MỤC LỤC
Trang
I. Cái riêng và cái chung: 1
II. Vận dụng mối quan hệ xây dựng nền kinh tế thị trường ở nước ta: 4
1. Nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước : 4
2. Nền kinh tế thị trường đinh hướng XHCN ở nước ta: 6
2.1 Những đăc điểm của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta : 6
2.2 Những vấn đề bất cập trong quá trình phát triển của nền kinh tế thị trường của XHCN: 7
2.2.3. Những giải pháp để phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN: 10
16 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1728 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Mối quan hệ cái chung và cái riêng, vận dụng vào xây dựng nền kinh tế thị trường ở nước ta, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g .Phương thức sản xuất nguyên thuỷ,chiếm hữu nô lệ v.v. . .là nhưng cái riêng với tất cả các đặc điểm riêng biệt của nó về trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, về dân số v.v. . .nhưng chúng đều bị chi phói bởi cái chung, đó là hai yếu tố hợp thành của mỗi phương thức sản xuất và quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực lương sản xuất.
Như vậy,sự vật,hiện tượng nào cũng có hai mặt là cái chung và cái riêng,hai mặt này đều tồn tại và khách quan là cái toàn bộ,phong phú hơn cái chung,cái chung là cái bộ phận,nhưng sâu sắc,bản chất hơn cái riêng.
Cái riêng phong phú hơn cái riêng,bởi vì ngaòi những đặc điểm gia nhập vào cái chung,cái riêng còn co những đạc điểm riêng biệt mà chỉ riêng nó có.Ví dụ Giai cấp tư sản Việt Nam,bên cạnh cái chung là bóc lột giá trị thặng dư,nó còn có đặc điểm riêng là ra đời sau giai cấp vô sản.
Cái chung là cái sâu sắc hơn cái riêng,bởi vì nó phản ánh những mặt,những thuộc tính,những mối liên hệ bên trong,tất nhiên,ổn định phổ biến tồn tại trong các cái riêng cùng loài.Vì vậy,cái chung là cái gắn liền với bản chất,quy định phương hướng tồn tại và phàt triển của sự vật v.v. . .
Nêu lên mối quan hệ hữu cơ giữa cái riêng và cái chung,Lê-nin viết:”...cái riêng chỉ tồn tại trong mối liên hệ đưa đến cái chung.Cái chung thì tồn tại trong cái riêng,thông qua cái rieng.Bất cứ cái riêng(nào cũng)là cái chung.Bất cư cái chung nào cũng là (một bộ phận,một khía cạnh,hay một bản chất)của cái riêng.Bất cư cái chung nào cũng chỉ bao quát một cách đại khái tất cả mọi mặt riêng lẻ.Bất cú cái rieng nào cũng không tham gia đầy đủ vào cái chung v.v. . .bất cứ cái riêng nào cũng thông qua hàng nghìn sự chuỷen hoá mà liên hệ với những cái riêng thuộc loại khác(sự vật,hiện tượng,quá trình).
Cái đơn nhất và cái chung có thể chuyển hoá lẫn nhau.
Trong những điều kiện nhất định,cái đon nhát có thể chuyển hoá thành cái chung và ngược lại.Sự chuyển hoá của cái đơn nhất thành cái chung là biểu hiện của tiến trình phái triển đi lên,cái mới ra đời thay thề cái cũ.Ngược lại,sự chuyển hoá của cái chung thành cái đon nhất là biểu hiện của quá trình cái cũ,cái lỗi thời của phủ định.Ví dụ:Một loại sinh vật nào đó có 1 kiẻu trao đổi chất đã ổn định,nay rơi vào những điều kiện không bình thường với nó,theo quy luật thích nghi,một số trong chúng sẽ co những biến dị cho thích hợp hoàn cảnh.Sự đi chệch cá biệt đó được củng cố và tăng cường ở các thế hệ sau,thế hệ từ cái đơn nhất đã chuyển thành cái chung cho cả loài.Trong khi đó,những đặc trưng cũ của kiểu trao đổi chất trong môi trường cũ này không thích nghi được với môi trường mới sẽ mất dần,thế là cái chung chuyển thành cái đơn nhấtv.v...
