Lời mở đầu . 3
PHẦN 1: NHỮNG NÉT CHÍNH VỀ KINH TẾ NGÀNH. . 4
1. Quy mô thị trường và tốc độ tăng trưởng thị trường. . 4
1.1. Quy mô thị trường bất động sản. . 4
1.1.1.Đặc điểm thị trường bất động sản. . 4
1.1.2. Quy mô thị trường bất động sản hiện nay. . 5
1.2. Tốc độ tăng trưởng. . 8
2. Phạm vi cạnh tranh. . 10
3. Số lượng các đối thủ cạnh tranh. . 11
4. Rào cản gia nhập và rút khỏi thị trường. . 14
4.1. Những rào cản gia nhập ngành. . 14
4.1.1. Rào cản kỹ Kỹ thuật. . 14
4.1.3. Rào cản về pháp luật. . 15
4.1.4. Rào cản về các chính sách kinh tế, tài chính – tiền tệ của Nhà nước. . 15
4.1.5. Rào cản về thủ tục hành chính. . 16
4.2. Rào cản rút lui khỏi thị trường. . 17
5. Đặc điểm về sản phẩm và khách hàng . 17
5.1. Sản phẩm. . 17
5.2 Khách hàng. . 18
6. Năng lực sản xuất và yêu cầu về vốn. . 19
.6.1. Năng lực sản xuất. . 19
6.2. Yêu cầu về vốn. . 19
7. Khả năng sinh lợi. . 20
7.1. Bước tiến dài trong thị trường bất động sản. . 20
7.2. Bất động sản-rủi ro và cơ hội. . 21
7.3. Triển vọng phát triển của ngành. . 24
Điểm sáng . 24
Điểm tối . 25
Một số quyết định mới liên quan đến thị trường bất động sản . 25
PHẦN 2: PHÂN TÍCH CẠNH TRANH. . 27
1. Đánh giá vị thế cạnh tranh của các đối thủ. . 27
2. Dự đoán biện pháp cạnh tranh . 31
3. Xác định những nhân tố thành công chính thành công của các công ty. . 35
3.1. Nhân tố bên ngoài. . 35
3.2. Nhân tố bên trong . 36
PHẦN 3: LẬP BẢNG PHÂN TÍCH MA TRẬN SWOT CỦA CÔNG TY. . 38
1.Tổng quan về công ty cổ phần đầu tư xây dựng Bình Chánh. . 38
1.1 Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển. . 38
1.2 Giới thiệu về công ty. . 40
1.3 Các lĩnh vực hoạt động. . 41
2. Các hoạt động chủ yếu của công ty. . 43
2.1. Những dự án của công ty. . 43
2.2.Hoạt động Marketing . 44
2.2.1. Phân khúc thị trường theo nhóm khách hàng . 44
2.2.2. Xác định khách hàng mục tiêu . 44
2.2.3. Định vị sản phẩm . 44
2.2.4. Xác lập mục tiêu marketing . 44
2.2.5. Chiến lược marketing: marketing tổng lực. . 45
2.2.6. Định vị thương hiệu . 47
2.3. Các hoạt động hỗ trợ của công ty. . 47
2.3.1. Quản trị nguồn nhân lực của công ty. . 47
2.3.2.Vấn đề phát triển công nghệ. . 48
2.3.3. Vấn đề quản lí chung. . 49
2.4. Tài chính của công ty. . 50
2.4.1. Các chỉ số tăng trưởng- kết quả kinh doanh của công ty trong các năm 2006,
2007, 2008. . 50
2.4.2. Các chỉ số hoạt động. . 51
2.4.3. Chính sách cổ tức của công ty. . 52
2.5.1. Trao 12 xuất học bỗng Nguyên Đức Cảnh. . 53
2.5.2. Tặng tiền học bỗng ủng hộ vì người nghèo. . 54
2.5.3. Tổ chức các chương trình khám chữa bệnh miễn phí cho người nghèo. . 54
2.5.4. Tổ chức các chương trình nhân dịp Lễ, Tết thiếu nhi cho các em có hoàn cảnh
khó khăn. . 54
2.5.5. Xây dựng nhà tình thương và các hoạt động xã hội khác. . 55
3. Phân tích ma trận SWOT. . 55
Điểm mạnh. . 55
Điểm yếu. . 56
Cơ hội. . 56
Thách thức. . 57
Ma trận SWOT. . 58
4. Các chiến lược cho công ty giai đoạn 2010 – 2015. . 60
4.1. Các mục tiêu chính cần đạt được cho các chiến lược kinh doanh của công ty. . 60
4.2. Các chiến lược cho công ty giai đoạn 2010 – 2015. . 61
4.2.1. Các chiến lược nhóm SO. . 61
4.2.2. Các chiến lược nhóm ST. . 62
4.2.3. Các chiến lược nhóm WO. . 63
4.2.4. Các chiến lược nhóm WT. . 64
KẾT LUẬN . 65
66 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 7036 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Môi trường cạnh tranh ngành bất động sản và chiến lược của công ty cổ phần đầu tư xây dựng Bình Chánh 2010-2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chuyên gia trong ngành nhận định, tình hình năm 2009 có
thể tiếp tục ảm đạm do nền kinh tế đang suy thoái, dòng vốn đầu tư trực tiếp
22
nước ngoài sụt giảm. Ngành bất động sản cũng gặp bất lợi vì không nằm
trong nhóm được hỗ trợ lãi suất. Kết quả khảo sát ý kiến từ 33 chuyên gia
bất động sản của công ty nghiên cứu thị trường VietRees cũng cho thấy triển
vọng của thị trường bất động sản Việt Nam trong vài năm tới vẫn mờ mịt.
