Đề tài Mối quan hệ giữa luồng vốn trong nước và nước ngoài trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam

Trong quá trình phát triển kinh tế tại việt nam thì nguồn vốn ODA cũng đã có những đóng góp đáng kể vào sự phát triển chung của đất nước . Sau khi tiến hành cải cách kinh tế năm 1986 , việt nam đã mở cửa để đón các dòng vốn hỗ trợ vào , tuy nhiên do việt nam mới thoát khỏi chiến tranh và đang trong tình trạng cấm vận của nhiều nước và tổ chức quốc tế nên lượng vốn vào lúc này là nhỏ giọt và thấp . Chúng ta phải đợi cho tới những năm đầu của thập niên 90 sau khi bình thường hóa quan hệ với 2 tổ chức quốc tế là ngân hàng thế giới ( WB ) và tổ chức tiền thế giới ( IMF ) thì chúng ta mới bắt đầu có những chuyển biến lớn trong thu hút ODA . Tháng 11 năm 1993 tại Pari dưới sự chủ trì của WB , hội nghị tư vấn các nhà tài trợ cho việt nam đã được tổ chức lần đầu với sự tham gia của nhiều tổ chức và các quốc gia tài trợ. Tới nay hội nghị tư vấn các nhà tài trợ cho việt nam (hội nghị CG)đã được tổ chức 15 lần , ban đầu hội nghị được tổ chức ở các nước tài trợ như pháp , nhật về sau hôi nghị CG đã được tổ chức ở trong nước . tới nay chúng ta đã tổ chức được 16 hội nghị CG và qua mỗi năm thì lượng vốn cam kết cho chúng ta ngày càng tăng .

doc78 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1594 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Mối quan hệ giữa luồng vốn trong nước và nước ngoài trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hủ sở hữu nên khả năng thanh toán không đảm bảo. Tính đến 31/12/2008, một số đơn vị có tỷ lệ tổng nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu rất cao (trên 10 lần) là Tổng công ty Xây dựng Công trình Giao thông 1 với 21,6 lần; Tổng công ty Lắp máy Việt Nam với 17,4 lần; Tổng công ty Xây dựng Công trình Giao thông 4 với 14 lần; Tổng công ty Xây dựng Công nghiệp VN với 12,9 lần, Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy VN (Vinashin) với 10,9 lần… Báo cáo của Ngân hàng nhà nước Việt Nam cũng cho biết, tính đến 31/12/2008, tổng nợ tổ chức tín dụng của 7 tập đoàn gồm Dầu khí, Than khoáng sản, Cao su, Dệt may, Công nghiệp tàu thủy, Điện lực, Bưu chính Viễn thông, không tính tập đoàn Bảo Việt) là 128.786 tỷ đồng, tăng 20,54% so với cuối 2007 và chiếm gần 10% so với tổng nợ tín dụng đối với nền kinh tế tại cùng thời điểm. Một số đơn vị có nợ lớn là Tập đoàn điện lực Việt Nam với 66.764 tỷ đồng, chiếm 51,84% tổng nợ tín dụng của 7 tập đoàn. Tiếp đến là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam với 21.477 tỷ đồng, chiếm 16,67%; Tập đoàn Vinashin nợ 19.885 tỷ đồng, chiếm 15,44%. 2.1.4 Nguyên nhân của hạn chế Nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng này chính là những bất cập tồn tại trong khâu quản lý vốn nhà nước. Đề cập đến những thất thoát trong đầu tư công, trước hết phải kể đến sự thiếu đồng bộ của các văn bản pháp luật. Theo báo cáo giám sát, có những văn bản thường xuyên thay đổi trong thời gian ngắn, tính nhất quán giữa các văn bản không cao, thiếu tính dự báo, làm cho việc triển khai thực hiện bị động, lúng túng. Các văn bản dưới luật chậm ban hành dẫn đến tình trạng Luật chờ nghị định, nghị định chờ thông tư. Chẳng hạn, một số văn bản địa phương vừa hướng dẫn thực hiện thì văn bản của Trung ương lại có sự thay đổi khiến việc nắm bắt, triển khai áp dụng gặp nhiều khó khăn, nhất là đối với cấp huyện, cũng như ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện nhiệm vụ kiểm soát thanh toán vốn đầu tư. Nhiều trường hợp do chủ trương đầu tư sai, quyết định đầu tư sai, đầu tư theo phong trào, theo mệnh lệnh hành chính mà không tính toán kỹ lưỡng các điều kiện địa lý, điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội. Điển hình là các chương trình mía đường, xi măng lò đứng.Trong quá trình xây dựng quy hoạch vẫn còn xảy ra tình trạng quy hoạch sai, thiếu đồng bộ, quy hoạch phải điều chỉnh nhiều, quy hoạch chưa rõ ràng, minh bạch và công khai. Nhiều dự án quy hoạch thiếu hẳn các căn cứ kinh tế, xã hội; thiếu các phân tích kinh tế toàn diện và khoa học. Tình trạng đầu tư dàn trải cũng góp phần làm tăng lãng phí và thất thoát trong đầu tư công. Nhiều đơn vị không hề có kế hoạch trung và dài hạn trong việc bố trí kế hoạch vốn đầu tư cho dự án nên rất bị động . Sự phối hợp, lồng ghép các nguồn vốn trên địa bàn chưa tốt làm cho nguồn vốn bị phân tán, bố trí dàn trải dẫn đến hiệu quả đầu tư thấp. Đầu tư chủ yếu vẫn chạy theo số lượng, mặc dù các tỉnh đều có chủ trương bố trí vốn tập trung nhưng thực trạng đầu tư dàn trải vẫn phổ biến ở nhiều địa phương. ở nhiều nơi, kế hoạch bố trí vốn chỉ đáp ứng được 1/3 đến 1/2 dự toán được duyệt nên phải kéo dài thời gian đầu tư. Còn có sai sót trong viec ban hành quyết định đầu tư như: quyết định đầu tư sai mục đích, vượt thẩm quyền, không phù hợp với thực tế, gây lãng phí, thất thoát. Cộng với tư tưởng ỷ lại, trông chờ sự đầu tư của Nhà nước còn khá phổ biến; khả năng huy động các nguồn vốn khác để đầu tư các công trình thiết yếu còn nhiều hạn chế. Một số địa phương chưa chú trọng bố trí vốn trả nợ đầu tư xây dựng cơ bản, bên cạnh đó lại phát sinh nợ mới. Một bất cập nữa là sự tuỳ tiện của các đơn vị tư vấn và thiếu sót khi thẩm định của các cơ quan quản lý Nhà nước. Các cơ quan chức năng có nhiệm vụ kiểm tra về vốn đầu tư, công tác thẩm định dự án, lập dự toán và quyết toán công trình chưa làm hết trách nhiệm trong việc chấp hành quy định của Nhà nước về đầu tư xây dựng... dẫn đến nhiều sai phạm trong đầu tư công: vi phạm quy chế đấu thầu xây dựng, mua sắm đồ dùng, trang thiết bị, thông đồng với nhà thầu khai khống giá thanh toán gây lãng phí vốn… Trong lĩnh vực hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước:Một lỗ hổng lớn trong việc quản lý các tập đoàn hiện nay là chưa tách biệt được quyền quản lý vốn nhà nước và vốn chủ quản. Điều này dẫn đến việc các tập đoàn đầu tư vào lĩnh vực tài chính trong khi năng lực của cán bộ thì chưa cho phép, kéo theo việc thất thoát vốn. Một bất cập nữa là việc nhà nước đã dành quá nhiều đặc quyền cho các doanh nghiệp quốc doanh, đặc biệt là quyền khai thác tài nguyên khoáng sản, dẫn đến độc quyền giá bán, gây méo mó thị trường. Không những thế, những ưu đãi ấy còn làm nảy sinh tâm lý ỷ lại của các doanh nghiệp nhà nước, khiến hoạt động sản xuất kinh doanh ko hiệu quả. Hiện nay, nhằm khắc phục tình trạng trên, nhà nước cũng đã chủ trương cổ phần hóa các doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả, và thành lập tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước SCIC. Thống kê của Nhóm tư vấn chính sách Bộ tài chính cho thấy, tính đến đầu năm 2009, cả nước đã thực hiện sắp xếp được 5.556 doanh nghiệp và 8 tổng công ty Nhà nước, trong đó cổ phần hóa được 3.854 doanh nghiệp và bộ phận doanh nghiệp (chiếm 69,4% tổng số doanh nghiệp