MỤC LỤC
Lời mở đầu
Phần I: Giới thiệu công ty sữa Vinamilk
1.1 Quá trình phát triển
1.2 Cơ cấu tổ chức
1.3 Ngành nghề kinh doanh
1.4 Sứ mệnh và mục tiêu của Vinamilk
Phần II: Phân tích môi trường hoạt động của Vinamilk
2. 1 Phân tích ngành
2. 4 Môi trường vĩ mô
2. 5 Mô trường vi mô
2.6 Đội ngũ lãnh đạo
Phần III: Phản ứng của vinamilk với môi trường
3.1 Nguyên liệu
3.2 Nghiên cứu và phát triển theo định hướng thị trường
3.3 Công nghệ
3.4 Chiến lược
3.5 Phân tích SWOT
3.6 Nhìn nhận và góp ý cho công ty
LỜI KẾT
31 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2751 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Môi trường hoạt động và phản ứng của công ty cổ phần sữa vinamilk trước tác động của môi trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
009 đã phát huy được tác dụng.
Mức nhập siêu vẫn còn cao thể hiện việc phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ và chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu vẫn còn chậm.
Hiện nay nền kinh tế với tình hình lạm phát cao gây ra một áp lực không nhỏ đối với VNM
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2010 theo giá so sánh dự kiến tăng khoảng 5,7 - 5,9% so với cùng kỳ năm trước.
Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ theo giá thực tế quý I/2010 dự kiến tăng khoảng 24% so với quý I/2009.
Kim ngạch xuất khẩu quý I/2010 dự kiến đạt 14,2 tỷ USD; kim ngạch nhập khẩu quý I dự kiến 16, 8 tỷ USD. Nhập siêu quý I/2010 khoảng 2,6 tỷ USD, bằng18,3% kim ngạch xuất khẩu.
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 02/2010 tăng 1,96% so với tháng trước. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 02/2010 so với cùng kỳ năm trước tăng 8,46%; so với tháng 12/2009 tăng 3,35%. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 2 tháng đầu năm 2010 tăng 8,04% so với bình quân cùng kỳ năm 2009.
c.Yếu tố môi trường xã hội:
Văn hóa:
- Dù là một đất nước còn nghèo về kinh tế, nhưng ở đó nó được hội đủ các đặc điểm phẩm chất cũng như phong thái văn hoá, văn minh tiên tiến thế giới, tạo thành một lối sống vừa có tính nhân loại, vừa đậm đà bản sắc Việt Nam. Những phương thức sản xuất trên tiến và hiện đại của thế giới đã mở mang và nâng cao tầm hiểu biết cũng như phương thức hoạt động trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội, khắc phục tầm tư duy và thao tác của nền sản xuất nông nghiệp, thủ công; nâng chúng lên tầm tư duy và thao tác của nền sản xuất công nghiệp. Thông qua hội nhập kinh tế, giao lưu văn hoá, khoa học, công nghệ, v. v… với các phương tiện thông tin và giao thông hiện đại, các mô hình kinh tế, các cách thức tổ chức, quản lý xã hội, các điển hình công nghiệp tiên tiến v. v… của các nước phát triển đã đến với Việt Nam.
- Khi lối sản xuất được hiện đại hoá với cách thức năng động và hiệu quả thì một thế giới sản phẩm phong phú với chất lượng cao được tạo ra. Điều đó đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu tiêu thụ của xã hội. Toàn cầu hoá là điều kiện cho việc trao đổi xuất nhập sản phẩm của các nền sản xuất xã hội trên thế giới. Do đó, Việt Nam dù là nơi sản xuất còn yếu cả về số lượng mặt hàng lẫn chất lượng sản phẩm, nhưng nhờ quá trình trao đổi sản phẩm trong giao lưu kinh tế mà chúng ta có được một thị trường sản phẩm phong phú, đa dạng, chất lượng cao. Điều đó, một mặt, do cơ hội cho sự phát triển đối sống vật chất và tinh thần; mặt khác, nâng cao khả năng lựa chọn tiêu dùng theo khả năng kinh tế vì sở thích cá nhân. Lối tiêu dùng của người Việt Nam vượt rất xa nhu cầu và sở thích trước đây; nó được nâng lên tầm cao mới hết sức đa dạng theo tầm nhìn và thị hiếu của xã hội công nghiệp. Chỉ trong một thời gian rất ngắn, lối sống tiêu dùng người Việt Nam chuyển mạnh từ tầm tiêu dùng của một nước nông nghiệp nghèo sang lối sống tiêu dùng của xã hội công nghiệp. Điều đó thể hiện rõ từ nhà ở với tiện nghi sinh hoạt hầu hết bằng đồ điện tử cho đến phương tiện đi lại bằng xe máy, ô tô. Chỉ trong khoảng một vài thập niên cuối thế kỷ XX, sản phẩm của nền công nghiệp cao hầu như đều có mặt trong từng gia đình người dân thành phố: từ ti vi, tủ lạnh cho đến video, máy vi tính, dàn vi sóng... Lối sống tiêu dùng của người Việt Nam ở các thành phố lớn đang từng bước được nâng lên từ tiêu dùng của các nước phát triển.
