Đề tài Mô tả địa phương: mô tả huyện Bát Xát (tỉnh Lào Cai)

MỤC LỤC

 

I. Mở đầu

1. Lí do chọn đề tài 2

2. Mục đích của đề tài 2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

4. Nhiệm vụ 3

5. Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu 3

 

II. Nội dung

1. Cơ sở lí luận 3

2. Cơ sở tự nhiên 6

3. Khai thác các thông tin trên bản đồ địa hình 6

3.1 Giới thiệu về tờ bản đồ địa hình 6

3.2 Cơ sở toán học 8

3.3 Nội dung của bản đồ địa hình 10

4. Mô tả về lãnh thổ 11

4.1 Hình thái trắc địa 11

4.2 Thuỷ văn 12

4.3 Chất đất và thực vật 13

4.4 Dân cư 13

4.5 Giao thông 14

4.6 Ranh giới tường rào 14

4.7 Địa vật kinh tế xã hội 15

4.8 Điểm khống chế 15

 

III. Kết luận

 

doc17 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3090 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Mô tả địa phương: mô tả huyện Bát Xát (tỉnh Lào Cai), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục Lục Mở đầu Lí do chọn đề tài 2 Mục đích của đề tài 2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 Nhiệm vụ 3 Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu 3 Nội dung 1. Cơ sở lí luận 3 2. Cơ sở tự nhiên 6 3. Khai thác các thông tin trên bản đồ địa hình 6 3.1 Giới thiệu về tờ bản đồ địa hình 6 3.2 Cơ sở toán học 8 3.3 Nội dung của bản đồ địa hình 10 4. Mô tả về lãnh thổ 11 4.1 Hình thái trắc địa 11 4.2 Thuỷ văn 12 4.3 Chất đất và thực vật 13 4.4 Dân cư 13 4.5 Giao thông 14 4.6 Ranh giới tường rào 14 4.7 Địa vật kinh tế xã hội 15 4.8 Điểm khống chế 15 III. Kết luận I. Mở đầu 1. Lí do chọn đề tài Tờ bản đồ F - 48 - 28 về Bát Xát thể hiện được rõ về địa hình, địa vật bao gồm đầy đủ các đối tượng tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội, chúng được phản ánh theo đúng các đặc điểm phân bố, địa lí, có bổ sung những thuộc tính và được quy định ở mức độ phù hợp với tỉ lệ của bản đồ. Việc nghiên cứu đề tài này có ích trong mọi mặt của đời sống xã hội, đặc biệt trong nghiên cứu, tra cứu, hoạt động kinh tế, điều tra cơ bản, đánh giá tài nguyên, quy hoạch, khảo sát, thiết kế và chỉ đạo công tác công trình. Với những lí do trên em đã chọn đề tài "Mô tả địa phương: mô tả huyện Bát Xát (tỉnh Lào Cai). 2. Mục đích của đề tài: Đề tài sẽ trình bày một cách có hệ thống các vấn đề về Tự nhiên, Kinh tế - Xã hội ở Bát Xát, giúp cho người đọc đề tài có thể hiểu hơn về tài nguyên thiên nhiên, kinh tế xã hội địa phương Bát Xát. Trong phần nội dung của đề tài sẽ cho người đọc có cái nhìn khái quát hơn về Bát Xát. Đánh giá tiềm năng và hiện tượng khai thác các thế mạnh của địa phương. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. - Đối tượng: huyện Bát Xát - Phạm vi: tờ bản đồ F - 48 - 28 có tỉ lệ 1: 100 000 ( 1 cm = 1000m thực địa). - Đề tài: tự nhiên, kinh tế - xã hội của Bát Xát qua 8 lớp thông tin: dáng đất, thuỷ văn và các công trình phụ, chất đất và thực vật, dân cư, đường giao thông, ranh giới tường rào, địa vật kinhtế - xã hội, điểm khống chế. 4. Nhiệm vụ Điều tra, khảo sát, thu thập dữ liệu, thông tin phục vụ cho việc nghiên cứu một cách có hệ thống các vấn đề về Tự nhiên, Kinh tế - Xã hội ở Bát Xát, giúp cho người đọc đề tài có thể hiểu hơn về tài nguyên thiên nhiên, kinh tế xã hội của Bát Xát. Xây dựng định hướng nhằm phát triển địa phương ngày càng lớn mạnh hơn. 5. Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu. Đề tài được thực hiện dựa trên các cơ sở lí thuyết về bản đồ địa hình Việt Nam nói chung và địa lí địa hình Bát Xát nói riêng. Phương pháp chủ yếu được sử dụng trong đề tài đó là: phân tích, tổng hợp, so sánh, vận dụng….Trong đề tài của mình em đã ứng dụng nhiều tài liệu và lí thuyết về bản đồ địa hình để nêu lên một cách xác thực về địa lý địa phương, cụ thể là địa lý của huyện Bát Xát. II. Nội dung 1. Cơ sở lí luận * Bản đồ đại cương - Bản đồ học đại cương là mô hình kí hiệu hình tượng không gian của các đối tượng, hiện tượng tự nhiên và xã hội, được thu nhỏ, được tổng hoá theo cơ sở toán học nhất định, nhằm phản ánh vị trí, sự phân bố không gian và mối tương quan giữa các đối tượng, hiện tượng và sự biến đổi của chúng theo thời gian. - Đối tượng: + Bản đồ học có đối tượng nhận thức là không gian cụ thể của các đối tượng địa lí và sự biến đổi của chúng theo thời gian. + Bản đồ học là khoa học về các bản đồ địa lí. Bản đồ địa lí là đối tượng nhận thức của khoa học bản đồ. - Nhiệm vụ của bản đồ học là nghiên cứu cấu trúc không gian, phản ánh các quy luật của hệ thống không gian địa lí các hiện tượng và đối tượng tự nhiên, kinh tế - xã hội xét về mặt phân bố, mối tương quan và quá trình phát triển. * Bản đồ địa hình Bản đồ địa hình thuộc loại bản đồ địa lí chung có tỉ lệ 1: 100 000, được sử dụng rộng rãi trong các ngành kinh tế quốc dân. Đặc điểm quan trọng của bản đồ địa hình là có nội dung phong phú, chi tiết và có độ chính xác cao. Do vậy, bản đồ địa hình được sử dụng để giải quyết nhiều nhiệm vụ khác nhau trong thực tiễn và nghiên cứu. Việc sử dụng bản đồ rất phong phú và đa dạng, song có thể quy vào những phương hướng sau: - Đọc bản đồ để tìm hiểu chung về lãnh thổ, để tìm hiểu một vài hiện tượng nào đó (đặc điểm, vị trí, quy luật phân bố của hiện tượng…) hoặc để phân biết đối tượng sâu hơn. Đọc bản đồ trong phòng và cũng có thể dùng bản đồ để nhận biết đối tượng ở thực địa, làm người dẫn đường. - Dùng bản đồ để đo tính, lấy số liệu, khảo sát sơ bộ, lập sự án quy hoạch công trình, vạch kế hoạch phát triển kinh tế, văn hoá hay để nghiên cứu, phân tích sâu sắc hơn, toàn diện hơn nhằm phát hiện những quy luật mới của tự nhiên hoặc kinh tế, xã hội. * Ngôn ngữ trong bản đồ địa hình - Ngôn ngữ trong bản đồ là một ngôn ngữ chính thể hiện của bản đồ học, một hệ thống kí hiệu đặc trưng tập hợp vô số kí hiệu thể hiện đối tượng nhận thức của bản đồ học, một không gian cụ thể của các đối tượng và hiện tượng thực tế và những thay đổi của nó theo thời gian. - Bản đồ học là một khoa học nên ngôn ngữ của nó phải là thứ ngôn ngữ khoa học, là công cụ để tư duy không gian, truyền tin, lập mô hình và nhận thức thực tiễn là phương tiện để thể hiện những tri thức của loài người lên bản đồ. Chúng ta hiểu ngôn ngữ bản đồ như một hệ thống các kí hiệu bản đồ và các nguyên tắc sử dụng chúng. Việc