Thống kê này cho biết có đến hơn 70% chuyên gia không xác định được khi
nào thị trường sẽ phục hồi và chỉ 12% chuyên gia tin rằng thị trường phục
hồi vào cuối năm 2009 hoặc sau đó.
Kinh doanh thụt lùi
Các công ty niêm yết trên sàn tất nhiên không thoát khỏi xu hướng chung
của ngành. Năm 2008, mặc dù tăng trưởng doanh thu nhóm ngành đạt 33.8%
nhưng tăng trưởng lợi nhuận đã bị âm 7.9%. Thành quả này rõ ràng thấp hơn
so với năm 2007 khi tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận sau thuế của ngành
lần lượt là 52.2% và 72.2%. Kết quả trên khiến các chỉ số sinh lợi của ngành
giảm mạnh so với năm 2007. Cụ thể, ROEA giảm từ 27.6% xuống còn
16.7% trong năm 2008; ROAA giảm từ 16.3% xuống còn 8.32%. Tuy nhiên,
các chỉ tiêu này vẫn cao hơn so với toàn thị trường.
Điều đáng lo ngại là sự gia tăng của tỷ số nợ/vốn chủ sở hữu từ mức 0.7 của
năm 2007 lên 1.0 vào năm 2008 khiến chỉ số thanh toán của ngành giảm
tương ứng từ 2.46 xuống còn 1.66. Trong bối cảnh hoạt động kinh doanh
đang gặp khó khăn, việc gia tăng sử dụng nợ sẽ gây nên nhiều áp lực thanh
toán nợ đối với doanh nghiệp.
Cổ phiếu của ngành BĐS là một trong những nhóm cổ phiếu có mức sụt
giảm mạnh trên thị trường chứng khoán. Hầu hết các cổ phiếu trong ngành
này đều có mức giảm giá khá đồng đều từ 76%-80%, cao hơn mức 67% của
toàn thị trường.
Một số công ty có kết quả kinh doanh đáng chú ý
Mặc dù thị trường bất động sản đang gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn
có một vài điểm sáng. Với kết quả kinh doanh khá ấn tượng, những công ty
sau đây có thể là những gợi mở cho cơ hội đầu tư trong năm 2009:
TDH: CTCP phát triển nhà Thủ Đức công bố kết quả doanh thu đấy ấn
tượng trong quý IV/2008 khi doanh số đạt 275 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế
đạt 104 tỷ đồng. Doanh số cả năm của công ty đạt 606 tỷ đồng và lợi nhận
sau thuế đạt 199 tỷ đồng, lần lượt tăng 2.2 lần và 15% so với năm 2007. Với
kết quả này, TDH dẫn đầu thị trường về tốc độ tăng trưởng. Các chỉ tiêu sinh
lợi của TDH cũng rất khả quan. Cụ thể, ROEA là 22.62% và ROAA là
15.6%.
Được biết, doanh thu 275 tỷ đồng trong quý IV đến từ 131.5 tỷ bán chuyển
quyền sử dụng đất tại dự án Hiệp Bình Phước; 101 tỷ dự án chợ đầu mối B,
229.3 tỷ đồng từ việc bán 307 đất nền dự án Bình Chiểu; và nguồn thu từ dự
án Bình An, An Phú.
23
Dự báo sang năm 2009, TDH có khả năng duy trì mức doanh thu và
lợi nhuận cao khi còn một số nguồn thu chưa được hạch toán. Bao gồm: 120
tỷ đồng doanh thu từ dự án Bình Chiểu; 90 tỷ đồng doanh thu từ chợ đầu
mối; và phần chênh lệch giá trị đất khoảng 99 tỷ đồng mà liên doanh
Cantavil chưa chuyển cho TDH trong năm 2008. Ngoài ra, TDH bắt đầu bán
dự án chung cư Trường Thọ trên trang web của mình từ ngày 18/2/2009 nên
công ty sẽ có thêm nguồn thu mới trong năm 2009.
Cổ phiếu của TDH hấp dẫn với mức EPS bằng 8,664.