Một số kết luận về mặt phương pháp luận:
-Nếu cái chung lá cái sâu sắc,cái bản chất chi phối mọi cái riêng,thì trong nhận thức và hoạt động thực tiễn,chúng ta phải biết phát hiện ra cái chung,vận dụng cái chung để tạo cái riêng.Trong hoạt động thực tiễn nếu không hiểu biết những nguyên lý chung,phổ biến sẽ rôi vào tình trạng mò mẫm,mù quán.Yêu cầu tiếp tục đổi mối tư duy tước hết là đổi mới tư duy lý luận vì chỉ có nâng cao trình độ lý luận thì mối tiếp cận và phát hiện được bản chất và quy lựât của sự vật.Vì vậy,trong công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa hiện nay,Đảng và nhà nước ta đã xác định khoa học và công nghệ là động lực của công nghiệp hoá,hiện đại hoá lá nội dung then chốt,là nội dung chủ yếu thúc đẩy toàn bộ sự nghiệp xây dụng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.
- Mặt khác,vì cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng như là một bộ phận của cái riêng,nên bất cứ cái chung nào khi áp dụng vào từng trường hợp riêng cũng cần được cá biệt hoá.Nếu không chú ý đến sự cá biệt đó,đem áp dụng nguyên xi cái chung thì sẽ rơi vào bệnh dập khuôn,giáo điều.Ngựoc lại nếu xem thường cái chung,tuyệt đối hoá cái riêng sẽ rôi vào bệnh cục bộ,địa phương chủ nghĩa.Quan niệm cảu chúng ta về sáu đặc trưng về xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta đang xây dựng là sản phẩm trí tuệ của toàn Đảng,toàn dân dựa trên những nguyên lý khoa học của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh và sự phân tích xã hội nước ta một cách sâu sắc.Quan niệm trên ngày càng được bổ sung và hoàn thiện về lý luận và trong thực tiễn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta ngày càng được xác định rõ hơn.
II. Vận dụng mối quan hệ xây dựng nền kinh tế thị trường ở nước ta:
1. Nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước :
Kinh tế thị trường:
Nền kinh tế thị trường có đặc trưng chủ yếu :
Thứ nhất : Trên thị trường, giá cả là phạm trù kinh tế trung tâm, là công cụ quan trọng thông qua cung cầu để kích thích và điều tiết hoạt động kinh tế của các chủ thể kinh tế tham gia thị trường. Sự biến động của cung-cầu kéo theo sự biến động giá cả của nền kinh tế thi trường và ngược lại, giá cả trong nền kinh tế thị trường cũng điều tiết cung cầu
Thứ hai : Có sự cạnh tranh gay gắt giữa các chủ thể kinh tế tham gia vào nền kinh tế thị trường nhằm giành giật những điều kiện kinh doanh thuận lợi. Trong cuộc cạnh tranh tất yếu co người được người thua, nên sự phá sản của một bộ phận doanh nghiệp là khó tránh khỏi. Cần phân biệt cạnh tranh lành mạnh và cạnh tranh không lành mạnh : Cạnh tranh lành mạnh là sự cạnh tranh được tiến hành trong khuôn khổ của pháp luật của nhà nước và bằng những biện pháp kinh tế, kỹ thuật nhằm nâng caoi năng suất lao động, số-chất lượng hàng hoá, dịch vụ; bằng tiết kiệm chi phí sản xuất, chi phí lưu thông để nâng cao mức lãi. Cạnh tranh lành mạnh là động lực của sự phát triển kinh tế hàng hoá.
Cạnh tranh không lành mạnh là sự cạnh tranh được tiến hành bằng những hình thức va thủ đoạn phi kinh tế, lẩn tránh sự kiểm soát của nhà nước, kinh doanh phi pháp thu lời bất chính. Sự cạnh tranh này gây thiệt hại cho người tiêu dùng va cho những đối tác có liên quan, do vậy cần phải nghiêm trị theo pháp luật.
