Đề tài Môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất giấy của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập

1.Phân tích môi trường kinh doanh 3

1.1. Phân tích môi trường quốc tế 3

1.1.1. Ảnh hưởng của nền chính trị thế giới: 3

1.1.2. Các quy định pháp luật của các quốc gia, luật pháp các thông lệ quốc ế . 3

1.1.3. Ảnh hưởng của các ýêu tố kinh tế quốc tế: 4

1.2. Phân tích môi trường kinh tế quốc dân: 4

1.2.1. Nhân tố kinh tế : 4

1.2.2. Nhân tố luật pháp và quản lí nhà nước về kinh tế: 5

1.2.3. Nhân tố kĩ thuật- công nghệ: 6

1.2.4. Nhân tố tự nhiên 6

2.Phân tích môi trường cạnh tranh ngành: 7

2.1. Khách hàng: 7

2.2. Đối thủ cạnh tranh hiện tại: 8

2.3. Các đối thủ tiềm ẩn: 8

2.4. Sức ép từ nhà cung cấp: 9

2.5. Sản phẩm thay thế: 9

3.Tác động của môi trường nội bộ doanh nghiệp: 9

3.1. Tác động Marketing: 10

3.2. Tác động của khả năng sản xuất nghiên cứu và phát triển: 10

3.3. Nguồn nhân lực: 11

3.4. Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp: 11

1.Môi trường vĩ mô : 12

1.1. Môi trường quốc tế 12

1.2. Môi trường kinh tế quốc dân: 14

2.Môi trường cạnh tranh ngành: 16

2.1. Khách hàng: 16

2.2. Các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn và hiện tại: 17

2.3. Nguồn cung ứng nguyên vật liệu: 19

3.Môi trường nội bộ của các doanh nghiệp sản xuất giấy Việt Nam : 20

3.1 . Hoạt động Marketing: 20

3.2. Tác động của khả năng sản xuất, nghiên cứu và phát triển 21

3.3. Nguồn nhân lực của các doanh nghiệp sản xuất giấy: 22

1. Cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp sản xuất giấy Việt Nam : 23

1.1. Cơ hội: 23

1.2. Thách thức : 24

2. Một số kiến nghị : 26

 

 

 

