MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN 2
I. KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI VÀ BẢN CHẤT CỦA NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ 2
1. Khái niệm: 2
1.1 Vốn đầu tư: 2
1.2 Nguồn vốn đầu tư: 2
2. Phân loại: 2
2.1 Nguồn vốn đầu tư trong nước: 2
2.1.1 Nguồn vốn nhà nước: 2
2.2. Nguồn vốn nước ngoài: 6
2.2.1. Nguồn vốn ODA: 7
2.2.2. Nguồn vốn tín dụng từ các ngân hàng thương mại quốc tế: 9
2.2.3. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI): 9
2.2.4. Thị trường vốn quốc tế: 10
3. Bản chất của vốn đầu tư: 10
II. MỐI QUAN HỆ GIỮA HAI NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TRONG NƯỚC VÀ NƯỚC NGOÀI 13
2. Mối quan hệ giữa vốn đầu tư trong nước và nước ngoài. 13
1. Nguồn vốn trong nước đóng vai trò quyết định: 13
1.1 Vốn trong nước với vấn đề phát triển kinh tế 13
1.2 Vốn trong nước với các vấn đề xã hội 15
2. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài đóng vai trò quan trọng: 15
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG VỐN ĐẦU TƯ TRONG NƯỚC VÀ NGOÀI NƯỚC THEO NGUỒN HÌNH THÀNH 25
I. Thực trạng nguồn vốn trong nước: 25
1. Vốn đầu tư từ khu vực nhà nước: 26
1.1. Ngân sách nhà nước: 26
1.2 Vốn đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước: 28
2. Nguồn vốn từ khu vực tư nhân: 29
2.1 Tiết kiệm khu vực dân cư: 29
2.2 Đầu tư của khu vực dân doanh: 30
II. Thực trạng vốn đầu tư nước ngoài: 31
1. Nguồn vốn tài trợ phát triển chính thức ( ODA) 31
2. Khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài: 37
3. Nguồn vốn huy động từ thị trường vốn quốc tế. 41
4. Nguồn vốn tín dụng từ các ngân hàng thương mại quốc tế 43
ngoài theo nguồn hình thành: 44
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG VAI TRÒ VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA HAI NGUỒN VỐN 52
I. Giải pháp tăng cường vai trò quyết định của nguồn vốn đầu tư trong nước: 52
II. Giải pháp tăng cường vai trò quan trọng của nguồn vốn ngoài nước đến tăng trưởng và phát triển kinh tế 54
III. Giải pháp tăng cường mối quan hệ giữa hai nguồn vốn. 57
KẾT LUẬN 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO 61
63 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1557 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Mối quan hệ giữa nguồn vốn trong nước và nguồn vốn nước ngoài, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thứ ba.
Thứ ba: Sự phụ thuộc vào Khoa học và công nghệ cũng như sự lệ thuộc về mặt kinh tế và chính trị của các nước tiếp nhận vốn đầu tư nươc ngoài. gây ra sự phụ thuộc về khoa học công nghệ. Đó là sự không làm chủ được công nghệ hiện đại của nước ngoài gây ra tình trạng bị động trong việc sử dụng nguồn vốn trong nước.
Điều này thể hiện qua việc nước tiếp nhận vốn nước ngoài bị lệ thuộc vào nước đầu tư về khoa học công nghệ. Đây là hậu quả của việc không học hỏi nâng cao năng lực, phụ thuộc ỷ lại quá nhiều vào chuyên gia nước ngoài. Do đó, không thể biến khoa học công nghệ cao thành chất xám cũng như kỹ năng cho mình. Một khi không có sự trợ giúp từ bên ngoài nữa sẽ gây ra lúng túng, sai sót trong quản lý, vận hành, thậm chí gây hậu quả nghiêm trọng. KHông chỉ có vậy, nó còn hạn chế khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước khi hoạt động với kỹ thuật lạc hậu, nguồn nhân lực hạn chế về năng lực.
Một vấn đề nảy sinh nữa đó là sự lệ thuộc về chính trị kinh tế, và sự phụ thuộc vốn trong nước vào vốn nước ngoài. Thiếu vốn ở các nền kinh tế đang phát triển là vấn đề phổ biến, do vậy nguồn vốn nước ngoài là quan trong không thể thiếu, tuy nhiên, khi phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn này, sẽ tạo hiệu ứng không tốt, đặc biệt là khi các nhà đầu tư rút vốn, sẽ gây không ít ảnh hưởng xấu tới nền kinh tế xã hội. Do vậy, quốc gia nhận vốn đầu tư nước ngoài rất dễ bị lệ thuộc kinh tế vào nước đầu tư, từ đó phát sinh các lệ thuộc về chính trị xã hội. Ngoài ra, khi nhận vốn viện trợ phát triển, nhất là ODA từ các chính phủ của các nước phát triển, nước nhận viện trợ bị ràng buộc nhiều về kinh tế chính trị, như vậy, sử dụng không hiệu quả nguồn vốn này sẽ gây ra những hậu quả khó lường.
