Đề cương chi tiết
A.Đặt vấn đề :
B.Nội dung :
1. Quan diểm biện chứng về mâu thuẫn.
1.1. Mâu thuẫn là nguồn gốc , là động lực của phát triển.
1.2. Tính khách quan , phổ biến của mâu thuẫn.
2. Quan hệ mâu thuẫn biện chứng giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái ở Việt Nam.
2.1. Mâu thuẫn biện chứng giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái.
2.1.1. Khái niệm.
2.1.1.1. Phát triển kinh tế.
2.1.1.2. Môi trường sinh thái - kinh tế môi trường.
2.1.1.3. Phát triển bền vững.
2.1.2. Phân tích sự mâu thuẫn và sự thống nhất giữa hai mặt phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái.
2.1.2.1. Sự đối lập .
2.1.2.2. Sự thống nhất.
2.2. T ình trạng phát triển kinh tế và b ảo vệ môi trường sinh thái ở n ước ta trong thời gian qua.
3. Một số giải pháp để kết hợp phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái ở nước ta .
18 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4058 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Mối quan hệ biện chứng giữa phát triển kinh tế với việc bảo vệ môi trường sinh thái trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trong đó mâu thuẫn tồn tại. Một khi mâu thũân này mất đi thì lại có một mâu thuẫn khác được hình thành. Ngay cả trong lĩnh vực tư duy cũng vậy, chúng ta không thể thoát khỏi mâu thuẫn. Chẳng hạn như mâu thuẫn giữa năng khiếu nhận thức vô tận ở bên trong của mỗi con người với sự tồn tại thực tế của năng khiếu ấy trong những con người bị hạn chế bởi hoàn cảnh bên ngoài, và bị hạn chế trong những năng khiếu nhận thức, mâu thuẫn này được giai quyết trong sự nối tiếp của các thế hệ con người, thế hệ nào cũng đều đạt được những tiến bộ nhất định trong sự vận động đi lên vô tận của tư duy.
2.Quan hệ mâu thuẫn biện chứng giữa sự phát triển kinh tế với sự bảo vệ môi trường sinh thái ở Việt Nam.
2.1.Mâu thuẫn biện chứng giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường.
2.1.1.Các khái niện :
2.1.1.1. Phát triển kinh tế :
-Phát triển kinh tế là sự tăng trưởng kinh tế gắn liền với sự hoàn thiện cơ cấu, thể chế kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống và đảm bảo công bằng xã hội.
-Muốn phát triển kinh tế trước hết phải có sự tăng trưởng kinh tế. Nhưng không phải sự tăng trưởng kinh tế nào cũng dẫn tới phát triển kinh tế. Phát triển kinh tế đòi hỏi phải thực hiện được ba nội dung cơ bản sau :
+Sự tăng lên của tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tổng sản phẩm quốc dân (GNP) và tổng sản phẩm quốc dân tính theo đầu người.
+ Sự biến đổi cơ cấu kinh tế theohướng tiến bộ, thể hiện ở các ngành dịch vụ và công nghiệp trong tổng sản phẩm quốc dân tăng lên, còn tỷ trọng nông nghiệp ngày càng giảm xuống.
+ Mức độ thoả mãn các nhu cầu cơ bản của xã hội thể hiện bằng sự tăng lên của thu nhập thực tế, chất lượng giáo dục, y tế… mà mỗi người dân được hưởng.
Như vậy, phát triển kinh tế là mục tiêu và ước vọng của các dân tộc trong mọi thời đại.
Môi trường sinh thái – kinh tế môi trường:
- Môi trường là một khái niệm tổng hợp, phức tạp, mang tính mở và phát triển cùng với sự phát triển của khoa học – công nghệ nói riêng, của nền kinh tế - xã hội và nhận thức của loài người nói chung.
- Kinh tế môi trường là một ngành khoa học đa ngành và mới mẻ, lấy các vấn đề môi trường làm đối tượng nghiên cứu chính của mình và tiếp cận chủ yếu chúng dưới góc độ kinh tế.