HAG: CTCP Hoàng Anh Gia Lai là doanh nghiệp có quy mô tài sản lớn
trong ngành bất động sản nhưng vẫn duy trì khả năng sinh lợi khá cao. Năm
2008, ROEA và ROAA của công ty lần lượt là 21.41% và 10.07%. HAG
cũng là doanh nghiệp duy trì được tốc độ tăng trưởng về cả doanh số
(22.98%) và lợi nhuận (18.61%). Lợi thế kinh doanh của HAG chính là mô
hình tập tập đoàn đã giúp HAG giảm được giá thành xây dựng. Các nguyên
liệu như đá, gỗ, kính xây dựng..đều được các doanh nghiệp khác trong tập
đoàn cung cấp cộng thêm nhiều khu đất đã mua với giá rẽ nên HAG có thể
giảm giá thành để cạnh tranh. Trong tháng 2/2009, HAG gây bất ngờ trong
giới địa ốc vì giảm mức giá bán căn hộ Hoàng Anh River View (tại phường
Thảo Điền, Quận 2), vốn có vị trí khá đẹp, từ mức 2,300 USD/m2 vào cuối
năm 2007 xuống còn 1,350 USD/m2.
HAGL cũng có lợi thế khi vừa được BIDV cung cấp khoản vay 5,650
tỷ đồng nên hoàn toàn có đủ vốn cho các hoạt động đầu tư sắp tới.
Với EPS hiện nay là 3,923 đồng/cổ phiếu, giá cổ phiếu của HAG vẫn chưa
hấp dẫn khi P/E vào khoảng 14.9x, cao hơn so với bình quân ngành. Tuy
nhiên, nhà đầu tư có thể cân nhắc những lợi thế, triển vọng của HAG để đưa
ra quyết định đầu tư.
7.3. Triển vọng phát triển của ngành.
Điểm sáng
Thị trường bất động sản đang trong giai đoạn rất tiềm năng bởi nhu cầu thực
là rất lớn
Kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng nhanh chóng trong hai mươi năm
qua.Mức tiết kiệm của những người muốn mua nhà đang được tích góp
nhanh hơn mức tăng trưởng kinh tế. Do đó nhu cầu về không gian sống tốt
hơn sẽ tăng trưởng theo thời gian.
Nhu cầu về nhà ở xã hội còn rất cao ở những người có thu nhập thấp.
Nhiều chính sách gần đây và một phần trong kế hoạch kích cầu của chính
phủ đã hỗ trợ cho nhu cầu này
24
Việt Nam là một nước có dân số trẻ và tốc độ đô thị hóa đang ở mức
cao. Theo số liệu của Tổng cục thống kê tốc độ đô thị hóa của của Việt Nam
dự báo cho năm 2010 là 33%. Dân số sống tại các đô thị của Việt Nam hiện
nay đang là 23 triệu người và có thể tăng lên gấp đôi đạt 46 triệu người vào
năm 2025.
Trong năm 2008 lượng vốn FDI đăng kí đầu tư vào lĩnh vực bất động
sản đạt hơn 14 tỷ đô la chủ yếu là ở phân khúc văn phòng căn hộ và mảng
khách sạn du lịch. Đây là con số kỷ lục từ trước tới nay và nó cũng cho thấy
sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài đối với thị trường bất động sản
trong nước
Điểm tối
Khả năng tăng giá vật liệu xây dựng trở lại làm cho giá thành các sản phẩm
bất động sản mới tăng lên.
Do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế năm 2008 đã khiến cho nhu
cầu bất động sản ở Việt Nam chững lại, các công trình xây dựng cũng bị
đình đốn do giá nguyên vật liệu tăng cao (xi măng và sắt thép...).
Trong nửa đầu năm 2009 ngành ngân hàng đã mở cửa thực sự thị
trường thế chấp. Mặc dù lãi suất vay mua nhà vẫn đang ở mức cao (khoảng
12%/năm), nhưng việc này đã giúp cho người muốn mua căn hộ mà chưa đủ
khả năng.
Mới đây ngày 10/8/2009 NHNN Việt Nam lại mới có thông tư giảm
tỷ lệ sử sụng nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn của các tổ chức
tín dụng điều này sẽ làm cho việc vay vốn để mua nhà hoặc đầu tư bất động
sản gặp khó khăn hơn.
Nhu cầu bất động sản có thể giảm nếu lạm phát tái diễn. Thị trường
tài chính đang nóng lên trên quý 2 năm nay; điều này sẽ gây nên áp lực cho
Chính phủ trong việc kiểm soát lạm phát. Do đó mà người mua để ở hay để
đầu cơ có thể phải đương đầu với những rủi ro có thể xảy ra khi tăng lãi
suất. Nếu điều này xảy ra sẽ làm gia tăng chi phí tài chính và giảm nhu cầu.
