Mở đầu 1
Phần I: Cơ sở lý luận về pháp luật và doanh nghiệp ngoài quốc doanh. 3
1. Lý luận chung về pháp luật. 3
1.1. Khái niệm và bản chất của pháp luật. 3
1.2. Vai trò của pháp luật. 4
2. Doanh nghiệp ngoài quốc doanh và vị trí của nó trong nền kinh tế nước ta. 5
2.1. Doanh nghiệp ngoài quốc doanh. 5
2.2. Các hình thức của doanh nghiệp ngoài quốc doanh. 6
2.3. Vị trí và vai trò của doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong nền kinh tế nước ta. 9
Phần II: Thực trạng môi trường pháp luật của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở nước ta hiện nay. 12
1. Quá trình đăng ký kinh doanh và các thủ tục trước khi đi vào hoạt động của doanh nghiệp. 13
2. Quá trình hoạt động của doanh nghiệp sau khi thành lập. 16
2.1. Huy động vốn. 16
2.2. Đất đai và giấy phép xây dựng. 18
2.3. Thuế 21
2.4. Một số vấn đề tồn tại khác 24
3. Nhận xét 25
Phần III: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện môi trường pháp luật của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở nước ta hiện nay. 26
1. Về hệ thống pháp luật. 26
1.1. Hoàn thiện và ổn định hệ thống pháp luật. 26
1.2. Nâng cao hiệu lực thực thi pháp luật. 27
1.3. Xây dựng hành lang pháp lý về cạnh tranh và độc quyền. 28
2. Về một số chính sách chủ yếu. 29
2.1. Chính sách tín dụng. 29
2.2. Chính sách đất đai. 30
2.3. Chính sách thuế. 32
Kết luận 34
36 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1260 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Môi trường pháp luật của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở Việt Nam hiện nay - Thực trạng và một số kiến nghị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
người được làm những gì mà pháp luật không cấm. Luật đã quy định rõ ràng, cụ thể một số thủ tục liên quan đến quá trình thành lập và đăng ký kinh doanh, bãi bỏ một số đòi hỏi mà doanh nghiệp thường khó đáp ứng vào lúc thành lập, đồng thời đặt ra một số đòi hỏi đối với các cơ quan có thẩm quyền liên quan đến việc đăng ký kinh doanh. Nhờ vậy thủ tục thành lập doanh nghiệp đã trở nên thuận tiện và đơn giản hơn rất nhiều.
Sau hơn 2 năm thi hành Luật Doanh nghiệp (tính đến 1-5-2002) đã có 42576 doanh nghiệp mới đăng ký thành lập với số vốn mới đăng ký xấp xỉ 50.000 tỷ đồng, đồng thời tạo ra khoảng 700.000 chỗ làm việc mới. Các doanh nghiệp cũng tăng thêm đầu tư, mở rộng thêm qui mô và địa bàn kinh doanh dưới nhiều hình thức như mở thêm chi nhánh, văn phòng đại diện, bổ xung thêm vốn đầu tư...(cả nước đã có khoảng 9200 chi nhánh và 900 văn phòng đại diện đăng ký thành lập). Bên cạnh sự gia tăng nhanh chóng về số lượng doanh nghiệp thì các ngành nghề kinh doanh được đăng ký cũng đa dạng và phong phú hơn cũ rất nhiều. Đa số doanh nghiệp đã nhận thức được sự thay đổi về quyền kinh doanh và nhanh chóng phát huy sáng kiến, tận dụng các cơ hội kinh doanh trên nguyên tắc được kinh doanh tất cả những gì mà pháp luật không cấm.
Cái được lớn nhất của Luật doanh nghiệp là đã tạo bước đột phá trong việc cải cách thủ tục hành chính trong quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp ở nước ta. Trong 2 năm qua, các cơ quan Nhà nước đã bãi bỏ 175 loại giấy phép khác nhau (tức khoảng 44% tổng số giấy phép kinh doanh đã tồn tại trong nền kinh tế), thể hiện sự thay đổi căn bản về tư duy và phương thức quản lý nhà nước theo hướng chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm, tách bạch rõ quyền SX-KD của doanh nghiệp với hoạt động quản lý của Nhà nước.
