Vốn FDI có vai trò ngày càng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Trong khoảng vài ba năm gần đây, lượng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam có xu hướng gia tăng làm tỉ trọng đầu tư của khu vực này trong tổng đầu tư cũng tăng. Tuy vậy, tỉ trọng của thành phần vốn này trên tổng vốn đầu tư cũng thay đổi theo từng thời kỳ. Giai đoạn 1995 – 1997, tỉ trọng vốn đầu tư vào Việt Nam tăng mạnh, nhưng đến giai đoạn 1997 – 2005 thì giảm nhanh và mới chỉ tăng trở lại từ năm 2005. Trong giai đoạn 2000 – 2005, tỉ trọng khu vực này trong tổng đầu tư chỉ còn chiếm 18.2%.
Đầu tư FDI vào Việt Nam hiện nay đã thông thoáng hơn so với trước kia, khi luật Doanh nghiệp chưa ra đời. Hình thức đầu tư ban đầu chủ yếu là liên doanh với doanh nghiệp trong nước rồi phát triển lên thành các công ty 100% vốn nước ngoài. Luật doanh nghiệp sửa đổi bổ sung đã thể hiện rõ mong muốn của chính phủ tới việc thu hút các nguồn vốn từ bên ngoài. Trong năm 2008, khi lạm phát lên đến mức đỉnh điểm, lãi suất ngân hàng bị đẩy lên cao đã hút theo một lượng lớn vốn FDI vào trong nước. Chỉ tính riêng trong 9 tháng đầu năm, các doanh nghiệp nước ngoài đã góp vốn vào Việt Nam khoảng 8 tỷ USD và đạt doanh thu 30.4 tỷ USD. Hiện Việt Nam vẫn là môi trường đầu tư hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài.
Các doanh nghiệp FDI đầu tư vào Việt Nam đã đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế trong thời gian qua, mức tăng trưởng của khu vực này luôn cao hơn mức tăng trưởng kinh tế. và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn đầu tư của các doanh nghiệp.
Hình 4: Tỉ trọng đầu tư của doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp tư nhân trong tổng đầu tư của khu vực doanh nghiệp.
53 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2926 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Mối quan hệ giữa lãi suất vốn vay, tỉ suất lợi nhuận vốn đầu tư với quy mô vốn đầu tư, vận dụng để giải thích tình hình đầu tư ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2%. Sự sụt giảm của tốc độ tăng trưởng thời kỳ 1998 đến 2003 một phần là do cuộc khủng hoảng tài chính trong khu vực và do cơ chế chính sách ngày càng không theo kịp với tình hình mới làm cho hiệu quả của vốn đầu tư giảm sút nhanh, dẫn đến tỷ lệ đầu tư trong GDP tăng nhanh trong khi tốc độ tăng GDP vẫn chưa được phục hồi so với thời kỳ trước khủng hoảng.
Qua đó, ta thấy biến động của quy mô vốn đầu tư và tốc độ tăng trưởng GDP là cùng chiều. Nhưng tốc độ biến động của quy mô vốn nhanh hơn của GDP một trong số các lý do chính là độ trễ trong đầu tư.
Phân chia đầu tư theo theo các thành phần kinh tế.
Hình 2: cơ cấu vốn đầu tư phân theo thành phần kinh tế.
Nguồn: Tổng cục thống kê.
Đầu tư phát triển phân theo thành phần kinh tế bao gồm 3 khu vực là khu vực kinh tế nhà nước (KTNN), kinh tế ngoài ngoài quốc doanh và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, trong đó đầu tư của khu vực KTNN luôn chiếm tỷ trọng cao trên dưới 50% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Tỷ trọng đầu tư của KTNN tăng mạnh trong giai đoạn 1998 – 2002 do việc thực thi chính sách kích cầu của nhà nước. Trong thời gian này đầu tư của khu vực ngoài quốc doanh và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài giảm. Nhưng do ảnh hưởng của khủng hoảng ở Đông Á lượng vốn FDI vào Việt Nam giảm mạnh trong thời kỳ 1998 – 2002 nên tỷ trọng khu vực này trong tổng vốn đầu tư chỉ còn chiếm 18,2%. Nguồn FDI mới bắt đầu tăng trở lại từ năm 2005. Đầu tư của khu vực ngoài quốc doanh cũng giảm trong giai đoạn 1997 –2002 do ảnh hưởng của khủng hoảng ở Đông Á. Tuy nhiên tốc độ giảm của khu vực này không nhiều do Luật Doanh nghiệp ra đời năm 2000 đã thúc đẩy đầu tư của khu vực tư nhân. Tỷ trọng đầu tư của khu vực ngoài quốc doanh tăng mạnh từ năm 2002 đã đã vượt mức 1/3 tổng vốn đầu tư toàn xã hội..
