MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ LÃI SUẤT, TỶ SUẤT LỢI NHUẬN VỐN ĐẦU TƯ VÀ QUY MÔ VỐN ĐẦU TƯ 2
I. Lãi suất: 2
1. Khái nệm chung về lãi suất. 2
2. Vai trò của lãi suất. 2
3. Phân loại lãi suất. 3
3.1 Phân loại theo nguồn sử dụng: 3
3.2. Phân loại theo giá trị thực: 4
3.3. Phân loại theo phương pháp tính lãi: 4
3.4. Phân loại theo loại tiền: 5
3.5 .Phân loại theo độ dài thời gian: 5
4.Các yếu tố ảnh hưởng đến lãi suất. 5
4.1 Cung cầu các quỹ cho vay: 5
4.2 Lạm phát kì vọng: 5
4.3 Bội chi ngân sách: 6
4.4 Những thay đổi về thuế: 7
4.5 Những thay đổi trong đời sống xã hội: 7
II. Tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư (RR- RATE OF RETURN) 7
1. Khái niệm và phân loại tỷ suất lợi nhuận. 7
1.1 Lợi nhuận thuần: 7
1.2 Tỷ suất lợi nhuận: 8
2. Tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư (RR – Rate Of Return) 9
3. Những nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận và ý nghĩa của việc tính tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư. 10
III. Qui mô vốn đầu tư 11
1. Vốn đầu tư 11
1.1 Khái niệm và vai trò của vốn đầu tư đối với tăng trưởng kinh tế 11
1.2 Đặc trưng của vốn đầu tư. 12
2. Quy mô vốn đầu tư. 12
2.1 Khái niệm : 12
2.2 Vai trò của quy mô vốn đầu tư đối với tăng trưởng và
phát triển kinh tế : 12
2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến tổng quy mô vốn đầu tư. 16
IV. Lí luận về mối quan hệ giữa lãi suất tiền vay, tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư và qui mô vốn đầu tư. 18
1. Mối quan hệ giữa lãi suất tiền vay và qui mô vốn đầu tư. 18
1.1 Tác động của lãi suất tiền vay đến qui mô vốn đầu tư. 18
1.2. Tác động của quy mô vốn đầu tư tới lãi suất tiền vay 21
2. Mối quan hệ giữa tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư và qui mô
vốn đầu tư. 22
2.1 Tác động của tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư đến qui mô vốn đầu tư: 22
2.2. Tác động của qui mô vốn đầu tư đến tỷ suất lợi nhuận
vốn đầu tư: 24
3.Mối quan hệ giữa lãi suất vốn vay và tỷ̉ suất lợi nhuận
vốn đầu tư: 25
3.1 Tác động của lãi suất vốn vay đến tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư. 25
3.2 Tác động của tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư đến lãi suất vốn vay. 28
4. Mối quan hệ giữa ba yếu tố: lãi suất tiền vay, tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư và qui mô vốn đầu tư. 28
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG MỐI QUAN HỆ GIỮA LÃI SUẤT
VỐN VAY, TỶ SUẤT LỢI NHUẬN VỐN ĐẦU TƯ VÀ QUY MÔ
VỐN ĐẦU TƯ Ở VIỆT NAM 31
I. Thực trạng lãi suất tiền vay, tỉ suất lợi nhuận, quy mô vốn đầu tư ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. 31
1. Lãi suất 31
1.1 Thực trạng: 31
1.2 Đánh giá thực trạng lãi suất: 34
2. Tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư. 36
2.1 Thực trạng tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư: 36
2.2 Đánh giá tỷ suất lợi nhuận thông qua hệ số ICOR 40
3. Qui mô vốn đầu tư. 42
3.1 Thực trạng qui mô vốn đầu tư ở Việt Nam hiện nay : 42
Vốn đầu tư nước ngoài 43
3.2 Đánh giá qui mô đầu tư hiện nay: 47
III. Thực trạng mối quan hệ giữa lãi suất tiền vay, tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư và quy mô vốn đầu tư ở Việt Nam: 49
1. Mối quan hệ giữa lãi suất và qui mô đầu tư 49
2. Mối quan hệ giữa tỷ suất lợi nhuận và qui mô vốn đầu tư 56
3. Thực trạng mối quan hệ giữa lãi suất vốn vay và tỷ suất
lợi nhuận: 56
4. Thực trạng mối quan hệ của lãi suất, tỷ suất lợi nhuận và quy mô vốn đầu tư ở Việt Nam: 57
CHƯƠNG III. CÁC GIẢI PHÁP VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA
LÃI SUẤT TIỀN VAY, TỶ SUẤT LỢI NHUẬN VỐN ĐẦU TƯ
VÀ QUY MÔ VỐN ĐẦU TƯ Ở VIỆT NAM 59
I. Giải pháp về lãi suất và cơ chế điều hành lãi suất. 59
1. Điều chỉnh lãi suất hợp lý để thúc đẩy đầu tư: 59
2. Phát triển hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng: 61
3. Giải pháp về cơ chế điều hành lãi suất: 62
II. Giải pháp tăng hiệu quả đầu tư và hiệu quả sử dụng vốn 64
1. Sử dụng vốn ngân sách nhà nước: 64
2. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA: 66
3. Thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng vồn FDI: 66
III. Giải pháp về tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư. 67
1. Tối đa hóa lợi nhuận: 68
2. Tăng hệ số quay vòng vốn: 68
IV. Các giải pháp về quy mô vốn đầu tư. 68
1. Các giải pháp mang tính vĩ mô: 68
1.1 Tạo lập và duy trì năng lực tăng trưởng nhanh và bền vững cho nền kinh tế: 68
1.2 Đảm bảo ổn định môi trường kinh tế vĩ mô: 69
1.3 Xây dựng các chính sách huy động nguồn vốn có hiệu quả: 69
2. Các giải pháp riêng đối với từng nguồn vốn: 70
2.1 Giải pháp mở rộng qui mô vốn đầu tư trong nước: 70
2.2 Giải pháp mở rộng qui mô vốn đầu tư nước ngoài: 70
LỜI KẾT 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO 74
77 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 3975 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Mối quan hệ giữa lãi suất vốn vay, tỉ suất lợi nhuận và quy mô vốn đầu tư, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iệp phải có tỷ suất lợi nhuận khoảng 25% mới bù đắp được chi phí vốn cao như vậy.