Tuy nhiên theo các doanh nghiệp, vẫn còn nhiều trở ngại trong quá trình thành lập doanh nghiệp cần phải giải quyết. Đó là:
- Hiện vẫn còn thiếu các thông tin cần thiết vầ hướng dẫn rõ ràng về thủ tục đăng ký kinh doanh. Thêm vào đó, vẫn chưa có một văn bản chi tiết hoá những nghành nghề và lĩnh vực đòi hỏi vốn pháp định. Nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tìm kiếm những văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động kinh doanh phải có giấy phép kinh doanh chuyên ngành, một số khác thì phải mất thêm thời gian đến sở kế hoạch và đầu tư để tra cứu tên doanh nghiệp đã thành lập trước đó nhằm tránh sự trùng lặp.
- Các doanh nghiệp cho biết vẫn còn ít nhất hai vấn đề cần được bổ xung trong các qui định đăng ký kinh doanh hiện hành là: không có hướng dẫn đăng ký kinh doanh cho một số doanh nghiệp thành lập từ hộ kinh doanh hay doanh nghiệp tư nhân và quy định về những giấy tờ cần trình khi một đại diện nộp hay nhận đơn đăng ký kinh doanh.
- Một số cán bộ làm thủ tục ở Sở Kế hoạch và Đầu tư còn quá phụ thuộc vào bản “điều lệ mẫu” do Sở cung cấp và không dễ dàng chấp nhận các bản điều lệ do người nộp đơn đăng ký kinh doanh soạn thảo mà không giống điều lệ mẫu. Ngoài ra, một số doanh nghiệp phàn nàn rằng thay vì thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn về những sai sót trong đơn đăng ký kinh doanh như quy định, cán bộ Sở Kế hoạch và Đầu tư thường chỉ xem qua đơn và yêu cầu doanh nghiệp đem về sửa một vài lỗi nhỏ.
- Thời gian chờ đợi để doanh nghiệp hoàn thành thủ tục khắc dấu và có được con dấu là lâu. Theo một cuộc điều tra thì khoảng thời gian để nhận được con dấu dao động từ 1 đến 50 ngày, trung bình là 12 ngày. Điều hiển nhiên là các cơ sở khắc dấu này rất nhiều việc và do vậy thường lỡ hẹn trong việc giao dấu. Ngoài ra, để có thể nhận được con dấu sớm hơn các doanh nghiệp phải bỏ ra thêm một khoản là” chi phí làm thêm giờ”. Trong một số trường hợp , khoản chi phí này cao gấp 2-3 lần so với khoản chi phí khắc dấu thực sự.
- Thủ tục đăng ký mã số thuế và mua hoá đơn thuế giá trị gia tăng là rất phiền toái đối với các doanh nghiệp. Hiện không có những hướng dẫn hay chỉ dẫn thống nhất, rõ ràng cho thủ tục đăng ký mã số thuế. Mỗi cơ quan, nhân viên thuế điạ phương có những yêu cầu và cách giải thích riêng về tính cần thiết của một loaị giấy tờ nào đó. Thậm chí một vài doanh nghiệp phải trình bày những giấy tờ bổ xung quyết định “bổ nhiệm giám đốc” hay thoả thuận thuê văn phòng để có thể mua được hoá đơn thuế giá trị gia tăng
Bên cạnh đó, nhận thức và chỉ đạo Luật Doanh nghiệp trong không ít cơ quan thuộc hệ thống cơ quan nhà nước, nhất là ở cấp chính quyền địa phương còn thụ động, chưa đầy đủ và kém nhiệt tình, thậm chí có nơi còn trì hoãn, làm trái. Cho đến nay vẫn còn một số văn bản quan trọng liên quan đến triển khai Luật doanh nghiệp chưa được ban hành. Một số nơi đang làm trái với qui định của Luật doanh nghiệp bằng cách ra lệnh tạm ngừng hoặc không cấp đăng ký kinh doanh đối với một số ngành nghề không thuộc đối tượng cấm kinh doanh, đặt thêm các thủ tục hoặc yêu cầu nộp thêm hồ sơ giấy tờ trái qui định của Luật, không cấp hoặc yêu cầu rút giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp đang cạnh tranh với doanh nghiệp nhà nước tạo ra sự bất bình đẳng về cơ hội kinh doanh, làm mất đi cơ hội kinh doanh của nhiều doanh nghiệp. Các cơ quan Nhà nước cũng chưa thiết lập được hệ thống lý lịch tư pháp phục vụ cho việc quản lý Nhà nước, trong đó có xác minh nhân thân người thành lập doanh nghiệp để thực hiện qui định về những đối tượng không được quyền thành lập doanh nghiệp (Điều 9- Luật doanh nghiệp) dẫn đến có một số đối tượng bị cấm thành lập doanh nghiệp nhưng vẫn thành lập, một số doanh nghiệp đăng ký mà không hoạt động hoặc hoạt động tại địa điểm khác nơi đăng ký kinh doanh.
