LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG ĐỐI VỚI CÁC DNNQD CỦA NHTM 2
1.1 Hoạt động tín dụng của NHTM 2
1.1.1. Tổng quan về NHTM 2
1.1.2. Hoạt động tín dụng của NHTM 6
1.1.2.1 Phân chia theo thời hạn cho vay: 9
1.1.2.2. Phân chia theo đảm bảo 10
1.1.2.3. Phân chia theo hình thức tài trợ 11
1.1.2.4. Phân chia theo rủi ro 14
1.2 Hoạt động tín dụng đối với DNNQD của NHTM 14
1.2.1 Khái quát về các DNNQD 14
1.2.1.1 Vai trò của các DNNQD 14
1.2.1.2 Những ưu thế và khó khăn của DNNQD 17
1.2.2 Hoạt động tín dụng đối với các DNNQD 19
1.2.2.1 Các hình thức tín dụng đối với các DNNQD 19
1.2.2.2 Quy trình tín dụng 22
1.2.3 Mở rộng tín dụng đối với các DNNQD của NHTM 25
1.2.3.1 Sự cần thiết mở rộng tín dụng đối với DNNQD của NHTM 25
1.2.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả mở rộng tín dụng đối với DNNQD 25
1.3. Nhân tố ảnh hưởng tới mở rộng tín dụng đối với các DNNQD của NHTM 26
1.3.1. Các nhân tố chủ quan 27
1.3.1.1 Các nhân tố thuộc về NHTM 27
1.3.1.2 Các nhân tố thuộc về bản thân các DNNQD 29
1.3.2. Các nhân tố khách quan 31
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TD ĐỐI VỚI CÁC DNNQD TẠI NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH HOÀN KIẾM 33
2.1. Tổng quan về Techcombank Hoàm Kiếm 33
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam 33
2.1.2 Techcombank chi nhánh Hoàn Kiếm 35
2.2.Hoạt động tín dụng tại Techcombank đối với các DNNQD 41
2.2.1. Các hình thức tín dụng 41
2.2.3. Quy trình tín dụng 44
2.2.3.1. Tiếp thị, tiếp xúc khách hàng, tiếp nhận hồ sơ 44
2.3.2.2. Thẩm định, phân tích hồ sơ 44
2.2.3.3. Kiểm soát nội dung thẩm định 45
2.2.3.4. Tái thẩm định 46
2.2.3.5. Phê duyệt tín dụng 46
2.2.3.6. Thông báo tín dụng 47
2.2.3.7. Hoàn thiện hồ sơ và thực hiện thủ tục nhận tài sản đảm bảo 47
2.2.3.8. Soạn thảo và ký kết hợp đồng tín dụng, giấy nhận nợ và cam kết trả nợ 47
2.2.3.9.Giải ngân và hạch toán giải ngân 48
2.2.3.10. Theo dõi và quản lý khách hàng 48
2.2.3.11. Phân loại khoản vay 49
2.2.3.12. Đánh giá lại khoản vay và khách hàng 49
2.2.3.13. Theo dõi và xử lý nợ quá hạn 50
2.3. Đánh giá hoạt động tín dụng đối với các DNNQD tại ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam chi nhánh Hoàn Kiếm 50
2.3.1. Thành tựu đạt được 50
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân 51
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI CÁC DNNQD TẠI NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG 55
VIỆT NAM CHI NHÁNH HOÀN KIẾM. 55
3.1. Định hướng phát triển kinh doanh trong hoạt động TD đối với NH TMCP Kỹ Thương Việt Nam 55
3.2. Giải pháp 55
3.2.1. Tăng cường hoạt động huy động vốn 55
3.2.2. Đa dạng hóa hình thức đảm bảo tiền vay 56
3.2.3. Thực hiện việc liên kết đồng bộ và có hệ thống giữa các ngân hàng thương mại với nhau. 57
3.2.4. Giải pháp về đào tạo đội ngũ cán bộ cán bộ nhân viên 58
3.2.5. Lựa chọn phương thức cho vay phù hợp đối với từng nhu cầu của khách hàng doanh nghiệp. 59
3.2.6. Tăng cường hoạt động thu thập thông tin 60
3.3. Kiến nghị 62
3.3.1. Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước 62
3.3.2.Kiến nghị đối với Chính phủ 64
3.4.3 Kiến nghị với DNNQD 64
KẾT LUẬN 66
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 67
70 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1213 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Mở rộng tớn dụng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam chi nhỏnh Hoàn Kiếm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trương phát triển kinh tế nhiều thành phần của nhà nước thì việc mở rộng hoạt động tín dụng của ngân hàng sẽ góp phần tạo ra sự phát triển cân bằng và ổn định cho nền kinh tế. Thúc đẩy các đơn vị sản xuất kinh doanh tăng cường đổi mới công nghệ, tăng năng suất lao động, tạo thêm công ăn việc làm, cải thiện đời sống nhân dân. Mặt khác việc mở rộng hoạt động tín dụng sẽ giúp ngân hàng ngày càng năng động và hoàn thiện hơn trong hoạt động của mình và giữ vững vai trò, vị trí của mình trong nền kinh tế đặc biệt trong giai đoạn đang diễn ra sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng như hiện nay.