1.2 Đánh giá thực trạng lãi suất:
Thứ nhất, từ năm 2004, Nhà nước liên tục điều chỉnh lãi suất cơ bản tăng, điều này khiến các ngân hàng thương mại thi nhau tăng lãi suất cho vay. Nhưng đến cuối tháng 7.2008, dù lãi suất vẫn là đề tài nóng bỏng nhưng có vẻ như được hạ nhiệt. Có thể thấy năm 2008 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới nền kinh tế Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn. Chính phủ Việt nam đã thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô nên lãi suất không ngừng tăng lên mà đỉnh cao là từ tháng 7 đến tháng 10 lãi suất luôn ở mức 14%/ năm. Sau đó nhằm tập chung nỗ lực để ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tốc độ tăng trưởng và bảo đảm an sinh xã hội. Trong đó, các biện pháp quan trọng là thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu, kích cầu đầu tư và tiêu dùng và thực hiện chính sách tài chính, tiền tệ linh hoạt nên lãi suất lại được hạ xuống cuối năm 2008 và trong năm 2009 chỉ còn vào khoảng 7 hoặc 8% hơn nữa vào năm 2009 chính phủ thực hiện gói kích cầu và đã hỗ trợ lãi suất vốn vay 4% để thúc đẩy đầu tư.
Tháng 3 năm 2010, sau hơn 1 tháng áp dụng cơ chế lãi suất thoả thuận cho vay trung và dài hạn, lãi suất ngân hàng đang tăng cao có nơi lên tới 18 - 20% chấp nhận của nhiều doanh nghiệp. Các chuyên gia tính toán, doanh nghiệp phải có tỷ suất lợi nhuận khoảng 25% mới bù đắp được chi phí vốn cao như vậy.
Nguyên nhân của vấn đề:
- Sự biến động của giá dầu mỏ và giá vàng trên thị trường quốc tế cũng ảnh hưởng lớn đến sự biến động của lãi suất ở Việt Nam.
- Do sự chênh lệch lãi suất VND giữa các NHTMNN và NHTMCP nên các NHTMNN vẫn phải điều chỉnh tăng lãi suất huy động cao hơn lãi suất tiết kiệm để giữ thị phần trên thị trường tiền gửi, ổn định nguồn vốn huy động, tránh chuyển dịch nguồn vốn sang các NHTMCP.
- Trong hoàn cảnh hội nhập các NHTM buộc phải tăng vốn điều lệ để nâng cao năng lực tài chính đủ sức cạnh tranh trên thị trường tài chính quốc tế. Vì vậy để tăng nguồn huy động các NHTM phải tăng lãi suất huy động và đã trực tiếp tác động làm tăng mặt bằng lãi suất.
- Thời điểm cuối năm 2007 và nhất là đầu năm 2008, lạm phát trên thị trường Việt Nam tăng cao,chỉ số CPI cũng tăng cao, lên tới 19,57% kéo theo lãi suất danh nghĩa tăng và luôn lớn hơn lãi suất thực tế. Chính phủ áp dụng chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm kiềm chế lạm phát.
- NHNN tăng lãi suất nhằm đảm bảo tăng lợi ích tiền gửi,nói cách khác là đưa lãi suất dần tiến tới lãi suất thực dương.
