Đề tài Môi trường đầu tư quốc tế ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp

Mục lục

&*&

 

Lời mở đầu 1

Chương một: NHỮNG HIỂU BIẾT VỀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ 2

1.1 Khái niệm về đầu tư quốc tế 2

1.2 Kết cấu môi trường đầu tư quốc tế 4

1.2.1 Môi trường kinh tế 4

1.2.2 Môi trường chính trị, pháp lý 5

1.2.3 Môi trường văn hoá xã hội 5

1.2.4 Môi trường cơ sở hạ tầng 6

1.2.5 Môi trường công nghệ 6

1.2.6 Môi trường tự nhiên 6

1.3 Vai trò của nghiên cứu môi trường đầu tư quốc tế 7

1.3.1 Vai trò của đầu tư quốc tế tới các bên liên quan 7

1.3.2 Vai trò của nghiên cứu môi trường đầu tư quốc tế đối với lãnh đạo ở cấp vĩ mô 11

1.4 Các tiêu chí đánh giá môi trường đầu tư quốc tế 12

1.4.1 Các yếu tố Kinh tế 12

1.4.2 Các yếu tố Thể chế- Luật pháp 12

1.4.3 Các yếu tố văn hóa xã hội 13

1.4.4 Yếu tố công nghệ 14

1.4.5 Yếu tố hội nhập 14

1.4.6 Tiêu chí đánh giá môi trường đầu tư đầu tư quốc theo Word Bank 14

1.5 Kinh nghiệm hoàn thiện môi trường đầu tư của các nước và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 16

1.5.1 Kinh nghiệm hoàn thiện môi trường đầu tư của Trung Quốc 16

1.5.2 Kinh nghiệm hoàn thiện môi trường đầu tư của Singapore 23

1.5.3 Kinh nghiệm hoàn thiện môi trường đầu tư của Thái Lan 26

Chương hai: THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ QUỐC TẾ Ở VIỆT

NAM 31

2.1 Thực trạng thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 31

2.1.1 Thực trạng thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam những năm trước đây 31

2.1.2 Thực trạng thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam 9 tháng đầu năm 2010 37

2.2 Vị trí của Việt Nam trong các bảng xếp hạng về môi trường đầu tư quốc tế 39

2.2.1 Theo Ngân hàng Thế giới (World Bank) 39

2.2.2 Theo diễn đàn kinh tế thế giới WEF 42

2.2.3 Theo tạp chí Forbes 45

2.3 Các nhân tố ành hưởng đến môi trường đầu tư quốc tế tại Việt Nam 47

2.3.1 Môi trường kinh tế 47

2.3.2 Môi trường chính trị, pháp lý 50

2.3.3 Môi trường văn hoá xã hội 53

2.3.4 Môi trường cơ sở hạn tầng 55

2.3.5 Môi trường công nghệ 56

2.3.6 Môi trường tự nhiên 57

2.4 Kết luận về môi trường đầu tư của Việt Nam 58

2.4.1 Những thành tựu 58

2.4.2 Những hạn chế 59

Chương ba: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN MÔI TRƯỜNG

ĐẦU TƯ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM 62

3.1 Hoàn thiện hệ thống pháp lý 62

3.2 Cải cách thủ tục hành chính và nâng cao hiệu quả quản lý của nhà nước đối với đầu tư nước ngoài 63

3.3 Thực hiện nhất quán các chính sách đầu tư nước ngoài 65

3.4 Phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật phù hợp 67

3.5 Tăng cường tự do hoá và bảo hộ kinh tế đầu tư nước ngoài phù hợp với điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế 68

3.6 Phát triển nguồn lực 69

3.7 Cần phải có chính sách chuyển giao công nghệ 72

3.8 Xây dựng chiến lược xúc tiến đầu tư 72

Kết luận 75

Tài liệu tham khảo 76

 

 

