Từ những kết quả đạt được, các chương trình hành động của Đoàn TNCS
HCM vẫn chưa tác động được đến đông đảo các tầng lớp thanh niên, duy trì thiếu
thường xuyên, chưa khơi dậy tính tự giác của tất cả các đối tượng thanh niên nên
còn bộc lộ những hạn chế cơ bản do nhiều nguyên nhân. Bước đầu Đoàn TNCS
HCM nhận ra một số nguyên nhân cơ bản:
Một là, vì nhiều lý do khách quan lẫn chủ quan nên tiến độ tổ chức Đại hội
Đoàn cấp huyện và tương đương chậm hơn hai tháng so với kế hoạch đề ra; các
hoạt động chào mừng, tuyên truyền cho Đại hội Đoàn chưa đều khắp, chậm đổi
mới nội dung và hình thức.
Hai là, do sự biến động về nhân sự sau Đại hội Đoàn các cấp, tính chủ
động của một số cơ sở Đoàn trong các hoạt động của “Tháng thanh niên” và
Chiến dịch “Mùa hè tình nguyện” còn hạn chế, về quy mô và tính hiệu quả của
các công trình, phần việc chưa như mong muốn.
Ba là, một số cơ sở Đoàn nhận thức chưa đầy đủ về tầm quan trọng của
cuộc vận động “Tuổi trẻ An Giang học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh” nên việc triển khai chưa đi vào chiều sâu, hình thức triển khai chưa
phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương, đơn vị
52 trang |
Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 1223 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội theo triết học Mác – Lênin và thực tiễn xây dựng lối sống mới của Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh An Giang từ năm 2002 đến nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dựng lối sống mới cho Đoàn viên thanh niên tỉnh
An Giang được cụ thể hóa thành các tiêu chí: “Xây dựng tình đoàn kết, tương
thân, tương ái vì cộng đồng; chống bàng quan vị kỷ cá nhân. Xây dựng thái độ
học tập say mê, nghiêm túc, làm việc gì cũng phải học, học suốt đời, tiến quân
vào khoa học công nghệ; chống tiêu cực, gian dối, không trung thực. Xây dựng
tình thần lao động cần cù, sáng tạo; chống ỷ lại, lười lao động. Xây dựng ý thức
tiết kiệm, tiêu dùng đúng khả năng; chống tham nhũng, lãng phí, xa hoa. Xây
- 21 -
Khoá luận tốt nghiệp ĐHSP SVTH: Trần Thanh Duy
dựng ý thức công dân, thói quen ứng xử văn hóa; chống lai căng tự do, tùy tiện,
vô kỷ luật” [12, tr. 19].
Tóm lại, nội dung xây dựng lối sống mới của Đoàn TNCS HCM tỉnh An
Giang là xây dựng năm đức tính con người Việt Nam mới. Đồng thời được cụ thể
hóa các chuẩn mực vào trong nội dung “5 xây, 5 chống” trong thanh niên. Nội
dung xây dựng lối sống mới thể hiện rõ nhân sinh quan đúng đắn về mối quan hệ
giữa cá nhân và xã hội, đề cao ý thức cộng đồng, đoàn kết, tương thân tương ái,
đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân trong giai đoạn cách mạng mới.
CHƯƠNG 2
THỰC TIỂN XÂY DỰNG LỐI SỐNG MỚI CỦA ĐOÀN
THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH TỈNH AN GIANG
TỪ NĂM 2002 ĐẾN NAY
2.1 THỰC TIỂN XÂY DỰNG LỐI SỐNG MỚI CỦA ĐOÀN TNCS
HCM TỈNH AN GIANG TỪ NĂM 2002 ĐẾN NĂM 2007
2.1.1 Những vấn đề đặt ra từ thực tiễn
- Thực trạng xây dựng lối sống mới của Đoàn TNCS HCM trước năm
2002
Việc xây dựng lối sống mới của Đoàn TNCS HCM tỉnh An Giang sớm
được chú trọng. Những năm trước 2002, phong trào đạt được những mặt tích cực
nhưng đồng thời cũng tồn tại những yếu kém:
Một là, nhận thức và thái độ chính trị của thanh niên ngày nay có tiến bộ
theo chiều hướng tích cực. Số đông thanh niên ngày càng quan tâm về những vấn
đề của đất nước, quốc tế, ủng hộ công cuộc đổi mới, tự nguyện tham gia các
nhiệm vụ phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội thông qua các phong trào do Đoàn
TNCS HCM khởi xướng, tích cực tham gia công tác xã hội, sẵn sàng hy sinh lợi
ích cá nhân vì lợi ích chung. Số Đoàn viên đứng vào hàng ngũ của Đảng Cộng
sản Việt Nam, thanh niên vào Hội Liên hiệp thanh niên, vào Đoàn TNCS HCM
hàng năm điều tăng. Bên cạnh đó cũng còn một bộ phận thanh niên thờ ơ với
chính trị, thiếu ý thức trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội, nhận thức
kém, dễ bị kích động vào những hoạt động không lành mạnh, vi phạm pháp luật.