Thứ hai, nếu xem xét kỹ các đối tượng được hưởng lãi suất vay ưu đãi của các ngân hàng thì thấy rằng mới chỉ có các tập đoàn, tổng công ty, công ty, doanh nghiệp (chủ yếu thuộc sở hữu nhà nước) trực tiếp sản xuất - kinh doanh các sản phẩm như: Xăng dầu, năng lượng, sắt, than, ximăng, thuốc chữa bệnh, phân bón...; các DN được Chính phủ trực tiếp chỉ đạo tham gia tạo lập và bình ổn các cân đối lớn của nền kinh tế là được hưởng lãi suất ưu đãi. Việc các NHTM nhà nước cung ứng vốn cho điện lực và dệt - may là ví dụ:
- Việc thay đổi chính sách liên tục của Ngân hàng Nhà nước cũng là một nguyên nhân chính khiến các ngân hàng gặp khó khăn về thanh khoản. Đầu năm 2009, Ngân hàng Nhà nước bắt buộc các ngân hàng thương mại cho doanh nghiệp vay vốn để kích thích tăng trưởng kinh tế. Đến giữa năm, khi có biểu hiện cho thấy tăng trưởng tín dụng nóng và lo ngại lạm phát, cơ quan này lại chủ trương thắt chặt tín dụng. Lúc đó, các ngân hàng đã đẩy lượng tài sản của mình lên rất cao (mở rộng quy mô, đầu tư tài chính…). Chủ trương siết chặt tín dụng của Ngân hàng Nhà nước đặc biệt đánh vào tín dụng cho vay cầm cố chứng khoán và bất động sản. Đây lại là những hoạt động mang lại lợi nhuận lớn cho ngân hàng. Trong bối cảnh đó, tiền gửi vào ngân hàng trở nên ít đi. Điều này đã lý giải phần nào tình trạng khó khăn về vốn của các ngân hàng.
Việc khan hiếm nguồn vốn huy động trong năm nay phần lớn là do trong năm ngoái, các ngân hàng đã tăng cường cho vay quá nhiều, vượt hơn hẳn so với khả năng huy động vốn của mình. Trong năm 2009, tốc độ tăng trưởng tín dụng của toàn ngành là 38% trong khi huy động chỉ tăng 28,7%. Hai tháng đầu năm 2010, theo thông báo của Ngân hàng Nhà nước, huy động vốn giảm 0,17% so với cuối năm 2009 trong khi tín dụng lại tăng 1,4%.
2. Tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư.
2.1 Thực trạng tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư:
2.1.1 Tỷ suất lợi nhuận giữa các khu vực và thành phần kinh tế còn có sự chênh lệch:
Nếu so sánh giữa các khu vực của nền kinh tế thì khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài luôn có mức tỷ suất lợi nhuận dẫn đầu bỏ xa các khu vực khác, những năm gần đây khu vực này đều có mức tỷ suất lợi nhuận đều trên 10%, phải để đến như: Toyota Việt Nam hơn 19% năm 2007, Canon Việt Nam 16.2% năm 2006, …
Trong khi đó các khu vực kinh tế Nhà nước và các thành phần kinh tế có sự góp mặt của Nhà nước lại tỏ ra hoạt động không mấy hiệu quả. Như trường hợp các doanh nghiệp Nhà nước do tỉnh Quảng Ngãi quản lý trong năm 2006 đạt lợi nhuận là 8597 tỷ đồng, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu chỉ là 0,56%.
Phần lớn các doanh nghiệp nhà nước có tỷ suất lợi nhuận thấp hơn so với các doanh nghiệp tư nhân hay doanh nghiệp nước ngoài cùng lĩnh vực, trong suốt giai đoạn 2000 - 2007 bên cạnh những điểm sáng góp phần vào đẩy nhanh tốc độ phát triển của đất nước lại có không ít các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ với tỷ suất lợi nhuận âm. Khi chia theo các ngành sản xuất kinh doanh chính dễ dàng nhận thấy tỷ suất lợi nhuận còn rất thấp ở một số hoạt động như: hoạt động văn hóa thể thao, nông nghiệp và lâm nghiệp, hoạt động khoa học và công nghê. Trong khi ngành công nghiệp khai thác mỏ lại có tỷ suất lợi nhuận rất cao (tới trên 40%, theo số liệu của tập đoàn than khoáng sản Việt Nam, tỷ suất lợi nhuận năm 2007 đạt 40,3%) hay hoạt động vận tải kho bãi và thông tin liên lạc cũng có mức tỷ suất lợi nhuận tương đối đều khoảng trên dưới 10% như: CTCP Container Việt Nam đạt 8,1 % năm 2007, CTCP hàng hải Đông Đô đạt 9,4% năm 2007(Nguồn: www.vietstock.com.vn).
