Đề tài Mở rộng và nâng cao hiệu quả cho vay đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hà Tây

 

LỜI NÓI ĐẦU 1

I. Tính cấp thiết của đề tài 1

II. Mục đích nghiên cứu 2

III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

IV. Phương pháp nghiên cứu 2

V. Kết cấu chuyên đề 2

Chương I. Tín dụng ngân hàng đối với khu vực kinh tế

Ngoài quốc doanh 3

I. Đặc điểm và vai trò của kinh tế ngoài quốc doanh 3

1. Đặc điểm của thành phần kinh tế ngoài quốc doanh 3

2. Vai trò của kinh tế ngoìa quốc doanh 4

II. Vai trò tín dụng của ngân hàng đối với kinh tế

ngoài quốc doanh 8

1. Cách hoạt động chủ yếu của ngân hàng 8

1.1. Sự ra đời của ngân hàng thương mại 8

1.2. Các nghiệp vụ chủ yếu của Ngân hàng thương mại 9

2. Vai trò tín dụng của Ngân hàng thương mại đối với sự

phát triển kinh tế ngoài quốc doanh 13

2.1. Tín dụng ngân hàng 13

2.2. Vai trò tín dụng ngân hàng đối với sự phát triển của khu vực

kinh tế ngoài quốc doanh 15

III. Các hình thức của tín dụng ngân hàng 18

1. Dựa vào kỳ hạn của các khoản tín dụng 18

2. Dựa vào tính chất bảo đảm của khoản vay 18

3. Dựa vào hình thái tồn tại của vốn tín dụng 19

4. Các hình thức tín dụng khác 19

IV. Hiệu quả của tín dụng ngân hàng 19

1. Quan niệm về hiệu quả tín dụng 19

2. Các chỉ tiêu biểu hiện hiệu quả tín dụng ngân hàng 20

3. Các nhân tố chủ yếu tác động đến hiệu quả

tín dụng ngân hàng 22

Chương II. Thực trạng về quy mô và hiệu quả cho vay

 đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tại Chi nhánh

 NHTCT Hà Tây 26

I. Khái quát về tình hình hoạt động của Chi nhánh

NHTC Hà Tây 26

1. Lịch sử hình thành và phát triển của Chi nhánh

NHCT Hà Tây 26

Cơ cấu tổ chức của ngân hàng 27

2. Tình hình hoạt động của Chi nhánh NHCT Hà Tây trong

thời gian qua 29

2.1. Khái quát chung 29

2.2. Tình hình huy động vốn 30

2.3. Tình hình cho vay 35

2.4. Các hoạt động khác 37

II. Thực trạng cho vay đối với khu vực kinh tế ngoài

 quốc doanh tại Chi nhánh NHCT Hà Tây 38

1. Tình hình cho vay kinh tế ngoài quốc doanh của

 NHCT Hà Tây 38

1.1. Doanh số cho vay ngoài quốc doanh của NHCT Hà Tây 40

1.2. Doanh số thu nợ cho vay ngoài quốc doanh của

NHCT Hà Tây 41

 

 