Trong tương lai khu vực kinh tế NQD sẽ chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế, do vậy việc mở rộng hoạt động tín dụng đối với khu vực này sẽ là một chiến lược phát triển của ngân hàng.
Các chỉ tiêu đánh giá kết quả mở rộng tín dụng đối với DNNQD
Kết quả mở rộng tín dụng đối với DNNQD được đánh giá bằng nhiều tiêu thức khác nhau, dưới đây là một vài tiêu thức tiêu biểu:
-Sự gia tăng số lượng khách hàng: Như đã đề cập ở trên DNNQD bao gồm Doanh nghiệp tư nhân, Công ty cổ phần, công ty hợp danh, Công ty TNHH.
Gia tăng đối tượng khách hàng là tăng được số khách hàng mới cả về số lượng và loại khách hàng.
Dsố lượng khách hàng = Số lượng KH năm nay/Số lượng KH năm trước
Số lượng khách hàng tăng thêm đánh giá hiệu quả của hoạt động Marketing ngân hàng, khả năng giao tiếp và tiếp cận với khách hàng của cán bộ tín dụng ngân hàng.
- Mức độ tăng dư nợ : Đây cũng là một trong những nhân tố tiêu biểu để đánh giá hiệu quả mở rộng tín dụng ngân hàng.
DDư nợ = Dư nợ năm nay/dư nợ năm trước
Tăng dư nợ nghĩa là tăng quy mô các khoản tín dụng. Các khoản tín dụng đối với DNNQD thường có quy mô nhỏ nhiều khi không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng vì nó phụ thuộc nhiều vào giá trị tài sản đảm bảo,tăng quy mô dư nợ là một vấn đề hết sức phức tạp, do vậy ngân hàng muốn mở rộng tín dụng ở khía cạnh này thường phải cân nhắc rất cẩn thận và kỹ lưỡng trước khi phán quyết mức tín dụng.
- Tỷ lệ nợ quá hạn = Dư nợ quá hạn cuối kỳ/ Tổng dư nợ tín dụng cuối kỳ
Đây là chỉ tiêu quan trọng được sử dụng để đánh giá chất lượng tín dụng đối với các DNNQD. Chỉ tiêu càng cao chứng tỏ Ngân hàng có chất lượng tín dụng thấp.
- Lĩnh vực kinh tế: Kết quả mở rộng tín dụng cũng có thể được đánh giá bằng sự gia tăng thị phần tín dụng trong các lĩnh vực kinh tế (Nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, thương mại điện tử...)
Nhân tố ảnh hưởng tới mở rộng tín dụng đối với các DNNQD của NHTM
Mở rộng tín dụng đối với các DNNQD là một vấn đề hết sức khó khăn và phức tạp, do vậy mà có rất nhiều nhân tố tác động tới việc mở rộng tín dụng đối với khu vực kinh tế NQD của các ngân hàng thương mại, trong đó có thể phân thành 2 nhóm sau:
Các nhân tố chủ quan
1.3.1.1 Các nhân tố thuộc về NHTM
Đây là những nhân tố xuất phát từ chính bản thân ngân hàng như: chính sách tín dụng, nguồn vốn, chính sách lãi suất cho vay, quy mô của ngân hàng...
Trước hết là chính sách tín dụng của ngân hàng, mỗi ngân hàng có một chính sách tín dụng riêng ưu tiên theo từng ngành nghề, lĩnh vực hoạt động của DN, ưu tiên theo địa phương, cụ thể: những DN ở vùng trọng điểm hay khu công nghiệp đựơc ưu tiên hơn là các DN ở các địa bàn khác,địa điểm xa hay gần ảnh hưởng đến quyết định cho vay của NH, những doanh nghiệp trong ngành thương mại, trong lĩnh vực bất động sản được trú trọng ưu tiên cho v ay hơn là các DN trong ngành nghề lĩnh vực khác.
Nguồn vốn của ngân hàng là yếu tố tiền đề để mở rộng tín dụng, nguồn vốn của một ngân hàng càng lớn càng ổn định thì việc mở rộng tín dụng sẽ dễ dàng hơn so với 1 ngân hàng có nguồn vốn hạn hẹp ít ổn định,trong đó:
Vốn huy động: là nguồn vốn chủ yếu để ngân hàng cho vay nhưng mỗi loại tiền gửi có đặc điểm riêng và có sự biến động khác nhau. Tiền gửi không kì hạn và ngắn hạn thì thường xuyên biến động còn tiền gửi có kì hạn và dài hạn thì ổn định hơn. Vốn huy động càng lớn và càng ổn định thì khả năng mở rộng tín dụng của ngân hàng ngày càng lớn.
