MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
PHẦN NỘI DUNG 2
I. Lý luận chung về Toàn cầu hoá. 2
1. Toàn cầu hoá. 2
2.Toàn cầu hóa kinh tế(TCHKT): 10
2.1 Định nghĩa: 10
2.1.1 Thực chất của TCHKT: 11
2.1.2 Quá trình phát triển của TCHKT: 12
2.1.3 Toàn cầu hóa chính trị(TCHCT): 13
2.1.4 Toàn càu hóa thiết chế chính trị (TCHTCCT): 13
II. Mối quan hệ giữa toàn cầu hóa kinh tế với toàn cầu hóa chính trị. 17
1. Sự tác động của toàn cầu hoá kinh tế tới toàn cầu hoá chính trị và ngược lại. 17
2. Ý nghĩa của toàn cầu hoá. 30
2.1 Hệ quả tích cực. 30
2.2. Hệ quả tiêu cực. 33
2.3 ý nghĩa của toàn cầu hoá đối với Việt Nam. 35
PHẦN KẾT LUẬN 43
46 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4846 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Mối quan hệ giữa toàn cầu hóa kinh tế với toàn cầu hóa chính trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ện tính bất định ngày càng tăng của pháp luật thì việc hợp pháp hóa cùng với việc dựa vào dư luận xã hội ngày càng phát triển rộng hơn, Vai trò của các phương tiện thông tin đại chúng là cái hình thành nên dư luận xã hội tăng lên đán kể trong điều kiện như vậy. Kết quả là, quyền lực được hình thành theo mô hình sau đây: Đầu tiên hình thành chủ thể quyết định đến việc thực hiện một dự án nào đó,sau đó chủ thể này tập trung các nguồn lực lớn. Sau nữa là đưa vào dư luận xã hội thế giới một lược đồ lí giải bao hàm trong mình việc thực hiện dự án đã nghĩ ra. Sau đó là tiến hành việc bày tỏ ý nguyện cảu nhân dân. Cuối cùng là thực hiện dự án cùng với việc dựa vào dư luận xã hội đã tạo ra. Như vậy trong hệ thông chính trị toàn cầu đang diễn ra quá trình hình thành một hình thức dân chủ mới – dân chủ gian dảo.
Hiện nay quá trình TCHCT làm thay đổi diễn biến chính trị không chỉ ở mỗi quá gia mà trên phạm vi toàn thế giới. Chủ quyền của mỗi quốc gia ngày càng suy giảm, khi bước vào toàn cầu hóa giữa các nước không còn ranh giới như liên minh Châu Âu đã xóa bỏ ngăn cách có hiến pháp chung, đồng tiền chung.
Về thực chất, TCHCT là tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển của các nước Tư bản phát triển. Họ lấy kinh tế làm chỗ dựa để thiết lập hệ thống chính trị trên phạm vi thế giới.
Quá trình TCHCT cũng làm thay đổi cục diện chính trị, hiện nay không chỉ là sự thống trị đơn cực mà đã xhuyển sang đa cực, một loạy các tổ chức chính trị ra đời, nhiều quan hệ giữa các nước trước đây là kẻ thù đã chuyển sang hợp tác. Trung Quốc đã cải thiện quan hệ với Nga, ấn Độ, quan hệ Hàn Quốc và Triều Tiên, quan hệ Việt Nam và Mỹ. Sự hợp tác này đã thúc đẩy cho hòa bình và phát triển của con người trên phạm vi toàn thế giới.
Toàn cầu hóa diễn ra hết sức mạnh mẽ, nó tác động tới mội mặt của đời sống xã hội. Nó không chỉ tạo ra cơ hội cho các nước mà nó còn tạo ra những thách thức mới đối với các quốc gia.