Nhà đầu tư có thể sẽ đầu tư ít hơn vào thị trường bất động sản vì thị
trường chứng khoán đang hồi phục nhanh chóng trong quý 2/2009 và có thể
đến hết năm vì vậy nhà đầu cơ có thể đầu tư vào thị trường bất động sản trễ
hơn so với dự kiến.
Một số quyết định mới liên quan đến thị trường bất động sản
Một số các văn bản pháp luật mới tao điều kiện cho ngành kinh doanh bất
động sản
Ngày 1/1/2009 cho phép người nước ngoài được sở hữu nhà với thời
gian tối đa là 50 năm.
25
Ngày 18/6/2009 Quốc hội đã biểu quyết thống nhất dự án luật sửa đổi
bổ sung điều 126 của luật nhà ở và điều 121 của luật đất đai cho phép Việt
kiều được mua nhà không hạn chế từ ngày 01/09/2009.
Quyết định số 96/2009/QĐ-TTg hiệu lực ngày 22/7/2009 về sửa đổi
một số cơ chế, chính sách về phát triển nhà ở cho sinh viên, công nhân và
nhà cho người thu nhập thấp theo đó :
+ Giảm 50% mức thuế suất thuế giá trị gia tăng từ ngày QĐ này có
hiệu lực thi hành đến hết ngày 31/12/2009 đối với hoạt động đầu tư, kinh
doanh nhà ở để học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung học
chuyên nghiệp, cao đẳng nghề…
+ Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp năm 2009 đối với thu
nhập từ hoạt động đầu tư, kinh doanh nhà ở để cho các đối tượng trên thuê
và nhà để bán, cho thuê mua đối với người có thu nhập thấp có khó khăn về
nhà ở.
26
PHẦN 2: PHÂN TÍCH CẠNH TRANH.
1. Đánh giá vị thế cạnh tranh của các đối thủ.
Vị thế cạnh tranh của một công ty so với các đối thủ được thể hiện qua
thị phần và năng lực phân biệt riêng có của công ty.
Thị phần càng lớn công ty càng mạnh – xét ở vị thế cạnh tranh. Mặt
khác, vị thế cạnh tranh càng vững chắc hơn nếu công ty có năng lực đặc biệt về
nghiên cứu và phát triển, Marketing, hiểu biết thị trường, tạo được uy tín nhãn
hiệu – những thế mạnh vượt trội mà các đối thủ không có được. Nói chung,
công ty có thị phần lớn nhất với năng lực cạnh tranh mạnh nhất, độc đáo nhất
sẽ có vị thế cạnh tranh tốt nhất.
Năng lực riêng biệt, hay còn được biết như năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp là thể hiện thực lực và lợi thế của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh
tranh trong việc thoả mãn tốt nhất các đòi hỏi của khách hàng để thu lợi ngày
càng cao hơn. Như vậy, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trước hết phải
được tạo ra từ thực lực của doanh nghiệp. Đây là các yếu tố nội hàm của mỗi
doanh nghiệp, không chỉ được tính bằng các tiêu chí về công nghệ, tài chính,
nhân lực, tổ chức quản trị doanh nghiệp… một cách riêng biệt mà cần đánh giá,
so sánh với các đối tác cạnh tranh trong hoạt động trên cùng một lĩnh vực, cùng
một thị trường. Sẽ là vô nghĩa nếu những điểm mạnh và điểm yếu bên trong
doanh nghiệp được đánh giá không thông qua việc so sánh một cách tương ứng
với các đối tác cạnh tranh. Trên cơ sở các so sánh đó, muốn tạo nên năng lực
cạnh tranh, đòi hỏi doanh nghiệp phải tạo lập được lợi thế so sánh với đối tác
của mình. Nhờ lợi thế này, doanh nghiệp có thể thoả mãn tốt hơn các đòi hỏi
của khách hàng mục tiêu cũng như lôi kéo được khách hàng của đối tác cạnh
tranh.
Thực tế cho thấy, không một doanh nghiệp nào có khả năng thỏa mãn
đầy đủ tất cả những yêu cầu của khách hàng. Thường thì doanh nghiệp có lợi
thế về mặt này và có hạn chế về mặt khác. Vần đề cơ bản là, doanh nghiệp phải
nhận biết được điều này và cố gắng phát huy tốt những điểm mạnh mà mình
đang có để đáp ứng tốt nhất những đòi hỏi của khách hàng. Những điểm mạnh
và điểm yếu bên trong một doanh nghiệp được biểu hiện thông qua các lĩnh vực
hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp như marketing, tài chính, sản xuất, nhân
sự, công nghệ, quản trị, hệ thống thông tin…Tuy nhiên, để đánh giá năng lực
cạnh tranh của một doanh nghiệp, cần phải xác định được các yếu tố phản ánh
năng lực cạnh tranh từ những lĩnh vực hoạt động khác nhau và cần thực hiện
việc đánh giá bằng cả định tính và định lượng.
