LỜI MỞ ĐẦU 3
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 7
CHƯƠNG I . LÝ LUẬN CHUNG VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA LÃI SUẤT TIỀN VAY, TỶ SUẤT LỢI NHUẬN VÀ QUI MÔ VỐN ĐẦU TƯ. 8
A. LÝ LUẬN CHUNG VỀ LÃI SUẤT TIỀN VAY, TỶ SUẤT LỢI NHUẬN VÀ QUI MÔ VỐN ĐẦU TƯ 8
I. Lãi suất 8
1. Khái niệm và vai trò của lãi suất 8
1.1. Khái niệm 8
1.2. Vai trò của lãi suất 8
2. Phân loại lãi suất 8
2.1.Phân loại theo nguồn sử dụng 8
2.3.Phân loại theo phương pháp tính lãi 9
2.4.Phân loại theo loại tiền 10
2.5.Phân loại theo độ dài thời gian: 10
3.Các yếu tố ảnh hưởng đến lãi suất 10
3.1. Cung cầu các quĩ cho vay 10
3.2.Lạm phát kì vọng 10
3.3. Bội chi ngân sách 11
3.4. Những thay đổi về thuế 11
3.5. Những thay đổi trong đời sống xã hội 12
II.Tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư ( RR- RATE OF RETURN) 12
1.Khái niệm, phân loại 12
1.1. Lợi nhuận thuần. 12
1.2 . Tỷ suất lợi nhuận 13
2. Tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư (RR – Rate Of Return) 14
3.Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận 15
3.1.Lợi nhuận thuần 15
3.2.Vốn đầu tư 15
III.Qui mô vốn đầu tư 15
1.Khái niệm vốn đầu tư 15
2. Đặc trưng của vốn đầu tư 16
3. Nội dung cơ bản của vốn đầu tư phát triển 16
3.1. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản 17
3.2. Vốn lưu động bổ sung 17
3.3. Vốn đầu tư phát triển khác 17
4. Vai trò của vốn đầu tư 18
5. Phân loại vốn đầu tư 18
5.1. Vốn đầu tư trong nước 18
5.2. Vốn đầu tư nước ngoài 19
6. Các nhân tố ảnh hưởng đến qui mô vốn đầu tư 19
6.1. Lợi nhuận kì vọng 19
6.2. Lãi suất tiền vay 19
6.3. Môi trường đầu tư 20
6.5 Thuế thu nhập doanh nghiệp 21
B. LÍ LUẬN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA LÃI SUẤT TIỀN VAY, TỶ SUẤT LỢI NHUẬN VỐN ĐẦU TƯ VÀ QUI MÔ VỐN ĐẦU TƯ. 21
I.Mối quan hệ giữa lãi suất tiền vay và qui mô vốn đầu tư 21
1.Tác động của lãi suất tiền vay đến qui mô vốn đầu tư 21
2. Tác động của quy mô vốn đầu tư tới lãi suất tiền vay 25
II.Mối quan hệ giữa tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư và qui mô vốn đầu tư 26
1.Tác động của tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư đến qui mô vốn đầu tư 26
2. Tác động của qui mô vốn đầu tư đến tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư 27
III. Mối quan hệ giữa ba yếu tố: lãi suất tiền vay, tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư và qui mô vốn đầu tư 28
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG MỐI QUAN HỆ GIỮA LÃI SUẤT TIỀN VAY, TỶ SUẤT LỢI NHUẬN VỐN ĐẦU TƯ VÀ QUI MÔ VỐN ĐẦU TƯ Ở VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY (2000 - 2007) 31
A.THỰC TRẠNG LÃI SUẤT TIỀN VAY, TỶ SUẤT LỢI NHUẬN, QUI MÔ VỐN ĐẦU TƯ Ở VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 31
I. Lãi suất 31
1.Thực trạng 31
2.Đánh giá thực trạng lãi suất 34
II. Tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư 37
1. Thực trạng tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư 37
1.1. Tỷ suất lợi nhuận giữa các khu vực và thành phần kinh tế còn có sự chênh lệch. 37
1.2.Tỷ suất lợi nhuận giữa ngành kinh tế, các hoạt động sản xuất kinh doanh còn có sự chênh lệch. 39
1.3. Tỷ suất lợi nhuận giữa các doanh nghiệp trong cùng 1 ngành cũng có sự chênh lệch đáng kể. 39
1.4. Tỷ suất lợi nhuận giữa các ngành ở các nước, các khu vực khác nhau trên thế giới cũng có sự chênh lệch 40
2. Nguyên nhân 41
III. Qui mô vốn đầu tư 41
1. Thực trạng qui mô vốn đầu tư ở Việt Nam hiện nay 41
1.1.Vốn đầu tư trong nước 41
1.2.Vốn đầu tư nước ngoài 43
2. Đánh giá qui mô đầu tư hiện nay 46
2.1. Mặt được. 46
2.2. Mặt chưa được 46
B. THỰC TRẠNG MỐI QUAN HỆ GIỮA LÃI SUẤT, TỶ SUẤT LỢI NHUẬN, QUI MÔ ĐẦU TƯ 47
I. Mối quan hệ giữa lãi suất và qui mô đầu tư 47
1.Lãi suất tác động đến qui mô vốn đầu tư 47
2. Qui mô vốn tác động đến lãi suất cho vay 50
II. Mối quan hệ giữa tỷ suất lợi nhuận và qui mô vốn đầu tư 51
1.Tỷ suất lợi nhuận tác động qui mô vốn 51
2. Qui mô vốn tác động đến tỷ suất lợi nhuận 52
CHƯƠNG 3. CÁC GIẢI PHÁP VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA LÃI SUẤT TIỀN VAY, TỶ SUẤT LỢI NHUẬN VÀ QUI MÔ VỐN ĐU TƯ 55