doc76 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 10372 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Môi trường đầu tư quốc tế ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sách cắt giảm thuế hấp dẫn đối với các dự án đầu tư nước ngoài. Hàn Quốc miễn giảm thuế 7 năm với doanh nghiệp FDI có vốn trên 50 triệu USD. Thái Lan miễn thuế thu nhập doanh nghiệp từ 3 đến 8 năm, miễn thuế nhập khẩu 90% đối với nguyên liệu, 50% đối với máy móc mà Thái Lan chưa sản xuất được... Các chính sách ưu đãi về dịch vụ: Thái Lan giảm giá thuê nhà đất, văn phòng, cước viễn thông, vận tải...Giá dịch vụ ở Thái Lan thuộc loại hấp dẫn nhất với việc thu hút FDI. Sigapo lại tạo điều kiện thuận lợi cho người thân của các nhà đầu tư nhập cư và ổn định cuộc sống tại nước này. Xây dựng cơ sở hạ tầng: Cơ sở hạ tầng hiện đại, thuận tiện cho việc buôn bán và giao lưu quốc tế luôn là yếu tố quan trọng hấp dẫn các nhà đầu tư. Các nước Châu Á như Thái Lan , Trung Quốc, Hàn Quốc đã thấy được tiềm năng thu hút nguồn vốn FDI từ yếu tố này. Chính vì vậy, họ đã tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng: nhà xưởng, đường giao thông, viễn thông, dịch vụ...nhằm tạo môi trường hấp dẫn và dễ dàng cho các nhà đầu tư khi hoạt động trên đất nước mình. Thái Lan chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng: hệ thống đường bộ, đường sắt, hệ thống sân bay, bến cảng, khu công nghiệp, kho bãi hiện đại, thuận lợi cho phát triển kinh tế và du lịch. Nước này cũng xây dựng thành công hệ thống viễn thông, bưu điện, mạng internet thông suốt cả nước phục vụ cho hoạt động kinh doanh quốc tế. Thúc đẩy phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ: Thái Lan nhấn mạnh đến 2 yếu tố then chốt là nguồn nhân lực và doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME). Chính phủ Thái Lan khẳng định đặt ưu tiên phát triển SME và hỗ trợ các doanh nghiệp này về công nghệ thông tin, tài chính và quản lý, đồng thời giúp tăng cường năng lực cạnh tranh của SME trong thương mại quốc tế, thâm nhập thị trường mới. Một số chuyên gia Mỹ và Nhật Bản được mời đến Thái Lan làm cố vấn. Thái Lan đã tham khảo các mô hình thành công của SME ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore và Đài Loan. Các doanh nghiệp SME hiện chiếm 90% tổng số nhà hoạt động kinh doanh trong nước của Thái Lan. Các doanh nghiệp này cần phải cải tiến hoạt động, bớt dựa vào nhà nước đồng thời hợp tác chặt chẽ với ngành giáo dục nhằm đào tạo người lao động có tay nghề phù hợp với yêu cầu của thị trường. Chương hai: THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM 2.1 Thực trạng thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt Nam: 2.1.1 Thực trạng thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam những năm trước đây: Với tình hình chính trị - xã hội ổn định, kinh tế tăng trưởng cao và lực lượng lao động trẻ, chăm chỉ, Việt Nam được coi là thị trường đầy tiềm năng đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Môi trường đầu tư hấp dẫn của Việt Nam, đặc biệt là giá nhân công và tình hình chính trị ổn định, đang thuyết phục các công ty nước ngoài chọn nơi đây làm cơ sở đầu tư cho cả khu vực. Tuy nhiên bên cạch đó cũng còn rất nhiều vấn đề còn tồn tại. Trong hơn 25 năm đổi mới, nền kinh tế Việt Nam liên tục tăng trưởng ở mức khá cao, khoảng trên 7%. Các nhà đầu tư khắp thế giới đã quan tâm đến thị trường Việt Nam, đặc biệt nhiều tập đoàn lớn của Hoa Kỳ trong 2 năm gần đây đã gia tăng đầu tư vào Việt Nam. Hoa Kỳ đã đứng ở nhóm đầu trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Theo số liệu từ GSO & Vietstock dự báo, ta thấy được tổng vốn FDI và ODA vào Việt Nam qua các năm qua như sau: VỐN FDI VÀ ODA VÀO