Thứ ba : Tính hiệu quả của nền kinh tế hàng hoá đòi hỏi phải có một thị trường hoàn chỉnh. Thị trường phát triển hoàn chỉnh la thị trường XH thống nhất, không chia cắt, là 1 thị trưòng đồng bộ giữa các loại thi trường(tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng, vốn, kỹ thuật thông tin, dịch vụ, tiền tệ, sưc lao động…) và có luật pháp thương mại thống nhất chi phối.
Thứ tư : Có 3 hình thái kinh tế thị trường : Một là thị trường cạnh tranh hoàn hảo la thị trường có nhiều người bán , có nhiều người mua ; sản xuất đồng nhất; các yếu tố xản xuất có tính linh hoạt cao; gia nhập; rời bỏ thị trường dễ dàng và doanh nghiệp là người chấp nhập giá. Hai là, thị trường độc quyền là do 1 người bán hoặc 1 người mua; sản phẩm là độc nhất, gia nhập, rời bỏ thi trường khó khăn, giá cả do tổ chức độc quyền quyết định. Ba là, thị trường cạnh tranh không hoàn hảo hay còn gọi la thị trường co tính canh tranh vừa có tính độc quyền. Đây là thi trường độc quyền 2 người hay độc quyền nhóm:cạnh tranh có tính độc quyền. Thị trường xã hội có 2 nhóm gắn liền với “đầu ra” và “đầu vào” của sản xuất:thị trường hàng tiêu dùng, thi trường dịch vụ và thị trường các yếu tố sản xuất.
Những ưu và nhược điểm của nền kinh tế thị trường:
Kinh tế thị trường có cả mặt tích cực và mặt tiêu cực. Về mặt tích cực, đó là cơ chế tự điều tiết nền kinh tế rất linh hoạt, mềm dẻo, uyển chuyển:nó có tác dụng kích thích mạnh va nhanh sự quan tâm thường xuyên đền đổi mới kỹ thuật, công nghệ quan rlý, đến nhu cầu và thị hiếu người tiêu dùn, nó có tác dụng lớn trong tuyển chọn các doanh nghiệp và cá nhân quản lý kinh doanh giỏi. Trên có sở đó kinh tế thị trường kích thích sản xuất và lưu thông hàng hoá phát triển. Về mặt tiêu cực, trên thị trường chứa đựng tích tự phát, chứa đựng nhiều yếu tố bất ổn, mất cân đối. Vì chạy theo lợi nhuận các nhá sản xuất phải kinh doanh có thể gây nhiều hậu quả xấu: môi trường bi huỷ hoại, tình trạng canh tranh không lành mạnh, phá sản dẫn đến thất nghiệp, phân hoá Xh cao, lợi ịch công cộng bị coi nhe, các vấn đề công bằng Xh không được bảo đảm, tệ nạn XH gia tăng, thậm chí co người lám ăn bất hợp pháp, trốn lậu thuế,làm hàng giả, Cũng vi muc tiêu lợi nhuận va các nhà sản xuât, kinh doanh không đầu tư vào những nghành nghề có lãi ít. Để hạn chế những khuyết tật đó đòi hỏi nhà nước phải quản lý nền kinh tế hàng hoá, kinh tế thị trường. Nhà nước quản lý nền kinh tế bằng pháp luật, quy hoạch, kế hoạch định hướng, bằng các công cụ và chính sách, biện pháp kinh tế… Cơ chế thị trường chịu sự tác động rất mạnh của cac quy luật kinh tế hàng hoá, do đó sự can thiệp vĩ mô của nhà nước phải phù hợp với yêu cầu của các quy luật kinh tế hàng hoá.
Nhưng cũng kinh tế thị trường trong chủ nghĩa tư bản đã tạo ra một xã hội mà ở đó thu nhập của người giầu gấp hàng trăm lần thu nhập của người nghèo: quan hệ bình đẳng, quyền dân chủ, quyền con người bị vi phạm nghiêm trọng: nền đạo đức xã hội ngày càng bị đảo lộn; quan hệ người-người hầu như do đồng tiền chi phối:Tiền có thể mua bán danh dự và lương tâm; tiền quyết định địa vị, quyền hành, thậm chí nhân phẩm con người.