biểu hiện bản đồ như là sự biểu thị bằng hình ảnh đồ họa các đối tượng và hiện tượng thông qua các phương tiện và nguyên tắc và ngôn ngữ của bản đồ. Chức năng của ngôn ngữ bản đồ: + Chức năng thông tin của ngôn ngữ bản đồ: Khi thành lập bản đồ phải tiến hành chọn lọc đặc điểm cần thiết của tài liệu để biểu thị sao cho có thể lưu giữ và truyền đạt được cho người đọc bản đồ. Bản đồ thông báo những phương tiện có tính chất xác định về mặt bản chất và không gian của các đối tượng hiện tượng cần thông báo. Ví dụ: Trên tờ bản đó F - 48 - 28 về huyện Bát Xát ( Lào cai) thể hiện được những địa điểm, khu vực quan trọng như: nơi hỏa táng, lăng tẩm, sân vận động, sông suối…bằng các kí hiệu. + Chức năng nhận thức của ngôn ngữ bản đồ: Khi xác định ngôn ngữ bản đồ như một ngôn ngữ khoa học, bản đồ như một mô hình khoa học, quá trình hình thành bản đồ như một dạng bản đồ của sự mô hình hóa khoa học thì bản đồ phản ánh một cách khoa học hệ thống các phương pháp làm việc bản đồ. Đặc điểm của ngôn ngữ bản đồ là một ngôn ngữ khoa học mang lại cho người nghiên cứu ý nghĩa thực tế khi họ nắm vững phương pháp làm việc với bản đồ. * Cách thức khai thác thông tin từ bản đồ địa hình ( có 5 cách thức khai thác): - Đọc bản đồ: là sự quan sát bằng mắt nhằm đánh giá giải thích hình ảnh bản đồ trong mối liên hệ với các khái niệm về hiện thực. Kết quả đọc bản đồ là mô tả được kiến thức và khái niệm về hiện thực địa lí để trả lời những câu hỏi đặt ra. Đọc bản đồ gồm các bước: + Lựa chọn bản đồ thích hợp. + Đọc tên chú giải, tỉ lệ bản đồ. + Tên khu vực cần quan tâm. + Suy giải các kí hiệu của bản đồ và các hiện tượng trong khu vực đó. + Đánh giá thực tại các vấn đề đã nêu theo mục đích đọc bản đồ. Suy giải bản đồ: là sự tư duy về thôn g tin trên bản đồ trong một thể thống nhất cũng như trong sự liên kết thể thống nhất đó với thông tin ghi trong bộ nhớ. - Đo đạc bản đồ: + Nhiệm vụ: đo diện tích, khoảng cách các đặc tính số lượng của các đối tượng trên bản đồ + Xác định vị trí các đối tượng dựa vào lưới tọa độ trên bản đồ. + Tìm các số liệu chỉ dẫn. + Xác định kích thước của đối tượng. + Nhận ra các đặc điểm mới. + Xác định kết quả đo bản đồ để đánh giá chất lượng của chính bản đồ. - Sử dụng các bản đồ, đánh giá chung. - Mô hình hóa bản đồ. 2. Cở sở tự nhiên - Được trang bị bản đồ địa hình, cụ thể là tờ bản đồ về huyện Bát Xát ( tỉnh Lào Cai) có danh pháp F - 48 - 28 , tỉ lệ 1 : 100 000. - Trình độ kiến thức: + Biết đọc, thu thập, tích lũy thông tin mà bản đồ cung cấp. + Biết trong bản đồ có sử dụng phương pháp, biểu hiện bản đồ nào? Ví dụ: phương pháo kí hiệu, phương pháp kí hiệu tuyến, đẳng trị, điểm… + So sánh phương pháp biểu hiện địa hình khác nhau trên bản đồ. 3. Khai thác các thông tin trên bản đồ địa hình. 3.1 Giới thiệu về tờ bản đồ địa hình Bản đồ sử dụng thước độ dốc để đo một nhóm khoảng cao đều, với khoảng cao đều đường bình độ cơ bản là 40m. Sử dụng ngôn ngữ bản đồ là các kí hiệu tượng hình, kí hiệu hình học theo điểm, theo đường. - Danh pháp ( so với 2004) Tờ bản đồ F - 48 - 28 (huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai), được