Như vậy, bên cạnh những thay đổi theo hướng thuận lợi, đơn giản hơn thì quá trình đăng ký kinh doanh và các thủ tục hành chính trước khi đi vào hoạt động của doanh nghiệp vẫn còn nhiều bất cập, gây khó khăn cho các nhà đầu tư đòi hỏi cần nhanh chóng giải quyết để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp.
2. Quá trình hoạt động của doanh nghiệp sau khi thành lập.
Sau khi được thành lập, doanh nghiệp bắt đầu đi vào hoạt động sản xuất-kinh doanh. Trong giai đoạn này, các yếu tố đầu vào như vốn, đất đai, thông tin …là rất quan trọng đối với doanh nghiệp. Tuy nhiên, đây cũng là các lĩnh vực mà còn nhiều bất cập, hạn chế sự phát triển của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh hiện nay.
2.1. Huy động vốn
Vốn là một yếu tố sản xuất rất quan trọng của doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh thì nguồn vốn của bản thân doanh nghiệp là rất hạn chế, chủ yếu là các nguồn huy động từ bên ngoài trong dó vốn từ ngân hàng và các tổ chức tín dụng là nguồn mà các doanh nghiệp trông đợi nhất.
Mặc dù trong những năm qua, chính sách tín dụng đã có nhiều thay đổi theo hướng tạo điều kiện hơn cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong việc tiếp cận các nguồn vốn của ngân hàng song qua các cuộc điều tra gần đây cho thấy vốn vẫn là khó khăn cơ bản đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Những khó khăn này bao gồm:
Các doanh nghiệp nhà nước được ưu đãi hơn các doanh nghiệp tư nhân trong việc vay vốn ngân hàng, đặc biệt là trong các các quy định về thế chấp. Doanh nghiệp nhà nước với sự bảo lãnh từ cơ quan chủ quản có thể vay mà không cần cầm cố hay thế chấp một cách dễ dàng. Hơn nữa do chính sách tín dụng còn nhiều bất cập, hệ thống tài chính trung gian chưa phát triển, các doanh nghiệp nhà nước lập ra là tức khắc được quyền đòi cấp vốn, ngân hàng cho vay, nợ đến hạn chưa trả thì được khoanh nợ, giãn nợ.
Đối tượng
Năm 2000
6 tháng đầu năm 2001
Doanh nghiệp ngoài quốc doanh
10.78%
4.5%
Doanh nghiệp nhà nước
52%
47%
Đối tượng khác
37.22%
48.5%
Nguồn: Tạp chí Kinh tế phát triển7/2001
Hình 3: Tỷ lệ tín dụng của các ngân hàng dành cho các doanh nghiệp
Điều kiện để được vay vốn từ ngân hàng mà không cần thế chấp là rất phức tạp đối với các doanh nghiệp. Nếu đúng theo các quy định đó thì các doanh nghiệp mới thành lập, các doanh nghiệp chưa từng vay vốn ngân hàng sẽ bị loại ra khỏi đối tượng được vay vốn không cần thế chấp. Nói cách khác, chính các doanh nghiệp rất cần vay vốn, cần sự hỗ trợ từ phía ngân hàng lại bị gạt ra ngoài.
