PHẦN I : LÝ LUẬN CHUNG VỀ TẠO LẬP THU HÚT VÀ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ.
I. TẠO LẬP, THU HÚT VÀ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ.
1. Nguồn vốn đầu tư:
2. Phân loại vốn đầu tư:
3. Tạo lập vốn đầu tư:
4. Thu hút vốn đầu tư:
5. Sử dụng vốn đầu tư:
II. TÁC ĐỘNG CHỦ YẾU CỦA VIỆC SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ ĐẾN CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG KINH TÊ.11/18/2008
1. Sử dụng vốn đầu tư hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư và do đó tác động tích cực đến tăng trưởng:
2. Tác động của việc sử dụng vốn đầu tư đến năng suất nhân tố tổng hợp và do đó tác động đến chất lượng tăng trưởng kinh tế:
3. Tác động của của việc sử dụng vốn đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH – HĐH:
4. Tác động của hoạt động sử dụng vốn đầu tư đến khả năng nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp và của nền kinh tế:
5. Tác động của vốn đầu tư đến chất lượng và giá thành sản phẩm:
III. MỐI QUAN HỆ GIỮA TẠO LẬP, THU HÚT VÀ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ.
1. Tính thuận chiều trong mối quan hệ giữa tạo lập, thu hút và sử dụng vốn đầu tư:
2. Sử dụng hiệu quả vốn đầu tư là cơ sở duy trì sự tăng trưởng kinh tế, đẩy mạnh tạo lập vốn và tăng khả năng thu hút vốn:
PHẦN II : THỰC TRẠNG TẠO LẬP THU HÚT VÀ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1990 – 2008.
I. TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ Ở VIỆT NAM NÓI CHUNG:
1. Đầu tư trong nước :
1.1.Vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước:
1.2. Vốn đầu tư từ doanh nghiệp:
1.3. Vốn đầu tư từ tiết kiệm dân cư:
2. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài:
2.2. Tình hình triển khai thực hiện dự án đầu tư nước ngoài:
II. Thực trạng tạo lập, thu hút và sử dụng vốn đầu tư:
1. Khả năng tạo lập vốn ngày càng được cải thiện tạo điều kiện tốt để thu hút vốn ngày càng nhiều.
2. Khả năng thu hút vốn ngày càng gia tăng:
2.1 Thực trạng tình hình thu hút vốn của nước ta :
2.2 Nguồn vốn thu hút đầu tư ngày càng gia tăng cả về chất lẫn lượng:
2.2.1 Nguồn trong nước:
2.2.2 Nguồn nước ngoài:
2.2.3 Các nguồn vốn khác:
3. Sử dụng vốn chưa hiệu quả hạn chế khả năng tạo lập thu hút vốn.
3.1 Thể hiện qua hệ số ICOR của Việt Nam
3.2 Thể hiện qua tốc độ tăng năng suất nhân tố tổng hợp( TFP):
3.3 Ảnh hưởng của quá trình sử dụng vốn đến tạo lập và thu hút vốn:
3.3.1 Tác động của việc sử dụng vốn hiệu quả đến khả năng tích lũy vốn và thu hút vốn:
3.3.2 Sử dụng nguồn vốn hiện nay của Việt Nam chưa thật sự hiệu quả hạn chế khả năng tạo lập và thu hút vốn:
PHẦN 3 : GIẢI PHÁP NÂNG CAO MỐI QUAN HỆ CỦA TẠO LẬP, THU HÚT VÀ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ.
I. Mục tiêu và quan điểm định hướng phát triển kinh tế Việt Nam đến 2010:
1. Mục tiêu và quan điểm phát triển kinh tế đến năm 2010:
1.1 Mục tiêu phát triển kinh tế Việt Nam đến 2010:
1.2 Quan điểm phát triển kinh tế Việt Nam đến năm 2010:
2. Dự báo nhu cầu đầu tư và yêu cầu nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam đến 2010:
II. Giải pháp nâng cao mối quan hệ giữa tạo lập, thu hút và sử dụng vốn đầu tư:
1. Giải pháp chung:
2. Giải pháp nâng cao hiệu quả tạo lập vốn:
3. Giải pháp nâng cao hiệu quả thu hút vốn đầu tư:
4. Giải pháp nâng cao sử dụng nguồn vốn đầu tư nhằm góp phần nâng cao chất lượng tăng trưởng Việt nam đến 2010, tạo điều kiện tạo lập và thu hút vốn đầu tư:
4.1 Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch và bố trí kế hoạch đầu tư:
4.2 Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhà nước:
4.3 Nâng cao hiệu quả sử dụng Vốn nước ngoài :
4.4 Đầu tư phát triển nguồn nhân lực nhằm nâng cao năng suất lao động:
58 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 4078 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Mối quan hệ giữa tạo lập, thu hút và sử dụng vốn đầu tư, lấy thực tế ở Việt Nam để chứng minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ộng. Bên cạnh đó, FDI có vai trò trong chuyển giao công nghệ và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tạo sức ép buộc các doanh nghiệp trong nước phải tự đổi mới công nghệ, nâng cao hiệu quả sản xuất. FDI đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của các quốc gia. Vấn đề hiệu quả sử dụng FDI tuỳ thuộc vào cách thức huy động, quản lý và sử dụng tại nước tiếp nhận đầu tư.