doc32 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 3522 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất giấy của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
anh nghiệp để bíêt mình biết người qua đó các nhà quản trị chiến lược có cơ sở xác định nhiệm vụ đề xuất các mục tiêu hình thành các chiến lược nhằm thích nghi với môi trường kinh doanh Tác động Marketing: Marketing là quá trình kế hoạch hoá và thực hiện các ý tưởng liên quan đến việc hình thành xác định giá cả, xúc tiến và phân phối hàng hoá đến tay người tiêu dùng. Nội dung cụ thể của nó phụ thuộc vào các đặc điểm kinh tế- kĩ thuật của doanh nghiệp . Mục tiêu của nó là thoả mãn các nhu cầu mong muốn của khách hàng bên trong và bên ngoài doanh nghiệp, đảm bảo cung cấp sản phẩm đúng chất lượng thời gian, yêu cầu , giá cả Nó được coi như là con mắt của doanh nghiệp hiện nay, đóng vai trò rất quan trọng đối với các hoạt động của doanh nghiệp. Tác động của khả năng sản xuất nghiên cứu và phát triển: Khả năng sản xuất là nhân tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp . Khả năng sản xuất tập trung vào các vấn đề như năng lực sản xuất, quy mô cơ cấu trình độ kĩ thuậtNó tác động trực tiếp đến chi phí kinh doanh, thời hạn sản xuất đáp ứng nhu cầu về sản phẩm tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Hoạt động nghiên cứu và phát triển là hoạt động có mục đích sáng tạo ra sản phẩm dịch vụ mới nhằm khác biệt hoá sản phẩm cải tiến áp dụng các trang thiết bị hiện đại nhằm nâng cao năng suất Nếu doanh nghiệp quan tâm đúng mức và thích hợp các nhân tố trên sẽ nâng cao năng suất của doanh nghiệp, tạo ra những sự khác biệt về sản phẩm qua đó sẽ thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng nâng cao uy tín thương hiệu của doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh tốt. Nguồn nhân lực: Nguồn nhân lực là một trong các yếu tố rất quan trọng và quýêt định của mỗi doanh nghiệp. Trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất ra sản phẩm, dịch vụ. Chính vì vậy doanh nghiệp luôn cần chú trọng để đảm bảo số lượng lao động, lực lượng đội ngũ quản lý, tạo cho họ niềm tin vào doanh nghiệp, hứng khởi sáng tạo trong lao động quản lý thì doanh nghiệp chắc chắn sẽ thu được nhiều lợi ích như tăng năng suất, đảm bảo chất lượng sản phẩm, tiến độ sản phẩm Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp: Là tổng hợp các bộ phận khác nhau có mối liên hệ và quan hệ phụ thuộc , được chuyên môn hoá được giao những trách nhiệm quyền hạn nhất định được bố trìd theo từng cấp nhằm thực hiện chức năng quản trị doanh nghiệp. Tác động mạnh mẽ đến hoạt động lao động sáng tạo của đội ngũ lao động, đảm bảo sự cân bằng giữa doanh nghiệp với môi trường bên ngoài cũng như cân đối hiệu quả của môi trường bên trong doanh nghiệp, Chính vì vậy cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp không nên quá cồng kềnh tạo ra sự khó kiểm soát trong doanh nghiệp Tóm lại để quản lý doanh nghiệp có hiệu quả các nhà quản trị không thể chỉ quan tâm tới môi trường bên ngoài mà cần nắm bắt cốt lõi về các nguồn lực của doanh nghiệp cả về hữu hình và vô hình. Qua đó có các biện pháp thích hợp để tận dụng điểm mạnh hạn chế các điểm yếu của doanh nghiệp nhằm khai thác các cơ hội bên ngoài và hạn chế các đe doạ của thị trường mang lại. CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT GIẤY VIỆT NAM Ngành giấy Việt Nam trong 20 năm qua đã đạt tốc độ tăng trưởng hàng năm 15%-16%, sản lượng từ 80.000 tấn/năm đã tăng lên tới 824.000 tấn/năm. Năm 2005 khả năng đáp ứng tiêu dùng trong nước của toàn ngành giấy là 61,92%, trong đó giấy in báo đáp ứng 68,42%, giấy in và viết 89,29%, giấy bao bì (không tráng) 71,50%, giấy tráng 5,75% và giấy lụa 96,97%.Hiện nay sản xuất bột giấy ở Việt Nam mới đáp ứng được 37% nhu cầu, còn lại vẫn phải nhập khẩu. Có rất nhiều nguyên nhân của môi trường kinh doanh . Môi trường vĩ mô : Môi trường quốc tế Trước đây cơ chế kinh tế của nước ta là cơ chế đóng của các đơn vị kinh tế ít chịu ảnh hưởng của môi trường Nhưng khi Vịêt Nam mở cửa tham gia vào môi trường quốc tế đã tạo ra nhiều cơ hội cũng như thách thức đối với các doanh nghiệp của nước ta nói chung và các doanh nghiệp sản xuất giấy nói riêng. Ngành giấy là một trong những ngành được bảo hộ đầu tiên chịu áp lực cạnh tranh lớn khi bước vào hội nhập. Và thực tế hơn một tuần sau ngày áp dụng mức thuế mới theo AFTA, khoảng cách về giá giữa giấy nội và giấy ngoại đã kéo dài hơn.Trong các mặt hàng giấy đang được sản xuất trong nước hiện nay, hai loại giấy in và giấy viết từ nhiều năm nay luôn chiếm tỷ trọng cao. Chính vì vậy, từ bao lâu nay đây là hai mặt hàng trong ngành giấy được bảo hộ với mức thuế nhập khẩu khá cao 50%, làm cho hàng ngoại dù chất lượng khá cao cũng rất khó có thể cạnh tranh. Tuy nhiên, từ mốc thời điểm 1-7, khi mức thuế nhập khẩu được giảm xuống còn 20%, cuộc cạnh tranh về giá giữa giấy nội và giấy ngoại đã thật sự diễn ra không cân sức. Trong đó, thực chất là "cuộc chiến" giữa các nhà máy giấy trong nước với ngành giấy của hai nước Indonesia và Thái Lan. Bà Trịnh Mỹ Ngọc - giám đốc Công ty thương mại Khải Hoàn, một trong những doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng giấy có tầm cỡ ở TP Hồ Chí Minh - cho biết hiện nay giá loại giấy viết của Nhà máy giấy Tân Mai định lượng 58-80g/m2 có giá bán 13,5 triệu đồng/tấn. Trong khi đó cùng chủng loại này, giá giấy của Thái Lan và Indonesia (đã bao gồm tất cả loại thuế, phí) đang được chào bán chỉ dao động khoảng 12,7- 13 triệu đồng/tấn so với trước đây khoảng một tháng, giá giấy của họ trên 14 triệu đồng/tấn, và dự kiến sự chênh lệch về giá giữa giấy nội và giấy ngoại sẽ tiếp tục mở rộng. Ngoài ưu thế giá cạnh tranh, về mặt chất lượng giấy của Indonesia, Thái Lan cũng hơn hẳn giấy trong nước về độ sáng trắng hơn, hút ẩm thấp hơn... Và khi Việt Nam ra nhập tổ chức thương mại thế giới WTO thì các doanh nghiệp sản xuất giấy gặp rất nhiều khó khăn khi cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài khác. Trong một tương lai gần nếu các doanh nghiệp không có các biện pháp tích cực nhằm nâng cao chất lượng giấy hạ giá thành sản phẩm thì chúng ta rất dễ dàng đánh mất thị trường cho các đối thủ khác bởi các rào cản thương mại mang tính bảo hộ sẽ bị dỡ bỏ. Bên cạnh đó, môi trường đầu tư thông thoáng và cởi mở hơn, sẽ thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào sản xuất giấy. Những sản phẩm giấy có chất lượng cao, giá cả phù hợp sẽ có cơ hội phát triển, một số nhà máy giấy 100% vốn nước ngoài với quy mô trung bình 100.000 tấn/năm cũng sắp đi vào hoạt động...Điều này sẽ tạo ra khó khăn cho các cơ sở sản xuất giấy của Việt Nam. Nhất là với những cơ sở nhỏ, sản xuất manh mún, công nghệ lạc hậu và đặc biệt là các cơ sở sản xuất giấy bao bì sẽ không thể tồn tại được bởi chất lượng không đáp ứng được nhu cầu.