A-Lời Mở Đầu 1
B-Nội Dung 2
CHƯƠNG I: Lý thuyết về môi trường vĩ mô 2
I-Lý thuyết chung về môi trường kinh doanh 2
1.Khái niệm môi trường kinh doanh 2
2.Phân loại môi trường kinh doanh của doanh nghiệp thương mại. 3
II-Môi trường vĩ mô và ảnh hưởng tớ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thương mại. 5
1.Khái niệm về môi trường vĩ mô. 5
2, Yếu tố chính trị- luật pháp 6
3.Yếu tố kinh tế. 8
4.Yếu tố khoa học – công nghệ. 10
5.Yếu tố văn hoá - xã hội. 13
6.Yếu tố cơ sở hạ tầng và điều kiện tự nhiên. 14
7.Yếu tố quốc tế. 16
III – Biện pháp khai thác môi trường vĩ mô của doanh nghiệp thương mại 19
1. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống thông tin về môi trường vĩ mô. 19
2.Lựa chon phương thức thâm nhập và mở rông thị trường. 20
3.Phân tích toàn diện, đầy đủ các yếu tố của môi trường vĩ mô để lựa chọn cơ hội kinh doanh. 21
4.Xây dựng chiến lược kinh doanh. 22
5. Hoàn thiện các hoạt động nghiệp vụ kinh doanh của doanh nghiệp. 23
6.Góp phần hoàn thiện môi trường kinh doanh. 23
Chương II: Thích nghi của doanh nghiệp. 25
I-Thực trạng thị trường bán lẻ nội địa khi Việt Nam ra nhập WTO. 25
II-Chuỗi siêu thị bán lẻ Saigon Co.op. 26
1.Sự hình thành và phát triển. 26
2.Giải pháp xây dựng hệ thống chuỗi siêu thị Co.op Mart. 28
C.Kết luận 33
Danh mục tài liệu tham khảo 34
Mục lục 35
35 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 15817 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Môi trường vĩ mô và ảnh hưởng tớ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thương mại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thoả mãn nhu cầu đó thì việc cung ứng sản phẩm mới, tiên tiến, phù hợp với xu thế và sở thích tiêu dùng là một đòi hỏi cấp thiết. Để chiến thắng trong cạnh tranh thì sản phẩm là một yếu tố quan trọng nhưng bên cạnh đó cạnh tranh bằng dịch vụ ngày càng quan trọng. Dịch vụ tạo sự khác biệt cho sản phẩm của doanh nghiệp cũng như hoàn thiện quá trình bán hàng. Hai doanh nghiệp cung ứng cùng một loại sản phẩm nhưng doanh nghiệp có dịch vụ tốt hơn thì chắc chắn sẽ tiêu thụ được nhiều hơn và tạo được sự hài lòng cũng như sự trung thành của khách hàng đối với doanh nghiệp. Để hoàn thiện hoạt động dịch vụ thì một yếu tố quan trọng đó là phải ứng dụng tiến bộ mới của khoa học-công nghệKhi ứng dụng được các tiến bộ khoa học công nghệ trong hoạt động thương mại làm thay đổi nhanh chóng phương thức và cung cách phục vụ khách hàng như giao nhận , thanh toán, mua bán, đặt hàng, kiểm kê...