đã sắp xếp), giao 196 doanh nghiệp, bán 155 doanh nghiệp, khoán và cho thuê 30 doanh nghiệp, sáp nhập hợp nhất 531 doanh nghiệp, còn lại các hình thức khác là 790 doanh nghiệp. Tuy nhiên quá trình này trên thực tế vẫn chứa đựng nhiều bất cập Về cổ phần hóa việc chậm tiến độ, vốn huy động được sau cổ phần hóa không nhiều, số nhà đầu tư nước ngoài có trình độ quản trị, công nghệ lại chưa được tham gia rộng rãi.Thậm chí, nhiều kết quả khảo sát còn chỉ ra, có không ít trường hợp cổ phần hóa còn mang tính khép kín, nội bộ, nhiều doanh nghiệp được cổ phần hóa với giá trị dưới mệnh giá. Một vấn đề nữa, là trong gần 20 năm tiến hành cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước đến nay (bắt đầu từ năm 1991), dù đã cổ phần hóa được trên 4.000 doanh nghiệp, song đại đa số vẫn là doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, nên chắc chắn kinh nghiệm cổ phần hóa các doanh nghiệp lớn còn thiếu, kỹ năng cổ phần hóa còn nhiều lúng túng. Mặt khác, quá trình cổ phần hóa còn có nhiều vướng mắc dường như mang tính “thâm niên” trong suốt thời gian dài vừa qua, như việc tính giá trị thương hiệu, giá trị quyền sử dụng đất, vị trí địa lý, phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp, cơ chế bảo vệ cổ đông nhỏ lẻ... Về hoạt động của SCIC: Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước được thành lập dựa trên mô hình Temasek của Singapore, nhận được rất nhiều kỳ vọng sẽ cải thiện được tình trạng lãng phí và không hiệu quả trong đầu tư vốn nhà nước. Cho đến nay SCIC đã tiếp nhận và thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại hơn 900 doanh nghiệp. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều khó khăn cản trở việc SCIC thực hiện vai trò của mình. Đầu tiên, mặc dù quy định: "SCIC được chủ động lựa chọn và quyết định lĩnh vực đầu tư, kinh doanh theo nguyên tắc thị trường", thế nhưng SCIC vẫn chưa được quyền chủ động này. Cụ thể, SCIC phải chịu nhiều thủ tục hành chính trong đấu giá, thoả thuận bán CP. Đặc biệt, đa số phần việc hoặc phải xin phép, hoặc phải kiến nghị và chờ phê duyệt... , Việc hạn hẹp phương thức thoái vốn, bán cổ phần; việc bắt buộc nhà đầu tư chiến lược phải mua cổ phần theo giá bình quân mà không tính đến giá trị thương hiệu, công nghệ, kỹ năng quản trị... cũng không hấp dẫn nhà đầu tư. Những rào cản này đã khiến SCIC gặp khó khăn trong việc thoái vốn, cơ cấu lại phần vốn và doanh nghiệp. Hơn nữa, SCIC còn gặp khó khăn trong việc hợp tác, nhất là với những đối tác lớn. Ngoài ra, chính SCIC hiện nay cũng vẫn hoạt động theo cơ chế hành chính, trong khi nguồn nhân lực, hoạt động đầu tư, kinh doanh lại đòi hỏi theo cơ chế thị trường. Vì thế, SCIC đang chịu nguy cơ chảy máu chất xám hoặc thiếu nhân lực giỏi hoạt động trong lĩnh vực vốn nhiều rủi ro này. 2.2 Thực trạng và vai trò của vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam 2.2.1 Thực trạng và vai trò của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam Việt Nam bắt đầu mở cửa nhận dòng vốn FDI tư năm 1987 với việc thông qua luật đầu tư nước ngoài đầu tiên , từ đó đến nay chúng ta đã thu hút được một lượng lớn FDI trong suốt hơn 20 năm dù đã trải những giai đoạn kinh tế thế giới khó khăn như khủng hoảng kinh tế 1997 ở khu vực đông nam á hay khủng hoảng tài chính năm 2008 , đó là minh chứng cho sức hút mạnh mẽ của Việt Nam. Trong năm 2009 vừa qua do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thì