1.3. Dư nợ tín dụng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh

của NHCT Hà Tây 43

1.4. Tình hình nợ quá hạn của NHCT Hà Tây 44

2. Đánh giá về hiệu quả về quy mô và hiệu quả cho vay kinh tế

ngoài quốc doanh của Chi nhánh NHCT Hà Tây 46

2.1. Những thành tựu đạt được trong hoạt động cho vay

kinh tế ngoài quốc doanh của Chi nhánh NHCT Hà Tây 46

2.2. Những hạn chế và nguyên nhân của chúng 47

Chương III. Giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả cho vay

đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tại Chi nhánh

NHCT Hà Tây 52

I. Định hướng hoạt động kinh doanh của Chi nhánh NHCT Hà Tây

trong thời gian tới 52

II. Một số giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả cho vay

đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tại Chi nhánh

NHCT Hà Tây 53

1. Xác định đúng đối tượng cho vay 53

2. Đổi mới cơ chế tín dụng đối với kinh tế ngoài quốc doanh 53

3. Nâng cao chất lượng thẩm định và đánh giá tình hình tài chính

của khách hàng 57

4. Đa dạng hoá các nghiệp vụ cho vay và phương thức cho vay 59

5. Chủ động giải quyết nợ có vấn đề 61

6. Ngân hàng nâng cao vai trò kiểm tra kiểm soát đối với khách

hàng vay vốn 62

7. Coi trọng công tác đào tạo và bồi dưỡng nâng cao trình độ

cán bộ tín dụng 63

8. Hiện đại hoá cơ sở vật chất và mở rộng địa bàn hoạt động

phục vụ công tác cho vay 64

9. Thực hiện tốt chiến lược khách hàng vay vốn 64

III. Một số kiến nghị 65

1. Kiến nghị đối với ngân hàng công thương Việt Nam 65

1.1. NHCT Việt Nam cần đưa ra các chủ trương, chiến lược

phát triển hoạt động tín dụng chung cho toàm hệ thống 65

1.2. Đầu tư kỹ thuật hiện đại cho hệ thống 66

2. Kiến nghị đối với ngân hàng Nhà nước 66

2.1. Đổi mới chính sách lãi suất 66

2.2. Có cơ chế xử lý tài sản thế chấp, tài sản bị xiết nợ 67

2.3. Cần điều hành các NHTM cạnh tranh lành mạnh 67

2.4. Hoàn thiện các văn bản pháp lý nhằm tạo hành lang pháp lý

cho hoạt động tín dụng của các NHTM 67

2.5. Khẩn trương củng cố hệ thống thanh tra của NHNN đối với

các tổ chức tín dụng 68

3. Kiến nghị đối với chính phủ và các cấp,

các ngành có liên quan 68

3.1. Nhà nước cần ổn định môi trường kinh tế vĩ mô

tạo điều kiện để khiến khích đầu tư, phát triển kinh tế 68

3.2. Sớm đưa thương phiếu vào hoạt động Thương mại 70

3.3. Hoàn thiện môi trường pháp lý cho các hoạt động đầu tư 71

KẾT LUẬN 73

Tài liệu tham khảo 75

 

 

