- Ngày 8/8/1967: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập trên cơ sở Tuyên bố Băng-cốc với mục tiêu là tăng cường hợp tác kinh tế, văn hoá-xã hội giữa các nước thành viên, tạo điều kiện cho các nước hội nhập sâu hơn với khu vực và thế giới.
Trải qua hơn 40 năm tồn tại và phát triển, ASEAN đã chứng tỏ là một tổ chức khu vực năng động, có khả năng thích ứng cao với những biến đổi trong tình hình thế giới và khu vực:
- Năm 1971: trước sự xoay chuyển nhanh chóng cục diện khu vực và thế giới, đặc biệt trong quan hệ giữa các nước lớn, ASEAN ra Tuyên bố về Khu vực Hòa bình, Tự do và Trung lập (ZOPFAN), nhấn mạnh quyết tâm giữ khu vực trung lập, không liên kết, qua đó giữ vững hòa bình, ổn định và an ninh khu vực, hạn chế can thiệp của lực lượng bên ngoài vào công việc nội bộ của khu vực.
- Năm 1976: sau khi Việt Nam thống nhất và các nước Đông Dương khác giành độc lập, Hiệp hội đã ra Tuyên bố về sự hòa hợp ASEAN (hay còn gọi là Tuyên bố Bali I) thể hiện quyết tâm hợp tác khu vực, đồng thời gửi đi tín hiệu thân thiện, hợp tác với các quốc gia khác trong khu vực thông qua Hiệp ước thân thiện và hợp tác Đông Nam Á (TAC), kêu gọi các quốc gia trong khu vực cùng hợp tác vì hòa bình, an ninh chung của khu vực, giải quyết xung đột, tranh chấp bằng đàm phán hòa bình.
- Năm 1992: Cùng với xu thế thế giới sau Chiến tranh lạnh tập trung vào phát triển kinh tế và thương mại, ASEAN đã ký Hiệp định khung về chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung cho Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (CEPT/AFTA), bắt đầu tiến trình tự do hóa kinh tế khu vực.
21 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 24302 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Mối quan hệ giữa Việt Nam và ASEAN, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tại Kua-la Lăm-pơ và áp dụng công thức 2+X thực hiện Hiệp định đa phương về tự do hoá hoàn toàn tất cả các dịch vụ vận tải hàng hóa hàng không);
(vii) Huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển nông nghiệp và nông thôn nhằm cải thiện an ninh lương thực và giảm đói nghèo; đề nghị thúc đẩy hợp tác với FAO và ESCAP;
(viii) Thúc đẩy hợp tác các Tiểu vùng phát triển AMBDC, BIMP-EAGA, IMT-GT, GMS, ACMECS, CLMV. - Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 12 (Xê-bu, Phi-lip-pin, ngày 12-15/1/2007) đã:
(i) Tập trung thảo luận việc đẩy nhanh hợp tác nội khối và hướng xây dựng Hiến chương ASEAN, quyết định thời hạn hình thành Cộng đồng ASEAN trên cả ba trụ cột về kinh tế, chính trị-an ninh và văn hóa-xã hội vào năm 2015 sớm hơn dự kiến trước đây là năm 2020. Về hợp tác kinh tế, hội nghị nhất trí sẽ hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN vào năm 2015, đồng thời sẽ đẩy mạnh hơn nữa quá trình hình thành các Khu vực mậu dịch tự do hoặc các Thỏa thuận hợp tác kinh tế toàn diện với các đối tác bên ngoài; xem xét thực hiện Sáng kiến IAI từ khía cạnh phát triển hạ tầng, cụ thể là liên kết giao thông vận tải nhằm thu hẹp khoảng cách phát triển;