Bảng 2: Điều tra tỷ suất lợi nhuận giữa các ngành, các khu vực ở
Việt Nam giai đoạn 2000 - 2003
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn sản xuất kinh doanh(%)
TỔNG SỐ
2000
2001
2002
2003
3.739
3.777
4.320
4.535
Chia theo khu vực và thành phần kinh tế
1. Khu vực doanh nghiệp nhà nước
2.351
2.453
2.900
2.768
+ DN nhà nước Trung ương
2.271
2.397
2.756
2.595
+ DN nhà nước Địa phương
2.873
2.816
3.696
3.81
2. Khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước
1.798
2.277
2.311
2.146
+ DN Tập thể
3.888
3.207
3.725
2.205
+ DN Tư nhân
4.262
3.302
3.330
2.766
+ Công ty Hợp doanh
1.291
-2.314
5.843
0.27
+ Công ty Trách nhiệm hữu hạn tư nhân
0.432
1.202
1.242
1.536
+ CT cổ phần có vốn Nhà nước
4.721
4.803
4.529
3.53
+ CT cổ phần không có vốn Nhà nước
0.748
1.213
1.854
1.79
3. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
8.971
8.740
9.991
+ 100 % vốn nước ngoài
-0.200
-0.250
1.828
+ DN liên doanh với nước ngoài
14.367
15.249
17.245
Chia theo ngành SXKD chính
Nông nghiệp và Lâm nghiệp
0.890
-0.254
2.483
Thuỷ sản
6.730
5.404
6.628
Công nghiệp khai thác mỏ
45.737
46.973
44.016
Công nghiệp chế biến
2.752
3.252
4.034
Sản xuất & phân phối điện, khí đốt và nước
1.781
2.762
3.039
Xây dựng
1.720
2.055
1.626
Thương nghiệp, sửa chữa xe có động cơ, mô tô, xe máy, đồ dùng gia đình
0.221
-0.007
0.394
Khách sạn và nhà hàng.
-3.396
-2.062
0.359
Vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc.
10.329
11.535
12.982
Tài chính, tín dụng.
1.054
0.885
1.109
Hoạt động khoa học và công nghệ.
2.559
-0.114
1.507
Các hoạt động liên quan đến kinh doanh đến tài sản, dịch vụ tư vấn
1.459
2.679
2.213
Giáo dục và đào tạo.
5.121
15.342
6.296
Y tế và hoạt động cứu trợ xã hội.
11.699
13.144
1.789
Hoạt động văn hoá và thể thao.
-0.947
-1.550
0.613
Nguồn: Điều tra toàn bộ doanh nghiệp 2000-2002 – nguồn Tổng cục thống kê
2.1.2 Tỷ suất lợi nhuận giữa ngành kinh tế, các hoạt động sản xuất kinh doanh còn có sự chênh lệch:
Theo số liệu ước tính thì năm 2006, tỷ suất lợi nhuận của một số ngành trung bình như sau: điện lực 29%, dầu khí 16%, dược phẩm 40%, cao su 33%, thực phẩm 17%.
Trường hợp các ngành xây dựng, tài chính tín dụng , các hoạt động kinh doanh tài sản dịch vụ tư vấn nếu căn cứ theo bảng số liệu dưới đây thì mức tỷ suất lợi nhuận của các ngành này còn thấp.
Bảng 3: Tỷ suất lợi nhuận ngành xây dựng tài chính ngân hàng ở Việt Nam giai đoạn 2000 -2002
(ĐVT: %)
Năm
2000
2001
2002
TSLN trên vốn kinh doanh (%)
TSLN trên doanh thu (%)
TSLN trên vốn kinh doanh (%)
TSLN trên doanh thu (%)
TSLN trên vốn kinh doanh (%)
TSLN trên doanh thu (%)
Hoạt động tài chính tín dụng
1.054
9.352
0.885
8.307
1.109
9.551
Hoạt động kinh doanh tài sản,dịch vụ tư vấn
1.459
6.809
2.679
12.475
8.307
8.409
Nguồn: Tổng cục thống kê
Tuy nhiên vài năm gần đây tỷ suất lợi nhuận của ngành tài chính ngân hàng lại khá cao đáng phải kể đến như:
- Ngân hàng GP bank có tỷ suất lợi nhuận 19.44% năm 2007
- Ngân hàng thương mại cổ phần Á châu đạt 8.1% năm 2007
2.1.3. Tỷ suất lợi nhuận giữa các doanh nghiệp trong cùng 1 ngành cũng không đồng đều.
Bảng 4: Tỷ suất lợi nhuận của các doanh nghiệp kinh doanh
chứng khoán năm 2006
(ĐVT: %)
Doanh nghiệp
Tỷ suất lợi nhuận năm 2006
CTCP chứng khoán Hải Phòng
11.04%
CTCP chứng khoán Bảo Việt
14.3%
CTCP chứng khoán Kim Long
5.8%
Nguồn: www.vietstock.com.vn
Qua bảng trên ta thấy cùng trong ngành kinh doanh chứng khoán tại Việt Nam nhưng tỷ suất lợi nhuận trong các ngành này cũng không giống nhau.
2.1.4 Tỷ suất lợi nhuận giữa các ngành ở các nước, các khu vực khác nhau trên thế giới cũng có sự chênh lệch:
Gần đây một số doanh nghiệp, tập đoàn của Việt Nam tiến hành đầu tư ra nước ngoài như Lào, Đông Âu, một số nước châu Phi ( trong đó chủ yếu là Lào- chiếm tới 50% tổng vốn đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam) không chỉ dựa trên tinh thần hợp tác, mang tính chính trị mà ẩn chứa sau đó chính là tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng thu được sẽ cao hơn trong nước.
2.1.5 Hiệu quả sản xuất kinh doanh còn thấp:
Mặc dù hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhìn chung đều có mức tăng trưởng khá mạnh. Chỉ xét năm 2006 tổng doanh thu thuần đạt 2.553.086 tỷ đồng tăng 27,03% so với năm năm 2005, bình quân giai đoạn 2002 - 2006 tăng 28,72%/năm. Trong các ngành sản xuất - kinh doanh chính, công nghiệp tăng bình quân 31,26%, xây dựng: 29,51%, thương nghiệp 24,23%, vận tải 31,76%, khách sạn - nhà hàng 26,26%, các dịch vụ khác 39,96%.