I. Các giải pháp về qui mô vốn đầu tư 55
1. Các giải pháp mang tính vĩ mô 55
1.1.Tạo lập và duy trì năng lực tăng trưởng nhanh và bền vững cho nền kinh tế. 55
1.2. Đảm bảo ổn định môi trường kinh tế vĩ mô. 55
1.3. Xây dựng các chính sách huy động nguồn vốn có hiệu quả. 56
2.Các giải pháp riêng đối với từng nguồn vốn. 56
2.1.Giải pháp mở rộng qui mô vốn đầu tư trong nước 56
2.2.Giải pháp mở rộng qui mô vốn đầu tư nước ngoài 56
2.2.1. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI 56
2.2.2. Vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA 58
II.Giải pháp về lãi suất 58
III. Giải pháp về tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư 59
1.Tối đa hóa lợi nhuận. 59
2.Tăng hệ số quay vòng vốn 61
KẾT LUẬN 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO 62
DANH MỤC HÌNH VÀ BẢNG BIỂU 63
64 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 3386 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Mối quan hệ giữa lãi suất tiền vay, tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư và qui mô vốn đầu tư, vận dụng để giải thích tình hình đầu tư hiện nay ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n tăng thì doanh nghiệp có nhiều điều kiện vay vốn mở rộng sản xuất. Lượng hàng hóa làm ra nhiều hơn làm tăng cung thị trường. Vì đây là thị trường cạnh tranh nên giá bán ra phải giảm đi trong khi chi phí sản xuất không đổi. Vì vậy tỷ suất lợi nhuận biên giảm kéo theo tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư mới giảm.
- Qui mô vốn tăng dẫn đến sự lãng phí trong đầu tư. Vốn đầu tư quá mức dư thừa gây ra sự không đồng bộ trong đầu tư. Điều này làm cho các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất không cân xứng, không tối đa hóa được lợi nhuận mà còn gây ra thất thoát làm tỷ suất lợi nhuận giảm.
III. Mối quan hệ giữa ba yếu tố: lãi suất tiền vay, tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư và qui mô vốn đầu tư
Như đã trình bày ở trên, qui mô vốn đầu tư chịu ảnh hưởng nhiều nhất bởi hai yếu tố lãi suất tiền vay và tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư. Tuy nhiên, hai yếu tố này không tác động riêng rẽ mà đặt trong mối quan hệ chặt chẽ với qui mô vốn đầu tư. Vì vậy trong mục này, chúng ta sẽ cùng nghiên cứu mối quan hệ giữa ba yếu tố này.
Trong xã hội hiện đại, có sự tách rời người sở hữu và người sử dụng tư bản. Người đi vay để đầu tư phải trả một khoản lãi suất nhất định, vì thế buộc người đi vay phải quan tâm đến sự chênh lệch giữa tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư và lãi suất tiền vay. Sự chênh lệch đó càng lớn thì giới hạn đầu tư càng lớn. Người ta còn tiếp tục đầu tư đến khi nào tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư còn lớn hơn lãi suất. Khi tỷ suất lợi nhuận bằng với lãi suất, người ta sẽ không tiếp tục đầu tư nữa.
Khi lãi suất tức giá vay tiền lớn hơn tỷ suất lợi nhuận bình quân thì nhà đầu tư sẽ cắt giảm đầu tư và ngược lại. Bởi vì chi phí cận biên sẽ lớn hơn lợi nhuận bình quân, doanh nghiệp càng làm sẽ càng lỗ.
Cũng theo lý thuyết quỹ nội bộ đầu tư đã trình bày ở trên thì việc giảm thuế lợi tức của doanh nghiệp sẽ làm tăng lợi nhuận từ đó làm gia tăng đầu tư và tăng lợi nhuận mà tăng lợi nhuận nghĩa là tăng quỹ nội bộ. Còn theo lý thuyết gia tốc đầu tư, chính sách tài khóa mở rộng ( tức là việc tăng cung tiền bằng việc hạ lãi suất ) sẽ làm mức đầu tư cao hơn và do đó sản lượng thu được cũng cao hơn. Theo đồ thị dưới đây, khi ta giảm lãi suất từ io về i1 thì cầu vốn đầu tư sẽ tăng từ Io đến I1. Quỹ nội bộ là một yếu tố quan trọng để xác định lượng vốn đầu tư mong muốn, còn chính sách tài khóa mở rộng không có tác dụng trực tiếp làm tăng đầu tư theo lý thuyết này.
i
io
i1
0
Io I1 I
Hình 7. Tác động của lãi suất tiền vay đến đầu tư
Mối quan hệ giữa tỷ lệ lãi suất tiền vay và tỷ lệ lợi nhuận trên vốn đầu tư là quan hệ tỷ lệ nghịch. Khi lãi suất tiền vay tăng thì lợi nhuận trên 1 đơn vị sản phẩm giảm và tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư sẽ giảm (Hình 8 ).