Hiên nay việc áp dụng thành tựu của khoa học – công nghệ của các doanh nghiệp thương mại nước ta còn nhiều hạn chế do những khó khăn về cơ sở hạ tầng, trình độ nhận thức...Song cũng có rất nhiều điều kiện thuận lợi để áp dụng vì hiện nay công nghệ thông tin rất phát triển, mọi doanh nghiệp đều có thể tiếp cận những thông tin mới nhất về tất cả các lĩnh vực.Doanh nghiệp cần có sự đầu tư thích đáng trong việc đỏi mới công nghệ, áp dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất kinh doanh bởi như đã nhận định và phân tích đây là yếu tố có ảnh hưởng quan trọng và trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Những doanh nghiệp có dây truyền công nghệ hiện đại tiên tiến sẽ có cơ hội là người tiên phong trong việc đưa ra sản phẩm mới và thu được siêu lợi nhuận.Doanh nghiệp có thể mua công nghệ hoặc đầu tư nghiên cứu công nghệ mới.Mỗi cách có ưu nhược điểm khác nhau , nếu mua công nghệ ta phải bỏ một lượng vốn lớn để mua sau đó để làm chủ được công nghệ cần có thời gian, phải phụ thuộc nhiều vào bên chuyển giao công nghệ nhưng chúng ta sẻ có được công nghệ tiên tiến và nắm bắt được cơ hội, còn nếu chúng ta đầu tư nghiên cứu thì cần có đội ngũ chuyên gia giỏi , thời gian nghiên cứu thử nghiệm dài có thể để mất cơ hội kinh doanh song lại có ưu điểm là làm chủ được công nghệ và có được công nghệ phù hợp với điều kiện thực tế của doanh nghiệp. Tuỳ thuộc vào nguồn lực và điều kiện cụ thể mà doanh nghiệp thương mại có thể chọn một trong hay hoặc kết hợp cả 2 cách để có được công nghệ mới sao cho phù hợp và đạt hiệu quả cao nhất.
Trong các doanh nghiệp thương mại, các yếu tố khoa học công nghệ chủ yếu bao gồm :
Chi phí cho công tác nghiên cứu và phát triển từ ngân sách nhà nước, tự ngành kinh doanh và của doanh nghiệp.
Đào tạo và đào tạo lại cán bộ công nhân viên nghiệp vụ kĩ thuật của doanh nghiệp.
Trang bị các phương tiện kĩ thuật mới, hiện đại trong hoạt động kinh doanh và trong quản trị kinh doanh.
Kinh doanh các sản phẩm mới, công nghệ tiên tiến, hiện đại và chuyển giao công nghệ mới.
Tự động hoá và sử dụng người máy.
áp dụng các hình thức kinh doanh tiên tiến hiện đại.
5.Yếu tố văn hoá - xã hội.
Yếu tố văn hoá - xã hội là yếu tố có ảnh hưởng sâu sắc và rộng rãi nhất đến nhu cầu, hành vi của con người trong cả lĩnh vực sản xuất và tiêu dùng cá nhân.Yếu tố văn hoá - xã hội thể hiện qua từng quan niệm , hành vi của từng người và của cả cộng đồng. Các giá trị văn hoá cơ bản có tính bền vững cao, được lưu truyền từ đời này sang đời khác và được củng cố bằng những quy chế xã hội như luật pháp , đạo đức, hệ thống thừ bậc tôn ti trật tự trong xã hội, tổ chực tôn giáo, nghề nghiệp, địa phương, gia đình và ở cả hệ thoonggs kinh doanh sản xuất dịch vụ. Các giá trị này có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp từ việc quyết định kinh doanh sản phẩm gì, khách hàng là ai, hình thức kinh doanh đều phải phù hợp với quan niệm xã hội và phong tục tập quán của thị trường kinh doanh.Kinh doanh sẻ thất bại nếu ngay từ đầu nó đã bị bài trừ do không phù hợp với văn hoá cũng đồng nghĩa không còn cơ hội cho doanh nghiệp phát triển.Để có được chiến lược và kế hoạch kinh doanh đúng đắn thì việc am hiểu các yếu tố văn hoá - xã hội là rất cần thiết. Các yếu tố văn hoá - xã hội thường tiến triển chậm nên đôi khi khó nhận biết, chỉ có những giá trị văn háo thứ phát, ngoại lai là bị thay đổi khi các điều kiện xã hội thay đổi.