- Lối sản xuất - tiêu dùng được nâng lên cách thức và trình độ mới kéo theo lối sinh hoạt tương ứng. Lối sinh hoạt kiểu nông nhàn giờ đây được thay thế bởi lối sinh hoạt có nhịp điệu gấp gáp. Tâm lí tiêu dùng của người Việt chủ yếu trọng sự bền chắc, chất lượng bên trong. Tâm lí tiêu dùng của người dân không hề bảo thủ. Qua việc điều tra thị hiếu tiêu dùng của hệ thông các siêu thị và mạng lưới bán lẻ những năm gần đây, chúng ta có thể thấy là người tiêu dùng, nhất là lớp trẻ đánh giá cao những tiêu chí khi lựa chọn mua hàng hóa như sau: Một là kết cấu (cấu tạo) của hàng hóa hoặc vật dụng phải hợp lý và càng gọn nhẹ càng tốt; Hai là kiểu dáng phải thanh nhã và tinh tế; Ba là công năng hoạt động phải tiện dụng và tính nặng sử dụng phải lâu bền.
♦Nhân khẩu học
- Tổng dân số: 85. 789. 573 người (0 giờ ngày 01 tháng 4 năm 2009).
- Số nữ giới: 43. 307. 024 người.
- Tỷ số giới tính: 98, 1 nam trên 100 nữ.
- Tỷ lệ tăng dân số: 1, 2% (2009).
- Số dân sống ở khu vực thành thị: 25. 374. 262 người (chiếm 29, 6% dân số cả nước).
- Cơ cấu độ tuổi:
+ 0-14 tuổi: 29, 4% (nam 12. 524. 098; nữ 11. 807. 763).
+ 15-64 tuổi: 65% (nam 26. 475. 156; nữ 27. 239. 543).
+ Trên 65 tuổi: 5, 6% (nam 1. 928. 568; nữ 2. 714. 390).
- Tỷ lệ sinh: 19, 58 sinh/1. 000 dân.
- Tỷ lệ hộ nghèo chung của cả nước năm 2009 ước tính 12, 3%, thấp hơn mức 14, 8% của năm 2007 và mức 13, 4% của năm 2008.
Với kết cấu dân số như vậy ta có dự báo quy mô tiêu thụ sữa :
d. Công nghệ
- Nền công nghệ trên thế giới hiện nay ngày càng phát triển vượt bậc đặc biệt là các công nghệ chế biến từ khâu sản xuất, chế biến đến đóng gói và bảo quản.
f. Điều kiện tự nhiên
- Khí hậu Việt Nam mang đặc điểm của khí hậu gió mùa, nóng ẩm. Tuy nhiên, có nơi có khí hậu ôn đới như tại Sa Pa, tỉnh Lào Cai, Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng; có nơi thuộc khí hậu lục địa như Lai Châu, Sơn La thích hợp trồng cỏ cho chất lượng cao. Mặc dù khí hậu nóng ẩm nhưng nhìn chung các điều kiện tự nhiên khá thích hợp cho việc phát triển ngành chăn nuôi bò lấy sữa đặc biệt là ở các tỉnh Tuyên Quang, Lâm Đồng, BaVì, Nghệ An, Sơn La…
- >Với khí hậu tương đối thuận lợi đã tạo điều kiện cho công ty thực hiện mục tiêu tự túc nguồn nguyên liệu.
g. Chu kì phát triển của ngành sữa VN
- Trong sự phát triển của mình, các ngành phải trải qua các giai đoạn từ tăng trưởng đến bão hòa & cuối cùng là suy thoái.