(ii) Bầy tỏ lo ngại trước tác động tiêu cực của giá dầu mỏ tăng cao kéo dài đối với tăng trưởng kinh tế và phát triển của khu vực, do đó thoả thuận tăng cường hợp tác năng lượng ASEAN một cách chiến lược, bao gồm tạo dựng một thị trường năng lượng mở và thực hiện các dự án hạ tầng về mạng lưói điện, hệ thống đường ống dẫn khí xuyên ASEAN; nhấn mạnh nhu cầu cần cải thiện việc sử dụng hiệu quả và đa dạng hoá nguồn cung ứng năng lượng, phát triển nguồn năng lượng thay thế như nhiên liệu sinh học và năng lưọng hạt nhân dân sự, đồng thời chú ý đến khía cạnh an ninh, môi trường, sức khoẻ, an toàn trong phát triẻn các lĩnh vực năng lượng cũng như xem xét lập thể chế an toàn hạt nhân khu vực. Các Lãnh đạo cũng nhất trí ký Tuyên bố Xê-bu về an ninh năng lượng Đông Á. - Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 13 (Xinh-ga-po, ngày 19-22/11/2007) vào dịp kỷ niệm 40 nằm Ngày thành lập ASEAN, các Lãnh đạo ASEAN đã khẳng định quyết tâm đẩy nhanh thực hiện Cộng đồng AEC vào năm 2015 qua việc ký Kế hoạch tổng thể thực hiện Cộng đồng Kinh tế ASEAN. Đối với các lĩnh vực hợp tác cụ thể hội nghị đã:
(i) Nhất trí ký Tuyên bố Xinh-ga-po hợp tác Đông Á về thay đổi khí hậu, năng lượng và môi trường; cho rằng giữa an ninh năng lượng, môi trường, thay đổi khí hậu và phát triển bền vững có mối liên quan phức tạp và đồng thời cũng là những thách thức mang tính toàn cầu cần phải được giải quyết một cách tổng thể thông qua hành động phối hợp quốc gia, khu vực và quốc tế; (ii) Ghi nhận thoả thuận lập Mạng tiểu lĩnh vực an toàn năng lượng hạt nhân (NES-SSN) nhằm thảo luận vấn đề an ninh, an toàn năng lượng hạt nhân dân sự và tạo dựng thể chế an toàn hạt nhân khu vực đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế; đề nghị phối hợp chặt chẽ hơn trong phát triển nguồn năng lượng tái tạo nhằm ứng phó với vấn đề thay đổi khí hậu;
(iii) Ký Nghị định thư về Gói cam kết thứ 6 thực hiện Hiệp định về hợp tác dịch vụ (AFAS); khẳng định thực hiện Lộ trình liên kết lĩnh vực vận chuyển hàng không ASEAN (RIATS) như đã định (dự kiến ký tháng 2/2008) nhằm tự do hoá hoàn toàn dịch vụ hàng không giữa các Thủ đô ASEAN vào tháng 12/2008;
(iv) Cho rằng thu hẹp khoảng cách phát triển vẫn là nhiệm vụ quan trọng nhằm đảm bảo thực hiện đầy đủ các lợi ích mà nỗ lực liên kết ASEAN đem lại và Sáng kiến IAI cần được kết nối với mục tiêu tổng thể của liên kết ASEAN. - Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 14 (Cha-am, Hua Hin, Thái Lan, ngày 28/2-01/3//2009) đã:
(i) Thảo luận tình hình khủng hoảng kinh tế-tài chính, lo ngại khả năng kinh tế toàn cầu tiếp tục suy giảm do các nền kinh tế lớn suy thoái, tác động tiêu cực đối với khu vực và nêu tầm quan trọng tăng cường hợp tác, liên kết và tính tự cường ASEAN; đề nghị duy trì thương mại mở, không áp dụng biện pháp bảo hộ; cam kết tiếp tục hợp tác trao đổi kinh nghiệm về thực hiện các gói kích thích tài chính, phối hợp chính sách kinh tế vĩ mô và các biện pháp cần thiết khác nhằm ngăn chặn đà suy giảm, phục hồi kinh tế; thúc đẩy triển khai cơ chế CMIM, tăng cường hợp tác với đối tác +3 và IFIs; ủng hộ các biện pháp của G-20 và kêu gọi cải tổ hệ thống tài chính quốc tế có tính đến lợi ích và tiếng nói của các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển; (ii) Nêu an ninh lương thực và năng lượng là vấn đề liên quan, cần được giải quyết tổng thể. Đối với an ninh lương thực, cần tăng cường hợp tác cả về sản xuất và phân phối, đảm bảo nguồn lực và công nghệ cho sản xuất, có cơ chế thích hợp hạn chế làm lệch thị trường thương mại lương thực. Đối với an ninh năng lượng, nêu tầm quan trọng của đa dạng hoá nguồn cung, bảo tồn và phát triển nguồn thay thế, sử dụng hiệu quả năng lượng, ứng dụng công nghệ thân thiện môi trường; phát triển nguồn năng lượng tái tạo và thay thế gồm cả thuỷ điện và nhiên liệu sinh học (đề nghị lập chỉ tiêu tỷ lệ sử dụng cho 5 năm tới); hoan nghênh ký Hiệp định an ninh dầu mỏ ASEAN (APSA); đề nghị quan tâm hơn đến khía cạnh an ninh, môi trường, sức khoẻ, an toàn trong lĩnh vực năng lượng;