IRR
IRRA
IRRB
i
IRRC
0 A B C Quy mô VĐT
Hình 8. Mối quan hệ giữa lãi suất tiền vay và tỷ lệ hoàn vốn IRR
Nếu lãi suất vốn vay nhỏ hơn IRR của dự án thì nhà đầu tư sẽ mở rộng quy mô đầu tư hoặc quyết định đầu tư vốn cho dự án kinh doanh đó. Ngược lại, nếu lãi suất vốn vay lớn hơn IRR của dự án thì chủ đầu tư không đầu tư thêm nữa hoặc thu hệp quy mô vốn đầu tư. Trong mô hình thì nhà đầu tư sẽ đầu tư vào 2 dự án A và B, không đầu tư vào dự án C do C có IRR nhỏ hơn lãi suất vốn vay.
Cuối cùng, khi tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư (IRR) tăng lên làm đầu tư tăng kéo quy mô vốn đầu tư tăng theo, lãi suất giảm làm tiết kiệm giảm, đầu tư lại tăng lên và ngược lại. Mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư và quy mô vốn đầu tư được thể hiện .
Từ việc nghiên cứu mối quan hệ trên, ta có thể đưa ra kết luận :
1) Đánh giá được thực chất lợi nhuận mà doanh nghiệp tạo ra được khi chưa trả lãi vay, nộp thuế cho Nhà nước cũng như phần lợi nhuận còn lại của doanh nghiệp. Do đó, nó đánh giá được trình độ quản lý sản xuất, kinh doanh cũng như trình độ sử dụng có hiệu quả mọi nguồn vốn huy động cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
2) Mặt khác, chỉ tiêu này còn cho biết doanh nghiệp có nên vay thêm vốn hay không và các chủ nợ ra quyết định có nên cho doanh nghiệp vay vốn nữa hay không. Như ta đã biết, khi doanh nghiệp có tỷ suất lợi nhuận trước thuế và lãi vay lớn hơn lãi suất vay vốn mà doanh nghiệp vay thì sẽ làm gia tăng tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu vì sau khi doanh nghiệp phải trả lãi vay theo lãi suất vay thực tế trong kỳ, phần lợi nhuận còn lại sẽ thuộc sở hữu của doanh nghiệp. Như vậy, trong tường hợp này, doanh nghiệp tiếp tục đi vay để làm gia tăng tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu. Ngược lại, doanh nghiệp sẽ không đi vay nếu như tỷ suất lợi nhuận trước thuế và lãi vay nhỏ hơn lãi suất vay vốn vì lúc này doanh nghiệp phải trích thêm phần lợi nhuận trước thuế được tạo ra từ các nguồn vốn khác (ngoài nguồn vốn vay) bù đắp chi phí lãi vay phải trả trong kỳ.
Chương 2. Thực trạng mối quan hệ giữa lãi suất tiền vay, tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư và qui mô vốn đầu tư ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay (2000 - 2007)
A.Thực trạng lãi suất tiền vay, tỷ suất lợi nhuận, qui mô vốn đầu tư ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
I. Lãi suất
1.Thực trạng
Lãi suất là biến số kinh tế nhạy cảm, sự thay đổi của lãi suất sẽ tác động làm thay đổi hành vi sản xuất và tiêu dùng của xã hội. Về phương diện lý thuyết cũng như thực tiễn các nước đã chứng minh, sự thay đổi lãi suất thực sẽ có tác động nhạy cảm đến nhiều mặt của nền kinh tế. Và Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật ấy. Vì vậy, Ngân hàng Trung ương đã rất coi trọng việc điều tiết lãi suất nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng của chính sách tiền tệ là kiềm chế lạm phát và góp phần tăng trưởng kinh tế.
Trong những năm qua, thị trường tiền tệ Việt Nam đã có khá nhiều biến động và vì thế, lãi suất cũng được điều chỉnh liên tục. Khi nhắc đến lãi suất, đầu tiên chúng ta phải xét đến lãi suất cơ bản mà NHTW quy định. Trên lý thuyết, lãi suất cơ bản sẽ là định hướng chung cho lãi suất trong nước.
Tháng 8/2000 thay cơ chế điều hành lãi trần lãi suất cho vay bằng cơ chế điều hành lãi suất cơ bản đối với cho vay bằng đồng tiền Việt Nam, và cơ chế lãi suất thị trường có quản lý đối với cho vay bằng ngoại tệ. Đây là những nhân tố tác động không nhỏ đến sự tăng trưởng tín dụng VND trong năm 2000.
Từ tháng 1/2003 đến nay, lãi suất có xu hướng tiếp tục gia tăng, đặc biệt là lãi suất tiền gửi, do hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ nói chung và chính sách lãi suất nói riêng của NHNN. Lãi suất trên thị trường mở dao động tương đối mạnh trong năm, lãi suất thấp nhất ở mức 1,58%/năm, cao nhất là 5% và có xu hướng giảm dần.