Cũng giống như các yếu tố vĩ mô khác, những thay đổi của các yếu tố văn hoá - xã hội cũng tạo ra các cơ hội hoặc nguy cơ cho các doanh nghiệp kinh doanh thương mại. Đặc biệt những doanh nghiệp cung ứng hàng tiêu dùng cho dân cư , những mặt hàng liên quan đến nghề nghiệp, phong tục, tập quán, tôn giáo, lễ tiết...Dù cuộc sống hiện đại đã xoá mờ nhiều quy tắc, ràng buộc đối với con người nhưng mỗi dân tộc, mỗi gia đình và cá nhân đều có những chuẩn mực, quan niệm, ý thức hệ nhất định, có sự tiếp nối truyền thống văn hoá . Do đó khi tiến hành kinh doanh , doanh nghiệp không được coi nhẹ yếu tố văn hoá.Chỉ cần một sự thiếu hiểu biết mà có hành động trái với truyền thống , phong tục , tập quán của thị trường cũng có thể làm tiêu tan cơ hội kinh doanh trên thị trường đó.
Những yếu tố quan trọng trong nhóm yếu tố văn hoá - xã hội có thể kể đế như: đạo đức, quan niệm về vinh dự, thấp hèn;thu nhập của các tầng lớp dân cư, phân bổ thu nhập; dân số, tỷ lệ tăng, cơ cấu dân số; việc làm; dân tộc, tôn giáo, phong tục tập quán và các đặc điểm tâm lý...
Các yếu tố xã hội như thu nhập , dân số.. cũng có ảnh hưởng lớn tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Với nhóm khách hàng có thu nhập ổn định tăng trưởng thì có thể phát triển hoạt động kinh doanh và tăng sự thoả mãn của khách hàng về nhiều yếu tố phi vật chất khác. Dân số quyết định lớn tới quy mô tiêu thụ , có thể thị trường ta lớn về dân số song điều doanh nghiệp quan tâm là lượng khách hàng của mình là ai và chiếm bao nhiêu trong dân số đó. Ví dụ chúng ta kinh doanh hàng may mạc cho phụ nữ thì khi xem xét yếu tố dân số ta đặc biệt quan tâm đến cơ cấu nam – nữ trong dân số, nếu thấy dây là thị trường có lượng khách hàng nữ chiếm tỷ lệ lớn và khả năng tiêu dùng cao thì đánh giá đây là một thị trường tiềm năng và có thể đi đến kế hoạch kinh doanh cụ thể. Đó mới là đánh giá sơ bộ ban đàu công việc cần làm còn rất nhiều nhà quản trị không được xem nhẹ yếu tố nào mà cần có sự hiểu biết sâu rộng cả văn hoá - xã hội của thị trường hiện tại.
Để kinh doanh đạt kết quả và hiệu quả cao cần phân đoạn thị trường theo các yếu tố văn hoá - xã hội đẻ có hướng thích nghi. Khong thể kinh doanh cùng một mặt hàng hay sử dụng cùng một hình thức tiêu thụ trên hai thị trường khác nhau về đặc tính văn hoá - xã hội. Với mỗi nhóm khách hàng khác nhau ta xây dựng một chiến lược kinh doanh cụ thể riêng và đánh mạnh vào đặc điểm tâm lý, tâm linh của khách hàng. Việc phân chia này không nhất thiết phải tiến hành mà tuỳ thuộc vào đặc điểm mặt hàng kinh doanh của doanh nghiệp mà quyết định có nên thực hiện hay không. Nếu sản phẩm doanh nghiệp kinh doanh không có tính phân biệt cao thì có thể tiến hành kinh doanh mà không cần phân đoạn thị trường theo yếu tố văn hoá - xã hội.
6.Yếu tố cơ sở hạ tầng và điều kiện tự nhiên.