Đánh giá đầu tư phát triển theo hệ số ICOR.
Bảng 1: Đánh giá hiệu quả đầu tư thông qua chỉ số ICOR
Năm
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
ICOR
4.8
4.89
5.01
5.08
4.91
4.68
4.88
4.9
Nguồn:tổng cục thống kê
Nhìn vào bảng trên ta thấy, ICOR tăng nhanh đồng nghĩa với hiệu quả đầu tư bị giảm sút này đang xảy ra với vốn đầu tư toàn xã hội. ICOR tăng là một xu hướng tất yếu do sự tiến bộ về khoa học kỹ thuật. Tuy nhiên ICOR tăng nhanh lại luôn là không bình thường và đáng lo ngại trong quá trình phát triển của mọi nền kinh tế.ICOR ở Việt Nam thậm chí còn cao hơn cả một số nước trong khu vực như Thái Lan,Mailaysia, Indonesia, Trung Quốc và Ấn Độ. Điều thú vị là Ấn Độ đã đạt được tốc độ tăngtrưởng gần bằng Việt Nam từ năm 2000 cho đến nay, với tỷ suất đầu tư chỉ bằng 2/3 so vớiViệt Nam. Nghĩa là Ấn Độ chỉ cần 3,5 đơn vị đầu tư để tại ra 1 đơn vị tăng trưởng, trong khi Việt Nam cần đến gần 5 đơn vị đầu tư mới tạo ra được 1 đơn vị tăng trưởng.. Tại sao hiệu quả đầu tư lại khác nhau như vậy. Thực trạng này có thể giải thích do sự kết hợp của sức mạnh tài chính, hiệu quả chi tiêu của nhà nước và phạm vi cạnh tranh tín dụng sẽ tác động đến ICOR. Theo khía cạnh này thì Việt Nam có thể tụt hậu so với các nước cạnh tranh. Động thái tăng ICOR của toàn bộ nền kinh tế gắn với tốc độ tăng nhanh của đầu tư nhà nước và khu vực FDI. Nhưng nếu ICOR cao của khu vực FDI có thể biện minh được bằng suất đầu tư cao (vốn đắt, trình độ công nghệ - kỹ thuật cao) và năng suất lao động cao thì đối với nhà nước, vấn đề lại liên quan đến chất lượng đầu tư, năng lực quản lý ở cấp vĩ mô lẫn vi mô và năng suất lao động thấp. Hơn nữa trong thời gian qua đầu tư nhà nước lại tập trung nhiều vào một loạt các siêu dự án kéo dài và gặp vô số vấn đề chỉ giúp tăng GDP trong năm đầu tư, còn lại gây lãng phí và tổn thất cho xã hội.
Như vậy, nhìn chung trong giai đoạn từ năm 2000 đến nay, tình hình đầu tư ở Việt Nam đã có nhiều khởi sắc song cũng còn tồn tại nhiều bất cập hạn chế cần được giải quyết, đặc biệt là trong khu vực đầu tư của Nhà nước. Song đứng trên quan điểm nhà đầu tư, việc phân chia vốn theo cơ cấu ngành kinh tế vẫn chưa thể hiện hết được vai trò và tầm quan trọng của nguồn vốn, bởi vậy, trong bài phân tích này, nhóm chúng tôi quyết định phân tích đề tài của mình theo nguồn hình thành vốn đầu tư.
Đầu tư phát triển ở Việt Nam phân theo nguồn hình thành vốn.
2.1. Nguồn vốn đầu tư xuất phát từ tiết kiệm trong nước.
Vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước:
Bảng 2: Cơ cấu chi ngân sách nhà nước (100%) chi cho đầu tư phát triển:
Năm
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
Chi đầu tư phát triển
27,19
31,00
30,51
32,91
30,87
30,15
28,68
Trong đó: Chi XDCB
24,06
27,85
27,49
30,04
28,83
27,73
26,32
Nguồn: tổng cục thống kê.
Qua bảng trên ta thấy, tỷ lệ chi đầu tư phát triển trong chi ngân sách đang có xu hướng tăng, trong chi chi đầu tư phát triển chủ yếu là chi cho xây dựng cơ bản.
Nếu xét trong tổng vốn đầu tư xã hội: Xét chung cho giai đoạn 2001_2005 vốn đầu tư từ ngân sách chiếm 24.5% tổng vốn đầu tư toàn xã hội . Trong những năm tiếp theo, vốn đầu tư từ ngân sách tăng về giá trị tuyệt đối nhưng giảm về tỷ trọng trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội.
Nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước:
Cùng với quá trình đổi mới mở cửa, vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước ngày càng đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Trong giai đoạn 2001_2005 nguồn vốn này chiếm 14% tổng vốn đầu tư phát triển. Trong những năm tiếp theo nguồn vốn này sẽ có xu hướng cải thiện về mặt chất lượng và phương thức tài trợ nhưng tỷ trọng sẽ không có sự gia tăng đáng kể. Ngày 19/9/2008, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký ban hành Nghị định số 106/2008/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 151/2006/NĐ-CP ngày 20/12/2006 của Chính phủ về tín dụng đầu tư ( miễm giảm chính sách ưu đãi tín dụng ) .Tuy nhiên, cũng phải nói rõ thêm là việc điều chỉnh lãi suất tín dụng nhà nước khác với việc điều chỉnh lãi suất của hệ thống ngân hàng thương mại. Lãi suất của hệ thống NHTM dựa vào cung - cầu vốn trên thị trường để đưa ra lãi suất cho vay, còn việc điều chỉnh lãi suất tín dụng nhà nước phải căn cứ vào lãi suất huy động thị phần cổ phiếu để xác định lãi suất cho vay phù hợp. Mức lãi suất tín dụng nhà nước hiện tại là phù hợp với mục tiêu chung, một mặt tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn, mặt khác giảm bớt cấp bù của ngân sách.
Nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước:
Theo bộ kế hoạch và đầu tư, nguồn vốn của doanh nghiệp nhà nước tự đầu tư thường chiếm 14_15% tổng vốn đầu tư xã hội, chủ yếu là đầu tư theo chiều sâu, mở rộng sản xuất, đổi mới thiết bị, hiện đại hóa dây chuyền công nghệ của doanh nghiệp.na
Nguồn vốn của dân cư và tư nhân.
Đây là nguồn vốn hiệu quả, linh hoạt, giải quyết công ăn việc làm đáng kể.
Trong giai đoạn 2001 - 2005, nguồn vốn đầu tư của dân cư và tư nhân chiếm 26% tổng vốn đầu tư toàn xã hội.Trong giai đoạn tiếp theo, nguồn vốn này sẽ tiếp tục tăng về cả quy mô và tỷ trọng. Khu vực tư nhân trong nước của Việt Nam đã phát triển rầm rộ kể từ khi ban hành Luật Doanh nghiệp vào đầu năm 2000. Luật này đã góp phần tạo ra khoảng 62.300 doanh nghiệp với tổng số vốn đầu tư khoảng 7,4 tỷ USD. Năm 2001, khu vực này chiếm khoảng 25% tổng số vốn đầu tư ở Việt Nam so với 20% của khu vực đầu tư nước ngoài.Tính riêng năm 2007, vốn đầu tư trong nước của tư nhân và doanh nghiệp ngoài nhà nước chiếm tỷ trọng và mức tăng trưởng cao nhất, đạt 106 ngàn tỷ đồng (tăng 19.5%). Theo kế hoạch 5 năm 2006 - 2010, nguồn vốn này chiếm 28.6% tổng vốn đầu tư toàn xã hội.
2.2. Nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài vào Việt Nam
Đây là nguồn đóng góp vốn chính cho các hoạt động đầu tư của Việt Nam hiện nay, trong đó chủ yếu là FDI và ODA.
Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong những năm gần đây có những biến động. Tỉ trọng vốn đầu tư nước ngoài trên tổng vốn đầu tư đã giảm từ 41.3% năm 1995 xuống 33.4% năm 2000 và còn 23.8% năm 2005 (biểu đồ hình 1). Một số nguyên nhân của tình trạng này như ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính Đông Á, nền kinh tế thiểu phát giai đoạn 1998 – 2002, môi trường đầu tư của Việt Nam chậm thay đổi, việc Trung Quốc gia nhập WTO đã thu hút một lượng lớn vốn FDI vào trong nước… Trong năm 2006 – 2007, đầu tư nước ngoài gia tăng mạnh mẽ vào Việt Nam, tuy vậy vẫn chưa thể bằng giai đoạn trước năm 1997.
Bảng 3: Vốn đầu tư nước ngoài (đơn vị: tỷ đồng).
Năm
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (tỉ đồng)
27172
30011
34795
38300
41342
51102
65604
129300
Nguồn: Tổng cục thống kê.
Hình 3: tỉ trọng vốn trong nước và nước ngoài trên tổng vốn.
Nguồn: Vụ tài khoản quốc gia, Tổng cục thống kê.
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
Bảng 4:Vốn FDI vào Việt Nam từ 2000 – 2007, số dự án, vốn đăng ký, vốn thực hiện.