Theo dõi bảng dưới đây để thấy được thực trạng lãi suất Việt Nam từ năm 2004 đến nay.
Bảng 1. Lãi suất cơ bản từ năm 2004 (ĐVT: %)
Loại lãi suất
Giá trị
Ngày áp dụng
Mức lãi suất cao nhất cho phép trong các giao dịch
Lãi suất cơ bản
7,5%/năm
01.03.2004
Không vượt 50% lãi suất cơ bản
Lãi suất cơ bản
7,8%/năm
01.02.2005
Không vượt 50% lãi suất cơ bản
Lãi suất cơ bản
8,25%/năm
01.12.2005
Không vượt 50% lãi suất cơ bản
Lãi suất cơ bản
8.25%/năm
01.01.2008
Không vượt 150% lãi suất cơ bản
Lãi suất cơ bản
8.75%/năm
01.02.2008
Không vượt 150% lãi suất cơ bản
Lãi suất cơ bản
8.75%/năm
01.05.2008
Không vượt 150% lãi suất cơ bản
Lãi suất cơ bản
12%/năm
19.05.2008
Không vượt 150% lãi suất cơ bản
Lãi suất cơ bản
14%/năm
01.07.2008
Không vượt 150% lãi suất cơ bản
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Qua bảng số liệu trên, chúng ta có thể nhận thấy được lãi suất đang là một vấn đề khá đau đầu và hóc búa của nền kinh tế Việt Nam. Tình trạng lãi suất ngân hàng liên tiếp tăng cao đã và đang khiến các doanh nghiệp và các nhà đầu tư khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Từ giữa năm 2004 đến nay, cùng với xu thế tăng lãi suất của các nền kinh tế lớn, đặc biệt là Mỹ và xu thế kiềm chế lạm phát, lãi suất của các ngân hàng trong nước không ngừng tăng cao. Từ năm 2005 đến nay, NHNN ba lần tăng một số lãi suất chủ đạo là lãi suất tái cấp vốn và lãi suất tái chiết khấu, hai lần tăng lãi suất cơ bản đồng Việt Nam.
Theo số liệu của NHNN, trong năm 2005, lãi suất huy động VND tăng 0,6-1,2%/năm, lãi suất cho vay VND tăng 0,6%/năm, lãi suất huy động bằng USD tăng 1,2-2,5%/năm và lãi suất cho vay bằng USD tăng 0,7- 1,5%/năm so với cuối năm 2004.
Trong những tháng đầu năm 2006, lãi suất tiền gửi tiết kiệm bằng VND của dân cư kỳ hạn 12 tháng lên tới 8,5-8,5% đối với các ngân hàng thương mại và trên 9% ở các NHCP. Lãi suất tiền gửi tiết kiệm bằng USD cũng tăng mạnh và đạt mức xấp xỉ 5%/năm.
Sang tháng 5.2008, lãi suất cơ bản một lần nữa lại được điều chỉnh lên tới 12%-14%/năm, kéo theo đó là lãi suất tiền vay lên đến 20%-21%/năm. Việc này gây không ít khó khăn cho các cá nhân và các doanh nghiệp đi vay.
Liên tục trong 2 tuần cuối tháng 8.2008, nhiều Ngân hàng đã điều chỉnh hạ lãi suất kinh doanh (tiền gửi, cho vay) VND:
Theo thông báo từ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), kể từ ngày 1-9 tới, ngân hàng này đồng loạt áp dụng mức lãi suất 20% đối với tất cả khách hàng hiện đang có quan hệ tín dụng tại BIDV (giảm 0,4% so với mức lãi suất 20,4% hiện tại).
Bên cạnh đó, BIDV còn giảm lãi suất cho vay đối với những lĩnh vực ưu tiên theo chính sách khách hàng là: 19%, 18,8% và 18% đối với Tổng Công ty lương thực miền Nam để thực hiện công tác thu mua lúa gạo ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Một trong những ngân hàng “mạnh tay” trong việc giảm lãi suất cho vay lần này là Ngân hàng Liên Việt (LienVietBank). Ông Nguyễn Đức Hưởng, Tổng Giám đốc ngân hàng cho hay: “Hưởng ứng quyết định tăng lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, “một quyết định: hai trong một” tốt cả vi mô lẫn vĩ mô”, kể từ ngày 1/9, LienVietBank sẽ hạ lãi suất cho vay ưu đãi xuống 19%/năm đối với khách hàng”.
Cũng kể từ ngày 1-9, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) chính thức điều chỉnh giảm lãi suất cho vay VND, với mức giảm lớn nhất lên tới 1,525%/năm. Các khách hàng truyền thống, kinh doanh trong lĩnh vực trọng yếu, có tác động tích cực đến việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế sẽ được hưởng mức lãi suất ưu đãi là 19,475%/năm.