Trước hết chúng ta xét tới FDI: thực tiễn thế giới cho thấy, dòng vốn đầu tư này chỉ thực sự tích cực và góp phần làm dịu lạm phát khi chúng làm tăng cung những hàng khan hiếm, tăng nhập khẩu phụ tùng thiết bị sản xuất và công nghệ tiên tiến, từ đó làm tăng tiềm lực xuất khẩu, khả năng cạnh tranh, cải thiện cán cân thanh toán, tăng thu ngân sách cho nước chủ nhà và giúp hạn chế sức ép tăng tỷ giá tiền tệ thực tế. Ngược lại, nếu thiên về khuynh hướng kích thích nền kinh tế bong bóng, kích thích và thoả mãn những tiêu dùng cao cấp vượt quá khả năng kinh tế và sự tích luỹ cần thiết của nước tiếp nhận đầu tư, thì về lâu dài, chúng sẽ có hại cho các nguồn lực tăng trưởng kinh tế, tăng nhập siêu và làm mất cân đối tài khoản vãng lai, do đó làm tăng các xung lực lạm phát tương lai của đất nước.
Mặt khác, nếu việc chuyển giao công nghệ (cả phần “cứng” lẫn phần “mềm”) không được thực hiện đầy đủ, hoặc chỉ chuyển giao những công nghệ lạc hậu, thì mặc nhiên “những lợi thế tương đối của nước bắt đầu muộn” sẽ bị tước bỏ – đó là một mặt. Mặt khác, khi đó nước tiếp nhận không chỉ không cải thiện được tình trạng công nghệ, khả năng xuất khẩu, mà còn phải chịu thêm gánh nặng nuôi dưỡng và dỡ bỏ những công nghệ “bất cập” này theo kiểu “bỏ thì vương, thương thì tội”. Ngoài ra, còn phải kể thêm tình trạng phụ thuộc một chiều vào đối tác nước ngoài về kinh tế – kỹ thuật của nước tiếp nhận dòng đầu tư kiểu ấy gây ra. Như vậy FDI không những không lám gia tăng vốn trong nước mà lại còn làm lãng phí nguồn vốn trong nước vì để hấp thụ được 1 USD đầu tư nước ngoài, theo tính toán của các chuyên gia thế giới, nước tiếp nhận cũng phải có sự bỏ vốn đầu tư đối ứng từ 0,5 – 3 USD, thậm chí nhiều hơn. Thêm nữa, lượng ngoại tệ đổ vào trong nước sẽ làm tăng lượng cung tiền tệ lẫn lượng cầu hàng hoá và dịch vụ tương ứng. “Hợp lực” của những yếu tố đó sẽ tạo nên những xung lực lạm phát mới do tính chất “quá nóng” của tăng trưởng kinh tế gây ra. Do vậy , hiệu quả tiếp nhận vốn đầu tư sẽ không như mong đợi, hoặc không tương xứng với chi phí của nước chủ nhà bỏ ra, cả về chi phí tài chính, nhân lực và môi trường, tức “một tiền gà, ba tiền thóc”.
Khi sử dụng không hiệu quả vốn nước ngoài sẽ dẫn tới nguy cơ thâm hụt ngân sách do trả nợ vì nguồn vốn sử dụng không tạo ra được giá trị gia tăng cũng như hiệu quả về tài chính, kinh tế xã hội. Điều này làm tăng nguy cơ nợ nước ngoài và nhiều vấn đề chính trị khác.
Thứ tư, vốn nước ngoài có thể tạo ra sự phát triển kinh tế giả tạo ở nước đầu tư, tạo ra một nền kinh tế bong bóng và kèm theo đó là sự chảy máu chất xám và tài nguyên ngay trên chính đất nước của họ. cuộc khủng hoảng tài chình tiền tệ ở chấu Á năm 1997 đã để lại cho chúng ta một bài học lớn về việc thu hút vốn nước ngoài. Nguyên nhân trực tiếp của nóa chính là những cuộc tấn công đầu cơ và việc rút vốn đồng loạt khỏi các nước châu Á. Sự phụ thuộc vào đồng vốn nước ngoài một cách chặt chẽ đã khiến cho các nước châu Á bị hẫng khi các nhà đầu tư nước ngoài dồng loại rút vốn ra.