Năm
Tổng số dự án
Tổng vốn đăng ký (tỷ đồng)
Tổng vốn thực hiện (tỷ đồng)
2000
391
2,84
2,41
2001
555
3,14
2,45
2002
808
2,99
2,59
2003
791
3,19
2,65
2004
811
4,55
2,85
2005
970
6,84
3,31
2006
833
12,004
4,1
2007
1544
21,35
8,03
Nguồn: Tổng cục thống kê.
Vốn FDI có vai trò ngày càng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Trong khoảng vài ba năm gần đây, lượng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam có xu hướng gia tăng làm tỉ trọng đầu tư của khu vực này trong tổng đầu tư cũng tăng. Tuy vậy, tỉ trọng của thành phần vốn này trên tổng vốn đầu tư cũng thay đổi theo từng thời kỳ. Giai đoạn 1995 – 1997, tỉ trọng vốn đầu tư vào Việt Nam tăng mạnh, nhưng đến giai đoạn 1997 – 2005 thì giảm nhanh và mới chỉ tăng trở lại từ năm 2005. Trong giai đoạn 2000 – 2005, tỉ trọng khu vực này trong tổng đầu tư chỉ còn chiếm 18.2%.
Đầu tư FDI vào Việt Nam hiện nay đã thông thoáng hơn so với trước kia, khi luật Doanh nghiệp chưa ra đời. Hình thức đầu tư ban đầu chủ yếu là liên doanh với doanh nghiệp trong nước rồi phát triển lên thành các công ty 100% vốn nước ngoài. Luật doanh nghiệp sửa đổi bổ sung đã thể hiện rõ mong muốn của chính phủ tới việc thu hút các nguồn vốn từ bên ngoài. Trong năm 2008, khi lạm phát lên đến mức đỉnh điểm, lãi suất ngân hàng bị đẩy lên cao đã hút theo một lượng lớn vốn FDI vào trong nước. Chỉ tính riêng trong 9 tháng đầu năm, các doanh nghiệp nước ngoài đã góp vốn vào Việt Nam khoảng 8 tỷ USD và đạt doanh thu 30.4 tỷ USD. Hiện Việt Nam vẫn là môi trường đầu tư hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài.
Các doanh nghiệp FDI đầu tư vào Việt Nam đã đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế trong thời gian qua, mức tăng trưởng của khu vực này luôn cao hơn mức tăng trưởng kinh tế. và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn đầu tư của các doanh nghiệp.
Hình 4: Tỉ trọng đầu tư của doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp tư nhân trong tổng đầu tư của khu vực doanh nghiệp.
Nguồn: Vụ tài sản quốc gia, Tổng cục thống kê.
Vốn viện trợ nước ngoài (ODA).
ODA là khoản tiền vay của chính phủ nước ngoài hay các tổ chức quốc tế nhằm mục tiêu phát triển kinh tế. Chủ thể đi vay là chính phủ. Khi đi vay vốn ODA, chính phủ Việt Nam phải thực hiện những cam kết (thường là cam kết chính trị) từ các chủ thể cho vay. Do vốn chủ yếu được dùng cho đầu tư công vào cơ sở hạ tầng nền kinh tế nên nguồn vốn này có khá nhiêu ưu đãi. Lãi suất cho vay thường là rất thấp và có những khoản không hoàn lại. Đây là nguồn vốn rất quan trọng vì nó được chính phủ dùng cho đầu tư vào cơ sở hạ tầng, các dự án phát triển nền kinh tế. Tỉ suất lợi nhuận trong khu vực này thường không cao, hiệu quả sử dụng vốn cũng thấp, gây lãng phí thất thoát tài sản. Hàng năm, vốn ODA cam kết của các tổ chức nước ngoài ký với Việt Nam vẫn tăng, năm 2006 vốn cam kết đạt 3.75 tỷ USD, năm 2007 đạt 4.45 tỷ USD, đến năm 2008 đã tăng lên mức kỷ lục 5.426 tỷ USD. Tuy vậy tốc độ giải ngân trong nước lại rất thấp, năm 2006 là 1.8 tỷ, năm 2007 là 2.0 tỷ, dự kiến năm 2008 là 2.2 tỷ USD, chưa kể việc quản lý nguồn vốn khá lỏng lẻo. Mức giải ngân ODA hàng năm chỉ đạt khoảng 70 – 80% kế hoạch đề ra cùng với việc phần lớn các dự án đầu tư đều kéo dài và đạt hiệu quả thấp đã gây thất thoát lãng phí tài sản cho xã hội, lợi nhuận không cao.
Hình 5 :Tình hình cam kết và giải ngân ODA từ 1993 – 2007.