FDI đã góp phần bổ sung nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế xã hội - đặc biệt với nước ta thuộc nhóm các nước đang phát triển, có nền kinh tế thu nhập thấp (theo các tiêu chí phân loại của Liên hiệp quốc). 20 năm đã có hơn 9500 dự án đầu tư nước ngoài được cấp giấy phép với tổng số vốn đăng ký khoảng 98 tỷ USD (kể cả vốn tăng thêm); riêng năm 2007 đạt 20,3 tỷ USD, chiếm hơn 20% tổng số FDI trong 20 năm qua. Tỷ trọng FDI trong tổng vốn đầu tư xã hội giảm dần: thời kỳ 1991-1995 chiếm 30%, thời kỳ 1996-2000: 23,4%, thời kỳ 2001-2007: 16,7% (tỷ trọng này giảm chủ yếu do sự phát triển nhanh của khối doanh nghiệp dân doanh).
Nguồn : www.saga.vn
FDI góp phần quan trọng vào ngân sách nhà nước, trong thời kỳ 2001-2005 khối doanh nghiệp FDI đạt hơn 3,6 tỷ USD, 2007 trên 1,5 tỷ USD; thu hút trên 1,2 triệu lao động trực tiếp và nhiều triệu lao động gián tiếp, góp phần tăng thêm các ngành nghề lao động mới, thay đổi cơ cấu ngành nghề cũng như nâng dần chất lượng chuyên môn của lực lượng lao động này.
Tăng trưởng FDI 1988 – 2006
Nguồn : Vietpartners
FDI góp phần vào mức độ tăng trưởng kinh tế trong nhiều năm qua ở mức độ cao (từ 2002-2004: trên 7,0%, 2005: 8,44%, 2006: 8,17%, 2007: 8,48%); góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (từ năm 2005 đến nay, công nghiệp, xây dựng chiếm trên 41% GDP, riêng 2007: 41,61% GDP), chuyển giao công nghệ tạo nên nhiều sản phẩm mới có chất lượng, có hàm lượng công nghệ cao, trong đó có các sản phẩm có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế; góp phần nhanh chóng phát triển các vùng kinh tế trọng điểm kéo theo các vùng phụ cận; góp phần thúc đẩy các doanh nghiệp (kể cả các doanh nghiệp không có FDI) nâng cao khả năng quản trị kinh doanh, khả năng cạnh tranh; góp phần nâng cao khả năng khai thác, sử dụng có hiệu quả lao động, vốn, tài nguyên,...
Với 82 quốc gia và vùng lãnh thổ đã đầu tư vào Việt Nam, FDI là cầu nối quan trọng giữa kinh tế Việt Nam với nền kinh tế thế giới ( không chỉ về kinh tế tiếp cận và mở rộng thị trường, mà còn về phát triển du lịch, văn hóa, giáo dục, y tế,...); nói cách khác FDI góp phần mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, chủ động hội nhập kinh tế và các lĩnh vực khác trong khu vực và thế giới.