- 22 -
Khoá luận tốt nghiệp ĐHSP SVTH: Trần Thanh Duy
Hai là, nhiều mâu thuẫn liên tục diễn ra trong quá trình rèn luyện lối sống
mới của thanh niên đòi hỏi họ phải có đủ bản lĩnh để giải quyết như: mâu thuẫn
giữa đầu tư cho học vấn, nghề nghiệp với hiệu quả của việc đầu tư đó trong thực
tế; giữa quá trình đấu tranh tự giáo dục, tự khẳng định mình của tuổi trẻ trước lối
sống tích cực và lối sống tiêu cực; giữa môi trường sống lành mạnh với không
lành mạnh; giữa các giá trị đạo đức truyền thống với sự sút giảm đạo đức của một
bộ phận không nhỏ những con người trong xã hội thậm chí có khi ngay trong gia
đình mình. Trong thực tế, quá trình giải quyết các mâu thuẫn này diễn ra theo
chiều hướng tích cực. Đa số thanh niên vẫn nhận thức rõ giá trị của việc học và đã
trở thành nhu cầu của họ trong lập nghiệp. Các cấp ủy Đảng, Nhà nước, các
ngành, các tổ chức xã hội cũng đã có những đóng góp quan trọng cho việc chăm
lo, phát triển những tài năng trẻ của Tỉnh. Tuy nhiên, một bộ phận thanh niên
chưa đủ bản lĩnh giải quyết mâu thuẫn, cho nên còn nhiều hiện tượng như: thiếu
lý tưởng, thái độ và động cơ học tập chưa đúng, lười lao động; sự sút giảm đạo
đức đối với gia đình và xã hội như: xem thường pháp luật, đạo đức, truyền thống,
thờ ơ với những bất hạnh của người khác, chạy theo đồng tiền bất chấp tất cả, xu
hướng vọng ngoại quên đi cội nguồn
Ba là, nhận thức về nghề nghiệp, về việc làm của thanh niên có bước phát
triển. Họ quan tâm hơn đến vấn đề thị trường, về chủ trương chuyển đổi cơ cấu
ngành nghề kinh tế, chú ý đến giá trị sức lao động, hiệu quả kinh tế. Họ hăng hái
đi vào những việc khó, những lĩnh vực mới có hiệu quả kinh tế, tư duy kinh tế
năng động hơn, nhạy bén hơn trước những dự báo, xuất hiện nhiều gương thanh
niên tự vươn lên sản xuất – kinh doanh giỏi hoặc tự trang bị, trau dồi cho mình
một cái nghề để ổn định cuộc sống. Nhiều thanh niên được hỗ trợ vốn, hỗ trợ việc
làm vươn lên thoát nghèo. Bên cạnh đó, vấn đề quan tâm hàng đầu hiện nay là
thanh niên An Giang chưa đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật,
tỷ lệ thanh niên có tay nghề còn rất thấp, số thanh niên thiếu việc làm ngày càng
tăng, đầu tư của nhà nước chưa thỏa đáng, vai trò của Đoàn chưa được phát huy
tốt. Số thanh niên lười lao động cũng không ít do trông chờ, ỷ lại vào gia đình.
Bốn là, sự phát triển các loại hình văn hóa, vui chơi giải trí, thể dục thể
thao ngày càng nhanh theo hướng xã hội hóa giúp cho thanh niên vốn nhạy cảm,
dễ nắm bắt và tiếp cận những giá trị văn hóa mới, tiếp cận cái đẹp vừa hiện đại
vừa mang bản sắc dân tộc tạo nên những phẩm chất tốt, tính tích cực hòa nhập
cộng đồng, tính năng động, sáng tạo. Tuy nhiên, các sân chơi, Nhà Văn hóa thanh
thiếu nhi chưa được triển khai rộng, nhất là ở tuyến huyện. Một bộ phận số đông
thanh niên ít có cơ hội giao lưu và điều kiện nâng cao hiểu biết tri thức, do vậy rất
- 23 -
Khoá luận tốt nghiệp ĐHSP SVTH: Trần Thanh Duy
cần sự quan tâm đầu tư toàn diện của các cấp ủy Đảng, Nhà nước và của Đoàn
TNCS HCM Tỉnh An Giang.