Thị trường bất động sản là một thị trường có tỉ suất lợi nhuận cao, các
doanh nghiệp trong ngành đều có những lợi thế riêng biệt so với các doanh
nghiệp khác cùng lĩnh vực.Những doanh nghiệp đã hoạt động hiệu quả trên
27
trong ngành bất động sản như công ty Sacomreal, đất xanh, công ty cổ phần
đầu tư và xây dựng Bình Chánh, Saigon Land, Vạn Phát Hưng,Hòa Bình,
Homecare,...Chúng em xin đánh về vị thế cạnh tranh của một số đối thủ cạnh
tranh của công ty cổ phần và đầu tư xây dựng Bình Chánh như là công ty Vạn
Phát Hưng, công ty Hòa bình.
CÔNG TY CỔ PHẦN VẠN PHÁT HƯNG.
Vị thế cạnh tranh của công ty.
Công ty cổ phần Vạn Phát Hưng là một trong những công ty hàng đầu
trong lĩnh vực đầu tu và kinh doanh địa ốc tại Việt Nam, có nhiều năm kinh
nghiệm trong lĩnh vực phát triển các dự án kinh doanh nhà ở, các khu đô thị
mới. Trong hơn 10 năm hoạt động, công ty đã đầu tư và kinh doanh thành công
nhiều dự án địa ốc lớn trên địa bàn Tp.Hcm như dự án khu dân cư Phú Thuận,
dự án Tân Kiểng, khu dự án cao cấp Phú Mỹ...
So với các công ty khác thì công ty cổ phần Vạn Phát Hưng có nhiều lợi
thế về số lượng, các dự án địa ốc được triển khai tại các địa bàn và khu vực có
tiềm năng phát triển tốt trong một vài năm tới như quận 7, quận 2 và huyện
Nhà Bè. Bên cạnh đó, để đầu tư cho chất lượng của các dự án địa ốc của mình
và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Công ty đã thuê các nhà
thiết kế chuyên nghiệp và có uy tín của nước ngoài, mời các nhà thầu xây dựng
nước ngoài có chất lượng và nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng các dự
án bất động sản trên thế giới.
Uy tín: Theo kết quả nghiên cứu hành vi khách hàng được tổ chức mỗi 6 tháng
tại Vạn Phát Hưng, có đến 95% khách hàng được phỏng vấn cho biết rằng họ
đã quan tâm và chọn mua sản phẩm công ty vì sự tin tưởng vào uy tin của công
ty thể hiện qua việc thực hiện đúng các cam kết với khách hàng về chất lượng
sản phẩm, tiến độ thực hiện. Uy tín Vạn Phát Hưng đã được khách hàng khảng
định niềm tin trong nhiều năm qua.
Thương hiệu sinh lợi: Các sản phẩm do Vạn Phát Hưng làm chủ đầu tư là các
sản phẩm có khả năng mang lại lợi nhuận cao cho khách hàng, để thực hiện
được điều này, bên cạnh việc đầu tư vào thiết kế, chất lương thị công, các tiện
ích trong các dự án, công ty còn xác lập những kế hoạch kinh doanh và bán
hàng có quan tâm lợi ích khách hàng.
Am hiểu thị trường và mong muốn của khách hàng Việt Nam: Với 10 năm hoạt
động trong lĩnh vực bất động sản, những thành viên sáng lập và đội ngũ nhân
viên Vạn Phát Hưng đã tích lũy cho mình những kinh nghiệm quý báu về thị
trường, các mong muốn của khách hàng, nhà đầu tư cũng như văn hóa người
Việt Nam thể hiện qua không gian sống và nhu cầu cụ thể trong ngôi nhà mới
của mình. Đây là thế mạnh cạnh trang giúp cho VPH thiết kế và bán hàng rất
tốt. Nó cũng giúp cho đội ngũ nhân viên bán hàng có cách tiếp cân hài hòa và
thuyết phục khách hàng nhanh hơn.
28
Trách nhiệm với cộng đồng xã hội: Một trong những chiến lược định hướng
của VPH là mang lại nhiều lợi ích cho cộng đồng thể hiện qua việc xây dựng
các khu dân cư mới, hiện đại góp phần vào sự phát triển xã hội. Công tác chăm
lo đời sống của những thành phần xã hội gặp khó khăn bằng các hình thức từ
thiện đã và đang được công ty thực hiện trong nhiều năm qua. Nhờ những nổ
lực này mà công ty đã gặt hái được nhiều thành tích tiêu biểu nhất là bằng
khien giấy chứng nhận cho các đóng góp xã hội và cách giải thưởng do người
tiêu dung bình chọn. Hình ảnh công ty trước công chúng ngày càng đẹp, hài
lòng khách hàng.