Đặc biệt những biến động thường xuyên của thị trường thế giới đã tác động trực tiếp đến Việt Nam khoảng cuối năm 2007 những tháng giữa năm 2008 làm cho giá vật tư, nguyên liệu có những biến đổi lớn từng ngày và có những đột biến làm cho các doanh nghiệp giấy gặp rất nhiều khó khăn. Thứ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông Đỗ Quý Doãn cho biết: Khó khăn lớn nhất hiện nay là việc giá giấy tăng cao chưa từng thấy ở Việt Nam. Từ đầu năm đến nay đã có tới 6 lần tăng giá với tỉ lệ tăng lên tới gần 50%. Khu vực hoá và toàn cầu hoá là xu hướng tất yếu mà mọi doanh nghiệp, mọi ngành mọi chính phủ phải tính đến. Môi trường kinh tế quốc tế đã tạo ra cho các doanh nghiệp sản xuất giấy của Việt Nam những cơ hội và thách thức lớn. Môi trường kinh tế quốc dân: Trước những chính sách bình ổn kinh tế của chính phủ Việt Nam đã và đang mang lại hiệu quả đáng kể. Sự thành công của nền kinh tế Việt Nam sau hơn 20 năm đổi mới được đánh giá rất cao: Việt Nam đã chuyển mình để trở thành một trong những nền kinh tế có tốc độ tăng trường GDP bình quân hàng năm thuộc loại cao nhất thế giới (gần 7,5 %/năm) trong suốt 2 thập kỉ qua và là một quốc gia có tình hình chính trị an ninh ổn định đạt được những tiến bộ nhất định về xã hội giáo dục. Chính điều đó đã thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư trực tiếp vào Việt Nam : Theo Bộ Công nghiệp, các dự án do nhà đầu tư nước ngoài đang nghiên cứu hoặc chuẩn bị triển khai có tổng công suất không dưới một triệu tấn bột và gần 600.000 tấn giấy mỗi năm. Có thể kể ra một số dự án như : dự án của LEE & Man công suất 350.000 tấn giấy và 150.000 tấn bột, dự án của Vina Kraft 220.000 tấn giấy/năm và dự án của Sojitz, Nhật đang nghiên cứu khả thi có công suất 600.000 tấn bột giấy ở Tây Nguyên. Ngoài ra, còn hàng loạt dự án khác của các nhà đầu tư trong nước, gồm Tổng công ty Giấy Việt Nam (Vinapimex), Công ty Giấy Vĩnh Phú, Công ty Bao bì Phú Giang, Công ty Bình An... với công suất từ 50.000-250.000 tấn giấy, bột giấy cho mỗi dự án. Nền kinh tế Việt Nam tiềm ẩn những bất ổn do quá trình hội nhập sâu rộng với nền kinh tế toàn cầu, độ mở của nền kinh tế lớn với tổng kim ngạch xuất khẩu tương đương 170% GDP, chỉ số giá tiêu dùng có xu hướng tăng nhanh và cao hơn trước, lạm phát cũng tăng nhanh. Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến các doanh nghiệp giấy của Việt Nam, làm giá nguyên vật liệu, giá vật tư có những thay đổi lớn từng ngày và có những biến động đột biến làm doanh nghiệp Theo Bộ Công nghiệp, do cung lớn hơn cầu, tình hình tiêu thụ giấy in, giấy viết vẫn rất chậm, đặc biệt là giấy sản xuất trong nước. Bên cạnh đó, giá nguyên liệu đầu vào như bột giấy, xăng dầu... tăng cao, giá bán sản phẩm lại không tăng tương ứng. Ngành giấy Việt Nam hiện lại phải nhập khẩu một số lượng lớn giấy loại để làm nguyên liệu, trong khi giá giấy thế giới tiếp tục giữ ở mức cao. Chính việc nhập khẩu trên 325.000 tấn giấy (tăng 32% so với cùng kỳ) trong 7 tháng đầu năm đã gây ra sức ép cạnh tranh rất lớn. Đó là nguyên nhân khiến nhiều doanh nghiệp ngành giấy bị lỗ. 6 tháng đầu năm ngoái, các doanh nghiệp sản xuất giấy cũng gặp tình trạng tương tự. Do giá bột giấy trên thị trường thế giới tăng mạnh từ 60-100 USD/tấn, cùng với giá các nguyên liệu đầu vào sản xuất giấy cũng tăng đã làm cho nhiều doanh nghiệp (nhất là những doanh nghiệp phụ thuộc vào bột giấy nhập khẩu) gặp khó khăn. Về công nghệ, ngành giấy Việt Nam còn lạc hậu và ở trình độ rất thấp. Sản xuất bột giấy là khâu có ảnh hưởng mạnh nhất tới môi trường. trình độ công nghệ giấy hiện nay là rất thấp, đầu tư phân tán, quy mô nhỏ, thiết bị giấy ở các cơ sở ngoài một vài công ty lớn có thiết bị của G7, còn lại thiết bị chủ yếu mang thương hiệu Đài Loan, Trung Quốc. Năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh thấp, giá thành cao, chất lương không hoàn hảo. Thương hiệu, uy tín và khả năng cạnh tranh sản phẩm kém. Đội ngũ nhân lực có tỷ lệ đào tạo chính quy bài bản ít, năng lực quản lý, điều hành chưa cao, thiếu khả năng thích ứng với công nghệ mới và quy mô sản xuất lớn. Theo số liệu điều tra, hiện có khoảng 870.000ha rừng trồng sản xuất và 3,1 triệu ha đất có