doc78 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1182 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Mở rộng và nâng cao hiệu quả cho vay đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hà Tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và Nhà Nước, Tỉnh Uỷ và UBND tỉnh Hà Tây. Đặc biệt là các dự án phát triển du lịch tại các khu du lịch của tỉnh như sân gôn Đồng Mô, làng văn hoá các dân tộc Việt Nam, khu Khoang Xanh, Suối Mơ...Thực hiện chiến lược đó, đến nay chi nhánh NHCT Hà Tây đã có hơn 860 khách hàng có quan hệ tín dụng, trong đó có hơn 26 khách hàng là doanh nghiệp nhà nước, còn lại là các thành phần thuộc khu vực ngoài quốc doanh. Bảng 2: Tình hình cho vay vốn của NHCT Hà Tây qua các năm. Đơn vị tính: triệu đồng. Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 So sánh So sánh Doanh số Doanh số Doanh số 2000/1999 2001/2000 1. Doanh số cho vay. 299.071 419.011 686.737 140,1% 163,8% 2. Doanh số thu nợ 272.934 363.864 434.834 133,3% 119,5% 3. Dư nợ cho vay 31/12. 185.092 235.476 487.379 127,2% 206,9% (Nguồn: Báo cáo KQHĐKD của NHCT Hà Tây). Qua số liệu bảng 2: tình hình cho vay vốn, năm 1999 doanh số cho vay đạt 299.071 triệu đồng. Năm 2000 tăng 119.940 triệu đồng bằng 140,1% so với năm 1999. Năm 2001 lại tăng 267.726 triệu đồng bằng 163,8% so với năm 2000. Doanh số thu nợ cũng tăng: năm 1999 doanh số thu nợ đạt 272.934 triệu đồng. Năm 2000 doanh số này tăng lên 90.930 triệu đồng bằng 133,3% so với năm 1999. Năm 2001 lại tăng 70.970 triệu đồng bằng 119,5% so với năm 2000. Xét về chỉ tiêu dư nợ đối với nền kinh tế ta thấy: dư nợ tín dụng đều tăng qua các năm. Năm 1999 dư nợ mới đạt 185.092 triệu đồng , năm 2000 đạt 235.476 triệu đồng tăng 50.384 triệu đồng, tỷ lệ tăng 27,2% so với 31/12/1999. Năm 2001 là năm có tỷ lệ tăng trưởng tín dụng cao nhất từ trước đến nay. Qua số liệu tình hình cho vay của NHCT Hà Tây ta thấy doanh số cho vay của ngân hàng tăng qua các năm 1999, 2000, 2001. Doanh số thu nợ cũng tăng tương ứng. Bên cạnh đó dư nợ tính đến 31/12 các năm cũng tăng. Điều này chứng tỏ công tác cho vay của NHCY Hà Tây có chuyển biến tích cực. Bảng 3: Hiệu quả cho vay của chi nhánh NHCT Hà Tây. Đơn vị tính: triệu đồng. Chỉ tiêu 1999 2000 2001 1. Nguồn huy động vốn 398.125 454.291 635.417 2. Dư nợ cho vay 185.092 235.476 487.379 3. Hiệu suất cho vay (%) 46,49 51,83 76,70 (Nguồn : Báo cáo KQHĐKD của NHCT Hà Tây). Trên đây ta vừa xem xét phần cho vay của NHCT Hà Tây. Nếu ta đặt hai chỉ tiêu nguồn vốn huy động và dư nợ cho vay cạnh nhau thì ta thấy có nhiều vấn đề cần phải lưu ý. (Xem bảng 3). Có thể thấy NHCT Hà Tây năm 1999 và năm 2000 huy động nhiều nhưng chưa sử dụng hết nguồn vốn huy động đó vào mục đích cho vay. Hiệu suất cho vay qua hai năm đó còn thấp, năm 1999 hiệu suất của năm 1999 là 46,49 % cho vay chưa được một nửa số vốn huy động. Năm 2000 hiệu suất này tăng lên là 51,83% tình hình cho vay có thay đổi, ngân hàng đã cho vay được hơn năm 1999, tuy nhiên tỷ lệ vẫn chưa cao. Như vậy có thể nói hai năm 1999 và 2000 NHCT Hà Tây luôn thừa vốn khoảng trên 40%. Năm 2001 thì hiệu suất cho vay của ngân hàng đã tăng đột biến là 76,70%, nguồn vốn huy động đã được cho vay là chủ yếu, phần vốn thừa không chiếm tỷ lệ nhiều. Là một chi nhánh của Ngân hàng công thương Việt Nam nên phần vốn thừa của các năm đều được điều chuyển lên quỹ điều hoà bằng lãi suất huy động bình quân là 0,15%/ tháng. Nhìn chung phần vốn huy động thừa này không hề ảnh hưởng đến lợi nhuận chung của ngân hàng nhưng nó chứng tỏ một điều rằng khả năng mở rộng thị trường tín dụng của ngân hàng công thương Hà Tây còn rất lớn. Tóm lại: Qua phân tích tình hình kinh doanh tiền tệ của Ngân hàng Công thương Hà Tây thông qua hai nghiệp vụ chủ yếu là huy động vốn và cho vay vốn ta thấy lợi thế của Ngân hàng là nguồn vốn huy động dồi dào, ổn định song hoạt động cho vay vốn lại chưa phát huy được lợi thế đó. Tình hình hoạt động kinh doanh nói chung của Ngân hàng còn chưa sôi động, các khoản vay còn cầm chừng. Nguyên nhân từ thực trạng trên bắt nguồn từ nhiều phía, từ chính sách vĩ mô của Nhà nước, chính sách tín dụng của Ngân hàng và do điều kiện của môi trường kinh tế. Qua số liệu tổng hợp của Ngân hàng Hà Tây có thể thấy rằng ngân hàng có rất nhiều tiềm năng để phát triển cho vay đối với các thành phần kinh tế, đặc biệt là cho vay kinh tế