II. Mối quan hệ giữa toàn cầu hóa kinh tế với toàn cầu hóa chính trị.
1. Sự tác động của toàn cầu hoá kinh tế tới toàn cầu hoá chính trị và ngược lại.
Hiện nay, toàn cầu hóa kinh tế là một xu hướng nổi trội và do đó đã trở thành môi trường của các cuộc cạnh tranh gay gắt giữa các nước trên phạm vi toàn thế giới. Tuy thế, giữa các nước và các bộ phận xã hội ở mỗi nước vẫn đang tồn tại sự khác biệt đáng kể về nhận thức cũng như trong hành động trước toàn cầu hóa. Những nước và các nhóm xã hội yếu thế thường bị thua thiệt do tác động từ những mặt trái của toàn cầu hóa và luôn phản đối nó hoặc trong tâm thế thích ứng bị động. Trong khi đó, những nước và những người có sức mạnh chi phối toàn cầu hóa lại coi nó là cơ hội mang lại sự tiến bộ cho mình và ra sức tận dụng những mặt tích cực của nó. Cho dù vậy, toàn cầu hóa vẫn đã và sẽ diễn ra, chi phối dưới hình thức này hay khác, với các mức độ khác nhau đối với tất cả các lĩnh vực kinh tế và xã hội của hầu hết các nước, nếu nhìn về dài hạn.
Thứ nhất: Tính thẩm thấu lẫn nhau của các nền kinh tế gia tăng.
Các nền kinh tế của các quốc gia gắn bó và tuỳ thuộc vào nhau, dần dần hình thành một thể thống nhất, xoá dần đi những ngăn trở và khoảng cách về nhiều phương diện.
Nền sản xuất thế giới mang tính toàn cầu. Phân công lao động quốc tế đã đạt tới trình độ rất cao, không chỉ giới hạn ở chuyên môn hoá sản phẩm mà đã là chuyên môn hóa các chi tiết sản phẩm. Với phương châm kinh doanh lấy thế giới làm nhà máy của mình, lấy các nước làm phân xưởng của mình, các nước có thể lợi dụng ưu thế kỹ thuật, tiền vốn, sức lao động và thị trường của nước khác, từ đó thúc đẩy quốc tế hoá sản xuất phát triển nhanh chóng. Thí dụ, một loại xe của hãng Toyota sản xuất tại Mỹ có 25% linh kiện được sản xuất ở ngoài nước Mỹ. Một loại xe ô tô của công ty Ford có 27% linh kiện do nước khác sản xuất.
Các công ty xuyên quốc gia phát triển chưa từng có trong lịch sử và đóng vai trò hết sức quan trọng, nó thúc đẩy xu thế toàn cầu hoá và khu vực hóa. Theo thống kê của Liên hợp quốc, năm 1996, thế giới có 44.000 công ty xuyên quốc gia, trong đó 28.000 công ty con có tổng giá trị sản xuất chiếm 40% GDP thế giới, chiếm 50% giá trị thương mại của thế giới. Tổng kim ngạch tài sản năm 1996 của các công ty xuyên quốc gia này lên tới 3.200 tỷ USD. Hàng năm đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của chúng chiếm 90% đầu tư trực tiếp của thế giới. Năm 1998, các vụ sáp nhập đã lên đến 2.500 tỷ USD.Năm 1999, riêng 10 vụ sáp nhập các công ty lớn trên thế giới đã lên tới 1.500 tỷ USD. Vụ sáp nhập 3 ngân hàng lớn ở Nhật Bản vào tháng 8/1999 với 1.200 tỷ USD, đã bằng tổng giá trị 7.700 vụ sáp nhập năm 1998. Năm 2000, các cuộc cạnh tranh và sáp nhập các tập đoàn lớn lại diễn ra gay gắt, quyết liệt với quy mô lớn chưa từng thấy.
Trong quá trình toàn cầu hoá và khu vực hoá, nổi lên xu hướng liên kết kinh tế, dẫn đến sự ra đời các tổ chức kinh tế và thương mại, tài chính quốc tế và khu vực. Đó là Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới (WB), Liên minh Châu Âu (EU), Khu vực Thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA), Liên minh các nước Đông Nam á (ASEAN), Thị trường tự do Nam Mỹ Mercosur, Khối cộng đồng kinh tế Tây Phi, và hàng chục tổ chức kinh tế khác ở khắp các châu lục.Thông qua các tổ chức kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế này, quy mô lưu thông vốn quốc tế lớn chưa từng thấy, tốc độ tăng trưởng mậu dịch thế giới vượt xa tốc độ tăng trưởng kinh tế; các lĩnh vực hợp tác trong toàn cầu hoá kinh tế không ngừng phát triển.