khả năng trồng rừng đủ điều kiện để phát triển ngành công nghiệp giấy Nhưng trên thực tế, vùng nguyên liệu giấy vẫn có năng suất, chất lượng thấp, hầu hết năng suất bình quân chỉ đạt 40-45m3/ha. Đó là do đất đồi núi không tập trung, địa bàn khó khăn, thường ở vùng sâu và xa..., dân trí thấp. Trồng rừng nguyên liệu giấy lại có chu kỳ kinh doanh dài, rủi ro lớn. Việc quy hoạch đất trồng rừng nguyên liệu giấy thường có sau khi đã quy hoạch các cây nông công, nghiệp khác.Tại Tổng công ty Giấy Việt Nam, rừng trồng nguyên liệu hiện chiếm tỷ lệ đáng kể trong chương trình phát trển rừng toàn quốc. Dự kiến đến 2010, tổng công ty phải trồng trên 600.000ha rừng, chiếm 60% tổng diện tích rừng sản xuất cả nước phải nhập những giống cây có hàm lượng bột cao, chất lượng tốt trên cơ sở điều kiện tự nhiên tương đồng với Việt Nam. Các ảnh hưởng của nhân tố kinh tế, nhân tố luật pháp và quản lý nhà nước về kinh tế đã tạo được cho doanh nghiệp sản xuất giấy Việt Nam một môi trường kinh doanh lành mạnh, thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh giấy. Bên cạnh đó thì các yếu tố về kĩ thuật công nghệ, điều kiện tự nhiên đã và đang ảnh hưởng rất lớn đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất giấy của Việt Nam. Môi trường cạnh tranh ngành: Trong môi trường ngành em xin nêu thực trạng của các doanh nghiệp sản xuất giấy của Việt Nam theo mô hình lực lượng của M.Porter về khách hàng, đối thủ cạnh tranh trong ngành, về nhà cung cấp nguyên liệu. Khách hàng: Năm 2006, sản lượng của ngành giấy đạt 997,4 ngàn tấn, tăng 10,2% so với năm 2005. Tuy nhiên do nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm giấy tăng mạnh (khoảng 1,57 triệu tấn) nên để đáp ứng nhu cầu, ngành giấy đã tích cực mở rộng, xây dựng các cơ sở mới, gia tăng sản lượng. Hiệp hội Giấy cũng dự báo, nhu cầu giấy tiêu dùng năm 2009 sẽ lên tới 2,7 triệu tấn, tăng 21% so với năm 2008. Trong khi đó, năng lực sản xuất dù tăng tới 24% nhưng cũng chỉ đạt 1,617 triệu tấn. Như vậy, để đáp ứng nhu cầu, ngành Giấy sẽ phải nhập khẩu trên 1 triệu tấn giấy, tăng khoảng 16%, nhập khẩu 191.000 tấn bột, tăng 19,31%. Hiện nay, ngành giấy chỉ mới đáp ứng được 71,9% nhu cầu về in báo, 88,4% giấy in và viết, 55% làm bao bì lớp mặt, 43,5% làm bao bì lớp giữa, 7,3% giấy tráng phấn, 97,6% giấy tissue và 100% giấy vàng mã, còn lại phải nhập khẩu. Trước điều kiện hội nhập nền kinh tế thế giới, các doanh nghiệp giấy Việt Nam đang đứng trước nguy cơ mất ngay các khách hàng nội địa do yêu cầu về chất lượng của giấy cũng như giá thành rẻ. Để đáp ứng những đòi hỏi của khách hàng các doanh nghiệp đã có những biện pháp thích hợp như công ty giấy Tân Mai với chất lượng giấy in báo truyền thống, chiếm khoảng 45% trong tổng sản lượng của Công ty và luôn tự hào là sản phẩm giấy in báo duy nhất được sản xuất tại Việt Nam với chất lượng in tương đương giấy báo cùng loại trong khu vực. Ngoài giấy in báo, Tân Mai còn sản xuất một số sản phẩm khác như: giấy in, giấy viết, giấy photocopy với các độ trắng từ 80-95ISO và cung cấp hơn 45.000 tấn cho thị trường trong nước, riêng dòng sản phẩm giấy trắng cao cấp 90-95ISO chuyên dùng sản xuất các ấn phẩm cao cấp được thị trường đánh giá rất cao về chất lượng và đang thay thế dần nguồn sản phẩm giấy cao cấp ngoại nhập. Sản phẩm giấy Photocopy văn phòng của Tân Mai xuất hiện khắp các gian hàng giấy văn phòng phẩm tại hệ thống siêu thị Metro cả nước. Ngoài ra thông qua các nhà chuyên sản xuất giấy tập văn phòng, Giấy Tân Mai cũng được xuất khẩu qua Mỹ dưới hình thức tập vở Ngoài ra các doanh nghiệp sản xuất giấy khác như Tổng công ty giấy Bãi Bằng cũng có rất nhiều biện pháp để nâng cao chất lượng giấy về