(iii) Hoan nghênh họp phiên đầu tiên Hội đồng AEC, việc triển khai thực hiện Biểu đánh giá AEC và Kế hoạch truyền thông AEC, hợp tác với khu vực doanh nghiệp và tư nhân;
(iv) Hoan nghênh ký Hiệp định thương mại hàng hoá ASEAN (ATIGA) và hoàn tất dự thảo Thỏa thuận công nhận lẫn nhau (MRA) về thực tiễn điển hình (GMP) đối với giám sát sản xuất dược phẩm; ký Nghị định thư Gói cam kết thứ 7 thực hiện Hiệp định hợp tác dịch vụ (AFAS); ký Hiệp định đầu tư tổng thể ASEAN (ACIA);
(v) Hoan nghênh cam kết thúc đẩy hợp tác và liên kết hơn nữa lĩnh vực du lịch qua soạn thảo Kế hoạch chiến lược hợp tác du lịch 2011-2015 và phát triển Hành lang du lịch ASEAN, chương trình Năm du lịch thanh niên 2009-2010 và các biện pháp dành ưu đãi du lịch ASEAN nhằm ứng phó với suy giảm kinh tế và du lịch khu vực;
(vi) Nhấn mạnh vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ đối với nền kinh tế và nhu cầu thúc đẩy phát triển và liên kết với các doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực sản xuất và dịch vụ nhằm giảm thiểu tác động khủng hoảng kinh tế;
(vii) Thông qua Khung chiến lược và Kế hoạch công tác Sáng kiến IAI giai đoạn II (2009-2015). - Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 15 (Cha-am, Hua Hin, Thái Lan, ngày 28/2-01/3//2009) đã khẳng định quyết tâm mạnh mẽ đưa Hiến chương ASEAN vào cuộc sống và tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Lộ trình Xây dựng Cộng đồng ASEAN về Chính trị-An ninh, Kinh tế và Văn hóa-Xã hội.
Các Nhà Lãnh đạo cũng đã giành nhiều thời gian thảo luận sâu về tăng cường kết nối ASEAN, tập trung vào phát triển cơ sở hạ tầng giao thông như đường bộ, đường sắt, vận tải biển, và công nghệ thông tin…, cũng như gia tăng hợp tác về giáo dục, phát triển nguồn nhân lực và giao lưu nhân dân.
Các Nhà Lãnh đạo cũng đã trao đổi ý kiến về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm, nhất là tăng cường phối hợp chính sách và hợp tác ứng phó với các thách thức toàn cầu như khủng hoảng kinh tế - tài chính, an ninh năng lượng và lương thực, biến đổi khí hậu, quản lý thảm hoạ và phòng chống dịch bệnh.
Kết thúc hội nghị, các Nhà Lãnh đạo ASEAN đã ra Tuyên bố về Kết nối ASEAN, Tuyên bố về Tăng cường Hợp tác Giáo dục hướng tới một Cộng đồng ASEAN đùm bọc và chia sẻ, và Tuyên bố ASEAN về Biến đổi Khí hậu. Năm 2007 diễn ra lễ kỷ niệm 40 năm thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á – ASEAN. Đây là mốc quan trọng, đánh dấu bước chuyển mình của ASEAN theo hướng xây dựng Cộng đồng ASEAN dựa trên ba trụ cột: Cộng đồng An ninh (ASC), Cộng đồng Kinh tế (AEC) và Cộng đồng Văn hoá Xã hội (ASCC). Đây cũng là thời điểm để nhìn lại chặng đường phát triển ban đầu của Hiệp hội cho đến nay. “ASEAN - Trái tim của châu Á năng động” là chủ đề chính thức của lễ kỷ niệm 40 năm thành lập ASEAN. Nó đã thâu tóm một cách ngắn gọn súc tích bản chất tiên phong của chủ nghĩa khu vực trong ASEAN và vai trò chủ chốt của ASEAN trong sự phát triển ngày càng rộng hơn của Châu Á, không chỉ trong 40 năm qua mà có thể là cho cả 40 năm tiếp theo.
2. Mục tiêu hoạt động của ASEAN:
Tuyên bố ngày 8/8/1967 nêu 2 mục tiêu:
1. Thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển văn hoá trong khu vực thông qua các nỗ lực chung trên tinh thần bình đẳng và hợp tác nhằm tăng cường nền tảng cho một cộng đồng các nước Đông Nam Á hoà bình và thịnh vượng.