Vốn tự có: Đối với mỗi NHTM thì việc mở rộng tín dụng còn phụ thuộc vào mức vốn tự có của mỗi ngân hàng. Luật các tổ chức tín dụng quy định các điều kiện ràng buộc ngân hàng về mặt pháp lý đối với phạm vi giới hạn tín dụng, theo đó tổng dư nợ cho vay một khách hàng không vượt quá 15% vốn tự có của các NHTM. Vì vậy vốn tự có của ngân hàng quyết định khối lượng tín dụng tối đa mà ngân hàng có thể đầu tư cho một doanh nghiệp. Và do đó việc mở rộng vốn huy động và vốn tự có của ngân hàng là tiền đề để mở rộng tín dụng đối với các DNNQD.
Lãi suất cho vay của ngân hàng: Lãi suất là giá cả của quyền sử dụng vốn vay, lãi suất luôn được coi là biến số nhạy cảm đối với đời sống kinh tế-xã hội, nó là nhân tố tác động tích cực đối với việc mở rộng tín dụng đồng thời nó cũng sẽ là yếu tố kìm hãm sự mở rộng tín dụng nếu như ngân hàng không có chính sách lãi suất hợp lý. Trên lý thuyết cũng như thực tế, lãi suất là công cụ điều khiển quan hệ cung cầu về vốn tiền tệ. Bởi NHTW các nước thường sử dụng công cụ lãi suất trong điều hành chính sách tiền tệ quốc gia. Chính vì vậy lãi suất cho vay của mỗi ngân hàng ảnh hưởng tới việc mở rộng tín dụng của chính ngân hàng đó và cả các ngân hàng khác. Lãi suất chính là chi phí sử dụng vốn vay của DN, do đó lãi suất cho vay thấp NHTM có khả năng mở rộng đầu tư hơn và ngược lại lãi suất cho vay cao NHTM khó có khả năng mở rộng đầu tư (trong điều kiện các nhân tố khác không đổi).
Quy mô hoạt động của NHTM cũng ảnh hưởng tới việc mở rộng tín dụng nói chung và việc mở rộng tín dụng đối với khu vực kinh tế NQD nói riêng. NHTM có quy mô lớn, địa bàn hoạt động rộng, có danh tiếng và uy tín cao trên thương trường sẽ thu hút khách hàng gửi và vay tiền, tạo điều kiện cho NHTM mở rộng tín dụng.
Công tác marketing của ngân hàng cũng có tác động tới việc mở rộng tín dụng của các NHTM, giúp cho khách hàng hiểu và tin ngân hàng hơn, từ đó đến với ngân hàng ngày càng nhiều hơn.
Trình độ, thái độ phục vụ của nhân viên ngân hàng cũng tác động tới việc mở rộng hoạt động tín dụng của các NHTM. Nhân viên giao dịch chính là hình ảnh thu nhỏ của toàn ngân hàng, do đó khả năng giao tiếp, thái độ niềm nở lịch sự, trình độ kiến thức tổng hợp về các nghiệp vụ ngân hàng là yếu tố quan trọng tạo cho khách hàng tâm lý thoải mái khi đến với ngân hàng. Điều này làm tăng khả năng mở rộng tín dụng ngân hàng đối với mọi tầng lớp khách hàng trong đó có các DNNQD.
1.3.1.2. Các nhân tố thuộc về bản thân các DNNQD
Doanh nghiệp là đơn vị sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ theo nhu cầu của thị trường với mục tiêu là tối đa hoá lợi nhuận. Với mục tiêu này, doanh nghiệp phải lựa chọn sản xuất cái gì, cho ai, khả năng tiêu thụ như thế nào, điều đó quyết định đến khối lượng và hình thức đầu tư. Vì vậy mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng chịu tác động bởi 2 yếu tố xuất phát từ phía khách hàng đó là: động cơ đầu tư của khách hàng và khả năng đáp ứng các điều kiện tín dụng của ngân hàng.
Động cơ đầu tư của khách hàng: là điều kiện để mở rộng tín dụng của ngân hàng. Động cơ đầu tư của khách hàng bắt nguồn từ lợi nhuận. Mục tiêu đầu tiên và cuối cùng của các doanh nghiệp là lợi nhuận. Lợi nhuận do đầu tư mang lại càng cao và có độ rủi ro càng thấp thì nhu cầu đầu tư càng lớn. Động cơ đầu tư của khách hàng có được thực hiện hay không còn phụ thuộc vào vốn đầu tư. Trong khi đó dự án, phương án đầu tư đòi hỏi khối lượng vốn lớn mà chỉ một mình khách hàng sẽ khó thực hiện được. Điều này tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại tham gia đầu tư vốn vào doanh nghiệp. Như vậy động cơ đầu tư của các khách hàng quyết định việc mở rộng cho vay của ngân hàng. Nhu cầu đầu tư của các khách hàng càng lớn, các ngân hàng càng có điều kiện để mở rộng tín dụng.