- Ngành sữa là một trong những ngành có tính ổn định cao, ít bị tác động bởi chu kì kinh tế, VN đang là quốc gia có tốc độ tăng trưởng ngành sữa khá cao trong khu vực.
2. 5 Môi trường vi mô
a. Cạnh tranh nội bộ ngành
- Tình trạng ngành: nhu cầu của người tiêu dùng các sản phẩm sữa ngày càng tăng, tốc độ tăng trưởng hằng năm cao & vẫn đang tiếp tục tăng, mức tăng trưởng bình quân mỗi năm của ngành đạt 15, 2%, chỉ thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng 16, 1% của Trung Quốc.
- Thị phần trong cơ cấu ngành sữa:
+ VNM hiện là công ty chiếm thị phần cao nhất với 35%.
+ Dutch Lady 24%.
+ Sữa nhập khẩu từ các hãng như Mead Johson, Abbott, Nestle, … chiếm 22% thị phần.
+ Còn lại 19% thị phần thuộc về khoảng trên 20 công ty sữa có quy mô nhỏ như Nutifood, Hanoi Milk, …
- Cuộc chiến giành thị phần sát sao và duy trì tăng trưởng theo kịp tốc độ tăng trưởng ngành. Tốc độ tăng trưởng của VNM hay Dutch Lady trong những năm qua tương đương với mức tăng trưởng của ngành, với mức trung bình khoảng 20%/năm (trong giai đoạn 2005-2009). Thị phần các hãng sữa có thay đổi nhưng không đáng kể. Ví dụ như ở mảng sữa bột, thị phần Abbott trong giai đoạn 2004-2008 dao động xung quanh mức 23%, Mead Johnson ở khoảng 15%. Ở mảng sản phẩm này, có sự vươn lên về thị phần của VNM với thị phần tăng dần từ 11, 2% năm 2004 lên 17% vào năm 2008.
- Ngành sữa tại Việt Nam hiện có tốc độ tăng trưởng nhanh và ổn định. Tuy nhiên, các công ty trong ngành phải đưa ra các chiến lược cạnh tranh đa dạng để xác định vị thế của mình trong ngành.
- Abbott định vị sản phẩm sữa nhãn hiệu GAIN của mình là “tăng cường IQ cho trẻ”, tuy nhiên gần đây chuyển sang định vị “sữa bột số 1 Việt Nam”, do thuật ngữ “tăng cường IQ” được nhiều hãng sữa sử dụng. VNM trước kia định vị là “chất lượng quốc tế”, cho thấy VNM là công ty duy nhất của Việt Nam xuất khẩu sản phẩm sữa sang hơn 10 nước trên thế giới; tuy nhiên thời gian gần đây VNM cũng dần chuyển sang định vị là sản phẩm sữa dành riêng cho nhu cầu trẻ em Việt Nam.
- Các công ty đã tiến hành nâng cấp một loạt các sản phẩm của mình.
- Không những bán sản phẩm, các công ty sữa đều tập trung phát triển dịch vụ hậu mãi. Phổ biến nhất là lập các câu lạc bộ, cũng như trung tâm tư vấn sức khoẻ miễn phí như Enfa A+ của Mead Johnson, Anlene của Fonterra, Calcimex của Dutch Lady, GainAdvance IQ của Abbott…, để tư vấn dinh dưỡng thường xuyên cho khách hàng của mình, kết hợp với tư vấn về tiêu dùng sản phẩm.
- Kết quả điều tra từ báo cáo điều tra thị yếu tiêu dùng sữa năm 2009 và triển vọng của AGROINFO cho thấy, thị trường sữa có thể vẫn sẽ sôi động bởi sợ gia tăng nhu cầu tiêu dùng ở thị trường thành thị cạnh tranh giữa các doanh nghiệp sản xuất sẽ ngày càng khốc liệt. Khả năng cạnh tranh của các sản phẩm sữa Việt Nam không cao do phải phụ thuộc vào nguyên liệu và thiết bị nhập khẩu, chất lượng sữa, đặc biệt là sữa bột các loại có khả năng cạnh tranh rất kém so với sữa ngoại nhập hầu hết nguyên liệu, thiết bị, công nghệ phải nhập khẩu. Tuy nhiên, sản phẩm sữa đặc có đường, sữa nước và sữa chua được đánh giá là có khả năng cạnh tranh do tỷ lệ sữa tươi trong nước sản xuất ngày càng cao, các công ty trong nước đã tạo được thương hiệu uy tín với khách hàng.