2. Thúc đẩy hoà bình và ổn định khu vực bằng việc cam kết tôn trọng công lý và pháp quyền trong quan hệ giữa các nước trong vùng và tuân thủ các nguyên tắc của Hiến chương LHQ.
Năm 1995, các nguyên thủ quốc gia và Chính phủ của ASEAN khẳng định lại: “Hoà bình hợp tác và thịnh vượng chung là những mục tiêu cơ bản của ASEAN”.
3. Cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động của ASEAN:
a) Cơ cấu tổ chức:
Cơ quan có quyền ra quyết định cao nhất của ASEAN là Hội nghị cấp cao các Nguyên thủ Nhà nước và Chính phủ, họp mỗi năm 1 lần. Tiếp theo là Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao hàng năm và hội nghị Bộ trưởng về từng lĩnh vực riêng lẻ (nông nghiệp và lâm nghiệp, kinh tế, năng lượng, môi trường, tài chính, tin học…), Hội đồng Đầu tư ASEAN (AIA), Hội đồng khu vực thương mại tự do AFTA. Tiếp đó là 29 uỷ ban và 122 nhóm làm việc giúp việc cho các hội nghị bộ trưởng.
Tổng Thư ký ASEAN được bầu theo năng lực và trao hàm Bộ trưởng. Tổng Thư ký ASEAN có nhiệm kỳ 5 năm, có quyền đề xuất, tư vấn, phối hợp và thực hiện các hoạt động của ASEAN. Bộ máy của Ban Thư ký được tuyển chọn công khai và dựa trên sự cạnh tranh trong toàn khối.
ASEAN còn thành lập những tổ chức hợp tác liên chính phủ như: Hệ thống đại học ASEAN, Trung tâm Quản trị ASEAN-EC, Trung tâm Năng lượng ASEAN, Trung tâm Kế hoạch hoá và Phát triển nông nghiệp ASEAN, Trung tâm thông tin Động đất ASEAN, Trung tâm Huấn luyện và Nghiên cứu Gia cầm ASEAN, Trung tâm bảo tồn sự đa dạng sinh thái ASEAN, Trung tâm Phát triển Thanh niên nông thôn ASEAN, v.v….
Bên cạnh đó, còn có các tổ chức nhằm thúc đẩy hợp tác khu vực như: Phòng Thương mại và Công nghiệp ASEAN, Diễn đàn Doanh nghiệp ASEAN, Liên đoàn Du lịch ASEAN, Hội đồng Dầu mỏ ASEAN, Liên đoàn Cảng ASEAN, Học viện nghiên cứu chiến lược và quốc tế ASEAN, Câu lạc bộ Dầu thực vật ASEAN, cùng với 53 tổ chức phi chính phủ (NGOs) có quan hệ chính thức với ASEAN.
Để yểm trợ hoạt động đối ngoại của ASEAN, có các Uỷ ban gồm trưởng các phái đoàn ngoại giao tại các thủ đô: Brussels, London, Paris, Washington D.C., Tokyo, Canberra, Ottawa, Wellington, Geneva, Seoul, New Delhi, New York, Beijing, Moscow và Islamabad.
b) Cơ chế hoạt động:
ASEAN hoạt động theo cơ chế sau đây:
a) Nguyên tắc đồng thuận: theo đó các quyết định về các vấn đề quan trọng chỉ được coi là của ASEAN khi không có nước thành viên nào bác bỏ. Nguyên tắc này đòi hỏi quá trình đàm phán lâu dài, nhưng đảm bảo được lợi ích quốc gia của tất cả các nước thành viên. Đây là nguyên tắc được áp dụng ở mọi cấp và mọi vấn đề của ASEAN.
b) Nguyên tắc bình đẳng: thể hiện trên hai mặt.
Thứ nhất là, các nước ASEAN, bất kể lớn hay nhỏ, giàu hay nghèo đều bình đẳng với nhau trong nghĩa vụ đóng góp cũng như chia sẻ quyền lợi;
Thứ hai là, hoạt động của tổ chức ASEAN được duy trì trên cơ sở luân phiên, các chức chủ toạ các cuộc họp của ASEAN từ cấp chuyên viên đến cấp cao, cũng như địa điểm cho các cuộc họp được phân đều cho các nước thành viên trên cơ sở luân phiên theo vần a, b, c của tiếng Anh.
c) Các nguyên tắc bất thành văn: trong quan hệ giữa các nước ASEAN cũng đã dần dần hình thành một số các nguyên tắc, tuy không thành văn, song mọi người đều hiểu và tôn trọng áp dụng như: nguyên tắc có đi có lại, không đối đầu, thân thiện, không tuyên truyền tố cáo nhau qua báo chí, giữ gìn đoàn kết ASEAN và giữ bản sắc chung của Hiệp hội…
4. Các cột mốc quan trọng trong hợp tác của các nước ASEAN:
- Ngày 8/8/1967: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập trên cơ sở Tuyên bố Băng-cốc với mục tiêu là tăng cường hợp tác kinh tế, văn hoá-xã hội giữa các nước thành viên, tạo điều kiện cho các nước hội nhập sâu hơn với khu vực và thế giới.