độ trắng, độ dày, đồng thời giảm chi phí kinh doanh nhằm hạ giá thành sản phẩm thoả mãn không chỉ người tiêu dùng trong nước mà còn cả thị trường thế giới. Các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn và hiện tại: Các doanh nghiệp sản xuất giấy của Việt Nam đang đứng trước rất nhiều đối thủ cạnh tranh không chỉ trong và ngoài nước. Khi Việt Nam gia nhập WTO, rất nhiều dự án lớn của các tập đoàn giấy hàng đầu thế giới đã vào Việt Nam xem đây là một thị trường hết sức tiềm năng. Nếu như từ 2000 đến 2006, mới chỉ có một công ty 100% vốn FDI là Công ty New Toyo (Nhật Bản) đầu tư vào Việt Nam thì trong hai năm qua, nhiều dự án khởi công, góp phần đưa ngành này đã cân đối hơn giữa bột và giấy; giữa giấy thành phẩm thông dụng và giấy phục vụ sản xuất công nghiệp. tháng 9/2006 Công ty Chánh Dương (Đài Loan) đã đưa dây chuyền sản xuất với công suất 100 nghìn tấn giấy bao bì/năm đi vào hoạt động. Tiếp đó, ngày 5/7/2007, có thêm một dự án của Thái Lan động thổ và ngày 6/8/2007, khởi công dự án Lee & Man (Hồng Công) được trên diện tích 200 ha tại Khu công nghiệp Sông Hậu, tỉnh Hậu Giang. Dự án này được coi là lớn nhất từ trước tới nay với tổng mức đầu tư 1,2 tỷ USD. Giai đoạn I, dự án cho sản lượng 330 nghìn tấn bột tẩy trắng và 420 nghìn tấn giấy mỗi năm. Đồng thời, cũng trong 2007, Chính phủ đã cho phép Nhà máy giấy Bãi Bằng mở rộng giai đoạn II với công suất 250 nghìn tấn bột giấy/năm. Ngoài các dự án trên, còn có hàng loạt dự án khác đã khởi công hoặc cấp chứng nhận đầu tư. Trong đó, phải kể đến dự án Vina Kraff 220 nghìn tấn giấy/năm, dây chuyền máy seo 150 nghìn tấn/năm của giấy An Bình. Đến năm 2008 hàng lạot dự án được thực hiện như: Dự án nâng cấp 2 máy xeo giấy hiện nay tăng công suất lên 30% dự kiến hoàn thành năm 2009; Dự án Bột tái sinh khử mực (DIP) của Cty Giáy Tissue Sông Đuống sẽ hoàn thành tháng 10/2008. Cty Giấy Tân Mai cũng đang có kế hoạch đầu tư các Nhà máy sản xuất bột giấy và giấy tại các tỉnh Kon Tum, Lâm Đồng, Quảng Ngãi và Đồng Nai có tổng công suất 480.000 tấn giấy và 430.000 tấn bột/năm với tổng vốn đầu tư thực hiện cả 4 dự án khoảng 6.070 tỷ đồng. Cụ thể: Dự án đầu tư Nhà máy bột giấy và giấy Tân Mai - Tây Nguyên công suất 130.000 tấn giấy, 100.000 tấn bột giấy hoàn thành năm 2012; Nhà máy giấy Tân Mai - Miền Đông công suất 150.000 tấn giấy in báo/năm dự kiến năm 2010 sẽ hoàn thành; Dự án Nhà máy bột giấy Tân Mai - Lâm Đồng công suất 200.000 tấn bột dự kiến năm 2010 sẽ hoàn thành. Dự án Nhà máy bột giấy và giấy Tân Mai – Quảng Ngãi công suất 200.000 tấn giấy và 130.000 tấn bột sẽ hoàn thành năm 2011. Đặc biệt, Cty TNHH Lee & Man Hậu Giang cũng đang đầu tư nhà máy công suất 330.000 tấn bột, 420.000 tấn giấy làm bao bì. Cty CP giấy An Hòa đầu tư dây chuyền sản xuất 130.000 tấn bột; Cty CP giấy Sài Gòn - Bình Định công suất 140.000 tấn bột; Cty CP Giấy và Bột giấy Việt - Lào - Hà Tĩnh công suất 130.000 tấn bột/năm. Các nhà máy đều đi vào hoạt động năm 2010 và rất nhiều dự án khác. Riêng Tập đoàn APP (nhà máy sản xuất giấy lớn thứ 3 Châu Á) đang xin được đầu tư nhà máy sản xuất bột công suất 1 triệu tấn/năm kết hợp vói trồng rừng nguyên liệu Một số dự án khác đang trong giai đoạn nghiên cứu khả thi như Nhà máy Giấy Sài Gòn sản xuất giấy tissue và giấy bao bì, tráng phấn, giấy bao xi măng; dự án giấy Sojitz của Nhật Bản có công suất 600 nghìn tấn/năm kết hợp tạo vùng nguyên liệu ở Lào và Tây Nguyên...  