Nguồn nhân lực chuyên nghiệp và vững chuyên môn: VPH là một tập thể
những nhà quản lý chuyên nghiệp và đầy kinh nghiệm, có tâm huyết hướng đến
việc nâng cao chất lượng cuộc sống cho các cư dân đô thị tại VN. Nguồn nhân
lực tại công ty làm việc với tất cả năng lực,sự trung thực và hết mình cống hiến
cho các dịch vụ xã hội. Công ty thường xuyên giáo dục nhân viên biết tự rèn
luyện ngày càng giỏi hơn, đoàn kết hơn để xuất sắc hoàn thành công việc được
giao
Không ngừng cải tiến chất lượng sản phẩm và dịch vụ: Luôn luôn đưa ra
những thiết kế mới, độc đáo đáp ứng nhu cầu thị trường. Điều này được chứng
minh qua các dự án của VPH, điển hình như dự án khu công nghiệp Phú Mỹ:
công ty sử dụng thiết kế của Singapore, mang lại cho dân cư một cách sống
mới, hưởng thụ nhiều tiện ích như những dự án nhà ở tại Singapore. Công tác
chăm sóc tư vấn và giải quyết khiếu nại của khách hàng cũng được công ty
quan tâm đầy đủ, kịp thời, có chiều sâu. Khách hàng cảm thấy tự hào khi ở tại
căn nhà, căn hộ do VPH đầu tư. Họ tiếp tục mua và giới thiệu cho bạn bẻ gần
xa…đón mua những sản phẩm của VPH. Sau năm 2010, VPH sẽ phát triển các
địa ốc khác như văn phòng cho thuê, thương mại, bệnh viện, trường học, các
trung tâm giải trí, thể dục thể thao.
Như vậy trên thị trường bất động sản, VPH đã đươc thừa nhận là một thương
hiệu phát triển địa ốc có tiếng nhờ vào thiết kế ưu việt, dự án chất lượng cao,
môi trường sống tốt và đảm bào tiến độ xây dựng, giao hàng
CÔNG TY CP XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH ĐỊA ỐC HÒA
BÌNH.
Vị thế cạnh tranh của Công ty
Mặc dù mới chính thức thành lập từ tháng 12 năm 2000 nhưng Hòa Bình
đã khẳng định được vị thế của mình trên thị trường. Công ty là một trong
những doanh nghiệp có sức cạnh tranh và hoạt động tương đối hiệu quả trong
ngành xây dựng. Theo số liệu từ thống kê, Trong năm 2005, doanh thu của Hòa
Bình là 133,3 tỷ (tăng 36,3% so với năm 2004), và gấp gần 10 lần so với mức
bình quân ngành.
29
Về uy tín: Trong ngành xây dựng, có thể khẳng định Hòa Bình là một trong
những công ty rất có uy tín . Thương hiệu Hòa Bình có thể chưa được nhiều
người biết bằng một số tổng công ty xây dựng lớn của Nhà nước nhưng Hòa
Bình được xã hội đánh giá rất cao bởi sự tín nhiệm của rất đông đảo khách
hàng, đặc biệt là những khách hàng có yêu cầu khắt khe nhất về chất lượng kỹ
mỹ thuật, tốc độ thi công, mức độ an toàn và sự yên tâm về chi phí đầu tư cho
công trình điều này được thể hiện qua sự khen ngợicủa những khách hàng
giành cho Hòa Bình như: DANAO International Holdings Ltd, TECASIN
Business Center, RIVERSIDE, WESTMOUNT CO. LTD, FISHERIES
ENGINEERING Co.,Ltd., TRANSFIELD, TOA Corporation, FUJITA
Corporation, DELTA JUICE Company Vietnam Ltd, POSEC – Posco
Engineering & Construction Co.,Ltd, HUHTAMAKI (Vietnam) Ltd., Tổng
Công Ty Xây Dựng Hà Nội, Tổng Công Ty Xây Dựng Sài Gòn, v.v… Chính
uy tín này đã đem lại cho Hòa Bình ưu thế trong công tác đấu thầu các công
trình xây dựng lớn, đặc biệt là của các chủ đầu tư nước ngoài.