- Công ty vinamilk với sản phẩm đa dang, có lợi thế về hệ thống phân phối rộng khắp, do đó ngành sữa tươi tiệt trùng được dự báo vẫn sẽ được người tiêu dùng tin tưởng trong thời gian tới. Tuy vậy, VNM cũng sẽ chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ của Duch lady, Netsle, Mộc Châu và Hanoimilk
b. Áp lực từ nhà cung cấp
Sức mạnh mặc cả của nhà cung cấp nguyên liệu sữa trong nước hạn chế.
Xét về quy mô ngành chăn nuôi bò sữa, 95% số bò sữa được nuôi tại các hộ gia đình, chỉ 5% được nuôi tại các trại chuyên biệt với qui mô từ 100-200 con trở lên(VEN, 2009). Điều này cho thấy người dân nuôi bò tự phát, dẫn đến việc không đảm bảo số lượng và chất lượng và làm giảm khả năng thương lượng của các nhà cung cấp trong nước. Việc thiếu kinh nghiệm quản lý, quy mô trang trại nhỏ, tỷ lệ rối loạn sinh sản và mắc bệnh của bò sữa còn ở mức cao… khiến người nông dân nuôi bò sữa rất bất lợi. Do đó, các công ty sữa trong nước nắm thế chủ động trong việc thương lượng giá thu mua sữa trong nước.
Phụ thuộc nhiều vào diễn biến giá cả,chất lượng nguồn nguyên liệu nước ngoài.
Do hơn 70% đầu vào là nhập khẩu, giá sữa bột thế giới sẽ gây áp lực lên ngành sản xuất sữa Việt Nam. Trong thời gian tới, giá sữa bột có xu hướng tăng. Đồng thời, nguồn cung từ các nước xuất khẩu chủ yếu sang Việt Nam như New Zealand, Úc… tăng nhẹ trong khi cầu nhập khẩu từ các nước châu Á tăng lên, đặc biệt là Trung Quốc. Do đó, việc kiểm soát được các hợp đồng mua sữa bột, cả về số lượng và chất lượng là rất quan trọng đến năng lực cạnh tranh của các công ty. Tuy nhiên, với diễn biến giá sữa khó nắm bắt như những năm gần đây, các nhà sản xuất trong nước vẫn ở trong thế bị động khi phản ứng với diễn biến giá cả nguồn nguyên liệu nhập khẩu.
Các nhà cung cấp lớn của VNM:
Name of supplier
Product supplied
Fonterra (SEA) Pte Ltd
Milk power
Hoogwegt Internatiional BV
Milk power
Perstima Binh Duong
Tins
Tetra Pak Indochina
Carton packaging & packaging machines
Quy mô đối tác
Fonterra là một tập đoàn đa quốc gia hàng đầu trên thế giới trong lĩnh vực về sữa & xuất khẩu các sản phẩm từ sữa, tập đoàn này nắm giữ 1/3 khối lượng mua bán sữa trên toàn thế giới. Đây cũng là nhà cung cấp sữa chất lượng cao cho nhiều công ty nổi tiếng trên thế giới cũng như công ty VNM.
Hoogwegt Internatiional là đối tác lớn chuyên cung cấp bột sữa cho nhà sản xuất & người tiêu dùng trên toàn thế giới. Với hơn 40 năm kinh nghiệm Hoogwegt Internatiional có khả năng đưa ra những thông tin đáng tin cậy về lĩnh vực kinh doanh các sản phẩm sữa & khuynh hướng của thị trường sữa ngày nay.
Ngoài Perstima Binh Duong, VNM có các mối quan hệ lâu bền với các nhà cung cấp khác trong hơn 10 năm qua.
c. Áp lực từ người mua
- Khách hàng là một áp lực cạnh tranh có thể ảnh hưởng trực tiếp tới toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
- Khách hàng của VNM được chia thành hai loại:
+ Khách hàng lẻ
+ Nhà phân phối
- Áp lực từ khách hàng & nhà phân phối thể hiện ở những điểm sau:
+ Vị thế mặc cả: khách hàng có thể so sánh sản phẩm cùng loại của nhiều công ty để từ đó tạo áp lực về giá đối với nhà sản xuất.
+ Số lượng người mua: ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu.
+ Thông tin mà người mua có được.
+ Tính đặc trưng của nhãn hiệu hàng hóa.