ngoài quốc doanh. Để mở rộng và nâng cao hiệu quả cho vay ngoài quốc doanh của NHCT Hà Tây, chúng ta cần phải xem xét đến các số liệu và tình hình cho vay ngoài quốc doanh của ngân hàng. Từ đó chúng ta mới có những giải pháp để nâng cao hoạt động này. II. Thực trạng cho vay đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tại chi nhánh NHCT Hà Tây. Tình hình cho vay kinh tế ngoài quốc doanh của NHCT Hà Tây. Hoạt động tín dụng trong nền kinh tế thị trường luôn đòi hỏi các nhà kinh doanh ngân hàng phải đón đầu, hoà nhập với sự chuyển biến phức tạp của thị trường sản xuất hàng hoá, môi trường kinh tế, xã hội, chính trị pháp luật hiện hành. Mục tiêu luôn quán triết các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, công nhận sự tồn tại của mọi thành phần kinh tế đặc biệt thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Trong những năm gần đây, sự phát triển mạnh mẽ về số lượng, quy mô và lĩnh vực của các ngành nghề thuộc khu vực kinh tế ngoài quốc doanh trên địa bàn Hà Tây đã mở ra một thị trường tín dụng rộng lớn và hấp dẫn đối với NHCT Hà Tây. Vì vậy, có thể nhận xét khách quan rằng khu vực kinh tế ngoài quốc doanh là một thị trường khách hàng lớn và ẩn chứa nhiều tiềm năng cũng như triển vọng đối với ngân hàng. Song vẫn còn nhiều vấn đề khó khăn và nan giải. Bên cạnh đó, việc ban hành các quyết định của thống đốc NHNN: - Số 296 /1999/QĐ - NHNN 5 ra ngày 25 tháng 8 năm 1999 về giới hạn cho vay đối với khách hàng của tổ chức tín dụng - số 297/1999/QĐ - NHNN 5 ra ngày 25 tháng 8 năm 1999 về việc ban hành “Quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng”. - Quyết định mới nhất số 1627/2001/QĐ - NHNN ra ngày 31 tháng 12 năm 2001 về việc ban hành quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng, nhưng vẫn chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể. Việc ban hành nghị định số 178/1999/NĐ - CP ngày 29 tháng 12 năm 1999 về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng. Thông tư số 06/2000/TT - NHNN 1 ra ngày 4 tháng 4 năm 2000 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 178 /1999/NĐ - CP ngày 29/12/1999 của Chính phủ về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng. Ngoài ra còn các quy định về thế chấp, cầm cố, bảo lãnh vay vốn của ngân hàng đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho ngân hàng đầu tư tín dụng vào các thành phần kinh tế nói chung và kinh tế ngoài quốc doanh nói riêng. Mặt khác đặc điểm của khu vực kinh tế này là nguồn vốn tự có còn nhỏ bé mà tồn tại chủ yếu dưới dạng tài sản như máy móc, thiết bị, nhà xưởng nên để khu vực kinh tế này phát huy được vai trò không thể thiếu trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân thì cần phải bổ sung vốn lưu động tạm thời thiếu hụt là vấn đề cấp bách được đặt ra. Trong những năm qua NHCT Hà Tây không ngừng mở rộng mạng lưới cho vay đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, các phòng giao dịch được bố trí ở những địa bàn có hoạt động sản xuất kinh doanh và dịch vụ đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, công ty, hộ kinh doanh cá thể và các cá nhân vay vốn một cách thuận lợi và nhanh chóng hơn. Chi nhánh NHCT Hà Tây đã có những chỉ tiêu kế hoạch cụ thể cho từng phòng giao dịch và từ đó giao chỉ tiêu kế hoạch cho từng cán bộ tín dụng. Ngân hàng có những quy định khen thưởng cụ thể đối với mỗi cán bộ tín dụng hoàn thành tốt chỉ tiêu kế hoạch đã đề ra. Bên cạnh đó khuyến khích mọi người hăng say trong công việc và quan tâm tới việc thăm dò, mở rộng quan hệ tín dụng đối với các thành phần kinh tế thuộc khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. 1.1. Doanh số cho vay ngoài quốc doanh của NHCT Hà Tây. Doanh số cho vay đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh thường chiếm một tỷ trọng nhỏ từ 30% - 40% tổng doanh số cho vay. Trong khi đó nhu cầu vay vốn của các thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh rất lớn. Thị xã Hà Đông, nằm về phía Tây của thủ đô Hà Nội là nơi tập trung dân cư nhiều hơn so với các huyện trong tỉnh, bao gồm nhiều thành phần kinh tế. Đây là một thị trường có sức mua rất lớn, nhu cầu tiêu dùng cao nhất của tỉnh. Mặt khác thị xã tập trung nhiều nhà máy, xí nghiệp, các hộ cá thể...tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh với đủ các ngành nghề như công nghiệp nhẹ, công nghiệp xây dựng, công