Thứ năm, vốn đầu tư nước ngoài lấn át vốn đầu tư trong nước. Chúng ta thấy rằng vốn đầu tư nước ngoài không chỉ bổ sung mà cón lấn át cả vốn đầu tư trong nước. Khi không cân đối tỷ trọng giữa hai nguồn vốn hiệu quả sẽ xảy ra tình trạng này.
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG VỐN ĐẦU TƯ TRONG NƯỚC VÀ NGOÀI NƯỚC THEO NGUỒN HÌNH THÀNH
Trong phần lí luận chung chúng ta đã nghiên cứu mối quan hệ giữa hai nguồn vồn trong nước và nước ngoài trên cơ sỏ lí luận. trong phần này chún ta sẽ dụng thực tiễn để chứng minh cho những lí luận mà chũng ta đã đưa ra trong phấn trước.mặt khác, tìm hiểu về thực trạng của các nguồn vốn cũng sẽ cho chúng ta cách nhìn đúng đắn hơn về mối quan hệ giữa hai nguồn cũng như vai trò của chúng trong sự phát triển của đất nước.
Trước hết chúng ta cần có một cái nhìn tổng quan về cơ cấu các nguồn vốn đầu tư phát triển trong giai đoạn hiện nay:
Bảng 1. Cơ cấu các nguồn vốn đầu tư phát triển.
Năm
Tỉ lệ
VĐT/GDP %
Tổng số%
Khu vực trong nước
Khu vực có VĐTNN
Tỉ lệ VĐT trong nước/ nước ngoài
Tổng số
KTNN
Ngoài quốc doanh
1995
27.1
100
69.6
42
27.6
30.4
2.29
1996
100
74
49.1
24.9
26
2.85
1997
28.3
100
72
49.4
22.6
28
2.57
1998
100
79.3
55.5
23.4
20.7
3.83
1999
19.7
100
82.7
58.7
24
17.3
4.78
2000
32.9
100
81.3
57.5
23.8
18.7
4.35
2001
34
100
81.6
58.1
23.5
18.4
4.43
2002
34.3
100
81.5
56.2
25.3
18.5
4.41
2003
35.9
100
81.3
56.5
26.7
16.5
5.06
( Tổng hợp thời báo kinh tế Việt Nam)
Thực trạng nguồn vốn trong nước:
Sau cuộc khủng hoảng tài chính- tiền tệ 1997. rút kinh nghiệm từ bài học của các nước đi trước thì Đảng ta xác định nhiệm vụ và giải pháp quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội là “ huy động tối đa nguồn lu để lực phát triển kinh tế xã hội là nội lực, nguồn lực trong dân và tăng sức thu hút đầu tư nước ngoài, sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư đặc biệt là vốn đầu tư nước ngoài, tăng cường quản lí và sử dụng đất đai đề cao kỉ luật tài chính, đẩy mạnh thi đua sản xuất, thực hành tiết kiệm, phấn đấu giảm bội chi”. Thực tế cho thấy tỉ lệ vốn đầu tư khu vực trong nước luôn chiếm khoảng trên 70% so với tổng vốn đầu tư toàn xã hội và hiện nay có xu hướng ngày càng tăng.
1. Vốn đầu tư từ khu vực nhà nước:
Với chủ trương phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì đầu tư từ khu vực nhà nước luôn chiến tỉ lệ cao trong tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội, tỉ lệ này đạt khoảng 50% và hiện có xu hướng ngày càng tăng. Giai đoạn 1996- 2000 tỉ trọng vốn đầu tư phát triển khu vực kinh tế nhà nước chiến 54,6% so với tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội. đếm giai đonaj 2001- 2003 là 56,87% riêng vốn đầu tư thực hiện của khu vực nhà nước năm 2003 ước tính chiếm 56.52% tổng vốn đầu tư phát triển. vốn đầu tư từ khu vực nhà nước bao gồm các thành phần: Ngân sách nhà nước, vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước, nguồn vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước.
Ngân sách nhà nước:
NSNN có vai trò là công cụ thúc đẩy tăng trưởng, ổn định và điều khiển kinh tế vĩ mô của nhà nước. Đầu tư từ NSNN là một bộ phận quan trọng trong toàn bộ khối lượng đầu tư, nó tọa ra môi trường đầu tư thuận lợi nhằm đẩy mạnh đầu tư của mọi thành phần kinh tế theo định hướng chung của kế hoạch, chính sách và pháp luật. Đồng thời ngân sách nhà nước cũng góp phần trực tiếp tạo ra năng lực sãn xuất của một số lĩnh vực quan trọng nhất của nền kinh tế, đảm bảo theo đúng định hướng và quy hoạch phát triển kinh tế xã hội. Hiện nay chi cho đầu tư phát triển luôn chiếm khoảng 30%.