Thực tiễn đó cho thấy Đoàn TNCS HCM Tỉnh An Giang - một tổ chức
chính trị - xã hội to lớn và đại diện cho lợi ích của thanh niên đã tổ chức nhiều
hoạt động với nhiều loại hình phong phú, nhưng riêng công tác xây dựng lối sống
mới cho thanh niên trong giai đoạn hiện nay nên được nâng cao cho xứng đáng
với tầm quan trọng của nó; cần được tách ra thành công tác riêng biệt. Bởi vì lối
sống của thanh niên đang có những biến đổi lớn, nhanh và là vấn đề được cả xã
hội quan tâm. Để làm tốt công tác này, phải nghiên cứu một cách toàn diện cả lý
luận và thực tiễn để có những biện pháp phù hợp. Trong đó, yêu cầu định hướng
nội dung cho việc xây dựng lối sống mới của Đoàn TNCS HCM An Giang là một
công tác quan trọng. Sự nỗ lực này được Đoàn TNCS HCM tập trung trí tuệ chỉ
ra cho giai đoạn 2002 đến nay.
Những năm đầu của thế kỷ XXI mở ra những cơ hội mới – thách thức mới.
Nền kinh tế An Giang tăng trưởng khá toàn diện, văn hóa xã hội có nhiều tiến bộ,
đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện. Đảng bộ các cấp thường xuyên
quan tâm lãnh đạo, giáo dục, chăm sóc, bồi dưỡng thế hệ trẻ phát triển toàn diện,
đặc biệt là chăm lo nhu cầu học tập, việc làm, thu nhập ổn định, giải trí của thanh
niên. Tuy nhiên, do cơ cấu kinh tế nông nghiệp An Giang phát triển chậm, tổ
chức phát triển thị trường còn nhiều hạn chế, nhiều vấn đề xã hội bức xúc như:
mặt bằng dân trí thấp, tệ nạn xã hội, ma túy, mại dâm tăng, giải quyết việc làm
chưa tương xứng với sự gia tăng lao động
Theo số liệu thống kê đến năm 2002, dân số An Giang là 2.128.830 người.
Trong đó, thanh niên hiện có khoảng 923.153 người, với hơn 53.588 đoàn viên.
Theo kết quả điều tra xã hội học do Ban thường vụ Tỉnh Đoàn tiến hành cho thấy:
Thanh niên trong tỉnh năng động, sáng tạo luôn ủng hộ sự nghiệp đổi mới của
Đảng, ham hiểu biết, cố gắng học tập, vượt khó trong lao động, sản xuất, kinh
doanhvì lợi ích của gia đình và xã hội. Sẵn sàng tình nguyện thực hiện nhiệm
vụ khi Đảng bộ và nhân dân giao phó với tinh thần nhiệt huyết và có trách nhiệm.
Trong giai đoạn mới, đứng trước những thuận lợi và khó khăn trên có tác
động to lớn đến nhận thức và hành động của thanh niên. Đại hội Đoàn TNCS
HCM đã chỉ ra những thuận lợi và khó khăn trong quá trình xây dựng lối sống
mới, đó là:
- Những thuận lợi:
Nghị quyết của Đại hội Đảng Toàn quốc lần thứ IX đã tạo cơ hội cho
thanh niên “Lập thân, lập nghiệp, xây dựng quê hương, đất nước”; xu thế hội
- 24 -
Khoá luận tốt nghiệp ĐHSP SVTH: Trần Thanh Duy
nhập và mở cửa đã tạo ra thời cơ để thanh niên học tập, nghiên cứu và ứng dụng
những thành tựu khoa học – công nghệ vào sản xuất và đời sống, góp phần phát
triển tài năng sáng tạo của thanh niên [13, tr. 416]. Trước những thuận lợi đó,
Đoàn TNCS HCM tỉnh An Giang tập trung đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực trẻ
trên các mặt trí tuệ, đạo đức và thể lực; đẩy mạnh các hoạt động chăm lo lợi ích
thanh thiếu niên; tiếp tục phát triển các phong trào hành động cách mạng giúp
thanh niên lập nghiệp, tham gia phát triển quê hương; sự ra đời của trường Đại
học An Giang trở thành trung tâm đào tạo nguồn nhân lực, tạo nhiều cơ hội để
thanh niên học tập và tình nguyện phát triển nông thôn.