giới hạn từ vĩ tuyến 230 Bắc đến 23030' Bắc, kinh tuyến 103030' Đông đến 1040 Đông - Tỉ lệ: được thể hiện dưới 2 dạng + Dạng số: 1:100 000 + Dạng chữ: 1cm = 1000 m thực địa. - Phương pháp thành lập bản đồ: biên vẽ. Bản đồ được hiệu chỉnh và số hoá tại trung tâm viễn thám năm 2000 theo tài liệu + Bản độ địa hình tỉ lệ 1: 50 000 do Bộ Tài nguyên và Môi trường xuất bản năm 2003. + Khu vực lãnh thổ nước ngoài vẽ bù bằng bản đồ Gauss tỉ lệ 1: 100 000 do cục bản đồ BTTMQD - NDVN xuất bản năm 1992. + Địa danh địa giới hành chính cấp theo tài liệu 364/CT cập nhật đến tháng 9 năm 2004. + Đường biên giới Việt Nam - Trung Quốc được vẽ theo bản đồ Pháp xuất bản từ 1905 đến 1945. Quản lí biên giới theo ranh giới quản lí thực tế như quy định của Hiệp định tạm thời về việc giải quyết việc trên vùng biên giới Việt - Trung ngày 7 - 11 - 1991. hệ toạ độ và đo cao quốc gia Việt Nam 2000. + Chịu trách nhiệm xuất bản: nhà xuất bản bản đồ, số đăng kí KHXB: 26 - 196/ XB - QLXB cấp ngày 21 / 2 / 2005. In xong tháng 10 - 2005 tại xí nghiệp in số 2 NXB bản đồ. - Nhận xét chung về lãnh thổ: Bát Xát là một huyện biên giới phía Bắc của Việt Nam thuộc tỉnh Lào Cai, phía Tây Bắc và Đông Bắc giáp với Vân Nam (Trung Quốc), phía Tây giáp với huyện Phong Thổ ( Lai Châu), phía Nam giáp với huyện Sa Pa và thành phố Lào Cai, phía Đông Nam giáp với thành phố Lào Cai. Khu vực mà tờ bản đồ thể hiện thuộc 2 tỉnh thành (Lào Cai, Lai Châu), 1 quốc gia (Trung Quốc). Địa hình cao ở phía Tây, thấp dần theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, dân cư tập trung đông đúc ở ven các con sông, suối như sông Hồng, sông Lũng Pô….và các thung lũng núi.. Đất: ở đây chủ yếu là đất Feralit trên đá badan, một phần nhỏ là đất vàng đỏ. Sinh vật: rất đa dạng và phong phú, có diện tích rừng lâm nghiệp rất lớn, ven sông Hồng và các con suối lớn có đất phù sa màu mỡ thuanạ lợi cho việc phát triển ngành nông nghiệp, cây công nghiệp ngắn ngày. Thuỷ văn: Hệ thống sông, suối trên địa bàn huyện khá dày và phân bố tương đối đều. Sông Hồng là nguồn cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân dọc ven sông. Các suối chính: Trên địa bàn huyện hệ thống suối, khe khá dày mật độ trung bình từ 1-1,5km suối/km2. Các suối chính bao gồm: Ngòi Phát, suối Lũng Pô, Suối Quang Kim, ngòi Đum. Các suối này đều có lưu lượng lớn, dòng chảy xiết thuận lợi cho việc xây dựng các công trình thuỷ điện vừa và nhỏ. Tuy nhiên, cần quan tâm đến phòng chống lũ và các giải pháp kỹ thuật khi thi công các công trình xây dựng. 3.2 Cơ sở toán học - Hệ quy chiếu trong đo đạc và thành lập bản đồ địa hình. Nước ta sử dụng hệ quy chiếu VN 2000 với các thông số WGS 84 a = 6378137,000m, f = 1/298,257223563 - Các phép chiếu thường dùng cho bản đồ địa hình Việt Nam Phép chiếu Gauss và hệ tọa độ Gauss - Kruger: Lãnh thổ Việt Nam thuộc hai múi 18, 19. Bát Xát nằm ở múi 18 vì nằm ở phía Tây Bắc của Việt Nam. - Tỉ lệ 1: 100 000. Danh pháp F - 48 - 28 được giới hạn từ vĩ tuyến 230 Bắc đến 23030'Bắc, kinh tuyến 103030' Đông đến 1040 Đông. - Tọa độ khung: Khung Bắc: 23020' B Khung Tây: 1030 