2. Nền kinh tế thị trường đinh hướng XHCN ở nước ta:
2.1 Những đăc điểm của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta :
Bản chất của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta:
Một là : Kinh tế hàng hoá, kinh tế thị trường định hướng XHCN là 1 kiểu tố chức nền kinh tế trong quá trình đi lên của chủ nghĩa xã hội từ 1 nước nông nghiệp lạc hậu, kinh tế còn kem phát triển. Kiểu tổ chức nền kinh tế này nhằm nhanh chóng đưa nước ta đến mục tiêu”Dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh”.
Hai là : Nền kinh tế hàng hoá, kinh tế thị trường định hướng XHCN là một nền kinh tế nhiều thành phần, trong đó kinh tế nhà nước va kinh tế hợp tác, trở thành nền tảng và kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Các thành phần kinh tế đều vận động theo định hướng chung va theo khuôn khổ pháp luật của nhà nước XHCN.
Ba là : Nền kinh tế hàng hoá, kinh tế thị trường định hướng XHCN thực chất là kiểu tổ chức nền kinh tế vừa dựa trên những nguyên tắc va quy luật của kinh tế hàng hó, vừa dựa trên những nguyên tắc của chủ nghĩa xã hội.
Bốn là : nền kinh tế hàng hoá, kinh tế thị trường định hướng XHCN là mô hình kinh tế “mở” cả về bên trong lẫn bên ngoài.
2.2 Những vấn đề bất cập trong quá trình phát triển của nền kinh tế thị trường của XHCN:
2.2.1 Nền sản xuất nhỏ tự cung tự cấp khép kín do lịch sử để lại:
Việt Nam vốn là nước nông nghiệp, chưa trải qua giai đoạn phát triển kinh tế hàng hoá. Nền san xuất truyền thống của con người Việt Nam là sản xuất nhỏ, tự cung và tự cấp, chủ yếu la sản xuất nông nghiệp lúa nước, bình quân ruộng đất rất thấp, tồn tại nhiều hình thức sở hữu manh mún. Với đặc điểm kinh tế như vvậy, khi bước vào xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, chúng ta thiếu hẳn cái “cốt vật chất” của nền kinh tế phát triển. Đó là tình trạng sản xuất phân tán, nhỏ lẻ, kỹ thuật thủ công, trình độ cơ sở vật chất lạc hậu, phân công lao động chưa sâu sắc, các mối liên hệ kinh tế kém phát triển. Như vậy, xét về mặt kinh tế kỹ thuật, nền sản xuất nhỏ gẵn liền với 4000 năm lịch sử của dân tộc đã để lại cho chúng ta một hành trang, một vốn liếng rất ít ỏi. Chúng ta đã phải xât dựng nền kinh tế thị trường định hướ XHCN từ một xuất phát điẻm về kinh tế vô cùng thấp, điều đó ảnh hưởng đến vốn, kỹ thuật, công nghệ. Đây la một trong những điều kiện khách quan không thuân lợi cho chúng ta mà vẫn không thể né tránh, buộc chúng ta phải có những nỗ lực rất lớn để có thể đuổi kịp các nền kinh tế hiện đại trên thế giới.
Bên cạnh mặt kinh tế kỹ thuật, xét về mặt xã hội, nền sản xuất nhỏ tự cung, tự cấp đá để lại cho chúng ta nguồn nhân lực chưa tương ứng với yêu cầu của nền kinh tế thị trường. Từ 1 nền sản xuất nhỏ, tự cung tự cấp, khép kín chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN-nền kinh tế hàng hoá năng động, nền kinh tế mơ-con người Việt Nam đứng trước những thử thách hết sức gay gắt. Bên cạnh những truyền thống tốt đẹp như cần cù lao động, bất khuất chống ngoại xâm, có tinh thần đoàn kết, thương yêu , đùm bọc lẫn nhau, giản dị, chất phác, trung thực…con người Việt Nam còn rất nhiều nhược điểm do sản xuất nhỏ để lại. Những nhược điểm này tạo nên những khó khăn trở ngại không nhỏ khi chúng ta thực hiên nền kinh tế thị trường đinh hướng XHCN.