Trong giai đoạn hiện nay thu hút FDI cũng đạt được một số thành tựu đáng kể
TÌNH HÌNH THU HÚT VỐN FDI VÀO VIỆT NAM 9 THÁNG ĐẦU NĂM 2008
Cấp mới 9 tháng 2008 phân theo ngành
(tính tới ngày 22/9/2008)
STT
Chuyên ngành
Số dự án
TVĐT
Vốn điều lệ
I
Công nghiệp
484
32,345,738,600
7,899,234,652
CN dầu khI
7
10,572,380,000
2,310,380,000
CN nặng
161
19,388,604,033
4,618,479,887
CN nhẹ
207
1,738,805,789
662,553,929
CN thực phẩm
29
317,821,464
173,016,575
Xây dựng
80
328,127,314
134,804,261
II
Nông-Lâm-Ngư nghiệp
40
204,351,581
120,070,401
Nông-Lâm nghiệp
36
203,510,331
119,229,151
Thủy sản
4
841,250
841,250
III
Dịch vụ
361
23,718,387,301
6,085,392,311
Dịch vụ
278
971,202,209
301,269,424
GTVT-Bưu điện
16
49,536,500
15,706,125
Khách sạn-Du lịch
21
8,773,878,875
1,783,405,000
Tài chính-Ngân hàng
1
18,200,000
18,200,000
Văn hóa-Ytế-Giáo dục
15
488,520,764
47,131,362
XD hạ tầng KCX-KCN
5
137,249,866
36,167,000
XD Khu đô thị mới
3
4,768,750,000
2,018,750,000
XD Văn phòng-Căn hộ
22
8,511,049,087
1,864,763,400
Tổng số
885
56,268,477,482
14,104,697,364
Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư
2.2.3 Các nguồn vốn khác:
Nguồn kiều hối và các dịch vụ thu ngoại tệ:
Bên cạnh nguồn thu từ FDI, xuất khẩu và viện trợ, nguồn kiều hối cũng là một nguồn lực quan trọng không kém. Việt kiều là một bộ phận không tách rời của dân tộc. Nguồn lực của Cộng đồng người Việt ở nước ngoài còn rất to lớn. Điều đó thể hiện rất rõ qua số lượng kiều hối được gửi về hàng năm và số doanh nghiệp do Việt Kiều đầu tư về nước. Từ 1991-2004, kiều hối tăng bình quân trên 10%/năm. Năm 1991, kiều hối chuyển về mới đạt 31 triệu đô-la, đến năm 1995 đạt gần 300 triệu, năm 1999 đạt hơn 1 tỷ đô-la, năm 2003 đã lên tới 2,6 tỷ và năm 2004 ước đạt 3 tỷ đô-la. Dự đoán với đà tăng trưởng này, đến năm 2010 lượng kiều hối sẽ là gần 5 tỷ. Các doanh nghiệp Việt Kiều có quy mô vừa và nhỏ hoạt động trong nhiều lĩnh vực. Nhiều hội thảo doanh nhân Việt Kiều, các buổi họp mặt của các Hội người Việt Nam ở Nước ngoài đã góp phần tăng cường sự gắn bó của Việt Kiều với quê hương đất nước. Cộng đồng người Việt có cống hiến cho đất nước đang được dành nhiều ưu đãi và được khuyến khích mở rộng kinh doanh tại Việt Nam. Đó là định hướng nhất quán và đang được triển khai thực hiện từ trung ương đến địa phương.
Cùng với nguồn thu từ kiều hối, thu từ các dịch vụ du lịch, vận tải vãng lai...cũng tăng nhanh, và là nguồn vốn chảy trực tiếp vào các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ. Thông qua các khoản thuế, các doanh nghiệp này trực tiếp đóng góp vào ngân sách nhà nước.
Nguồn vốn đầu tư gián tiếp FPI (Foreign Portfolio Investment)
Có thể thấy, FPI là một khái niệm khá mới mẻ, nhất là ở nước ta, vì chúng xuất hiện và phát triển gắn liền với sự hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán quốc gia và quốc tế.
Trên thực tế, mặc dù FPI dùng để chỉ các hình thức đầu tư không phải là đầu tư trực tiếp nước ngoài truyền thống (tức đầu tư để lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, lập liên doanh hoặc công ty cổ phần và kinh doanh theo hợp đồng hợp tác kinh doanh…), song sự phân biệt này không phải lúc nào cũng rạch ròi và thống nhất. Chẳng hạn, khi nhà đầu tư dùng vốn của mình để mua cổ phiếu của doanh nghiệp, nếu tỷ lệ cổ phiếu do nhà đầu tư nắm giữ thấp hơn mức nhất định (10% theo tiêu chuẩn của IMF và 30% theo tiêu chuẩn của Việt Nam hiện hành) là đầu tư gián tiếp, nhưng khi vượt ngưỡng này lại được xếp vào đầu tư trực tiếp và khi đó, nhà đầu tư có thể dùng quyền bỏ phiếu của mình để can thiệp trực tiếp vào thực tế quản lý, kinh doanh của doanh nghiệp…