lượng vốn FDI vào Việt Nam có phần giảm sút mạnh so với năm 2008 : vốn FDI đăng ký năm 2009 đạt 21,482 tỷ USD. Giải ngân vốn FDI trong năm qua ước tính khoảng 10 tỷ USD. Khi xét tới vấn đề thu hút ODA có một thực tế dễ dàng nhận ra đó là việc phân bổ vốn ODA theo địa phương và vùng kinh tế có sự chên lệch rõ ràng khi các vùng như Đồng bằng sông Hồng , Nam Bộ cũng như các thành phố lớn như T.P Hồ Chí Minh , Hà Nội , Đồng Nai , Bình Dương .. thu hút trên 70% lượng vốn đăng kí . Xét theo hình thức thì FDI đưa vào Việt Nam qua 3 hình thức chủ yếu là doanh nghiệp 100% vốn , doanh nghiệp liên doanh và hợp đồng hợp tác kinh doanh . Doanh nghiệp FDI đầu tiên đó là Vietsovpetro là kết quả liên doanh của Việt Nam và liên bang nga , tính đến hết năm 2007, chủ yếu các doanh nghiệp ĐTNN thực hiện theo hình thức 100% vốn nước ngoài, có 6.685 dự án ĐTNN với tổng vốn đăng ký 51,2 tỷ USD, chiếm 77,2% về số dự án và 61,6% tổng vốn đăng ký. Theo hình thức liên doanh có 1.619 dự án với tổng vốn đăng ký 23,8 tỷ USD, chiếm 18,8% về số dự án và 28,7% tổng vốn đăng ký. Theo hình thức Hợp đồng hợp tác kinh doanh có 221 dự án với tổng vốn đăng ký 4,5 tỷ USD chiếm 2,5% về số dự án và 5,5% tổng vốn đăng ký. Số còn lại thuộc các hình thức khác như BOT, BT, BTO. Có thể so sánh tỷ trọng dự án hoạt động theo hình thức 100% vốn nước ngoài tính đến hết năm 2004 là 39,9%, theo hình thức liên doanh là 40,6% và theo hình thức hợp doanh là 19,5% để thấy được hình thức 100% vốn nước ngoài được các nhà đầu tư lựa chọn hơn. 2.2.1.2 Vai trò của FDI với tăng trưởng kinh tế Việt Nam Thứ nhất : FDI là nguồn vốn bổ sung quan trọng cho nhu cầu vốn đầu tư toàn xã hội nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế . Việt Nam là một nước kinh tế còn nghèo nàn , tỉ lệ tích lũy của nền kinh tế thấp mà nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế là rất lớn . Trong suốt thời kỳ 5 năm 1991-1995, tỷ trong đầu tư nước ngoài chiếm 22% và đóng góp khoảng 30% tổng số vốn đầu tư trong nước. Còn tính riêng 5 năm 1996-2000 so với 5 năm trước thì tổng số vốn đầu tư mới đạt khoảng 20,73% tỷ USD, tăng 27,5% tổng số vốn thực hiện đạt hơn 3260 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp giấy phép đầu tư tại Việt Nam với tổng số vốn đăng ký 44 tỷ USD. năm 2000 chiếm 18,6% và trong 5 năm 2001-2005 chiếm khoảng 16% tổng vốn đầu tư xã hội; hai năm 2006-2007 chiếm khoảng 16%. Năm 2008 khu vực đầu tư nước ngoài chiếm 29,8% tổng vốn đầu tư toàn xã hội và tỉ lệ này năm 2009 là 25,7% Thứ hai : ĐTNN góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, nâng cao năng lực sản xuất công nghiệp: Trong 20 năm qua Đầu tư trực tiếp nước ngoài giữ một vai trò quan trọng cho sự tăng trưởng của nền kinh tế nói chung và cho ngành công nghiệp nói riêng, trong đó từng bước trở thành nguồn đầu tư quan trọng của Quốc gia, góp phần phát triển các ngành công nghiệp và tạo công ăn việc làm cho người lao động. Nhiều công trình lớn hoàn thành đưa vào sản xuất, phát huy hiệu quả đầu tư, nhiều công trình trọng điểm làm cơ sở cho tăng trưởng giai đoạn sau đó được khởi công và đẩy nhanh tiến độ, nhất là các công trình điện, dầu khí, công nghiệp nặng, công nghiệp phục vụ xuất khẩu... Tốc độ tăng trưởng công nghiệp của khu vực kinh tế có vốn ĐTNN cao hơn mức tăng trưởng công nghiệp chung của cả nước góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tăng tỷ trọng của khu vực kinh