Tuy nhiên, đi sâu vào phân tích cho thấy, hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vẫn còn đạt thấp. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn bình quân năm 2006 đạt 4,42 %, so với mức 4,85 % năm 2005. Thậm chí, một số doanh nghiệp nhà nước còn có tỷ suất lợi nhuận âm.
2.2 Đánh giá tỷ suất lợi nhuận thông qua hệ số ICOR
Bảng5: Đánh giá tỷ suất lợi nhụân thông qua hệ số ICOR của Việt Nam giai đoạn 2000 – 2009.
Năm
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
ICOR
4.8
4.89
5.01
5.08
4.91
4.68
4.88
4.9
6.66
8.0
GDP/VĐT
3.01
2.82
2.68
2.65
2.59
2.61
2.47
2.41
2.32
2.28
Nhìn vào bảng trên ta thấy, ICOR tăng nhanh đồng nghĩa với hiệu quả đầu tư bị giảm sút đang xảy ra với vốn đầu tư toàn xã hội. ICOR tăng là một xu hướng tất yếu do sự tiến bộ về khoa học kỹ thuật. Tuy nhiên ICOR tăng nhanh lại luôn là không bình thường và đáng lo ngại trong quá trình phát triển của mọi nền kinh tế. Tỷ lệ đầu tư trên GDP của Việt Nam luôn ở mức cao so với các nước trong khu vực. Tính trung bình từ năm 2007 đến 2008 tỷ lệ đầu tư/GDP của Việt Nam là 39.7%. Năm 2008, tỷ lệ đầu tư/GDP lên đến 43.1%, còn theo ước tính sơ bộ đến hết tháng 8 năm 2009 tỷ lệ này là 43,9%. Dù đầu tư cao như vậy nhưng tốc độ tăng trưởng chỉ từ 6 - 8.5%, và dự kiến, năm 2009, mức tăng trưởng cao của Việt Nam cũng chỉ dừng ở 5,2%, do đó, hệ số ICOR luôn ở mức cao.
ICOR càng cao đồng nghĩa với hiệu quả đầu tư trong nền kinh tế càng thấp. Chất lượng tăng trưởng thấp kéo dài là tiền đề gây nên lạm phát, khủng hoảng và suy thoái kinh tế.
Hệ số ICOR của nước ta trong các năm 2001-2007 là 5,2 nghĩa là cần 5,2 đồng vốn đầu tư để tăng được một đồng GDP, cao gấp rưỡi đến gấp hai nhiều nước xung quanh trong thời kỳ đầu công nghiệp hoá. Các nước làm giỏi, ICOR của họ thời kỳ đầu CNH là trên dưới 3.
Bảng 6: Tăng trưởng GDP và ICOR một số nước Đông Á
Quốc gia
Giai đoạn
GDP (%)
Đầu tư/GDP
ICOR
Hàn Quốc
1961 - 1960
7,9%
23,3
3,0
Đài Loan
1961 - 1980
9,7%
26,2
2,7
Indonesia
1981 - 1995
6,9%
25,7
3,7
Thái Lan
1981 - 1995
8,1%
33,3
4,1
Trung Quốc
2001 - 2006
9,7%
38,8
4,0
Việt Nam
2001 - 2006
7,6%
39,1
5,1
Nguồn World Bank
Chỉ số ICOR năm 2009 của Việt Nam lên đến 8 - mức cao nhất từ trước đến nay (ICOR năm 2008 ở mức 6,66). Điều này đồng nghĩa với hiệu suất đầu tư của Việt Nam đã giảm hẳn 20%. Nếu so sánh chỉ số ICOR 8 hiện nay của Việt Nam so với mức 5 của Thái Lan thì sẽ thấy hiệu suất kinh tế của nước bạn gần gấp đôi nước ta (cụ thể, chúng ta phải đầu tư gấp đôi mức Thái Lan đầu tư thì mới mong có mức tăng trưởng ngang nhau). Hay như Ấn Độ đã đạt được tốc độ tăng trưởng gần bằng Việt Nam từ năm 2000 cho đến nay, với tỷ suất đầu tư chỉ bằng 2/3 so vớiViệt Nam. Nghĩa là Ấn Độ chỉ cần 3,5 đơn vị đầu tư để tại ra 1 đơn vị tăng trưởng, trong khi Việt Nam cần đến gần 5 đơn vị đầu tư mới tạo ra được 1 đơn vị tăng trưởng. Tại sao hiệu quả đầu tư lại khác nhau như vậy. Thực trạng này có thể giải thích do sự kết hợp của sức mạnh tài chính, hiệu quả chi tiêu của nhà nước và phạm vi cạnh tranh tín dụng sẽ tác động đến ICOR. Theo khía cạnh này thì Việt Nam có thể tụt hậu so với các nước cạnh tranh. Động thái tăng ICOR của toàn bộ nền kinh tế gắn với tốc độ tăng nhanh của đầu tư nhà nước và khu vực FDI. Nhưng nếu ICOR cao của khu vực FDI có thể biện minh được bằng suất đầu tư cao (vốn đắt, trình độ công nghệ - kỹ thuật cao) và năng suất lao động cao thì đối với nhà nước, vấn đề lại liên quan đến chất lượng đầu tư, năng lực quản lý ở cấp vĩ mô lẫn vi mô và năng suất lao động thấp. Để đảm bảo hiệu quả đầu tư, có hai yếu tố cân nhắc: đầu tư đúng đối tượng, và môi trường kinh doanh liên tục được cải thiện (tính cạnh tranh) để tiền rót vào được sử dụng hiệu quả. Đáng tiếc, soi vào thực tế Việt Nam, cả hai yếu tố đó đều có vấn đề. Khu vực được nhà nước ưu đãi nhiều thường là khu vực công. Điều đáng nói ở khu vực đầu tư công, đặc biệt là các doanh nghiệp Nhà nước, thành phần chủ đạo của nền kinh tế, thì hệ số ICOR lại cao vọt. Nếu hệ số ICOR chung của nền kinh tế là 8, ICOR của khu vực kinh tế Nhà nước lên tới 12. Hơn nữa trong thời gian qua đầu tư nhà nước lại tập trung nhiều vào một loạt các siêu dự án kéo dài và gặp vô số vấn đề chỉ giúp tăng GDP trong năm đầu tư, còn lại gây lãng phí và tổn thất cho xã hội.