Nguồn: Vụ hợp tác quốc tế, Bộ kế hoạch và đầu tư.
Cần chú ý là từ khi Việt Nam gia nhập WTO, lượng vốn nước ngoài đổ vào Việt Nam càng nhiều là lợi thế nhưng cũng đặt ra nhiêu thách thức trong việc quản lý vĩ mô nền kinh tế.
II.ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA LÃI SUẤT ,TỶ SUẤT LỢI NHUẬN VỐN ĐẦU TƯ ĐẾN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY .
1. Tác động của lãi suất vốn vay tới đầu tư phát triển
2.1. Mô hình kinh tế lượng đánh giá mối quan hệ giữa lãi suất va quy mô vốn đầu tư của các doanh nghiệp.
Lãi suất là biến số kinh tế nhạy cảm, sự thay đổi của lãi suất sẽ tác động làm thay đổi hành vi sản xuất và tiêu dùng của xã hội. Về phương diện lý thuyết cũng như thực tiễn các nước đã chứng minh, sự thay đổi lãi suất thực sẽ có tác động nhạy cảm đến sản lượng và giá cả. Vì vậy, Ngân hàng Trung ương (NHTƯ) đã rất coi trọng việc điều tiết lãi suất nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng của chính sách tiền tệ (CSTT) là kiềm chế lạm phát và góp phần tăng trưởng kinh tế.
Lãi suất và đầu tư có quan hệ tỷ lệ nghịch, khi lãi suất tăng thì chi phí đầu tăng, quy mô vốn đầu tư sẽ giảm. Và ngược lại khi lãi suất giảm thì quy mô vốn đầu tư sẽ tăng . Vì vậy các quốc gia sử dụng lãi suất là một công cụ mạnh để kích thích đầu tư phát triển .
Trước hết ta xét hành vi của doanh nghiệp dưới sự biến động của lãi suất. Ta biết yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới hành vi đầu tư của doanh nghiệp là lãi suất thực ,lãi suất danh nghĩa không phải là yếu tố để doanh nghiệp ra quyết định đầu tư. Dưới đây ta sẽ xem xét hành vi đầu tư của doanh nghiệp với lãi suất thực dài hạn.
Trong giai đoạn 2000 – 2007, mối quan hệ giữa lãi suất thực ngắn hạn (tiền gửi huy động 3 tháng) với lãi suất thực dài hạn có sự gắn kết chặt chẽ với nhau, biến động cùng xu hướng, sự tăng lên trong lãi suất ngắn hạn có tác động làm tăng lãi suất dài hạn. Điều đó cũng cho thấy yếu tố kỳ vọng về lạm phát cùng xu hướng với sự biến động của lãi suất ngắn hạn (xem đồ thị 6).
Đồ thị 3 về mối quan hệ giữa lãi suất thực trung, dài hạn với mức độ đầu tư của toàn xã hội từ năm 2000 - 2006 (thông qua chỉ tiêu vốn đầu tư thực hiện theo giá so sánh). Qua đồ thị cho thấy, lãi suất thực có tác động tương đối rõ đến mức độ đầu tư của các doanh nghiệp tư nhân hơn là các doanh nghiệp nhà nước với một độ trễ nhất định. Kết quả kiểm định bằng mô hình kinh tế lượng sẽ minh chứng rõ hơn cho nhận định này.
Đánh giá tác động của lãi suất đến đầu tư thông qua mô hình hiệu chỉnh, bao gồm các biến sau:
- Biến phụ thuộc: mức thay đổi tốc độ tăng đầu tư của khu vực tư nhân (di_pri), mức thay đổi tốc độ tăng đầu tư khu vực nhà nước (di_gov), tính theo giá cố định năm 1986 ;
-Biến giải thích: biến lãi suất dài hạn thực (drate_longr), đơn vị %/năm;
Mẫu số liệu từ 1990-2006 theo năm.
Đánh giá mối quan hệ giữa đầu tư và lãi suất dài hạn thực bằng hai mô hình:
Mô hình đánh giá tác động của mức thay đổi lãi suất dài hạn thực drate_longr đến mức thay đổi tốc độ tăng đầu tư khu vực tư nhân di_pri
DI_PRI = -1.062687968*DRATE_LONGR(-1) - 1.373099517*DRATE_LONGR(-3) - 1.507964529*ECM1(-1).