tế có vốn đầu tư trong ngành công nghiệp qua các năm ( từ 23,79% vào năm 1991 lên 40% năm 2004, 41% năm 2005 và 2006). Giá trị công nghiệp của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trong 5 năm qua chiếm trung bình 42,5% giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước. Đặc biệt một số địa phương ( Bình Dương, Đồng Nai, Vĩnh Phúc...tỷ lệ này đạt đến 65-70% giá trị sản xuất công nghiệp của địa bàn. ĐTNN đã góp phần hình thành và phát triển trong nước hệ thống các khu công nghiệ khu chế xuất, khu công nghệ cao tương đối đồng bộ và hiện đại, đem lại hiệu quả sử dụng đất cao hơn ở một số địa phương đất đai kém màu mỡ. Hình ảnh rõ ràng nhất cho thấy tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam đó chính là các nhà đầu tư nước ngoài đã góp phần hình thành nên nhiều ngành công nghiệp mới và có giá trị cao như dầu khí ( các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 100% sản lượng ) , một số ngành khác mà các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 100% giá trị sản lượng như sản xuất thiết bị máy tính , máy giặt và điều hòa , với ngành thép thì các doanh nghiệp thuộc khối này chiếm 60% sản lượng ….cùng với việc hình thành các ngành công nghiệp mới thì trong khối ngành dịch vụ các doanh nghiệp nước ngoài cũng đã góp phần hình thành và thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành dịch vụ như : viễn thông ( vd như hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa SK telecom và công ty bưu chính viễn thông sài gòn trong dự án Sfone ) tài chính ngân hàng , bảo hiểm ( các chi nhánh của AIG , Tập đoàn bảo hiểm Groupama (Pháp)..) , lĩnh vực dịch vụ ăn uống ( năm 2009 số dự án trong lĩnh vực lưu trú và ăn uống là 32 dự án với số vốn đăng kí là 4,982 tỷ USD ) Thứ ba ,Đầu tư trực tiếp nước ngoài thúc đẩy chuyển giao công nghệ: Đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần thúc đẩy chuyển giao công nghệ tiên tiến vào Việt Nam, phát triển một số ngành kinh tế quan trọng của đất nước như viễn thông, thăm dò và khai thác dầu khí,hoá chất, cơ khí chế tạo điện tử, tin học, ô tô, xe máy... Các doanh nghiệp nước ngoài chủ yếu tới từ các nước phát triển có trình độ khoa học công nghiệp phát triển ở trình độ cao nên khi mang vốn đầu tư vao Việt Nam thì họ còn mang theo máy móc và công nghệ sản xuất ở trình độ cao , không chỉ là vấn đề mang máy móc, phần cứng của công nghệ vào Việt Nam mà họ còn mang theo những phần mền của công nghệ vào Việt Nam , đây chính là ưu thế mà cá doanh nghiệp nước ngoài tạo ra lợi thế hơn so với khi các doanh nghiệp trong nước nhập khẩu máy móc kĩ thuật từ nước ngoài về . Cùng với quá trình chuyển máy móc và công nghệ vào Việt Nam các doanh nghiệp còn tham gia tích cực vào quá trình đào tạo và đào tạo lại đội ngũ lao động ở Việt Nam nhằm mục đích sử dụng những máy móc và công nghệ mà họ mang vào Việt Nam , đội ngũ lao động ngày càng đông đảo này đã góp phần nâng cao chất lượng lao động chung của Việt Nam . Điển hình cho làn sóng các doanh nghiệp công nghệ cao đầu tư vào Việt Nam là sau khi Tập đoàn Intel đầu tư 1 tỷ USD vào Việt Nam trong dự án sản xuất linh kiện điện tử cao cấp, đã gia tăng số lượng các dự án đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao của các tập đoàn đa quốc gia ( Canon, Panasonic, Ritech.v.v). Thứ tư : Sự phát triển mạnh mẽ của Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã có tác động lan tỏa mạnh