MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ VÀO TÀI SẢN VÔ HÌNH VÀ TÀI SẢN HỮU HÌNH 2
I.Tài sản vô hình và tài sản hữu hình 2
1. Khái niệm: 2
2. Đặc điểm của tài sản vô hình và tài sản hữu hình 2
2.1. Đặc điểm của tài sản vô hình 2
2.2. Đặc điểm của tài sản hữu hình 3
II. Đầu tư vào tài sản vô hình và tài sản hữu hình 3
1. Khái niệm 3
2. Nội dung đầu tư vào tài sản hữu hình và tài sản vô hình 4
2.1. Đầu tư tài sản hữu hình 4
2.1.1. Đầu tư xây dựng cơ bản 4
2.1.2 Đầu tư vào hàng tồn trữ 5
2.2. Đầu tư vào tài sản vô hình 12
2.2.1.Đầu tư phát triển nhân lực 12
2.2.2. Đầu tư nghiên cứu triển khai các hoạt động khoa học công nghệ. 13
2.2.3.Đầu tư hoạt động marketing 15
2.2.4. Đầu tư xây dựng thương hiệu 15
III. MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẦU TƯ VÀO TÀI SẢN HỮU HÌNH VÀ ĐẦU TƯ VÀO TÀI SẢN VÔ HÌNH 19
1. Tác động của đầu tư vào tài sản hữu hình đối với đầu tư vào tài sản vô hình 20
1.1.Đầu tư vào tài sản hữu hình là cơ sở, nền tảng cho đầu tư vào tài sản vô hình 20
1.2. Đầu tư vào tài sản hữu hình tăng tiềm lực cho đầu tư vào tài sản vô hình 21
2.Tác động của đầu tư vào TSVH đối với đầu tư vào TSHH 22
2.1. Đầu tư vào tài sản vô hình tạo điều kiện thúc đẩy trở lại đầu tư vào tài sản hữu hình. 22
2.2. Đầu tư vào tài sản vô hình nâng cao giá trị của tài sản hữu hình. 26
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ MỐI QUAN HỆ ĐẦU TƯ VÀO TÀI SẢN VÔ HÌNH VÀ TÀI SẢN HỮU HÌNH 28
I.Thực trạng đầu tư vào tài sản hữu hình 28
1. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng 28
2. Đầu tư vào máy móc thiết bị 33
3. Thực trạng về đầu tư vào hàng tồn trữ 39
II. Thực trạng Đầu tư vào tài sản vô hình 40
1. Đầu tư vào khoa học – công nghệ 40
1.1. Thành tựu 40
1.2.Hạn chế 42
1.2.1.Đầu tư cho KH – CN còn ở mức thấp, dàn trải và mất cân đối giữa đầu tư nhà nước với đầu tư từ xã hội 42
1.2.3. Nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ còn kém 43
2. Đầu tư vào thương hiệu 44
2.1.Thương hiệu xưa 44
2.2. Thương hiệu nay 45
2.2.1. Đầu tư tài chính cho phát triển thương hiệu 45
2.2.2 Tên thương hiệu 46
2.2.3.Xác lập và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, thực thi quyền sở hữu trí tuệ 47
3. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực 49
3.1. Khái quát chung về nguồn nhân lực ở Việt Nam 49
3.1.1. Nguồn nhân lực từ nông dân: 50
3.1.2. Nguồn nhân lực từ công nhân: 51
3.1.3. Nguồn nhân lực từ trí thức, công chức, viên chức: 52
3.2. Thị trường lao động chất lượng cao ở Việt Nam 54
3.2.1.Thị trường lao động chất lượng cao ở Việt Nam 54
3.2.2. Khủng hoảng tài chính và thị trường nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam 56
CHƯƠNG III : GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẦU TƯ TÀI SẢN HỮU HÌNH VÀ ĐẦU TƯ TÀI SẢN VÔ HÌNH 58
1. Phát triển đầu tư tài sản hữu hình làm tiền đề nâng cao phát triển tài sản vô hình. 58
1.1 Biện pháp trong doanh nghiệp 58
1.1.1. Doanh nghiệp tăng cường đầu tư xây dựng cơ bản hiệu quả 58
1.1.1.1. Doanh nghiệp chú trọng đầu tư vào máy móc thiết bị 58
1.1.1.2 Tạo môi trường làm việc thuận lợi 59
1.1.1.3 Đầu tư vào đất đai nhà xưởng bền vững 59
1.1.2. Đầu tư vào hàng tồn trữ hợp lý 59
1.2. Chính phủ sử dụng các biện pháp phát triển đầu tư tài sản hữu hình. 60
1.2.1.Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản 60
1.2.1.1.Đổi mới cơ chế quản lý 60
1.2.1.2. Đổi mới công tác quy hoạch đầu tư 61
1.2.1.3. Nghiên cứu bổ sung cơ chế chính sách pháp luật, nâng cao trách nhiệm các cấp các ngành 61