Doanh nghiệp nào khi tiến hành kinh doanh đều monh muốn thu được lợi nhuận và phát triển hoạt động của mình. Bên cạnh những nỗ lực của bản thân thì các yếu tố về cơ sở hạ tầng cũng góp phần mở rộng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Cơ sở hạ tầng bao gồm hệ thống thông tin, hệ thống giao thông vận tải, hệ thống bến cảng , nhà kho, cửa hàng cung ứng xăng dầu, điện nước...Điều kiện về cơ sở hạ tầng vừa là hệ quả của trình độ phát triển kinh tế vừa là điều kiện để thúc đẩy kinh tế phát triển. ở các nước phát triển thường có hệ thống cơ sở hạ tầng tốt đó là điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh phát triển.Ngược lại ở các nước nghèo, cơ sở hạ tầng còn thấp kém, hoạt động kinh doanh sẽ gặp khó khăn, một số yếu tố có thể gây ra chi phí cao hoặc rủi ro. Chính vì thế mà các yếu tố cơ sở hạ tầng là điều kiện thuận lợi hoặc khó khăn cho hoạt động kinh doanh. Là thuận lợi hay khó khăn là tuỳ thuộc vào từng quốc gia, vùng lãnh thổ.
Liên hệ với tình hình nước ta , nhận thấy vẫn còn rất nhiều vấn đề trong việc đảm bảo cơ sở hạ tầng cho phát triển kinh tế. Chungs ta đã từng bước xây dụng được hệ thống cơ sở hạ tầng trên phạm vi cả nước, tạo sự liền mạch về thông tin, vận tải tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó cũng còn tồn tịa rất nhiều vấn đề trước hết là cơ sở hạ tầng còn chưa đáp ứng kịp nhu cầu giao lưu phát triển kinh tế trên cả nước, thứ hai là chất lượng và hiệu quả của hệ thống này không được đảm bảo, còn nhiều hạn chế một phần taopj sự ngăn cản đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với nhà nước nên tiếp tục đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng trước một bước so với sự phát triển về kinh tế vì khi có được hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại , hoàn thiện sẻ là điều kiện thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh. Đối với doanh nghiệp thì hệ thống cơ sở hạ tầng đóng một vai trò quan trọng vì doanh nghiệp thương mại luôn gắn liền với trao đổi và lưu thông hàng hoá. Để quá trình trao đổi , lưu thông diễn ra liên tục, nhịp nhàng cần có điều kiện về cơ sở hạ tầng phù hợp và đồng bộ. Nền kinh tế thị trường biến động nhanh vì vậy cần xây dụng trong doanh nghiệp một hệ thống cơ sở vật chất tốt để nắm bắt thị trường một cách nhanh nhất nhằm tận dụng cơ hội kinh doanh khi có và những điều kiện cần thiết khác để tiến hành các hoạt động nghiệp vụ cụ thể được trôi chảy , ít rủi ro.