Kết quả của mô hình cho thấy hệ số của biến drate_longr(-1) có dấu âm phù hợp với lý thuyết kinh tế. Nhìn vào mô hình thấy rằng mức thay đổi lãi suất dài hạn thực tác động đến mức thay đổi tốc độ tăng đầu tư khu vực tư nhân có độ trễ thời gian, cụ thể mô hình này là trễ 1 năm và 3 năm. Mặt khác, hệ số của mức thay đổi lãi suất dài hạn thực trễ 1 năm là -1.062 có nghĩa là khi lãi suất thay đổi 1% thì làm cho tốc độ tăng đầu tư thay đổi 1.062%, mức độ tác động ngược chiều. Dường như, mức thay đổi lãi suất dài hạn thực trễ 3 năm tác động mạnh hơn mức thay đổi lãi suất dài hạn thực trễ 1 năm (1.37%).
R2=0.847 có nghĩa là mức thay đổi của lãi suất dài hạn thực giải thích khoảng 84.7% sự biến thiên của mức thay đổi tốc độ tăng đầu tư khu vực tư nhân. Các kiểm định về chất lượng mô hình đều cho chúng ta kết quả mô hình này là một mô hình chấp nhận được.
Tương tự chúng ta có mô hình đánh giá tác động của mức thay đổi lãi suất dài hạn thực drate_longr đến mức thay đổi tốc độ tăng đầu tư khu vực Nhà nước di_gov
DI_GOR = -1.641768056*DRATE_LONGR(-1) - 1.496818822*ECM2(-1)
Kết quả mô hình cũng có ý nghĩa về mặt kinh tế (lãi suất và đầu tư có quan hệ ngược chiều), mức tác động là 1.64%. Khả năng mức thay đổi lãi suất giải thích sự biến thiên của mức thay đổi tốc độ tăng đầu tư khu vực nhà nước khoảng 52%. Các kiểm định mô hình chấp nhận được.
Qua kết quả nghiên cứu trên có thể thấy, nhìn chung, lãi suất có tác động ngược chiều với đầu tư, trong đó tác động của lãi suất đến đầu tư của khu vực tư nhân là nhạy cảm hơn đầu tư khu vực Nhà nước. Điều này là do, các doanh nghiệp của Nhà nước được tiếp cận nhiều nguồn vốn ngoài ngân hàng hơn các doanh nghiệp thuộc khu vực tư nhân và được hưởng nhiều nguồn vốn ưu đãi với mức lãi suất thấp hơn so với khu vực tư nhân (kết quả điều tra của Tổng cục Thống kê về nguồn vốn của các DNNN năm 2004-2004, cho kết quả là nguồn vốn vay ngân hàng chỉ chiếm 42% tổng nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp). Mặt khác, trong giai đoạn này, khu vực kinh tế tư nhân phát triển mạnh hơn giai đoạn trước (số doanh nghiệp khu vực tư nhân tăng từ 35.004 DN năm 2000 lên 84.003 DN năm 2004 và 123.392 năm 2006, số doanh nghiệp Nhà nước giảm từ mức 5.759 DN năm 2000 xuống còn 4.596 DN năm 2004 và 3.720 năm 2006). Việc tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng của khu vực tư nhân ngày càng thuận lợi hơn. Theo số liệu thống kê của NHNN, dư nợ cho vay doanh nghiệp tư nhân tăng từ mức 55,3% tổng dư nợ năm 2000 lên 68,7% tổng dư nợ năm 2007. Chính sách
tiền tệ đã có tác động tương đối rõ nét đến hành vi tiết kiệm, tiêu dùng của cá nhân và đầu tư của doanh nghiệp và phù hợp với lý thuyết, qua đó sẽ có tác động đến tổng cầu của nền kinh tế, đến tăng trưởng kinh tế và lạm phát.
Vì vậy, việc điều tiết lãi suất của NHNN để tác động đến tăng trưởng và lạm phát trong giai đoạn hội nhập này là rất cần thiết.
2.2. Lãi suất ảnh hưởng tới quy mô đầu tư của toàn bộ nền kinh tế.
Lộ trình tự do hóa lãi suất và thực hiện chính sách lãi suất huy động vốn của Viêt Nam chia thành nhiều giai đoạn ,mỗi sự thay đổi của chính sách lãi suất đều dẫn tới sự thay đổi của quy mô vốn đầu tư trong nền kinh tế.Xét quá trình ảnh hưởng của lãi suất tới đầu tư phát triển của Việt Nam từ năm 2000 tới nay.