mẽ tới các thành phần kinh tế khác Thông qua quá trình hợp tác kinh doanh và việc hình thành rất nhiều các doanh nghiệp liên doanh , đầu tư trực tiếp nước ngoài đã mang vao Việt Nam những công nghệ cao và với năng lực kinh doanh rất cao của mình các doanh nghiệp nước ngoài đã cung cấp cho các doanh nghiệp Việt Nam những bài học rất có giá trị về quản trị kinh doanh , marketing , xây dựng thương hiệu , quản trị nhân sự … tất cả những điều này giúp các doanh nghiệp trong nước có thể nhìn vào vừa học tập và phát triển sao cho phù hợp với điều kiện Việt Nam . Cùng với quá trình thay đổi cơ cấu kinh tế ở việt nam các doanh nghiệp nước ngoài đã tạo ra hướng dẫn các doanh nghiệp trong nước vào các ngành và khu vực kinh tế phát triển cao như công nghiệp và dịch vụ . Thứ năm , Đầu tư trực tiếp nước ngoài giúp việt nam tăng thu ngân sách và điều chỉnh kinh tế vĩ mô Cùng với sự phát triển, khu vực có vốn FDI đóng góp ngày càng tăng vào nguồn thu ngân sách của Nhà nước. Theo tính toán của Tổng cục thuế, năm 2002, khu vực FDI đóng góp khoảng 480 triệu USD vào ngân sách Nhà nước, tăng 4,2 lần so với năm 1994. Tính riêng giai đoạn 1996-2002, khu vực này đóng góp vào ngân sách trung bình ở mức khoảng 6%. Tỷ trọng đóng góp nhỏ là do các doanh nghiệp FDI được hưởng chính sách khuyến khích của Chính phủ thông qua giảm thuế thu nhập trong những năm đầu hoạt động. Tuy nhiên, nếu tính cả thu từ dầu thô thì tỷ trọng này ước khoảng 20%. Trong giai đoạn 2001-2005 , đóng góp của khối doanh nghiệp FDI đóng góp 3,6 tỉ USD vào ngân sách nhà nước với mức tăng năm sau cao hơn năm trước . Trong năm năm 2001-2005 các doanh nghiệp FDI đóng góp 3,6 tỉ USD vào ngân sách nhà nước , trong giai đoạn này mức đóng góp năm sau cao hơn năm trước 24% . Các doanh nghiệp FDI đóng góp 1,5 tỉ USD vào ngân sách nhà nước 2007. Khối doanh nghiệp nước ngoài có những đóng góp ngày càng cao vào giá trị xuất khẩu nhờ việc các dự án này thường có mục tiêu chính là hướng ra xuất khẩu . Giai đoạn 1991-1995 giái trị xuất khẩu của khu vực này là 1,2 tỉUSD , trong giai đoạn 5 năm tiếp theo từ 2001 tới 2005 các doanh nghiệp FDI xuất khẩu được hơn 34,6 tỉ USD . Năm 2006 ( kể cả dầu thô ) giá trị xuất khẩu đạt 56.5% tổng giá trị xuất khẩu của cả nước . Năm 2007 , giá trị xuất khẩu của khối doanh nghiệp này là 27,8 tỉ USD , chiếm 56,8% giá trị xuất khẩu của cả nước Thứ sáu : ĐTNN góp phần mở tộng quan hệ đối ngoại, chủ động hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới: Nhờ những thay đổi của chính sách thu hút và sử dụng vốn đầu tư nước ngoài thì việt nam đã hội nhập ngày càng sâu hơn vào nền kinh tế khu vực và thế giới . Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã góp phần quan trọng và tạo điều kiện mở rộng quan hệ kinh tế theo hướng đa dạng hóa đa phương hóa , đẩy nhanh quá trình tự do hóa thương mại và đầu tư . Đến nay chúng ta đã là thành viên chính thức của ASEAN , APEC , ASEM và WTO . Đồng thời chúng ta đã kí kết hơn 51 hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư , trong đó có Hiệp định thương mại việt nam – Hoa kỳ ( BTA) , hiệp định tự do hóa , khuyến khích và bảo hộ đầu tư với nhật bản . Nhờ tiếng nói của các nhà đầu tư nước ngoài mà hình ảnh và vị thế của việt nam trong mắt bạn bè quốc tế không ngừng được cải thiện. 