Nền sản xuất nhỏ với những công cụ thủ công và kinh nghiệm lâu năm của người lao động lặp lại hàng ngàn năm đa tạo cho con người tâm lý thích ổn định, ngại thay đổi, thụ động. Chấp nhập, đề cao cái cũ, phản ững với cái mới, ngăn chặn mọi sự sáng tạo và năng động. Đặc điểm đó trái với yêu cầu của nền kinh tế thị trường là nền kinh tế đòi hỏi tính năng động va thích nghi cao. Trên thị trường, ngưới nào đưa ra được loại sản phẩm mới sẽ thu được lợi nhuận nhiều hơn. Để có được lợi nhuận cao đòi hỏi người sản xuất kinh doanh phải luôn tìm tòi, đổi mới và sáng tạo. Sự bất cập đó dẫn đến tình trạng đứng trước những vấn đề mới mẻ, phức tạp của nền kinh tế thị trường, con ngưới sản xuất nhỏ không tránh khỏi bị choáng ngợp, vấp váp, biểu hiện những ấu trĩ, năng lực, không đáp ứng đươc nhu cấu trong giao dịch với kinh tế bên ngoài.
Nền kinh tế thị trường hiện tại phải thường xuyên áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, nâng cao trình độ xã hội hoá sản xuất. Đó là một yêu cầu đòi hỏi va chính là sự hẫng hụt của chúng ta khi bước vào xây dưng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Tư duy của người nông dân Việt Nam phản náh đời sống in đậm dấu ấn sản xuất nhỏ là tư duy kinh nghiêm, mang nặng tính chủ quan. Tư duy kinh tế cua người sản xuất nhỏ là lối tư duy theo phạm trù giá trị sử dụng nghĩa là làm kinh tế để thoả mãn nhu cầu của chính người sản xuất, do đó không kích thích nhu cầu để tái san xuất, để mở rộng sản xuất, không cần hoạch toán lỗ lãi và hiệu quả kinh tế. Trong lối sống hàng ngày người ta chỉ chủ yếu nhiều về mặt quan hệ ứng xử trong giao tiếp, ít quan tâm đến người lao động, người sản xuất. Điều đó tạo nên những con người không biết hoạch toán kinh tế, không biết làm chủ tài chính và không biết quản lý kinh tế co hiệu quả. Điều này cũng gây sức cản không nhỏ trong quá trình tiến hành kinh tê thị trường ở nước ta, vì bất kỳ nền kinh tế thị trương nào cũng phải hoạch toán lỗ lãi, cũng phải có mối quan hệ hàng hoá-tiển tệ và giá trị, cũng phải không ngừng nâng cao sức lao động. Nói đến kinh tế thi trường la nói đến sự cạnh tranh khốc liệt giữa các chủ thể kinh tế. Để thắng trong cạnh tranh đòi hỏi sự quyết đoán, ý thức trách nhiệm cao, dám chập nhận trả giá để co những kinh nghiệm quý báu để vươn lên những mục tiêu lớn. Nhưng tâm lý thoả mãn với những kết quả đạt được thụ động, ngại đổi mới, chập nhận cái cũ của lối san xuất nhỏ, khép kín, tự cấp, tự túc đã đi ngược yêu cầu đó của nền kinh tế thị trường. Nó đã tạo nên những chủ thể kinh tế thiếu ý thức, cạnh tranh để đưa ra sản phẩm hàng hoá re hơn tốt hơn. Trong sản xuất kinh doanh không năng động tháo vát mà bỡ ngỡ, mò mẫm. Khi đối diện với kinh tế thị trường đa không tránh khỏi những ấu trĩ, lúng túng và sai lầm.