“Nhanh tay” hơn, trong chiều 29-8, Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) đã áp dụng ngay chính sách lãi suất ưu đãi cho các doanh nghiệp nhập khẩu các nguyên vật liệu, trang thiết bị phục vụ mở rộng sản xuất kinh doanh. Mức lãi suất ưu đãi giảm so với trước đây từ 0,5% - 1% đối với cho vay VND. Ông Phạm Quang Thắng, Phó Tổng Giám đốc Techcombank chia sẻ: “Các chính sách của Ngân hàng Nhà nước thể hiện quyết tâm của Chính phủ trong việc đẩy mạnh hỗ trợ thúc đẩy nền kinh tế, hỗ trợ các doanh nghiệp và ổn định thị trường. Chúng tôi ủng hộ chủ trương này bằng việc giảm một phần lãi suất cho vay áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất và xuất nhập khẩu, mặc dù bản thân các ngân hàng cũng còn nhiều khó khăn”.
Không chỉ đua nhau giảm lãi suất cho vay bằng VND, nhiều ngân hàng còn giảm mạnh lãi suất cho vay bằng USD như: Techcombank giảm từ 2 - 2,5%; BIDV áp dụng cho những khoản vay ngắn hạn mới, giảm tối đa là 1%, tối thiểu là 0,5%, xuống còn 6,5-7,5% tùy thời hạn. Chưa có quyết định cụ thể nhưng một số ngân hàng TMCP đang tính toán mức giảm lãi suất cho vay phù hợp với “sức khỏe” của chính mình.
Mặc dù có Ngân hàng tuyên bố đã 2 lần hạ lãi suất, nhưng mức giảm chung phổ biến vẫn chỉ từ 0,5% đến trên 1%/năm. Có vẻ như các NH vẫn đang thăm dò phản ứng của thị trường. Trong khi đó, qua một số nhận định của các chuyên gia trong lĩnh vực, Ngân hàng Nhà nước sẽ không tăng lãi suất cơ bản trong thời gian tiếp theo nhưng việc giảm lãi suất cũng chưa được rõ ràng. Có thể không giảm mạnh, nhưng giảm 0,5% chẳng hạn, từ 14% xuống 13,5% hoặc 13%.
2.Đánh giá thực trạng lãi suất
Thứ nhất, từ năm 2004, Nhà nước liên tục điều chỉnh lãi suất cơ bản tăng, điều này khiến các ngân hàng thương mại thi nhau tăng lãi suất cho vay. Nhưng đến cuối tháng 7.2008, dù lãi suất vẫn là đề tài nóng bỏng nhưng có vẻ như được hạ nhiệt. Nhiều tháng nay, lãnh đạo các NHTM đều bày tỏ sự lo lắng, vì lãi suất cho vay quá cao khiến khách hàng không chịu nổi và Ngân hàng có nguy cơ không thu hồi được nợ. Họ ý thức rất rõ về mối quan hệ dựa vào nhau - cứu nhau giữa ngân hàng và khách hàng. Tuy nhiên, đến nay mới có điều kiện (nguồn cung vốn, lãi suất) để bước đầu hạ lãi suất cho vay.
Nguyên nhân của vấn đề :
- Sự biến động của giá dầu mỏ và giá vàng trên thị trường quốc tế cũng ảnh hưởng lớn đến sự biến động của lãi suất ở Việt Nam.
- Do sự chênh lệch lãi suất VND giữa các NHTMNN và NHTMCP nên các NHTMNN vẫn phải điều chỉnh tăng lãi suất huy động cao hơn lãi suất tiết kiệm để giữ thị phần trên thị trường tiền gửi, ổn định nguồn vốn huy động, tránh chuyển dịch nguồn vốn sang các NHTMCP.
- Trong hoàn cảnh hội nhập các NHTM buộc phải tăng vốn điều lệ để nâng cao năng lực tài chính đủ sức cạnh tranh trên thị trường tài chính quốc tế. Vì vậy để tăng nguồn huy động các NHTM phải tăng lãi suất huy động và đã trực tiếp tác động làm tăng mặt bằng lãi suất.
- Thời điểm cuối năm 2007 và nhất là đầu năm 2008, lạm phát trên thị trường Việt Nam tăng cao,chỉ số CPI cũng tăng cao, lên tới 19,57% kéo theo lãi suất danh nghĩa tăng và luôn lớn hơn lãi suất thực tế. Chính phủ áp dụng chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm kiềm chế lạm phát.
- NHNN tăng lãi suất nhằm đảm bảo tăng lợi ích tiền gửi,nói cách khác là đưa lãi suất dần tiến tới lãi suất thực dương.
Thứ hai. nếu xem xét kỹ các đối tượng được hưởng lãi suất vay ưu đãi của các ngân hàng thì thấy rằng mới chỉ có các tập đoàn, tổng công ty, công ty, doanh nghiệp (chủ yếu thuộc sở hữu nhà nước) trực tiếp sản xuất-kinh doanh các sản phẩm như: Xăng dầu, năng lượng, sắt, than, ximăng, thuốc chữa bệnh, phân bón...; các DN được Chính phủ trực tiếp chỉ đạo tham gia tạo lập và bình ổn các cân đối lớn của nền kinh tế là được hưởng lãi suất ưu đãi. Việc các NHTM nhà nước cung ứng vốn cho điện lực và dệt - may là ví dụ.