Trải qua hơn 40 năm tồn tại và phát triển, ASEAN đã chứng tỏ là một tổ chức khu vực năng động, có khả năng thích ứng cao với những biến đổi trong tình hình thế giới và khu vực:
- Năm 1971: trước sự xoay chuyển nhanh chóng cục diện khu vực và thế giới, đặc biệt trong quan hệ giữa các nước lớn, ASEAN ra Tuyên bố về Khu vực Hòa bình, Tự do và Trung lập (ZOPFAN), nhấn mạnh quyết tâm giữ khu vực trung lập, không liên kết, qua đó giữ vững hòa bình, ổn định và an ninh khu vực, hạn chế can thiệp của lực lượng bên ngoài vào công việc nội bộ của khu vực.
- Năm 1976: sau khi Việt Nam thống nhất và các nước Đông Dương khác giành độc lập, Hiệp hội đã ra Tuyên bố về sự hòa hợp ASEAN (hay còn gọi là Tuyên bố Bali I) thể hiện quyết tâm hợp tác khu vực, đồng thời gửi đi tín hiệu thân thiện, hợp tác với các quốc gia khác trong khu vực thông qua Hiệp ước thân thiện và hợp tác Đông Nam Á (TAC), kêu gọi các quốc gia trong khu vực cùng hợp tác vì hòa bình, an ninh chung của khu vực, giải quyết xung đột, tranh chấp bằng đàm phán hòa bình.
- Năm 1992: Cùng với xu thế thế giới sau Chiến tranh lạnh tập trung vào phát triển kinh tế và thương mại, ASEAN đã ký Hiệp định khung về chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung cho Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (CEPT/AFTA), bắt đầu tiến trình tự do hóa kinh tế khu vực.
Cũng trong năm 1992, ASEAN ra Tuyên bố về Biển Đông xác lập nguyên tắc giải quyết các mâu thuẫn ở khu vực này bằng biện pháp hòa bình.
- Từ năm 1993-94: ASEAN bắt đầu mở rộng quan hệ đối ngoại, thúc đẩy đối thoại về an ninh ở khu vực thông qua việc lập Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) tại Hội nghị Bộ truởng ASEAN lần thứ 26 (tháng 7 năm 1993). Diễn đàn ARF đầu tiên đã được tổ chức năm 1994.
- Trong năm 1995: ASEAN có hai bước tiến quan trọng:
(1) kết nạp Việt Nam (ngày 28 tháng 7 năm 1995), bắt đầu tiến trình mở rộng ASEAN;
(2) ký kết Hiệp ước về khu vực Đông Nam Á không vũ khí hạt nhân (SEANWFZ), hưởng ứng phong trào giải trừ quân bị đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới sau Chiến tranh lạnh và hiện thực hóa Tuyên bố ZOPFAN.
- Tháng 12/1997 trước viễn cảnh ASEAN sẽ sớm hoàn tất việc mở rộng bao gồm cả 10 nước Đông Nam Á, mở ra trang sử mới cho khu vực, ASEAN đã thông qua Tầm nhìn ASEAN 2020, vạch ra mục tiêu hướng tới một cộng đồng khu vực hòa bình, ổn định, hài hòa và phát triển thịnh vượng.
- Năm 1998: Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ VI tại Hà Nội, ASEAN đã thông qua Chương trình hành động Hà Nội (HPA) nhằm triển khai thực hiện Tuyên bố về Tầm nhìn ASEAN 2020 trong 6 năm 1998-2004.
- Ngày 30/4/1999: Cambodia được kết nạp vào ASEAN tại Hà Nội, hoàn tất mục tiêu của ASEAN trở thành một tổ chức khu vực với đầy đủ 10 quốc gia thành viên Đông Nam Á.
- Năm 2002: Trong nỗ lực tìm kiếm giải pháp hoà bình cho vấn đề biển Đông, ASEAN và Trung Quốc ký bản Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 8 diễn ra ở Phnom Penh.