30' Đ Khung Nam: 230 B Khung Đông: 1040 Đ - Các mảnh giáp cạnh, giáp góc với mảnh F - 48 - 28 là + Các mảnh giáp cạnh Phía Bắc: F - 48 - 16 Phía Tây: F - 48 - 27 Phía Nam: F - 48 - 40 Phía Đông: F - 48 - 29 + Các mảnh giáp góc: Phía Đông Bắc: F - 48 - 17 Phía Tây Bắc: F - 48 - 15 Phía Đông Nam: F - 48 - 41 Phía Tây Nam: F - 48 - 39 - Các mảnh giáp cạnh giáp góc với tờ bản đồ F - 48 - 28 (Bát Xát): +Phía Bắc giáp với Trung Quốc có toạ độ khung: Khung Bắc: 23040' B Khung Tây: 103030' Khung Nam: 23020'B Khung Đông: 1040 Đ + Phía Nam giáp với thành phố Lào Cai có toạ độ khung: Khung Bắc: 230 B Khung Tây: 103030' Khung Nam: 22040' B Khung Đông: 1040 Đ + Phía Đông giáp với huyện Bắc Hà (Lào Cai) có toạ độ khung: Khung Bắc: 23020''B Khung Tây: 1040 Khung Nam: 230 B Khung Đông: 104030' Đ + Phía Tây giáp với Bản Pa (Nậm Cúm) có toạ độ khung: Khung Bắc: 23020''B Khung Tây: 1030 Khung Nam: 230 B Khung Đông: 103030' Đ + Phía Tây Bắc giáp với Trung Quốc có toạ độ khung: Khung Bắc: 23040' B Khung Tây: 1030 Khung Nam: 23020' B Khung Đông: 103030' Đ + Phía Tây Nam giáp với Lai Châu có toạ độ khung: Khung Bắc: 230 B Khung Tây: 1030 Khung Nam: 22040' B Khung Đông: 103030' Đ + Phía Đông Bắc giáp với Trung Quốc có toạ độ khung: Khung Bắc: 23040' B Khung Tây: 1040 Khung Nam: 23020' B Khung Đông: 104030' Đ + Phía Đông Nam giáp với Phố Lu (Lào Cai) có toạ độ khung: Khung Bắc: 230 B Khung Tây: 1040 Khung Nam: 22040' B Khung Đông: 104030' Đ 3.3 Nội dung của bản đồ địa hình. Bản đồ địa hình được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực nên nội dung của bản đồ địa hình ngày càng được bổ sung phong phú hơn, làm cho lượng thông tin của bản đồ tăng lên trong khi trọng tải của bản đồ không tăng nhiều những đổi mới về kí hiệu. Theo quan điểm hệ thống với phương pháp phân loại cấu trúc lấy bề mặt đất làm gốc nội dung bản đồ địa hình chia thành 2 nhóm: Tự nhiên, Kinh tế - Xã hội với 8 yếu tố cơ bản. Nhóm Tự nhiên bao gồm: dáng đất, thuỷ văn và các công trình phụ, chất đất và thực vật. Nhóm Kinh tế - xã hội bao gồm: dân cư, đường giao thông, ranh giới tường rào, địa vật kinh tế - xã hội, điểm khống chế. Cụ thể các yếu tố: * Nhóm Tự nhiên: - Dáng đất: thể hiện dáng đất rõ phạm vi, hình thái và những đặc điểm cơ bản của địa hình núi, thung lũng, đồng bằng sông, xác định các yếu tố độ cao, độ dốc mật độ chia cắt. - Thuỷ văn và các công trình phụ: bao gồm sông (những sông chính, sông phụ, nhánh chủ yếu, nhánh thứ yếu…), suối, hồ, ao, nguồn nước ngầm…và các công trình thuỷ lợi như đê, đập, mương, máng….kiên cố phòng tránh thiên tai lũ lụt sảy ra. - Chất đất và thực vật: thể hiện các chủng loại và đặc điểm phân bố của đất thực vật, diện tích, đặc điểm của từng loại. Phan loại chất đất: đầm lầy, bãi bùn, bãi cát, bãi đá….Phân loại thực vật: rừng cây, bãi…. * Nhóm kinh tế xã hội: - Dân cư: các điểm dân cư phản ánh các đặc điểm dân cư và các công trình văn hoá lịch sử, dân dụng liên quan chặt chẽ tới dân cư, các điểm dân cư, các điểm quần cư nông thôn, các điểm quần cư thành thị. - Đường giao thông và các công trinh phụ thuộc thể hiện rõ đặc