nghiệp chế biến,... có uy tín trên thị trường như: Tổng công ty xây dựng Sông Đà, Công ty Máy kéo và máy nông nghiệp, Công ty Dược phẩm Hà Tây...do đó nhu cầu về vốn rất nhiều. Bên cạnh đó Ngân hàng còn có mối quan hệ thường xuyên với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh thông qua các công ty TNHH, công ty cổ phần, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể... Để có một cái nhìn cụ thể hơn ta sẽ xem xét thực trạng tình hình cho vay của Ngân hàng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Bảng 4 và bảng 5 thể hiện các doanh số cho vay đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh của NHCT Hà Tây. Bảng 4, cho ta thấy tình hình cho vay ngắn hạn đối với kinh tế ngoài quốc doanh của NHCT Hà Tây qua các năm. Năm 1999, doanh số cho vay ngắn hạn của ngân hàng đối với khu vực ngoài quốc doanh đạt 75.444 triệu đồng, chiếm 26,88% tổng doanh số cho vay ngắn hạn. Năm 2000 doanh số này tăng lên 35.393 triệu đồng, chiếm 29,62% tổng doanh số cho vay ngắn hạn và bằng 146,9% so với năm 1999. Sang năm 2001, doanh số này tăng lên cao nhất trong các năm, đạt 195.086 triệu đồng, chiếm 38,63% tổng doanh số cho vay ngắn hạn và bằng 176,0% so với năm 2000. Bảng 4: Tình hình cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế Đơn vị tính : triệu đồng. Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 So sánh 2000/1999 So sánh 2001/2000 Dsố % Dsố % Dsố % Doanh số cho vay ngắn hạn 280.732 100 374.279 100 505.028 100 133,3% 134,9% - Quốc doanh 205.288 73,12 263.442 70,38 309.942 61,37 128,3% 117,6% - Ngoài quốc doanh 75.444 26,88 110.837 29,62 195.086 38,63 146,9% 176,0% (Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NHCT Hà Tây) Tình hình cho vay trung và dài hạn đối với kinh tế ngoài quốc doanh của NHCT Hà Tây được thể hiện qua bảng 5. Năm 1999 doanh số này đạt 4.113 triệu đồng, chiếm 22,43% tổng doanh số cho vay trung và dài hạn. Đến năm 2000, doanh số cho vay này tăng lên bằng 26.694 triệu đồng, chiếm 59,67% và bằng 649% so với năm 1999. Ta thấy tỷ lệ này rất cao do chủ trương kế hoạch của ngân hàng là tăng doanh số cho vay trung và dài hạn đối với kinh tế ngoài quốc doanh, tạo điều kiện về vốn cho khu vực này phát triển. Năm 2001, doanh số này giảm xuống còn 20.229 triệu đồng, chiếm 11,13% tổng doanh số cho vay trung dài hạn và bằng 75,7% so với năm 2000. Lý do giảm doanh số cho vay năm này là do ngân hàng muốn điều chỉnh cơ cấu cho vay giữa hai thành phần kinh tế này cho đạt cơ cấu hợp lý thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về việc ổn định nền kinh tế. Bảng 5: Tình hình cho vay trung và dài hạn theo thành phần kinh tế Đơn vị tính : triệu đồng. Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 So sánh 2000/1999 So sánh 2001/2000 Dsố % Dsố % Dsố % Doanh số cho vay trung và dài hạn 18.339 100 44.732 100 181.709 100 243,9% 406,2% - Quốc doanh 14.226 77,57 18.038 40,32 161.480 88,87 126,7% 895,2% - Ngoài quốc doanh 4.113 22,43 26.694 59,67 20.229 11,13 649,0% 75,7% (Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NHCT Hà Tây) Qua bảng 4 và 5 ta có thể thấy doanh số cho vay ngắn hạn và cho vay trung dài hạn đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh có sự tăng lên. Nhưng tốc độ tăng doanh số cho vay ngắn hạn nhanh hơn doanh số cho vay trung dài hạn. Vì khu vực này gồm hầu hết là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ kinh doanh cá thể, cá nhân... chu kỳ kinh doanh ngắn nên vòng quay vốn ngắn, nhu cầu vay vốn không lớn. Chính vì thế mà cho vay ngắn hạn của ngân hàng chiếm đa số. Từ số liệu cho vay ngắn hạn và cho vay trung, dài hạn trên ta có thể tính được doanh số cho vay nói chung của NHCT Hà Tây. Khi nhìn hai bảng 4 và 5 ta có thể thấy được doanh số cho vay đối với kinh tế ngoài quốc doanh của Ngân hàng tăng lên hàng năm. Có sự tăng doanh số cho vay hàng năm này vì Ngân hàng công thương Hà Tây ngoài việc tập trung đầu tư vốn cho khu vực kinh tế quốc doanh, điển hình như các tổng công ty 90,91, công ty công trình giao thông Sông Đà...mà Ngân hàng công thương Hà Tây còn đầu tư vốn cho các công ty TNHH, các doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã, các hộ sản xuất kinh doanh ở các làng nghề thuộc các huyện Đan Phượng, Hoài Đức,... Ngoài ra nền kinh tế có nhiều thay đổi, các khu công nghiệp được hình thành, trong năm 2001 khu công