Quá trình toàn cầu hoá kinh tế hiện đại tác động mạnh mẽ đến lĩnh vực chính trị, dẫn đến sự hình thành các tổ chức chính trị quốc tế mà lớn nhất là Liên hợp quốc. Liên hợp quốc cùng với các tổ chức của nó như Chương trình phát triển LHQ (UNDP), Quỹ LHQ về các hoạt động dân số (UNFPA), Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa của LHQ (UNESCO), Quỹ Nhi đồng LHQ (UNICEF), Hội nghị liên hợp quốc tế về phát triển (UNCTAD), Tổ chức lương thực và nông nghiệp của LHQ (FAO)… đang tác động mạnh đến tất cả các khu vực, các nước trên phạm vi toàn cầu. Cùng với sự phát triển của các tổ chức này, luật pháp quốc tế cũng hình thành. Thí dụ: Công ước quốc tế về luật biển (1982), Công ước quốc tế về quyền trẻ em… Do vậy, có thể nói rằng, toàn cầu hoá kinh tế hiện đại thúc đẩy sự thẩm thấu lẫn nhau chẳng những của các nền kinh tế mà còn lan toả ra tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội và tất cả các quốc gia trên thế giới.
Thứ hai: Nền kinh tế mới trong toàn cầu hoá là nền kinh tế công nghệ cao – nền kinh tế tri thức.
Cuối thế kỷ XIX, đã có nhiều phát minh khoa học, một cuộc cách mạng thực sự đã diễn ra trong vật lý học: phát hiện ra tia Rơn-ghen (1895), hiện tượng phóng xạ (1896), điện tử (1897), radium (1898)..., rồi đến những phát minh mới trong thế giới vi mô (nguyên tử) và vĩ mô (vũ trụ). Khoa học đã thu thập được một khối lượng khổng lồ những tri thức về thế giới tự nhiên, tổng hợp lại ở các thuyết cơ bản như thuyết Lượng tử và thuyết Tương đối…, tạo nền móng cho khoa học hiện nay. Theo tính toán của nhiều nhà khoa học, toàn bộ lượng thông tin, tri thức trong thế kỷ XX tăng gấp 1.000 lần so với hồi đầu thế kỷ, và vượt trội so với tổng tri thức mà loài người tích luỹ được trong suốt 19 thế kỷ đã qua.
Khoa học hiện đại ngày càng phát triển, tiến vào lĩnh vực vi mô và vĩ mô, đòi hỏi sự phát triển trí tuệ ngày càng cao.
Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đầu thế kỷ XX là cái nguồn tất yếu của cuộc Cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, mở đầu từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai.
Nền kinh tế toàn thế giới bắt đầu cơ cấu lại, trang bị lại và đòi hỏi phải cơ cấu lại, trang bị lại. Bên cạnh những ngành kinh tế gắn với nền đại công nghiệp, như các ngành luyện kim, điện lực, sản xuất ô tô, xi măng, sắt thép… còn có các ngành kinh tế mới phát triển cực nhanh (điện tử – bán dẫn, máy tính, viễn thông…), trong đó các dịch vụ liên quan đến thông tin (ngân hàng, tư vấn, thiết kế, bảo hiểm…) phát triển mạnh, thậm chí ở một số nước, lĩnh vực này chiếm tới trên 70% thu nhập của nền kinh tế quốc dân.
Các ngành công nghệ cao được hình thành và trở thành những mũi nhọn kinh tế của các quốc gia. Trước hết, phải kể đến công nghệ thông tin vì công nghệ thông tin đang là cốt lõi của cuộc Cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại. Nó phản ánh giai đoạn mới về chất của sản xuất, trong đó hàm lượng trí tuệ là thành phần chủ yếu trong sản phẩm. Trong cuộc Cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, máy móc có thể thay thế một phần trí tuệ con người, làm cho tốc độ tư duy và năng lực tư duy phức tạp mở rộng. Công nghệ thông tin bao gồm cả phần cứng, như chế tạo các mạch vi điện tử, máy vi tính, mạng máy tính… và các phần mềm hệ thống, phần mềm ứng dụng. Ngoài ra, phải kể đến các loại thiết bị viễn thông, điện tử công nghiệp, điện tử tiêu dùng, điện tử y tế, điện tử quốc phòng… Đó đều là những bộ phận quan trọng của công nghệ thông tin. Nền kinh tế mới sẽ được trang bị lại chủ yếu nhờ áp dụng công nghệ thông tin, tạo ra các bộ não – thần kinh để tích hợp ngày càng rộng trong toàn bộ nền kinh tế. Vì vậy, công nghệ thông tin là yếu tố khoa học, là công nghệ cốt lõi tạo ra điều kiện kỹ thuật của toàn cầu hoá nhờ hệ thống thông tin toàn cầu, bao gồm hệ Internet.