VIỆT NAM Nhận xét: Vốn FDI đăng kí vào Việt Nam không ngừng tăng qua các năm: năm 2007 đạt 21,3tỉ USD, đóng góp 16,3% GDP cả nước; năm 2008 con số này lên tới 72 tỉ USD, ghi nhận một kỉ luật không dễ phá. Tuy nhiên dưới ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế làm cho FDI đăng kí vào Việt Nam giảm hẳn chỉ đạt 21.5 tỉ USD vào năm 2009, chỉ đạt 29,86% so với năm 2008. Dù vậy, vượt qua khủng hoảng FDI có thể đạt đến 35 tỉ USD trong năm 2010. Trong khi đó, nguồn vốn ODA cam kết cũng tăng không ngừng với tốc độ khá ổn định qua các năm: từ 3,75 tỉ USD trong năm 2007 tăng liên tục, tới năm 2010 đạt đến 8,1 tỉ USD. Nhìn chung, qua những con số và qua đánh giá của các nhà đầu tư thì Việt Nam đang là một điểm đến hấp dẫn. Tỉ lệ đóng góp vào tổng GDP của khu vực đầu tư nước ngoài vào Việt Nam không ngừng tăng qua các năm. Như chúng ta đã biết từ 1996 đến nay, đầu tư có xu hướng tập trung vào xây dựng cơ sở hạ tầng, các ngành đòi hỏi nhiều lao động, sản xuất hàng hóa xuất khẩu và sản xuất hàng hóa thay thế nhập khẩu. Hiện tại chiếm hơn 50% tổng số vốn đăng kí. Mặc dù các dự án đầu tư nước ngoài có mặt tại hầu khắp các tỉnh và thành phố của Việt Nam, tỉ lệ đầu tư lớn nhất vẫn dành cho các vùng kinh tế trọng điểm ở phía Nam bao gồm thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu; và ở phía Bắc gồm Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng và Quảng Ninh. Tập trung nhiều nhất vẫn là ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh bởi hai thành phố này có cơ sở hạ tầng phát triển hơn, sức mua cao hơn và lực lượng lao động lành nghề hơn. Trong những năm gần đây, số lượng dự án 100% vốn nước ngoài cũng bắt đầu tăng lên. Hiện nay các dự án nước ngoài được cấp phép ngày càng nhiều, trên 50%, các dự án liên doanh giảm số lượng. Đặc biệt là các dự án nước ngoài đầu tư vào Việt Nam dưới dạng BOT được cấp phép cũng đáng kể. Khu vực đầu tư nước ngoài đã có sự phát triển vượt bậc, dần dần khẳng định vị thế của mình là một bộ phận năng động của nền kinh tế, đóng góp quan trọng vào việc tăng cường năng lực và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Trong những năm gần đây, khu vực đầu tư nước ngoài chiếm tỉ trọng lớn trong tổng số vốn đầu tư của cả nước cũng như kim nghạch xuất khẩu. Tỉ trọng cảu khu vực đầu tư nước ngoài đóng góp vào GDP ngày càng tăng cao. Tỉ trọng đóng góp của các thành phần kinh tế vào cơ cấu tổng sản phẩm trong nước theo giá thực tế của Việt Nam giai đoạn 2001- 2009 Đơn vị tính: Tỷ đồng Tổng sản phẩm trong nước Kinh tế Nhà nước Kinh tế ngoài Nhà nước Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài Giá trị Tỉ trọng(%) Giá trị Tỉ trọng Giá trị Tỉ trọng Giá trị Tỉ trọng 2001 481.295 100 184.836 38,40 230.247 47,84 66.212 13,76 2002 535.762 100 205.652 38,38 256.413 47,86 73.697 13,76 2003 613.443 100 239.736 39,08 284.963 46,45 88.744 14,47 2004 715.307 100 279.704 39,10 327.347 45,77 108.256 15,13 2005 839.211 100 322.241 38,40 382.804 45,61 134.166 15,99 2006 974.266 100 364.250 37,39 444.560 45,63 165.456 16,98 2007 1.143.715 100 410.883 35,93 527.432 46,11 205.400 17,96 2008 1.485.038 100 527.732 35,54 683.654 46,03 273.652 18,43 2009 1.658.389 100 582.674 35,13 771.688 46,54 304.027 18,33 Tổng hợp dựa trên số liệu của Tổng cục Thống kê Nhận xét: Tỉ trọng của khu vực đầu tư nước ngoài đóng góp vào tổng sản phẩm trong nước theo giá thực tế của Việt Nam tăng ngày càng cao. Năm 2001 đạt 13,76% và không ngừng tăng cao, đến năm 2009 đạt tới 18,33 % và sẽ tiếp tục tăng trong tương lai. Những số liệu trên chứng tỏ cho những thành công nhất định của chúng ta trong quá trình hội nhập, mở cửa cũng như là những cải tổ trong môi trường pháp lý – hành chính... Vẽ lại dựa trên số liệu từ Nhận xét: Vốn FDI đầu tư vào Việt Nam trong giai đoạn 1988- 1996 liên tục tăng qua các năm, với đỉnh điểm là năm 1996 đạt gần 8,5 tỷ USD. Giai đoạn từ 1997 đến 2003, FDI vào nước ta có xu hướng giảm do ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tế châu Á năm 1997; duy chỉ có FDI năm 2001 là tăng nhẹ. Từ 2004- 2008, FDI vào nước ta liên tục tăng trở lại và đặc biệt tăng mạnh trong 2 năm 2007 và 2008 do Việt Nam đã gia nhập tổ chức WTO nên thị trường Việt Nam mở rộng cửa hơn với các nhà đầu tư quốc tế và môi trường đầu tư cũng có phần hoàn thiện hơn. Đặc biệt FDI vào nước ta đạt kỷ lục vào năm 2008, đạt 64 tỷ USD. Năm 2009, FDI chảy vào Việt Nam giảm mạnh, chỉ bằng 30% so với năm 2008 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Hiện nay Việt Nam đã thu hút gần 40 quốc gia trên giới đầu tư tại Việt Nam. Có thể điểm qua một vài nước: Mỹ dẫn đầu trong số những nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất Việt  Nam. Năm nay, các nhà đầu tư nước này vượt lên vị trí số 1 với số vốn đăng ký 9,8 tỉ USD. Chỉ thống kê năm dự án của các nhà đầu tư Mỹ được cấp phép trong vòng hai năm gần đây số vốn đăng ký đã lên đến 12,13 tỉ USD, tương đương hơn 50% của cả năm 2009. Nhật Bản tính đến nay tổng vốn đầu tư vào Việt Nam trong năm 2010 đã là 1,22 tỉ USD gấp 4 lần so với cùng kì năm ngoái, đứng thứ ba trong tổng số các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Ngoài ra còn có các quốc gia khác như Đức, Hàn Quốc, Australia... và các tổ chức như APEC.. Biểu đồ các tỉnh/thành phố tiếp nhận nhiều vốn FDI giai đoạn 1998- 6 tháng đầu 2008 Nguồn: Nhận xét: Trong giai đoạn 1998- nửa đầu năm 2008, thành phố Hồ Chí Minh là nơi tiếp nhận được nhiều vốn FDI nhất, Đồng Nai vượt qua Hà Nội chiếm vị trí thứ 2, tiếp đó là Bà Rịa- Vũng Tàu và xếp thứ 5 là Bình Dương trong top 5 địa phương tiếp nhận được nhiều vốn FDI nhất. Tuy nhiên có thể thấy được ngoài 5 địa phương kể trên và Hà Tĩnh và Thanh Hoá thì nguồn vốn FDI mà các địa phương khác nhận được là rất ít. Từ đó có thể thấy được tình trạng mất cân đối trong việc thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Biểu đồ FDI của Việt Nam phân theo ngành kinh tế năm 2009 Nguồn: Nhận xét: Có thể thấy được phần lớn FDI đầu tư chủ yếu là vào ngành công nghiệp chế biến đạt 245 triệu USD; đầu tư FDI vào dịch vụ nghiên cứu đạt 148 triệu USD; có 115 triệu USD đầu tư vào lĩnh vực bán lẻ; đầu tư vào ngành xây dựng đạt 74 triệu USD và công nghệ viễn thông đứng thứ 5 thu hút 65 triệu USD. 2.1.2 Thực trạng thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam 9 tháng đầu năm 2010: Theo một cuộc khảo sát của Hội đồng Kinh doanh châu Á, Việt Nam xếp thứ ba về thu hút đầu tư xét trong các quốc gia châu Á trong giai đoạn 2007-2009, sau Trung Quốc và Ấn Độ. Điểm nổi bật của FDI trong chín tháng đầu của năm 2010: Đầu tư nước ngoài giải ngân từ tháng một đến tháng Chín đạt hơn 8 tỷ USD, tăng 4,8 phần trăm so với cùng kỳ năm ngoái. Chín tháng đầu năm nay Việt Nam đã thu hút 12,19 tỷ USD giá trị của đầu tư trực tiếp nước ngoài và cấp phép 720 dự án mới giá trị lên tới 11,4 tỷ USD. Nhà chức trách đang làm việc hướng tới một mục tiêu thu hút FDI vào khoảng 22- 25 tỷ USD vào cuối năm nay. Giải ngân FDI trong tháng 9 đạt 800 triệu USD, ước tính thấp hơn so với con số tháng 8 là 50 triệu USD. Các công ty dường như đã quyết liệt cắt giảm kinh phí bổ sung cho các dự án, hiện tại chỉ có 153 dự án báo cáo tăng vốn của mình, khoảng 783 triệu USD, giảm gần như 86% so với năm ngoái. Nguồn vốn FDI của Việt Nam nhiều nhất là đến từ Hà Lan đạt 2,2 tỷ USD, với Hàn Quốc theo sau với 2 tỷ USD và Hoa Kỳ với 1,87 tỷ USD. Một phần lớn các khoản đầu tư