- Năm 2003: ASEAN tiến một bước nữa trong tăng cường liên kết khu vực khi cho ra đời Tuyên bố về sự hòa hợp ASEAN II (Tuyên bố Bali II), xác định mục tiêu thành lập một Cộng đồng ASEAN gồm ba trụ cột:
+ Cộng đồng Chính trị-An ninh,
+ Cộng đồng Kinh tế
+ Cộng đồng Văn hóa-Xã hội.
- Năm 2005: Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS) lần đầu tiên được tổ chức tại Kuala Lumpur với sự tham gia của ASEAN và Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Úc và New Zealand.
- Năm 2007: Hiến chương ASEAN được ký ngày 20 tháng 11 năm 2007 là một bước phát triển quan trọng nhất của ASEAN từ khi thành lập, thông qua việc trao tư cách pháp nhân cho tổ chức ASEAN, tạo nền tảng pháp lý và thể chế để ASEAN xây dựng Cộng đồng. Hiến chương có hiệu lực ngày 15/12/2008.
- Tháng 2/2009 tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 14 tại Hủa hỉn, Thái Lan, các nhà Lãnh đạo ASEAN đã thông qua Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN bao gồm các Kế hoạch tổng thể xây dựng các Cộng đồng trụ cột Chính trị-An ninh, Kinh tế và Văn hóa Xã hội ASEAN.
II- Mối quan hệ giữa ASEAN và Việt Nam:
Khu vực ASEAN có 500 triệu dân, diện tích rộng 4,5 triệu km2, tổng GDP là 737 tỉ USD và tổng kim ngạch ngoại thương là 720 tỉ USD (2001).
Có thể xem ASEAN như một sân chơi nhỏ cấp khu vực giúp Việt Nam làm quen với các luật chơi chung của quốc tế để dần tham gia vào tiến trình hội nhập ở quy mô lớn hơn như APEC, WTO...
Ngày 28/7/1995, tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 28 ở Brunei, đã diễn ra buổi lễ trọng thể kết nạp Việt Nam làm thành viên thứ 7 của hiệp hội. Ngay sau khi trở thành thành viên ASEAN, Việt Nam chủ động, tích cực tham gia hoạt động hợp tác trên mọi lĩnh vực.
Kể từ trước khi chính thức gia nhập với tư cách thành viên đầy đủ năm 1995 tại Hội nghị ngoại trưởng các nước ASEAN tại Brunei, Việt Nam đã được mời tham dự các cuộc họp hàng năm của ngoại trưởng các nước ASEAN tại Singapore (1993) và Thái Lan (1994) cũng như một số cuộc họp khác của ASEAN. Từ đầu năm 1994, Việt Nam được mời tham gia vào một số dự án hợp tác chuyên ngành của ASEAN trên 5 lĩnh vực đã được hai bên thoả thuận: khoa học kỹ thuật, văn hoá thông tin, môi trường, y tế và du lịch. Hiện nay Việt Nam đã tham gia hầu hết mọi lĩnh vực hoạt động của ASEAN với tư cách thành viên đầy đủ. Việt Nam tham gia Khu Mậu Dịch Tự Do ASEAN từ năm 1996.
Một trong những đóng góp đầu tiên của Việt Nam là thúc đẩy việc kết nạp Lào, Myanmar, Campuchia, hình thành một ASEAN-10. Việt Nam đã tổ chức thành công Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 6 tại Hà Nội (12/1998). Chương trình Hành động Hà Nội đã đề ra nhiều biện pháp cụ thể để thực hiện Tầm nhìn 2020.
Đặc biệt, Tuyên bố Hà Nội về thu hẹp khoảng cách phát triển được thông qua tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 34 (AMM-34) tại Hà Nội năm 2001 mang đậm dấu ấn Việt Nam. Việt Nam còn có sáng kiến trong việc xây dựng cộng đồng ASEAN trên ba trụ cột, trong đó Cộng đồng Văn hóa-Xã hội do Việt Nam đề xuất.
Việt Nam còn là một trong những thành viên sáng lập Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF), góp phần xây dựng ARF trở thành diễn đàn quan trọng, đối thoại về an ninh khu vực.
Theo sự phân công của ASEAN, Việt Nam đã đảm nhiệm tốt vai trò là nước điều phối viên trong quan hệ đối thoại giữa ASEAN với các cường quốc như Nhật Bản, Nga, Mỹ và hiện nay là Australia.