Năng lực pháp lý: Doanh nghiệp phải có đầy đủ năng lực pháp luật, có đăng ký kinh doanh mới có đủ điều kiện để hoạt động sản xuất kinh doanh và ký các hợp đồng vay vốn.
Năng lực tài chính của khách hàng: Khả năng tài chính của khách hàng thể hiện ở khối lượng vốn tự có và tỉ trọng vốn tự có trong tổng số nguồn vốn của khách hàng sử dụng. Điều kiện tín dụng thường quy định một tỉ lệ cụ thể, tối thiểu của vốn tự có trong tổng nguồn vốn hoạt động hay một tỉ lệ vốn tự có tham gia phương án, dự án vay vốn.Năng lực tài chính của doanh nghiệp còn thể hiện ở khả năng thanh toán của doanh nghiệp, việc đáp ứng các yêu cầu thanh toán còn lệ thuộc khá lớn vào kết cấu tài sản của doanh nghiệp như khả năng chuyển hoá thành tiền của tài sản. Năng lực tài chính của doanh nghiệp càng cao, khả năng đáp ứng điều kiện tín dụng càng lớn, càng làm cho ngân hàng có điều kiện mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng.
Tài sản bảo đảm tiền vay: Mặc dù tài sản bảo đảm tiền vay không là yếu tố quyết định đến việc có cho vay hay không mà điều quyết định ở đây là phương án sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Song đối với các DNNQD thì biện pháp bảo đảm bằng tài sản vẫn là nhân tố quan trọng để quyết định có cho vay hay không.Theo đó khi vay vốn ngân hàng doanh nghiệp phải có tài sản đảm bảo tiền vay theo quy định. Giá trị bảo đảm tiền vay phải bảo đản theo tỉ lệ quy định tại nghị định số 163/2006NĐ-CP ngày 29/12/2006 của chính phủ về bảo đảm tiền vay.
Tài sản đảm bảo của DNNQD có thể phân loại theo nhiều cách khác nhau:
- Nếu phân loại theo tính chất an toàn
+ Tài sản đảm bảo loại 1: là các tài sản thuộc sử dụng hoặc sử dụng lâu dài của khách hàng, hoặc đảm bảo của bên thứ ba cho khách hàng (bảo lãnh).
+ Tài sản đảm bảo loại 2: là những tài sản được hình thành từ nguồn tài trợ của ngân hàng.
- Nếu phân loại tài sản đảm bảo theo hình thức vật chất:
+ Đảm bảo bằng hàng hoá trong kho như nguyên nhiên vật liệu, sản phẩm. Với loại tài sản đảm bảo này, ngân hàng cần phải có khả năng kiểm soát hàng hóa đảm bảo, phải nắm vững được tính thị trường của hàng hoá, khả năng bảo quản và định giá hàng hoá.
+ Đảm bảo bằng tài sản cố định: Các tài sản này thường là nhà máy, trang thiết bị sản xuất, phương tiện vận chuyển, cây con, quyền sử dụng đất.
+ Đảm bảo bằng hợp đồng chi trả của bên thứ ba: Khi doanh nghiệp bán hàng hóa dịch vụ và nhận về các hợp đồng thanh toán. Hợp đồng này cũng sẽ trở thành hàng hoá đảm bảo cho ngân hàng. Tuy nhiên ngân hàng cần phải xem xét về khả năng thanh toán của bên thứ ba, các cam kết có khả năng chuyển nhượng v..v..
+ Đảm bảo bằng chứng khoán: Đây là loại tài sản có thể bán với ít, nhiều rủi ro. Ngân hàng cũng là đơn vị có nghiệp vụ quản lý và kinh doanh chứng khoán. Thông thường chứng khoán làm tài sản đảm bảo phải đáp ứng được các yêu cầu về tính an toàn, tính thanh khoản. Nếu đáp ứng được các yêu cầu trên thì đây là một loại tài sản đảm bảo tương đối thuận tiện đối với cả ngân hàng và khách hàng.
+ Đảm bảo bằng bảo lãnh của người thứ ba: Người thứ ba này cam kết sẽ thực hiện các nghĩa vụ tài chính thay cho doanh nghiệp nếu doanh nghiệp không thực hiện được nghĩa vụ đối với khoản tín dụng. Ngân hàng thường ưa chuộng nếu người bảo lãnh là người có uy tín, có khả năng thanh toán tốt (các ngân hàng, công ty lớn, nhà nước...). Còn với người bảo lãnh chưa có uy tín ngân hàng sẽ yêu cầu có tài sản đảm bảo cho bảo lãnh đó.