+ Tính nhạy cảm đối với giá.
+ Sự khác biệt hóa sản phẩm.
+ Mức độ tập trung của khách hàng trong ngành.
+ Mức độ sẵn có của sản phẩm thay thế.
+ Động cơ của khách hàng.
- Các khách hàng trực tiếp là các đại lý phân phối nhỏ lẻ, các trung tâm dinh dưỡng…có khả năng tác đông đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng.
- Các công ty sữa trong nước và các đại lý độc quyền của các hãng sữa nước ngoài phải cạnh tranh để có được những điểm phân phối chiến lược, chủ yếu thông qua chiết khấu và hoa hồng cho đại lý bán lẻ. Các điểm phân phối như trung tâm dinh dưỡng, bệnh viện, nhà thuốc…có thể giành được sức mạnh đáng kể trước các hãng sữa, vì họ có thể tác động đến quyết định mua sản phẩm sữa nào của các khách hàng mua lẻ cuối cùng thông qua tư vấn, giới thiệu sản phẩm.
d. Áp lực từ sản phẩm thay thế
- Áp lực về sản phẩm mới trong ngành này là không nhiều, do đặc thù của sữa là sản phẩm bổ sung dinh dưỡng thiết yếu. Tuy nhiên, sẽ có sự cạnh tranh giữa các sản phẩm trong ngành về thị phần, ví dự như sữa đậu nành hay các sản phẩm đồ uống ngũ cốc, ca cao…có thể làm giảm thị phần của các sản phẩm sữa nước.
e. Áp lực từ những đối thủ mới
Đặc điểm ngành sữa là tăng trưởng ổn định, lợi nhuận cao, thị phần đã tương đối ổn định, để gia nhập ngành đòi hỏi các công ty mới phải có tiềm lực vốn lớn để vượt qua các “rào cản” gia nhập ngành như:
- Đặc trưng hóa sản phẩm: thị trường sữa Việt Nam hiện nay đã có mặt của hầu hết các hãng sữa lớn trên thế giới, và các hãng sữa lớn đã có một thị phần nhất định và ít thay đổi trong thời gian qua. Do đó, các đối thủ mới muốn gia nhập phải đầu tư mạnh mẽ để thay đổi sự trung thành của các khách hàng hiện tại.
- Yêu cầu về vốn: một dây chuyền sản xuất sữa có giá trị trung bình khoảng vài chục tỷ, đó là khoảng đầu tư không nhỏ chưa tính đến các chi phí xây dựng nhà máy, chi phí nhân công, nguyên liệu, quảng cáo, nghiên cứu, phát triển…(Việc đầu tư hệ thống bán hàng tủ mát, tủ đông là một rào cảng lớn đối với các đối thủ cạnh tranh muốn tham gia vào thị trường thực phẩm và thức uống, bởi việc trang bị hệ thống bán hàng tủ mát, tủ đông này đòi hỏi một khoản đầu tư rất lớn)
- Kỹ thuật:
Công đoạn quản trị chất lượng (KSG) nguyên liệu đầu vào và đầu ra là hết sức quan trọng vì nó ảnh hưởng đến chất lượng của người tiêu dùng.
Trong sản xuất, việc pha chế các sản phẩm từ sữa cũng phức tạp vì các tỷ lệ vitamin, chất dinh dưỡng được pha trộn theo hàm lượng.
Khi sữa thành phẩm đã xong, các doanh nghiệp sữa phải sử dụng vỏ hộp đạt tiêu chuẩn để dễ dàng vận chuyển và bảo hành.
- Kênh phân phối: các kênh phân phối sản phẩm hiện tại của ngành sữa đã được các doanh nghiệp hiện có sử dụng. Do đó, các đối thủ khi gia nhập phải thuyết phục các kênh phân phối này bằng cách chấp nhận chia sẻ nhiều hoa hồng cho các nhà phân phối, dẫn đến chi phí tăng cao hơn.
- Các yếu tố thương mại:
Ngành sữa có hệ thống khách hàng đa dạng từ trẻ nhỏ đến người lớn tuổi, tiềm năng thị trường lớn nhưng yêu cầu của người tiêu dùng ngày càng tăng nên ngành sữa đang chịu áp lực không nhỏ từ hệ thống khách hàng.
Việc tạo lập thương hiệu trong ngành sữa cũng rất khó khăn do phải khẳng định được chất lượng sản phẩm cũng như cạnh tranh với các công ty lớn nhằm nhận ra nhu cầu của khách hàng & thỏa mãn những nhu cầu đó.
