Đề tài Mối quan hệ giữa đầu tư theo chiều rộng và đầu tư theo chiều sâu

Mục lục:

 

A, Lời mở đầu: 3

B, Nội dung: 4

I, Chương I: Lý luận chung về đầu tư theo chiều rộng và đầu tư theo chiều sâu. 4

I.1,Những vấn đề cơ bản về đầu tư theo chiều rộng và đầu tư theo chiều sâu. 4

I.1.1, Những vấn đề cơ bản về đầu tư, đầu tư phát triển: 4

I.1.1.1, Khái niệm: 4

I.1.1.2, Đặc điểm của đầu tư phát triển : 4

I.1.1.3,Vai trò đầu tư phát triển đối với nền kinh tế, đối với doanh nghiệp: 5

I.1.1.4, Phân loại đầu tư phát triển : 7

I.1.1.5, Hiệu quả đầu tư và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư : 8

I.1.2, Những vấn đề cơ bản về đầu tư theo chiều rộng và đầu tư theo chiều sâu: 9

I.1.2.1, Đầu tư theo chiều rộng: 9

I.1.2.2, Đầu tư theo chiều sâu : 10

I.1.2.3, Các chỉ tiêu đánh giá kết quả đầu tư theo chiều rộng và đầu tư theo chiều sâu: 12

I.2, Mối quan hệ giữa đầu tư theo chiều rộng và đầu tư theo chiều sâu: 13

I.2.1, Đầu tư theo chiều rộng là nền tảng để đầu tư theo chiều sâu: 13

I.2.2, Đầu tư theo chiều sâu tạo điều kiện để đầu tư theo chiều rộng ở cả những khía cạnh cũ và mới: 15

I.2.3, Đầu tư theo chiều rộng và đầu tư theo chiều sâu là hai hình thức đầu tư đan xen, bổ sung lẫn nhau trong hoạt động đầu tư. 16

II, Chương II: Thực trạng phát triển đầu tư theo chiều rộng, đầu tư theo chiều sâu và sự kết hợp giữa chúng tại Việt Nam: 17

II.1,Thực trạng đầu tư theo chiều rộng. 17

II.1.1, Thành tựu ngành dệt may: 18

II.1.2, Thực trạng đầu tư chiều rộng của ngành dệt may: 20

II.2, Thực trạng đầu tư theo chiều sâu: 23

II.2.1, Đầu tư nguồn nhân lực. 23

II.2.2, Đầu tư khoa học công nghệ: 30

II.3, Thực trạng kết hợp đầu tư theo chiều rộng và đầu tư theo chiều sâu ở Việt Nam: 37

III, Chương III: Giải pháp thúc đẩy đầu tư theo chiều rộng, đầu tư theo chiều sâu và kết hợp hai hình thức một cách hiệu quả. 41

III.1, Một số giải pháp khắc phục những hạn chế trong ngành dệt may: 41

III.1.1, Nâng cao khả năng quản lí điều hành của nhà nước:tập trung vào chiến lược phát triển vùng nguyên liệu. 41

III.1.2, Giải quyết vấn đề thiếu vốn của doanh nghiệp. 42

III.1.3,Xây dựng nguồn nhân lực. 42

III.2, Giải pháp thúc đẩy đầu tư theo chiều sâu: 42

III.2.1, Giải pháp đầu tư phát triển nguồn nhân lực: 42

III.2.2, Giải pháp đầu tư nâng cấp khoa học công nghệ: 45

III.3, Giải pháp kết hợp hiệu quả đầu tư theo chiều rộng và đầu tư theo chiều sâu. 49

III.3.1, Thứ nhất là nhóm giải pháp cho doanh nghiệp. 49

III.3.2, Thứ hai là nhóm giải pháp vĩ mô cho chính phủ. 51

IV, Kết luận: 54

C, Tài liệu tham khảo: 55

D, Danh sách nhóm 14: 55

 

 