1.2.2. Giải quyết vấn đề giải phóng mặt bằng 62
2. Phát triển đầu tư tài sản vô hình làm tăng giá trị tài sản hữu hình. 63
2.1. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực. 63
2.1.1. Doanh nghiệp quản lý tốt công tác tuyển dụng và quản lý lao động. 64
2.1.2. Doanh nghiệp phải chú trọng đầu tư vào nguồn lực có hiệu quả hơn: đào tạo và nâng cao chất lượng. 65
2.1.2.1: Đào tạo trong công việc 65
2.1.2.2: Đào tạo ngoài công việc 66
2.1.3. Doanh nghiệp nên tìm kiếm và bồi dưỡng cho nguồn nhân lực tiềm năng. 67
2.2 Đầu tư phát triển thương hiệu nhãn mác sản phẩm. 68
2.3. Chính phủ tạo điều kiện thuận lợi nhằm phát triển đầu tư tài sản vô hình. 72
2.3.1 Hoàn thiện bộ luật và tạo môi trường đầu tư thông thoáng. 72
2.3.2 Thiết lập mối quan hệ chặt chẽ giữa chiến lược phát triển nhân lực với các chiến lược phát triển kinh tế. 72
2.3.3 Để phát triển nguồn nhân lực cần phải làm tốt công tác xóa đói giảm nghèo. 73
2.3.4 Thực hiện chính sách khuyến khích học nghề. 74
KẾT LUẬN 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO 77
80 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 3696 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Mối quan hệ giữa đầu tư vào tài sản vô hình và tài sản hữu hình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hội cho khu vực nông nghiệp, nông thôn còn thấp. Trong giai đoạn 2001-2005, tổng mức đầu tư toàn xã hội vào khu vực nông nghiệp, nông thôn là khoảng 358 nghìn tỷ đồng (chiếm 30%) tổng nguồn đầu tư toàn xã hội, trong đó Nhà nước 193 nghìn tỷ đồng (54%), đầu tư từ các khu vực ngoài Nhà nước khoảng 165 nghìn tỷ đồng (46%). Năm 2006, đầu tư ngân sách cho nông nghiệp đạt 15%, bằng 7% giá trị sản xuất nông nghiệp, 1,3% GDP.
Trong thời gian tới nhu cầu về đầu tư cho cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn mà Đảng, Nhà nước ta đặt ra cho những năm tới là rất lớn như:Đến năm 2010 đảm bảo có đường ô tô đi lại 4 mùa đến tất cả các xã, cụm xã (trừ hải đảo), 70% mặt đường được cứng hoá... Phấn đấu đến năm 2020 cấp đủ nước để khai thác 11 triệu ha đất nông nghiệp; 80% diện tích đất nuôi trồng được cấp nước chủ động; 100% cư dân nông thôn có nước sạch và bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh... Đảm bảo điện cho sản xuất nông nghiệp; Điện cho sinh hoạt; Chất lượng điện ở địa bàn nông thôn. Đến năm 2020, 100% hộ nông thôn có điện sử dụng...
Sự phát triển của cơ sở hạ tầng hiện nay vẫn chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu của các nhà đầu tư vào Việt Nam, vẫn ở mức kém làm chùn bước các doanh nghiệp nước ngoài nào muốn đầu tư vào Việt Nam
Theo khảo sát mới nhất của Ban thư kí Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam năm 2009, 87,8% doanh nghiệp nước ngoài và 83% doanh nghiệp trong nước trong tổng số 291 doanh nghiệp đánh giá chất lượng cơ sở hạ tầng ở mức kém và rất kém.Kết quả này cũng tương đồng với Báo cáo năng lực cạnh tranh quốc gia 2009 của diễn đàn kinh tế thế giới, trong đó cơ sở hạ tầng bị xếp hạng thấp nhất trong bộ chỉ số cạnh tranh của Việt Nam
Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC) cho biết qua khảo sát mới nhất với 600 doanh nghiệp Nhật, cơ sở hạ tầng yếu kém của Việt Nam vẫn là trở ngại hàng đầu như hồi2008. Điểm tích cực là năm 2009, số lượng các doanh nghiệp rất không hài lòng với cơ sở hạ tầng giảm xuống từ43,1% xuống còn 33,8%. Đa số doanh nghiệp Nhật(80%) cho rằng Việt Nam cần cải thiện hệ thống đường xá, sau đó là điện năng, cảng và hệ thống cấp thoát nước.