Phải kể đến công nghệ sinh học là bước đột phá vào thế giới đầy bí hiểm của sự sống. Khoa học hiện đại đã khám phá ra gen dưới dạng các phân tử hình xoắn kép (ADN), hiểu rõ được mật mã của sự sống…, đã tạo ra một tiềm năng vô tận cho việc sản xuất các vật phẩm phục vụ cho nhu cầu của con người như lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh và các vật liệu công nghiệp để thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của con người. Sự phát triển của công nghệ sinh học, việc tạo ra những sinh vật và nhân giống chúng một cách tối ưu đã mở ra những triển vọng vô cùng to lớn trong việc tăng năng suất lao động, giải đáp những vấn đề nhu cầu cuộc sống mà loài người trước đây chưa từng biết đến.
Nhiều công nghệ mới quan trọng khác như công nghệ vật liệu mới, công nghệ năng lượng mới, công nghệ hàng không vũ trụ… ra đời, mở ra những tiềm năng mới, triển vọng mới. Ngày nay, việc sử dụng nguồn điện nguyên tử, thuỷ điện và điện mặt trời ngày càng nhiều trong đời sống xã hội. Các vật liệu mới như chất dẻo đặc biệt, vật liệu tổng hợp, sợi quang học… thay thế ngày càng nhiều những nguyên liệu truyền thống.
Trong lĩnh vực sản xuất đã tiến hành tự động hoá. Tự động hoá trong sản xuất giải phóng con người khỏi những công việc nặng nhọc, nguy hiểm, tạo ra nhiều sản phẩm cho xã hội, mở ra triển vọng mới trong sự phát triển.
Nhờ có công nghệ cao và sự chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế thế giới, sự tăng trưởng kinh tế thế giới sẽ làm đảo lộn những dự đoán thông thường của con người.
Thứ ba: Nền kinh tế toàn cầu hiện nay chủ yếu là nền kinh tế của tư bản toàn cầu, do ba trung tâm kinh tế lớn trên thế giới và các công ty xuyên quốc gia chi phối.
Điều này có thể được minh chứng qua các lý do sau đây:
Một là, đứng về mặt gia tăng các luồng giao lưu quốc tế về thương mại, đầu tư, vốn, công nghệ, dịch vụ, nhân công, v.v., thì hiện nay các trung tâm tư bản lớn như Bắc Mỹ, EU và Nhật Bản vẫn đóng vai trò chủ chốt.
Hai là, xét về mặt hình thành và phát triển các thị trường trên phạm vi toàn cầu và các khu vực, đồng thời với việc hình thành và tăng cường các định chế (luật chơi) và cơ chế tổ chức để điều chỉnh và quản lý các hoạt động giao dịch quốc tế hiện nay, thì vai trò của các nước như Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản vẫn là chủ chốt. Sự quản lý các quá trình này, chi phối quá trình này chủ yếu vẫn là các nước tư bản chủ nghĩa và các tổ chức, các công ty xuyên quốc gia do các nước ấy khống chế, chi phối.