è Do đó, có thể kết luận rằng áp lực từ những đối thủ mới là không đáng kể, mà cạnh tranh chủ yếu sẽ diễn ra trong nội bộ ngành hiện tại.
Đối thủ cạnh tranh hiện hữu:
VNM hiện tại có 3 loại đối thủ: Dutch Lady, các công ty sữa trong nước: ( Hanoi Milk, Ba Vì, …), các công ty sữa nước ngoài: (Nestle, About…).
Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn: các công ty chuyên sản xuất các sản phẩm thay thế như bột ngũ cốc, thực phẩm chức năng như: DOMESCO, BIBICA, …nhưng tiềm năng chưa mạnh, chưa đủ sức cạnh tranh với sản phẩm sữa.
Bảng phân tích đối thủ:
Điểm mạnh
Điểm yếu
Dutch Lady
- thương hiệu mạnh, có uy tín
- hiểu được văn hóa tiêu dùng của người dân
- công nghệ sản xuất hiện đại
- chất lượng sản phẩm cao
- hệ thống phân phối rộng khắp
- hệ thống chăm sóc khách hàng tốt
- giá cả hợp lý
- sản phẩm đa dạng
- chưa tự chủ được nguồn nguyên liệu
- chất lượng chưa ổn định
- không quản lý được chất lượng nguồn nguyên liệu
- tự tạo rào cản đối với các hộ nuôi bò sữa
- chưa có thị phần lớn trong phân khúc sữa bột
Các công ty trong nước
(Hanoi Milk, Ba Vì, …)
- hiểu rõ được văn hóa tiêu dùng của người dân
- công nghệ sản xuất khá hiện đại
- chất lượng sản phẩm cao
- giá cả hợp lý
- chưa tạo được thương hiệu mạnh
- sản phẩm chưa đa dạng
- thiếu kinh nghiệm quản lý
- tầm nhìn còn nhiều hạn chế
- chưa tự chủ được nguồn nguyên liệu
- hệ thống phân phối còn hạn chế
Các công ty sữa nước ngoài(About, Nestle, …)
- thương hiệu mạnh
- chất lượng sản phẩm tốt
- có nguồn vốn mạnh
- sản phẩm đa dạng
- có kênh phân phối lớn
- công nghệ sản xuất hiện đại
- công nhân có tay nghề cao
- chưa hiểu rõ thị trường mới
- chưa vượt qua được rào cản văn hóa, chính trị
- giá cả cao
- tất cả các sản phẩm phải nhập khẩu
Vinamilk chủ động liên doanh với các đối tác nước ngoài(Tập đoàn Campina (Hà Lan)) để tận dụng những điểm mạnh của họ cho sự phát triển của công ty. Đó là hệ thống phân phối trên toàn thế giới, chiến lược marketing toàn cầu. . . của các tập đoàn lớn.
2.6 Đội ngũ lãnh đạo
Vinamilk được quản lý bởi một đội ngũ nhiệt tình và giàu kinh nghiệm trong ngành. Chủ tịch Mai Kiều Liên có 30 năm kinh nghiệm trong ngành sữa tại công ty và giữ một vai trò chủ chốt trong quá trình tăng trưởng và phát triển của công ty cho đến hôm nay.
Đội ngũ tiếp thị được lãnh đạo bởi ông Trần Bảo Minh, người có 10 năm kinh nghiệm về tiếp thị và xây dựng thương hiệu trong ngành thức uống và đã có công khôi phục lại hình ảnh của thương hiệu và một cuộc cách mạng sản phẩm.
Các thành viên quản lý cấp cao khác có trung bình 25 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất, phân phối và bán sản phẩm sữa. VNM cũng có một đội ngũ quản lý bật trung vững mạnh được trang bị tốt nhằm hỗ trợ cho quản lý cấp cao đồng thời tiếp thêm sức trẻ và lòng nhiệt tình vào sự nghiệp phát triển của công ty.
PHẦN III: Phản ứng của vinamilk với môi trường:
3.1 Nguyên liệu
Hạn chế áp lực từ nhà cung cấp,vinamilk có thể tự chủ nguồn nguyên liệu sữa tươi,chỉ phụ thuộc vào nguồn sữa bột
Những chính sách hỗ trợ của nhà nước trong việc khuyến khích chăn nuôi và chế biến bò sữa cho người nông dân. Với các chính sách tạo điều kiện cung cấp đầu vào nguyên liệu cho công ty rất lớn.