Ông Alain Cany, chủ tich Phòng thương mại châu Âu Eurocham, nhận định: Tiêu thụ điện năng tăng 15% hàng năm, vượt xa tốc độ tăng trưởng kinh tế và dự kiến sẽ tăng gấp3,5% tốc độ phát triển kinh tế vào năm2010.Việt Nam chưa phát triển được một thị trường điện cạnh tranh. Ông cho rằng Việt Nam cần cải thiện hệ thống đường xá, sau đó là điện năng, cảng và hệ thống cấp thoát nước
Đại diện của AmCham cho rằng Việt Nam đã được nhận nguồn vốn vay lớn để phát triển hạ tầng giao thông từ nhiều tổ chức như World Bank, Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), từ nguồn vốn ODA Nhật Bản. Tuy nhiên, việc sử dụng các nguồn vốn này bị hạn chế bởi tính thiếu hiệu quả và tham nhũng như trường hợp PMU18 và Đại lộ Đông Tây’’, ông nhận định ‘’ chống tham nhũng đặc biệt là trong các công trình hạ tầng là thách thức lớn của Việt Nam và là mối quan ngại hàng đầu của 70% doanh nghiệp Mỹ ở Việt Nam trong vài năm qua
Hầu hết các doanh nghiệp nước ngoài, chiếm 30% trong số doanh nghiệp tham gia khảo sát, đặt việc cải thiện cơ sở hạ tầng là khuyến nghị hàng đầu đối với chính phủ trong năm nay.Trong khi đó,mối quan tâm lớn nhất của các doanh nghiệp trong nước là cải cách hành chính, bãi bỏ các giấy phép và thủ tục không cần thiết
2. Đầu tư vào máy móc thiết bị
Ở Việt Nam , một thực trạng đáng báo động trong các doanh nghiệp máy móc thiết bị chủ yếu nhập về từ bên ngoài với rất nhiều thiết bị cũ, lỗi thời. Các thiết bị mua về không đồng bộ gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc khai thác vận hành và sử dụng. Hơn 50% máy móc thiết bị tại các công ty sản xuất công nghiệp bị hỏng hoặc hư hại nghiêm trọng do không được bảo dưỡng. Theo Bộ Công nghiệp, phần lớn giá trị máy móc thiết bị sản xuất chỉ còn 30% so với giá trị ban đầu và đã lạc hậu hơn 30 năm như dệt may có đến 45% thiết bị máy móc của các DN cần phải đầu tư nâng cấp và 30-40% cần thay thế; mũi nhọn công nghiệp là cơ khí thì đã lạc hậu hơn 40 năm so với khu vực và 50 năm so với các nước phát triển về công nghệ và thiết bị sản xuất. Một minh chứng xác thực trên “ Danh mục & Thuế suất đối với hàng hóa xuất - nhập khẩu” do Bộ Tài chính ban hành tháng 04-2004, ở đó có nhiều mặt hàng; sau khi trích lược có tới 3704 chủng loại, hàng hóa có tên, mô tả và mã số hàng, khi nhập khẩu vào Việt Nam được hưởng thuế suất là 0%. Qua khảo sát sơ bộ những chủng loại máy móc, thiết bị có sản xuất tại Việt Nam để thay thế được, đang sử dụng tại nội địa đủ các lĩnh vực và kể cả xuất khẩu đếm không đến số 15, quả thật 15/3704 là quá thấp. Chúng ta lệ thuộc quá nhiều vào nhập khẩu thiết bị công nghệ cao.
Nền kinh tế nước ta phần lớn là các doanh nghiệp vừa và nhỏ có mức vốn thấp -dưới 10 tỷ đồng- nên khả năng trang bị máy móc thiết bị, kỹ thuật công nghệ tiên tiến là rất hạn chế. Mức trang bị tài sản cố định cho một lao động ngoài quốc doanh là 50 triệu đồng, chỉ bằng 20% so với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Máy móc thiết bị còn lạc hậu, chưa đồng bộ, khoảng cách về quy mô sản xuất, trình độ công nghệ của Việt Nam dần xa so với các nước khác, chưa đáp ứng được yêu cầu cấp bách của thị trường trong nước và thế giới. Ngay cả trong những ngành công nghiệp xuất khẩu mũi nhọn cũng trong tình trạng công nghệ, máy móc thiết bị lạc hậu. Việt Nam là nước xuất khẩu điều đứng thứ hai thế giới, tuy nhiên đến thời điểm này ngành công nghiệp điều của VN vẫn chưa có thiết bị cơ khí tự động hóa cho công đoạn cắt tách và bóc vỏ mà phải làm thủ công. Chính công đoạn này đã làm tăng giá thành và làm giảm khả năng cạnh tranh của sản phẩm điều Việt Nam trên thị trường quốc tế. Ngành dệt may được coi là ngành công nghiệp xuất khẩu chủ lực nhưng hiện nay có đến 45% thiết bị máy móc của các doanh nghiệp cần phải đầu tư, nâng cấp và 30-40% cần thay thế.
Theo số liệu thống kê, nhập khẩu Máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng trong 11tháng đầu năm 2009 đạt 11.069.044.274USD (giảm 11,53% so cùng kỳ năm 2008). Trong đó, nhập khẩu của doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài chiếm 31,31% tổng kim ngạch, đạt 3.466.185.220USD.
Việt nam nhập khẩu máy móc, thiết bị phụ tùng từ 34 thị trường chính, nhưng nhiều nhất vẫn là từ Trung Quốc, Nhật Bản. Tháng 11 nhập khẩu từ Trung Quốc đạt 379.307.420USD, tính chung 11 tháng đạt 3.578.234.089 USD, chiếm 32,33% tổng kim ngạch; nhập khẩu từ Nhật Bản 11 tháng đạt 2.033.925.737USD, chiếm 18,37%.
