đang chuyển biến tích cực, trong những năm tới số DNNQD được thành lập mới sẽ ngày càng tăng lên. Mục tiêu phấn đấu mỗi năm huyện Mỹ Hào sẽ có thêm khoảng 40 đến 50 DNNQD mới được thành lập.  Các DNNQD trên địa bàn đang trong giai đoạn đầu của sự tăng trưởng sau một khoảng thời gian ổn định ban đầu. Vì vậy, xét mặt bằng chung trình độ máy móc thiết bị đang còn thấp. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng lại thuộc loại cao tính theo mặt bằng chung, số lượng các DNNQD tăng qua từng năm, quy mô về vốn của các DNNQD cũng tăng nhanh. Ta có thể theo dõi qua bảng sau: Bảng 2.6: Bảng theo dõi vốn đăng ký bình quân các DNNQD địa bàn Mỹ Hào Đơn vị: Triệu đồng Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Vốn đăng ký bình quân 1151,43 2870,67 3756,55 3796,54 4125,07 4935,64 4222,16 (Theo thống kê DNNQD trên địa bàn tỉnh Hưng Yên – Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Hưng Yên) Quy mô về vốn có tăng song ta cũng nhận thấy rằng quy mô về vốn của các DNNQD còn thấp, phần lớn các DNNQD có quy mô vừa và nhỏ, chưa có nhiều các doanh nghiệp quy mô lớn có khả năng cạnh tranh cao. Với môi trường kinh tế đang có đà phát triển nhanh, thuận lợi cho sự ra đời và phát triển của các DNNQD thì nhu cầu tíndụng sẽ ngày càng lớn. Đây là khu vực mà các ngân hàng thương mại có thể khai thác, triển khai hoạt động kinh doanh của mình để đem lại sự thịnh vượng cho ngân hàng và nền kinh tế.  Hiện nay trên địa bàn huyện có 71 DNNQD (chiếm30,2%) hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, 100 DNNQD (chiếm 42,6%) hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ, chỉ có 6 DNNQD đang hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, 15 DNNQD hoạt động trong lĩnh vực sản xuất,23 DNNQD hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, còn lại là số ít các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực khác. Điều này phù hợp với tình hình quy vốn nhỏ của các doanh nghiệp trên địa bàn.  Tính tới thời điểm này toàn huyện có khoảng 235 DNNQD đang hoạt động dưới nhiều loại hình xong đông đảo nhất vẫn là các công ty TNHH với 157 công ty lớn nhỏ hoạt động năng động, đem lại hiệu quả tốt cho nền kinh tế. Có thể kể tên một vài công ty có lượng vốn lớn, hoạt động hiệu quả đang có những đóng góp lớn có nền kinh tế như: Công ty TNHH lắp máy nông nghiệp miền Bắc (Vốn đăng ký 36 tỷ), Nhà máy chế tạo phù tùng ôtô xe máy Detech(Vốn đăng ký 40 tỷ), Công ty TNHH quốc tế Việt Séc( Vốn đăng ký 50 tỷ), công ty TNHH vật liệu điện Việt Linh (Vốn đăng ký 54 tỷ)… Tuy rằng tốc độ tăng nhanh nhưng DNNQD trên địa bàn có số lượng chưa lớn, thời gian thành lập chưa lâu, kinh nghiệm quản lý doanh nghiệp chưa nhiều, còn khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn… Những đặc điểm trên đây của các DNNQD trên địa bàn cho thấy lực lượng đông đảo các DNNQD đang trong giai đoạn đầu của sự tăng trưởng, quan trọng là họ là lực lượng có nhu cầu vốn cao hơn những thành phần kinh tế khác là điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng mở hoạt động tín dụng và các loại hình dịch vụ ngân hàng khác. Hơn nữa sự phát triển của các DNNQD là bộ phận đóng góp to lớn cho sự tăng trưởng kinh tế của huyện, của tỉnh thế nên giúp đỡ các DNNQD phát triển bằng mở rộng tín dụng ngân hàng không chỉ là mục tiêu mà còn là nhiệm vụ của các ngân hàng thương mại trên địa bàn, trong đó có NHNo&PTNT Mỹ Hào. Thêm nữa thực trạng phát triển kinh tế của huyện và của tỉnh đang mở ra nhiều cơ hội lớn cho DNNQD phát triển. Thế nhưng các DNNQD cũng phải đối mặt với không ít thách thức, với xu hướng hội nhập và toàn cầu hoá nền kinh tế sẽ không được bảo hộ ở hầu hết các lĩnh vực và sự cạnh tranh sẽ khó khăn hơn đối với nền kinh tế ở vị thế thấp như nước ta hiện nay. Sự hùng mạnh về vốn, kinh nghiệm trong quản lý, chất lượng sản phẩm cao hơn sẽ là ưu thế lớn của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong cuộc cạnh tranh với các DNNQD ngay trên đất nước ta. Mặt khác, khi thâm nhập vào thị trường thế giới thì những rào cản mà các nước mạnh đặt ra, nhất là rào cản kỹ thuật, chất lượng sản phẩm cũng là một thách thức không dễ dàng vượt qua đối với những DNNQD thiếu vốn đầu tư. Vì vậy nếu không có sự chuẩn bị tốt về mọi mặt, nhất là khả năng tiếp cận vốn của