Các doanh nghiệp sản xuất giấy của Việt Nam đang bị mất thị phần trong nước do chất lượng của giấy cũng như giá thành khó có thể cạnh tranh với các đối thủ nước ngoài. Có thể thấy rõ qua bảng sau: Sản lượng, nhập khẩu, thị phần của ngành giấy Việt Nam trên thị trường nội địa (2001 - 2005) Năm 2001 2002 2003 2004 2005 Sản lượng 420.107 538.213 642.000 753,19 824.000 Nhập khẩu 290.000 371.551 425.000 484.000 657.000 Thị phần 0,5916 0,5916 0,6017 0,6032 0,5564 ( Nguồn Tổng Công ty giấy Việt Nam ) Tóm lại trong điều kiện hội nhập,mở cửa thị trường giảm các loại thuế,các chính sách hỗ trợ của chính phủ thì các doanh nghiệp sản xuất giấy của Việt Nam đang gặp rất nhiều đối thủ cạnh tranh lớn mạnh trên thị trường trong và ngoài nước. 2.3. Nguồn cung ứng nguyên vật liệu: Ngành giấy Việt Nam đang gặp khó khăn lớn, đó là mất cân đối nghiêm trọng giữa khâu sản xuất bột giấy và sản xuất giấy. Hiện nay, tổng công suất sản xuất giấy là 1.166.550 tấn/năm, trong khi đó tổng công suất sản xuất bột giấy chỉ đạt 312.830 tấn/năm. Như vậy, năng lực sản xuất bột giấy chỉ bằng 27% so với năng lực sản xuất. Năm 2005, toàn ngành giấy sản xuất được 250.000 tấn bột giấy, 824.000 tấn giấy và phải nhập khẩu 129.000 tấn bột giấy, 650.000 tấn giấy. Trong khi đó, giá bột giấy trên thị trường thế giới biến động rất khó lường gây bị động cho các doanh nghiệp sản xuất giấy của nước ta. Theo Tổng công ty Giấy Việt Nam (Vinapimex), thời gian qua giá bột liên tục biến động và hiện đang đứng ở mức cao, tương đương gần 17 triệu đồng/tấn. Diễn biến này tạo thuận lợi cho một số doanh nghiệp tự sản xuất được bột giấy trong nước với giá rẻ. Một cán bộ của Vinapimex nói: “Nhờ đó mà các công ty giấy Tân Mai, Bãi Bằng đã thanh toán hầu hết lượng giấy tồn kho trước đây”. Nhưng nó lại gây không ít khó khăn cho các công ty phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu. “Giá nguyên liệu đầu vào cao như vậy, nhiều doanh nghiệp sẽ không thể chịu đựng nổi khi mà mặt bằng giá giấy viết, giấy in thành phẩm ở trong nước hiện chỉ hơn 13 triệu đồng/tấn. Theo Hiệp hội Giấy Việt Nam năm 2007 giá bột giấy tăng trên 15% so với năm 2006, trong khi đó giá giấy thành phẩm chỉ tăng khoảng 5%.Theo ông Vũ Ngọc Bảo, Tổng Thư ký Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam, mặc dù năm 2008 sản xuất giấy cả nước tăng trưởng cao nhất trong vòng 20 năm qua (tăng 18% so với năm 2007 trong khi năm 2007 đã tăng 16,84%) nhưng do nhu cầu tiêu thụ mạnh nên ngành giấy vẫn phải nhập siêu khá cao. Ứớc tính năm 2008 cả nước sẽ nhập khẩu 160.000 tấn bột giấy và 1.093.300 tấn giấy, tăng lần lượt là 45% và 27% so với năm 2007. Do vậy, tương lai của những đơn vị lệ thuộc hoàn toàn vào nguồn bột nhập khẩu càng trở nên bấp bênh hơn. Hiện nay, lượng nguyên liệu sản xuất trong nước mới đáp ứng được hơn một phần ba nhu cầu trong nước, chủ yếu tập trung vào hai công ty Tân Mai và Bãi Bằng. Các chuyên gia trong ngành giấy cho rằng, ngành giấy sẽ khó mà phát triển chừng nào chưa khắc phục được tình trạng phụ thuộc này. Bên cạnh đó doanh nghiệp chưa có các biện pháp kích thích người dân đầu tư trồng rừng. Vì thế mới dẫn đến thực trạng là “nguyên liệu ngành giấy chạy qua chế biến gỗ” hay có những nơi chuyển qua trồng cao su vì trồng cây nguyên liệu giấy bán cho nhà máy thu nhập tổng cộng 25 triệu đồng/ha, trong đó chi phí đầu tư cho cả chu kỳ cũng xấp xỉ 20 triệu đồng. Thế nhưng, nếu đem trồng cao su sau 6 năm đưa vào khai thác thì cứ mỗi năm sau đó đã có thu nhập 35 triệu đồng/ha”. Tóm lại các doanh nghiệp sản xuất chưa tự chủ được nguồn nguyên liệu đầu vào dẫn đến khó khăn về nhập khẩu trong tình hình kinh tế hiện nay. Các nhân tố thuộc môi trường cạnh tranh ngành đã có những tác động tích cực và tiêu cực đến sự phát triển của các doanh nghiệp sản xuất giấy trong nước đem lại cho doanh nghiệp những cơ hội cũng như đứng trước những thách thức khi mà Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO. Môi