Kim ngạch nhập khẩu máy móc, phụ tùng từ hầu hết các thị trường trong 11 tháng đầu năm đều giảm so cùng kỳ năm 2008, chỉ có 9 thị trường đạt kim ngạch tăng so cùng kỳ; trong đó, đứng đầu về mức độ tăng trưởng là kim ngạch nhập khẩu từ Thuỵ Điển tăng 96,27%; Hoa Kỳ tăng 65,38%; Đan Mạch tăng 63,55%; Phần Lan tăng 61,45%; Áo tăng 51,81%; Anh tăng 35,9%; Thụy Sĩ tăng 16,63%; Trung Quốc tăng 10,06%; Thái Lan tăng 1,27%.
Nhập khẩu từ Tiểu vương Quốc Ả Rập thống nhất 11 tháng đạt kim ngạch rất nhỏ, với 773.800USD, giảm mạnh nhất tới 86,09% so cùng kỳ; đứng thứ 2 về tốc độ sụt giảm kim ngạch là thị trường Hồng Kông giảm 78,65%; tiếp theo là thị trường Bỉ giảm 71,27%; thị trường Ucraina giảm 70,26%; Na Uy giảm 64,33%; Ba Lan giảm 58,19%; NewZealand giảm 54,74%; Ấn Độ giảm 50,53% ...
Thị trường nhập khẩu máy móc, thiết bị phụ tùng 11 tháng đầu năm
ĐVT: USD
Tổng cộng
Tháng 11
11 tháng
Tăng, giảm kim ngạch so cùng kỳ(%)
1.309.163.241
11.069.044.274
-11,53
Nhập khẩu của DN vốn FDI
337.349.925
3.466.185.220
Trung Quốc
379.307.420
3.578.234.089
+10,06
Nhật Bản
196.877.369
2.033.925.737
-9,78
Hàn Quốc
57.929.324
703.804.682
-21,7
Đức
94.269.327
693.582.933
-11,03
Hoa Kỳ
53.436.027
616.001.500
+65,38
Singapore
200.386.675
568.249.035
-32,11
Đài Loan
62.496.128
561.348.201
-37,99
Thái Lan
33.235.831
297.494.764
+1,27
Thuỵ Điển
39.649.007
297.097.988
+96,27
Italia
27.530.521
256.662.048
-6,82
Pháp
15.009.864
168.488.306
-45,28
Malaysia
12.077.990
150.053.287
-17,61
Thụy Sĩ
16.829.786
99.289.333
+16,63
Hà Lan
6.539.378
97.394.374
-7,3
Anh
14.085.954
96.975.732
+35,9
Phần Lan
12.025.704
88.950.238
+61,45
Ấn Độ
5.694.674
72.139.173
-50,53
Áo
7.710.795
67.749.373
+51,81
Indonesia
6.787.107
63.379.484
-44,3
Hồng Kông
5.793.836
58.268.848
-78,65
Australia
5.618.505
50.172.283
-13,74
Bỉ
8.981.997
44.688.027
-71,27
Đan Mạch
2.869.590
43.324.180
+63,55
Tây Ban Nha
3.675.963
28.629.891
-41,04
Canada
4.145.059
28.470.894
-7,45
Na Uy
10.610.314
27.335.362
-64,33
Ba Lan
1.049.315
21.292.294
-58,19
Nga
1.763.037
20.847.805
-81,3
Philippines
1.013.024
17.657.348
-2,76
Ucraina
720.155
12.235.451
-70,26
Braxin
290.463
7.017.667
-17
Nam Phi
141.01
2.077.010
-33,21
NewZealand
348.854
1.799.015
-54,74
Tiểu vương Quốc Ả Rập thống nhất
269.537
773.800
-86,09
Hiện nay việc đầu tư vào máy móc thiết bị ngày được quan tâm và chú trọng hơn bởi lẽ máy móc thiết bị được coi là xương sống của một doanh nghiệp nên việc đầu tư vào nó phải được chọn lựa kĩ càng. Nguồn vốn đầu tư vào máy móc thiết bị chiếm một tỉ trọng khá lớn trong tổng vốn đầu tư của doanh nghiệp. Theo Bộ công nghiệp, việc đổi mới máy móc thiết bị đã đóng góp tăng trưởng 30 -40% GDP toàn ngành. Như vậy việc đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, công nghệ là một nhân tố rất quan trọng đến khả năng cạnh tranh và tồn tại của DN.
Trong ngành nông nghiệp, ngày 6/1/2010 Ngân hàng Nhà nước đã công bố quyết định của Thủ tướng về việc hỗ trợ lãi suất vốn vay mua máy móc, thiết bị, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp và vật liệu xây dựng nhà ở khu vực nông thôn trong năm 2010.
Cụ thể, từ 1/1/2010, các đối tượng khu vực nông thôn tại địa bàn xã được hỗ trợ lãi suất vốn vay mua vật liệu xây dựng nhà ở. Các hàng hóa được hỗ trợ lãi suất vốn vay là hàng hóa được sản xuất tại Việt Nam, bao gồm: Các sản phẩm máy móc, thiết bị cơ khí phục vụ sản xuất và chế biến nông nghiệp; Xe tải nhẹ trọng tải dưới 5 tấn; Máy vi tính để bàn; Vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp (Phân bón hóa học các loại (phân ure, phân lân nung chảy và phân lân super, các loại phân NPK có hàm lượng dinh dưỡng từ 18% trở lên, phân DAP); thuốc bảo vệ thực vật các loại thuộc Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt Nam; Các loại vật liệu xây dựng chủ yếu để làm nhà là xi măng, thép xây dựng, gạch, ngói các loại, tấm lợp các loại. Tuy nhiên, các hàng hóa trên phải do các tổ chức, cá nhân (có cơ sở sản xuất đặt tại Việt Nam được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam) sản xuất, lắp ráp và có nhãn hàng hóa theo quy định tại Nghị định 89/2006/NĐ-CP.