Kinh tế thị trường không đóng khung những quan hế kinh tế trong 1 địa phương mà có tính toàn quốc, tính quốc tế. Trong khi đó những người san xuất nhỏ, làm ăn độc lập riêng rẽ với nhau, trong đầu óc họ mang nặng những tư tưởng tự tư, tự lợi, cục bộ, địa phương chủ nghĩa. Người Việt Nam sống trong cộng đồng làng họ, quan hệ xã hội chi phối mạnh mẽ tư tưởng, quan hệ huyết thống trong họ ngoài làng chứ chưa phải là quan hệ kinh tế. Điều đó cản trở việc tạo lập những quan hệ kinh tế mới, cởi mở. Thêm nữa, con người của san xuất nhỏ thường có thói quen hẹp hòi, nghi kị, thói quen đó không những không liên kết được họ mà còn tách ra khỏi nhau nên không tạo được những quan hệ kinh tế rộng lớn.
2.2.2.Hậu quả của nền KT kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp:
Trong một thời gian dài:chúng ta đã thiết lập và duy trì nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp.Trong bối cảnh của những năm miền Bắc làm cánh mạng XHCN,miền Nam tiếp tục làm cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân,mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung đã phát huy được tính tích cực của quần chúng vào xây dựng đất nước,xây dựng CNXH.Trong điều kiện mới,mô hình đó dần dần lộ rõ những hạn chế,và dẫn đến làm cho đất nước ta lâm vào khủng hoảng kinh tế-xã hội.Tính tất yếu kinh tế đòi hỏi phải chuyển từ mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang kinh tế thị trường.Song ,không phải chuyển sang kinh tế thị trường thì mô hình đó ngay lập tức không còn tác động mà trái lại những dư âm của nó,những sản phẩm mà nó tạo ra trong máy chục năm qua vẫn còn đang tồn tại âm ỷ và gây ra sức ỳ,lực cản nhất định cho quá trình xây dựng kinh tế thị trường ở nước ta.
Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế hoá tập trung là vai trò tuyệt đối của nhà nước,trong đó các cơ quan nhà nước(Bộ,tổng cục,Uỷ ban nhân dân,các sở chuyên môn…)hầu như là chủ thể duy nhất chi phối các quan hệ kinh tế.Các cơ quan này vừa ra lệnh,vừa tác nghiệp,và giải quyết các yếu tố sản xuất(vật tư liệu lao động,tiền vốn),ấn định cách phân phối của cải vật chất,giải quyết các tranh chấp nảy sinh giữa các xí nghiệp quốc doanh.Tronh nền kinh tế ấy,toàn bộ nền kinh tế quốc dân được xem như một cỗ máy khổng lồ,trong đó nhà nước là người trực tiếp điều khiển,các chủ thể kinh tế chỉ là người thừa hành mệnh lệnh của nhà nước.Nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung đã không kích thích được hoạt động của chủ thể kinh tế , không bảo đảm độc lập về kinh tế của người kinh doanh,biến nền kinh tế thành một hệ thống khép kín mang nặng tính chất cấp phát hiện vật,làm cho nền kinh tế trở nên sơ cứng,cứng nhắc , không tự biến đổi , ít sáng tạo , không tự phát triển được.
Trong khi đó,nền kinh tế thị trường là một nền kinh tế mềm dẻo và có khả năng thích nghi cao với những điều kiện kinh tế thay đổi,làmthích ứng kịp thời khối lượng và cơ cấu của nhu cầu.Như vậy,nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung đã vi phạm vai trò quyết định của những điều kiện khách quan đối với các nhân tố chủ quan ,ở đây nhân tố chủ quan (hoạt động của nhà nước)mang tính áp đặt chủ quan mà biểu hiện là xây dựng kế hoạch chủ quan nóng vội .
Theo mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung,nền kinh tế được phát triển theo hướng thuần nhất quốc doanh và tập thể,còn các bộ phận,các thành phần khác của nền kinh tế coi như đối tượng phải xoá bỏ hoặc bị hạn chế phát triển . Điều đó đã làm cho nhiều năng lực sản xuất bị cấm đoán, không được huy động vào sản xuất . Nó đã kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất , do đó đã không huy động được các tiềm năng , nguồn lực của các khu vực và thành phần kinh tế khác phục vụ cho nhu cầu phát triển ngày càng đa dạng của nền kinh tế quốc dân . Nó làm cho thị trường đơn điệu , không mở rộng được , trình độ thị trường rất thấp , hàng hoá khan hiếm . Mặt khác , nó còn hạn chế việc áp dụng tiến bộ- kỹ thuật , đổi mới công nghệ và quản lý tốt , mà đó cũng là đòi hỏi của kinh tế thị trường.