Việc vay mượn lại phụ thuộc vào tài sản thế chấp, đây là khó khăn chủ yếu đối với các doanh nghiệp trong việc tiếp cận nguồn vốn từ ngân hàng. Vì không có cơ quan, tổ chức nào chịu trách nhiệm để đánh giá tài sản thế chấp nên những hoạt động này được thực hiệnchính bởi ngân hàng. Điều này dẫn đến vấn đề là ngân hàng có xu hướng muốn đánh giá thấp tài sản của doanh nghiệp, không sát với giá trị thực của tài sản theo giá thị trường do đó tạo ra sự thua thiệt cho các doanh nghiệp. Hơn thế nữa, trang thiết bị và hàng tồn kho của doanh nghiệp cũng không được ngân hàng chấp nhận thế chấp.
Những khó khăn trên đã buộc nhiều doanh nghiệp ngoài quốc doanh phải vay từ thị trường tài chính không chính thức, nơi có tỷ lệ lãi suất cao và thời hạn vay ngắn. Điều này làm cho chi phí sản xuất tăng, các doanh nghiệp khó có thể đổi mới trang thiết bị, công nghệ dẫn tới sức cạnh tranh của doanh nghiệp là rất thấp.
2.2. Đất đai và giấy phép xây dựng
Đất đai là một yếu tố sản xuất không thể thiếu của mỗi doanh nghiệp. Để đầu tư sản xuất trước hết các doanh nghiệp phải có một quỹ đất nhất định. Nói chung quỹ đất dùng cho sản xuất - kinh doanh là không nhỏ. Trên mảnh đất của mình các doanh nghiệp sẽ tiến hành xây dựng nhà xưởng, đầu tư máy móc trang thiết bị và đi vào hoạt động sản xuất - kinh doanh. Do đó, nếu quỹ đất của mỗi doanh nghiệp là ổn định thì quá trình sản xuất - kinh doanh sẽ nhanh chóng được tiến hành và phát huy hiệu quả. Trên thực tế, không phải doanh nghiệp nào cũng may mắn có được quỹ đất đáp ứng được nhu cầu và ổn định trong quá trình hoạt động, đặc biệt là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh
a.Về thủ tục xin giao đất hoặc cho thuê đất đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Theo điều 13 của nghị định 12/2000/NĐ-CP ngày 5-5-2000 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ xung một số điều về qui chế quản lý đầu tư và xây dựng ban kèm theo nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 8-7-1999 của Chính phủ đối với các dự án sản xuất - kinh doanh của tư nhân, tổ chức kinh tế không phải là DNNN có yêu cầu giao đất hoặc thuê đất thì chủ đầu tư phải có đơn đề nghị kèm theo dự án sản xuất - kinh doanh đã được chấp thuận về địa điểm, diện tích đất cần có của dự án và làm thủ tục giao đất hoặc thuê đất theo qui định của pháp luật về đất đai hiện hành.
Trên thực tế, việc thuê đất lại là một quá trình hết sức phức tạp, đặc biệt là ở các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh...
Khó khăn đầu tiên khi các doanh nghiệp quốc doanh đi thuê đất là các thủ tục quá phiền hà và rắc rối. Hiện không có một cơ quan chuyên trách nào quản lý các vấn đề liên quan đến đất đai. Do vậy, doanh nghiệp phải chờ phê duyệt của rất nhiều cơ quan quản lý địa phương.
Theo số liệu từ một chuyên đề nghiên cứu tư nhân, để thuê được đất, doanh nghiệp phải chờ từ 3 đến 8 tháng. Một số doanh nghiệp nói rằng họ phải chờ lấy “dấu đỏ” của hơn 20 bộ phận khác nhau. Tất nhiên đi kèm với nó sẽ có nhiều khoản chi phí không chính thức tương ứng với mỗi con dấu.
Một minh chứng cho việc rườm rà, phức tạp của các thủ tục liên quan đến đất đai là: Luật đất đai quy định điều kiện để được Nhà nước giao đất, cho thuê đất là dự án đã được cấp có thẩm quyền “phê duyệt”. Trong khi Qui chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo nghị định 52/1999/NĐ-CP ngày 08-7-1999 của chính phủ quy định dự án của các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh do chủ đầu tư tự quyết định.