đã rót vào các ngành công nghiệp chế biến và sản xuất, chiếm 30,2% FDI đăng ký. Các nhà đầu tư nước ngoài xem Bà Rịa-Vũng Tàu ở miền Nam Việt Nam là điểm đến hấp dẫn nhất 2,23 tỷ USD FDI chảy vào khu vực. Tiếp theo là tỉnh Quảng Ninh ở phía bắc với 2,15 tỷ USD và Thành phố Hồ Chí Minh với hơn 1,8 tỷ USD. Biểu đồ các nhà đầu tư FDI chủ yếu của Việt Nam 6 tháng đầu 2010 Nguồn: Nhận xét: Trong 6 tháng đầu năm 2010 thì Hà Lan là nơi đầu tư FDI nhiều nhất tại Việt Nam với 2,21 tỷ USD chiếm 28,11% tổng số vốn FDI; đứng vị trí thứ 2 là Hàn Quốc với 1,56 tỷ USD chiếm 19,85% tổng số vốn FDI; chiếm vị trí thứ 3 là Nhật Bản với số vốn 1,18 tỷ USD chiếm 15,02% tổng số vốn FDI; theo sau đó là Mỹ với 991,5 triệu USD chiếm 12,59% tổng số vốn FDI chiếm vị trí thứ 4; và cuối cùng trong top 5 là Đài Loan với số vốn đầu tư là 795,9 triệu USD chiếm 10,1% tổng số vốn FDI. 2.2 Vị trí của Việt Nam trong các bảng xếp hạng về môi trường đầu tư quốc tế: 2.2.1 Theo Ngân hàng Thế giới (World Bank): Báo cáo môi trường kinh doanh 2010 khu vực Đông Á –Thái Bình Dương do Ngân hàng Thế giới (World  Bank) công bố ngày 9/9 cho biết Việt Nam đứng thứ 93 về mức độ thuận lợi kinh doanh, giảm một bậc so với xếp hạng được công bố năm ngoái và giảm 2 bậc so với năm 2008. Như vậy, đây là năm thứ hai liên tiếp, Việt Nam giảm thứ hạng so với năm trước đó (bảng xếp hạng năm 2008, Việt Nam đứng thứ 91; năm 2009 xếp hạng 92). Trong 10 chỉ số thành phần được cho điểm, chỉ có 2 chỉ số thăng hạng (vay vốn tín dụng và thực thi hợp đồng), còn lại đều tụt hạng so với xếp hạng được công bố năm ngoái. Báo cáo môi trường kinh doanh dựa trên 10 chỉ số: thành lập doanh nghiệp, cấp giấy phép xây dựng, tuyển dụng và sa thải lao động, đăng ký tài sản, vay vốn tín dụng, bảo vệ nhà đầu tư, nộp thuế, thương mại quốc tế, thực thi hợp đồng và giải thể doanh nghiệp. XẾP HẠNG MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA VIỆT NAM Chỉ tiêu xếp hạng 2009 2010 Tăng/giảm thứ hạng Mức độ thuận lợi kinh doanh 91 93 -2 Thành lập doanh nghiệp 109 116 -7 Cấp giấy phép xây dựng 67 69 -2 Tuyển dụng và sa thải lao động 100 103 -3 Đăng ký tài sản 37 40 -3 Vay vốn tín dụng 27 30 -3 Bảo vệ nhà đầu tư 171 172 -1 Nộp thuế 140 147 -7 Thương mại quốc tế 73 74 -1 Thực thi hợp đồng 39 32 7 Giải thể doanh nghiệp 126 127 -1 (Nguồn: World Bank) Dựa trên các tiêu chí của WB ta thấy hầu hết các chỉ tiêu xếp hạng đều giảm so với năm 2009. Báo cáo Môi trường Kinh doanh 2010 với chủ đề “Cải cách qua thời kỳ khó khăn” của WB đã đánh giá cao động thái hỗ trợ doanh nghiệp của Việt Nam như cắt giảm thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp từ 28% xuống còn 25%; loại bỏ thuế thu nhập bổ sung đối với hoạt động chuyển nhượng đất đai. Ngoài ra, gia tăng cạnh tranh trong ngành công nghiệp hậu cần và việc áp dụng thủ tục hải quan mới - nằm trong khuôn khổ chương trình cải cách thành viên WTO cũng góp phần giảm bớt chậm trễ trong hoạt động thương mại quốc tế với 2 cải cách, bao gồm thương mại quốc tế và nộp thuế, thời gian nhập khẩu và xuất khẩu giảm 2 ngày. Tuy nhiên, vẫn còn những điểm chưa thuận lợi của môi trường kinh doanh Việt Nam như thời gian xuất khẩu một container của Việt Nam mất tới 22 - 23 ngày, trong khi tại Thái Lan là 15 ngày, Hồng Kông, Singapore là 5 - 6 ngày; thời gian doanh nghiệp dành cho việc nộp thuế tới 1.050 giờ/năm hay để giải thể doanh nghiệp ở Việt Nam mất tới 5 năm, chi phí tốn kém 15% giá trị tài sản... Trong thời kỳ khó khăn hiện nay, việc bảo vệ nhà đầu tư trở thành yếu tố rất quan trọng. Bản Báo cáo đánh giá Chỉ số mức độ bảo vệ nhà đầu tư được tổng hợp kết quả từ 3 chỉ số: mức độ công khai thông tin, trách nhiệm của thành viên hội đồng quản trị (trách