Điều kiện tự nhiên là yếu tố tác động đến quá trình hoạt động của doanh nghiệp trong suốt thời gian tồn tại của mình. Nó là yếu tố khách quan, gây ảnh hưởng tới tất cả các đơn vị kinh doanh, không mang tính loại trừ. Nhưng là cơ hội hay nguy cơ là tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp.Sự biến động của thiên nhiên như nắng, mưa, bão, lụt, hạn hán, động đất, dịch bệnh...sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Chỉ cần một ví dụ nhỏ ta có thể thấy xung quanh như khi trời đổ mưa thì dịch vụ bán áo mưa sẽ hoạt động rất hiệu quả song đối với những quán nước nhỏ sẽ là sự ngăn cả hoạt động kinh doanh. Ví dụ trên không mang tính khái quát nhưng nó cũng thể hiện phần nào sự ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đối với hoạt động kinh doanh. Khi đeef cập vấn đề tự nhiên không thể bỏ qua vấn đề bảo vệ môi trường, nhất là trong điều kiện hiện nay môi trường đang bị tàn phá nặng nề do ô nhiễm khí thải, rác thải từ hoạt động sản xuất-kinh doanh.Doanh nghiệp thương mại cần có sự quan tâm nhiều hơn tới vấn đề ô nhiễm môi trường, bảo vệ cảnh quan, thiếu năng lượng , lãng phí tài nguyên thiên nhiên...Nó có thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới doanh nghiệp. Việc kinh doanh những sản phẩm từ công nghệ sạch cũng mở ra cơ hội kinh doanh cho rất nhiều doanh nghiệp, đó là sự nắm bắt tốt xu hướng của xã hội trong việc quan tâm tới yếu tố điều kiện tự nhiên. Bên cạnh yếu tố lợi nhuận doanh nghiệp cũng cần coi trọng yếu tố đạo đức kinh doanh cũng như ý thức bảo vệ môi trường sinh thái. Giải pháp có thể đưa ra đó là chúng ta phải sử dụng năng lượng một cách tiết kiệm, kinh doanh những mặt hàng từ những chất liệu , vật liệu nhân tạo nhằm bảo vệ nguồn tài nguyên, có những đầu tư thích đáng cho việc sử lý ô nhiễm . Làm tốt công tác trên không chỉ có lợi cho xã hội mà doanh nghiệp cũng tạo được niềm tin, uy tín nơi người tiêu dùng và các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế.
7.Yếu tố quốc tế.
Trong xu thế hội nhập khu vực và thế giới, doanh nghiệp phải đối mặt với rất nhiều vấn đề mới. Toàn cầu hóa nền kinh tế là tất yếu của sự phân công lao động quốc tế, không một quốc gia hay doanh nghiệp nào có thể đứng ngoài xu thế chung đó. Việt Nam chúng ta cũng không phải ngoại lệ, từ sau những năm đổi mới chúng ta đã có quan hệ kinh tế với rất nhiều tổ chức, các quốc gia trên toàn thế giới. Việc tham gia các tổ chức kinh tế mà gần đây nhất là chúng ta trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ cho cả nền kinh tế quốc dân, làm thay đổi cơ cấu nền kinh tế và cách thức kinh doanh của các doanh nghiệp. Thị trường không còn bị bó hẹp trong khuôn khổ quốc gia đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thương mại vươn ra thị trường quốc tế, hoà nhịp chung với thế giới và tìm kiếm vị trí cho mình. Thuận lợi đến với ta rất nhiều song khó khăn cũng không ít. Nếu vẫn giữ cung cách làm ăn trước đây thì khi tham gia vào thị trường quốc tế các doanh nghiệp Việt Nam sẽ nhanh chóng bị đè bẹp, phá sản. Chỉ có những nhà kinh doanh nắm bắt được xu thế thời đại và có hiểu biết sâu rộng về kinh doanh quốc tế thì mới có thể trụ vững, phát triển. Qua cạnh tranh sẽ tôi luyện thêm khả năng cũng như kinh nghiệm, khẳng định nguồn lực thực sự.