Ngay cả nghị định 12/2000/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi bổ xung một số điều của qui chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo nghị định 52 đã nêu trên mới qui định rõ về việc UBND cấp có thẩm quyền của địa phương “chấp thuận” về địa điểm đất của dự án để làm thủ tục thì mới có cơ sở pháp lý để giải quyết vấn đề này. Tuy nhiên, nghị định này lại qui định thêm một điều kiện phi thực tế là dự án đầu tư sản xuất - kinh doanh đã được chấp nhận trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong khi từ tháng 1/2000 luật doanh nghiệp có hiệu lực thi hành đã bãi bỏ thủ tục nộp dự án, phương án đầu tư ban đầu trong hồ sơ đăng ký kinh doanh.
Tất cả những sự chồng chéo không hợp lý này đã cản trở sự năng động của các doanh nghiệp quốc doanh. Không thuê được đất, không quỹ đất, không có đất các doanh nghiệp phải chờ đợi quá lâu để có thể tiến hành hoạt động sản xuất - kinh doanh của mình. Điều này đã làm giảm khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp quốc doanh.
Loại Doanh nghiệp
1999
2000
Doanh nghiệp nhà nước
62%
46.3%
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
22%
27.5%
Doanh nghiệp tư nhân
18%
26.2%
Nguồn : Tạp chí Doanh nghiệp thương mại số 8/2001
Hình 4: Tỷ lệ quỹ đất dành cho các loại hình doanh nghiệp.
b. Về công tác quản lý đất đai của các cấp chính quyền:
Về qui hoạch sử dụng đất, điều 6 nghị định 51 có qui định “UBND tỉnh, TP trực thuộc trung ương định kỳ hàng năm công bố qui hoạch sử dụng đất đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt, công bố quỹ đất chưa sủ dụng, quỹ đất đang có nhu cầu cho thuê để các nhà đầu tư, các doanh nghiệp có nhu cầu đăng ký nhận thuê”. Song cho đến nay, nhiều địa phương vẫn chưa làm được việc này, điều đó dẫn đến tình trạng quĩ đất có nhưng các doanh nghiệp thì vẫn không thể thuê được đất để hoạt động.
Tình trạng chính quyền tỉnh, thành phố cho phép các doanh nghiệp nhận trước quyền sử dụng đất của dân kể cả đất nông nghiệp để xây dựng công trình rồi mới làm thủ tục giao đất cho thuê đất sau cũng xảy ra ở nhiều nơi. Điều này khiến cho chính quyền địa phương không kiểm soát được đất đai, không hiếm trường hợp chuyển nhượng đất đã lâu nhưng vẫn không làm thủ tục giao đất, cho thuê đất.
Việc thu hồi đất bỏ hoang, đất của các DNNN không sử dụng để chuyển quyền sử dụng cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh cũng đang gặp nhiều khó khăn. Như ở Hà Nội, trong năm 2002, thành phố Hà Nội đề ra chỉ tiêu thu hồi đất bỏ hoang, không sử dụng của 45 trường hợp. Nhưng trong quá trình tiến hành thu hồi đất đã gặp rất nhiều sự chống đối. Đặc biệt một số công ty để tránh bị thu hồi đất đã tìm cách “lách luật”- hợp thức hoá các vi phạm của mình. Công ty khi nghe tin bị thu hồi đã nhanh cháng lập một dự án sản xuất - kinh doanh trình lên cơ quan chủ quản phê duyệt và chính cơ quan chủ quản đã đề nghị hoãn quyết định thu hồi đất. Điều đáng lưu ý ở đây là một khi vài doanh nghiệp đã lách luật thành công thì nó sẽ trở thành một tiền lệ xấu gây cản trở cho việc xử lý các trường hợp vi phạm đất đai khác. Và cuối cùng vẫn có doanh nghiệp giữ đất mà không làm gì cả còn các doanh nghiệp khác không tìm đâu ra đất để sử dụng, tình trạng “kẻ ăn không hết, người lần chẳng ra” sẽ vẫn còn tồn tại nếu ta không có biện pháp hữu hiệu nào để quản lý chặt chẽ hơn việc sử dụng đất đai.
Sự bất bình đẳng trong sử dụng đất.