Bên cạnh đó, có dư luận cho rằng một số ngân hàng tuyên bố hạ lãi suất cho vay thực chất là công bố mức lãi suất vẫn áp dụng lâu nay (luôn thấp hơn mức trần) cho các khách hàng truyền thống của mình. Hiện tại, ngoài các DN được hưởng ưu đãi, các DN đặc biệt là các DN nhỏ và vừa và khách hàng cá nhân đa phần vẫn phải chịu mức lãi suất vay trần (21%/năm) và rất khó khăn để tiếp cận vốn ngân hàng.
Nguyên nhân hạ nhiệt về mức lãi suất:
- Ngân hàng Nhà nước tăng cường các biện pháp quản lý nhà nước về hoạt động tiền tệ, như nghiêm cấm việc thu thêm phía ngoài lãi suất cho vay dưới bất kỳ hình thức nào, yêu cầu các ngân hàng thương mại có mức lãi suất huy động vốn VND trên 17,5%/năm thì phải báo cáo,… đồng thời tăng cường kiểm tra việc chấp hành các quy định có liên quan.
- Bản thân nhiều ngân hàng thương mại cũng nhận thức được rằng việc tăng cường cạnh tranh tăng lãi suất huy động vốn thời gian qua đem lại rất ít hiệu quả về việc tăng trưởng quy mô thu hút tiền gửi, nhưng lại làm ảnh hưởng đến tình hình tài chính của bản thân ngân hàng thương mại. Bởi vì với lãi suất cơ bản là 14%/năm và lãi suất cho vay của ngân hàng thương mại tối đa không vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản, tức không được vượt quá 21%/năm. Do đó với lãi suất huy động vốn VND trên 17,5%/năm cho các kỳ hạn từ 12 tháng trở xuống, trừ đi tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 11%, trừ đi tiền gửi bảo đảm thanh toán và tiền mặt tồn quỹ… thì chênh lệch giữa lai suất cho vay và chi phí huy động vốn đầu vào mà ngân hàng thương mại thu được không còn bao nhiêu.
- Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, một ngân hàng thương mại Nhà nước có quy mô lớn, mạng lưới rộng, uy tín và thương hiệu được đông đảo khách hàng tin tưởng, mới đây đã tuyên bố giảm nhẹ lãi suất cho vay từ 0,20%/năm đến 2,0%/năm. Quyết định đó cả ngân hàng này phát đi một tín hiệu về mặt tâm lý đối với các ngân hàng thương mại khác cân nhắc khi điều chỉnh tăng lãi suất huy động vốn của mình.
- Chỉ số tăng giá trên thị trường xã hội – CPI có xu hướng giảm, nhập siêu giảm mạnh, diễn biến kinh tế vĩ mô có chiều hướng tích cực, các biện pháp kiềm chế lạm phát đang bắt đầu phát huy hiệu quả. Tình hình này tác động tới tâm lý của cả các ngân hàng thương mại trong cạnh tranh huy động vốn và cả tâm lý người gửi tiền theo chiều hướng tích cực.
- Thị trường ngoại tệ hạ nhiệt. Giá USD trên thị trường tự do đã giảm mạnh, nên góp phần ngăn chặn tình trạng sử dụng vốn nội tệ hay rút tiết kiệm sang mua USD để cất trữ hay gửi tiết kiệm ngoại tệ tại ngân hàng thương mại làm cho nhu cầu vốn nội tệ bớt căng thẳng.
- Tin đồn và diễn biến tâm lý về tính thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam, đặc biệt là tin đồn thiếu cơ sở và thiếu thực tế về thanh khoản của một số ngân hàng thương mại cổ phần quy mô nhỏ, ngân hàng thương mại cổ phần mới chuyển từ nông thôn lên thành thị,… đã bị loại bỏ.
- Tính thanh khoản của nền kinh tế chuyển biến tích cực, đặc biệt là tính thanh khoản của thị trương chứng khoán đã được cải thiện rõ rệt. Tình hình đó tác động đến cả tâm lý của thị trường tiền tệ và tác động đến thanh khoản của các ngân hàng thương mại.
Thứ ba, những diễn biến nói trên là đáng mừng, tuy nhiên hiện nay lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại vẫn còn cao. Trong khi lãi suất USD của FED vẫn không thay đổi, ở mức 2,0%/năm tư cuối tháng 4/2008, lãi suất USD trên thị trường quốc tế cũng ở mức thấp, nhưng lãi suất huy động vốn USD và cho vay USD của các ngân hàng thương mại Việt Nam đang ở mức rất cao ( cao nhất lên tới 7,0% - 7,5%/năm), lãi suất cho vay lên tới 10%/năm và cao hơn.
Thứ tư, lãi suất đã giảm nhưng vẫn chỉ mang tính chất thăm dò thị trường, có thể là do hai nguyên nhân sau:
- Ngân hàng vẫn e ngại tỉ lệ lạm phát cao 5 tháng cuối năm khó huy động tiền gửi.