- Môi trường là toàn bộ các vùng địa - vật lí và sinh học, các điều kiện về vật chất - tự nhiên, bao gồm sinh quyển (không khí, nước, đất, ánh sáng…) và hệ sinh thái với tư cách là sản phẩm của tạo hoá, có trước con người, tương tác lẫn nhau, và cùng tác động đến sự hình thành và phát triển của con người cùng các hoạt động xã hội của họ. Bản thân các hoạt động sinh tồn của con người cũng đang ngày càng làm thay đổi môi trường một cách mạnh mẽ.
Phát triển bền vững :
- Nguồn gốc chủ yếu của sự thay đổi về môi trường sinh thái hiện nay là các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của con người.
- Phát triển là quy luật tất yêú của tiến hoá đã và đang diễn ra trên hành tinh của chúng ta từ khi nó được hình thành.
2.1.2.Sự đối lập và thống nhất giữa phát triển kinh tế và môi trường sinh thái.
2.1.2.1. Sự đối lập.
- Trong đời sống, do nhu cầu về điều kiện sống của con người ngày càng cao nên tất yếu sẽ thúc đẩy chúng ta phải phát triển kinh tế để thoả mãn những nhu cầu của bản thân cũng như toàn xã hội. Tuy nhiên việc phát triển kinh tế đòi hỏi phải có nguồn nguyên vật liệu để đảm bảo quá trình mở rộng sản xuất, mà nguồn cung cấp đó lại được lấy từ tự nhiên và điều này tất yếu đẫn đến việc ảnh hưởng tới môi trường sinh thái: khai thác quá mức, tàn phá tài nguyên trên phạm vi rộng lớn không những làm suy thoái tài nguyên mà còn làm giảm chất lượng của môi trường sinh thái. Đây chính là mâu thuẫn, kinh tế càng phát triển thì lại ngày càng làm cho môi trường xấu đi.
Cơ cấu ngành sản xuất sẽ dịch chuyển theo hướng tăng nhanh tỉ lệ công nghiệp, xây dựng và dịch vụ.
- Các phương án phát triển được đề xuất ở tầm vĩ mô (cả nước) và tầm trung mô (ngành, địa phương) và vi mô (công ty, doanh nghiệp) đều có nét chung nổi bật là tốc độ tăng sản xuất công nghiệp (thường được xác định khoảng 4% - 6% / năm). Kết quả là tỉ trọng của sản xuất công nghiệp, xây dựng và dịch vụ trong GDP có xu hướng tăng lên nhanh chóng. Sự tăng trưởng cao của các nhành công nghiệp, xây dựng nhất định sẽ dẫn đến các vấn đề môi trường cần quan tâm đặc biệt. Bởi lẽ đằng sau mức tăng trưởng của sản xuất công nghiệp tiềm ẩn những nguy cơ gây ô nhiễm môi trường . Kinh nghiệm quốc tế đã khái quát mối quan hệ giữa tăng trưởng công nghiệp, đô thị hoá và chất lượng môi trường ở các nước đang phát triển.
- Chúng ta có thể thấy rằng nếu như không có các chính sách, chiến lược phù hợp thì khi định hướng phát triển công nghiệp của Việt Nam nhằm vào các ngành mà đất nước hiện đang có lợi thế so sánh như : công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản, dầu khí, điện năng, chế biến nông, lâm, hải sản, dệt may, thì sẽ càng thấy rõ những nguy cơ tiềm ẩn lớn dần về ô nhiễm môi trường. Bởi lẽ các nhành công nghiệp nói trên đều thuộc loại danh mục các nguồn lớn nhất gây ô nhiễm môi trường.
-Một khía cạnh khác cũng cần phải tính đến trong hoạch định chính sách kinh tế là cùng với nhịp độ tăng của các ngành kinh tế công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ tiêu dùng chất đốt cho năng lượng sẽ tăng lên đáng kể. Sự tăng lên về tiêu dùng năng lượng than, điên … chắc chắn sẽ thải các chất thải ngày càng một nhiều hơn và ảnh hưởng tới chất lượng môi trường. Dự báo về nhu cầu than tới năm 2010 của Bộ Công Nghiệp cho thấy nhu cầu tiêu dùng than mà nền kinh tế năm 2010 cần sẽ tăng gấp đôi so với nhu cầu tiêu dùng của năm 1995, cụ thể là từ 6,89 triệu tấn (1995) lên 12,8 triệu tấn (2010).