Tầm quan trọng của yếu tố quốc tế đối với các doanh nghiệp thương mại có mức độ khác nhau. Đối với các doanh nghiệp vốn hoạt động trong lĩnh vực thương mại quốc tế sẽ có tầm ảnh hưởng lớn hơn so với các doanh nghiệp chỉ hoạt động kinh doanh trong nước. Các biến động của nền kinh tế thế giới sẽ tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Các điều kiện về kinh doanh quốc tế sẽ là cơ sở quan trọng để doanh nghiệp quyết định tiến trình kinh doanh. Trước hết là phải quan tâm tới đối tượng khách hàng sẽ không còn là cư dân trong nước mà là cư dân các nước khác với truyền thống, phong tục, quan niệm, tư duy khác vì vậy mà có điều chỉnh về sản phẩm sao cho phù hợp. Cần tìm hiểu về tiềm lực uy tín ... tránh bị lừa. Thực tế đã có không ít doanh nghiệp Việt Nam bị lừa do chưa tìm hiểu kĩ về đối tác mà đặt quan hệ gây tổn thất nặng nề. Việc hợp tác mua bán cần thực hiện minh bạch rõ ràng về sản phẩm, số lượng, chất lượng , quy cách chủng loại, màu sắc , kiểu dáng, điều kiện vận chuyển, giao nhận, thanh toán, dịch vụ kèm theo...Tất cả các khía cạnh cần được thống nhất và ghi rõ trong hợp đồng mua bán . Phải đảm bảo hàng hoá mua bán trao đổi không trái pháp luật của cả hai bên và luật quốc tế. Vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay là chúng ta ít khi đảm bảo đúng hợp đồng cả về chất lượng sản phẩm, thời gian giao hàng gây giảm uy tín cũng như đẻ tuột mất cơ hội kinh doanh. Những vụ việc nổi cộm như việc thuỷ sản nược ta xuất bán bị trả về và cắt hợp đồng do không đảm bảo chất lượng. Có thể chỉ một số ít vi phạm nhưng đã gây mất lòng tin của khách hàng đối với cả hệ thống doanh nghiệp nước ta. Vì vậy, từng doanh nghiệp cần làm tốt công tác đảm vảo cho sản phẩm của mình sao cho phù hợp với yêu cầu củ khách hàng.
Khi phân tích yếu tố quốc tế, doanh nghiệp thương mại cần chú ý tới hệ thống luật pháp điều chỉnh các quan hệ quốc tế. Đây là vấn đề hết sức quan trọng. Không còn đơn thuần là luạt pháp trong nước mà mang tính quốc tế, liên quan tới các thông lệ quốc tế, luật pháp của nước ta xác lập quan hệ và hệ thống quy định chung của các tổ chức kinh tế. Để tránh bị thua thiệt trong các quan hệ hợp tác thì đòi hỏi doanh nghiệp phải nắm vững yếu tố luật pháp điều chỉnh mối quan hệ đó.Gần đây chúng ta liên tiếp chịu các vụ kiện về cá ba sa đến các sản phẩm may mặc.Chúng ta bị đuối lý trước họ một phần do không am hiểu luật pháp của họ. Nếu chúng ta có sự chuẩn bị trước thì có lẽ chúng ta đã không quá mắc sâu vào sự việc. Để có hiểu biết sâu sắc về hệ thống luật quốc tế không phải dễ dàng và trong thời gian ngắn không thể thực hiện được, do vậy mà ta cần có sự đầu tư thích đáng như chiêu ngộ những người có hiểu biết về luật pháp quốc tế, có thể thuê chuyên gia nước ngoài hoặc quan hệ với các công ty tư vấn luật. Trước khi xá lập các hoạt động kinh doanh với đối tác nước ngoài cần phải chuẩn bị rất kỹ lưỡng về mọi mặt vừa để đảm bảo cho sự hợp tác thành công vừa để đảm bảo quyền lợi của mình.
Là doanh nghiệp thương mại việc mở rộng hợp tác quốc tế là rất cần thiết cho sự phát triển lớn mạnh của doanh nghiệp. Thời cơ đang mở ra cho tất cả các doanh nghiệp cần phải nắm bắt, để nó vuột qua thì khó có cơ hội lần hai. Song thách thức cũng rất nhiều, phải cạnh tranh với các doanh nghiệp đa quốc gia lớn mạnh khác, thua kém họ về cả nguồn lực, kinh nghiệm, trình độ quản lý sẽ làm chúng ta gặp không ít khó khăn. Nhưng vượt qua được nó thì chúng ta thì chúng ta sẽ có vị trí vững chắc hơn, nâng cao năng lực kinh doanh và đạt được hiệu quả như mong muốn. Muốn vậy phải biết hoạt động sử dụng hợp lý nguồn lực sẵn có, cũng như tìm kiếm sự hỗ trợ từ việc liên minh liên kết, tận dụng triệt để những lợi thế, phát huy khả năng sáng tạo, tinh thần làm việc chuyên nghiệp... Có như vậy doanh nghiệp mới giành được thắng lợi.