Cũng như FDI, động thái dòng FPI chịu ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ của các nhân tố như bối cảnh quốc tế (hòa bình, ổn định vĩ mô, các quan hệ ngoại giao và môi trường pháp lý quốc tế thuận lợi); nhu cầu và khả năng đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài; mức độ tự do hóa và sức cạnh tranh (chủ yếu là ưu đãi tài chính và sự thân thiện, thuận tiện của quản lý nhà nước đối với nhà đầu tư) của môi trường đầu tư trong nước; sự phát triển của hệ thống tiền tệ và các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh nói riêng, của các thể chế thị trường nói chung của nước tiếp nhận đầu tư v.v… Nhưng khác với FDI, FPI chịu ảnh hưởng trực tiếp mạnh hơn từ các nhân tố như: sự phát triển và độ mở cửa của thị trường chứng khoán, chất lượng của các cổ phiếu, trái phiếu do doanh nghiệp và Nhà nước phát hành, cũng như các chứng khoán có giá khác lưu thông trên thị trường tài chính; sự đa dạng và vận hành có hiệu quả của các định chế tài chính trung gian (trước hết là các quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư tài chính các loại, các quỹ đầu tư đại chúng, quỹ đầu tư mạo hiểm, quỹ thành viên); sự phát triển và chất lượng của hệ thống thông tin và dịch vụ chứng khóan, trong đó có các tổ chức cung cấp dịch vụ tư vấn và dịch vụ định mức hệ số tín nhiệm doanh nghiệp và chứng khoán. Dòng FPI sẽ chảy mạnh vào trong nước tỷ lệ thuận và cấp số nhân cùng với sự gia tăng quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp, doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động hiệu quả ở trong nước, cũng như cùng với việc nới rộng tỷ lệ nắm giữ cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp đó…
Thực tiễn 3 giai đoạn thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài ở nước ta thời gian qua cho thấy sự tác động vừa đề cập ở trên:
- Giai đoạn 1 (1988 – 1997): là thời kỳ mở đầu cho dòng vốn FPI vào Việt Nam theo xu hướng đổi mới và mở cửa thu hút đầu tư nước ngoài diễn ra trong phạm vi cả nước và tạo động lực, hy vọng chung cho các nhà đầu tư nước ngoài. Trong giai đoạn này, ở Việt Nam đã có 7 Quỹ đầu tư nước ngoài được thành lập với tổng số vốn được huy động khoảng 400 triệu USD.
- Giai đoạn 2 (1998 – 2002): là thời kỳ khủng hoảng và hậu khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu Á khiến các dòng vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp nước ngoài đổ vào châu Á bị chững lại và Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng chung của xu hướng này với việc giảm sút và thu hẹp đáng kể quy mô thu hút của cả FDI và FPI. Trong số 7 Quỹ đầu tư kể trên có 5 Quỹ rút khỏi Việt Nam, 1 Quỹ thu hẹp trên 90% quy mô quỹ, chỉ còn duy nhất Quỹ Vietnam Enterprise Investment Fund được thành lập tháng 7-1995 với quy mô vốn 35 triệu USD (nhỏ nhất trong số 7 Quỹ) là còn hoạt động cho đến nay.
- Giai đoạn 3 (từ 2003 - nay): là thời kỳ phục hồi trở lại của dòng vốn FPI vào Việt Nam cùng với xu hướng tăng cường cải thiện môi trường đầu tư, phát triển các định chế thị trường tài chính, trong đó có lập sàn giao dịch chứng khoán ở thành phố Hồ Chí Minh tháng 7-2000 và thị trường chứng khoán Hà Nội tháng 3-2005, đặc biệt là chủ trương và quyết tâm của Chính phủ đẩy mạnh cổ phần hóa và nới lỏng tỷ lệ nắm giữ cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp nhà nước lớn được cổ phần hóa (từ 30% lên 49%)… Tính đến tháng 6-2006, cả nước đã có 19 Quỹ đầu tư nước ngoài với tổng vốn 1,9 tỉ USD đang hoạt động ở Việt Nam. Tổng cộng đến nay, FPI mà Việt Nam thu hút được bằng khoảng 2-3% so với tổng vốn FDI đã thu hút được trong cùng thời kỳ (so với tỷ lệ trung bình 30-40% của các nước khu vực thì đây là tỷ lệ khiêm tốn…). Tuy nhiên, có thể cảm nhận khá rõ rệt và xác đáng những triển vọng sáng sủa của dòng FPI đổ vào Việt Nam trong thời gian tới, đặc biệt từ sau khi Việt Nam triển khai các cam kết hội nhập WTO và thúc đẩy trên thực tế quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước lớn đang hoạt động trong các lĩnh vực độc quyền hoặc gần như độc quyền hiện nay
3. Sử dụng vốn chưa hiệu quả hạn chế khả năng tạo lập thu hút vốn.
3.1 Thể hiện qua hệ số ICOR của Việt Nam
Việc sử dụng đồng vốn đầu tư của chúng ta rất kém hiệu quả đã được thừa nhận bởi các chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước cũng như thừa nhận chính thức của Chính phủ Việt Nam.
Để thấy được hiệu quả sử dụng đồng vốn, thông thường các nhà kinh tế lấy chỉ số ICOR làm tiêu chí ( tỷ lệ vốn đầu tư trên một đơn vị gia tăng GDP ) hoặc tính theo cách một đồng vốn bỏ ra thì được bao nhiêu đồng thu vào (GDP/vốn đầu tư). Dù tính theo cách nào đi chăng nữa thì một sự thật hiển nhiên là hiệu quả đồng vốn của chúng ta bỏ ra là không cao, vào loại thấp nhất so với các nước trong khu vực.