Năm 1994 chi của NSNN cho đầu tư khoảng 1 tỷ USD trong khi GDP là 15,5 tỷ USD, như vậy tỉ lệ đầu tư từ ngân sách đạt khoảng 6% GDP. Trong giai đoạng 1996-2000, để phù hợp với sừ phát triển kinh tế, NSNN bước đầu được cơ cấu lại theo hướng thích cực hơn và có hiệu quả hơn. Việc cải cách thuế giai đoạn II, cùng với việc triển khai luật ngân sách đã góp phần thức đấy sản xuất kinh doanh phát triển, tăng nguồn thu cho ngân sách. Tổng thu ngân sách hàng năm tăng bình quân hàng năm trên 7% cao hơn mức bình quân tăng GDP của giai đoạn này. Chi cho đầu tư phát triển tăng lên bình quân khoảng 25% GDP trong tổng chi NSNN. Trong giai đoạn này tổng nguồn vốn đầu tư thuộc ngân sách nhà nước bình quân 5 năm chiếm 21,5% tổng vốn đầu tư xã hội, tức khoảng 8 tỉ USD. Đến năm 2000, tỉ lệ chi NSNN là 24,7% so với GDP trong đó chi cho đầu tư phát triển là 6.7%. Chi phí đầu tư phát triển của NSNN cho các ngành kinh tế thì tập trung chủ yếu ở các lĩnh vực công nghiệp và giao thông vận tải, bưu chính viễn thông chiếm khoảng 35,3%, lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn chiến khoảng 22,5%, cho các lĩnh vực còn lại bao gồm khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo, y tế, văn hóa, thể dục thể thao chiến khoảng 36,7%. Như vậy nhờ tăng đầu tư, số công trình đưa vào sử dụng và năng lực của hầu hết các ngành đều tăng. Giá trị tài sản cố định tính đến cuối năm 2000 tăng khoảng 30% so với năm 1995.
Đầu tư cho các công trình mục tiêu quốc gia được ngân sách cấp rất lớn: đầu tư cho xóa đói giảm nghèo, chương trình 135 đã tạo được niềm tin của đồng bào và dân tộc với Đảng và Nhà nước, dự án trồng 5 triệu ha rừng…
Tuy nhiên vấn đề đặt ra với vốn đầu tư phát triển có nguồn gốc từ NSNN là việc thực hiện vẫn trong tình trạng phân tán dàn trải, thiếu tập trung, số lượng các dự án ngay càng gia tăng. Theo số liệu thống kê của Bộ kế hoạch và Đấu tư thì năm 2003 các bộ và địa phương đã bố trí 10600 công trình tăng 2500 công trình so với năm 2000. Trong đó các công trình do địa phương bố trí tăng 47%, nhiều dự án là theo ý kiến chủ quan của ngành địa phương. Việc đầu tư dàn trải như vậy lại diễ ra tròn điều kiện nguồn ngân sách còn nhiều hạn hẹp khiến cho nhiều công trình còn xây dựng dở dang nằm chờ vốn gây lãng phí nguồn lực, tình hình nợ đọng vốn trong đầu tư xây dựng khá cao. Theo số liệu cho đếm giữa năm 2003, được tổn hợp từ các bộ, ngành 53/61 tỉnh thành phố thì số nợ này lên tới 11000 tỷ đồng. Giao thông vận tải, nông nghiệp và phát triển nông thôn là những bộ phận có khối lượng nợ đọng lớn.
Nhưng đáng ngại nhất vẫn là vấn đề chất lượng các công trình xây dựng chưa thực sự được đảm bảo. Không ít các công trình xây dựng khi mới bàn giao đưa vào sử dụng chưa được bao lâu đã nhanh chóng xuống cấp và hư hỏng…Việc sai phạm dẫn tới những tổn thất về chất lượng không chỉ từ phía các đơn vị thi công mà ngay từ các đơn vị tư vấn thiết kế, các cơ quan thẩm tra, thẩm định kinh tế…
Việc thất thoát và lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản là một vấn đền nhức nhối cần được tập trung giải quyết và chất lượng các công trình tác động tới thời gian sử dụng tạo ra trình độ về cơ sở hạ tầng cho nền kinh tế. Do đó, đòi hỏi phải có giải pháp thiết thực để sủ dụng có hiệu quả vốn đầu tư từ nguồn ngân sách này.
1.2 Vốn đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước:
Theo số liệu thống kê thì năm 2000 có khoảng 5700 doanh nghiệp nhà nước nhưng hầu hết nhỏ bé về quy mô: Vốn bình quân dưới 5 tỷ chiếm 66%, trong đó DNNN của các tỉnh thành phố có vốn 1 tỷ chiếm 30% nhiều tỉnh là 60%. Đến năm 2001, số doanh nghiệp nhà nước giảm còn 5535 và năm 2003 là 5364 doanh nghiệp. đấy là do chủ trương cơ cấu lại DNNN thực hiện chuyển đổi hình thức DNNN.