trường nội bộ của các doanh nghiệp sản xuất giấy Việt Nam : 3.1 . Hoạt động Marketing: Điểm qua toàn bộ các doanh nghiệp sản xuất giấy các loại tại Việt Nam, chúng ta có thể thấy được ngay rằng hầu như toàn bộ các đơn vị này đều không có bộ phận marketing riêng biệt và chuyên nghiệp. Nhìn lại chặn đường phát triển của ngành giấy Việt Nam nói chung và của từng doanh nghiệp nói riêng thì chúng ta cũng ít nhiều thông cảm với tình trạng này. Nếu trước đây, các doanh nghiệp luôn phải vật lộn từng ngày để tiêu thụ khi chất lượng thấp nhưng giá bán lại cao. Muốn tồn tại, trước hết doanh nghiệp phải tìm kiếm nguyên vật liệu đầu vào giá rẻ, từng bước ổn định chất lượng và tạo mối quan hệ than thiết với khách hàng. Nhưng những năm gần đây, tình hình đã đổi chiều khi lượng sản xuất không đủ để giao cho khách hàng và các nhà máy luôn trong tình trạng nợ khách hàng. Và cứ như vậy, vai trò của marketing đã không được chú trọng trong công tác sản xuất – kinh doanh. Theo nhận định của một số chuyên gia thì Marketing sẽ chiếm một vị trí tối quan trọng trong sự sống còn của các doanh nghiệp ngành giấy, vì bộ phận này sẽ có nhiệm vụ đi trước từ 10 – 15 năm và giúp định hướng thị trường, khách hàng cho từng doanh nghiệp, tránh những rủi ro trong đầu tư. Như vậy ngành giấy Việt Nam hiện nay đang còn thiếu “đôi mắt” và chúng ta có nhìn nhận để đôi mắt này hoạt động một cách tích cực, hiệu quả hay không còn phụ thuộc vào từng doanh nghiệp, từng tư duy cải tiến, đổi mới. 3.2. Tác động của khả năng sản xuất, nghiên cứu và phát triển Đã từ lâu nay, trong ngành giấy vẫn diễn ra một nghịch lý là trong khi hàng năm nước ta xuất khẩu hàng trăm nghìn tấn mảnh gỗ nguyên liệu giấy mang lại giá trị thấp, thì lại phải bỏ ra một lượng lớn nguồn ngoại tệ để nhập khẩu bột giấy và giấy. Năm 2007, cả nước phải nhập khẩu hơn 820 nghìn tấn giấy các loại, tăng 16% so với năm 2006 và trên 130 nghìn tấn bột giấy. năm 2008 lượng giấy nhập khẩu sẽ lên tới khoảng 1 triệu tấn. Tính đến hết tháng 7/2008, cả nước đã nhập khẩu 118 nghìn tấn bột giấy và 585 nghìn tấn giấy các loại. Tuy nhiên, các loại giấy in, viết, giấy in báo vẫn không đáp ứng nổi nhu cầu. Nhìn chung, cho đến nay, ngành công nghiệp giấy và bột giấy của Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế cả về công suất, thiết bị và trình độ công nghệ, nhất là công nghệ tự động hóa trong sản xuất còn kém xa so với các nước trong khu vực và trên thế giới nên chưa đủ khả năng cạnh tranh. Hiện nay, khó khăn lớn nhất của ngành sản xuất giấy nước ta là mất cân đối nghiêm trọng giữa khâu sản xuất bột giấy và sản xuất giấy. Năng lực sản xuất bột giấy mới chỉ đáp ứng được 1/2 nhu cầu sản xuất giấy. Do đó, ngành công nghiệp giấy luôn phải phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu và giá cả bột giấy. Bột giấy nhập khẩu và các vật tư khác dùng sản xuất giấy tăng khoảng 15-20% và lãi suất vay vốn tín dụng hơn 20%, trong khi đó, giá bán giấy thành phẩm chỉ tăng từ 5-10% nên đã làm ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành giấy. Một số doanh nghiệp lớn của chúng ta đã chú trọng tới công tác nghiên cứu và phát triển thị trường và sản phẩm nhằm nâng cao uy tín của thương hiệu giấy Việt Nam như công ty giấy Sài Gòn đã thực hiện nhiều công tác thị trường hịên đại, áp dụng nhiều biện pháp đồng bộ, đồng thời nghiên cứu thị trường quảng bá hình ảnh tham dự nhiều hội chợ hàng chất lượng cao xây dựng các mạng lưới phân phối, đại lý hiệu quả trên toàn quốc. Công ty Tân Mai là công ty giấy lớn thứ 2 ở Việt Nam (sau Bãi Bằng), sản lượng một năm vào khoảng 60 ngh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc5996.doc
Tài liệu liên quan