+Nguồn cung cấp sữa nguyên liệu chất lượng và ổn định đặc biệt quan trọng đối với công việc kinh doanh của VNM. Do vậy, công ty đã xây dựng các quan hệ bền vững với các nhà cung cấp thông qua chính sách đánh giá của VNM, công ty hỗ trợ tài chính cho nông dân để mua bò sữa và mua sữa có chất lượng tốt với giá cao. VNM đã ký kết hợp đồng hàng năm với các nhà cung cấp sữa và hiện tại 40% sữa nguyên liệu được mua từ nguồn sản xuất trong nước.
"Chúng tôi chấp nhận giảm lãi để khuyến khích, phát triển đàn bò sữa trong nước. Nếu như năm 1990-1991 chỉ mới có 3.000 con thì nay đàn bò đã lên đến 107.000 con, cho sản lượng sữa 120 triệu lít/năm, chiếm 25% tổng nguyên liệu sản xuất của công ty”( tổng giám đốc công ty vinamilk –bà mai kiều liên)
Tuy nhiên cũng phải nói đến những phản ứng trước(2008) đó không đúng của vinamilk đối với người nông dân gây nhiều phản hồi từ dư luận:
Trong khi người tiêu dùng đang phải mua sữa với giá đắt nhất thế giới thì người nông dân chăn nuôi bò sữa lại bị ép giá
Người nông dân chăn nuôi bò sữa tại các tỉnh phía Nam liên tiếp phản ánh việc họ bị Công ty Vinamilk o ép khi thu mua sữa, hạ thấp giá thu mua khiến họ khó khăn, đồng thời lại áp dụng "thưởng thấp, phạt cao". (thời điểm năm 2008)
“Thực tế chúng ta chỉ sản xuất được 21,5%, trong khi về điều kiện khoa học công nghệ, đất đai đủ để sản xuất đủ 40% đó. Vừa rồi, Bộ Tài chính còn hạ thuế nhập khẩu sữa xuống từ 20% xuống còn 10%. Các doanh nghiệp không sản xuất trong nước nữa mà sẽ đổ xô đi nhập khẩu"(ông Nguyễn Đăng Vang, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội)
Phải chăng, chính vì lý do hạ mức thuế này mà Vinamilk đã hạ giá thành thu mua sữa của nông dân?
->công ty vinamilk cần có chính sách rõ ràng trong việc mua nguyên liệu của các hộ chăn nuôi
+Các nhà máy sản xuất được đặt tại các vị trí chiến lược gần nông trại bò sữa, cho phép VNM duy trì và đẩy mạnh quan hệ với các nhà cung cấp. Đồng thời VNM cũng tuyển chọn rất kỹ vị trí đặt trung tâm thu mua sữa để đảm bảo sữa tươi và chất lượng tốt. VNM cũng nhập khẩu sữa bột từ Úc, New Zealand để đáp ứng nhu cầu sản xuất cả về số lượng lẫn chất lượng. VNM cho rằng khả năng duy trì nguồn cung sữa nguyên liệu ổn định vô cùng quan trọng đối với việc kinh doanh, giúp công ty duy trì và tăng sản lượng.
***Do nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài là chủ yếu nên khi vụ việc sữa nhiễm melamine xảy ra ở Trung Quốc và các nước Châu Á đã ảnh hưởng lớn đến ngành sữa của nước ta. Đặc biệt nó đã đặt VNM trước một tình huống khó khăn khi mà người tiêu dùng đang đề phòng với sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa.
Vinamilk đối đầu với loại “bão” melamine
Một cơn bão lớn đã ập vào châu Á, gây thiệt hại đáng kể về người và của. Thế nhưng, “cơn bão” melamine mới thực sự đáng sợ khi mà hàng triệu người tiêu dùng đang hoang mang về chất độc gây sạn thận trong sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa…
“Tâm bão” từ Trung Quốc
Vụ sữa nhiễm độc melamine gây ra sạn thận ở trẻ em được phát hiện tại Trung Quốc vào đầu tháng 9/2008 đã bắt đầu một cơn bão lớn nhất từ trước đến nay khi hàng nghìn chục trẻ em nhỏ phải nhập viện. Không chỉ có 22 doanh nghiệp sữa/thực phẩm chứa melamine ở Trung Quốc bị loại khỏi kệ siêu thị mà còn kéo theo một số thương hiệu quốc tế khác bị vạ lây.