Tác động của toàn cầu hóa kinh tế đến cạnh tranh quốc tế Do ảnh hưởng của toàn cầu hóa, nền kinh tế thế giới hiện nay đang chuyển thành một hệ thống liên kết ngày càng chặt chẽ thông qua các mạng lưới công nghệ thông tin. Toàn cầu hóa đòi hỏi các quyết định kinh tế, dù được đưa ra ở bất kỳ nơi nào trên thế giới, đều phải tính tới các yếu tố quốc tế. Từ cuối thế kỷ XX trở lại đây, sự chuyển dịch hàng hóa, dịch vụ và các nguồn vốn đầu tư giữa các nước gia tăng ngày càng nhanh, tạo ra sự biến đổi về chất so với trước đây.Xu thế mới nhất trong sự phát triển của nền kinh tế thế giới và cũng là xu thế cơ bản của cạnh tranh quốc tế ngày nay là một mặt, tất cả các nước đều phải gia tăng thực lực kinh tế của mình và lấy đó làm điểm tựa chính để mở rộng khả năng tham dự vào cuộc cạnh tranh ngày càng quyết liệt trên phạm vi toàn cầu; mặt khác, cuộc cạnh tranh quốc tế lấy thực lực kinh tế làm cốt lõi có xu hướng ngày càng quyết liệt đó cũng khiến cho nền kinh tế thế giới phát triển theo hướng quốc tế hóa và tập đoàn hóa khuvực. Toàn cầu hóa kinh tế và nhất thể hóa kinh tế khu vực làm gia tăng sự liên kết trực tiếp giữa các doanh nghiệp của các nước, nhưng đồng thời cũng buộc các doanh nghiệp phải trực tiếp cạnh tranh với nhau ngày càng gay gắt. Tuy nhiên, toàn cầu hóa hoàn toàn không phải là "trò chơi" hai bên đều thắng, mà nó thường gây ra hiệu ứng hai mặt. Có những khu vực, những nước và doanh nghiệp giàu lên nhanh chóng nhờ toàn cầu hóa; nhưng có những khu vực, những nước và doanh nghiệp bị thua thiệt hoặc thậm chí bị đẩy ra khỏi dòng chảy sôi động của thương mại và đầu tư quốc tế (2) Ngày nay, muốn tránh thua thiệt và được hưởng lợi trong cạnh tranh quốc tế, thì vấn đề cốt lõi là phải tăng cường thực lực kinh tế và chủ động hội nhập.
Động lực của toàn cầu hóa chính là lợi ích mà các lực lượng tham dự có thể thu được nhờ vào sự mở rộng thương mại hàng hóa, dịch vụ và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Việc mở rộng này là hoàn toàn phù hợp với công nghệ đang thay đổi, làm giảm chi phí vận tải và thông tin liên lạc quốc tế, tạo điều kiện cho việc khuyếch trương các hoạt động sản xuất và tiếp thị trên khắp thế giới. Song, do khởi điểm mà các nước gia nhập quá trình này rất khác nhau, lợi ích mà họ thu được từ toàn cầu hóa và tự do hóa không thể ngang nhau. Những nước kém phát triển nhất hoặc những nhóm xã hội yếu thế do hạn chế về năng lực cung ứng các nguồn lực, họ không được lợi trong thương mại. Trong lúc nhiều quốc gia thuộc nhóm đang phát triển đã mạnh dạn áp dụng chính sách mở cửa, thu hút FDI và đẩy nhanh thương mại, nhờ đó đã rút ngắn được khoảng cách so với các nước phát triển.
Cho dù đã và sẽ còn những nghi ngại đối với toàn cầu hóa, nhưng không thể phủ nhận và né tránh ảnh hưởng khách quan của nó đối với tất cả các nước. Trong tiến trình toàn cầu hóa, chắc chắn là cạnh tranh quốc tế sẽ ngày càng mạnh mẽ và quyết liệt hơn. Xu hướng này liên quan đến hàng loạt nhân tố, đó là : sự ra đời của thị trường toàn cầu; sự ra đời với tốc độ nhanh chóng của hàng loạt công ty mới giàu tinh thần lập nghiệp và năng lực sáng tạo kinh tế; sự xuất hiện liên tục của những kỹ thuật mới và thị trường mới; sự gia tăng thường xuyên sức ép trên thị trường chứng khoán đối với giá cổ phiếu; sự rút ngắn vòng đời của sản phẩm và sự nhất thể hóa kinh tế có hiệu lực về mặt pháp lý... Ngày nay, bất kỳ chủ thể nào muốn trụ vững và giành thắng lợi trên thị trường khu vực và thế giới, đều phải tính toán đầy đủ các nhân tố đó khi thiết kế và thực hiện chính sách cạnh tranh.