- Nhu cầu vốn cho vay và thanh khoản quý IV và đầu năm 2009 theo quy luật luôn rất cao. Sự cạnh tranh thu hút nguồn vốn VND vẫn diễn ra gay gắt. Các NHTMCP quy mô nhỏ vẫn tiếp tục giữ mức lãi suất tiền gửi cao nhất gần sát hoặc bằng 19%/năm. Chưa nhiều ngân hàng thực sự yên tâm với triển vọng của thị trường.
Một chuyên gia tài chính-ngân hàng nhận định: "Cuộc chiến huy động lãi suất vẫn manh nha bùng nổ nếu có sự dịch chuyển mạnh đồng vốn tiền gửi từ các NHTM trung bình và nhỏ sang các NHTM lớn hơn, uy tín hơn và nếu các công ty tài chính của các tập đoàn tăng huy động vốn trên thị trường để đáp ứng sự thiếu hụt vốn của các thành viên khác trong tập đoàn; khi họ không thể tiếp cận được nguồn vốn tín dụng của ngân hàng".
II. Tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư
1. Thực trạng tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư
1.1. Tỷ suất lợi nhuận giữa các khu vực và thành phần kinh tế còn có sự chênh lệch.
Nếu so sánh giữa các khu vực của nền kinh tế thì khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài luôn có mức tỷ suất lợi nhuận dẫn đầu bỏ xa các khu vực khác, những năm gần đây khu vực này đều có mức tỷ suất lợi nhuận đều trên 10%, phải để đến như: Toyota Việt Nam hơn 19% năm 2007, Canon Việt Nam 16.2% năm 2006, …
Trong khi đó các khu vực kinh tế Nhà nước và các thành phần kinh tế có sự góp mặt của Nhà nước lại tỏ ra hoạt động không mấy hiệu quả. Như trường hợp các doanh nghiệp Nhà nước do tỉnh Quảng Ngãi quản lý trong năm 2006 đạt lợi nhuận là 8597 tỷ đồng, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu chỉ là 0,56%.
Phần lớn các doanh nghiệp nhà nước có tỷ suất lợi nhuận thấp hơn so với các doanh nghiệp tư nhân hay doanh nghiệp nước ngoài cùng lĩnh vực, trong suốt giai đoạn 2000 -2007 bên cạnh những điểm sáng góp phần vào đẩy nhanh tốc độ phát triển của đất nước lại có không ít các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ với tỷ suất lợi nhuận âm. Khi chia theo các ngành sản xuất kinh doanh chính dễ dàng nhận thấy tỷ suất lợi nhuận còn rất thấp ở một số hoạt động như: hoạt động văn hóa thể thao, nông nghiệp và lâm nghiệp, hoạt động khoa học và công nghê. Trong khi ngành công nghiệp khai thác mỏ lại có tỷ suất lợi nhuận rất cao (tới trên 40%, theo số liệu của tập đoàn than khoáng sản Việt Nam, tỷ suất lợi nhuận năm 2007 đạt 40.3%) hay hoạt động vận tải kho bãi và thông tin liên lạc cũng có mức tỷ suất lợi nhuận tương đối đều khoảng trên dưới 10% như: CTCP Container Việt Nam đạt 8.1 % năm 2007, CTCP hàng hải Đông Đô đạt 9.4% năm 2007( Nguồn: www.vietstock.com.vn).
Bảng 2. Điều tra tỷ suất lợi nhuận giữa các ngành ,các khu vực qua một số năm
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn sản xuất kinh doanh(%)
2000
2001
2002
2003
TỔNG SỐ
3.739
3.777
4.320
4.535
Chia theo khu vực và thành phần kinh tế
1. Khu vực doanh nghiệp nhà nước
2.351
2.453
2.900
2.768
+ DN nhà nước Trung ương
2.271
2.397
2.756
2.595
+ DN nhà nước Địa phương
2.873
2.816
3.696
3.81
2. Khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước
1.798
2.277
2.311
2.146
+ DN Tập thể
3.888
3.207
3.725
2.205
+ DN Tư nhân
4.262
3.302
3.330
2.766
+ Công ty Hợp doanh
1.291
-2.314
5.843
0.27
+ Công ty Trách nhiệm hữu hạn tư nhân
0.432
1.202
1.242
1.536
+ CT cổ phần có vốn Nhà nước
4.721
4.803
4.529
3.53
+ CT cổ phần không có vốn Nhà nước
0.748
1.213
1.854
1.79
3. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
8.971
8.740
9.991
+ 100 % vốn nước ngoài
-0.200
-0.250
1.828
+ DN liên doanh với nước ngoài
14.367
15.249
17.245
Chia theo ngành SXKD chính
Nông nghiệp và Lâm nghiệp
0.890
-0.254
2.483
Thuỷ sản
6.730
5.404
6.628
Công nghiệp khai thác mỏ
45.737
46.973
44.016
Công nghiệp chế biến
2.752
3.252
4.034
Sản xuất & phân phối điện, khí đốt và nước
1.781
2.762
3.039
Xây dựng
1.720
2.055
1.626
Thương nghiệp, sửa chữa xe có động cơ, mô tô, xe máy, đồ dùng gia đình
0.221
-0.007
0.394
Khách sạn và nhà hàng.
-3.396
-2.062
0.359
Vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc.
10.329
11.535
12.982
Tài chính, tín dụng.