Điều kiện được vay vốn về cơ bản vẫn như cũ, tuy nhiên có sự thay đổi về mức tiền cho vay và mức lãi suất hỗ trợ. Cụ thể, về mức tiền vay, đối với các sản phẩm máy móc, thiết bị cơ khí, phương tiện phục vụ sản xuất, chế biến nông nghiệp; máy vi tính; VLXD vẫn giữ nguyên là 100% giá trị hàng hóa và không vượt quá 5 triệu đối với máy vi tính, 50 triệu đối với vật liệu xây dựng. Mức hỗ trợ lãi suất đối với các khoản vay mua vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp và VLXD sẽ giảm từ 4%/năm xuống còn 2%/năm. Đối với các loại hàng hóa còn lại, giữ nguyên mức hỗ trợ lãi suất là 100%/năm.
Về thời hạn hỗ trợ lãi suất, các khoản vay theo hợp đồng tín dụng được ký kết, giải ngân từ ngày 1/1/2010 đến ngày 31/12/2010 để mua các sản phẩm máy móc, thiết bị cơ khí, phương tiện phục vụ sản xuất, chế biến nông nghiệp và máy tính có thời hạn vay được hỗ trợ lãi suất tối đa là 24 tháng; các sản phẩm vật tư nông nghiệp và vật liệu xây dựng các loại làm nhà ở thời hạn vay được hỗ trợ lãi suất tối đa là 12 tháng.
3. Thực trạng về đầu tư vào hàng tồn trữ
Hàng tồn trữ bao gồm: nguyên nhiên vật liệu, bán thành phẩm và sản phẩm tồn trữ doanh nghiệp
Tỷ trọng hàng tồn kho lớn luôn là mối quan ngại ít nhiều với NĐT, do tính chất tồn lâu, chôn vốn, chi phí phát sinh thêm của nó. Nhưng cũng không thể nói mọi số dư về hàng tồn kho đều là tiêu cực đối với tương lai của DN.
Nhằm dự phòng tổn thất do giá vật tư, thành phẩm, hàng hoá tồn kho bị giảm giá, DN đã phải trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho theo quy định của Thông tư 13/2006/TT-BTC. Việc này giúp DN có nguồn tài chính để bù đắp tổn thất, song do được tính vào chi phí, ảnh hưởng đến lợi nhuận của DN nên không ít NĐT "dị ứng" với chỉ tiêu này.
Theo ý kiến của các nhà kinh doanh thì chỉ tiêu hàng tồn kho mang đậm tính chất ngành nghề kinh doanh (dược phẩm, thực phẩm, máy móc, điện tử…) nên không phải cứ mức tồn kho thấp là tốt, mức tồn kho cao là xấu. Chính vì vậy khi phân tích, đánh giá chỉ tiêu hàng tồn kho, NĐT thường tính đến các yếu tố có khả năng ảnh hưởng lớn đến kế hoạch quản lý hàng tồn kho của DN như tính chất mùa vụ, các dịp lễ tết, sự kiện sắp diễn ra trong năm liên quan đến sản phẩm của DN.
Đối với các DN hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, thương mại , trong chiến lược dự trữ hàng hoá của mình thường duy trì hàng tồn kho ở một mức độ nhất định, nhằm đảm bảo nguyên vật liệu cho sản xuất, đảm bảo nguồn hàng trong lưu thông. "Nếu DN đó ký được hợp đồng lớn thì không có cớ gì trong kho lại không có hàng tồn. DN phải dự trữ hàng để đảm bảo cho đến khi hợp đồng đó được thực hiện, đảm bảo an toàn trong việc cung ứng sản phẩm" , Ông Nguyễn Lương Tân, Phó trưởng Phòng Phân tích CTCK Bảo Việt (BVSC) cho biết .
Ngoài ra, cũng không ngoại trừ trường hợp DN đón đầu tình trạng khan hiếm hay tăng giá của sản phẩm, hàng hoá mà mình đang nắm quyền chi phối để "găm hàng", chuẩn bị cho chiến dịch tung ra sản phẩm khi cần thiết. Như vậy, hàng tồn kho bỗng trở thành khoản lợi nhuận đang chờ ngày thanh toán . Hàng tồn kho còn phụ phụ thuộc vào đặc tính của từng DN. cũng nên tính chỉ số hàng tồn kho/doanh thu để xem mức độ biến động như thế nào, có gây ảnh hưởng đến tình hình sản xuất của DN không. Nếu chỉ nhìn con số tại một thời điểm thì rất khó đánh giá DN một cách toàn diện DN.