Ngân Hàng và các tổ chức tín dụng, DNNQD ở những tỉnh đang còn chậm phát triển, công nghiệp đang ở giai đoạn đầu như Hưng Yên rất khó đứng vững trong cạnh tranh. Bởi vậy mở rộng tín dụng, giúp đỡ các DNNQD tiếp cận với vốn của ngân hàng là cần thiết hơn bao giờ hết. 2.2.2.Tình trạng hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi nhánh NHNo&PTNT Mỹ Hào. Nắm bắt được sự thay đổi về thành phần kinh tế trong huyện, nắm bắt được tình hình phát triển của các DNNQN trong huyện, trong những năm qua NHNo&PTNT Mỹ Hào một mặt vẫn chú trọng cho vay hộ sản xuất, củng cố các mối quan hệ truyền thống, mặt khác đã chủ động mở rộng tín dụng đối với khu vực DNNQD, giúp đỡ các DNNQD tiếp cận với vốn tại ngân hàng. Việc mở rộng tín dụng đối với các DNNQD không những giúp ngân hàng đa dạng hoá đối tượng phân phối vốn, tăng nguồn thu nhập, giải quyết khó khăn về vốn cho các doanh nghiệp, mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển của kinh tế huyện. Xem xét thực trạng tín dụng đối với các DNNQD tại chi nhánh NHNo&PTNT Mỹ Hào chính là xem xét tình trạng cho vay – thu nợ của Ngân hàng, bởi nghiệp vụ bảo lãnh tuy có nhưng không đáng kể, một năm chỉ có vài món bảo lãnh tham gia dự thầu hay bảo lãnh thực hiện hợp đồng, các nghiệp vụ cho thuê tài sản và chiết khấu giấy tờ có giá chưa được triển khai tại chi nhánh. 2.2.2.1. Dư nợ tín dụng doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Như đã phân tích ở trên, hoạt động cho vay là hoạt động sử dụng vốn chính tại NHNo&PTNT Mỹ Hào, ngân hàng lại hoạt động trên địa bàn có nhiều DNNQD hoạt động thế nên mặc dù hoạt động cho vay của NHNo&PTNT Mỹ Hào tập trung tâm điểm vào hộ sản xuất, xong việc phát triển cho vay các DNNQD cũng luôn được sự quan tâm của lãnh đạo Ngân Hàng, tuy nhiên hoạt động cho vay DNNQD chưa đạt được kết quả kinh doanh như mong đợi. Ta theo dõi diễn biến dư nợ DNNQD theo bảng sau: Bảng 2.7: Tình hình dư nợ DNNQD theo thời gian tại NHNo&PTNT Mỹ Hào Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Số dư năm 2004 Số dư năm 2005 Số dư năm 2006 Tăng/giảm năm 2005 so với năm 2004 Tăng/giảm năm 2006 so với năm 2005 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tổng dư nợ 173541 172696 209701 -845 -0,49 37005 21,43 Dư nợ DNNQD 58561 33,74 63850 36,97 68537 32,68 5289 9,03 4687 7,34 Trong đó Dư nợ ngắn hạn 25782 44,03 38306 59,99 42017 61,31 12524 48,58 3711 9,69 Dư nợ trung-dài hạn 32779 55,97 25544 40,01 30520 44,53 -7235 -22,07 4976 19,48 (Theo báo cáo kết quả hoạt động tín dụng năm 2004, 2005, 2006 của NHNo&PTNT Mỹ Hào) Nhìn vào bảng số liệu trên ta có thể đưa ra một vài nhận xét như sau: Dư nợ DNNQD tại NHNo&PTNT Mỹ Hào có xu hướng tăng nhẹ, dư nợ năm sau cao hơn năm trước: Năm 2005 dư nợ DNNQD đã tăng 5289 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng 9.03% so với năm 2004. Năm 2006 dư nợ DNNQD cũng tăng nhưng lượng tăng ít hơn so với năm 2005, cụ thể đã tăng 4687 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng 7.34%. Đây là một tín hiệu tốt khi ngân hàng thực hiện mở rộng tín dụng, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng dư nợ còn thấp so với mục tiêu phấn đấu chung của chi nhánh là tổng dư nợ trung bình tăng 20% mỗi năm, Ngân hàng chưa khai thác được thế mạnh trên địa bàn là sự cần vốn của đông đảo các DNNQD trong huyện. Mặc dù số dư nợ các DNNQD tăng lên song nếu so sánh tỷ lệ cho vay các DNNQD với tổng dư nợ thì thấy rằng tỷ lệ này chỉ đạt ở mức trung bình chiếm khoảng trên 30%. Tốc độ tăng trưởng dư nợ của các DNNQD chưa theo kịp tốc độ tăng trưởng của tổng dư nợ. Năm 2005, tổng dư nợ giảm song dư nợ của các DNNQD vẫn tăng, tỷ trọng dư nợ các DNNQD so với tổng dư nợ tăng từ 33,74% lên 36,97%. Năm 2006, dư nợ các DNNQD vẫn tăng song không theo kịp với tốc độ tăng tổng dư nợ nên tỷ trọng dư nợ các DNNQD so với tổng dư nợ bị giảm xuống 32,68%. Điều này đòi hỏi ban lãnh đạo ngân hàng cần quan tâm chỉ đạo sâu sát hơn việc khai thác tín dụng đối với các DNNQD trong thời gian tới. Dư nợ ngắn hạn có chiều hướng gia tăng, dư nợ trung - dài hạn có xu hướng giảm xuống phần nào thể hiện sự ưu tiên mở rộng cho vay ngắn hạn của ngân hàng, đảm bảo an toàn hơn cho hoạt động tín

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docL0320.doc
Tài liệu liên quan