Bắt đầu từ tháng 8/2000 trần lãi suất bắt đầu bị phá bỏ thay thế trần lãi suất bằng một cơ chế mới trong đó lãi suất cho vay ngoại tệ của ngân hàng được điều chỉnh theo lãi suất cơ bản do ngân hàng nhà nước công bố .Từ lúc này các ngân hàng bắt đầu ấn định mức lãi suất trên cơ sở thỏa thuận với khách hàng.Chính sách này có nhiều tích cực nhưng đối tượng nông dân và doanh nghiệp các vùng nông thôn khó tiếp cận được với những khoản vốn vay của ngân hàng bỏi việc đến các vùng nông thôn đòi hỏi chi phí cao trong khi các tổ chức tín dụng lại bị khống chế bởi trần lãi suất cho vay. Do vậy các doanh nghiệp các hộ nông dân phải đi vay với lãi suất gấp 4 lần lãi suất ngân hàng. Do vậy quy mô vốn đầu tư trong nền kinh tế chưa thực sự được mở rộng. Đến tháng 6/2002 lãi suất được tự do hóa hoàn toàn trên cơ sở các ngân hàng tự thẩm định và thương lượng với khách hàng.Với việc chính thức tự do hóa lãi suất thì lãi suất cơ bản do ngân hàng nhà nước công bố chỉ có tính chất tham khảo. Lãi suất tiền gửi tiếp tục gia tăng đồng thời lãi suất cho vay của các ngân hàng đã ngay lập tức nhích lên. Các ngân hàng thương mại tùy vào mức độ rủi ro của các dự án vay vốn mà ấn định các mức lãi suất khác nhau. Hoạt động lãi suất phản ánh cung cầu vốn vay trên thi trường. Các đối tượng vay như hộ gia đình, nông dân hay các doanh nghiệp nhỏ không còn bị loại ra khỏi cuộc chơi như trước đây. Trong nền kinh tế nhiều đối tượng hơn được tiếp cận với quy mô vốn của các ngân hàng, do đó quy mô vốn vay của nền kinh tế được mở rộng.
Sau khi ngân hàng nhà nước áp dụng tự do hóa lãi suất ta xem xét sự tác động của lãi suất đến đầu tư giai đoạn 2000-2007.
Bảng 5
Năm
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
Lãi suất cơ bản (%/năm)
7.2
8.0
7.2
7.5
7.5
7.8
8.25
8.3
VĐT/GDP
(%)
34.2
35.4
37.2
37.8
38.6
40
41
44
Tốc độ tăng trưởng (%).
6.7
6.9
7.08
7.24
7.79
8.4
8.17
8.5
Tại cuộc họp báo diễn ngày 13/10/2008 .Theo kết quả nghiên cứu và dự báo của viện nghiên cứu và quản lý kinh tế trung ương (CIEM) .tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt nam quy I/2008 là 7.43%,dự báo tốc độ tăng trưởng trong năm nay là 6.7%,cho biết lãi suât cơ bản trong năm nay là 14%, tỷ lệ (VĐT/GDP) là 41.6 %.
Qua bảng trên ta nhận thấy một xu hướng rõ nét là khi lãi suât cơ bản giảm, tỷ trọng VĐT/GDP sẽ tăng .Năm 2002 lãi suất cơ bản giảm 0.8% so với 2001 đây là một nguyên nhân kích thích tăng tỷ lệ đầu tư từ 35.4% năm 2001 đến 37.2% năm 2002. Quy mô thu nhập hay những chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước cũng có tác dụng kích thích cầu đầu tư. Và trong điều kiện nước ta hiện nay khi nhu cầu đầu tư phát triển đang gia tăng mạnh mẽ tỷ lệ VĐT/GDP tăng nhanh hay chậm lại và thông thường quy mô đầu tư xét trong một giai đoạn cho ta kết quả tỷ lệ thuận với tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Theo thông số lạm phát năm 2003 là 3%, theo các nhà kinh tế thì với mức lãi suất như vậy nền kinh tế Việt Nam đã rơi vào tình trạng thiểu phát. Từ năm 1999 -2003 bình quân tốc độ tăng trưởng GDP đạt 6.54% ,CPI là 1.44% .CPI/GDP=0.22 lần ,lạm phát thấp đến mức thiểu phát tăng trưởng kinh tế ở mức độ thấp.Nhưng tăng trưởng GDP vẫn đạt 7.24% cao nhất từ năm 1996 là do nhà nứơc đã kích cầu tiêu dùng đúng hướng, chính sách hạ lãi suất từ năm 2002 đã phát huy tác dụng ở giai đoạn này.