doc53 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2183 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Mối quan hệ giữa đầu tư theo chiều rộng và đầu tư theo chiều sâu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uất phát triển, đủ việc làm, thu nhập cao, biến động lao động nhỏ, công nhân gắn bó với công ty, thậm chí nhiều người xin vào làm việc. Ngược lai ở những doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả, sản xuất đình trệ, thiếu việc làm, thu nhập thấp sẽ nảy sinh tinh trạng “ đất không lành, chim không đậu”, công nhân lành nghề, công nhân mới đào tạo sau thơi gian quen việc cung sẽ dần chuyển sang công ty khác. Bên cạnh đó ngành đang có tình trạng thiếu nguồn lao động quản lý và kĩ thuật, nghiệp vụ. Hầu hết, các cán bộ quản lý chủ chốt trong các doanh nghiệp Dệt may đều có trinh độ đại học hoặc cao đẳng, chuyên môn khá nhưng trình độ quản lý theo phong cánh công nghiệp còn yếu, tiếp cận với phương thức quản lý hiện đại còn ít. Cán bộ kĩ thuật chủ yếu trưởng thành từ công nhân bậc cao nên chỉ giỏi về chuyên môn của nhưng sản phẩm cụ thể con như việc sáng tác mẫu, tạo dang sản phảm còn rất kém. Các doanh nghiệp rất cần những kỹ sư có bằng cấp, công nhân kĩ thuật và các nhà quản lý- những người có khả năng nắm bắt công nghệ hiện đại. Có một thực tế là nhiều doanh nghiệp bỏ ra một số tiền lớn để mua thiết bị và công nghệ hiện đại, giá cao để chuẩn bị cho việc sản xuất các mặt hàng cao cấp, song người vận hành các thiết bị này lại có trình độ chuyên môn thấp. Hiện nay các doanh nghiệp mới chỉ gia tăng sản lượng sản phẩm thông qua việc gia tăng số lượng máy móc, sử dụng nhiều lao động và nguyên vật liệu đầu vào trrong khi chưa có sự đổi mới dây chuyền máy móc .,đào tạo nguồn nhân lực có đủ trình độ để có thể tiếp thu khoa học kĩ thuật góp phần tăng năng suất lao động.Đặc biệt trong công tác quản lí còn nhiều hạn chế ,đó là trong việc điều hành, xây dựng tác phong công nghiệp, tìm hiểu thị trường… II.2, Thực trạng đầu tư theo chiều sâu: II.2.1, Đầu tư nguồn nhân lực. Khi nói đến nguồn nhân lực, ai cũng biết rằng đó là một trong những thế mạnh của nước ta và luôn được các nước trên thế giới quân tâm đến. Bởi ở Việt Nam luôn sẵn có một lực lượng nhân công hùng hậu nhưng vô cùng rẻ mạt, chính điều này đã giúp Việt Nam cạnh tranh được với các môi trường đầu tư khác và kích thích các nhà đầu tư trên toàn thế giới đầu tư vào nước ta. Nghe qua có vẻ lấy làm vui mừng khi Việt Nam trở thành 1 trong số những sự lựa chọn hàng đầu của các nhà đầu tư trên toàn thế giới khi họ muốn lựa chọn cho mình một điểm đến. Nhưng nếu nghĩ sâu xa thì chúng ta cần phải đặt ra một câu hỏi rằng tại sao nhân công nuớc ta lại rẻ như thế, tại sao không nâng tầm nhân lực nước ta lên tầm cao hơn để sánh ngang với nhân công của các nước trong khu vực và trên thế giới. Chính vì vậy, để trả lời các câu hỏi này, phải tìm hiểu xem nguồn nhân lực ở Việt Nam xuất phát từ đâu và đang trong tình trạng nào? - Nguồn nhân lực từ nông dân:  Tính đến nay, số dân của cả nước vào khoảng 86 triệu người, trong đó, nông dân chiếm khoảng hơn 61 triệu người, bằng khoảng 71% dân số của cả nước. Số liệu trên đây phản ánh một thực tế là nông dân nước ta chiếm tỷ lệ cao về lực lượng lao động xã hội. Theo các nguồn số liệu thống kê được, hiện nay, cả nước có khoảng 113.700 trang trại, 7.240 hợp tác xã nông, lâm nghiệp, thủy sản; có 217 làng nghề và 40% sản phẩm từ các ngành, nghề của nông dân được xuất khẩu đến hơn 100 nước. Như vậy, so với trước đây, nông thôn nước ta đã có những chuyển biến tích cực.  