II. Thực trạng Đầu tư vào tài sản vô hình
1. Đầu tư vào khoa học – công nghệ
1.1. Thành tựu
KH – CN đã tập trung vào hợp lý sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Đã áp dụng các công nghệ và phương pháp nghiên cứu tiên tiến: viễn thám, địa vật lý vào công tác điều tra, thăm dò tài nguyên thiên nhiên. Nhiều kết quả nghiên cứu môi trường được đánh giá cao như nghiên cứu chính sách và biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học, cân bằng sinh thái và xử lý ô nhiễm nước, không khí ở các khu công nghiệp tập trung, các thành phố lớn…các biện pháp trồng rừng, chống suy thoái đất, cải tạo đất…
Trong nông nghiệp nhờ áp dụng, nuôi trồng các tiến bộ trong lĩnh vực chọn tạo giống mà nhiều cây trồng ở nước ta có năng suất, chất lượng chạm trần, tức là tương đương với cây trồng, vật nuôi cùng loại ở các nước có nền sản xuất nông nghiệp tiên tiến. Về lúa lai, chúng ta đã làm chủ công nghệ chọn thuần và nhân dòng bố mẹ, đã chọn thuần nhân lượng lớn dòng mẹ, dòng bố cung ứng cho sản xuất hạt lai F1 của các tổ hợp: HYT 83, HYT 100, HYT 92, TH3-3, TH3-4 với diện tích 200 - 300 ha/năm.
Trong công nghiệp hàng loạt kỹ thuật tiên tiến được áp dụng, tạo nhiều sản phẩm chất lượng cao: hàng may mặc, điện máy, điên tử…nhất là trong chế tạo máy móc, thiết bị phụ tùng và đổi mới công nghê, kinh doanh sản xuất ô tô, xe máy nhằm giải quyết nguyên vật liệu, thiết bị thay thế. Hơn nữa ta còn làm chủ các công nghệ bê tông dự ứng lực (đến 60m), bê tông đúc hẫng (đến 200m),…Trong công nghiệp dầu khí, đội ngũ cán bộ trong nước đã có khả năng tiếp thu và làm chủ công nghệ mới.
Trong lĩnh vực năng lượng nhiều công trình nghiên cứu KH – CN đã tập trung vào công tác quy hoạch, sử dụng hợp lý nguồn năng lượng. Đổi mới công nghệ xây dựng các nhà máy thủy điện, nhiệt điện, nghiên cứu các phương pháp giảm thiểu tổn thất năng lượng trong truyền tải điện.
Trong lĩnh vực giao thông vận tải, KH – CN đã góp phần nâng cấp và phát triển mạng lưới đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường sông,…Ta đã xây dựng một số công trình quan trọng bằng việc áp dụng công nghệ mới như đóng tàu biển trọng tải 100.000 tấn, công trình hạ tầng cất cánh sân bay Tân Sơn Nhất, thắng thầu nhiều công trình quan trọng ở Lào và Campuchia…
Trong viễn thông đã xây dựng được hệ thống kết cấu hạ tầng thông tin hiện đại bằng việc áp dụng kỹ thuật số, thông tin vệ tinh, sợi cáp quang,…đủ mạnh để hòa nhập mạng lưới thông tin quốc tế và khu vực. Viễn thông nước ta hiện được xếp vào một trong những nước có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới. Hiện các cơ quan Đảng và Chính phủ đang sử dụng hàng vạn chiếc máy tính trong đó lưu giữ nhiều thông tin, bí mật quan trọng liên quan đến kinh tế, quốc phòng và an ninh quốc gia. Trên đà ấy, việc sử dụng máy tính ở nước ta bắt đầu chuyển từ giai đoạn sử dụng riêng lẻ sang mạng cục bộ và mạng diện rộng.
1.2.Hạn chế
1.2.1.Đầu tư cho KH – CN còn ở mức thấp, dàn trải và mất cân đối giữa đầu tư nhà nước với đầu tư từ xã hội
Theo điều tra mới nhất của Bộ Khoa học & Công nghệ, trên cả nước hiện có khoảng 1.200 tổ chức khoa học và công nghệ, với khoảng 600 tỷ đồng ngân sách , Thứ trưởng Bộ KHCN cho biết, đặc điểm nổi bật của đầu tư tài chính cho KHCN hiện nay là đầu tư chung của toàn xã hội cho KHCN ở nước ta không cao, lại mất cân đối giữa đầu tư của nhà nước và đầu tư từ xã hội; hiện nguồn đầu tư chủ yếu là dựa vào ngân sách nhà nước. Cụ thể, đầu tư từ ngân sách Nhà nước cho KHCN là 2% ngân sách, tương đương khoảng 0,5% GDP. Mức này không thấp so với thế giới và phù hợp với một nước đang phát triển. Tuy nhiên, đầu tư cho KHCN ở khu vực ngoài nhà nước quá thấp, mới đạt khoảng 0,2% nên tính chung mức đầu tư toàn xã hội cho KHCN chỉ khoảng 0,7% GDP, ở mức thấp nhất thế giới
1.2.2. Chậm đổi mới công nghệ, công nghệ lạc hậu vài thế hệ
Thông tin từ Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết: Phần lớn các doanh nghiệp nước ta đang sử dụng công nghệ tụt hậu so với mức trung bình của thế giới 2 - 3 thế hệ, 80 - 90% công nghệ chúng ta đang sử dụng là công nghệ ngoại nhập trong đó 76% máy móc, dây chuyền công nghệ nhập thuộc thế hệ 1960 - 1970, 75% số thiết bị đã hết khấu hao. Tính chung cho các DN, mức độ thiết bị hiện đại chỉ có 10%, mức trung bình 38%, lạc hậu và rất lạc hậu chiếm 52%. Đặc biệt ở khu vực sản xuất nhỏ, thiết bị ở mức lạc hậu và rất lạc hậu chiếm 70%. Trong khi đó các DN đầu tư đổi mới công nghệ ở mức thấp, tính ra chi phí chỉ khoảng 0,2 - 0,3% doanh thu. Con số này ở Ấn Độ là 5%, Hàn Quốc là 10%.