Nguồn : Tổng cục thống kê
Nếu tính trong thời kỳ 1991-2007 chỉ số ICOR của VN là 4,86 lần so với 4 lần của Trung Quốc thời kỳ 2001-2006, 4,1 lần của Thái Lan (1981-1995), 4,6 lần của Malaysia (1981-1995), 3,7 lần của Indonesia (1981-1995), 3 lần của Hàn Quốc (1961-1980) và Đài Loan 2,7 lần (1961-1980). Qua đó cho thấy hiệu quả đầu tư của chúng ta là rất thấp.
Nếu tính hiệu quả một đồng vốn bỏ ra thu lại bao nhiêu thì càng thấy rõ năng suất lao động của Việt Nam không những không tăng lên mà còn giảm đi. Thực vậy, nếu thời kỳ 1991-1995 GDP/vốn là 3,55 đồng thì 1996-2000 còn 3 đồng, 2001-2005 còn 2,56 đồng, 2006-2007 giảm xuống chỉ còn 2,46 đồng. Điều đó cũng nói nên rằng các yếu tố khai thác để phát triển theo chiều rộng đang cạn kiệt dần. Nếu không tăng cường khai thác các yếu tố chiều sâu như áp dụng các công nghệ mới, lao động chất xám… thì hiệu quả vốn đầu tư khó mà tăng lên được.
Hệ số ICOR Việt Nam qua các năm
Năm
Đầu tư toàn xã hội theo giá so sánh 1994 (ngàn tỷ đồng)
GDP theo giá so sánh năm 1994(tỷ đồng)
Hệ số ICOR
2001
129.4
292535
3.57
2002
148.0
313135
4.1
2003
166.8
336242
3.82
2004
189.3
362092
4.7
2005
213.9
392989
5
2006
243.3
425088
5.02
2007
306.1
461189
4.8
2008 (9 tháng)
326.0
345353
(dự kiến cả năm là 491852)
4.7
Nguồn : Niên giám thống kê và tổng hợp từ trang web của tổng cục thống kê và vietnamnet.vn
Chỉ số ICOR cho chúng ta thấy rằng nó càng cao thì hiệu quả đầu tư của chúng ta càng thấp. Trng giai đoạn 1990 -2000 chỉ số ICOR của chúng ta là 4.1 đến giai đoạn 2001-2005 trung bình là 4.238, đặc biệt năm 2005 là 5 và 2006 là 5.02. Có thể thấy răng hiệu quả sử dụng vốn đã giảm đi rõ rệt. Tuy nhiên sau khi chúng ta gia nhập tổ chức WTO cuối năm 2006 đầu năm 2007 thì chỉ số ICOR của chúng ta có xu hướng giảm năm 2007 (tổng vốn đầu tư toàn xã hội khoảng 40.6%GDP)khoảng 4.8 và những tháng đầu năm 2008 khoảng 4.7(tổng vốn đầu tư toàn xã hội khoảng 39%GDP) .Phải chăng đó là điều đáng vui mừng? Không, đây thưc sự là một vấn đề nan giải trong hiệu quả sử dụng vốn đầu tư bởi chúng ta cố gắng giảm hệ số ICOR nhưng tốc độ giảm lại quá chậm; so với mặt bằng chung với các nước trong khu vực thì chúng ta còn quá cao(các nước thường vào khoảng 2.6 đến 3.2)
Giáo Sư David Dapice (Đại học Harvard Hoa Kỳ) nhận định thất thoát lãng phí từ nguồn vốn đầu tư của Việt Nam lên đến 1 tỷ USD mỗi năm. Con số này, khó kiểm chứng, nhưng có thể nói, hiệu quả sử dụng vốn ĐT Nhà nước hiện nay thấp. Theo Tổng cục Thống kê năm 2007, khối lượng vốn ĐT toàn xã hội theo giá thực tế là 461,9 nghìn tỷ đồng, bằng 40,4 GDP, trong đó khu vực Nhà nước chiếm 200 nghìn tỷ đồng. Với mức thu hút vốn tới 41% GDP, chỉ số ICOR (hệ số giá trị sản phẩm gia tăng-nó thể hiện để thu được một đồng lợi nhuận thì phải bỏ bao nhiêu đồng vốn) của Việt Nam năm 2007 khoảng 5 lần, nghĩa là cứ 5 đơn vị ĐT, mới tạo ra được một đơn vị tăng trưởng. Điều đáng nói là, với cùng tỷ lệ ĐT so với GDP, Trung Quốc đạt mức tăng trưởng từ 9-11%, trong khi Việt Nam chỉ có thể duy trì ở mức khoảng 8%. Nghĩa là, với quy mô nền kinh tế hiện tại, hàng năm Việt Nam mất đi khoảng 1 tỷ USD. Nếu so với các nước Đông Bắc Á khác như Nhật Bản, Hàn Quốc thì hệ số ICOR của Việt Nam còn cao hơn rất nhiều. Giới chuyên gia kinh tế cảnh báo chỉ số ICOR càng cao thì sự thất thoát, lãng phí trong ĐT tương ứng càng lớn. Thông thường, chỉ số ICOR của các nước chỉ 2-3, chỉ số ICOR Việt Nam xấp xỉ 5 là quá cao và là sự cảnh báo về tăng trưởng thiếu bền vững do thất thoát và lãng phí. Tiến sĩ Cao Sỹ Kiêm, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia phân tích: “Khi tiền đầu tư của Nhà nước không được rót vào công trình, tạo hiệu quả cho nền kinh tế thì tiền đó đi đâu? Tiền đó chạy vào túi cá nhân, vào tiêu dùng, làm cung tiền trong lưu thông tăng lên, dẫn tới lạm phát”.