- Những khó khăn
Nhiệm vụ của cách mạng trong giai đoạn mới yêu cầu thanh niên phải trở
thành nguồn nhân lực có chất lượng cao: có trí tuệ, có sức khỏe, có đạo đức cách
mạng và lối sống công nghiệpđòi hỏi thanh niên phải tự nguyện, tự giác trong
học tập, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nghề nghiệp; rèn luyện bản
lĩnh chính trị. Thanh niên phải vượt qua những thách thức về lối sống và nhân
cách để giữ vững được đạo đức, lý tưởng trong sạch, có bản lĩnh vững vàng trước
những cám dỗ của vật chất đời thường [13, tr.417-418]. Nhưng thanh niên trong
Tỉnh: trình độ dân trí còn thấp, sự nhận thức không đồng đều trong thanh niên;
việc định hướng giá trị và đáp ứng nhu cầu chính đáng của thanh niên ngày càng
cao nhất là việc làm, thu nhập ổn định và vui chơi giải trí. Vẫn còn một bộ phận
thanh niên thờ ơ với chính trị, chạy theo lối sống thực dụng, ảnh hưởng văn hóa
ngoại lai; khoảng cách giàu nghèo, chênh lệch mức sống gia tăng; tệ nạn xã hội,
ma túy, mại dâm ngày càng diễn biến phức tạp trong thanh niên [15, tr.29].
Trước những vấn đề thực tiễn đặt ra cho tổ chức Đoàn TNCS HCM tỉnh
An Giang nhiều khó khăn trong công tác xây dựng lối sống mới cho thanh niên.
2.1.2 Những chương trình hành động của Đoàn TNCS HCM tỉnh An
Giang
Đoàn TNCS HCM tỉnh An Giang cùng với các cấp bộ Đoàn quyết tâm
thực hiện công tác xây dựng lối sống mới trong thanh niên với nhiều chương trình
hành động. Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đoàn TNCS HCM tỉnh An Giang lần
thứ VII, công tác xây dựng lối sống mới có nhiều chuyển biến, góp phần nâng cao
chất lượng chính trị, củng cố niềm tin, bồi dưỡng lý tưởng, đạo đức cách mạng,
lối sống văn hóa và ý thức công dân cho thanh niên.
- 25 -
Khoá luận tốt nghiệp ĐHSP SVTH: Trần Thanh Duy
Chương trình “Tuổi trẻ về nguồn” và “Thanh niên sống đẹp”, với
nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả:
- Gặp gỡ nhân chứng lịch sử, du khảo về nguồn, về các địa danh lịch sử;
chăm sóc và phụng dưỡng Mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình thương binh, liệt sĩ;
tổ chức, phối hợp tổ chức và tích cực tham gia các cuộc thi tìm hiểu lịch sử nhân
kỷ niệm các ngày lễ lớn;
- Các cuộc thi “Tuổi trẻ với tư tưởng Hồ Chí Minh”, “Tuổi trẻ An Giang
với đạo đức sáng ngời của Bác Tôn”, phổ biến cho thanh niên xem phim tư liệu
và thuyết minh về “Hồ Chí Minh – Chân dung một con người”;
- Phối hợp tuyên truyền các Bộ luật có liên quan đến thanh niên và vận
động thanh niên chấp hành; thi tìm hiểu Luật đất đai, Luật giao thông đường bộ
và đường thủy nội địa, Hành trình An toàn giao thông;
- Diễn đàn “Thanh niên với Đảng - Đảng với thanh niên”, “Sống đẹp -
sống có ích”, “Cần, kiệm là nếp sống đẹp của thanh niên”, “Tiếp lửa truyền thống
- mãi mãi tuổi 20”, các hoạt động kỷ niệm 75 năm ngày thành lập Đảng, 75 năm
ngày thành lập Đoàn
Qua các phong trào đó, Đoàn TNCS HCM tỉnh An Giang đã tổ chức được
16.850 cuộc tuyên truyền giáo dục, thu hút 1.625.191 lượt thanh thiếu niên. Riêng
về giáo dục pháp luật đã tổ chức cho trên 1.061.825 lượt tham gia. Đã tổ chức cho
trên 1.086.056 số lượt thanh niên được học tập Nghị quyết của Đảng, Đoàn.