Việc sử dụng công nghệ lạc hậu, việc châm đổi mới công nghệ sẽ dẫn tới những hậu quả khó lường trước như giảm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, gây ô nhiễm môi trường, gây lãng phí năng lượng,...Vì vậy vấn đề đổi mới công nghệ đã và đang là vấn đề cấp bách cần giải quyết nhanh chóng.
1.2.3. Nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ còn kém
Đa số các trung tâm ứng dụng tiến bộ KH-CN của các địa phương vẫn chưa phát huy hết tiềm năng bởi nguồn vốn đầu tư cho ứng dụng KH-CN ở nhiều địa phương chưa được sử dụng đúng mục đích. Nhiều địa phương chưa sử dụng đủ 2% ngân sách cho các trung tâm ứng dụng KH-CN đúng theo quy định của Luật Ngân sách. Việc phân bổ kinh phí cho hoạt động của các trung tâm ứng dụng tiến bộ KH-CN không có sự nhất quán trong cả nước mà tùy thuộc vào từng địa phương. Có nơi phân bổ chỉ tiêu, hạn mức kinh phí cho biên chế sự nghiệp như đối với cơ quan quản lý nhà nước nhưng có nơi chỉ cấp bằng 50% (cho phần lương). Do vậy, có tỉnh được cấp 500 triệu đồng/năm, nhưng có tỉnh chỉ được 50 triệu đồng/năm.
Theo số liệu tổng hợp từ 52 tỉnh thành, trong 5 năm (2003 – 2008), tổng kinh phí cấp thường xuyên cho các trung tâm ứng dụng tiến bộ KH-CN là 82,1 tỷ đồng, bình quân mỗi trung tâm nhận được 300 triệu đồng mỗi năm để chi cho các hoạt động. Đặc biệt, chỉ mới có 3 địa phương là Nghệ An, Hà Tĩnh, Vĩnh Phúc là sử dụng 2% ngân sách cho hoạt động này đúng theo quy định của Luật Ngân sách, còn lại nhiều địa phương nguồn tài chính đầu tư chỉ chiếm khoảng 0,2%.
Không những vậy, nhiều nơi sử dụng nguồn vốn đầu tư cho ứng dụng phát triển KH-CN không đúng mục đích. Hai TP lớn là Hà Nội, TPHCM năm 2007 được phân bổ 200 - 300 tỷ đồng cho KH-CN, nhưng tỷ lệ chi sử dụng đúng mục đích còn thấp.
Khảo sát 630 doanh nghiệp thuộc mọi loại hình sản xuất kinh doanh do Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam thực hiện năm 2009 còn cho thấy rõ hơn thực trạng đổi mới công nghệ tại các doanh nghiệp. Mặc dù trong giai đoạn 2006-2008, có tới 67,8% doanh nghiệp được khảo sát đưa ra được sản phẩm mới hoặc có cải tiến đáng kể và có 57,3% doanh nghiệp đưa ra dịch vụ mới hoặc có cải tiến, nhưng phần lớn sự đổi mới này được tiến hành bởi chính doanh nghiệp. Trong khi đó, tỉ lệ doanh nghiệp hợp tác với các công ty hoặc viện nghiên cứu nước ngoài cũng như trong nước cũng chỉ lần lượt dừng lại ở các con số: 2,8%, 6,6% (lĩnh vực hàng hóa) và 7,4%, 9,6% (lĩnh vực dịch vụ).
Đầu tư vào thương hiệu
Thương hiệu xưa
Trong thực tế, cách đây khoảng hơn 10 năm, khái niệm “Thương hiệu” và “bảo vệ thương hiệu” chưa được nhắc đến nhiều như hiện nay. Thương hiệu xưa, rất đơn giản, là tên hiệu của hàng hoá nào đó để phân biệt với hàng hoá khác trong hoạt động giao lưu buôn bán. Các tên hiệu có thể gắn với địa danh nó sinh ra, có thể là tên người chủ, cũng có thể là một dụng ý nào đó của doanh nghiệp.