- Dựa trên cơ sở nhu cầu tiêu dùng nhiên liệu hoá thạch (than, dầu)của các năm, có thể dự báo các dạng khí độc (CO2, SO2 … ) ảnh hưởng tới chất lượng không khí. Tài liệu dự báo của Bộ Nông Nghiệp cho thấy tổng lượng chất thải khí CO2 vào năm 2010 từ sự tiêu dùng năng lượng sẽ tăng gấp 3 lần năm 1999. Vì vậy, ta có thể thấy từ thực tế Việt Nam những năm qua, chúng ta càng tập trung vào các ngành công nghiệp, xây dựng, nền kinh tế tăng trưởng càng cao thì môi trường sinh thái ngày càng bị ảnh hưởng một cách nghiêm trọng. Đây chính là một trong những khía cạnh chính của sự đối lập giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái.
Chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế của đất nước nhằm mục tiêu duy trì tốc độ tăng trưởng cao trong thời gian dài.
-Mục tiêu chiến lược mà các ngành, các địa phương đều hướng vào là làm cho nền kinh tế tăng gấp đôi và hơn nữa GDP trong mỗi thập kỉ phát triển. Điều đó có nghĩa là phải duy trì tốc độ tăng trưởng trong một thời gian dài ngày của GDP ở mức độ cao khoảng 8 - 10% / năm. Nếu như trình độ công nghệ của sản xuất và cơ cấu sản xuất của nền kinh tế không được cải thiện nhiều thì sự tăng trưởng GDP của đất nước cũng có nghĩa là tăng khối lượng tài nguyên khai thác cho sản xuất và khối lượng chất thải vào môi trường. Kết quả là ô nhiễm môi trường chắc chắn sẽ tăng lên, nhất là khi tốc độ tăng trưởng của sản xuất công nghiệp cao (12 - 15% / năm). Hiện tại tốc độ đổi mới công nghệ trong nền kinh tế quốc dân mới vào khoảng 7 - 10% / năm. Định hướng chiến lược phát triển khoa hoc – công nghệ của Việt Nam xác định tốc độ đổi mới công nghệ hàng năm khoảng 10 -15% / năm. Điều đó có nghĩa là phải sau 7 – 10 năm nền kinh tế mới đổi mới được công nghệ của mình. Trong khoảng thời gian đó thì môi trường đã phải chịu những tác động hết sức nặng nề.
Không chỉ trong công nghiệp và xây dựng, việc phát triển nông nghiệp ở nhiều nước trên thế giới nói chung và ở ngay Việt Nam nói riêng cũng đã và đang gây ảnh hưởng xấu tớ môi trường sinh thái.
- Trong cơ cấu GDP của nước ta, giá trị của nông, lâm, ngư nghiệp cẫn còn chiếm giữ một tỉ trọng tương đối lớn (khoảng ¼). Ở phần lớn các tỉnh và địa phương, tỉ lệ này còn có nơi chiếm tới 50 - 60%. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm dần tỉ trọng của sản xuất nông nghiệp gắn liền với việc thâm canh ngày càng tăng trong sản xuất nhằm tăng năng suất cây trồng và vật nuôi. Qúa trình thâm canh hoá sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam sẽ vẫn tiếp tục gắn liền với tăng cường sử dụng các loại phân vô cơ, thuốc trừ sâu, diệt cỏ. Vào năm 1996, mức sử dụng phân bón hóa học cho một hécta sản xuất nông nghiệp ở nước ta trung bình vào khoảng 120 - 150kg. Đến năm 2000, để đạt sản lượng 30 triệu tấn thóc thì phải tăng mức phân bón hoá học nói trên 3 lần, tức là khoảng 200 - 450 kg cho 1 hécta.
- Rõ ràng là nếu không có những chính sách và biện pháp bảo vệ thích hợp và lâu dài thì với sự tăng cường sử dụng các loại phân bón hoá học, các chất vô cơ lâu phân huỷ và độc hại thì nguy cơ ô nhiễm môi trường ở tất cả các thành phần môi trường (đất, nước, không khí, đa dạng sinh hoc…) sẽ ngày càng tăng lên, đe doạ chính sự phát triển bền vững của sản xuất nông nghiệp và sức khoẻ con người. Đây chính là một khía cạnh đối lập rất rõ ràng trong mối quan hệ mâu thuẫn biện chứng giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái ở nhiều nước trên thế giới và ngay cả ở Việt Nam.