Hưởng ứng phong trào hành động, các cấp bộ Đoàn tích cực tổ chức nhiều
hoạt động tại cơ sở như: Đoàn Khối Doanh nghiệp và Đoàn Khối Dân chính Đảng
phối hợp tổ chức trên 374 buổi tham gia sinh hoạt chính trị cho thanh niên với
12.114 lượt tham gia; các phong trào “3 không”, phong trào “Xanh- sạch- đẹp tại
cơ quan, đơn vị” được tổ chức thảo luận 9.290 lượt thanh niên. Đoàn TNCS
HCM các trường học tổ chức nhiều Hội thi đường lên đỉnh Olympia, Hội thi
Olympic các môn khoa họcphối hợp tuyên truyền các Bộ luật mới, xây dựng
các đội hình chuyên, sinh viên tình nguyệnthu hút hàng ngàn lượt tham gia.
Qua các phong trào hành động, chương trình đã góp phần giáo dục lối
sống mới cho thanh thiếu niên. Thanh niên hiểu rõ thêm về truyền thống lịch sử
của dân tộc; hiểu rõ hơn về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật
của Nhà nước. Từ đó, nâng cao nhận thức, chất lượng học tập, bản lĩnh chính trị
trong thanh niên. Xây dựng cho thanh niên ý thức tự giác, rèn luyện về đạo đức
và lối sống trong sạch, lành mạnh. Khơi gợi tình yêu đất nước, yêu quê hương, ý
thức trách nhiệm với cộng đồng, tính trung thực, cần kiệm; sống và làm việc theo
Hiến pháp và pháp luật.
- 26 -
Khoá luận tốt nghiệp ĐHSP SVTH: Trần Thanh Duy
Chương trình “Vì sự phát triển của thanh niên”, đây là chương trình
tập trung giúp thanh niên lập nghiệp. Đoàn TNCS HCM tỉnh An Giang xem đây
là chương trình có vai trò rất quan trọng để xây dựng lối sống mới. Vì phương
thức sinh sống, sản xuất ra của cải vật chất là nội dung quan trọng của lối sống
mới.
- Vận động đông đảo thanh niên xung kích đi đầu trong phong trào mưu
sinh, lập nghiệp, xóa đói giảm nghèo. Tổ chức nhân rộng nhiều mô hình làm ăn
có hiệu quả trong chăn nuôi, trồng trọt và sản xuất kinh doanh. Khai thác các
nguồn vốn từ chương trình 120, vốn vay ủy thác với Ngân hàng Chính sách xã
hội, vốn tự giúp để hỗ trợ cho thanh niên sản xuất. Triển khai thực hiện phong
trào CKT trong thanh niên công nhân, phong trào “4 mới” trong thanh niên nông
thônKết quả đã huy động, bảo lãnh cho 10.388 lượt hộ thanh niên vay vốn với
tổng số 40,596 tỷ đồng, với 9.987 lượt thanh niên được vay; có trên 32.536 số
thanh niên được đào tạo và dạy nghề, trên 35.310 số thanh niên được tư vấn giới
thiệu việc làm, đặc biệt có trên 28.114 thanh niên được giải quyết việc làm.
- Tổ chức hội thi tin học trẻ không chuyên, đường lên đỉnh Olympia, hội
thi tay nghề, giải thưởng sáng tạo trẻ; duy trì và phát triển các giải thưởng, học
bổng khuyến học, chăn sóc và bảo trợ học sinh nghèo vượt khó học giỏi, vận
động học sinh đến lớp, chống lưu ban bỏ họcCác cấp Đoàn đã đỡ đầu, chăm
sóc cho 3.093 lượt học sinh, sinh viên với tổng số trên 5.232 tỷ đồng; mở 760 lớp
học tập nâng cao trình độ cho thanh niên, thu hút 17.378 lượt tham gia;
- Triển khai tốt chương trình Đoàn thanh niên tham gia xây cầu nông thôn
mới, xóa cầu khỉ ở Đồng bằng sông Cửu Long. Thành lập 6.394 câu lạc bộ
(CLB): CLB dân số phát triển, CLB gia đình trẻ hạnh phúc với 984.075 lượt
thanh niên; phong trào trồng cây bảo vệ đê và các cụm tuyến dân cư, vệ sinh các
nơi công cộng phòng chống dịch bệnh.