Nguyên nhân:
- Nguyên nhân cơ bản chính là hoạt động sản xuất kinh doanh của bản thân mỗi doanh nghiệp: khả năng quản lý điều hành, chiến lược phát triển, maketting, thị trường… trong khi chúng chính là những tiền đề để có một mức tỷ suất lợi nhuận cao.
- Do chính sách nhà nước áp dụng đối với mỗi thành phần, mỗi ngành kinh tế là khác nhau, điều này được thể hiện rất rõ đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
- Do vai trò vị trí của mỗi ngành trong nền kinh tế khác nhau, mỗi ngành có sự đóng góp khác nhau trong tổng sản phẩm quốc nội và giữ vai trò khác nhau trong tăng trưởng kinh tế.
- Do đặc thù của mỗi ngành, có ngành có những lợi thế riêng như ngành chế biến xuất khẩu nông sản, thủy hải sản, ngành dệt may xuất khẩu. Và ngược lại có những ngành có nhiều bất lợi như các ngành sản xuất hàng hóa công cộng.
3. Qui mô vốn đầu tư.
3.1 Thực trạng qui mô vốn đầu tư ở Việt Nam hiện nay :
Vốn đầu tư ở Việt Nam phân chia theo các thành phần kinh tế:
Hình 11: Cơ cấu vốn đầu tư phân theo thành phần kinh tế giai đoạn 2000 - 2009
Đầu tư phát triển phân theo thành phần kinh tế bao gồm 3 khu vực là khu vực kinh tế nhà nước (KTNN), kinh tế ngoài ngoài quốc doanh và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, trong đó đầu tư của khu vực KTNN luôn chiếm tỷ trọng cao trên dưới 50% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Tỷ trọng đầu tư của KTNN tăng mạnh trong giai đoạn 1998 - 2002 do việc thực thi chính sách kích cầu của nhà nước. Trong thời gian này đầu tư của khu vực ngoài quốc doanh và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài giảm. Nhưng do ảnh hưởng của khủng hoảng ở Đông Á lượng vốn FDI vào Việt Nam giảm mạnh trong thời kỳ 1998 – 2002 nên tỷ trọng khu vực này trong tổng vốn đầu tư chỉ còn chiếm 18,2%. Nguồn FDI mới bắt đầu tăng trở lại từ năm 2005. Đầu tư của khu vực ngoài quốc doanh cũng giảm trong giai đoạn 1997 - 2002 do ảnh hưởng của khủng hoảng ở Đông Á. Tuy nhiên tốc độ giảm của khu vực này không nhiều do Luật Doanh nghiệp ra đời năm 2000 đã thúc đẩy đầu tư của khu vực tư nhân. Tỷ trọng đầu tư của khu vực ngoài quốc doanh tăng mạnh từ năm 2002 đã đã vượt mức 1/3 tổng vốn đầu tư toàn xã hội.Từ năm 2005 - 2008 tỷ trọng đầu tư của khu vực ngoài nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài không ngừng tăng lên ngày càng đống góp vai trò quan trọng vào sự phát triển của nền kinh tế. Năm 2008 vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện theo giá thực tế ước tính đạt 637,3 nghìn tỷ đồng trong đó vốn khu vực Nhà nước 184,4 nghìn tỷ đồng, chiếm 28,9% tổng vốn và giảm 11,4%; khu vực ngoài Nhà nước 263 nghìn tỷ đồng, chiếm 41,3% và tăng 42,7%; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 189,9 nghìn tỷ đồng, chiếm 29,8% và tăng 46,9%. Trong năm 2009 do ảnh hưởng của cuộc suy thoái mà tỷ trọng của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam giảm 5.8% so với năm 2008 181,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 25,7%.Với mục tiêu ưu tiên là ngăn chặn suy giảm kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, trong năm 2009 Chính phủ đã tập trung thực hiện các gói kích cầu đầu tư và tiêu dùng; đồng thời chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án, công trình trọng điểm nhằm nâng cao hiệu quả vốn đầu tư và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vì vậy tỷ trọng khu vực đầu tư nhà nước tăng lên 245 nghìn tỷ chiếm 34,8% tổng vốn và tăng 40,5% so với năm 2008. Khu vực ngoài Nhà nước đạt 278 nghìn tỷ đồng, chiếm 39,5% và tăng 13,9% so với 2008.