2.2.3. Những giải pháp để phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN:
a) Tạo lập, duy trì và phát triển tự do hoá kinh tế :
Đây là một điều kiện có tầm quan trọng đến sự hình thành , tồn tại và phát triển kinh tế thị trường ở nước ta. Tự do hoá kinh tế là một điều kiện tất yếu để sản sinh và nuôi dưỡng tự do cạnh tranh , tự do kinh doanh và tự chủ , rất cần thiết cho các chủ doanh nghiệp với tư cách là những đơn vị kinh tế tự chủ.
Tương ứng với điều kiện này , các giải pháp cần có là:
- Tiếp tục thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách nền kinh tế đa dạng hoá về hình thức sở hữu và thành phần kinh tế. Có chính sách và cơ chế đủ sức xoá bỏ nhanh chóng sự kỳ thị và phân biệt đối xử , thực hiện khuyến khích đầu tư và tôn vinh vai trò của các doanh nhân trong tất cả các thành phần kinh tế.
- Trên cơ sở đẩy mạnh phân công lao động xã hội trong nước và quốc tế , tiếp tục xây dựng và phát triển đồng bộ các loại thị trường. Cụ thể :
+ Phát triển đồng bộ giữa thị trường đầu ra(thị trường hàng hoá , dịch vụ)với thị trường các yếu tố đầu vào của sản xuất ( thị trường máy móc , thiét bị , công nghệ , thị trường vật tư , nguyên , nhiên liệu…)chú trọng sự đồng bộ về số lượng và nhất là về chất lượng trong nội bộ của từng thị trường đầu ra và đầu vào của sản xuất , trong đó , lấy thị trường đầu ra để quyết định thị trường đầu vào.
+ Thực hiện đồng bộ giữa thị trường trong nứơc với thị trường nước ngoài , trong đó lấy thị trường trong nước làm cơ sở , thị trường nước ngoài là quan trọng.
- Tạo dựng môi trường chính trị , kinh tế , xã hội tương đối ổn định và thông thoáng để các chủ thể kinh tế trong nước và nước ngoài yên tâm , phấn khởi đầu tư các nguồn lực vào sản xuất , kinh doanh . môi trường chính trị tương đối ổn định được hiểu bao gồm: a) Đường lối chính trị đúng đắn và ổn định ; b) đất nước yên bình ; c) bộ máy chính phủ có uy tín đối với các chủ doanh nghiệp và dân cư . Môi trường kinh tế tương đối ổn định thể hiện trước hết ở chính sách tài chính và chính sách tiền tệ . Về chính sách tài chính : Ngân hàng nhà nước với tư cách là nguồn lực và kênh tài chính lớn nhất phải lành mạnh , không bội chi vượt quá mức Quốc hội cho phép ; có một chính sách thuế thích hợp vừa thúc đẩy phát triển sản xuất , tăng trưởng kinh tế vừa tăng thu cho ngân sáh nhà nước , giảm tình trạng thất thu và kinh tế “ ngầm” . Về chính sách tiền tệ và giá cả , khống chế và kiểm soát lạm phát , giữ vững tương đối giá trị và sức mua của tièn tệ , ổn định tương đối giá cả hàng hoá , dịch vụ trên thị trường , làm cho đồng tiền VN có khả năng chuyển đổi. Có chính sách tài chính , tiền tệ thực sự trở thành đòn bảy. Về môi trường xh tương đối ổn định phải là môi trường xh mà ở đó con người sống và làm việc theo pháp luật , sống có văn hoá , có hoài bão và lành mạnh.
b) Xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật, một điều kiện cho sự phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN:
Một nền kinh tế thị trường định hướng XHCN được gọi là định hình khi nó đạt trình độ kinh tế thị trường hỗn hợp hay hiện đại , ngang với trình độ các nước có nền kinh tế phát triển. Một nền kinh tế như vậy chỉ có thể dựa trên cơ sở vật chất – kỹ thuật hiện đại , tương ứng với trình độ nền văn minh có sự giao thoa giữa văn minh công nghiệp và văn minh hậu công nghiệp và kinh tế tri thức . Với tư cách là một điều kiện của kinh tế thị trường định hướng XHCN , cơ sở vật chất – kỹ thuật đó phải được thực hiện thông qua CNH, HĐH và tính hiện thực của nó chỉ có được khi sự nghiệp CNH, HĐH thành công ở nước ta.
c) Tạo dựng hành lang và cơ chế bảo đảm giữ vững định hướng XHCN đối với kinh tế thị trường:
Nếu trong xây dựng và phát triển kinh tế thị trường , định hướng XHCN không được giữ vững thì mục tiêu và sự lựa chọn mô hình không đạt được và nguy cơ đi trệch định hướng XHCN là khó tránh khỏi . Để giữ vững đinh hướng XHCN đối với kinh tế thị trường , cần thực hiện các giải pháp sau đây:
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng một cánh trự tiếp hoặc gián tiếp trong các nghành , các cấp , hệ thống các trường và các tổ chức kinh tế . Thông qua giáo dục học tập cho tất cả các tổ chức nói trên về chủ nghĩa yêu nước , chủ nhĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh với tư cách là nền tảng của cánh mạng , XHCN , nội dung định hướng XHCN và sự cần thiết phải giữ vững định hướng XHCN đối với kinh tế thị trường .
- Củng cố và tăng cường năng lực và hiệu quả của Quốc hội , ban hành các luật pháp còn thiếu , điều chỉnh bổ sung và hoàn thiện các luật pháp đã có sao cho phù hợp với thực tiễn VN và có tính đến sự phù hợp với thông lệ quốc tế , trên cơ sở quyền lực thống nhất , cần tăng cường tính độc lập tương đối và năng lực của các cơ quan tư pháp trong xử lý nghiêm minh và kịp thời những vi phạm pháp luật đối với cá tổ chức kinh tế , chính trị , xã hội và dân cư .
- Thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách đa dạng hoá về sỡ hữu và thành phần kinh tế , tăng cường vai trò chủ đạo của nền kinh tế nhà nước. Kinh tế Nhà nước nắm những khâu , nghành then chốt trọng yếu , tạo thực lực kinh tế để nhà nước điều tiết tính tự phát của kinh tế thị trường , thực sự gương mẫu chấp hành luật pháp , hỗ trợ và dẫn dắt các thành phần kinh tế khác phát triển theo định hướng XHCN. Đây là một giải pháp có tầm quan trọng đặc biệt để giữ vững định hướng XHCN đói với kinh tế thị trường . Tuy nhiên , không được đồng nhất kinh tế Nhà nước với doanh nghiệp Nhà nước và dựa vào sự làm ăn thua lỗ của một bộ phận doanh nghiệp Nhà nước , để từ đó dẫn đến sự hoài nghi , thậm chí phủ nhận vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước . Trong cơ cấu kinh tế nhà nước , doanh nghịêp nhà nước chỉ là một bộ phận. Hơn nữa , không phải mọi doanh nghiệp nhà nước đều lấy hiệu quả kinh tế làm thước đo . Đẩy mạnh đổi mới và tổ chức sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước theo hướng nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh , chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực.
d) Tạo lập bộ máy nhà nước vững mạnh:
Có thể quan niệm sự vững mạnh của nhà nước qua các tiêu chuẩn sau : Trung thành với chủ nghĩa Mác- Lênin , tư tưởng Hồ Chí Minh , với lợi ích dân tộc ; Trong sạch về phẩm chất đạo đức ; Cần kiệm liêm chính chí công vô tư ; Có năng lực chuyên môn , có uy tín đối với chủ doanh nghiệp và nhân dân trong việc thực hiện tốt các chức năng quản lý vĩ mô của Nhà nước đối với kinh tế thị trường .
Tính hiện thực của các tiêu chuẩ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 35398.doc