2.2.2 Vốn hỗ trợ phát triển chính thức Trong quá trình phát triển kinh tế tại việt nam thì nguồn vốn ODA cũng đã có những đóng góp đáng kể vào sự phát triển chung của đất nước . Sau khi tiến hành cải cách kinh tế năm 1986 , việt nam đã mở cửa để đón các dòng vốn hỗ trợ vào , tuy nhiên do việt nam mới thoát khỏi chiến tranh và đang trong tình trạng cấm vận của nhiều nước và tổ chức quốc tế nên lượng vốn vào lúc này là nhỏ giọt và thấp . Chúng ta phải đợi cho tới những năm đầu của thập niên 90 sau khi bình thường hóa quan hệ với 2 tổ chức quốc tế là ngân hàng thế giới ( WB ) và tổ chức tiền thế giới ( IMF ) thì chúng ta mới bắt đầu có những chuyển biến lớn trong thu hút ODA . Tháng 11 năm 1993 tại Pari dưới sự chủ trì của WB , hội nghị tư vấn các nhà tài trợ cho việt nam đã được tổ chức lần đầu với sự tham gia của nhiều tổ chức và các quốc gia tài trợ. Tới nay hội nghị tư vấn các nhà tài trợ cho việt nam (hội nghị CG)đã được tổ chức 15 lần , ban đầu hội nghị được tổ chức ở các nước tài trợ như pháp , nhật…… về sau hôi nghị CG đã được tổ chức ở trong nước . tới nay chúng ta đã tổ chức được 16 hội nghị CG và qua mỗi năm thì lượng vốn cam kết cho chúng ta ngày càng tăng . Lượng vốn ODA bằng 3-4% GDP , tuy chiếm một tỷ lệ nhỏ trong GDP nhưng ODA lại chiếm tới 12-13% vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước , số vốn này phần lớn được đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng , kinh tế xã hội góp phần xóa đói giảm nghèo và tạo tiền đề thu hút vốn đầu tư tư nhân và đầu tư trực tiếp nước ngoài Năm Cam kết Ký kết Giải ngân 1993 1.860,80 816,68 413 1994 1.958,70 2.597,86 725 1995 2.311,50 1.443,53 737 1996 2.430,90 1.597,42 900 1997 2.377,10 1.685,81 1.000 1998 2.192,00 2.444,30 1.242 1999 2.146,00 1.503,15 1.350 2000 2.400,50 1.772,02 1.650 2001 2.399,10 2.427,42 1.500 2002 2.462,00 1.826,17 1.528 2003 2.838,40 1.772,98 1.422 2004 3.440,70 2.569,22 1.650 2005 3.748,00 2.529,11 1.782 2006 4.445,60 2.824,58 1.785 2007 5426,00 3600,08 2013,00 2008 5900,00 3850,00 3000,00 2009 8,063.85 - - Đơn vi : triệu USD Số liệu về vốn ODA cam kết , ký kết và giải ngân giai đoạn 1993-2009 Số vốn ODA mà chúng ta nhận được được phân bổ cho nhiều ngành và lĩnh vực khác nhau , tính cho tới 2008 lượng vốn ODA được phân bổ cho các ngành như sau : Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kết hợp xóa đói giảm nghèo có các chương trình và dự án ODA ký kết trong thời kỳ 1993-2008 đạt tổng trị giá khoảng 5,5 tỷ USD, Năng lượng và Công nghiệp là lĩnh vực sử dụng nguồn vốn ODA lớn với các dự án đã ký trong thời gian qua đạt trên 7,6 tỷ USD nhằm cải tạo, nâng cấp, phát triển mới nhiều nhà máy nhiệt điện và thủy điện với công suất lớn , Y tế, giáo dục đào tạo, môi trường, khoa học kỹ thuật là những lĩnh vực ưu tiên thu hút và sử dụng ODA trong thời gian qua với các chương trình, dự án đã ký đạt tổng số vốn khoảng 4,3 tỷ USD , Giao thông Vận tải và Bưu chính viễn thông là ngành tiếp nhận vốn ODA lớn nhất với tổng giá trị hiệp định ký kết đạt khoảng 9,88 tỷ USD thời kỳ 1993-2008 , hơn 1 tỷ USD vốn ODA còn được sử dụng để hỗ trợ cho ngân sách và một số lĩnh vực khác . 