Phát triển, đặc biệt là phát triển kinh tế là một yêu cầu tất yếu của cuộc sống con người, thế nhưng dù ở trình độ nào thì sự phát triển của con người dù ít hay nhiều đều ảnh hưởng tới môi trường sinh thái thông qua việc khai thác tự nhiên. Một số nền kinh tế ở trình độ thấp lại chủ trương tăng trưởng quá nóng, thường thiếu các điều kiện vật chất, tài chính và dễ bỏ qua các nguyên tắc, yêu cầu bảo vệ môi trường. Thậm chí có nước đã chủ trương “hi sinh “ môi trường để đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng nhờ tiết kiệm các khoản chi phí ngân sách cho bảo vệ môi trường.
2.1.2.2. Sự thống nhất .
- Vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái và phát triển kinh tế là hai mặt đối lập trong mâu thuẫn biện chứng giữa chứng. Trong mối quan hệ này sự thống nhất của các mặt đối lập với nhau và tác động lẫn nhau theo hai hướng chính.
2.1.2.2.1. Chiều tiêu cực :
- Môi trường là xuất phát điểm quan trọng cho việc hình thành các chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước, cũng như cho việc triển khai các hoạt động kinh tế trên thực tế, đồng thời bất cứ nền kinh tế nào vận hành trên các nguyên tắc và thể chế không được thiết kế nhằm khuyến khích và định hướng hành vi, thái độ ứng xử của cá nhân và tập thể người sản xuất cũng như người tiêu dùng, ở cả cấp vĩ mô và vi mô, cũng gây tác động xấu đến môi trường . Hơn nữa, khi đó những lợi ích kinh tế ban đầu thu được từ việc khai thác và sử dụng bừa bãi thiên nhiên sẽ không bù lại được những chi phí đắt đỏ và tổn thất to lớn mà con người phải hứng chịu về sau trong quá trình khôi phục môi trường, hay để thích hợp hơn trong một môi trường mới đã bị biến dạng, bị xuống cấp bởi chính bàn tay con người.
- Trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng thì con người và sự phát triển của con người đang bị đe doạ bởi những tác động trở lại của môi trường như sau :
+ Các vấn đề xã hội cấp bách là nạn nghèo đói đang lan tràn tại các nước chậm phát triển, nạn thất nghiệp đang đe doạ nhiều nước trên thế giới kể cả những nước phát triển nhất, sự cách biệt về thu nhập vá mức sống giữa các quốc gia, cũng như giữa các nhóm người khác nhau trong cùng một nước suy giảm về trữ lượng và chất lượng của tài nguyên thiên nhiên có ý nghĩa cơ bản đối với cuộc sống của con người: đất, nước, rừng thuỷ sản , khoáng sản và các dạng tài nguyên năng lượng. Điều này có khả năng dẫn tới tình trạng thiếu thốn nghiêm trọng về lương thực cho nhân loại.
+ Ô nhiễm môi trường sống của con người với tốc độ nhanh và phạm vi lớn hơn trước.
2.1.2.2.2.Chiều tích cực :
- Môi trường bị tàn phá một cách nặng nề và sự tác động trở lại của nó, môi trường là một khía cạnh đặc biệt quan trọng trong chính sách phát triển bền vững. Nhưng tác động và ảnh hưởng của môi trường trở lại phát triển kinh tế không chỉ dừng lại ở đó.Còn có một mặt khác của vấn đề mà hiện nay ít được đề cập.
2.2. Thực trạng phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái ở nước ta trong thời gian qua .
Theo ngân hàng thế giới thì chỉ với mức tăng GDP của nền kinh tế Việt Nam như những năm qua (khoảng 7% / năm) th ì mức độ ô nhiễm môi trường vào năm 2020 có thể gấp 4 - 6 lần mức ô nhiễm năm 2000. Theo các chuyên gia của Ngân Hàng thì Việt Nam sẽ có mức độ ô nhiễm tăng cao hơn mức tăng trưởng kinh tế. Tổn thất kinh tế do ô nhiễm là khoảng 0,3% GDP của đất nước vào năm 2000 và tới 2010 sẽ tăng lên tới 9%. Nếu tính gộp cả các giá trị hưởng thụ bị mất đi, sự mất mát đa dạng sinh học … thì tỉ lệ này còn lớn hơn gấp bội. Kinh nghiệm phát triển kinh tế của thế giới cho thấy rằng: tính trung bình trong 10 năm, nếu tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của các nước Châu Á tăng lên 3 lần thì mức độ ô nhiễm tăng lên 5 lần, tỉ lệ này ở Việt Nam là ½.
Cánh cửa WTO mở ra cũng đồng nghĩa với việc mở ra nhiều cơ hội phát triển kinh tế - xã hội. Nhưng đi liền theo đó, sự phát triển “nhanh” và “nóng” cũng đặt ra những thách thức trong việc bảo vệ môi trường.
Nền kinh tế đòi hỏi phải chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất. Việc chuyển đổi rừng và các vùng đất mặn thành đất canh tác nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản; sự mở rộng đô thị và phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển du lịch dẫn đến mất hay phá vỡ các hệ sinh thái và các sinh cảnh. Sự mở rộng và thâm canh nông nghiệp là một trong những lý do lớn nhất của việc mất các sinh cảnh tự nhiên ở Việt Nam. Các vùng đất ngập nước ngọt như các
trảng cỏ ngập nước theo mùa đang bị đe doạ bởi hệ thống thủy lợi và sự chuyển đổi thành các ruộng lúa. Hiện nay, ở nhiều khu vực dọc bờ biển Việt Nam, đặc biệt từ Lăng Cô (Thừa Thiên Huế) vào phía Nam là nơi tập trung nhiều cồn cát, các bãi biển đang bị xé nhỏ, phân lô để xây dựng khu nghỉ mát, chỉ riêng tại vùng Khe Gà (Bình Thuận) đã có trên 100 khu, vùng Mũi Né cũng vào khoảng 50 khu… Ở những bãi biển bình thường, việc xây dựng hạ tầng thường không có ảnh hưởng lớn. Song, vùng cồn cát là một hệ thống rất nhạy cảm, nên chỉ một can thiệp nhỏ cũng có thể gây ra xói mòn, trượt cát, sụt lở và phá hủy cảnh quan. Việt Nam gia nhập WTO sẽ làm thay đổi nhất định về kinh tế, xã hội cộng với dân số tăng nhanh, các mô hình tiêu thụ của người dân cũng thay đổi, mạng lưới giao thông xâm nhập tới các vùng xa xôi hẻo lánh nhất làm cho những vùng này trở nên dễ tiếp cận hơn đối với các thị trường bên ngoài. Những thay đổi to lớn này sẽ dẫn tới việc khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên tới mức độ nguy hiểm tại nhiều vùng trên cả nước ảnh hưởng sâu sắc tới đa dạng sinh học. Hầu hết các thực phẩm có giá trị kinh tế, trong đó có nhiều loài được dùng làm thức ăn, chất đốt, thuốc chữa bệnh, vật liệu xây dựng hay làm đồ thủ công mỹ nghệ đều bị khai thác triệt để nhằm phục vụ tại chỗ hoặc buôn bán. Chẳng hạn như việc khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ; đánh bắt thủy hải sản theo kiểu hủy diệt; săn bắn và buôn bán trái phép động vật hoang dã là những ví dụ rất cụ thể.
Nhu cầu phát triển kinh tế cũng sẽ kéo theo việc sử dụng tài nguyên nước ngày càng lớn, trong khi nước ta được đánh giá là một nước dưới mức trung bình về nước tính theo đầu người so với thế giới. Nước ta lại đang phụ thuộc quá nhiều vào nguồn nước quốc tế, đến tới 65% trong khi các quốc gia thượng nguồn cũng đang có nhiều nhu cầu về sử dụng nước. Trong khi đó, việc gia tăng khối lượng và phạm vi khai thác nước dưới đất sẽ dẫn tới giảm nhanh chóng mực nước dưới đất, không những làm cạn kiệt nguồn nước mà còn làm hoang mạc hóa ở những vùng có lượng mưa thấp và dẫn tới những biến dạng về địa hình mà điển hình là nạn sụt lún đất. Có thể nhìn thấy nhiều nước đang có chủ trương đóng cửa mỏ và nâng giá mua khoảng sản từ các nước khác, trong khi nhu cầu vốn cho công nghiệp hóa của nước ta đang rất lớn mà một phần trong số đó được trông đợi từ tài nguyên khoáng sản. Tình hình đó sẽ tạo áp lực cho việc khải thác khoáng sản không hợp lý, thiếu bền vững. Kinh tế phát triển với nhịp độ cao cùng với quá trình đô thị hóa và mức tiêu dùng của người dân ngày càng lớn sẽ dẫn tới khối lượng chất thải gia tăng nhanh chóng, trong khi khả năng ngăn chặn tình trạng đổ chất thải ra môi trường không đạt tiêu chuẩn, việc xử lý còn nhiều bất cập. Các hệ sinh thái nước ngọt, duyên hải và biển cũng đang bị đe dọa bởi nạn ô nhiễm từ nhiều nguồn, bao gồm nước thải chưa xử lý, hệ thống thoát nước nông nghiệp và các dòng thải công nghiệp. Do đó nếu không có biện pháp xử lý mạnh ngay từ bây giờ sẽ dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng về ô nhiễm đất, nước, không khí. Bài học về sự phát triển nhanh, ít chú ý đến môi trường của Trung Quốc cho thấy rõ điều đó.