Trong lúc các doanh nghiệp ngoài quốc doanh phải chờ đợi hoặc không thể thuê được đất thì nhiều DNNN hiện nay đang được hưởng những lợi thế không công bằng về đất đai. Nhiều DNNN hiện đang nắm giữ những diện tích đất lớn bỏ không hoặc sử dụng sai mục đích ở những vị trí trung tâm thuận tiện tại các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh...trong khi hầu hết những doanh nghiệp vừa và nhỏ mới đăng ký không thể kiếm được một mảnh đất trống phù hợp để thuê hoặc mua lại. Chính tình hình này đã làm nảy sinh quan hệ cung cầu về đất đai, những giao dịch ngầm trái với chủ trương chính sách của Nhà nước và có khi là trái pháp luật.
Giải pháp mà hiện nay một số doanh nghiệp ngoài quốc doanh lựa chọn là thuê lại đất từ các DNNN - những DNNN làm ăn bi bét nhưng lại nắm giữ những miếng đất thuận lợi. Khảo sát thực tế ở một số tỉnh thành về tình trạng thuê lại đất cho thấy nhiều doanh nghiệp ngoài quốc doanh phải thuê lại đất của các DNNN để sản xuất, như tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh chỉ có 51% doanh nghiệp sử dụng đất tự có để sản xuất - kinh doanh, số còn lại đi thuê của tư nhân hoặc thuê lại của các DNNN hoặc của các tổ chức khác.
Ngoài thiệt thòi phải trả chi phí cao (tiền thuê đất, tiền đền bù...), các trường hợp thuê lại không được áp dụng bất kỳ biện pháp ưu đãi nào về miễn giảm tiền thuê đất (vì luật KKĐTTN không có qui định nào về trường hợp thuê lại đất). Một bất bình đẳng nữa là trong quĩ đất dành cho các doanh nghiệp thuê thì DNNN được thuê tới 86% diện tích đất, còn lại 14% là dành cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
Sau khi đi thuê đất, việc chuyển mục đích sử dụng đất là một trong những khâu khó khăn nhất. Nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn, thiệt thòi trong trong việc chuyển mục đích sử dụng đất. Chẳng hạn, doanh nghiệp phải nộp thuế chuyển mục đích sử dụng đất và tiền thuê đất cho chính mảnh đất mà mình đã sử dụng trước đó. Đây là những khoản tiền không nhỏ đối với họ. Hoặc nhiều doanh nghiệp tư nhân đã bỏ vốn ra mua đất của dân rồi nhưng do chính sách quản lý đất đai thay đổi lại phải làm thủ tục thuê đất của Nhà nước.
Nhưng giải pháp thuê lại đất của DNNN cũng chỉ tạm thời và không được bảo đảm, thời hạn thuê thường rất bấp bênh. Phần lớn các trường hợp là thuê không có hợp đồng, thường chỉ có những thoả thuận miệng, có thể gia hạn theo từng năm và có thể bị huỷ bỏ bất kỳ lúc nào. Điều này làm cho các doanh nghiệp không yên tâm đầu tư nâng cấp nhà xưởng, cơ sở hạ tầng. Do đó đã kìm hãm sự phát triển của công ty, làm giảm khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
2.3. Thuế
Trong những năm qua, nước ta đã không ngừng cải cách, sửa đổi và hoàn thiện hệ thống thuế để chúng phù hợp với thực tế phát triển của nền kinh tế đất nướcvà quá trình hội nhập của nước ta. Điều này thể hiện ở việc Luật thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp được ban hành. Việc thực hiện hai luật thuế mới này đã tác động tới các doanh nghiệp theo hai hướng:
a. Tác động tích cực
- Thứ nhất, thuế GTGT đã khắc phục được nhược điểm của thuế doanh thu là không thu trùng lắp thuế nên đã tác động tích cực đối với sản xuất, dịch vụ. Trong giai đoạn đầu áp dụng luật thuế mới Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ đã kịp thời ban hành các văn bản pháp quy tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các doanh nghiệp.