- Dấu ấn của chương trình này là các phong trào hành động hưởng ứng
“Tháng thanh niên”, “Chiến dịch mùa hè tình nguyện” được phát động rộng rãi
qua các hoạt động như: “Ngày thứ bảy tình nguyện”, “Ngày chủ nhật xanh”, hè
tình nguyện, xuân tình nguyệnCác công trình, phần việc thanh niên được thực
hiện như: Vận động học sinh đến lớp, phổ cập tin học, xây cất nhà tình bạn, tình
thương, đắp đường, sửa chữa và xây dựng cầu nông thôn, hiến máu nhân đạo, hớt
tóc cho trẻ em nghèo, khám chữa bệnh miễn phí, tham gia giữ gìn trật tự an toàn
giao thông đường bộ, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho thanh niên nông thôn
với 3.218 công trình, phần việc thanh niên, trị giá trên 17 tỷ đồng.
- 27 -
Khoá luận tốt nghiệp ĐHSP SVTH: Trần Thanh Duy
Hưởng ứng phong trào hành động, các cấp bộ Đoàn cơ sở đã tổ chức nhiều
hoạt động thiết thực như: Đoàn Khối Doanh nghiệp phát động gây quỹ “Giúp
nhau vượt khó học tập”, CLB tin học, ngoại ngữ, CLB khoa học trẻKết quả có
1.945 cán bộ, Đoàn viên tham gia; tổ chức 86 đợt thi tay nghề với 2.532 lượt
thanh niên, tổ chức tư vấn 292 thanh niên, dạy nghề 433 và giải quyết việc làm
316 thanh niên. Đoàn Khối Dân chính Đảng vận động xây, sửa nhà tình nghĩa với
tổng số 56 căn, trị giá trên 270 triệu đồng; giúp đỡ gia đình thương binh, liệt sĩ,
gia đình chính sách với số tiền trên 317 triệu đồng. Đoàn trường Đại học An
Giang, một trong những tổ chức có nhiều Đoàn viên thanh niên đã tổ chức ra
quân chương trình “Thanh niên tình nguyện phát triển nông thôn”; phổ cập tin
học cho thanh thiếu niên vùng sâu, vùng xa; tổ chức nhiều đợt hiến máu nhân đạo
thu hút hàng trăm lượt Đoàn viên, sinh viên; xem xét 870 hồ sơ xin trợ cấp xã hội
và 658 hồ sơ xin miễn giảm học phí của sinh viên nghèo, trao hơn 850 suất học
bổng với tổng số tiền trên 2 tỷ đồng cho 1.000 đoàn viên, sinh viên khó khăn học
giỏi, giới thiệu hàng trăm sinh viên khó khăn vay “Quỹ tín dụng đào tạo”
Có thể nói, thông qua các phong trào hành động với những kết quả đạt
được, chương trình đã góp phần quan trọng trong việc xây dựng lối sống mới
trong thanh thiếu niên. Chương trình đã rèn luyện ý thức lập thân, lập nghiệp, ý
chí vươn lên thoát nghèo cho thanh thiếu niên; thanh niên không chỉ đơn thuần
làm kinh tế mà còn rèn luyện kỹ năng, tay nghề, nắm bắt khoa học công nghệ,
mạnh dạn đổi mới và ứng dụng, nâng cao đời sống gia đình, đóng góp phát triển
kinh tế - xã hội của địa phương. Chương trình đã vận động, thu hút đông đảo
đoàn viên thanh niên tình nguyện tham gia, chung sức cùng cộng đồng xây dựng
quê hương An Giang, tích cực hưởng ứng cuộc vận động học tập vì ngày mai lập
nghiệp. Thanh niên đã vững vàng hơn trên con đường lập thân, lập nghiệp, trình
độ chuyên môn và nghiệp vụ được nâng lên rõ rệt.
Chương trình “Thanh niên tham gia giữ gìn an ninh trật tự xã hội và
bảo vệ Tổ quốc”, thông qua các phong hành động được các cấp bộ Đoàn hưởng
ứng như:
- Phối hợp với các ngành và Hội cựu chiến binh, Đoàn TNCS HCM đã tổ
chức tốt các buổi sinh hoạt truyền thống. Thực hiện vai trò Đoàn TNCS HCM
tham gia công tác tuyển quân. Đã huy động 10.409 triệu đồng ủng hộ thanh niên
nhập ngũ, số bộ đội xuất ngũ được dạy nghề, giải quyết việc làm trên 3.670 lượt.