Vốn đầu tư nước ngoài
- Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI không ngừng tăng qua các năm.
Vốn cấp mới và vốn thực hiện dắt tay nhau cán đích lên con số kỷ lục, nhiều tập đoàn lớn triển khai những dự án đầu tư qui mô vào Việt Nam.
Hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài (ĐTNN) - FDI, là một nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển của các quốc gia, nhất là đối với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Nhằm tạo ra một hành lang pháp lý để thu hút ĐTNN, ngày 1/1/1988 Luật đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Việt Nam chính thức có hiệu lực. Kể từ đó đến nay (2008), ĐTNN tại Việt Nam đã đi qua chặng đường 20 năm và đã thu được những kết quả to lớn, tạo ra động lực quan trọng thúc đẩy nền kinh tế - xã hội Việt Nam không ngừng phát triển đi lên.
Bảng 7: Đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép giai đoạn 2003 - 2009
(ĐVT: triệu USD)
Năm
Vốn đăng kí
Vốn thực hiện
2003
3191,2
2650,0
2004
4547,6
2852,5
2005
6839,8
3308,8
2006
12004,0
4100,1
2007
21347,8
8030,0
2008
71726
11500
2009
21482
10000
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Trong giai đoạn 2001-2005 thu hút vốn cấp mới (kể cả tăng vốn) đạt 20,8 tỷ USD vượt 73% so với mục tiêu tại Nghị quyết 09/2001/NQ-CP ngày 28/8/2001 của Chính phủ, vốn thực hiện đạt 14,3 tỷ USD tăng 30% so với mục tiêu. Nhìn chung trong 5 năm 2001 - 2005, vốn ĐTNN cấp mới đều tăng đạt mức năm sau cao hơn năm trước (tỷ trọng tăng trung bình 59,5%), nhưng đa phần là các dự án có quy mô vừa và nhỏ.
Đặc biệt trong 2 năm 2006 - 2007, dòng vốn ĐTNN vào nước ta đã tăng đáng kể (32,3 tỷ USD) với sự xuất hiện của nhiều dự án quy mô lớn đầu tư chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp (sản xuất thép, điện tử, sản phẩm công nghệ cao,...) và dịch vụ (cảng biển, bất động sản, công nghệ thông tin, du lịch-dịch vụ cao cấp .v.v.). Điều này cho thấy dấu hiệu của “làn sóng ĐTNN” thứ hai vào Việt Nam.
Năm 2006, cả nước thu hút được 12004,0 triệu USD vốn FDI, tăng hơn 45% so với năm 2005, vượt kế hoạch đầu năm đề ra (6500 triệu USD). Song song với vốn cấp mới, vốn FDI thực hiện khoảng 4100,1 triệu USD tăng 24,2% so với các năm trước. Nhiều nhà đầu tư lớn đã và đang đặc biệt để mắt tới Việt Nam, có thể kể đến một số dự án như Công ty Posco có vốn 1120 triệu USD; Intel Products Vietnam trên 1000 triệu USD… Chính những dự án này đã góp phần đưa số vốn FDI vào nước ta trong năm 2006 “leo thang” theo từng tháng, đồng thời góp phần quảng bá hai chữ “Việt Nam” đến với các nhà đầu tư trên toàn thế giới.
Năm 2007, vốn FDI tiếp tục tăng khá. Năm 2007, tổng vốn dự án cấp phép mới và vốn đăng kí thêm của các dự án đang hoạt động ước đạt 21.347,8 triệu USD, tăng 69,1 % so với năm 2006; trong đó vốn cấp phép mới là 17,650 triệu USD với 1406 dự án so với năm trước. Vốn thực hiện ước đạt 4600 triệu USD, tăng 13,6 % so với năm 2006.
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 7 tháng đầu năm 2008 ước đạt 6 tỷ USD tăng 42,9 % so với cùng kì năm 2007. Tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cấp mới và tăng thêm trong 7 tháng đầu năm 2008 đạt 45,2 tỷ USD, tăng 373 % so với cùng kì năm 2007; trong đó vốn dự án cấp mới đạt 44,497 triệu USD, tăng 446,4 % so với cùng kì năm 2007.
Năm 2009, trong bối cảnh nền kinh tế th ế giới vẫn đang chịu ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng cho nên vốn đầu tư vào Việt Nam vì thế mà cũng giảm đi đáng kể. Năm 2009, vốn đăng kí chỉ bằng 30% năm 2008. FDI chủ yếu tập trung vào các ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống chiếm tỉ lệ 40,9% FDI.