+ Đảm bảo bằng số dư bù: Số dư bù là số tiền gửi ký quỹ, được chuyển sang một tài khoản riêng của khách hàng hoặc có thể vẫn lưu giữ trong tài khoản tiền gửi của khách hàng nhưng họ không được quyền sử dụng cho đến khi trả nợ hết cho ngân hàng. Tuy nhiên, ký quỹ sẽ làm đọng vốn của khách hàng và nếu số tiền ký quỹ lớn thì hình thức này sẽ không phù hợp
Các nhân tố khách quan
Hoạt động ngân hàng là một lĩnh vực nhạy cảm đối với sự tác động từ bên ngoài. Một sự thay đổi dù nhỏ của môi trường xung quanh hay nhu cầu của các chủ thể trong nền kinh tế cũng tác động không nhỏ tới toàn bộ hoạt động kinh doanh, khả năng mở rộng tín dụng của ngân hàng.
Môi trường kinh tế-xã hội có tác động tích cực hoặc tiêu cực vào doanh nghiệp. Khi môi trường đầu tư thuận lợi, các doanh nghiệp có điều kiện mở rộng sản xuất kinh doanh của mình và ngược lại, và khi doanh nghiệp mở rộng và nâng cao chất lượng đầu tư sẽ củng cố và hoàn thiện hơn môi trường đầu tư, đồng thời tạo điều kiện cho ngân hàng thương mại mở rộng tín dụng và nâng cao chất lượng tín dụng. Môi trường kinh tế-xã hội phát triển sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng.
Hệ thống pháp luật đồng bộ sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong đó có các NHTM hoạt động kinh doanh thuận lợi, dễ dàng trong việc cấp tín dụng cũng như các hoạt động khác. Hệ thống pháp luật đồng bộ sẽ tạo ra khả năng xử lý tài sản làm đảm bảo cho nợ vay và khả năng thu hồi vốn của NHTM nhanh hơn, rủi ro trong hoạt động ngân hàng thấp hơn và NHTM có khả năng thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro trong đầu tư tín dụng.
Như vậy có rất nhiều yếu tố tác động đến việc mở rộng tín dụng, mỗi nhân tố có mức độ tác động khác nhau tuỳ theo tính chất và thời gian của hoạt động tín dụng. Đồng thời các nhân tố có liên quan với nhau, tạo sự tác động tổng hợp tới hoạt động tín dụng của NHTM. Vấn đề đặt ra là người điều hành NHTM phải nắm vững và điều khiển sự tác động của các nhân tố đó trong quá trình mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TD ĐỐI VỚI CÁC DNNQD TẠI NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG
VIỆT NAM CHI NHÁNH HOÀN KIẾM
2.1. Tổng quan về Techcombank Hoàm Kiếm
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam
Ngân hàng Thương mại cổ Phần Kỹ Thương Việt Nam (viết tắt là: TECHCOMBANK) hoạt động theo giấy phép số 0040 NH-GP do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cấp ngày 08/08/1993. Được thành lập vào ngày 27 tháng 09 năm 1993, Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam - Techcombank là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam được thành lập trong bối cảnh đất nước đang chuyển sang nền kinh tế thị trường với số vốn điều lệ là 20 tỷ đồng và trụ sở chính ban đầu được đặt tại số 24 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Năm 1995, NH tăng vốn điều lệ lên 51,495 tỷ đồng và thành lập chi nhánh Techcombank TP Hồ Chí Minh. Đây là bước đầu tiên đánh dấu quá trình mở rộng hoạt động của Techcombank ra các tỉnh thành khác trong cả nước.
Năm 1996, tiếp tục tăng vốn điều lệ lên 70 tỷ đồng, đồng thời thành lập Chi nhánh Techcombank Thăng Long cùng Phòng Giao dịch Nguyễn Chí Thanh tại Hà Nội và Phòng Giao dịch Thắng Lợi trực thuộc Techcombank Hồ Chí Minh.
Năm 1998, thành lập chi nhánh Techcombank Đà Nẵng, và chuyển trụ sở sang tòa nhà Techcombank 15 Đào Duy Từ.
Năm 1999, Techcombank tiếp tục tăng vốn điều lệ lên hơn 80 tỷ đồng và khai trương phòng giao dịch thứ 3 trên địa bàn Hà Nội.
Năm 2001, cùng với việc tăng vốn lên 102,345 tỷ đồng, Techcombank ký kết hợp đồng với nhà cung cấp phần mềm hệ thống ngân hàng hàng đầu trên thế giới Temenos Holding NV, về việc triển khai hệ thống phần mềm Ngân hàng GLOBUS cho toàn hệ thống Techcombank nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.