- Triển khai có hiệu quả cuộc vận động “Nghĩa tình biên giới hải đảo” với
các hoạt động Hội trại Xuân biên giới, duy trì và phát triển các cụm đoàn kết
nghĩa giữa các đơn vị nội địa với tuyến biên giới, hải đảo, tuyên truyền phòng
- 28 -
Khoá luận tốt nghiệp ĐHSP SVTH: Trần Thanh Duy
chống buôn lậu, chống vượt biên giới trái phépKết quả huy động 2.182 triệu
đồng ủng hộ chiến sĩ biên giới hải đảo.
- Tổ chức tốt các chiến dịch tuyên truyền phòng chống ma túy, mại dâm,
HIV/AIDS và các tệ nạn xã hội. Giáo dục Luật giao thông đường bộ và đường
thủy nội địa. Duy trì và đẩy mạnh hoạt động các CLB thanh niên phòng chống tội
phạm và tệ nạn xã hội, đội thanh niên xung kích phòng chống tội phạm, xung
kích trong giữ gìn trật tự an toàn giao thông; thực hiện các phong trào “Xứng
danh bộ đội cụ Hồ” trong thanh niên quân đội, phong trào thực hiện “6 điều Bác
Hồ dạy” trong công an, phong trào “Giành 3 đỉnh cao quyết thắng” trong bộ đội
biên phòng được thanh niên lực lượng vũ trang tham gia có hiệu quả. Thành lập
645 đội thanh niên xung kích, với 60.180 lượt thanh niên tham gia; thành lập 256
CLB phòng chống tệ nạn xã hội, thu hút 27.312 số người; tổ chức 1.544 đợt hoạt
động tình nguyện, thu hút 329.515 lượt người tham gia. Có khoảng 61.913 lượt
thanh niên tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông.
Đoàn TNCS HCM tỉnh An Giang đã huy động xây cất 1.434 căn nhà tình
nghĩa, với tổng số tiền 7.170 triệu đồng; giúp đỡ gia đình thương binh, gia đình
chính sách với tổng số tiền 2.990 triệu đồng, riêng các hoạt động từ thiện với số
tiền 3.988 triệu đồng; huy động 12.132 lượt đăng ký hiến máu nhân đạo, trong đó
10.515 lượt thanh niên hiến máu.
Với những hiệu quả thiết thực của chương trình đã góp phần xây dựng lối
sống mới trong thanh thiếu niên. Thanh niên ngày càng ý thức được trách nhiệm
và nghĩa vụ của người công dân, tự giác, tình nguyện phấn đấu vì độc lập dân tộc
và chủ nghĩa xã hội. Thanh niên càng nâng cao nhận thức, xây dựng ý thức chính
trị tích cực tham gia vào các hoạt động, chiến dịch xung kích giữ gìn trật tự an
toàn xã hội, dũng cảm đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực; nhiều gương điển
hình thanh niên sống đẹp được tuyên dương, khen thưởng; đồng thời chương
trình cũng đã giải quyết các nhu cầu, lợi ích chính đáng của thanh niên vì sự phát
triển bền vững của quê hương An Giang. Thông qua chương trình, thanh niên
ngày càng ý thức được trách nhiệm và nghĩa vụ bản thân, tự giác, tình nguyện vì
cuộc sống cộng đồng.
Chương trình “Vì đàn em thân yêu”, đây là chương trình gồm nhiều
hoạt động hướng tới Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh tỉnh An Giang luôn
được sự quan tâm sâu sắc của các cấp bộ Đoàn với nhiều hoạt động thiết thực
như:
- 29 -
Khoá luận tốt nghiệp ĐHSP SVTH: Trần Thanh Duy
- Tổ chức cho các em vui xuân đón tết, tham gia các khu di tích lịch sử,
cắm trại, thi đấu thể dục thể thao, kể chuyện sách thiếu nhi, liên hoan tiếng hát
hoa phượng đỏ, liên hoan cháu ngoan Bác Hồ.
- Phong trào chi Đoàn nhận đỡ đầu chăm sóc học sinh vượt khó học giỏi;
đưa đón học sinh đi học trong mùa nước nổi; mở các lớp bồi dưỡng năng khiếu,
các CLB đội nhóm tạo điều kiện thuận lợi cho thiếu nhi tham gia các hoạt động
nghiên cứu khoa học, sáng tạo và phát huy tài năng.