3.2 Thể hiện qua tốc độ tăng năng suất nhân tố tổng hợp( TFP):
Năng suất các nhân tố tổng hợp (viết tắt tiếng Anh là TFP - Total Factor Produc-tivity) là chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất mang lại do nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và lao động (các nhân tố hữu hình), nhờ vào tác động của các nhân tố vô hình như đổi mới công nghệ, hợp lý hoá sản xuất, cải tiến quản lý, nâng cao trình độ lao động của công nhân,v.v... (gọi chung là các nhân tố tổng hợp).
Tốc độ tăng năng suất các nhân tố tổng hợp phản ánh tốc độ tiến bộ khoa học công nghệ là chỉ tiêu tổng hợp phản ảnh sự nhanh, chậm của tiến bộ khoa học công nghệ trong một thời gian nhất định.
Ta có số liệu từ năm 2001 đến năm 2007 về tổng thu nhập quốc dân, lao động và nguồn vốn
NĂM
K
L
Y
Y/L
K/L
A=LN (Y/L)
B=LN (K/L)
B2
A*B
2000
151183000
37.6096
273666000
7276493
4019798
15.80016
15.20674
231.245
240.269
2001
170496000
38.5627
292535000
7585957
4421267
15.84181
15.30194
234.1493
242.4104
2002
200145000
39.5077
313247000
7928758
5065974
15.88601
15.43806
238.3336
245.2491
2003
239246000
40.5738
336242000
8287171
5896564
15.93022
15.58988
243.0444
248.3502
2004
290927000
41.5863
362435000
8715250
6995741
15.98058
15.76081
248.4032
251.867
2005
343135000
42.5269
393031000
9241939
8068658
16.03926
15.9035
252.9212
255.0804
2006
404712000
43.3389
425373000
9815039
9338308
16.09943
16.04964
257.5908
258.3899
2007
521700000
44.1719
461443000
10446528
11810676
16.16178
16.28451
265.1854
263.1867
∑
69297135
55616987
127.7392
125.5351
1970.873
2004.803
Đơn vị: K, Y: triệu đồng ; L: triệu người
Để tính chỉ tiêu TFP có thể áp dụng phương pháp do tổ chức năng suất châu Á đưa ra với công thức có dạng:
ITFP = IY - (α.IK + βIL)
Đầu tiên ta xác định các hệ số α và β thông qua hai cách:
{
Cách 1: ta có thể sử dụng hệ phương trình sau:
n*a + α∑B = ∑A
a*∑B + α∑B2 = ∑A*B
giải hệ phương thu được trình này ta sẽ α, từ đó suy ra β = 1 – α
{
thay số vào ta sẽ thu được hệ phương trình
8a + 125, 5351 α = 127, 7392
125,5351a + 1970,873 α = 2004,803
Từ đây ta suy ra α = 0.337 và β = 1 – α = 0.663
Cách 2: ước lượng α thông qua mô hình kinh tế lượng
A = a + α*B
Ordinary Least Squares Estimation
*******************************************************************************
Dependent variable is A
8 observations used for estimation from 2000 to 2007
*******************************************************************************
Regressor Coefficient Standard Error T-Ratio[Prob]
INPT 10.6928 .11752 90.9851[.000]
B .33614 .0074875 44.8931[.000]
*******************************************************************************
R-Squared .99703 R-Bar-Squared .99654
S.E. of Regression .0074537 F-stat. F( 1, 6) 2015.4[.000]
Mean of Dependent Variable 15.9674 S.D. of Dependent Variable .12666
Residual Sum of Squares .3333E-3 Equation Log-likelihood 28.9916
Akaike Info. Criterion 26.9916 Schwarz Bayesian Criterion 26.9122
DW-statistic 2.1137
*******************************************************************************
Diagnostic Tests
*******************************************************************************
* Test Statistics * LM Version * F Version *
*******************************************************************************
* * * *
* A:Serial Correlation*CHSQ( 1)= .13058[.718]*F( 1, 5)= .082968[.785]*
* * * *