Năm 2002, thành lập thêm 2 chi nhánh tại Hà Nội, 1 chi nhánh tại TP Hồ Chí Minh , 1 chi nhánh tại Đà Nẵng và 1 chi nhánh tại Hải Phòng. Đến thời điểm này, Techcombank trở thành ngân hàng cổ phần có mạng lưới rộng nhất cả nước với Hội sở chính, 8 chi nhánh và 4 phòng giao dịch tại các thành phố lớn trong cả nước. Vốn điều lệ tiếp tục tăng trên 104 tỷ đồng và Ngân hang cũng chuẩn bị cho đợt phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ lên 202 tỷ đồng.
Ngày 15/12/2003, Techcombank chính thức phát hành thẻ thanh tóan F@stAcess- Connect 24 hợp tác với Vietcombank. Ngày 16/12/2003, triển khai thành công hệ thống phần mềm Globus trên toàn hệ thống. NH đưa thêm chi nhánh techcombank Chợ Lớn vào hoạt động. Cũng trong năm 2003, Techcombank tiến hành xây dựng biểu tượng mới cho NH. Cuối năm 2003, vốn điều lệ của NH đã lên đến 180 tỷ đồng.
Ngày 9/6/2004, Nh ra mắt biểu tượng mới. Trong năm này, NH 3 lần liên tiếp thay đổi vốn điều lệ lên 234 tỷ đồng, 252,255 tỷ đồng và 412 tỷ đồng. Ngày 13/12/2004 Ký hợp đồng mua phần mềm chuyển mạch và quản lý thẻ với Compass Plus.
Năm 2005, Thành lập các chi nhánh cấp 1 tại: Lào Cai, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, T.P Nha Trang (tỉnh Khánh Hoà), Vũng Tàu, đồng thời đưa vào hoạt động các phòng giao dịch: Techcombank Phan Chu Trinh (Đà Nẵng), Techcombank Cầu Kiều (Lào Cai), Techcombank Nguyễn Tất Thành, Techcombank Quang Trung, Techcombank Trường Chinh (Hồ Chí Minh), Techcombank Cửa Nam, Techcombank Hàng Đậu, Techcombank Kim Liên (Hà Nội). NH tiếp tục quá trình tăng vốn, đến cuối tháng 10/2005 vốn điều lệ của NH là 555 tỷ đồng. NH cũng liên tục đổi mới công nghệ với việc khai trương phần mềm chuyển mạch và quản lý thẻ của hãng Compass Plus và nâng cấp hệ thống phần mềm Globus sang phiên bản mới nhất Tenemos T24 R5.
Năm 2006, NH vinh dự nhận giải thưởng về thanh toán quốc tế từ The Bank of NewYorks, Citibank, Wachovia; nhận cúp vàng “Vì sự tiến bộ xã hội và phát triển bền vững” do Tổng liên đoàn lao động Việt Nam trao. Tháng 8/2006, Moody’s- hãng xếp hạng tín nhiệm hàng đầu thế giới đã công bố xếp hạng tín nhiệm của Techcombank, ngân hàng TMCP đầu tiên tại Việt Nam được xếp hạng bởi Moody’s. NH tiếp tục nâng cao các dịch vụ của mình với việc đưa vào hoạt động Call Centre và đường dây nóng. NH cũng liên kết cung cấp các sản phẩm Bancassurance với Bảo Việt Nhân Thọ; hoàn thiện hệ thống siêu tài khoản với các sản phẩm mới Tài khoản Tiết kiệm đa năng, Tài khoản Tiết kiệm trả lãi định kỳ; và ra mắt thẻ thanh toán quốc tế Techcombank Visa vào ngày 15/12/2006. Cuối năm 2006, vốn điều lệ của NH là 1500 tỷ đồng.
Tháng 8 năm 2006, Đại hội cổ đông thường niên đã thông qua kế hoạch 2006-2010 với mục tiêu phát triển Techcombank thuộc nhóm ngân hàng đô thị hàng đầu về độ tin cậy, chất lượng và hiệu quả.
Trải qua 14 năm phát triển, Techcombank hiện nay là một trong những ngân hàng TMCP hàng đầu, luôn cố gắng bám sát mục tiêu sứ mệnh đã đề ra.
2.1.2 Techcombank chi nhánh Hoàn Kiếm
Quá trình hình thành
Chi nhánh Techcombank Hoàn Kiếm được thành lập năm 2002, ban đầu ở Lý Thường Kiệt, đến năm 2005 chuyển về số 70-72 Trần Hưng Đạo. Hiện nay chi nhánh Hoàn Kiếm có 4 phòng giao dịch trực thuộc là PGD Lý Thường Kiệt, PGD Cửa Nam, PGD Bát Đàn, PGD Hoàng Cầu. Hiện nay số lượng nhân viên của chi nhánh Hoàn Kiếm là hơn 100 người.