nhiệm cá nhân) và mức độ dễ dàng mà cổ đông có thể kiện (khả năng của cổ đông có thể kiện thành viên hội đồng quản trị và các lãnh đạo khác khi quản lý sai trái). Tuy nhiên, ở lĩnh vực này, Việt Nam xếp hạng lại tiếp tục nằm trong nhóm cuối, đứng thứ 172 với 2,7 điểm (tính theo thang điểm 10). Đáng lưu ý là chỉ số mức độ trách nhiệm của thành viên hội đồng quản trị chỉ được chấm 0 điểm. Tại Việt Nam rất khó truy cứu trách nhiệm thành viên hội đồng quản trị trong các trường hợp không công khai thông tin hoặc giao dịch cổ phiếu bất thường, gây thiệt hại cho các cổ đông thiểu số. Vì vậy, để thu hút hơn nữa nhà đầu tư, Việt Nam cần phải cải cách khung pháp luật sao cho chặt chẽ hơn, thủ tục gọn nhẹ hơn. Báo cáo Môi trường Kinh doanh đã xếp hạng 183 nền kinh tế dựa trên 10 nhóm quy định kinh doanh; tính toán thời gian và chi phí mà một doanh nghiệp trong nước phải bỏ ra để đáp ứng được các quy định kinh doanh như thành lập và vận hành doanh nghiệp, giao dịch thương mại quốc tế, nộp thuế, giải thể doanh nghiệp...  Báo cáo cho thấy, trong khoảng thời gian từ tháng 6/2008 đến tháng 5/2009, 131 trên tổng số 183 nền kinh tế toàn cầu đã cải cách các quy định về kinh doanh. Và số lượng các cuộc cải cách cũng đạt kỷ lục: 287 cải cách tại 131 quốc gia; tăng 20% so với năm trước. Tại khu vực Đông á-Thái Bình Dương, 17 trong số 24 nền kinh tế đã cải cách để ứng phó với cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Bảng xếp hạng môi trường kinh doanh khu vực Đông Á - Thái Bình Dương: Singapore dẫn đầu, Việt Nam đứng thứ 93. Nguồn: www.taichinhdautu.com 2.2.2 Theo diễn đàn kinh tế thế giới WEF: Việt Nam đã "nhảy" từ vị trí 75 lên vị trí 59 trong Báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu (Global Competitiveness Report) của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF). Báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu 2010-2011 của WEF cho thấy, Việt Nam đạt điểm số năng lực cạnh tranh (GCI) 4,3 điểm, tăng so với mức 4,0 điểm trong báo cáo 2009-2010 và mức 4,1 điểm trong báo cáo 2008-2009. Nguồn: Báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu 2010-2011 của WEF Cùng với sự cải thiện điểm số này, thứ hạng của Việt Nam trong xếp hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu đã tăng lên vị trí thứ 59 trong tổng số 139 nền kinh tế được xếp hạng trong báo cáo năm nay, từ vị trí 75/133 trong báo cáo năm ngoái, và vị trí 70/134 của báo cáo năm 2008. Như vậy, sau khi bị giảm điểm và xuống hạng trong năm 2009, năng lực cạnh tranh của Việt Nam đã được cải thiện dưới góc nhìn của WEF. Báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu được WEF công bố ngày 10/9 tại Bắc Kinh, Trung Quốc, trước thềm hội nghị thường niên của tổ chức này diễn ra tại Thiên Tân. WEF đánh giá năng lực cạnh tranh của các quốc gia dựa 3 hạng mục cho điểm chính, bao gồm 12 trụ cột khác nhau. Hạng mục thứ nhất (các Yêu cầu cơ bản) gồm 4 trụ cột là thể chế, cơ sở hạ tầng, môi trường kinh tế vĩ mô, giáo dục cơ bản và chăm sóc y tế. Hạng mục thứ hai (Các nhân tố cải thiện hiệu quả) gồm 6 trụ cột là giáo dục bậc cao và đào tạo, tính hiệu quả của thị trường hàng hoá, tính hiệu quả của thị trường lao động, mức độ phát triển của thị trường tài chính, mức độ sẵn sàng về công nghệ, quy mô thị trường. Hạng mục thứ ba (Các nhân tố về sáng tạo và phát triển) gồm 2 trụ cột là trình độ phát triển của doanh nghiệp, và năng lực sáng tạo. Trong mỗi trụ cột này lại bao gồm nhiều yếu tố khác nhau để xếp hạng, chẳng hạn, trụ cột thể chế bao gồm 21 yếu tố, từ quyền sở hữu trí tuệ tới mức độ bảo vệ nhà đầu tư. Ở hạng mục Yêu cầu cơ bản, Việt Nam đạt điểm số 4,4 và xếp hạng thứ 74; ở hạng mục Các nhân tố cải thiện hiệu