Tuy nhiên, nguồn nhân lực trong nông dân ở nước ta vẫn chưa được khai thác, chưa được tổ chức, vẫn bị bỏ mặc và từ bỏ mặc đã dẫn đến sản xuất tự phát, manh mún. Người nông dân chẳng có ai dạy nghề trồng lúa. Họ đều tự làm, đến lượt con cháu họ cũng tự làm. Có người nói rằng, nghề trồng lúa là nghề dễ nhất, không cần phải hướng dẫn cũng có thể làm được. Ở các nước phát triển, họ không nghĩ như vậy. Mọi người dân trong làng đều được hướng dẫn tỷ mỷ về nghề trồng lúa trước khi lội xuống ruộng. Nhìn chung, hiện có tới 90% lao động nông, lâm, ngư nghiệp và những cán bộ quản lý nông thôn chưa được đào tạo. Điều này phản ánh chất lượng nguồn nhân lực trong nông dân còn rất yếu kém. Sự yếu kém này đẫ dẫn đến tình trạng sản xuất nông nghiệp nước ta vẫn còn đang trong tình trạng sản xuất nhỏ, manh mún, sản xuất theo kiểu truyền thống, hiệu quả sản xuất thấp. Việc liên kết "bốn nhà" (nhà nước, nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp) chỉ là hình thức. Tình trạng đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp, làm cho một bộ phận lao động ở nông thôn dôi ra, không có việc làm. Từ năm 2000 đến năm 2007, mỗi năm nhà nước thu hồi khoảng 72 nghìn ha đất nông nghiệp để phát triển công nghiệp, xây dựng đô thị và rơi vào túi những ông có chức, có quyền ở địa phương, gây nên bất hợp lý trong chính sách đối với người nông dân. Chính vì nguồn nhân lực trong nông thôn không được khai thác, đào tạo, nên một bộ phận nhân dân ở nông thôn không có việc làm ở các khu công nghiệp, công trường. Tình trạng hiện nay là các doanh nghiệp đang thiếu nghiêm trọng thợ có tay nghề cao, trong khi đó, lực lượng lao động ở nông thôn lại dư thừa rất nhiều.  Vấn đề lao động và việc làm ở nông thôn Việt Nam đang rất đáng lo ngại. Nông dân ở những nơi bị thu hồi đất thiếu việc làm; chất lượng lao động thấp, nhưng cho đến nay vẫn chưa được khắc phục có hiệu quả. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là chính sách đối với nông dân, nông thôn, nông nghiệp chưa rõ ràng.  - Nguồn nhân lực từ công nhân:  Về số lượng giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay có khoảng dưới 5 triệu người, chiếm 6% dân số của cả nước, trong đó, công nhân trong các doanh nghiệp nhà nước chiếm tỷ lệ thấp, khoảng gần 2 triệu người, bằng khoảng 40% so với lực lượng công nhân nói chung của cả nước; lực lượng công nhân của khu vực ngoài nhà nước có khoảng 2,70 triệu, chiếm gần 60%. Xu hướng chung là lực lượng công nhân trong các doanh nghiệp nhà nước ngày càng ít đi, trong khi đó, lực lượng công nhân của khu vực ngoài nhà nước ngày càng tăng lên. Công nhân có tay nghề cao chiếm tỷ lệ rất thấp so với đội ngũ công nhân nói chung. Trình độ văn hóa, tay nghề, kỹ thuật của công nhân còn thấp. Số công nhân có trình độ cao đẳng, đại học ở Việt Nam có khoảng 150 nghìn người, chiếm khoảng 3,3% so với đội ngũ công nhân nói chung ở Việt Nam. Số công nhân xuất khẩu lao động tiếp tục tăng, tuy gần đây có chững lại. Từ năm 2001 đến năm 2006, Việt Nam đã đưa được gần 375 nghìn người lao động đi làm việc tại trên 40 nước và vùng lãnh thổ, tăng gấp 4 lần so với thời kỳ 1996-2000 (95 nghìn người). Hiện nay, lao động Việt Nam làm việc tại nước ngoài có khoảng 500 nghìn người, làm việc tại trên 40 nước và vùng lãnh thổ với hơn 30 nhóm ngành nghề. Vì đồng lương rẻ mạt, công nhân không thể sống trọn đời với nghề, mà phải kiêm thêm nghề phụ khác như đi làm xe ôm trong buổi tối và ngày nghỉ, làm nghề thủ công, buôn bán thêm, cho nên đã dẫn đến tình trạng nhiều người vừa là công nhân, vừa không phải là công nhân. Trong các ngành nghề của công nhân, tỷ lệ công nhân cơ khí và công nghiệp nặng còn rất thấp, khoảng 20% trong tổng số công nhân của cả nước, trong khi đó, công nhân trong các ngành công nghiệp nhẹ, chế biến thực phẩm lại chiếm tỷ lệ cao, khoảng 40%. Sự già đi và ít đi của đội ngũ công nhân Việt Nam đã thấy xuất hiện. Với tình hình này, công nhân khó có thể đóng vai trò chủ yếu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Về mặt chính trị, thực chất, công nhân Việt Nam chưa có địa vị bằng trí thức, công chức, viên chức, rất khó vươn lên vị trí chủ đạo trong đời sống xã hội và trong sản xuất, kinh doanh. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do sự quan tâm chưa đầy đủ và chưa có chính sách có hiệu quả trong việc xây dựng giai cấp công nhân. - Nguồn nhân lực từ trí thức, công chức, viên chức:  Nếu tính sinh viên đại học và cao đẳng trở lên được xem là trí thức, thì đội ngũ trí thức Việt Nam trong những năm gần đây tăng nhanh. Riêng sinh viên đại học và cao đẳng phát triển nhanh: năm 2000, cả nước có 899,5 nghìn người; năm 2002: 1.020,7 nghìn người; năm 2003: 1.131 nghìn người; năm 2004: 1.319,8 nghìn người. Năm 2005: 1,387,1 nghìn người; năm 2006: 1,666, 2 nghìn người,… Cả nước đến nay có 14 nghìn tiến sĩ và tiến sĩ khoa học; 1.131 giáo sư; 5.253 phó giáo sư; 16 nghìn người có trình độ thạc sĩ; 30 nghìn cán bộ hoạt động khoa học và công nghệ; 52.129 giảng viên đại học, cao đẳng, trong đó có 49%  của số 47.700 có trình độ thạc sĩ trở lên, gần 14 nghìn giáo viên trung cấp chuyên nghiệp, 11.200 giáo viên dạy nghề và 925 nghìn giáo viên hệ phổ thông; gần 9.000 tiến sĩ được điều tra, thì có khoảng 70% giữ chức vụ quản lý và 30% thực sự làm chuyên môn. Đội ngũ trí thức Việt Nam ở nước ngoài, hiện có khoảng 300 nghìn người trong tổng số gần 3 triệu Việt kiều, trong đó có khoảng 200 giáo sư, tiến sĩ đang giảng dạy tại một số trường đại học trên thế giới. Số trường đại học tăng nhanh. Tính đến đầu năm 2007, Việt Nam có 143 trường đại học, 178 trường cao đẳng, 285 trường trung cấp chuyên nghiệp và 1.691 cơ sở đào tạo nghề. Cả nước hiện có 74 trường và khối trung học phổ thông chuyên với tổng số 47,5 nghìn học sinh tại 63/64 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và 7 trường đại học chuyên. Tỷ lệ học sinh trung học phổ thông chuyên so với tổng dân số của cả nước đạt 0,05%, còn chiếm rất thấp so với thế giới. Cả nước có 1.568/3.645 học sinh đọat giải trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia trung học phổ thông năm học 2007-2008. Đầu năm 2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam đã trình lên Thủ tướng Chính phủ Việt Nam dự án đào tạo 20 nghìn tiến sĩ trong giai đoạn 2007-2020 ở cả trong nước và ngoài nước.  Nhà nước đã dành một khoản ngân sách chi cho giáo dục và đào tạo là 76.200 tỷ đồng, chiếm 20% tổng chi ngân sách nhà nước, tăng 14,1% so với thực hiện năm 2007.  Bên cạnh nguồn nhân lực là trí thức trên đây, nguồn nhân lực là công chức, viên chức (cũng xuất thân từ trí thức) công tác tại các ngành của đất nước cũng tăng nhanh:  + Tổng số công chức, viên chức trong toàn ngành xuất bản là gần 5 nghìn người làm việc tại 54 nhà xuất bản trong cả nước (trung ương 42, địa phương 12).  + Tổng số nhà báo của cả nước là 14 nghìn phóng viên chuyên nghiệp và hàng nghìn cán bộ, kỹ sư, nghệ sĩ, nhân viên làm việc trong các cơ quan báo chí và hàng chục nghìn người khác là cộng tác viên, nhân viên, lao động tham gia các công đoạn in ấn, tiếp thị quảng cáo, phát hành, làm việc tại 687 cơ quan báo chí, hơn 800 báo, tạp chí, báo điện tử, đài phát thanh, truyền hình.  Đội ngũ công chức, viên chức của ngành thuế Việt Nam hiện có gần 39 nghìn người; ngành hải quan của Việt Nam là 7.800 người, ngành kho bạc là 13.536 người.   