Cơ cấu tổ chức của chi nhánh Techcombank Hoàn Kiếm
BAN GIÁM ĐỐC
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
PHÒNG
KẾ TOÁN
GIAO DỊCH VÀ KHO QUỸ
BAN KIỂM SOÁT VÀ HỖ TRỢ KINH DOANH
PHÒNG
TÍN DUNG DOANH NGHIỆP
PHÒNG
GIAO DỊCH
PHÒNG
TÍN DỤNG CÁ NHÂN
PGD
LÍ THƯỜNG KIỆT
PGD
HOÀNG CẦU
PGD
BÁT ĐÀN
PGD
CỬA NAM
Trong đó nhiệm vụ chức năng cụ thể của các phòng ban như sau:
Phòng Kế toán giao dịch và kho quỹ:
- Thực hiện việc mở tài khoản, cấp ID cho khách hàng
- Chuyển tiền giải ngân cho khách hàng: nhận bộ hồ sơ giải ngân, thực hiện đối chiếu số tiền được duyệt giải ngân trên Khế Ước nhận nợ, số tiền được hạch toán trên tài khoản giải ngân và số tiền giải ngân theo các chứng từ rút tiền vay của khách hàng. Trong trường hợp có sai lệch sẽ báo ngay cho Ban Kiểm soát và Hỗ trợ kinh doanh. Sau đó phòng Kế toán thực hiện giải ngân cho khách hàng theo đúng nội dung các chứng từ giải ngân kèm theo đã được Ban giám đốc phê duyệt
- Tiến hành các thủ tục nhập kho, xuất kho tài sản đảm bảo của khách hàng, các công việc liên quan đến hoạt động quản lý quỹ khác của Chi nhánh.
Phòng tín dụng doanh nghiệp và Phòng tín dụng cá nhân:
- Trực tiếp phỏng vấn khách hàng để thu thập các thông tin cần thiết
- Căn cứ vào các quy trình, nghiệp vụ, quy định, kinh nghiệm tiến hành thẩm định hồ sơ khách hàng, phát hiện ra những thiếu sót không phù hợp với yêu cầu, trên cơ sở đó yêu cầu khách hàng bổ sung cho hoàn chỉnh, xác định mức cho vay, mức phí thanh toán, bảo lãnh hợp lý
- Trình cấp có thẩm quyền phê duyệt khoản vay
- Phối hợp cùng với chuyên viên phân tích và hỗ trợ kinh doanh định giá tài sản đảm bảo
- Thực hiện các nghiệp vụ quản lý như: Kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất,…
Ban Kiểm soát và hỗ trợ kinh doanh: Ban Kiểm soát và Hỗ trợ kinh doanh thực hiện công tác kiểm soát và hỗ trợ về 3 khâu sau:
• Trước giải ngân: Tiếp nhận hồ sơ từ phòng kinh doanh sau khi đã được phê duyệt của cấp có thẩm quyền và tiến hành hoàn thiện hồ sơ để giải ngân
- Lập hợp đồng thế chấp, bảo lãnh…
- Đăng ký giao dịch đảm bảo tại các cơ quan có thẩm quyền
• Trong giải ngân: Kiểm soát hồ sơ bao gồm
- Kiểm tra số liệu về TSĐB, dư nợ tín dụng…
- Kiểm soát lại các chứng từ nhận nợ..
- Tiến hành giải ngân trên Globus
• Sau giải ngân
- Lưu hồ sơ, sắp xếp hồ sơ theo tiêu chuẩn ISO Phối hợp với phòng kinh doanh theo dõi và đôn đốc nợ.
Các hoạt động chính của chi nhánh Techcombank Hoàn Kiếm
Thứ nhất là huy động tiền gửi. Chi nhánh Techcombank Hòan Kiếm huy động tiền gửi thông qua các sản phẩm như: tiền gửi tiết kiệm, mở tài khoản cá nhân, tiền gửi thanh toán…
Thứ hai là hoạt động tín dụng. Ngân hàng cung cấp các sản phẩm tín dụng bán lẻ và cả các sản phẩm tín dụng doanh nghiệp: từ cho vay ngắn hạn đến cho vay trung và dài hạn, chiết khấu chứng từ có giá, thấu chi doanh nghiệp…
Thứ ba là các dịch vụ khác. Ngoài hai hoạt động chính là huy động và tín dụng, chi nhánh còn cung cấp một số dịch vụ như bảo lãnh, thanh toán trong nước và quốc tế, chuyển tiền, mua bán kinh doanh ngoại tệ…
Ngoài ra mới đây ngân hàng còn mở rộng thêm hình thức tín dụng như cho vay bất động sản, cho vay mua ô tô,…
Tình hình hoạt động của chi nhánh Techcombank chi nhánh Hoàn Kiếm trong thời gian qua
Các chỉ tiêu tài chính chủ yếu.