Vậy là thương hiệu có từ khi con người xuất hiện và có nhu cầu mua bán, trao đổi. Chỉ có điều, khi những hoạt động này còn nguyên thủy, sơ khai, nó biểu hiện dưới dạng giản đơn giống như kiểu “cái này của tôi” “cái kia của chị” thì những tranh chấp cũng chưa đến mức độ gay gắt, căng thẳng. Nhưng, khi một nền kinh tế biết đến khái niệm Thương hiệu với đúng nghĩa của nó, có nghĩa là nền kinh tế đó đã có cạnh tranh, có đối thủ. Xét ở một cách nào đó, xã hội càng phát triển, tần suất xuất hiện của khái niệm Thương hiệu ngày càng nhiều. Với Việt Nam, chỉ khi đất nước mở cửa, nền kinh tế thị trường xuất hiện với tất cả những mặt trái, phải của nó, thì khái niệm Thương hiệu mới được nhắc đến nhiều và vấn đề
Bảo vệ thương hiệu đã được nâng lên thành chiến lược.
2.2. Thương hiệu nay
Thời kỳ bao cấp, sản xuất khó khăn, cung luôn nhỏ hơn cầu, sản phẩm trong nước không sản xuất được hoặc sản xuất số lượng ít, tình trạng khan hiếm luôn thường trực. Hàng hoá lúc đó chẳng có, nói gì đến nhãn mác, bao bì. Nhưng kể từ khi đổi mới nền kinh tế, thực hiện các chính sách hội nhập, thì việc khẳng định thương hiệu trở thành nhu cầu bức thiết và sống còn đối với các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu Việt Nam.
Đến nay, các doanh nghiệp Việt Nam đã chú tâm đầu tư cho việc xây dựng, phát triển thương hiệu. Kết quả là một vài thương hiệu Việt như Kinh Đô, Vinamilk, Thái Tuấn…đã có chỗ đứng trong tâm trí khách hàng. Cafê Trung Nguyên là một ví dụ cho sự thành công này. Cà phê Trung Nguyên là một trong số ít những doanh nghiệp phát triển mạnh, nhờ đã sớm xác định rõ giá trị của thương hiệu. Cung cấp cho người tiêu dùng một sản phẩm phù hợp với nhu cầu thưởng thức cà phê trong một môi trường thân thiện và mang tính văn hoá đặc trưng, Trung Nguyên đã tổ chức được một mạng lưới kinh doanh phủ khắp 64 tỉnh thành với trên 400 đại lý chính thức. Với quan điểm đôi bên cùng có lợi, Công ty đã hỗ trợ các đối tác xây dựng những quán cà phê có phong cách độc đáo, thu hút đông đảo khách trong và ngoài nước...
2.2.1. Đầu tư tài chính cho phát triển thương hiệu
Phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam chưa có nhận thức đầy đủ và đúng mức về vấn đề xây dựng thương hiệu một cách lâu dài và phát triển thương hiệu bền vững trong môi trường cạnh tranh và kinh doanh toàn cầu.Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng, tiềm lực tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam còn nhỏ bé nên việc tạo lập, củng cố, quảng bá thương hiệu gặp nhiều hạn chế. Hơn thế nữa còn phải có chuẩn bị kinh phí rất lớn khi có tranh chấp, và xây dựng thương hiệu phải gắn với bảo đảm chất lượng, duy trì niềm tin khách hàng. Có thể thấy một số yếu tố hạn chế việc xây dựng và phát triển thương hiệu ở Việt Nam (Thời báo Kinh tế Việt Nam số 41/2003): 32,1% thiếu vốn; 19% do hàng giả và vi phạm bản quyền; 14,5% do cơ chế chính sách thủ tục; 11,8% do nguồn nhân lực; 8,5% yếu tố chiến lược; 4,5% thiếu thông tin; 3,7% quy định về chi phí chưa phù hợp. Và đến nay, chúng ta chưa có những thương hiệu đủ mạnh để cạnh tranh với các hãng có tên tuổi trên thế giới ở cả trong nước và nước ngoài.
Theo kết quả khảo sát với 500 doanh nghiệp do Báo Sài Gòn tiếp thị và Câu lạc bộ doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao tiến hành vào tháng 9/2002 thì: 50% các doanh nghiệp được hỏi chỉ chi phí dưới 5% tổng doanh số cho thương hiệu, gần 80% số doanh nghiệp được hỏi không hề bố trí nhân sự cho việc tiếp thị và phát triển thương hiệu. Chỉ có 4,2% doanh nghiệp cho rằng thương hiệu có ảnh hưởng đến khả năng canh tranh của doanh nghiệp và 5,4% cho rằng thương hiệu là tài sản doanh nghiệp và chi cho tạo dựng thương hiệu là chi đầu tư.
2.2.2 Tên thương hiệu
Như chúng ta đã biết tên nhãn hiệu là mũi dùi đầu tiên trong trận chiến giành giật sự lựa chọn của khách hàng và phảI được trang bị kỹ để giành được ưu thế ngay từ đòn phủ đầu…Tên nhãn hiệu là ấn tượng đầu tiên về một loại sản phẩm/dịch vụ trong nhận thức nhãn hiệu của người tiêu dùng. Vì thế, tên nhãn h
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Mối quan hệ giữa đầu tư vào tài sản vô hình và tài sản hữu hình.doc