nghiệp Phú Cát cũng đã đưa một số bộ phận đi vào hoạt động, một số khu công nghiệp mới đang trong giai đoạn khởi công thuộc tỉnh Hà Tây. Bên cạnh đó NHCT Hà Tây đã không ngừng nâng cao và đổi mới công tác tín dụng, nghiệp vụ ngân hàng cho đội ngũ nhân viên. Ngân hàng đã đơn giản hoá thủ tục hành chính, thực hịên tác phong công nghiệp... đã tạo được niềm tin đối với mỗi khách hàng khi giao dịch tại ngân hàng. 1.2. Doanh số thu nợ cho vay ngoài quốc doanh của NHCT Hà Tây. Quá trình cho vay và thu nợ phải được thực hiện kết hợp chặt chẽ với nhau. Nếu chỉ chú trọng việc cho vay mà không quan tâm đến việc thu hồi nợ thì sẽ sinh ra nợ quá hạn đối với ngân hàng. Mặt khác trong nền kinh tế thị trường việc cho vay đối với kinh tế ngoài quốc doanh có mức độ rủi ro cao, điều đó không chỉ thể hiện từ tài sản thế chấp mà ngay cả phương án kinh doanh của khách hàng thuộc khu vực này khi trình cho ngân hàng cũng chứa đựng nhiều rủi ro. Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh khi có vốn thì họ dễ đầu tư mạo hiểm vào những lĩnh vực có độ rủi ro cao miễn là họ thu được lợi nhuận cao. Nên khi ngân hàng thực hiện công tác cho vay vốn họ cũng rất lo lắng cho món tiền cho vay của mình. Điều này có thể giải thích rất đơn giản vì khi thực hiện hợp đồng tín dụng thì nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại hay phá sản của một ngân hàng. Chính vì vậy mà công tác thu nợ của Ngân hàng rất được quan tâm. Công tác này sẽ đánh giá xem Ngân hàng thực hiện nghiệp vụ cho vay có chính xác và hiệu quả hay không. Để xem xét tình hình thu nợ của NHCT Hà Tây qua các năm, chúng ta hãy nhìn vào bảng 6 và bảng 7. Bảng 6, cho ta các doanh số thu nợ ngắn hạn đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Từ bảng 4 và bảng 6 ta có thể tính ra được tỷ lệ doanh số thu nợ ngắn hạn so với doanh số cho vay ngắn hạn đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh của ngân hàng qua các năm 1999, 2000, 2001. Tỷ lệ đó lần lượt là: 102,2% ; 83,7% ; 57,3%. Năm 1999 ngân hàng thu nợ cao hơn doanh số cho vay do ngân hàng thu được một khoản nợ quá hạn hoặc nợ khó đòi từ các năm trước nên tỷ lệ mới cao như vậy. Bảng 6: Doanh số thu nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế. Đơn vị tính: triệu đồng. Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 So sánh 2000/1999 So sánh 2001/2000 Dsố % Dsố % Dsố % Doanh số thu nợ ngắn hạn 256.511 100 337.628 100 396.690 100 131,6% 117,4% - Quốc doanh 179.373 69,93 244.82 72,51 284.820 71,79 136,4% 117,4% - Ngoài quốc doanh 77.138 30,07 92.808 27,49 111.870 28,21 120,3% 120,5% (Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NHCT Hà Tây) Qua bảng 6, năm 1999 có doanh số thu nợ ngắn hạn đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh của ngân hàng đạt 77.138 triệu đồng, chiếm 30,07% tổng doanh số thu nợ ngắn hạn. Đến năm 2000, doanh số này tăng lên bằng 92.808 triệu đồng, chiếm 27,49% tổng doanh số thu nợ ngắn hạn và bằng 120,3% so với năm 1999. Năm 2001, doanh số thu nợ này tăng 19.062 triệu đồng, chiếm 28,21% tổng doanh số thu nợ ngắn hạn và bằng 120,5% so với năm 2000. Nhìn chung doanh số thu nợ ngắn hạn tăng lên hàng năm. Bảng 7, cho ta các doanh số thu nợ trung và dài hạn đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Từ bảng 5 và bảng 7 ta có thể tính ra được tỷ lệ doanh số thu nợ trung và dài hạn so với doanh số cho vay trung và dài hạn đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh của ngân hàng qua các năm 1999, 2000, 2001. Tỷ lệ đó lần lượt là: 113,0%; 24,9%; 138,3%. Năm 1999 và năm 2001 ngân hàng có doanh số thu nợ cao hơn doanh số cho vay vì ngân hàng thu được một khoản nợ quá hạn hoặc nợ khó đòi trung và dài hạn từ các năm trước nên tỷ lệ mới cao như vậy. Nhưng năm 2000 tỷ lệ này lại thấp vì thời gian các khoản vay vốn trung và dài hạn này dài, vì vậy khách hàng chưa có khả năng trả nợ nên có tình trạng này. Bảng 7: doanh số thu nợ trung và dài hạn theo thành phần kinh tế. Đơn vị tính: triệu đồng. Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 So sánh 2000/1999 So sánh 2001/2000 Dsố % Dsố % Dsố % Doanh số thu nợ trung và dài hạn 16.423 100 31.000 100 38.143 100 188,7% 123,0% - Quốc doanh 11.773 71,69 24.337 78,51 10.166 26,65 206,7% 41,7% - Ngoài quốc doanh 4.650 28,31 6.663 21,49 27.977 73,35 143,2% 419,8% (Nguồn : phòng kinh doanh NHCT Hà Tây) Từ bảng 7 ta có số liệu cụ thể của việc thu nợ trung và dài hạn ngoài quốc doanh của ngân hàng qua các năm. Năm 1999, doanh số này đạt 4.650 triệu đồng, chiếm 28,31% tổng doanh số thu nợ trung và dài hạn. Năm 2000 doanh số này có nhích lên là 6.663 triệu đồng, chiếm 21,49% tổng doanh số thu nợ trung và dài hạn và bằng 143,2% so với năm 1999. Năm 2001, doanh số này tăng ằ 4,2 lần so với năm 2000, chiếm 73,35% tổng doanh số thu nợ trung và dài hạn. Nhìn chung doanh số thu nợ trung và dài hạn đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh có tăng lên hàng năm, nhưng tốc độ tăng doanh số thu nợ này không nhanh bằng tốc độ tăng của doanh số thu nợ ngắn hạn. Từ bảng 6 và 7 ta có thể tính được doanh số thu nợ chung của ngân hàng công thương Hà Tây. Qua số liệu ở bảng 6 và 7 ta có thể thấy doanh số thu nợ chung có tăng hàng năm, hoạt động thu nợ của Ngân hàng công thương Hà Tây đã đạt được một mức nhất định tuy chưa cao. Xét về cả lượng và chất thì các khoản thu hồi nợ này đã có những thay đổi rõ rệt. 1.3. Dư nợ tín dụng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh của NHCT Hà Tây. Trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, chỉ tiêu dư nợ là chỉ tiêu hàng đầu đánh giá về hoạt động cho vay mà bất kỳ một Ngân hàng nào muốn tồn tại và phát triển cần phải quan tâm. Qua số liệu dư nợ của bảng 8 ta thấy năm 1999 dư nợ tín dụng ngắn hạn của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đạt 15.384 triệu đồng, chiếm 13,45% tổng dư nợ tín dụng ngắn hạn. Sang năm 2000, dư nợ này tăng lên 27.745 triệu đồng, chiếm 27,91% tổng dư nợ tín dụng ngắn hạn và bằng 280,3% so với năm 1999. Năm 2001 chỉ tiêu này tăng cao, đạt 131.967 triệu đồng, chiếm 50,20% tổng dư nợ tín dụng ngắn hạn và bằng 305,9% so với năm 2000. Như vậy năm 2001 dư nợ tín dụng ngắn hạn đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh chiếm một nửa dư nợ tín dụng ngắn hạn. Bảng 8: Dư nợ tín dụng ngắn hạn theo thành phần kinh tế. Đơn vị tính: triệu đồng. Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 So sánh 2000/1999 So sánh 2001/2000 Dnợ % Dnợ % Dnợ % Dư nợ tín dụng ngắn hạn 114.409 100 154.552 100 262.890 100 135,0% 170,0% - Quốc doanh 99.025 86,55 111.423 72,09 130.923 49,80 112,5% 117,5% - Ngoài quốc doanh 15.384 13,45 43.129 27,91 131.967 50,20 280,3% 305,9% (Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NHCT Hà Tây) Bảng 9 cho biết dư nợ tín dụng trung và dài hạn của NHCT Hà Tây. Năm 1999 dư nợ trung và dài hạn của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đạt 17.581 triệu đồng, chiếm 24,87% tổng dư nợ tín dụng trung và dài hạn. Năm 2000 dư nợ này tăng 10.316 triệu đồng, chiếm 34,47% tổng dư nợ trung và dài hạn và bằng 158,6% so với năm 1999. Năm 2001 dư nợ này giảm xuống chỉ còn 14.526 triệu đồng, chiếm 6,47% tổng dư nợ trung và dài hạn và bằng 52,0% so với năm 2000. Điều này chứng tỏ năm 2001 khách hàng vay vốn trung và dài hạn của ngân hàng công thương Hà Tây giảm xuống hoặc là khách hàng vay vốn trung và dài hạn đã trả hết nợ. Bảng 9: Dư nợ tín dụng trung và dài hạn theo thành phần kinh tế. Đơn vị tính: triệu đồng. Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 So sánh 2000/1999 So sánh 2001/2000 Dnợ % Dnợ % Dnợ % Dư nợ tín dụng trung và dài hạn 70.683 100 80.924 100 224.489 100 114,4% 277,4% - Quốc doanh 53.102 75,13 53.027 65,53 209.963 93,53 99,8% 395,9% - Ngoài quốc doanh 17.581 24,87 27.897 34,47 14.526 6,47 158,6% 52,0% (Nguồn : Báo cáo kết quả kinh doanh của NHCT Hà Tây) Qua bảng 8 và 9 ta có thể nói ngân hàng đã chú trọng hơn vào khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, đặc biệt là cho kinh tế ngoài quốc doanh vay ngắn hạn nhiều hơn là trung và dài hạn. Chứng tỏ các biện pháp và hướng đi của ngân hàng trong việc cho vay ngoài quốc doanh có chiều hướng thay đổi, ngân hàng đã đáp ứng được một phần nào nhu cầu cần vốn cho khu vực kinh tế này. Sự tăng lên của dư nợ tín dụng nói chung và tín dụng của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh nói riêng cho ta thấy được các văn bản pháp luật, các nghị định, quyết định,...của Nhà nước, của chính phủ, của NHNN Việt Nam ban hành đã có hiệu lực, có kết quả và đã tạo điều kiện cho ngân hàng và khách hàng có thể tin tưởng để xích lại gần nhau hơn. Tóm lại, qua việc phân tích các doanh số cho vay, doanh số thu nợ và dư nợ tín dụng ngắn hạn và trung dài hạn, chúng ta thấy rằng NHCT Hà Tây cho vay ngắn hạn đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh là chính, chiếm khoảng 80% - 90% tổng doanh số cho vay ngoài quốc doanh. 