Trước đây, vốn cho DNNN chủ yếu được cấp từ NSNN thì nay thực hiện cổ phần hóa để da dạng các nguồn vốn. Trước đây, đa số các doanh nghiệp đều trong tình trạng làm ăn thua lỗ, khoảng hơn 20% gây nên gánh nặng cho NSNN.
Trong ba năm 1997-1999 NSNN cấp gần 8000 tỷ đồng trực tiếp cho các DNNN, 1464,4 tỷ để bù lỗ nhằm giảm gánh nặng tài chính. Ngoài ra, từ năm 1996 chính phủ còn miễn, giảm thuế là 2288 tỷ đồng, xóa nợ 1088.5 tỷ, khoanh nợ 3392 tỷ, dãn nợ 540 tỷ và tiếp tực cung cấp 8685 tỷ tín dụng ưu đãi cho các DNNN. Theo chủ trương mới, thực hiện cổ phần hóa các DNNN còn khả năng sản xuất, giải thể những doanh nghiệp làm ăn thua lỗ kéo dài. Tính đến hết tháng 11/2000 đã cố phần hóa và chuyển đổi sở hữu cho 520 doanh nghiệp, vơi tổng số là 2000 tỷ chiếm 1.6% tổng số vốn đàu tư của nhà nước vào khu vực DNNN. Sau khi cổ phần hóacác doanh nghiệp này đều làm ăn có lãi với doanh thu tăng gấp hai lần, nộp NSNN tăng 2,5 lần, tốc độ tăng trưởng vốn là 2,5 lần. Với 300 DNNN cỡ lớn( trong đó có 90 doanh nghiệp thuộc các tổng công ty 90-91 đóng góp trên 80% tổng thu NSNN chủa khu vực DNNN). Vốn đầu tư của các DNNN có được từ hai nguồn đó là do ngân sách cấp và lợi nhuận để lại. Hiện nay còn thêm huy động từ nguồn cổ phần hóa.
Tính dến thời điểm 31/12/2002, tổng số vốn DNNN là 895,2 nghìn tỷ đồng chiếm 62,1% so với tổng vốn của cac doanh nghiệp răng 9,5% một năm. Đóng góp của các DNNN vào GDP tăng lên: năm 1995 là 30,4% thì tới năm 2001 là 30.6%. Song ở khu vực này vẫn còn nhiều tồn tại, DNNN với vai trò ngày càng lớn- chỉ là sức người cản trở thay vì là sức kéo đối với tăng trưởng. Chính phủ đổ rất nhiều vốn đầu tư vào khu vực này nhằm vực dậy, đưa khu vực này thực hiện vai trò đầu tư tăng trưởng, là nơi nắm giữu vốn, khoa học công nghệ tiến bộ song số doanh nghiệp bị thua lỗ vẫn chiếm 17.5 % năm 2000 và 16.7% năm 2001, 14,7% năm 2002; mức lỗ bình quân của một doanh nghiệp là 4 tỷ dẫn tới thất thoát nguồn lực hoặc một số doanh nghiệp có lãi song bấp bênh, lãi có được là do bảo hộ và đối xử ưu đãi: như các nhà máy đường, xi măng…
Mặt khác trong khi nhà nước có những nỗ lực nhằm cải cách những doanh nghiệp hiện có và làm cho nó hiệu quả hơn thì những DNNN mới thành lập chỉ vì lí do có những do có những dự án về cơ sở hạ tầng thay thế nhập khẩu. Một số cơ quan thành lập ra DNNN với tư cách là chủ sở hữu, không tiến hành bất cứ nghiên cứu thị trường cho sản phẩm của mình. Do đó nhiều DNNN vừa thành lập đã bị mắc nợ, sảm phẩm không bán được và dư thừa công suất. Ngoài ra nhiều DNNN nằm trong diện bị chuyển thể tìm cách ôn đồm thêm chức năng công ích để được giữ lại trong tay nhà nước.
Với những bất cập trên, khu vực này cần phải có những cải cách mạnh mẽ và tích cực hơn.
2. Nguồn vốn từ khu vực tư nhân:
Khu vực tư nhân Việt Nam, cả bộ phận doanh nghiệp có đăng kí và bộ phận gia đình phi chính thức chiếm 40% GDP và 90% số việc làm. Năm 1998, khu vực này có vốn đầu tư phát triển khá và có xu hướng ngày càng gia tăng. Chủ trương của Đảng và Nhà nước ta trong thời gian tới là tiếp tực huy đông mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế đặc biệt là nguồn vốn trong dân. Nhà nước ta dã ban hành luật doanh nghiệp và sau vài năm thực hiện ta đã huy động được trên 10 tỷ USD.