Về khách hàng: Hòa Bình đã trở thành đối tác tin cậy và tín nhiệm của nhiều
công ty lớn trong lĩnh vực xây dựng và kinh doanh địa ốc đặc biệt là các nhà
đầu tư nước ngoài như: Công ty Liên Doanh KTOM (Liên doanh của bốn tập
đoàn xây dựng lớn của Nhật gồm: Kajima, Taisei, Obayashi, Maeda ), Công ty
Sino – Pacific , Indochina Resort, Công ty Posco Engineering & Construction,
Công ty Liên doanh Phú Mỹ Hưng v.v…
Về quản lý: Song song với kinh nghiệm thực tế làm việc với các đối tác nước
ngoài, ngay từ thời kỳ đầu hoạt động, Hòa Bình cũng đã rất tích cực nghiên cứu
học hỏi nâng cao trình độ quản lý, áp dụng hệ thống quản lý khoa học, tiên tiến
và có tính chuyên nghiệp cao mà điển hình là hệ thống quản lý chất lượng ISO
9001 - 2000. Hàng năm các báo cáo tài chính của Hòa Bình đều được kiểm tra
đánh giá bởi các nhà kiểm toán chuyên nghiệp được Ủy ban Chứng khoán Nhà
nước công nhận. Hòa Bình luôn bảo đảm tình hình tài chính lành mạnh và khả
năng thanh toán của mình, chính vì vậy mà Hòa Bình đã được Ngân hàng Đầu
tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh TP.Hồ Chí Minh đánh giá cao và xếp loại
DOANH NGHIỆP A* (là hạng cao nhất về uy tín của doanh nghiệp đối với
ngân hàng và là doanh nghiệp xây dựng duy nhất được ngân hàng xếp hạng
này). Về nguồn nhân lực: Hòa Bình là một công ty xây dựng có ban lãnh đạo
uy tín, đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật có trình độ, kinh nghiệm và giỏi
ngoại ngữ; đội ngũ công nhân có tay nghề cao; lực lượng thầu phụ hùng hậu ở
tất cả các ngành nghề chuyên môn đã gắn bó với công ty qua nhiều năm hoạt
động. Sự tập trung và thống nhất quản lý nguồn nhân lực này là một lợi thế khá
lớn của Hòa Bình so với các công ty xây dựng khác. Bằng môi trường làm việc
tốt và chế độ đãi ngộ nhân tài phù hợp, nhiều năm qua Hòa Bình không bị hiện
tượng chảy máu chất xám mà ngược lại thu hút nhiều nhân tài đến với Công ty.
Với nguồn nhân lực giàu kinh nghiệm và tràn đầy nhiệt huyết này, Hòa Bình
30
Hoàn toàn có thể triển khai những chương trình nâng cao năng lực cạnh tranh
của mình một cách toàn diện và thực hiện thành công chiến lược phát triển của
mình.
Về công nghệ: Hầu hết những khách hàng và đối tác của Hòa Bình là các nhà
đầu tư, các nhà thầu chính, các nhà tư vấn, thiết kế đến từ khắp năm châu. Qua
thực tế làm việc với các đối tác nước ngoài đó, Hòa Bình đã nắm bắt được
những công nghệ và phương thức quản lý xây dựng tiên tiến của nhiều nước
trên thế giới như công nghệ Top – down, Diagram Wall v.v... Có thể nói, hiện
Hòa Bình đang nắm vững những công nghệ thi công tiên tiến nhất từ công tác
nền móng, kết cấu bêtông cốt thép đến các công tác hoàn thiện và thi công điện
nước, trang trí nội thất cũng như nắm vững quy trình thi công lắp đặt các vật
liệu kỹ thuật như vật liệu chống thấm, vật liệu cách âm, cách nhiệt, chống
trượt...
Về văn hóa doanh nghiệp: Là một công ty có bề dày lịch sử trong việc xây
dựng một nền văn hóa doanh nghiệp mang tính nhân bản cao, Hòa Bình đã xây
dựng được một môi trường làm việc vui vẻ, trong sạch, lành mạnh, có tính tự
giác và kỷ luật cao. Mọi thành viên của Hòa Bình đều xem trọng đạo đức,
lương tâm nghề nghiệp và ý thức trách nhiệm cao đối với cộng đồng. Trong
suốt 19 năm hoạt động, Hòa Bình nổi tiếng là lò luyện nhân tài và để tiếp tục
phát triển, nâng cao sức cạnh tranh trong các lĩnh vực đang hoạt động Hòa Bình
bảo đảm thực hiện thật tốt những sứ mệnh, chính sách, mục tiêu cũng như hoàn
thiện các cơ chế, chính sách đào tạo và đãi ngộ nhân tài của mình, tiếp tục xây
dựng một nền văn hoá doanh nghiệp kết hợp một cách hài hòa tinh hoa, kiến
thức của nhân loại, văn hoá dân tộc và cả truyền thống tốt đẹp của gia đình (của
những cổ đông sáng lập). Văn hóa Hòa Bình có nhiều điểm đặc sắc và có thể
nói đã thấm sâu vào máu thịt của từng CBCNV. Về nguồn cung cấp vật liệu:
Bên cạnh khoảng 100 nhà cung cấp chiến lược Hòa Bình còn có danh sách trên
1000 nhà cung cấp các sản phẩm xây dựng bao gồm vật liệu và máy móc thiết
bị thi công trong đó có cả những nhà xản xuất mà Hòa Bình có thể mua trực
tiếp với những ưu đãi về giá cả và các điều kiện thanh toán.Năm nay thì Hoà
Bình đã xếp vị trí 307 trên 500 doanh nghiệp tư nhân có doanh thu cao nhất
Việt Nam.