Chi nhánh Hoàn Kiếm là một trong các chi nhánh lớn tại Hà Nội của Techcombank. Doanh thu của chi nhánh luôn chiếm hơn 11% tổng doanh thu toàn ngân hàng. Hoạt động kinh doanh của Techcombank Hoàn Kiếm có ảnh hưởng lớn đến kết quả hoạt động kinh doanh của toàn ngân hàng.
Bảng 1:Tỷ trọng các chỉ tiêu tài chính chủ yếu của chi nhánh Hoàn Kiếm trong Ngân hàng TMCP kỹ thương Việt Nam.
Đơn vị : tỷ đồng
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
Hoàn Kiếm
% so với tổng
Hoàn Kiếm
% so với tổng
Hoàn Kiếm
% so với tổng
Thu nhập hoạt động tài chính
15,954
9,00
31,927
9,09
46,987
10,27
Thu nhập hoat động dịch vụ
1,583
4,55
2.788
4,17
10,978
10.82
Thu nhập khác
3,599
4,45
4,833
1,92
1,776
3,39
Lợi nhuận trước thuế và DPRR
15.371
11,79
31,836
11,46
46,937
12,12
Lợi nhuận sau thuế
7,925
10,26
17,046
8,27
24,428
9,51
(Nguồn : Báo cáo của Ngân hàng năm 2004-2006)
Thu nhập từ hoạt động tài chính của chi nhánh chiếm tỷ lệ lớn nhất và có tỷ lệ tăng trưởng khá cao, bình quân73.5%/năm. Thu nhập từ hoạt động tài chính của chi nhánh cũng chiếm trên 9% tổng thu nhập hoạt động tài chính toàn ngân hàng. Thu nhập hoạt động dịch vụ ngày càng phát triển, nhất là năm 2006 tăng trưởng so với năm 2005 là 297% (10,978: 2,788 - 1=2,97 = 297%). Lợi nhuận sau thuế tăng trưởng cao, bình quân 79%/năm, tuy nhiên vẫn thấp hơn mức bình quân toàn ngân hàng là 97,7%/năm.
Bảng 2: Báo cáo chi tiết thu nhập chi phí một số hoạt động
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
Doanh thu thu lãi
45428
81786
169027
Chi trả lãi
29474
49859
101542
Thu nhập hoạt động tài chính
15954
31927
46987
Doanh thu hoạt động dịch vụ
4264
7958
18722
Chi phí hoạt động dịch vụ
5681
5170
7744
Thu nhập hoạt động dịch vụ
1583
2788
10978
Chi phí lương
2965
5063
8901
Chi phí tài sản
1956
2015
3095
Tổng chi phí
42792
75518
122090
(Nguồn : Báo cáo thường niên 2004-2006)
Hoạt động huy động vốn
Nguồn vốn của chi nhánh được huy động từ 3 nguồn là doanh nghiệp, dân cư và các tổ chức tín dụng khác.
Bảng3: Các nguồn huy động của chi nhánh Hoàn Kiếm
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
Tổng vốn huy động
484,153
780,725
1221,897
Vốn huy động từ doanh nghiệp
125,862
197,523
239,492
Vốn huy động từ dân cư
203,368
334,623
564,516
Vốn huy động từ các tổ chức tín dụng
154,923
248,579
417,889
(Nguồn : Báo cáo thường niên 2004-2006)
Theo bảng trên, có thể thấy nguồn huy động từ dân cư là nguồn chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng nguồn huy động. Cụ thể năm 2004 chiếm 42%, năm 2005 chiếm 42.86% năm 2006 chiếm 46.2%. Chiếm tỉ trọng thấp hơn là nguồn từ các tổ chức tín dụng khác, năm 2004 chiếm 32% năm 2005 chiếm 31.8%, năm 2006 chiếm 34.2%. Nguồn từ các doanh nghiệp chiếm tỉ trọng thấp nhất trong tổng nguồn huy động, năm 2004 đạt 26%, năm 2005 là 25.34%, năm 2006 là 19.6%.
Hoạt động tín dụng
Tín dụng là hoạt động chính của ngân hàng, do đó thu nhập từ hoạt động tín dụng quyết định đến kết quả hoạt động kinh doanh của toàn ngân hàng. Hoạt động tín dụng tại chi nhánh Techcombank Hoàn Kiếm có thể được phân chia theo đối tượng bao gồm tín dụng doanh nghiệp và tín dụng cá nhân, phân chia theo thời hạn: tín dụng ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, phân chia theo các lĩnh vực.
Bảng 4: Doanh số cho vay theo thời hạn
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
Doanh số cho vay
297,549
451,286
723,016
Vay ngắn hạn
191,027
287,925
494,543
Vay trung và dài hạn
106,522
163,361
228,473
(Nguồn : Báo cáo thường niên 2005-2006)
Bảng5: Doanh số cho vay theo đối tượng qua các năm
Đơn vị: Tỷ đồng
Doanh số cho vay
2005
%
2006
%
Tín dụng doanh nghiệ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- L0302.doc