Tính đến tháng 6-2005, đội ngũ cán bộ nghiên cứu, hoạch định chính sách pháp luật của các cơ quan trung ương là 824 người, trong đó có 43 tiến sĩ luật (chiếm 5,22%), 35 tiến sĩ khác (chiếm 4,25%), 89 thạc sĩ luật (chiếm 10,08%), 43 thạc sĩ khác (chiếm 5,22%), 459 đại học luật (chiếm 55,70%), 223 đại học khác (chiếm 27,06%), 64 người có 2 bằng vừa chuyên môn luật, vừa chuyên môn khác (chiếm 7,77%),… Cả nước có 4.000 luật sư (tính ra cứ 1 luật sư trên 24 nghìn người dân).  Trí thức, công chức, viên chức trong các ngành nghề khác của các cơ quan trung ương và địa phương cũng tăng nhanh.  Tổng nhân lực các hội, liên hiệp hội, viện, trung tâm (NGO) hiện có 52,893 người.  Bên cạnh sự tăng nhanh từ nguồn nhân lực trí thức, công chức, viên chức đã dẫn ra trên đây, thấy rằng, ở Việt Nam hiện nay, chất lượng nguồn nhân lực từ trí thức, công chức, viên chức còn quá yếu. Có người tính rằng, hiện vẫn còn khoảng 80% số công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan công quyền chưa hội đủ những tiêu chuẩn của một công chức, viên chức như trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng công việc. Có 63% tổng số sinh viên tốt nghiệp ra trường chưa có việc làm, không ít đơn vị nhận người vào làm, phải mất 1-2 năm đào tạo lại. Trong số 37% sinh viên có việc làm, thì cũng không đáp ứng được công việc. Bằng cấp đào tạo ở Việt Nam chưa được thị trường lao động quốc tế thừa nhận. Năm 2007, số sinh viên tốt nghiệp đại học là 161.411. Theo ước tính, mỗi tấm bằng đại học, người dân bỏ ra 40 triệu đồng, còn nhà nước đầu tư khoảng 30 triệu đồng. Như vậy, với tỷ lệ 63% số sinh viên ra trường chưa có việc làm, cho thấy kinh phí đầu tư của sinh viên thất nghiệp (161.411 sinh viên x 63% x 70 triệu), ít nhất thất thoát 7.117 tỷ đồng (trong đó, 4.067 tỷ đồng của dân và 3.050 tỷ đồng của nhà nước). Việt Nam có khoảng 2,6 triệu người có trình độ đại học trở lên. Con số này có thể nói tương đương với 2,6 triệu trí thức nước nhà. Tóm lại, nguồn nhân lực từ nông dân, công nhân, trí thức (trong đó có công chức, viên chức) ở Việt Nam, nhìn chung, còn nhiều bất cập. Sự bất cập này đã ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình đầu tư theo cả chiều rộng lẫn chiều sâu ở nước ta, và sâu xa hơn là làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế của cả đất nước. Từ đó có thể rút ra mấy điểm về thực trạng nguồn nhân lực ở Việt Nam:  - Nguồn nhân lực ở Việt Nam khá dồi dào, nhưng chưa được sự quan tâm đúng mức, chưa được quy hoạch, chưa được khai thác, còn đào tạo thì nửa vời, nhiều người chưa được đào tạo.  - Chất lượng nguồn nhân lực chưa cao, dẫn đến tình trạng mâu thuẫn giữa lượng và chất.  - Sự kết hợp, bổ sung, đan xen giữa nguồn nhân lực từ nông dân, công nhân, trí thức,… chưa tốt, còn chia cắt, thiếu sự cộng lực để cùng nhau thực hiện mục tiêu chung là xây dựng và bảo vệ đất nước. II.2.2, Đầu tư khoa học công nghệ: - Thành tựu: KH- CN đã tập trung vào sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Đã áp dụng các công nghệ và phương pháp nghiên cứu tiên tiến : viễn thám, địa vật lý… vào công tác điều tra, thăm dò tài nguyên thiên nhiên. Nhiều kết quả nghiên cứu môi trường được đánh giá cao : nghiên cứu chính sánh và biện pháp bảo vệ sự đa dạng sinh học, cân bằng sinh thái và xử lý ô nhiễm nước, không khí ở các khu công nghiệp tập trung, các thành phố lớn… các biện pháp trồng rừng, chống suy thái đất, cải tạo đất… KH- CN đã chú ý phát triển các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ cao. Nhiều thành tựu toán học, cơ học, vất lý của ta… được đánh giá cả ở nước ngoài. Công nghệ thông tin đã phát triển và mở rộng ứng dụng trong hệ thống ngân hàng, quản lý hành chính, sản xuất, kinh doanh. Đồng thời, công nghệ chế tạo vật hiệu mới, công nghệ sinh học, tự động hoá… đã từng bước được quan tâm. Trong nông nghiệp. Nhờ áp dụng những tiến bộ KH- CN