1.054
0.885
1.109
Hoạt động khoa học và công nghệ.
2.559
-0.114
1.507
Các hoạt động liên quan đến kinh doanh đến tài sản, dịch vụ tư vấn
1.459
2.679
2.213
Giáo dục và đào tạo.
5.121
15.342
6.296
Y tế và hoạt động cứu trợ xã hội.
11.699
13.144
1.789
Hoạt động văn hoá và thể thao.
-0.947
-1.550
0.613
Nguồn: Điều tra toàn bộ doanh nghiệp 2000-2002 – nguồn Tổng cục thống kê
1.2.Tỷ suất lợi nhuận giữa ngành kinh tế, các hoạt động sản xuất kinh doanh còn có sự chênh lệch.
Theo số liệu ước tính thì năm 2006, tỷ suất lợi nhuận của một số ngành trung bình như sau: điện lực 29%, dầu khí 16%, dược phẩm 40%, cao su 33%, thực phẩm 17%.
Trường hợp các ngành xây dựng, tài chính tín dụng , các hoạt động kinh doanh tài sản dịch vụ tư vấn nếu căn cứ theo bảng số liệu dưới đây thì mức tỷ suất lợi nhuận của các ngành này còn thấp.
Bảng 3. Tỷ suất lợi nhuận ngành xây dựng tài chính ngân hàng giai đoạn 2000-2002
ĐVT:%
Năm
2000
2001
2002
TSLN trên vốn kinh doanh (%)
TSLN trên doanh thu (%)
TSLN trên vốn kinh doanh (%)
TSLN trên doanh thu (%)
TSLN trên vốn kinh doanh (%)
TSLN trên doanh thu (%)
Hoạt động tài chính tín dụng
1.054
9.352
0.885
8.307
1.109
9.551
Hoạt động kinh doanh tài sản,dịch vụ tư vấn
1.459
6.809
2.679
12.475
8.307
8.409
Nguồn :Tổng cục thống kê
Tuy nhiên vài năm gần đây tỷ suất lợi nhuận của ngành tài chính ngân hàng lại khá cao đáng phải kể đến như :
- Ngân hàng GP bank có tỷ suất lợi nhuận 19.44% năm 2007
- Ngân hàng thương mại cổ phần Á châu đạt 8.1% năm 2007
1.3. Tỷ suất lợi nhuận giữa các doanh nghiệp trong cùng 1 ngành cũng có sự chênh lệch đáng kể.
Có thể điểm qua một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính và các hoạt động liên quan sau.
Bảng 4. Tỷ suất lợi nhuận của các doanh nghiệp kinh doanh chứng khoán năm 2006 (ĐVT: %)
Doanh nghiệp
Tỷ suất lợi nhuận năm 2006
CTCP chứng khoán Hải Phòng
11.04%
CTCP chứng khoán Bảo Việt
14.3%
CTCP chứng khoán Kim Long
5.8%
CTCP chứng khoán Hải Phòng
1.4%
Nguồn: www.vietstock.com.vn
Trong ngành vận tải kho bãi cũng có hiện tượng tương tự:
Bảng 5. Tỷ suất lợi nhuận của các doanh nghiệp trong ngành kinh doanh kho bãi năm 2006 (ĐVT: %)
Doanh nghiệp
Tỷ suất lợi nhuận năm 2006
CTCP hàng hải Đông Đô
9.4%
CTCP vận tải biển VINASHIP
5.8%
CTCP vận tải xăng dầu VITACO
2.7%
CTCP vận tải Hà Tiên
1.9%
CTCP container Việt Nam
8.1%
Nguồn: www.vietstock.com.vn
1.4. Tỷ suất lợi nhuận giữa các ngành ở các nước, các khu vực khác nhau trên thế giới cũng có sự chênh lệch
Gần đây một số doanh nghiệp, tập đoàn của Việt Nam tiến hành đầu tư ra nước ngoài như Lào, Đông Âu, một số nước châu Phi ( trong đó chủ yếu là Lào- chiếm tới 50% tổng vốn đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam) không chỉ dựa trên tinh thần hợp tác, mang tính chính trị mà ẩn chứa sau đó chính là tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng thu được sẽ cao hơn trong nước.
1.5. Hiệu quả sản xuất kinh doanh còn thấp
Mặc dù hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhìn chung đều có mức tăng trưởng khá mạnh. Chỉ xét năm 2006 tổng doanh thu thuần đạt 2.553.086 tỷ đồng tăng 27,03% so với năm năm 2005, bình quân giai đoạn 2002 - 2006 tăng 28,72%/năm. Trong các ngành sản xuất - kinh doanh chính, công nghiệp tăng bình quân 31,26%, xây dựng: 29,51%, thương nghiệp 24,23%, vận tải 31,76%, khách sạn - nhà hàng 26,26%, các dịch vụ khác 39,96%.
Tuy nhiên, đi sâu vào phân tích cho thấy, hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vẫn còn đạt thấp. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn bình quân năm 2006 đạt 4,42%, so với mức 4,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Mối quan hệ giữa lãi suất tiền vay, tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư và qui mô vốn đầu tư Vận dụng để giải thích tình hình đầu tư hiện nay ở Việt Nam.doc