- Thứ hai, thuế GTGT và các luật thuế mới đã khuyến khích đầu tư trong nước mở rộng quy mô đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp ngoài quốc doanh nói riêng. Thuế GTGT không đánh vào hoạt động đầu tư tài sản cố định, toàn bộ số thuế GTGT phải trả khi mua sắm tài sản cố định sẽ được Nhà nước cho khấu trừ hoặc hoàn lại cho doanh nghiệp từ đó khuyến khích các tổ chức cá nhân bỏ vốn ra đầu tư phát triển sản xuất - kinh doanh phát huy nội lực.
- Thứ ba, thuế GTGT đã góp phần khuyến khích xuất khẩu, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, kích thích phát triển sản xuất - kinh doanh hàng hoá. Luật thuế GTGT quy định một số loại hàng hoá xuất khẩu được hưởng thuế suất 0% và được hoàn thuế GTGT đầu vào nên đã khuyến khích xuất khẩu và tạo điều kiện để hàng hoá Việt Nam có thể cạnh tranh được về giá với hàng hoá tương tự của các nước trên thị trường quốc tế.
Thuế thu nhập doanh nghiệp được thay cho thuế lợi tức công ty đã mở rộng đối tượng chịu thuế với chế độ đối xử thống nhất cho cả nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Xoá bỏ chế độ lợi tức ưu đãi với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài từ đó đảm bảo sự cạnh tranh bình đẳng giữa đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước.
Những tồn tại trong quá trình thực thi cần được tháo gỡ
Bên cạnh những tác động tích cực, các luật thuế trên đặc biệt là Luật thuế giá trị gia tăng đây có một số tồn tại gây khó khăn cho doanh ngiệp đặc biệt là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
Trước hết là sự phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp tư nhân. Điều này thể hiện qua sự không nhất quán trong việc xác định chi phí hợp lý và chi phí thực tế để tiến hành khấu trừ từ lợi nhuận chịu thuế và lợi nhuận bổ sung gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp tư nhân. Chẳn hạn đối với một DNNN một qui định mới được áp dụng với họ là mỗi khi chi phí đầu vào mua bằng ngoại tệ tăng lên thì hàng tồn kho sẽ được tính lại để duy trì nguồn vốn nhưng qui định này không được áp dụng đối với doanh nghiệp tư nhân nên họ phải dùng nguồn vốn của chính mình để nộp thuế bất kể làm ăn có lãi hay không. Như vậy vô hình chung vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp đã khan hiếm nay càng bị ít hơn.
Thứ hai là về mức thuế suất. Trong các cuộc gặp gỡ giữa thủ tướng chính phủ với các doanh nghiệp thì cũng đã không ít doanh nghiệp kêu ca phàn nàn về mức thuế thu nhập doanh nghiệp 32% so với thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp như hiện nay là cao. Đồng thời xảy ra tình trạng một số doanh nghiệp tư nhân trước khi thay đổi luật thuế chịu thuế suất thấp nay lại phải chịu mức thuế suất cao hơn, điều này đã gây khó khăn cho doanh nghiệp trong sản xuất - kinh doanh.
Thứ ba là các qui định trong hệ thống thuế vẫn còn phức tạp, rườm rà thiếu tính chặt chẽ và mang tính chắp vá. Chẳng hạn riêng trong vấn đề thực thi thuế GTGT cũng đã nảy sinh ra bao vấn đề cần tháo gỡ:
- Việc khấu thuế GTGT và xét giảm thuế. Cách tính thuế đầu vào được khấu trừ trong trường hợp kinh doanh hàng hoá chịu thuế và không chịu thuế GTGT còn nhiều phức tạp. Những quy định khấu trừ khống và xét giảm thuế GTGT còn thiếu chặt chẽ, rườm rà, mang tính chắp vá thiếu tính đồng bộ.
- Về phương pháp tính thuế và hai loại hoá đơn trong nền kinh tế nước ta hiện nay là cần thiết song trên thực tế lại nảy sinh những điều bất cập, gây trở ngại cho các doanh nghiệp và các hộ kinh doanh. Các doanh nghiệp thực hiện theo phương pháp khấu trừ thuế không được khấu trừ thuế đầu vào khi mua hàng hoá, dịch vụ của các đơn vị tính thuế theo phương pháp trực tiếp; gây mất công bằng trong các thành phần kinh tế hoặc xảy ra tình trạng thuế chồng thuế.