ASEAN là tổ chức duy nhất trên thế giới có mối quan hệ đối thoại thành cơ chế với nhiều nước lớn và tổ chức quốc tế quan trọng nên việc gia nhập ASEAN đã hỗ trợ đắc lực cho Việt Nam thực hiện đường lối đối ngoại rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa, chủ động hội nhập khu vực và quốc tế. ASEAN cũng giúp Việt Nam nâng cao vị thế và tiếng nói trên trường quốc tế.
Trên lĩnh vực kinh tế, thương mại, dù xuất phát điểm thấp hơn các nước ASEAN cũ rất nhiều, nhưng sự tham gia của Việt Nam vào các chương trình liên kết kinh tế đã tạo thế chủ động hội nhập của nước ta vào nền kinh tế khu vực, phù hợp với các ưu tiên phát triển trong nước. Kim ngạch thương mại Việt Nam – ASEAN tăng trưởng trung bình hàng năm trên 20%.
Đến tháng 6/1995 mới chỉ có gần 200 dự án với tổng vốn trên 2 tỷ USD của các nước ASEAN đầu tư vào Việt Nam, chiếm 15% FDI (đầu tư trực tiếp nước ngoài). Đến năm 2004, các nước ASEAN đã đầu tư trên 600 dự án với tổng vốn hơn 10 tỷ USD, chiếm 27% FDI.
Gia nhập ASEAN trong bối cảnh sự khác biệt giữa Việt Nam và các thành viên cũ còn khá lớn, nhất là kinh tế, nhưng với sự linh hoạt, mềm dẻo giờ đây Việt Nam đã khẳng định được vai trò quan trọng của mình trong hiệp hội.
Việt Nam không những tham gia tích cực vào chương trình hợp tác sẵn có, mà còn đóng góp to lớn cho sự hình thành các sáng kiến, cơ chế hợp tác mới của ASEAN. Ngay cả khi chưa gia nhập ASEAN, Việt Nam đã ký Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác (TAC, 1992), tham gia ngay từ đầu vào ARF (1994).
Ngay sau khi trở thành thành viên chính thức (1995), Việt Nam cam kết tiến hành thực hiện tương đối tốt các chương trình cũng như cơ chế hợp tác của ASEAN, từ Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) cho đến Hiệp định khung về Khu vực tự do hóa mậu dịch ASEAN (Framework Agreement on Services - AFSA), Hiệp định khung về Khu vực Đầu tư ASEAN (ASEAN Investment Area - AIA), Hiệp định khung về Hợp tác Công nghiệp ASEAN (ASEAN Industrial Cooperation - AICO), Sáng kiến hội nhập (IAI)...
Điều quan trọng hơn là Việt Nam cùng với các nước ASEAN đề ra nhiều sáng kiến mới, nhằm khắc phục những mặt yếu kém, trì trệ trong ASEAN, thúc đẩy hợp tác khu vực phát triển. Cụ thể là Việt Nam đã tổ chức thành công Hội nghị ASEAN lần thứ VI (tại Hà Nội, tháng 12/1998), với một “Chương trình hành động Hà Nội” (HPA) được thông qua, vừa mang tính định hướng vừa đưa ra giải pháp cho việc hiện thực hóa “Tầm nhìn 2020” - nền tảng tư tưởng cho sự thiết lập Cộng đồng ASEAN sau đó (10/2003).
Việt Nam cũng có nhiều đóng góp về mặt ý tưởng và đề ra biện pháp nhằm thu hẹp khoảng cách và phát triển tiểu vùng. Điều này được thể hiện trong “Tuyên bố Hà Nội” năm 1998, “Tuyên bố Hà Nội về thu hẹp khoảng cách phát triển, nhằm tăng cường liên kết ASEAN” năm 2001...
Ngoài ra, Việt Nam còn có sáng kiến trong việc tạo dựng ý tưởng và xây dựng cộng đồng ASEAN trên 3 trụ cột chính, trong đó Cộng đồng Văn hóa-Xã hội là do Việt Nam đề xuất.
Việt Nam đã và đang đóng vai trò tích cực trong việc duy trì hòa bình, ổn định và hòa giải khu vực, góp phần củng cố vị thế của ASEAN trên trường quốc tế. Đây là một trong những đóng góp nổi bật của Việt Nam.
Việc Việt Nam gia nhập ASEAN đã biến ước mơ và ý tưởng về xây dựng ASEAN thành một khối thống nhất với tất cả các nước trong khu vực Đông Nam Á, được đề cập trong “Tuyên bố Băng Cốc 1967” đã trở thành hiện thực.