* B:Functional Form *CHSQ( 1)= .0043368[.947]*F( 1, 5)= .0027120[.960]*
* * * *
* C:Normality *CHSQ( 2)= .31054[.856]* Not applicable *
* * * *
* D:Heteroscedasticity*CHSQ( 1)= .95977[.327]*F( 1, 6)= .81796[.401]*
*******************************************************************************
A:Lagrange multiplier test of residual serial correlation
B:Ramsey's RESET test using the square of the fitted values
C:Based on a test of skewness and kurtosis of residuals
D:Based on the regression of squared residuals on squared fitted values
Từ mô hình kinh tế lượng ta suy ra α = .33614 = 0.337 , β = 1 – α = 0.663
Sau khi xác định được α, β ta tình tốc độ tăng GDP, K và L:
Từ đó ta sẽ xác định tốc độ tăng năng suất nhân tố tổng hợp qua các năm
Năm
IY
IK(%)
IL(%)
ITFP
2000
-
-
-
-
2001
6.894901
12.77458
2.534193
0.909696
2002
7.080178
17.38985
2.450555
-0.40492
2003
7.340852
19.53634
2.698461
-1.03197
2004
7.789925
21.60162
2.495453
-1.1443
2005
8.44179
17.9454
2.261803
0.894616
2006
8.228867
17.94542
1.90938
0.915344
2007
8.479617
28.90648
1.922061
-2.53619
Tốc độ tăng năng suất nhân tố tổng hợp ( Tự tính)
Từ bảng ta thấy rằng tốc độ tăng của TFP là rất nhỏ, có thời điểm còn tăng trưởng âm, do đó nhân tố tổng hợp đóng vai trò ít trong tăng trưởng kinh tế, đây là thực tế chứng minh cho việc sử dụng vốn không hiệu quả của Việt nam. Sử dụng vốn theo hướng chiều rộng chứ không đầu tư theo chiều sâu, không đầu tư vào khoa học công nghệ, nâng cao bộ máy quản lý.
3.3 Ảnh hưởng của quá trình sử dụng vốn đến tạo lập và thu hút vốn:
3.3.1 Tác động của việc sử dụng vốn hiệu quả đến khả năng tích lũy vốn và thu hút vốn:
Một doanh nghiệp vững mạnh ngoài khả năng thu hút được nhiều vốn thì hiệu quả sử dụng vốn không kém phần quan trọng. Qua quá trình sử dụng vốn doanh nghiệp đó phải hết sức chú trọng làm sao cho công ty mình phải sử dụng hợp lí đồng vốn, tránh tình trạng tham ô bòn rút công quỹ gây thất thoát lãng phí nguồn vốn mà công ty đã cố găng hết sức huy động được. Công ty đó có thành công trên thương trường hay không chính là nhờ khả năng xoay vòng vốn. Vậy khả năng xoay vòng vốn là gì? Sau khi công ty đó hoạt động kinh doanh một thời gian sẽ xảy ra hai trường hợp 1/công ty đó sẽ bị thua lỗ; 2/công đó làm ăn có lãi. Lãi đó ở đâu ra: lãi sinh ra trong quá trình anh sử dụng vốn hiệu quả nếu đồng vốn anh bỏ ra không sử dụng hợp lí đúng chỗ tham nhũng thì vốn sẽ cạn dần rồi thua lỗ dẫn đến phá sản. Còn công ty kia khi sử dụng chính xác nguồn vốn của mình anh ta sẽ có một khoản thặng dư nhất định dung để tích lũy tái sản xuất cho kì sau và trả lương cho công nhân viên. Nền kinh tế của chúng ta cũng vậy, ngoài khả năng huy động được ngồn vốn sẵn có từ bên ngoài thì khả năng tự tích lũy vốn là rất quan trọng. Có một vấn đề mà từ trước đến nay Việt Nam vẫn chưa giải quyết được đó chính là chúng ta luôn mong ngóng, chờ đợi, thụ động, dựa dẫm từ những nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài mà không chịu cải tiền bộ máy sao cho sử dụng vốn có hiệu quả để tăng nguồn vốn tích lũy tự có;dẫn đến tình trạng nhiều khi do những điều kiện khi vay vốn chúng ta phụ thuộc quá nhiều và bên cấp vốn cùng tình trạng không phát huy hết khả năng nguồn vốn do điều kiện ràng buộc.Vậy sử dụng vốn hiệu quả (giảm chỉ số ICOR) là con đường đầu tiên mà chúng ta nên nghĩ đến đẻ tăng khả năng tích lũy vốn của nền kính tế tạo một thị trường phát triển ôn định bền vững.