2.2.2.2 Vai trò của ODA với việt nam Thứ nhất : Là một bộ phận quan trong của vốn đầu tư xã hội , ngân sách chính phủ và địa phương trong đầu tư phát triển kinh tế và xã hội Hàng năm vốn ODA chiếm 3-4% của GDP , 12-13% vốn đầu tư toàn xã hội , 20% vốn đầu tư từ ngân sác nhà nước và 50% vốn đầu tư phát phát triển .ODA là nguồn vốn bổ sung cho nguồn vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của Chính phủ và là chất xúc tác cho các nguồn vốn đầu tư khác như vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), vốn đầu tư của khu vực tư nhân,.... Với ngân sách địa phương thì vốn ODA là nguồn vốn quan trọng trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng , nâng cao năng lực cạnh tranh và thu hút các nhà đầu tư . Ngoài ra với các địa phương còn nghèo thì vốn ODA là một nguồn vốn giúp cải thiện đời sống nhân dân , nâng cao chăm sóc y tế và giáo dục. Thứ hai : Vốn ODA đã làm thay đổi đáng kể bộ mặt của cơ sở hạ tầng kinh tế. Cũng giống như các nước đang phát triển khác, Việt Nam thường được nhận nhiều ODA nhằm mục tiêu cải thiện cơ sở hạ tầng, đặc biệt trong lĩnh vực giao thông vận tải, truyền thông và năng lượng. Hơn 4,5 tỷ USD vốn ODA với 101 dự án do Trung ương quản lý đã và đang được thực hiện để phát triển ngành giao thông vận tải, chủ yếu tập trung cho đường bộ, đường biển và giao thông nông thôn. Vốn ODA đã được sử dụng để khôi phục, nâng cấp và xây dựng mới 3.676 km đường quốc lộ; khôi phục và cải tạo khoảng 1.000 km đường tỉnh lộ; Quốc lộ 5, quốc lộ 1A (đoạn Hà Nội-Vinh; đoạn TP. Hồ Chí Minh-Cần Thơ, TP. Hồ Chí Minh-Nha Trang); làm mới và khôi phục 188 cầu, chủ yếu trên các Quốc lộ 1, Quốc lộ 10, Quốc lộ 18 với tổng chiều dài 33,7 km; cải tạo và nâng cấp 10.000 km đường nông thôn và khoảng 31 km cầu nông thôn quy mô nhỏ; Cầu Mỹ Thuận; xây dựng mới 111 cầu nông thôn với tổng chiều dài 7,62 km (khẩu độ bình quân khoảng 25 – 100 m). Vốn ODA đã đầu tư nâng cấp giai đoạn 1 cho cảng Hải Phòng để có thể bốc xếp được 250.000 TEV/năm; nâng cấp cảng Sài Gòn có công suất bốc xếp từ 6,8 triệu tấn/năm lên 8,5 triệu tấn/năm; xây dựng mới cảng nước sâu Cái Lân; cải tạo cảng Tiên Sa, Đà Nẵng. Nguồn vốn ODA đầu tư cho việc phát triển ngành điện với tổng cam kết cho đến năm 2003 là 3,7 tỷ USD, hiện chiếm 40,3% trong tổng vốn đầu tư với 7 nhà máy điện lớn (Phú Mỹ 1, Phú Mỹ 2, Hàm Thuận - Đa Mi, Sông Hinh, Đa Nhim, Phả Lại 2, Trà Nóc) có công suất thiết kế chiếm 40% tổng công suất của các nhà máy điện ở Việt Nam xây dựng trong kế hoạch 5 năm 1996 – 2000. Tổng công suất phát điện tăng thêm do đầu tư bằng nguồn vốn ODA là 3.403 MW, bằng tổng công suất điện từ trước cho tới năm 1995. Trong ngành năng lượng điện, vốn ODA còn đầu tư để phát triển hệ thông đường dây và mạng lưới điện phân phối điện, bao gồm các dự án đường dây 500 KV Plâyku – Phú Lâm, đường dây 220 KV Tao Đàn – Nhà Bè, gần 50 trạm biến áp của cả nước, cải tạo nâng cấp mạng lưới điện thành thị và nông thôn ở trên 30 tỉnh và thành phố. Trong số 4,45 tỉ USD vốn ODA mà các nhà tài trợ cam kết danh cho Việt nam đưa ra tháng 12 năm 2006, các nước tài trợ cũng dành ưu tiên viện trợ cho các lĩnh vực cơ sở hạ tầng. Nhật bản, nước ở vị trí dẫn đầu với mức cam kết 890,3 triệu USD cho biết số ưu tiên này sẽ ưu tiên cho phát triển cơ sở hạ tầng, cụ thể là tuyến đường săt cao tốc Bắc – Nam và bảo vệ môi trường. Pháp với vốn viện trợ cam kết lớn thứ hai trong các nhà tài trợ và đứng đầu khối EU là 370,4 triệu USD cũng cho biết nguồn vốn ODA sẽ được sử dụng trong bốn lĩnh vực ưu tiên là giao thông đô thị, đường sắt, môi trường (quản lý nước và rác thải), phát triển nông thôn. Ngoài ra, các cam kết này cũng sẽ hỗ trợ các hoạt động trong lĩnh vực y tế và hiện đại hoá ngành

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCD217.doc
Tài liệu liên quan