về giống cây trồng, quy trình kỹ thuật thâm canh và chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, chúng ta đã tuyển chọn, lai tạo hàng chục giống lúa mới, phù hợp các vùng sinh thái khác nhau, tạo mức tăng trưởng quan trọng. Nghiên cứu và tạo nhiều loại giống gia súc, gia cầm, có giá trị kinh tế cao, thúc đẩy chăn nuôi phát triển. Hơn 10 năm qua, năng suất lúa bình quân đã tăng hơn 2 lần. Tổng sản lượng lương thực 1998 đạt hơn 31 triệu tấn. Nhiều loại phân vi sinh, thuốc trừ sâu vi sinh, chất kích thích tăng trưởng thực vật … đã được sử dụng vào sản xuất, bảo vệ, phát triển các loại cây lương thực. Cơ cấu cây trồng đã được thay đổi cơ bản. Trước năm 1989, từ chỗ còn thiếu lương thực, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ 3 trên thế giới sau Thái Lan và Mĩ. Về thuỷ sản, nhờ áp dụng kỹ thuật mới, nhiều năm nay, nuôi ba ba, sinh sản đã thành nghề giàu có ở nông thôn. Đặc biệt, kỹ thuật nuôi tôm đã được ứng dụng khắp nơi, tạo công ăn việc làm cho 350.000 ngư dân ven biển góp phần cải thiện và tăng kim ngạch xuất khẩu của ngành thuỷ sản, năm 1993 đạt 368 triệu USD, 1994 : 551,2 triệu, 1996 : 670 triệu, 1997 : 750 triệu và 2000 : 1000 triệu, tăng kơn 10 lần so với 1980. Việc nuôi trồng hải sản đã có sự đầu tư khoa học thích đáng trong việc tận dụng mặt nước ao, hồ, nước biển, nước lợ, kết hợp sản xuất nông nghiệp với nuôi tôm cá, phát triển nuôi trồng với giữ gìn môi trường, môi sinh, nuôi xen ghép, quảng canh, chọn giống tốt… toàn ngành hiện có 59 cơ sở đủ tiêu chuẩn sản xuất hàng xuất khẩu. Trong công nghiệp, hàng loạt kỹ thuật tiên tiến được áp dụng, tạo nhiều sản phẩm chất lượng cao : hàng may mặc, thuốc lá, đồ nhựa, cao su, đồ điện máy, điện tử… nhất là trong chế tạo máy móc, thiết bị phụ tùng và đổi mới công nghệ, kinh doanh sản xuất ô tô, xe máy, nhằm giải quyết nguyên vật kiệu, thiết bị thay thế. Trong công nghiệp đầu khí… đội ngũ cán bộ khoa học trong nước, đã có khả năng tiếp thu và làm chủ công nghệ mới. CN chế biến nông- lâm- hải sản cũng được đẩy mạnh một bước. Trong lĩnh vực năng lượng, nhiều công trình, nghiên cứu KH- CN đã tập trung vào công tác quy hoạch, sử dụng hợp lý các nguồn năng lượng. Đổi mới CN xây dựng các nhà máy thuỷ điện, nhiệt điện, nghiên cứu các phương pháp giảm tổn thất năng lượng trong truyền tải điện và đổi mới CN. Hệ thống năng lượng đã phát triển nhanh chóng : 80% địa bàn xã ở khu vực nông thôn, hơn 50% hộ gia đình đã có điện sử dụng. Trong giao thông vận tải, KH- CN đã góp phần quan trọng vào việc nâng cấp và phát triển mạng lưới, đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường sông… đã xây dựng một số công trình quan trọng bằng việc áp dụng các CN mới : đóng tàu biển trọng tải 3.000 tấn, công trình hạ tầng cất cánh sân bay Tân Sơn Nhất, thắng thầu nhiều công trình giao thông ở Lào, Campuchia… với việc áp dụng CN mới trong gia cố nền móng và thi công mặt đường. Trong viễn thông, đã xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng thông tin hiện đại bằng việc áp dụng kỹ thuật số, thông tin vệ tinh, cáp sợi quang… đủ mạnh để hoà nhập mạng thông tin quốc tế và khu vực. Viễn thông nước ta hiện được xếp vào một trong những nước có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới. Bên cạnh mạng lưới hữu tuyến điện phát triển rộng khắp với các loại hình dịch vụ đa dạng, các hệ thống thông tin di động, máy sóng ngắn, cực ngắn, cũng phát triển mạnh, được các tổ chức kinh tế, cơ quan trọng và ngoài nước sử dụng. Thị trường tin học nước ta những năm qua, có tốc độ tăng trưởng trung bình hằng năm khoảng 40-50%. Hiện các cơ quan Đảng, chính phủ đang sử dụng hàng vạn chiếc máy vi tính, trong đó lưu giữ nhiều thông tin, số