1.4. Tình hình nợ quá hạn của NHCT Hà Tây. Thực trạng về hoạt động cho vay đối với kinh tế ngoài quốc doanh được phản ánh qua chỉ tiêu nợ quá hạn sẽ cho ta thấy được hiệu quả của hoạt động này tại Ngân hàng công thương Hà Tây. Nếu dư nợ tín dụng là thành tích của hoạt động tín dụng thì nợ quá hạn là mặt trái của hoạt động tín dụng. Chỉ tiêu dư nợ quá hạn là một chỉ tiêu phản ánh trực tiếp chất lượng, hiệu quả hoạt động tín dụng của một ngân hàng. Bảng 10: Tình hình nợ quá hạn kinh tế ngoài quốc doanh. Đơn vị tính: triệu đồng. Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Tiền % Tiền % Tiền % 1.Tổng dư nợ 185.092 100 235.476 100 487.379 100 2. Nợ quá hạn 7.123 3,84 4.246 1,80 3.409 0,70 - Quốc doanh 5.589 3,02 3.912 1,66 3.276 0,67 - Ngoài quốc doanh 1.534 0,83 334 0,14 133 0,02 (Nguồn : Báo cáo kết quả kinh doanh của NHCT Hà Tây) Qua bảng 10, nợ quá hạn năm 1999 là 7.123 triệu đồng, chiếm 3,84% tổng dư nợ; trong đó có nợ quá hạn của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh là 1.534 triệu đồng, chiếm 0,83% tổng dư nợ và chiếm 21,53% so với nợ quá hạn. Năm 2000, nợ quá hạn là 4.246 triệu đồng, chiếm 1,8% so với tổng dư nợ; trong đó nợ quá hạn ngoài quốc doanh là 334 triệu đồng, chiếm 0,14% so với tổng dư nợ và chiếm 7,86% so với nợ quá hạn. Năm 2001 chỉ tiêu nợ quá hạn là 3.409 triệu đồng, chiếm 0,7% so với tổng dư nợ; trong đó nợ quá hạn đối với khu vực ngoài quốc doanh là 133 triệu đồng, chiếm 0,02% so với tổng dư nợ và chiếm 3,9% so với nợ quá hạn. Đứng trước tình trạng trên NHCT Hà Tây đã có nhiều biện pháp tích cực để thu hồi nợ quá hạn. Điều đáng mừng là nhờ có biện pháp tích cực bán tài sản để thu hồi nợ quá hạn trong năm 2000 đã thu hồi được 3 món nợ quá hạn lớn từ năm 1997 của các khách hàng: công ty TNHH Bằng Giang 1.780 triệu đồng và doanh nghiệp bia Thanh Mai thu 350 triệu đồng, bia Tiến Lợi thu 220 triệu đồng. Chính nhờ những biện pháp trên mà đến cuối năm 2001, chi nhánh NHCT Hà Tây đã giảm thấp hẳn được tỷ lệ nợ quá hạn xuống còn 0,7%% so với tổng dư nợ, trong đó nợ quá hạn của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đạt mức thấp nhất 0,02% so với tổng dư nợ, đặt chỉ tiêu nợ quá hạn trong khung cho phép. Các khoản nợ quá hạn nếu không có những biện pháp tích cực sẽ trở thành nợ quá hạn khó đòi. Chính vì thế, trong sự nghiệp đổi mới chung của đất nước, Ngân hàng Công thương Hà Tây đã từng bước đổi mới hoạt động của mình để hoà nhập với nền kinh tế thị trường. Việc phát triển hoạt động tín dụng không chỉ là vấn đề thực thi chính sách nền kinh tế nhiều thành phần của Nhà Nước mà còn là phương hướng phát triển kinh doanh tín dụng của Ngân hàng. Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh với những ưu điểm so với các thành phần kinh tế khác, với tiềm năng to lớn của nó nếu được quan tâm một cách đúng mức sẽ tạo điều kiện phát triển một cách nhanh chóng. Tất nhiên không một quốc gia nào có thể phát triển vững mạnh với những hình thức sản xuất nhỏ bé, mà nó cần có một nền tảng đó chính là kinh tế quốc doanh với những ngành nghề chủ chốt quyết định sự phát triển kinh tế đất nước. Điều đó có thể thực hiện được cùng với sự phát triển của kinh tế ngoài quốc doanh, làm tiền đề và động lực cho kinh tế đất nước phát triển. Mở rộng và nâng cao hiệu quả cho vay đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh sẽ tạo ra cho Ngân hàng một thị trường tín dụng rộng lớn, đáp ứng các nhu cầu về vốn của mọi thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Nhận biết được điều đó Ngân hàng Công thương Hà Tây đã không ngừng cải tiến và hoàn thiện các công tác hoạt động tín dụng; tìm hiểu khách hàng, tư vấn hoạt động sản xuất kinh doanh, thay đổi thời hạn cho vay sao cho phù hợp với các chu kỳ kinh doanh của khách hàng... để thu hút nhiều hơn nữa khách hàng đến giao dịch với Ngân hàng . 2. Đánh giá về qui mô và hiệu quả cho vay kinh tế ngoài quốc doanh của chi nhánh NHCT Hà Tây. 2.1. Những thành tựu đạt được trong hoạt động cho vay kinh tế ngoài quốc doanh tại chi nhánh NHCT Hà Tây. Hiệu quả hoạt động cho vay đố

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docL0359.doc
Tài liệu liên quan