Theo đánh giá sơ bộ khu vực kinh tế ngời nhà nước vẫn sở hữu một lượng vốn tiềm năng rất lớn bao gồm phần tiết kiệm của dân cư và phần tích lũy của các doanh nghiệp dân doanh.
2.1 Tiết kiệm khu vực dân cư:
Cùng với sự phát triển của kinh tế đất nước, một bộ phận không nhỏ trong dân cư có tiềm năng về vốn do có nguồn thu nhập gia tăng hoặc do tích lũy truyền thống. Nhìn tổng quan nguồn vốn tiềm năng trong dân cư không phải là nhỏ tồn tại dưới dạng vàng và ngoại tệ. Nguồn vốn này xấp xỉ bằng 80% tổng nguồn vốn huy động của toàn bộ hệ thống ngân hàng. Qua một số đợt phát hành công trai đã huy đông được một lượng vố rất lớn từ dân cư, chỉ một thời gian ngắn nhưng số tiền huy động đã lên tới hàng ngàn tỷ đồng. Với khoảng 15 triệu hộ gia đình đóng góp khoàn 1/3 GDP, giai đoạn 1996-2000 tiết kiện của khu vực dân cư chiếm 15% GDP và xu hướng ngày càng tăng.
Bảng 2. Tỉ lệ tiết kiêm dân cư/ GDP
(%)
1999
2000
2001
2002
Tiết kiệm/ GDP
22
29.6
31.2
32,1
Tỉ lệ tăng GDP
4.8
6.79
6.89
7.04
( Thời báo Kinh tế Việt Nam)
Khu vực này còn đóng góp một nguồn thu ngoại tệ khá từ lượng kiều hối chuyển về của những người đi xuất khảu lao động và thân nhân ở nước ngoài. Trong 9 tháng đầu năm 1999, lương kiều hối chuyển vào Việt Nam đạt 585 triệu USD cà cả năm 1999 là khoảng 1,2 tỷ USD. Nguồn vốn tiết kiệm của dân cư góp phần quan trọng vào nguồn vốn đầu tư phát triển chiếm khoảng 25%và ngày càng quan trọng nhất là trong giai đoạn hiện nay kih mà xu hướng đầu tư nước ngoài đang giảm sút, thì đây sẽ là một nguồn bù đắp quan trọng. Tuy nhiên do hệ thống ngân hàng Việt Nam còn hoạt động chưa hiệu quả cho nên mặc dù thu hút đước tiết kiệm dân cư song chưa đầy đủ, và việ sử dụng vốn tiết kiệm này chưa đạt hiệu quả . Các ngân hàng hiện nay cón dư nợ cho vay trong khi khu vực tư nhân cần vốn thì lại không được vay. Đây là bất cập vầm giải quyết để khai thông nguồn lực sức dân.
2.2 Đầu tư của khu vực dân doanh:
Chủ trương của Đảng và Nhà nước ta trong những năm qua và trong thời gian tới là tiếp tục huy động mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế đặc biệt là nguồn vốn trong dân. Năm 1999, Nhà nước ta ban hành luật doanh nghiệp và từ đó tới nay đã thu được những thành tựu rất đáng kể. Năm 2003 đầu tư của tư nhân và dân cư là 58.000 tỷ đồng tăng 24,9% so với năm 2002. Theo thời báo Kinh tế Việt Nam thì số lượng doanh ngiệp tư nhân tăng lên theo từng năm, năm 2000, số lượng doanh nghiệp tư nhân là 35.004 thì năm 2001 là 44.314 và năm 2002 là 55.236 doanh nghiệp, tỉ lệ tăng số doanh nghiệp tư nhân là 25,6%/ năm( trong đó tăng nhanh nhất là công ty cố phần chiếm 93,3% ;công ty TNHH 49.9%).Ở khu vực này số doanh nghiệp có lãi tăng tư 27916 lên 32593 doanh nghiệp và năm 2002 là 41743 doanh nghiệp với tổng mức lãi tăng dần từ 3168 tỷ đồng lên 4735 tỷ, lãi bình quân của một donah nghiệp tăng lên từ 0,11 tỷ đến 0,15 tỷ và 0,17 tỷ. Và khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh năm 1995 góp 54,7% GDP và năm 2001 góp 46,8% GDP. Điều nằm khẳng định tiềm năng phát triển rất lớn của khu vực này. Khu vực tư nhân năng động có thể tăng trưởng nhanh và tạo vệc làm mà không cần có dự hỗ trợ nào từ ngân sách hay gần giống ngân sách nếu tạo điều kiện thông thoáng từ chính phủ. Tốc độ tăng vốn đầu tư phát triển của khu vực ngoài quốc doanh hiện nay cao nhất là năm 2002. tăng 18,3% so với năm trước và năm 2003 tăng 25 % so với năm trước. Mặc dù có nhiều tiến bộ vê tăng trưởng chuyển dịch cơ cấu kinh tế song cũng còn tồn tại nhiều yếu kém và bất cập. Phần lớn các doanh nghiệp đêu có quy mô nhỏ, phân tán với công nghệ lạc hậu, việc phát triển doanh nghiệp còn mang tính tự phát, năng lực cạnh tranh còn yếu kém.