Hơn nữa, quá trình toàn cầu hóa hiện nay là quá trình vừa hợp tác, vừa đấu tranh nhằm thiết lập một trật tự kinh tế thế giới mới bảo đảm phân phối lợi ích công bằng hơn, hợp lý hơn. Kết quả thế nào còn phụ thuộc vào tương quan lực lượng giữa các nước, các nhóm nước. Chính vì vậy mà để có thể thành lập WTO, các nước tham gia Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT) đã mất tám năm (từ 1986 đến 1994) với rất nhiều vòng đám phán. Và, khi tổ chức này phát động vòng đám phán mới tại Doha, thủ đô Qatar, về mở cửa thị trường sâu rộng hơn, với tên gọi "Vòng Doha vì sự phát triển" thì mục tiêu ban đầu đặt ra là sẽ kết thúc đàm phán trong vòng bốn năm (vào cuối năm 2004). Nhưng, đến nay, thời gian ấn định đã qua. Ba trong bốn "vấn đề Singapore" mà các nước công nghiệp phát triển áp đặt cho vòng đàm phán này hầu như đang bị gác lại, nhiều vấn đề khác, trong đó có vấn đề thương mại hàng nông sản còn đang tranh luận. Mặc dù, tại cuộc họp đại Hội đồng WTO tháng 7-2004 ở Geneva, các nước đã thỏa thuận được khuôn khổ đàm phán. Nhưng, từ khuôn khổ này đến khi thỏa thuận được các hiệp định mới còn phải mất thời gian. Những người lạc quan nhất cũng cho rằng để kết thúc được vòng Doha có lẽ phải vào năm 2006, dài hơn thời gian dự định ban đầu 1,5 lần. Đưa ra các dẫn chứng trên đây để khẳng định rằng hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình vừa hợp tác, vừa đấu tranh. Khuynh hướng phát triển của toàn cầu hóa phụ thuộc vào sự hợp tác và đấu tranh này. Như vậy, cùng với việc gia nhập Liên hiệp quốc, trở thành thành viên của WTO, các nước mới có quyền có tiếng nói chính thức, thể hiện lập trường của mình về chương trình nghị sự kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, cần nhận rõ là việc tham gia tiến trình toàn cầu hóa, gia nhập WTO chỉ là điều kiện cần để có vị thế vững chắc trong hợp tác và đấu tranh trên diễn đàn của Tổ chức Thương mại thế giới còn cần nhiều yếu tố hội thành điều kiện đủ.
Hội nhập kinh tế với các yêu cầu mở cửa thị trường nêu trên đặt ra một số hệ luận trong tư duy chính sách và trong chiến lược phát triển. Trong đó có những vấn đề phải được xem xét tường tận hơn, sâu hơn như: Thế nào là một nền kinh tế độc lập, tự chủ; mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ về kinh tế và sự tùy thuộc lẫn nhau ngày càng tăng lên trong thời đại toàn cầu hóa; hội nhập kinh tế và sự hợp tác về an ninh, hợp tác về văn hóa... đây là những vấn đề có ý nghĩa quan trọng về phương diện chính trị thực tiễn
Toàn cầu hoá sẽ làm tăng lên nhiều lần các mối quan hệ giữa các công dân trên thế giới và cũng như các cơ hội cho từng người. Tuy nhiên nó đặt ra vấn đề là phải tìm ra một giải pháp thay thế cho hệ thống chính trị và hiến pháp hiện tại dựa trên khái niệm nhà nước - quốc gia. Các thực thể này đã từng gây ra những tác động tiêu cực trong suốt lịch sử do tính chất can thiệp mạnh bạo của nó. ảnh hưởng của chúng giảm dần do sự toàn cầu hoá, và không còn đủ tầm xử lý nhiều thách thức mang tính toàn cầu ngày nay.
Từ đó nảy sinh thách thức cần thiết lập một toàn cầu hoá dân chủ thể chế nào đó. Kiểu toàn cầu hoá này dựa trên khái niệm "công dân thế giới", bằng cách kêu gọi mọi người sống trên hành tinh này tham gia vào quá trình quyết định những việc liên quan đến họ, mà không thông qua một bức màn "quốc tế".