Cái mà nhà đầu tư muốn nhìn thấy khi có ý định đầu tư chính là khả năng sử dụng vốn hiệu quả và môi trường đầu tư của chúng ta. Khi chúng ta biệt tận dụng triệt để nguồn vốn mà chúng ta có được từ các nhà đầu tư thì kì vọng của họ sẽ tăng lên khiến họ yên tâm hơn khi bỏ vốn ra đầu tư vào dự án. Tuy nhiên 2 nguồn vốn nước ngoài chủ yếu hiện nay của việt nam lại không được sử dụng hết khả năng của nó. Đặc biệt, sử dụng vôn chưa hiệu quả trong 2 ngành nông ngư nghiệp đã dẫn đến việc thu hút đầu tư nước ngoài trong hai lĩnh vực nay giảm sút nhanh chóng mà chủ yếu dựa vào nguồn vốn từ ngân sách, mặc dù chúng ta có những chính sách ưu đãi nhất định và có thêm 1 số nguyên nhân nữa (thiên tai, phương thức canh tác, quy hoạch chưa hợp lí).Về nguồn vốn ODA, quá trình giải ngân chậm chạp do: thủ tục hành chính quan liêu tham nhũng , giải phóng mặt bằng, di dân tái định cư, nguồn nhân lực có tay nghề và công tác kiểm tra giám sát còn han chế cùng các điều kiện khá chặt chẽ do các nhà tài trợ đưa ra….song nguyên nhân từ phía chúng ta là chủ yếu.
3.3.2 Sử dụng nguồn vốn hiện nay của Việt Nam chưa thật sự hiệu quả hạn chế khả năng tạo lập và thu hút vốn:
a. Vốn từ ngân sách:
Tiến độ thi công chậm trễ
Hàng loạt các công trình xây dựng cơ bản trọng điểm sử dụng nguồn vốn Nhà nước trong thời gian qua đều thực hiện chậm so với tiến độ đã được ký kết trong hợp đồng do tình hình biến động giá vật tư ngay từ đầu năm 2007.
Trong hàng loạt nguyên nhân gây chậm trễ công trình mà phía nhà thầu đưa ra, ngoài những nguyên nhân khách quan như thời tiết, tiến độ giải tỏa mặt bằng... thì nguyên nhân chủ quan nằm ở phía các nhà thầu, từ năng lực tài chính đến trang thiết bị phương tiện, đội ngũ lao động. Một chủ đầu tư dự án trọng điểm thú thật, nguyên nhân chậm trễ trong các công trình xuất phát từ năng lực từ phía nhà thầu, trong đó phải kể đến tình trạng khi tham gia đấu thầu, vì để được trúng thầu nên hầu hết các nhà thầu đều đưa ra thời gian hoàn thành công trình càng ngắn càng tốt, trong khi triển khai thực hiện công trình thì các nhà thầu đã lộ ra những yếu kém từ năng lực tài chính, cho đến phương tiện, nhân công...
Về vấn đề này, không ít công ty là chủ đầu tư rất có tên tuổi trong ngành xây dựng, nhưng do đồng loạt “ôm đồm” quá nhiều công trình nằm rải rác nhiều nơi trong phạm vi toàn quốc đã phần nào chi phối năng lực thực tế của nhà thầu. Trong khi đó, để có được nguồn vốn thoải mái để việc thi công không bị trì hoãn không phải là chuyện dễ cho doanh nghiệp, bởi lẽ hiện nay hầu hết các ngân hàng đều rất e ngại và không muốn mạo hiểm đứng ra bảo lãnh cho nhà thầu tham gia dự án, công trình có số vốn từ hàng chục tỷ đồng trở lên. Vì vậy, nhiều nhà thầu chọn giải pháp thế chấp tài sản, thiết bị thi công để có vốn thực hiện công trình, sau đó cứ theo vòng xoay theo khối lượng công việc, nếu có năng lực tài chính thì có thể tiếp tục thực hiện công trình, còn ngược lại doanh nghiệp buộc phải chờ vốn giải ngân mới.
Vốn dàn trải
Từ năm 2005 đến 2007, tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách là 237.447 tỉ đồng, trong đó vốn ngân sách do địa phương quản lý là 151.774 tỉ và các bộ, ngành trung ương quản lý là 85.673 tỉ đồng, chiếm khoảng 20-22% tổng vốn đầu tư toàn xã hội.
Số vốn trái phiếu Chính phủ đã được giải ngân ở các địa phương là 757,85 tỉ đồng, vốn ODA đã được gi
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Mối quan hệ giữa tạo lập, thu hút và sử dụng vốn đầu tư Lấy thực tế ở Việt nam để chứng minh.DOC