điểm từng loại đường, cấp đường, mức độ phân bố, hình thái mặt đường. Có các loại đường: đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không…. - Ranh giới tường rào: ranh giới hành chính giữa các quốc gia, các tỉnh, các huyện, các thôn, xã... - Địa vật kinh tế - xã hội: các đường ống, mạng lưới điện, thông tin liên lạc, các loại cột…và hệ thống điện, đường, trường trạm nhằm phục vụ nhu cầu sử dụng của người dân. - Điểm khống chế trắc địa: điểm khống chế độ cao, điểm khống chế mặt bằng. 4. Mô tả về lãnh thổ. 4.1 Hình thái trắc địa - Bát Xát là một huyện biên giới phía Bắc của Việt Nam thuộc tỉnh Lào Cai, phía Tây Bắc và Đông Bắc giáp với Vân Nam (Trung Quốc), phía Tây giáp với huyện Phong Thổ ( Lai Châu), phía Nam giáp với huyện Sa Pa và thành phố Lào Cai, phía Đông Nam giáp với thành phố Lào Cai. - Địa hình: Toàn bộ nền địa hình Bát Xát được kiến tạo bởi nhiều dải núi cao, nổi bật là hai dải núi chính tạo nên các hợp thuỷ: Ngòi Phát, suối Lũng Pô, Suối Quang Kim. Địa hình cao dần, điểm cao nhất có độ cao 2945m, điểm thấp nhất có độ cao 88m.  - Kiến tạo địa hình Bát Xát hình thành hai khu vực. Tuy nhiên, cả hai khu vực (vùng thấp gồm 6 xã và 1 thị trấn, vùng cao gồm 16 xã) đều có chung một đặc điểm: Vùng núi cao có độ chia cắt lớn, thung lũng hẹp khe sâu, độ dốc lớn. Vùng thấp (ven sông Hồng, bồn địa nhỏ) là nơi tập trung các dải đồi thấp, thoải địa hình tương đối bằng phẳng. ảnh hưởng của địa hình nói chung và các yếu tố kinh tế xã hội hình thành trên địa bàn huyện hai tiểu vùng địa lý kinh tế xã hội. + Vùng cao: Diện tích 80.763ha chiếm 77% diện tích đất toàn huyện, gồm các xã Y Tý, Ngải Thầu, A Lù, A Mú Sung, Bản Xèo, Nậm Chạc, Trịnh Tường, Dền Sáng, Dền Thàng, Mường Hum, Trung Lèng Hồ, Nậm Pung, Pa Cheo, Phìn Ngan, Tòng Sành, Sảng Ma Sáo. Dãy núi chính có độ cao từ 400m đến 3096m, độ dốc trung bình từ 20 - 25  phần lớn lãnh thổ vùng có độ dốc trên 25. Địa hình chia cắt mạnh độ dốc lớn gây ảnh hưởng xấu tới sản xuất nông nghiệp và đầu tư cơ sở hạ tầng. Song lại có ý nghĩa quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và củng cố an ninh quốc phòng giữ vững chủ quyền độc lập Quốc gia. + Vùng thấp: Diện tích 24.258ha chiếm 23% diện tích toàn huyện, gồm các xã: Bản Vược, Bản Qua, Quang Kim, Cốc San, Mường Vi, Cốc Mỳ, thị trấn Bát Xát. Độ cao trung bình từ 400m đến 500m, địa hình vùng này được kiến tạo bởi các dải đồi thấp dạng lượn sóng và phần thoải tương đối bằng chạy dọc sông Hồng. Phần lớn đất đai vùng thấp nằm trên vỉa quặng A Pa Tít nên đất đai màu mỡ thuận lợi cho việc phát triển nông lâm nghiệp. 4.2 Thuỷ văn: Hệ thống sông, suối trên địa bàn huyện khá dày và phân bố tương đối đều. + Sông Hồng là nguồn cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân dọc ven sông. Nước sông Hồng có hàm lượng phù sa lớn từ 6000-8000g/m3 do đó các vùng đất ven sông được phù sa bồi đắp có độ phì nhiêu màu mỡ thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp. Sông Hồng chảy qua địa phận Bát Xát trên bản đồ dài 55 cm tương ứng với 55 km ( vì 1cm trên bản đồ = 1000m thực địa). Chỗ sông rộng nhất là 0,5 