- Phối hợp các ngành liên quan tổ chức thành công “Tháng hành động vì
trẻ em”, “Tháng hành động vì sự nghiệp vì hoạt động giáo dục”; hoạt động của
Nhà Văn hóa thiếu nhi ngày càng được nâng chất và mang lại hiệu quả cao
- Chương trình rèn luyện đội viên được triển khai cụ thể thành các phong
trào như: “Tiết học tốt”, “Tuần lễ học tốt”, “Vườn hoa điểm 10”, “Kế hoạch nhỏ”;
hội thi “Nét đẹp Đội viên”, “Chỉ huy Đội giỏi”thu hút đông đảo đội viên tham
gia. Trong nhiệm kỳ có 894.586 lượt Đội viên đạt danh hiệu “Cháu ngoan Bác
Hồ” các cấp.
Chương trình đã vận động tiền và hiện vật trị giá 3,191 tỷ đồng học bổng
từ các tổ chức, các cá nhân đã trao cho 29.814 em thiếu nhi nghèo có nguy cơ bỏ
học trở lại lớp, các em có hoàn cảnh khó khăn học giỏi, trẻ em ở vùng sâu, vùng
xa, vùng đồng bào dân tộc; cuộc vận động “Tấm áo tặng bạn” với số áo thu được
135.039 chiếc, 47.384 em được tặng; chương trình có trên 548 số công trình được
thực hiện trị 635 triệu đồng, giúp đỡ 23.831 số trẻ em đặc biệt khó khăn trị giá
1.248 triệu đồng.
Với nhiều phong trào hành động ngày càng phát triển sâu rộng, đa dạng và
bổ ích, góp phần giáo dục lối sống mới cho thiếu niên, nhi đồng. Chương trình thể
hiện sự quan tâm sâu sắc đến các em nhỏ, một lực lượng kế thừa trong tương lai,
qua đó đã bước đầu rèn luyện nhân cách, đạo đức, lối sống cho các em; rèn luyện
ý thức tự vươn lên trong học tập, tinh thần sáng tạo, vượt khó, lòng nhân ái và lối
sống giản dị, tiết kiệm.
Nhiệm kỳ qua đã phát triển khoảng 94.890 Đoàn viên, gần 140.679 Hội
viên mới, giới thiệu hơn 13.899 Đoàn viên ưu tú, trong đó 7.899 Đoàn viên được
kết nạp Đảng. Tỉnh Đoàn An Giang đã xây dựng được một lực lượng đội ngũ
hùng hậu góp phần thực hiện thắng lợi công tác Đoàn và phong trào thanh niên.
Thông qua các chương trình hành động của Đoàn TNCS HCM, công tác xây
dựng lối sống mới có sự chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao nhận thức
chính trị, xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh, ý thức công dân; giúp thanh
- 30 -
Khoá luận tốt nghiệp ĐHSP SVTH: Trần Thanh Duy
niên vươn lên trong học tập, lập thân, lập nghiệp, thoát nghèo và làm giàu chính
đáng; phát huy tinh thần xung kích tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng.
2.1.3 Nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế
Từ những kết quả đã đạt được và những kinh nghiệm trong phong trào
hành động của Đoàn thanh niên tỉnh An Giang trong nhiệm kỳ vừa qua. Có thể
nói, quá trình xây dựng lối sống mới trong đoàn viên thanh niên đã đạt được
những thành tựu bước đầu sau 20 năm đổi mới, bên cạnh đó, vẫn còn một số hạn
chế, yếu kém cần khắc phục và phát huy hơn nữa những mặt tích cực trong xây
dựng lối sống mới. Cụ thể đó là:
- Nguyên nhân của những thành tựu và bài học kinh nghiệm
Xuất phát từ những thành quả của phong trào thanh niên nhằm xây dựng
lối sống mới cho đối tượng này. Đoàn TNCS HCM tỉnh An Giang đã rút kinh
nghiệm và chỉ ra những bài học kinh nghiệm quan trọng cho công tác Đoàn
TNCS HCM tỉnh An Giang sắp tới làm tốt hơn:
Một là, Đoàn TNCS HCM phải làm tốt công tác tham mưu cho cấp uỷ
Đảng, có sự kết hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành, các đoàn thể trong hệ thống
chính trị; gắn kết với thế mạnh của các phương tiện thông tin đại chúng. Các
chương trình hành động của các Đoàn phải đảm bảo các yếu tố: bám sát với
nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đơn vị; năng lực của tổ chức
Đoàn; sự đồng thu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- XT1252.pdf