Thực trạng vốn đầu tư nước ngoài:
Sau khi thực hiện đường lối đổi mới, mở cửa chuyển sang nền kinh tế thị trường thì Việt Nam đã mở ra một kênh mới rất quan trọng trong việc thu hút nguồn lực từ bên ngoài. Đấu tư trực tiếp nước ngoài( FDI), đặc biệt là từ khi chính phủ ban hành luật đầu tư nước ngoài thì khối lượng FDI gia tăng dần qua các năm. Bên cạnh đó, cuối năm 1993 là thời điểm đánh dấu bước chuyển của động thái dùng vốn nước ngoài, khi mà các thành tựu cải cách đã đủ sức chứng tỏ triển vọng phát triển nhanh và lâu bền của nền kinh tế Việt Nam. Tháng 10/1993 diễn ra Hội nghị lần I các nhà tài trợ cho Việt Nam tại Pari- ở hội nghị này các chính phủ và tổ chức quốc tế cam kết tài trợ cho Việt Nam 1.860 tỉ USD. Ngay sau đó cùng với sự giúp đõ của các nhà tài trợ quốc tế, ta đã giải quyết nợ quá hạn với IMF. IMF cũng tuyên bố cho Việt Nam vay theo thể thức dự phòng 230 triệu USD. Đến năm 1994, Mỹ tuyên bố bãi bỏ lện cấm vận kinh tế đối với Việt Nam, năm 1994 Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức ASEAN. Những điều đó đã làm cho dòng vốn đầu tư từ nước ngoài vào Việt Nam được thuận lợi hơn. Tuy nhiên, dòng đầu tư nước ngoài vào Việt nam thực sự có những bước đột phá hơn hẳn sau sự kiện Việt Nam gia nhập tổ chức Thương mại quốc tế WTO( 2006) và bình thường hóa quan hệ Việt Mĩ( hiệp định PNTA- 2006)
Ở đây chúng ta nói tới hai nguồn vốn quan trọng trong vốn nước ngoài đó là ODA và FDI.
1. Nguồn vốn tài trợ phát triển chính thức ( ODA)
Năm 1993 được coi như mốc quan trọng khi đánh giá và phân tích vốn ODA ở Việt Nam với việc bình thường hóa mối quan hệ với IMF,WB,và ADB và kể từ khi khái niệm ODA,thủ tục và quá trình tiếp nhận nguồn vốn ODA mới được đề cập một cách chính thức và rõ ràng và t. Và từ đó nguồn vốn ODA đổ vào nước ta ngày một tăng.
Tình hình thu hút vốn ODA của Việt Nam trong thời gian qua
Hàng năm diễn ra hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ nhằm thỏa thuận số vốn ODA dành cho Việt Nam. Tính cho đến nay có 16 lần hội nghị được tổ chức. Qua các lần hội nghị,số vốn mà các nhà tài trợ cam kết dành cho Việt Nam ngày càng tăng và năm 2007 tại hội nghị lần thứ 15 các nhà tài trợ cam kết dành cho VN 5,46 tỷ USD-mức cao nhất từ trước đến nay.
năm
Vốn cam kết(tỷ USD)
Tốc độ tăng(%)
1993
1.81
1994
1.94
7.18
1995
2.26
16.49
1996
2.43
7.52
1997
2.40
-1.23
1998
2.70
-8.33
1999
2.8
4.5
2000
2.4
14.28
2001
2.4
0
2002
2.5
4.17
2003
2.83
13.20
2004
3.4
20.14
2005
3.7
8.82
2006
4.4
18.92
2007
5.426
23.32
2008
5.014
-7.59
( Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
Tình hình ký kết vốn ODA cho Việt Nam
Trên cơ sở số vốn ODA cam kết của các nhà tài trợ song phương và đa phương, chính phủ Việt Nam đã kí kết với các nhà tài trợ các điều ước quốc tế về ODA( như hiệp định, nghị định thư, dự án , chương trình…). Tính từ năm 1993 đến năm tháng 9/2006, tổng giá trị các điều ước quốc tế về ODA đã được kí kết đạt khoảng 31,6 tỉ USD. Trong đó, vốn vay là 25,65 tỷ USD với 559 hiệp định, viện trợ không hoàn lại khoảng 6 tỷ USD.