quả, điểm số dành cho Việt Nam là 4,2, tương đương vị trí thứ 57; còn ở hạng mục Các nhân tố về sáng tạo và phát triển, Việt Nam đạt 3,7 điểm, xếp thứ 53. Khi đánh giá các yếu tố trong từng trụ cột, WEF xếp Việt Nam ở các vị trí khá cao ở các yếu tố như: tiền lương và năng suất (hạng 4/139), mức độ tin tưởng của dân chúng vào các chính trị gia (32), mức độ đáng tin cậy của lực lượng cảnh sát (41), hệ thống điện thoại cố định (35), sự phủ sóng Internet tại trường học (49), tỷ lệ tiết kiệm quốc gia (17), trình độ của người tiêu dùng (45), mức độ tham gia của phụ nữ vào lực lượng lao động (20), khả năng huy động vốn qua thị trường chứng khoán (35), FDI và chuyển giao công nghệ (31), quy mô thị trường nội địa (39), quy mô thị trường nước ngoài (29)… Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có rất nhiều những yếu tố mà Việt Nam gần ở cuối bảng như: mức độ bảo vệ các nhà đầu tư (133), gánh nặng thủ tục hành chính (120), năng lực kiểm toán và tiêu chuẩn báo cáo (119), chất lượng cơ sở hạ tầng nói chung (123), cân bằng ngân sách chính phủ (126), thời gian thành lập doanh nghiệp (118), quyền sở hữu của nước ngoài (114), mức độ sẵn có của công nghệ tân tiến nhất (102)… Chính mức độ bảo vệ nhà đầu tư cũng là một yếu tố khiến Việt Nam bị giảm điểm trong xếp hạng môi trường kinh doanh (Best countries for business) do tạp chí Forbes công bố mới đây. Ở yếu tố đánh giá này trong xếp hạng của Forbes, Việt Nam xếp 125/128 nền kinh tế được đưa vào báo cáo. Vị trí của Việt Nam trong đánh giá môi trường kinh doanh của Forbes là 118. WEF cũng liệt kê những yếu tố gây cản trở nhiều nhất đối với hoạt động kinh doanh tại các quốc gia được xếp hạng trong báo cáo. Đối với Việt Nam, 5 rào cản hàng đầu bao gồm khả năng tiếp cận vốn, lạm phát, mức độ ổn định thấp của chính sách, lực lượng lao động chưa được đào tạo đầy đủ, và cơ sở hạ tầng hạn chế. Tuy thăng hạng so với báo cáo năm ngoái, nhưng năng lực cạnh tranh của Việt Nam theo WEF vẫn thấp hơn so với hầu hết các quốc gia khác trong khu vực Đông Nam Á như Singapore (5,5 điểm/hạng 3), Malaysia (4,9 điểm/hạng 26), Brunei (4,8 điểm/hạng 28), Thái Lan (4,5 điểm/hạng 38), Indonesia (4,4 điểm/hạng 44). Dẫn đầu Báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu 2010-2011 là đất nước châu Âu Thuỵ Sỹ (5,6 điểm), tiếp theo là Thuỵ Điển (5,6 điểm), Singapore (5,5 điểm), Mỹ (hơn 5,4 điểm), Đức (5,4 điểm), Nhật (5,4 điểm), Phần Lan (5,4 điểm), Hà Lan (5,3 điểm), Đan Mạch (5,3 điểm) và Canada (5,3 điểm). Năm ngoái, Thuỵ Sỹ cũng là quốc gia được WEF đánh giá là có năng lực cạnh tranh cao nhất thế giới. 2.2.3 Theo tạp chí Forbes: Trong báo cáo về môi trường kinh doanh toàn cầu “Best countries for business” năm nay của tạp chí Forbes, Việt Nam đã tụt 5 bậc, xuống vị trí 118 trong tổng số 128 quốc gia và vùng lãnh thổ được xếp hạng. Với sự tụt hạng này, Việt Nam thiếu chút nữa thì rơi vào top 10 đứng từ dưới lên, theo đánh giá của Forbes. Năm ngoái, Việt Nam còn được tạp chí chuyên xếp hạng của Mỹ Forbes xếp ở vị trí 113 trong báo cáo thường niên “Best countries for business”, không thay đổi so với vị trí của năm 2008. Báo cáo năm nay của Forbes đánh giá cao nền kinh tế Việt Nam ở nhiều điểm như những nỗ lực của Chính phủ trong việc phát triển nền kinh tế theo hướng thị trường và hội nhập quốc tế, tỷ lệ đóng góp của lĩnh vực nông nghiệp vào GDP giảm từ 25% vào năm 2000 xuống còn 21% vào năm 2009, tỷ lệ đói nghèo cũng giảm xuống, các biện pháp kích thích tăng trưởng được áp dụng tích cực trong thời gian diễn ra suy thoái toàn cầu… Tuy nhiên, Forbes cũng chỉ ra rằng, suy thoái toàn cầu đã khiến nền kinh tế hướng ra xuất khẩu của Việt Nam yếu đi. Bên cạnh đó, thâm hụt cán cân vãng