Đầu 2010, nhiều tập đoàn, nhà đầu tư nước ngoài có dự án ở Việt Nam đang có xu hướng trở lại thực hiện dự án sau 1 thời gian dài tạm ngưng do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Điều này sẽ góp phần sẽ góp phần thúc đẩy việc giải ngân nguồn vốn FDI.Theo cục đầu tư nước ngoài ( bộ Kế hoạch và đầu tư ), giải ngân vốn FDI tháng 1 năm nay đạt khoảng 400 triệu đô la Mỹ, trong khi vốn đăng kí mới và tăng thêm chỉ đạt 318 triệu đô la Mỹ. Bước qua 2 tháng, đã có thêm 700 triệu đô la Mỹ vốn FDI được đưa vào thực hiện, nâng tổng vốn FDI giải ngân trong 2 tháng đầu năm nay lên 1,1 tỷ đô la Mỹ, tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái.
- Thu hút vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA:
ODA ở Việt Nam đã trở thành một nguồn vốn thực sự và có hiệu quả trong tiến trình đổi mới. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công trong thu hút và sử dụng vốn ODA, còn tồn tại nhiều vấn đề mà Việt Nam cần phải giải quyết, đó là: tình trạng quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA chưa hiệu quả, tỷ lệ giải ngân còn thấp, mức độ ưu đãi có xu hướng giảm dần và xa hơn là vấn đề trả nợ ODA
Hình 12: Tình hình cam kết và giải ngân ODA từ 2001 – 2009.
Nguồn: Vụ hợp tác quốc tế, Bộ kế hoạch và đầu tư.
Tổng mức ODA trong giai đoạn 2003 -2005 đạt 10027,1. Số vốn ODA cam kết nói trên bao gồm viện trợ không hoàn lại chiếm khoảng 15 - 20%, phần còn lại là vốn vay ưu đãi. Số vốn ODA cam kết này được sử dụng trong nhiều năm, tuỳ thuộc vào thời hạn của các chương trình và dự án cụ thể.
Kết quả thu hút vốn ODA dành cho Việt Nam năm 2006 đạt 4,45 tỷ USD, vượt cả mức kỳ vọng của Chính phủ Việt Nam là 4 tỷ USD và vượt xa mức cam kết 2005 tới 700 triệu USD. Phần lớn sự gia tăng này là do Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) tăng gấp đôi mức tài trợ cho Việt Nam (lên tới 1,14 tỷ USD). Kỷ lục mới về ODA cam kết chính là kết quả của việc trao đổi thông tin minh bạch giữa Chính phủ Việt Nam và các nhà tài trợ.
Năm 2007, thu hút ODA có chuyển hướng tích cực. Tại Hội nghị CG tổ chức vào đầu tháng 12/2007 tại Hà Nội, các nhà tài trợ đã cam kết tiếp tục hỗ trợ Việt Nam 5400 tỷ USD, cao hơn năm 2006. Giải ngân ODA cả năm 2007 ước đạt 1,932 triệu USD, tăng 2 % so với kế hoạch, trong đó vốn vay đạt 1,675 triệu USD, viện trợ 257 triệu USD.
Tính đến 20/7/2008 đạt 1,389 triệu USD (trong đó vốn vay đạt 1.277 triệu USD, vốn viện trợ không hoàn lại đạt 112 triệu USD). Trong 7 tháng này, mức giải ngân nguồn vốn ODA ước đạt 1,205 triệu USD, bằng 63% kế hoạch giải ngân năm 2008.
Năm 2009, cam kết ODA lần đầu tiên vượt ngưỡng 8 tỷ, đây là mức cam kết kỷ lục từ trước đến nay, đặc biệt là trong bối cảnh kinh tế thế giới đang gặp khó khăn, việc tiếp cận các nguồn vốn vay bị hạn chế.
Nguồn vốn ODA này đã được ưu tiên sử dụng cho các lĩnh vực như giao thông vận tải; phát triển nguồn và mạng lưới truyền tải và phân phối điện; phát triển nông nghiệp và nông thôn bao gồm thuỷ lợi, thuỷ sản, lâm nghiệp kết hợp xoá đói giảm nghèo; cấp thoát nước và bảo vệ môi trường; y tế, giáo dục và đào tạo khoa học và công nghệ, tăng cường năng lực và thể chế.
3.2 Đánh giá qui mô đầu tư hiện nay:
3.2.1 Thành tựu:
- Kết quả thu hút vốn đầu tư nước ngoài không ngừng tăng qua các năm thể hiện sự tin tưởng của nhà ĐTNN đối với môi trường đầu tư nước ta hiện nay mặc dù môi trường đầu tư-kinh doanh nước ta đang phải đối mặt với nhiều thách thức như lạm phát tăng cao, giá cả biến động dẫn tới chi phí tăng đôt biến ảnh hưởng lớn tới hoạt động ĐTNN. Mặt khác, đây là kết quả t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Mối quan hệ giữa lãi suất vốn vay,tỷ suất lợi nhuận và quy mô vốn đầu tư.doc