Phần lớn các hiệp định vay đều có lãi suất ưu đãi, thời hạn vay va ân hạn dài. 48,8% số hiệp định vay đã kí có lãi suất dưới 1%/ năm, thời hạn vay trên 30 năm, trong đó có 10 năm ân hạn; 33,9% hiệp đinh vay đã kí có lãi suất từ 1-2,5 %/ năm; khoảng 17,3% hiệp định vay đã kí có điều kiện vay kém ưu đãi hơn.
Trong năm 2006, nguồn vốn ODA được hợp thức hóa thông qua việc kí kết các hiệp định với các nhà tài trợ đạt 2.824,58 triệu USD, trong đó ODA vốn vay là 2.423,64 triệu USD và ODA viện trợ không hoàn lại là 400,94 triệu USD. Nguồn vốn ODA được kí kết tiếp tục tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên như: Công nghiệp- năng lượng( 30,78%), giao thông vận tải- bưu chính viễn thông( 20,51% ); Nông nghiệp và phát triển nông thôn( 14,31%); tài chính ngân hàng( 13,19%)
Bảng 4. Cơ cấu ký kết theo ngành, lĩnh vực năm 2006
Đơn vị: Triệu USD
Ngành lớn
Tổng số
ODA vay
ODA viện trợ
%
Công nghiệp-năng lượng
869,43
861,46
7,97
30,78
Giao thông vân tải-Bưu chính viễn thông
579,42
579,07
0,35
20,51
Nông nghiệp và phát triển nông thôn
404,06
377,68
26,38
14,31
Tài chính ngân hàng
372,62
291,02
81,60
13,19
Y tế-Giáo dục-Xã hội
219,53
131,76
87,77
7,77
Khoa học-Công nghệ-Môi trường
186,00
171,40
14,60
6,59
Quản lý Nhà nước-Cải cách hành chính
233,80
0
23,80
0,84
Ngành khác
169,72
11,25
158,47
6,01
Tổng số
2.824,58
2.423,64
400,94
100
Tình hình giải ngân vốn ODA:
Nguồn vốn ODA đã được giải ngân tính cho ngân sách nhà nước( không bao gồm các khoản giải ngân cho các khoản chi tại nước tài trợ, chi cho chuyên gia…) trong giai đoạn từ năm 1993 đến hết năm 2006 ước đạt khoảng 15.9 tỷ USD, bằng 64,9% tổng giá trị các điều ước quốc tế về ODA và bằng khoảng 55,0% tổng lường ODA đã cam kết trong thời kì này.
Tỉ lệ giải ngân thấp này đồng hành với việc tiến độ giải ngân vốn ODA chậm chỉ đáp ứng được 70- 80% yêu cầu giải ngân bình quân một năm của thời kì kế hoạch.
Mức giải ngân ODA khác nhau giữa các nhà tài trợ và giữa các loại hình dự án. Các dự án hỗ trợ kĩ thuật thường có mức giải ngân cao( chủ yếu là chi cho chuyên gia, mua sắm thiết bị, máy móc và đào tạo…). Các dự án đầu tư xây dựng thường giải ngân chậm( chi phí nhiều thời gian cho công tác chuẩn bị như dền bù giải phóng mặt bằng, di dân và tái định cư…).
Tổng mức giải ngân năm 2006 đạt trên 1.785 triệu USD, cao hơn kế hoạch đề ra( 1.750 USD), trong đó vốn vay đạt khoảng 1.550 triệu USD, viện trợ không hoàn lại đạt khoảng 235 triệu USD, trong tổng giá trị giải ngân năm 2006, cốn vay của 5 ngân hàng phát triển ( WB, ADB, JBIC,KFW và AFD) đạt trên 1.400 triệu USD, chiếm 78,5% tổng số vốn ODA giải ngân.
Hiện nay có 28 nhà tài trợ song phương, trong đó có 24 nhà tài trợ cam kết ODA thường niên ( Úc, Bỉ, Canada, Séc, Đan Mạch, Phần Lam, Pháp, Đức, Nhật, Thụy Sĩ, Thái Lan, Anh, Hoa Kì…); 4 nhà tài trợ không cam kết ODA thường niên( Áo, Trung Quốc, Nga, Singgapore) mà cam kết ODA theo từng dự án cụ thể. Ví dụ gần đây Trung Quốc cam kết cung cấp 85 triệu USD vốn vay ưu đãi để thực hiệ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 31822.doc