Việc bảo vệ môi trường ở nước ta hiện nay không đáp ứng nhu cầu của quá trình phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới. Nhìn chung môi trường ở nước ta vẫn tiếp tục bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Các hoạt động kinh tế đã và đang làm suy thoái tài nguyên thiên nhiên và ô nhiễm môi trường ở Việt Nam .
Khai thác tài nguyên thiên nhiên không hợp lý.
- Mở rộng diện tích đất nông nghiệp vào hệ sinh thái rừng, đất ngập nước…
- Tiếp tục du canh du cư và canh tác nương rẫy.
- Khai thác bừa bãi động vật hoang dã , tiếp tục buôn bán các loài thú quý hiếm.
- Sử dụng chất nổ, chất độc, điện để đánh bắt thuỷ sản.
- Khai thác nước ngầm không đúng kĩ thuật.
- Tiếp tục để hoang đất trồng, đất núi trọc.
Sản xuất, phát triển kinh tế- xã hội không bền vững.
- Quy hoạch dân số và kế hoạch hoá gia đình chưa đạt yêu cầu cân bằng, ổn định.
- Khai thác quá mức tài nguyên thuỷ sản trong các khu vực nước ngọt và ven biển.
- Khai thác bừa bãi các rạn san hô làm vôi, bán làm kỉ niệm.
- Thâm canh nông nghiệp theo hướng tăng thuốc trừ sâu, phân hoá học.
- Chưa thực hiện nghiêm túc việc đánh giá tác động môi trường của các hoạt động tưới tiêu thuỷ lợi.
- Còn bỏ sót đánh giá tác động môi trường cho các dự án phát triển kinh tế - xã hội.
- Chưa kiểm soát được di dân tự do.
- Thực hiên chưa đầy đủ các công ước về bảo vệ môi trường đã kí.
Ô nhiễm môi trường đang gia tăng.
- Các nhà máy thiếu bộ phận xử lí chất thải chưa có công nghệ tái sử dụng chất thải .
- Không tiết kiệm, khi khai thác quặng quy hoạch bãi thải.
- Các chất thải từ các đô thị và khu công nghiệp, đặc biệt là các chất độc hại, không được quản lí chặt chẽ.
- Chưa kiểm soát bụi, khí thải, tiếng ồn của các phương tiện giao thông, sân bay, cầu cảng …
- Không quản lí tốt môi trường khu du lịch, thể thao, nghỉ ngơi, giải trí.
Nhiều rủi ro và thảm hoạ xảy ra.
- Khai thác và vận chuyển dầu chưa an toàn.
- Chưa kiểm soát tốt các lưu vực.
- Sử dụng thiếu an toàn thuốc trừ sâu, thuốc chữa bệnh gia súc và phân hoá học.
- Các chất độc hại không có quy chế quản lí.
- Chưa có kế hoạch tốt đề phòng các rủi ro và thảm hoạ môi trường.
- Cung cấp nước sạch cho nhân dân chưa đảm bảo nhu cầu tối thiểu.
- Không xử lí phân bắc ở nông thôn, đặc biệt là ở đồng bằng Nam Bộ, kể cả phân gia súc.
- Rừng tiếp tục bị phá là nguyên nhân dẫn đến lũ quét và ngập lụt lớn.