Đây cũng là hành động hòa giải khu vực, đánh dấu sự chấm dứt đối đầu giữa hai khối ASEAN và Đông Dương được hình thành dưới thời Chiến tranh Lạnh, mở ra thời kỳ mới của sự hợp tác hữu nghị láng giềng và hội nhập khu vực, củng cố địa vị của ASEAN trên trường quốc tế.
Sau sự kiện 28/7/1995 Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN, việc gia nhập ASEAN của Lào, Mianma và Campuchia về cơ bản đã được giải quyết. Với tư cách là tổ chức của tất cả các nước trong khu vực, ASEAN không chỉ lớn mạnh lên về một số lượng, mà còn cả ý chí và lòng quyết tâm hội nhập của tất cả thành viên, trong đó có Việt Nam.
Sự tham gia một cách có hiệu quả của Việt Nam trong ASEAN đã góp phần quan trọng cho việc mở rộng hợp tác của ASEAN với các đối tác bên ngoài, nhất là các đối tác và láng giềng của Việt Nam. Điều này được thể hiện bằng việc Việt Nam đã góp phần làm tăng mối quan hệ giữa ASEAN và Trung Quốc, ASEAN và Liên bang Nga, ASEAN và Ấn Độ, ASEAN và EU.
Cùng với quan hệ Việt -Trung được cải thiện nhanh chóng trong thập niên qua, vị thế địa lý chiến lược và sự phát triển năng động của Việt Nam thực sự đã và đang đóng góp một phần quan trọng làm cho ASEAN-Trung Quốc xích lại gần nhau hơn, hiểu biết và hợp tác nhiều hơn.
Hơn nữa, cùng với sự lớn mạnh của ASEAN, Việt Nam đã và đóng vai trò không nhỏ trong cân bằng chiến lược và ảnh hưởng giữa các nước lớn, đặc biệt là trong cân bằng chiến lược Mỹ-Trung. Đây là vấn đề lớn, có ý nghĩa trong việc duy trì hòa bình, ổn định và hợp tác ở Đông Nam Á.
Với chủ đề làm cho Hợp tác Á-Âu trở nên thực chất và sống động hơn, Hội nghị ASEM-5 được tổ chức tại Hà Nội tháng 10/2004 đã góp phần cải thiện hình ảnh và tình đoàn kết của ASEAN. Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc thuyết phục các đối tác EU chấp thuận kết nạp Mianma, một trong 3 thành viên mới của ASEAN, vào ASEM. Điều này đã góp phần duy trì sự thống nhất và hòa thuận trong ASEAN.
Việc Việt Nam tham gia vào ASEAN đã và đang tạo môi trường thuận lợi hơn cho đất nước giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế và hội nhập có hiệu qủa vào hệ thống toàn cầu.
Trong bối cảnh gián đoạn các mối quan hệ truyền thống, bị cấm vận, cô lập bởi hậu qủa của chiến tranh để lại, thì sự tham gia của Việt Nam vào ASEAN không chỉ để góp phần thực hiện chính sách đổi mới toàn diện, đa phương hóa, đa dạng hóa các mối quan hệ quốc tế do Đại hội Đảng lần thứ VII năm 1991 đề ra, mà quan trọng hơn là tạo ra bước phát triển mới trong quan hệ khu vực và quốc tế. Cụ thể, sau khi gia nhập ASEAN, Việt Nam trở thành nước sáng lập viên ASEM (1996), thành viên chính thức của APEC (1998), mở rộng không gian hợp tác với các nước Đông Nam Á (qua cơ chế ASEAN+1 và ASEAN+3).
Điều quan trọng hơn, Việt Nam trong 10 năm gia nhập ASEAN, đã từ nền kinh tế theo cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, chuyển mạnh sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Thông qua việc hội nhập này, Việt Nam đã từng bước điều chỉnh bộ máy hành chính phù hợp với nền kinh tế thị trường; đồng thời thông qua hợp tác và cạnh tranh, các nguồn tiềm năng nội địa được khơi dậy. Đây là thành tựu có ý nghĩa lớn nhất đối với Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế nói chung, hội nhập ASEAN nói riêng trong thời gian qua.
1. Về chính trị, ngoại giao,an ninh quốc phòng:
Việt Nam là một trong 18 thành viên tham gia Diễn đàn khu vực ASEAN (ASEAN Regional Forum - ARF) ngay từ đầu. Với tư cách là Chủ tịch ARF nhiệm kỳ 2000-2001, Việt Nam đã phối hợp chặt chẽ với các nước khác trong ASEAN duy trì những nguyên tắc cơ bản,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Mối quan hệ giữa Việt Nam & ASEAN.doc