Các tổ chức tổ chức phi chính phủ muốn thay vào khoảng trống này, tuy nhiên họ thiếu tính hợp pháp và thường thể hiện các tư tưởng đảng phái quá nhiều để có thể đại diện tất cả công dân trên thế giới
Nhưng, độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia luôn là khát vọng mãnh liệt của con người, khát vọng đó được hun đúc từ các yếu tố lịch sử và chiều sâu văn hóa. Chủ nghĩa thực dân mới cũng không thể lừa mị được con người. Các biến thái theo kiểu "tân cổ điển" này của chủ nghĩa đế quốc rốt cuộc cũng bị vạch trần. Bản đồ chính trị thế giới từ nửa sau của thế kỷ 20 đã thay đổi sâu sắc. Trong khi đó, những thành tựu của cuộc cách mạng kỹ thuật và công nghệ thông tin trong những năm cuối của thế kỷ 20 đã làm tăng tốc sự phát triển của lực lượng sản xuất, đưa loài người từ xã hội công nghiệp sang xã hội hậu công nghiệp và đang bước vào ngưỡng cửa của xã hội thông tin, nền kinh tế tri thức. Chính sự phát triển mạnh mẽ này, về khách quan, đặt ra yêu cầu mở rộng thị trường lên một tầm mức mới, bằng những phương cách mới. Từ đó, xuất hiện cái mà chúng ta đang đề cập là "Toàn cầu hóa kinh tế". Có thể nói, Mác là người đầu tiên phát hiện ra quá trình có tính khách quan này khi ông viết "đại công nghiệp đã tạo ra thị trường thế giới, thay cho tình trạng cô lập trước kia của các địa phương, dân tộc vẫn tự cung tự cấp, ta thấy phát triển những mối quan hệ phổ biến, sự phụ thuộc phổ biến của các dân tộc".
Toàn cầu hoá là một xu thế khách quan. Trong một thập kỷ gần đây, xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới có sự gia tăng mạnh mẽ gắn liền với sự phát triển của khoa học công nghệ. Sự chấm dứt chiến tranh lạnh thế giới chuyển sang thời kỳ mới: hoà bình, hợp tác và phát triển. Sự gia tăng hàng loạt vấn đề toàn cầu như môi trường, dân số…sự ra tăng mạnh mẽ của toàn cầu hoá kinh tế đặt ra yêu cầu khách quan đòi hỏi các quốc gia phải có chiến lược hội nhập phù hợp vào nền kinh tế khu vực và thế giới . Trong xu thế đó thì toàn cầu hoá chính trị không thể đứng ngoài toàn cầu hoá kinh tế và ngược lại .
Như trên đã nói toàn cầu hoá kinh tế là xu thế khách quan nhưng nó đang chịu tác động lớn từ Mỹ và một số nước tư bản phát triển. Chủ nghĩa tư bản lợi dụng những thành tựu của khoa học kỹ thuật tạo ra sự phát triển sản xuất mạnh mẽ .Và chính trong sự phát triển sản xuất với mục tiêu lợi nhuận các tổ chức độc quyền cạnh tranh gay gắt với nhau. Kết quả hình thành những liên minh độc quyền không chỉ trong phạm vi quốc gia mà cả trên pham vi quốc tế. Chúng câu kết với nhau chi phối các quan hệ kinh tế quốc tế, thậm chí can thiệp vào công việc nội bộ, kiểm soát nền chính trị các nước kém phát triển. Như vậy có thể thấy ngay từ đầu quá trình quốc tế hoá đang chịu sự chi phối của chủ nghĩa tư bản. Với sự thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga va sự ra đời của các quốc gia xã hội chủ nghĩa đã thu hẹp phạm vi thống trị và chi phối chủ nghĩa tư bản. Vì lý do chính trị mà nhiều nước tư bản chủ nghĩa đã sử dụng các biện pháp hạn chế quan hệ với các nước xã hội chủ nghĩa. Lênin: “có một sức mạnh lớn hơn nguyện vọng, ý chí và sự quyết tâm của bất cứ chính phủ hay giai cấp thù địch nào, sức mạnh đó là những quan hệ kinh tế chung của toàn thế giới. Chúng bắt buộc họ phải tiếp xúc với chúng ta ”. Quan hệ giữa các nước xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa thực tế vẫn tồn tại, nó được thúc đẩy bởi nhu cầu hợp tác của mỗi quốc gia, chính sự phát triển lực lượng sản xuất đặt