Thực trạng về một số khía cạnh nổi cộm của tình trạng môi trường sinh thái của Việt Nam trong thời gian gần đây.
-Có thể nói, nước ta là quốc gia giàu tiềm năng về tài nguyên nước, nhưng vấn đề bảo vệ tài nguyên này đang đứng trước những thách thức to lớn. Nước là tài nguyên đặc biệt quan trọng, là thành phần thiết yếu của sự sống và môi trường, quyết định sự tồn tại, phát triển của đất nước. Nước còn là điều kiện cần thiết để khai thác, sử dụng các tài nguyên khác; là tư liệu sản xuất không thể thay thế được của các ngành kinh tế. Nhà bác học Lê Quý Đôn đã từng nói: Vạn vật không có nước không thể sống. Mọi việc không có nước không thể thành được. Nhưng nước là tài nguyên có hạn. Nước ta có 2.360 con sông, 10 lưu vực sông có diện tích hơn 10.000 km2. Tổng lượng nước mặt trung bình hằng năm là 880 tỉ m3. Tuy nhiên, do nằm ở cuối hạ lưu sông Mê Kông, sông Mã, sông Cả và sông Hồng, cho nên 62,5% lượng nước (khoảng 570 tỉ m3) là từ lãnh thổ các quốc gia khác ở thượng lưu chảy vào. Lượng nước tạo ra trong lãnh thổ Việt Nam chỉ khoảng 325 tỉ m3/năm, chiếm 37,5%. Về nước ngầm, nước động thiên nhiên khoảng 50 - 60 tỉ m3 và trữ lượng có thể khai thác khoảng 10 - 12 tỉ m3/năm. Hiện chỉ khoảng 20% dự trữ nước ngầm đang được khai thác. Theo đánh giá của nhiều cơ quan và chuyên gia về nước, thì lượng nước mặt ở nước ta không thật dồi dào, đặc biệt là trong mùa khô, khi các quốc gia ở thượng nguồn sử dụng nhiều nước; trữ lượng nước ngầm cũng ở mức trung bình so với các nước trên thế giới. Những năm gần đây, do việc phát triển kinh tế đã kéo theo quá trình đô thị hoá ngày càng nhanh. Nhiều nhà máy trước đây nằm ở ngoại thành giờ đây đã nằm lọt trong các đô thị với lượng dân cư đông đúc, đang gây ô nhiễm nghiêm trọng cho môi trường xung quanh. Đặc biệt là tình tràng ô nhiễm nguồn nước sạch do rất nhiều nhà máy, công xưởng xả nước thải chưa hề được xử lí nhưng chưa đạt yêu cầu ra sông ngòi, kênh rạch … “riêng Thành Phố Hồ Chí Minh mỗi ngày có 550000 kg BOD bị thải ra sông rạch. Trong đó nước thải công nghiệp chiếm 250000 kg/ ngày. Các nhà máy dệt, nhuộm gây ô nhiễm nặng nề nhất, từ 15000 - 200000mg/l BOD”Theo số liệu thống kê tại Hà Nội, tổng lượng nước thải từ 350000 - 450000 m3 / ngày. Trong đó lượng nước thải trừ sản xuất công nghiệp là 100000 - 135000m3 / ngày, tổng khối lượng rác thải sinh hoạt là 1800 - 2000m3/ ngày. Trong đó khối lượng thu gom chỉ đạt được 850m3/ ngày, phần còn lại chủ yếu được đổ vào các khu vực ven sông hồ, kênh mương nội thành.
-Tốc độ công nghiệp hóa và đô thị hóa khá nhanh, sự gia tăng dân số gây áp lực ngày càng nặng nề đối với tài nguyên và môi trường. ở nhiều đô thị, khu công nghiệp và làng nghề ngày càng bị ô nhiễm bởi nước thải, khí thải và chất thải rắn. Tại các thành phố lớn, hàng trăm các cơ sở sản xuất công nghiệp đang gây ô nhiễm môi trường do không có công trình và thiết bị xử lý chất thải. ở Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh vẫn còn tình trạng nước thải sinh hoạt chưa có hệ thống xử lý tập trung mà trực tiếp xả ra nguồn tiếp nhận (sông, hồ, kênh, mương). Phần lớn các bệnh viện và cơ sở y tế chưa có hệ thống xử lý nước thải; một lượng rác thải rắn lớn trong thành phố không thu gom hết. Mức độ ô nhiễm trong các kênh, sông, hồ của thành phố rất nặng. Ở Thành phố Thái Nguyên, nước thải từ các cơ sở sản xuất giấy, luyện gang thép, kim màu, khai thác than chưa được xử lý đổ ra sông Cầu. Hằng trăm làng nghề sắt thép, đúc đồng, nhôm, chì, dệt, nhuộm thuộc các tỉnh lưu vực sông Cầu với lượng nước thải hàng ngàn m3/ngày không qua xử lý gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước và môi trường khu vực. Một số đô thị khác như: Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, Nam Định, Hải Dương... chất thải sinh hoạt cũng chưa được xử lý tốt. Độ ô nhiễm môi trường đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép.