liệu bí mật quan trọng. Liên quan đến kinh tế, quốc phòng và an ninh quốc gia. Trên đà ấy, việc sử dụng máy vi tính ở nước ta bắt đầu chuyển từ giai đoạn sử dụng riêng lẻ, sang hình thức sử dụng mạng cục bộ và mạng diện rộng. Trong y tế, hàng loạt các thành tựu chăm sóc sức khoẻ ban đầu, miễn dịch học, cắt giảm, tỷ lệ mắc các chứng bệnh nguy hiểm : lao, phong, sốt rét, ho gà, bại liệt, sởi… Kết hợp y học truyển thống với y học hiện đại, sản xuất nhiều mặt hàng thuốc mới. Nâng cao trình độ trong phòng và chuẩn đoán bệnh, ngăn ngừa bệnh truyền nhiễm : viêm gan, viêm não Nhật Bản… Đến nay nước ta đã có đội ngũ cán bộ KH- CN hơn 800.000 người trình độ đại hoc, 8.775 phó tiến sĩ- tiến sĩ, gần 3.000 giáo sư- phó giáo sư, hơn 45.000 cán bộ nghiên cứu triển khai thuộc hơn 300 viện nghiên cứu- trung tâm và hơn 20.000 nhà khoa học vừa nghiên cứu, vừa giảng dạy trong 105 trường đại học, cao đẳng, hơn 80 cơ sở đào tạo sau đại học. Đây thực sự là một vốn quý cho sự nghiệp CNH, HĐH, được đào tạo từ nhiều nguồn khác nhau . - Hạn chế: + Đầu tư cho khoa học công nghệ còn ở mức thấp. Việt Nam chưa có chính sách khoa học dông nghệ nhất quán thể hiện bằng hệ thống pháp luật như các quốc gia khác. Thời gian qua Đảng và Nhà nước đã có nhiều cố gắng tạo nguồn tài chính để đầu tư cho khoa học và công nghệ nhưng chưa thể đáp ứng được nhu cầu phát triển. Theo số liệu thống kê từ năm 1965 đến nay, mức đầu tư tài chính từ ngân sách nhà nước dành cho hoạt đông nghiên cứu và triển khai chiếm từ 0,2% đến 0,82% thu nhập quốc dân. Trong 10 năm đổi mới, nước ta đạt được những thành tựu kinh tế đáng mừng, tổng kinh phí đầu tư cho khoa học và công nghệ được nâng lên dần, nhưng do giá cả hàng hóa tăng cho nên giá trị thực tế của vốn đầu tư không tăng. Theo số liệu của Bộ KH- CN và môi trường thì đầu tư tài chính cho kha học công nghệ chưa vượt quá 1% ngân sách tiêu dùng hằng năm. Chi phí bình quân hằng năm cho một cán bộ khoa học công nghệ từ ngân sách nhà nước khoảng 1.000 USD, rất thấp so với mức bình quân của thế giới hiện là 55.324 USD và kếm các nước trong khu vực châu Á . Mức đầu tư thấp nhưng lại phân tán và không ít trường hợp sử dụng lãng phí. Tuy Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, nghị quyết sáng suốt, nhấn mạnh vai trò của khoa học công nghệ và coi trọng nó không kém gì các quốc gia khác trên thế giới, nhưng mức đầu tư cho khoa học vẫn rất thấp. Có 2 khả năng lý giải tình hình trên. Thứ nhất, nếu huy động gấp đôi vốn cho nghiên cứu khoa học và công nghệ thì việc nghiên cứu khoa học có mang lại hiệu quả thiết thực hay không trong khi trình độ quản lý khoa học hiện tại còn yếu kém. Thứ hai, ngân sách nhà nước trong nhiều năm thâm hụt, phải bảo đảm chi cho nhiều ngành cũng quan trọng, do đó mức đầu tư kinh phí cho khoa học nhiều khi lại phụ thuộc vào quan điểm của người lãnh đạo và các cơ quan quản lý của Nhà nước. Rốt cục quy định trong các văn bản và chỉ thị của Đảng dành 2% ngân sách hằng năm cho hoạt động khoa học và công nghệ vẫn không thực hiện được. Với mức đầu tư như vậy nên chỗ làm việc chật chội, thiết bị lạc hậu, phòng thí nghiệm và cụng cụ thí nghiệm thiếu… cơ quan khoa học và công nghệ chỉ có thể hoạt động cầm chừng, chỉ giải quyết những vấn đề trước mắt mà không thể tạo ra được thành quả khoa học có tầm chiến lược. Nếu không có các chính sách điều chỉnh, các cơ quan nghiên cứu khoa học chắc chắn sẽ rơi vào tình trạng tồi tệ hơn, đội ngũ cán bộ nghiên cứu có thể bị chia xẻ và giã từ những công việc chuyên môn mà lâu nay họ tâm huyết. + Lực lượng cán bộ nòng cố thiếu và già yếu. Kết quả điều tra 233 cơ quan khoa học công nghệ chủ yếu thuộc trung ương cho thấy : trong số 22.313 cán bộ công