ra. Do những sai lầm trong cấu trúc mô hình phát triển, chủ nghĩa xã hội đã bị sụp đổ với tư cách là một hệ thống các quốc gia còn lại đang đẩy mạnh quá trình đổi mới cải cách nhằm tìm ra phương thức mới xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nhưng phạm vi của chủ nghĩa tư bản được mở rộng. Các nước đế quốc mưu toan lợi dụng toàn cầu để xoá bỏ các nước xã hội chủ nghĩa còn lại, chúng muốn “ buộc tất cả các dân tộc phải thực hành phương thức tư bản chủ nghĩa. Rõ ràng là xét về logic và lịch sử toàn cầu hoá là một xu thế tất yếu ,là kết quả của sự phát triển lực lượng sản xuất, của kinh tế thị trường, xong cũng cần phải thấy rằng toàn cầu hoá kinh tế hiện nay không phải không có tính chất chính trị do việc tham gia toàn cầu hoá xuất phát từ lợi ích khác nhau đôi khi đối địch nhau giữa các chủ thể của chính quá trình toàn cầu hoá. Xuất phát từ khía cạnh chính trị của toàn cầu hoá hiện nay là một hình thức mới của chủ nghĩa thực dân kinh tế và là kết quả của chủ nghĩa tư bản tham lam và trong đó Mỹ đóng vai trò là một chính quốc mới, còn các nước thuộc địa của nó là đa số các nước còn lại, cung cấp cho nước này không những nguyên liệu như đã từng làm trước kia mà còn cả thiết bị máy móc, nhân công lao động, vốn và những yếu tố cần thiết khác cho quá trình sản xuất, đồng thời cũng lại là bộ phận của thị trường tiêu thụ, trong đó phải kể đến vai trò to lớn của Mỹ trong quá trình toàn cầu hoá kinh tế còn gián tiếp bắt nguồn từ sự chi phối về lĩnh vực an ninh, quân sự, Đối với các cường quốc tư bản Tây Âu và cả Nhật Bản. Liên minh Đại Tây Dương gọi tắt NATO chính do Mỹ khởi xướng và hiện đang là người thực sự điều khiển chiến lược của tổ chức này. Hiệp ước an ninh Mỹ–Nhật ra đời trong bối cảnh sau chiến tranh thế giới thứ hai thực sự là chiếc ô an ninh, là bia đỡ cho tiến trình phát triển kinh tế Nhật Bản vì vậy nó ràng buộc nền kinh tế Nhật– Mỹ, đường hướng chiến lược toàn cầu của Mỹ tác động lớn, đã trở thành một cơ sở của chính sách đối ngoại của Nhât .
Nói tóm lại, sự tác động lớn đối với quá trình toàn cầu hoá của Mĩ cũng bắt nguồn từ sự chi phối của Mĩ đối với các lĩnh vực… cơ bản của thế giới ngày nay, đó là sức mạnh kinh tế, về khoa học công nghệ và quân sự. Những điều này khẳng định vai trò ảnh hưởng, chi phối phần quan trọng đối với quan hệ kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, một điều cần phải thấy là sự thống trị chi phối đó chỉ là tạm thời, vai trò của Mĩ đang bị suy giảm tương đối do sự phát triển của EU nhất là của cả thế giới đang phát triển. Vì vậy trên thực tế trong không ít kĩnh vực, trong nhiều vụ việc Mĩ đã phải nhường bước vòng đàm phán thiên niên kỷ của WTO ….cho thấy tương quan thế lực trong quan hệ quốc tế đã và đang chuyển biến, thách thức vài trò của Mĩ.
Liên minh Châu Âu EU là một tổ chức kinh tế khu vực được thành lập ngày 1/1/1985 theo hiệp ước Maastrichs với tên gọi ban đầu là Cộng đồng kinh tế Châu Âu (EEC). EU ngày nay chính là dạng liên minh kinh tế có vai trò đặc biệt quan trọng trong thúc đẩy kinh tế xã hộicủa các quốc gia thành viên cũng như thúc đẩy nền kinh tế thế giới. Với kiểu khu vực hoá của EU toàn bộ các yếu tố sản xuất đều có thể tự do lưu thông giữa các quốc gia thành viên. Mục tiêu của EU là tạo ra trên thực tế một thương trường chung thống nhất với quy tắc vận hành các quốc gia thành viên, tạo ra một Châu Âu thực sự không còn bị chia cắt biên giới về kinh tế,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- KTCT (104).doc