Từ giữa năm 2004 đến nay cùng xu thế tăng lãi suất của các nền kinh tế lớn trên thế giới, đặc biệt là Mỹ và xu thế kiềm chế lạm phát, lãi suất của các ngân hàng trong nước không ngừng tăng. Từ năm 2005 đến nay ngân hàng nhà nước đã 3 lần tăng một số lãi suất chủ đạo là lãi súât tái cấp vốn và lãi suất tái chiết khấu, 2 lần tăng lãi suất cơ bản của đồng Việt Nam.Theo số liêụ của ngân hàng nhà nước, trong năm 2005, lãi suất huy động VNĐ tăng 0.6-1.2%/năm, lãi suất cho vay VNĐ tăng 0.6 % /năm, lãi suất huy động bằng USD tămg 1.2-2.5%/năm và lãi suất cho vay bằng USD tăng 0.7-1.5%/năm so với cuối năm 2004. Trong những tháng cuối năm 2006 lãi suất lãi suất tiền gửi bằng VNĐ của dân cư kỳ hạn 12 tháng lên tới 8.25% đối với NHTM và 8.7% đối với NHCP, lãi suất tiền gửi bằmg USD tăng mạnh và đạt mức xấp xỉ 5% /năm.
Lãi suất năm 2007 chính thức khởi tranh giữa các ngân hàng. Mở đầu năm kinh doanh mới, nhiều ngân hàng cổ phần lần lượt điều chỉnh lãi suất huy động, tạo nên một áp lực cạnh tranh mới với những sắc thái mới. Lãi suất thi nhau “phá rào”, Nhiều ngân hàng thương mại đã “phá rào” lãi suất thỏa thuận, bỏ qua nỗ lực “dàn xếp” của các bên thời gian qua. Sau đó với lỗ lực ổn định lãi suất của các ngân hàng, vào tháng 8 lãi suất cơ bản VND tiếp tục ở mức 8,25%/năm. Ngày 31/7, Ngân hàng Nhà nước thông báo lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam đựơc áp dụng từ ngày 1/8 tiếp tục duy trì ở mức 8,25%/năm. Lãi suất tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước đối với các tổ chức tín dụng là 6,5%/năm và lãi suất chiết khấu là 4,5%/năm. Như vậy, các mức lãi suất bằng đồng Việt Nam đã được Ngân hàng Nhà nước duy trì ổn định kể từ tháng 12/2005.
Tình trạng lãi suất ngân hàng liên tiếp tăng cao đã khiến các doanh nghiêp và các nhà đầu tư co cụm sản xuất kinh doanh. Trong giai đoạn này nền kinh tế đang phát triển theo chiều rộng, nên lợi nhuận /vốn của doanh nghiêp không cao do đó khi lãi suất tăng thì chi phí đầu vào doanh nghiệp cũng tăng cao ,giá thành sản phẩm ngày càng cao trong khi việc tăng giá bán trong bối cảnh lạm phát cao là rất khó khăn. Do vậy điều tất yếu là các doanh nghiệp không muốn mở rộng sản xuất kinh doanh.
Đặc biệt ở Việt Nam, trong điều kiện lãi suất tăng, vốn ngân hàng sẽ dồn vào các doanh nghiệp lớn, dự án lớn khu vực doanh nghiệp nhà nước (thường là hiệu quả thấp). Kết quả là các doanh nghiệp nhỏ và vừa càng khó tiếp cận vốn ngân hàng hơn, hiệu quả tối đa hoá đầu tư bị giảm sút. Lạm phát 8,4% trong 7 tháng đầu năm ở Việt Nam là cao so mức trung bình của thế giới và khu vực (2,5%-3,5%).
Trong năm 2006 thị trường BĐS lại đang đóng băng, vàng trong cơn bão giá và đồmg USD không ổn định đã khiến các nhà đầu tư chuyển hướng sang kinh doanh chứng khoán,đó cũng là nguyên nhân gián tiếp khiến thị trường chứng khoán “sốt mạnh” trong những năm 2006 và 2007.
Năm 2008 lãi suất ngân hàng lại tiếp tục bắt đầu cuộc đua mới.
Trước thực trạng lạm phát tăng cao, Chính phủ đã có những biện pháp tài chính, tiền tệ nhằm kiềm chế lạm phát, như: cắt giảm chi tiêu công, nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, mua tín phiếu bắt buộc của Ngân hàng nhà nước, khống chế tỷ lệ cho vay, đầu tư chứng khoán, khống chế tăng trưởng tín dụg ở mức 30%, đặc biệt NHNN đã 3 lần liên tiếp tăng lãi suất cơ bản trong nửa đầu năm 2008.
Bảng 6
Điều hành lãi suất của NHNN trong 6 tháng đầu năm
Đợt
1/2/2008
19/5/2008
11/6/2008
Lãi suất cơ bản %
7.5
11
13
Lãi suất chiết khấu %
8.755
12
14
Lãi suất cho vay %
6
13
15
Ng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Vận dụng mối quan hệ giữa lãi suất vốn vay, tỉ suất lợi nhuận vốn đầu tư với quy mô vốn đầu tư để giải thích tình hình đầu tư ở Việt Nam.doc