nhân viên thì số người có trình độ trên đại học là 2.509 người, cao đẳng và đại học 11.447 người và dưới cao đẳng là 8.357. Trong số các cán bộ có trình độ tiến sĩ và phó tiến sĩ chỉ có 15,1% là nữ, cũng trong số các cán bộ có trình độ học vấn cao này chỉ có 19,9% giữ các chức vụ lãnh đạo. So với yêu cầu phát triển thì nhiều ngành còn thiếu lực lượng lao động có trình độ khoa học- kỹ thuật. Trước tình hình mở cửa nhiều công ty có vốn đầu tư nước ngoài, công ty tư nhân đã thu hút số lượng đáng kể lao động có trình độ chuyên môn cao từ các cơ quan khoa học công nghệ của nhà nước. Ở tất cả các đối tượng lao động, số trường hợp ra đi nhiều hơn số trường hợp đến, đặc biệt với số cán bộ khoa học có học vị cao, số ra đi vượt hẳn số đến. Tuổi trung bình của cán bộ khoa học có học vị, học hàm khá cao. Bình quân chung là 57,2 tuổi trong đó giáo sư là 59,5 tuổi và phó giáp sư là 56,4 tuổi. Số cán bộ cán học vị, học hàm cao ở tuổi 50 chỉ chiếm 12% trong khi đó tuổi từ 56 trở lên là 65,7%, riêng giáo sư chiếm tới 77,4% và phó giáo sư chiếm 62%. Khi phân chia theo lứa tuổi các cán bộ khoa học công nghệ có học hàm thì phần đông giáo sư có tuổi trên 60 và phó giáo sư có tuổi từ 56 đến 60. Khi một bộ phận lớn các cán bộ khoa học chủ chốt đang về già và sẽ không có khả năng làm việc thì đội ngũ cán bộ trẻ thay thế lại chưa được chuẩn bị bồi dưỡng đào tạo. Hẫng hụt đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ đầu ngành sẽ diễn ra trong tương lai gần. + Sự phân bố lực lượng lao động khoa học không hợp lý. Có thể nói sự phân bố lực lượng lao động mất cân đối giữa các ngành, các khu vực giữa các vùng, giữa các thành phần kinh tế đã gây ra hậu quả xấu cho quá trình phát triển, càng làm sâu sắc thêm sự chênh lệch và phát triển giữa các vùng, các ngành. Một điều mà nhiều người nhìn thấy rất rõ là trong nhiều năm, đặc biệt sau khi chuyển sang kinh tế thị trường thì các ngành khoa học cơ bản bị xem nhẹ và dường như đang bị bỏ rơi. Đó là một cách nhìn rất thiển cận và hậu quả của nó sau một số năm thấm dần sẽ gây tác hại nghiêm trọng. Khoa học công nghệ là một hệ thống, cũng như một nền kinh tế nếu không có hạ tầng cơ sở tốt thì không thể phát triển được. Trong khoa học nếu chỉ coi trọng những ngành ứng dụng có lãi nhanh mà coi nhẹ khoa học cơ bản rút cục sẽ đưa khoa học đến chỗ bế tắc và không có đủ năng lực tiếp thu làm chủ các lĩnh vực khoa học công nghệ mới. + Những bất cập giữa KH- CN và hoạt động kinh tế ở VN. Mối quan hệ thống nhất giữa hoạt động khoa học công nghệ và hoạt động kinh tế là cơ sở quan trọng bảo đảm cho sự phát triển của một quốc gia. Tuy nhiên, ở VN hiện nay giữa hoạt động khoa học công nghệ và hoạt động kinh tế lại bộc lộ những bất cập rõ rệt. Mặc dù tồn tại số lượng đáng kể các cơ quan nghiên cứu khoa học công nghệ và dưới nhiều dạng thực phong phú, nhưng các viện nghiên cứu, các trường đại học thường mạng nặng tính hàn lâm và ít gắn bó hữu ích với các tổ chức kinh tế. Ngoài mối quan hệ lỏng lẻo giữa cơ quan nghiên cứu và các đơn vị kinh tế còn một khía cạnh nữa là bản thân hệ thống cơ quan nghiên cứu vẫn thiếu phương pháp luận tiếp cận có hiệu quả tới hệ thống kinh tế. Ở đây đòi hỏi sự hợp tác, trao đổi qua lại nhiều vòng giữa các nhà khoa học và đại diện của các khu vực sản xuất. Các hãng luôn được coi như nhân vật trung tâm của đổi mới khoa học công nghệ… Đáng tiếc phương pháp này còn xa lạ đối với Việt Nam. Thiếu những định hướng rõ ràng, cụ thể đã làm cho các chương trình nghiên cứu khoa học công nghệ trở nên kém hiệu quả. Cơ cấu của đội ngũ hoạt động kho

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMối quan hệ giữa đầu tư theo chiều rộng và chiều sâu.doc
Tài liệu liên quan