- Về xử lý thuế GTGT đối với hàng nhập khẩu. Thuế suất hàng nhập khẩu, nhất là đối với nguyên nhiên vật liệu còn quá cao. Việc áp dụng mã thuế thiếu chính xác, thời gian nộp thuế quá ngắn. Vấn đề hoàn thuế còn chậm và phức tạp trong kiểm tra hoá đơn. Do vậy, nhiều doanh nghiệp phải chịu thêm lãi suất ngân hàng từ số tiền vay nộp thuế trước nhưng chậm được trả lại. Song mặt khác, chính nhiều doanh nghiệp cũng chưa nghiêm túc kê khai và hoàn thành thủ tục cần thiết, dẫn đến tình trạng chậm chễ trong việc hoàn thuế.
Thứ tư, giữa các cơ quan thuế còn thiếu sự thống nhất, cán bộ thuế thiếu trách nhiệm trong việc hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện các quy định về thuế mặc dù trên thực tế đây chính là nhiệm vụ của họ.
2.4. Một vài vấn đề tồn tại khác.
Một vấn đề gây thiệt hại nhiều cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh là có không ít có không ít cán bộ công chức, nhất là cán bộ tư pháp cán bộ điều tra, không phân biệt được ranh giới pháp lý giữa tài sản công ty là pháp nhân với tài sản của thành viên và cổ đông, không phân biệt được sự vi phạm pháp luật do thành viên, cổ đông hay giám đốc với vi phạm của công ty. Vì vậy, khi thấy cổ đông, giám đốc hay chủ tịch Hội đồng quản trị có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc bị khởi tố điều tra liền phong toả niêm phong hay tịch thu tài sản của công ty khiến hoạt động của công ty đó bị ngưng trệ. Kết cục khó tránh khỏi là doanh nghiệp đó bị giải thể hoặc phá sản. Cách xử lý như trên là không tôn trọng nguyên tắc độc lập về tài sản của pháp nhân và thành viên, vi phạm nghiêm trọng đối với quyền sở hữu tài sản của pháp nhân đã được qui định tại Bộ luật hình sự.
Ngoài ra do hệ thống pháp luật nước ta còn chưa hoàn thiện, việc thực thi pháp luật còn kém nên đã dẫn tới một số tệ nạn như buôn lậu và làm hàng giả phát triển. Hàng buôn lậu do trốn được thuế nên giá rẻ làm cho hàng trong nước không thể cạnh tranh nổi. Hàng giả có giá bán thấp nhưng chất lượng lại không đảm bảo, ảnh hưởng tới uy tín của các doanh nghiệp. Hai tệ nạn này đã làm cho khá nhiều doanh nghiệp bị điêu đứng do không bán được hàng.
Bên cạnh các tệ nạn trên thì nạn lạm quyền và tham nhũng cũng đang là vấn đề ảnh hưởng nghiêm trọng tới các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Theo một điều tra thì 20%-50% chi phí của các doanh ngiệp ngoài quốc doanh là do tham nhũng, sách nhiễu gây ra. Cũng qua điều tra 100 doanh nghiệp ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy 77% các doanh nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh và 60% các doanh nghiệp ở Hà Nội nói là thường xuyên phải nộp các khoản ngoài nghĩa vụ quy định. Tình trạng này đã làm xói mòn lòng tin vào Nhà nước của cả các nhà đầu tư trong và ngoài nước và tạo ra môi trường đầu tư, sản xuất - kinh doanh đầy rủi ro.
3. Nhận xét
Qua thực trạng môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở nước ta, có thể thấy mặc dù đã có sự thay đổi lớn trong nhận thức về vị trí và vai trò của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp đã thông thoáng hơn đặc biệt là sau khi Luật Doanh nghiệp được ban hành, song môi trường này còn nhiều hạn chế, chưa mang tính khuyến khích. Các doanh nghiệp vẫn gặp nhiều khó khăn trong quá trình thành lập doanh nghiệp, vay vốn tín dụng, thuê đất... Các khó khăn này là rào cản đối với sự phát triển của các doanh nghiệp, làm giảm khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp cũng như của cả nền kinh tế nước ta.
Để nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh nói riêng v
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- I0109.doc