lai và môi trường đầu tư nước ngoài còn hạn chế là những điểm yếu của kinh tế Việt Nam, có khả năng gây áp lực mất giá thêm đối với tiền đồng. Cán cân thương mại của Việt Nam được Forbes ghi nhận ở mức âm 6,4%, GDP/đầu người là 2.900 USD/năm, tỷ lệ nợ công so với GDP là 53,7%. Xếp hạng môi trường kinh doanh của Forbes được thực hiện dựa trên việc đánh giá các tiêu chí gồm mức độ tự do hoá thương mại, tự do tiền tệ, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, năng lực sáng tạo, trình độ công nghệ, tình trạng quan liêu, mức độ bảo vệ nhà đầu tư, tình trạng tham nhũng, tự do cá nhân, gánh nặng thuế má… Yếu tố đánh giá khiến Việt Nam giảm điểm trong báo cáo năm nay là yếu tố bảo vệ nhà đầu tư. Ở hạng mục này, Việt Nam xếp hạng 125, tụt so với năm ngoái. Còn lại, ở các tiêu chí khác, xếp hạng của Việt Nam không có sự thay đổi. Có 128 quốc gia và vùng lãnh thổ được Forbes xếp hạng năm nay, từ chỗ có 127 quốc gia và vùng lãnh thổ được tạp chí này đưa vào báo cáo năm ngoái. Nguồn: báo cáo “Best countries for business” của tạp chí Forbes Đan Mạch là quốc gia được Forbes đánh giá là có môi trường kinh doanh tốt nhất thế giới hiện nay. Năm nay là năm thứ ba liên tiếp, quốc gia châu Âu này dẫn đầu danh sách “Best countries for business” của Forbes. Đan Mạch được báo cáo ghi nhận có thu nhập quốc gia tính trên đầu người 36.000 USD/năm, cán cân thương mại dương 2,9%, tỷ lệ nợ công so với GDP là 41,6%. Trong top 10 môi trường kinh doanh tốt nhất còn có các quốc gia và vùng lãnh thổ Hồng Kông, New Zealand, Canada, Singapore, Ireland, Thuỵ Điển, Nauy, Mỹ và Anh. 2.3 Các nhân tố ành hưởng đến môi trường đầu tư quốc tế tại Việt Nam: 2.3.1 Môi trường kinh tế: 2.3.1.1 Môi trường kinh tế thế giới: Trong những năm gần đây kinh tế thế giới đã đạt được tốc độ tăng trưởng ấn tượng. Những nền kinh tế mới nổi như Ấn Độ, Trung Quốc có tốc độ tăng trưởng cao. Sự phát triển công nghệ thông tin, thương mại và dịch chuyển dòng vốn các quốc gia trở nên gần gũi và phụ thuộc lẫn nhau hơn. Năm 2008, khủng hoảng tài chính từ Mỹ đã nhanh chóng lan rộng và gây ra ảnh hưởng nặng nề trên quy mô toàn cầu. Tăng trưởng sụt giảm, thậm chí nhiều nền kinh tế rơi vào suy thoái, hệ thống tài chính rối loạn. Các quốc gia và tổ chức như IMF, WB… không ngừng nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp để đối phó song triển vọng kinh tế toàn cầu cho đến này vẫn không mấy sáng sủa. Năm 2010 kinh tế đã bắt đầu với những phục hồi. Trong bối cảnh như vậy, kinh tế Việt Nam sẽ chịu tác động rất lớn do xuất nhập khẩu, vốn đầu tư nước ngoài và kiếu hối suy giảm. Các doanh nghiệp sản xuất trong nước sẽ chịu sự cạnh tranh khốc liệt của hàng ngoại nhập. Sự ảnh hưởng này còn tăng thêm do kinh tế Việt Nam tồn tại một số yếu kém nên khó có những thay đổi kịp thời để thích nghi với tình hình mới. Tuy nhiên với việc không ngừng hoàn chỉnh chính sách kinh tế nhằm khuyến khích thu hút đầu tư quốc tế cũng với những thành tựu tăng trưởng không ngừng của kinh tế hàng năm. Việt Nam đang là quốc gia được chú ý. Hơn nữa, với tình hình chính trị không ổn định của Thái Lan, và vấn đề giá lao động ở Trung Quốc không ngừng tăng cao… đã làm cho môi trường đầu tư ở Việt Nam nổi bật những ưu thế hơn hẳn. 2.3.1.2 Bối cảnh kinh tế Việt Nam những năm gần đây: Tăng trưởng GDP trung bình trong giai đoạn 2000 - 2007 đạt 7.6%. Năm 2007, tăng trưởng 8.48%, đây cũng là mức tăng cao nhất từ sau khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997. So với các nước trong khu vực và trên thế giới, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam những năm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc-æߦºu t¦¦ quß+æc tߦ+.doc
  • docmucluc.doc
Tài liệu liên quan