Châu Âu và Mỹ cũng ban hành nhanh chóng lệnh ngưng nhập khẩu tất cả các loại sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa có nguồn gốc từ Trung Quốc. Đây là đại họa lớn mà sức công phá của nó được các chuyên gia kinh tế so sánh “mạnh hơn nhiều so với vụ khủng hoảng đồ chơi do nhiễm chì năm 2007”
Rồi đổ bộ vào Việt Nam
“Cơn bão” melamine khi mới đổ bộ vào Việt Nam ban đầu cũng chưa thật sự làm người khác chú ý. Chỉ đến khi các cơ quan chức năng phát hiện thấy một số sản phẩm trong 22 doanh nghiệp sản xuất sữa/thực phẩm chứa melamine từ Trung Quốc nằm trên kệ hàng thì công chúng mới thực sự quan tâm. Rồi việc phát hiện sữa nguyên liệu được nhập từ Trung Quốc với số lượng lớn tại các kho công ty sản xuất và kinh doanh thực phẩm thì nỗi lo lắng đã trở nên nghiêm trọng. Tuy nhiên thông tin công bố sản phẩm nào an toàn thì lại rất nhỏ giọt, trong khi danh sách các sản phẩm dính melamine càng dài. Chính điều này làm cho người tiêu dùng hoang mang một số doanh nghiệp kinh doanh nghiêm túc như VINAMILK thì họ không đợi “nước đến chân mới nhảy”. Ngay khi báo chí đưa tin, công ty đã nhanh chóng rà soát lại các vấn đề liên quan đến nguyên vật liệu thu mua sữa tươi của các hộ nông dân và sữa nguyên liệu nhập khẩu.
Mặc dù tất cả các nguyên liệu đều nhập từ NewZeland, Châu Âu và Mỹ nhưng VNM cũng đã gửi ngay tất cả các mẫu sữa nguyên liệu nhập khẩu, kể cả nguyên liệu sữa tươi thu mua của nông dân và thành phần đi kiểm tra xét nghiệm và công ty đã nhanh chóng thông tin cho khách hàng về kết quả không chứa melamine trong những mẫu xét nghiệm. Động thái này được đông đảo các khách hàng hoan nghênh.
Cơn bão melamine rồi sẽ đi qua. Chỉ những doanh nghiệp luôn đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu mới có thể tiếp tục phát triển. Và thực tế là vậy, ít ra là đúng với VNM.
Viet bao (theo 24_h)
VNM có khả năng xác định và am hiểu xu hướng và thị yếu tiêu dùng. Điều này giúp cho VNM tập trung nỗ lực phát triển những sản phẩm cho các phân khúc thị trường có thể mang lại thành công cao.
3.2 Nghiên cứu và phát triển theo định hướng thị trường
Vinamilk có một đội ngũ tiếp thị và bán hàng có kinh nghiệm về phân tích và xác định thị hiếu và xu hướng tiêu dùng, đồng thời hỗ trợ các nhân viên bán hàng trực tiếp, những người hiểu rõ thị hiếu người tiêu dùng thông qua việc tiếp cận thường xuyên với khách hàng tại nhiều điểm bán hàng. Chẳng hạn, sự am hiểu về thị hiếu của trẻ em từ 6 đến 12 tuổi đã giúp VNM đưa ra thành công chiến lược tiếp thị mang tên Vinamilk Milk Kid vào tháng 5 năm 2007.
Kết quả của chiến lược tiếp thị này là Vinamilk Milk Kid trở thành mặt hàng sữa bán chạy nhất trong khúc thị trường trẻ em từ 6 đến 12 tuổi vào tháng 12 năm 2007.
Ngoài ra, Vinamilk còn có khả năng nghiên cứu và phát triển sản phẩm trên quan điểm nâng cao chất lượng sản phẩm và mở rộng dòng sản phẩm cho người tiêu dùng. Vinamilk có đội ngũ nghiên cứu và phát triển gồm 10 kỹ sư và một nhân viên kỹ thuật. Các nhân sự làm công tác nghiên cứu phối hợp chặt chẽ với bộ phận tiếp thị, bộ phận này liên tục cộng tác với các tổ chứ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bi Ti7875u Lu7853n Vinamilk xong.doc