cm tương ứng với 500m, sông có hướng chảy thấp dần theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Sông kéo dài từ 103038' Đ đến 103058' Đ và trải dài từ 230 B đến 23018' B + Các suối chính: Trên địa bàn huyện hệ thống suối, khe khá dày mật độ trung bình từ 1-1,5km suối/km2. Các suối chính bao gồm: Ngòi Phát, suối Lũng Pô, Suối Quang Kim, ngòi Đum. Các suối này đều có lưu lượng lớn, dòng chảy xiết thuận lợi cho việc xây dựng các công trình thuỷ điện vừa và nhỏ. Tuy nhiên, cần quan tâm đến phòng chống lũ và các giải pháp kỹ thuật khi thi công các công trình xây dựng. Suối Lũng Pô trên bản đồ đo được dài 36cm tương đương với 36 km, chỗ rộng nhất 0,2 cm tương ứng với 200m, suối chảy theo hướng Tây Bắc - Tây Nam. 4.3 Chất đất và thực vật - Hiện trạng sử dụng đất: + Đất tự nhiên: ở đây chủ yếu là đất Feralit trên đá badan, một phần nhỏ là đất vàng đỏ. + Đất thổ cư, chuyên dùng: đây là một huyện của nghèo ở vùng cao Tây Bắc, dân cư phân bố thưa thớt, mật độ dân số từ 50 - 100 người/ km2 ( năm 2007) cho nên diện tích đất dành cho thổ cư và các công trình không lớn, một phần do đặc thù địa lí, một phần do điều kiện kinh tế chưa lớn mạnh để có thể phát triển cơ sở hạ tầng, thu hút nhân lực về địa phương. - Thực vật: Bát xát là một huyện có phần lớn là đất lâm nghiệp có rừng và tài nguyên rừng tương đối phong phú và đa dạng so với các huyện khác của tỉnh Lào Cai. Huyện có diện tích rừng là 46 412, 2 ha chiếm 33,7% tổng diện tích rừng của toàn tỉnh. Rừng ở Bát xát chủ yếu là rừng thứ sinh, rừng nguyên sinh chỉ còn tồn tại rải rác ở Y Tý, Trung Lèng Hồ. Hệ sinh thái ở Bát Xát còn tương đối tốt, nhiều động, thực vật quý hiếm còn tồn tại đặc biệt là ở vùng cao Trung lèng Hồ và Nậm Pung. Ngoài ra còn có một phận tương đối nhỏ đất được sử dụng trồng cây lương thực, thực phẩm và cây hàng năm và trảng cỏ bụi cây. 4.4 Dân cư Quy luật phân bố dân cư: dân cư thường tập trung đông đúc ở ven các con sông, suối lớn, thung lũng, bãi đất bẳng phẳng…….. Bát Xát có dân cư thưa thớt, huyện có diện tích 1 050 km2 và dân số là 57 000 người ( năm 2004), mật độ dân số từ 50 - 100 người/ km2 ( năm 2007), tập trung chủ yếu dọc theo sông Hồng, ven các con suối lớn như suối Lũng Pô, suối Phố Cũ, ngòi Tà Loi….và các thung lũng núi. Giao thông: Là một huyện vùng cao của tỉnh Lào Cai, giao thông đi lại gặp nhiều khó khăn, còn nhiều hạn chế. ở Bát Xát có đường ôtô, đường thuỷ, đường sắt và chưa có loại hình hàng không hay đường ống vì điều kiện kinh tế, cơ sở vật chất không cho phép. Hiện nay Bát Xát đang tích cực đẩy mạnh công tác duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa, nâng cấp, mở mới đường giao thông liên thôn, kiên cố hoá đường bê tông giữa các thôn bản và các tuyến đường nội gia trên địa bàn toàn huyện. Tính đến đầu năm 2010 toàn huyện đã có 244/244 thôn bản đã có đường ôtô hoặc xe máy đến trung tâm, trong đó ôtô đến được 175 thôn bản bằng 72%, đường đến trung tâm được dải nhựa là 7/23 xã bằng 31% số xã có đường nhựa với tổng chiều dài là 36km trong đó 12 km quốc lộ và 24 km tỉnh lộ. Một số tuyến đường quan trọng: Bát Xát - Lào Cai, Bát Xát - Lai Châu, Bát Xát - Vân Nam… 4.6 Ranh giới tường rào Bát Xát có ranh giới hành chính với Trung Quốc, Bản Pa Nậm Cúm, Bắc Hà, thành phố Lào Cai, Phố Lu. Trên bản đồ sử dụng hệ thống kí hiệu biên giới quốc gia, địa giới tỉnh đã xác định, địa giới huyện đã xác định, địa giới huyện chưa xác định, ranh giới sử dụng đất….. Bát xát có đường biên giới với Trung Quốc trên bản đồ mảnh F - 48 - 28 là 97,5 cm tương đương với 97,5 km, giáp với Lai Châu 18,9 cm tương đương với 18,9 km 4.7 Địa vật kinh tế xã hội: Bát Xát có cơ sở vật chất gần như đầy đủ với hệ thống đường điện, đường truyền internet, đường dây điện thoại, cột điện, trạm biến thế, đài phát thanh, nhà máy thuỷ điện…..Hệ thống điện, đường, trường, trạm nói chung là đầy đủ để phục vụ và đáp ứng được nhu cầu của người dân sinh sống trên địa bàn. Hệ thống đường giao thông phát triển và hoàn thiện theo thời gian nhằm nâng cao chất lượng sống của người dân, cầu nối nhân loại, phục vụ mục đích kinh tế, thương mại... 4.8 Điểm khống chế: - Điểm khống chế ở độ cao 1913 có toạ độ: kinh tuyến 103044' Đ và vĩ tuyến 2205'30" B. - Điểm khống chế ở độ cao 712 có toạ độ: kinh tuyến 1030 51'30" Đ và vĩ tuyến 2301'40" B. - Điểm khống chế ở độ cao 93 có toạ độ: kinh tuyến 103050'30" vĩ tuyến 2205'30" B. III..Kết luận Với những kết quả thống kê, phân loại, phân tích và khái quát hoá về địa lí địa phương Bát Xát, em tự nhận thấy: trong quá trình làm việc đã có sự cố gắng nỗ lực nhưng chắc chắn không tránh khỏi những vấn đề thiếu sót, hạn chế. Tuy nhiên em vẫn nêu những kết luận ban đầu như sau: - Việc mô tả địa lí địa phương qua bản đồ nói chung và mô tả địa lí địa phương Bát Xát nói riêng là một trong những cách thức để chúng ta thực hành và vận dụng những kiến thức về bản đồ địa hình. Công việc đó rất có ích đối với chúng ta bởi: + Khi sử dụng bản đồ chúng ta sẽ được trao dồi và tích luỹ kiến thức, thông tin về địa phương đó. + Biết được cách thức sử dụng, rút ra được kinh nghiệm sử dụng bản đồ địa hình. - Việc nghiên cứu đề tài này có ích trong mọi mặt của đời sống xã hội, đặc biệt trong nghiên cứu, tra cứu, hoạt động kinh tế, điều tra cơ bản, đánh giá tài nguyên, quy hoạch, khảo sát, thiết kế và chỉ đạo công tác công trình nhằm phát triển kinh tế xã hội của đất nước cũng như phát triển kinh tế xã hội địa phương Bát Xát. - Nghiên cứu về địa phương Bát Xát trước hết bổ sung thêm tư liệu cho ngành địa lí, đồng thời giúp người đọc đề tài có thêm kiến thức tham khảo trong việc nghiên cứu về địa phương sau này. Trên đây là bài làm của em, rất mong thầy cô, các bạn xem xét và đóng góp để bài của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn ! Sinh Viên Hà Thuý Hằng Tài liệu tham khảo Bản đồ đại cương Lưu Huỳnh Bản đồ địa hình và đo vẽ địa hình Nhữ Thị Xuân Bản đồ học ĐHSP Hà Nội I. 1979 Lưu Huỳnh Nghiên cứu địa lí địa phương Lưu Huỳnh Bản đồ địa hình và đo vẽ địa phương - ĐHSP Hà Nội I. 1992 Lưu Huỳnh Bản đồ học - NXB giáo dục. 1998 Địa lí địa phương - NXB Giáo dục. 1999

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBản Đồ Địa hình và đo vẽ địa hình.doc