2. Dự đoán biện pháp cạnh tranh
Sau khi xác định vị thế cạnh tranh của các đối thủ, ta sẽ dự đoán những
biện pháp cạnh tranh của những đối thủ ấy. Việc này vô cùng quan trọng, vì thế
nên chúng ta cần làm thật thận trọng. Nếu dự đóan sai thì chiến lược tiếp theo
của chúng ta cũng sẽ không chính xác, điều này có thể dẫn đến thất bại cho
công ty.
Những mục tiêu và các mặt mạnh/ yếu của một đối thủ cạnh tranh góp
phần rất lớn vào việc chỉ rõ những biện pháp và phản ứng của họ đối với những
31
biện pháp của công ty như giảm giá tăng cường khuyến mại hay tung ra sản
phẩm mới. Ngoài ra, mỗi đối thủ cạnh tranh còn có một triết lý nhất định về
việc kinh doanh, một nề nếp văn hóa nội bộ nhất định và một số niềm tin chủ
đạo nhất định. Cần phải hiểu một cách sâu sắc toàn bộ ý đồ của một đối thủ
cạnh tranh nhất định thì mới có thể dự đoán được cách đối thủ có thể hành
động.
Sau đây là những cách phản ứng phổ biến của các đối thủ cạnh tranh:
1. Đối thủ cạnh tranh điềm tĩnh:
Một số đối thủ cạnh tranh không phản ứng nhanh hay mạnh đối với biện
pháp của một đối thủ nhất định. Họ có thể cảm thấy khách hàng của mình là
những người trung thành; họ có thể vắt sữa doanh nghiệp; họ có thể chậm phát
hiện ra biện pháp đó; họ có thể thiếu kinh phí để phản ứng. Công ty phải cố
gắng đánh giá những lý do tại sao đối thủ lại có hành vi điềm tĩnh.
2. Đối thủ cạnh tranh kén chọn:
Đối thủ cạnh tranh có thể chỉ phản ứng với những kiểu tấn công nhất
định mà không có phản ứng gì với những kiểu tấn công khác. Họ có thể phản
ứng với việc tăng chi phí quảng cáo, vì nghĩ rằng nó ít đe dọa. Khi biết được
những phản ứng của một đối thủ cạnh tranh chủ chốt thì công ty sẽ có những
căn cứ để hoạch định hướng tấn công khả thi nhất.
3. Đối thủ cạnh tranh hung dữ:
Công ty này phản ứng mau lẹ và mạnh mẽ với mọi cuộc đột kích vào
lãnh địa của mình. Đối thủ cạnh tranh hung dữ luôn cảnh báo rằng, tốt nhất là
các công ty khác đừng nên tấn công, vì người phòng thủ sẽ chiến đấu đến cùng.
Tấn công một con cừu bao giờ cũng tốt hơn là tấn công một con cọp.
4. Đối thủ cạnh tranh khôn ngoan:
Có một số đối thủ cạnh tranh không để lộ ra một cách phản ứng nào có
thể đoán trước được. Như đối thủ cạnh tranh có thể trả đũa hay không trả đũa
trong một trường hợp cụ thể nào đó, và không có cách nào đoán trước được
điều đó căn cứ vào tình trạng kinh tế, quá trình lịch sử, hay bất kỳ điều gì khác
nữa.Hiểu rõ được những vấn đề này, kết hợp với việc phân tích mục tiêu và mặt
mạnh yếu của từng công ty, ta có thể dễ dàng hơn trong việc dự đoán những
phản ứng, biện pháp cạnh tranh, từ đó ta sẽ có thể đưa ra bước đi tiếp theo phù
hợp.
* Cạnh tranh sản phẩm: là tổng thể những chỉ tiêu, thuộc tính của sản phẩm
thể hiện mức độ thoả mãn nhu cầu trong những điều kiện xác định phù hợp với
công dụng của sản phẩm.
Hiện nay, chất lượng sản phẩm đã trở thành một công cụ cạnh tranh quan trọng
của các doanh nghiệp trên thị trường. Chất lượng sản phẩm cành cao tức là mức
độ thoả mãn nhu cầu càng cao, dẫn tới đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ, làm tăng khả
năng trong thắng thế trong cạnh tranh của doanh nghiệp.
32
- Chất lượng sản phẩm tăng lên sẽ thu hút được khách hàng tăng đựơc khối
lượng hàng hoá tiêu thụ, tăng uy tín sản phẩm mở rộng thị trường, từ đó tăng
doanh thu, tăng lợi nhuận, đảm bảo hoàn thành các mục tiêu mà doanh nghiệp
đã đề ra
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Môi trường cạnh tranh ngành bất động sản- Chiến lược của công ty cổ phần đầu tư xây dựng Bình Chánh 2010-2015.pdf