-Ô nhiễm môi trường ở nông thôn và khu vực sản xuất nông nghiệp cũng rất nghiêm trọng. Gần 76% số dân nước ta đang sinh sống ở nông thôn là nơi kết cấu hạ tầng còn lạc hậu, phần lớn các chất thải của con người và gia súc không được xử lý, thấm xuống đất hoặc bị rửa trôi, làm cho tình trạng ô nhiễm nguồn nước về mặt hữu cơ và vi sinh vật ngày càng cao. Nhiều nơi do nuôi trồng thủy sản ồ ạt, thiếu quy hoạch, không tuân theo quy trình kỹ thuật, đã gây nhiều tác động tiêu cực tới môi trường nước. Lượng nước thải của các xí nghiệp chế biến thủy sản đông lạnh cũng rất lớn, từ vài chục ngàn đến hàng trăm ngàn m3/năm. Môi trường ở nông thôn cũng đang bị ô nhiễm do việc sử dụng không đúng quy cách và không hợp lý các hóa chất nông nghiệp; thiếu các phương tiện vệ sinh và cơ sở hạ tầng phục vụ sinh hoạt nên số hộ ở nông thôn được dùng nước hợp vệ sinh mới chỉ đạt khoảng 40%, và chỉ có khoảng 30% số hộ có công trình vệ sinh đạt tiêu chuẩn.
-Bên cạnh quá trình phát triển kinh tế là sự suy thoái tài nguyên rừng. Trong mấy chục năm qua, rừng của Việt Nam đang bị tàn phá nặng nề trên quy mô lớn. Rừng có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với con người cũng đang phải đối mặt với sự suy giảm nhanh về số lượng và chất lượng. Đầu thế kỷ XX, độ che phủ đạt khoảng 50%, sau đó còn gần 30%. Do chúng ta có nhiều chính sách trồng rừng và bảo vệ rừng nên độ che phủ đã được cải thiện. Năm 2005 ở mức khoảng 37% và với đà này, mục tiêu 42% độ che phủ của rừng vào năm 2010 là có thể đạt được, tuy nhiên, chất lượng rừng thì ngày càng suy giảm. Rừng tự nhiên đầu nguồn và rừng ngập mặn vẫn tiếp tục bị tàn phá nghiêm trọng. Rừng giàu, rừng kín, rừng nguyên sinh chỉ còn chiếm khoảng 13% và rừng tái sinh chiếm tới 55% tổng diện tích rừng. Đa dạng sinh học cũng đóng vai trò quan trọng đối với con người và thiên nhiên. Từ nhiều thập kỷ nay, hoạt động của con người đã tác động mạnh tới thế giới sinh vật, được xem là tương đương hoặc thậm chí lớn hơn nhiều so với các đợt tuyệt chủng lớn nhất trong thời tiền sử. Việt Nam là nước có mức độ đa dạng sinh học đứng thứ 10 thế giới nhưng tốc độ suy giảm được xếp vào loại nhanh nhất. Nhiều hệ sinh thái tự nhiên bị xâm phạm, giảm thiểu diện tích. Trong không đầy 50 năm, diện tích rừng ngập mặn giảm gần 3/4.
-Tài nguyên đất đai vô giá của chúng ta cũng đang bị xâm hại nặng nề. Cả nước ta hiện có diện tích tự nhiên khoảng 33 triệu héc-ta, trong đó diện tích phần đất liền khoảng 31,2 triệu héc-ta. Theo kết quả điều tra gần đây nhất, trong số 21 triệu héc-ta đất đang sử dụng trong canh tác
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 35942.doc