III – Biện pháp khai thác môi trường vĩ mô của doanh nghiệp thương mại
1. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống thông tin về môi trường vĩ mô.
Cái hơn nhau ở các doanh nghiệp thương mại hiện nay là khả năng nắm bắt thông tin nhanh hay chậm. Chỉ cần hơn đối thủ một bước thì cơ hội đó đã thuộc về chúng ta, còn nếu chậm hơn thì cơ hội đó sẽ vuột mất và có thể trở thành nguy cơ cho doanh nghiệp mình. Vì vậy việc nắm bắt thông tin là vô cùng quan trọng, doanh nghiệp cần phải coi trọng việc thu thập và sử dụng nguồn tài nguyên quý giá này . Các thông tin về môi trường kinh doanh nói chung và môi trường vĩ mô nói riêng là cơ sở , là nguồn gốc để doanh nghiệp hoạch định chiến lược và kế hoạch kinh doanh. Công tác tổ chức và xây dựng hệ thống thông tin doanh nghiệp cần được tiến hành thường xuyên , liên tuucjtrong suốt quá trình kinh doanh. Để công tác đó được tiến hành hiệu quả và ít tốn kém chi phí càn xác định nhu cầu về các loại thông tin cần thiết ,mức độ và thời gian cần cũng như chi phí cho việc tổ chức thu thập, phân tích, xử lý, đánh giá các loại thông tin được đưa vào sử dụng. Thông tin về môi trường vĩ mô có rất nhiều loại, phải xác định loại thông tin mình cần và thông tin đó phải chính xác, kịp thời, loại trừ được nhiễu và tránh những thông tin giả, thổi phồng hoặc bóp méo sự thật.Đó là các thông tin về các yếu tố chính trị , luật pháp, các yếu tố kinh tế, các yếu tố về khoa học – kĩ thuật, các yếu tố văn hoá- xã hội, các yếu tố cơ sở hạ tầng và điều kiện tự nhiên, các yếu tố quốc tế.Do môi trường vĩ mô là môi trường đa yếu tố vì vậy cần xác định đâu là yếu tố quan trọng nhất, tác động mạnh mẽ và trực tiếp tới doanh nghiệp.
Doanh nghiệp thương mại hoạt động kinh doanh trong môi trường luôn luôn biến động, chỉ khi hoàn thiện hệ thống thông tin mới nâng cao tính hiệu quả và kinh tế của hoạt động kinh doanh, khai thác được môi trường và thị trường để mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh. Hiện nay có rất nhiều nguồn thông tin mà doanh nghiệp có thể tiếp cận như qua mạng internet, tivi, báo, đài... đó là những nguồn chính thực, ngoài ra còn có thể có được thông tin thông qua các mối quan hệ, lời đồn.Cần đánh giá thông tin có được, sàng lọc để có được thông tin chuẩn, kịp thời. Khi có được thông tin rồi thì yếu tố quyết định đó là khả năng đánh giá và sử dụng thông tin đó một cách hiệu quả. Việc xây dựng hệ thống thông tin không phải một lần là xong mà doang nghiệp cần phải khai thác hệ thống thông tin một cách tối đa và hữu hiệu. Bên cạnh việc đưa quyết định kinh doanh nhờ vào thông tin ta còn có thể sử dụng thông tin như một tài sản của doanh nghiệp có thể dùng để trao đổi mua bán. Ngoài các thông tin về môi trường vĩ mô ta cũng không thể bỏ qua những thông tin khác về môi trường tác nghiệp và môi trường nội bộ. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống thông tin chính kà điều kiện quyết định hiệu quả khai thác môi trường của doanh nghiệp thương mại do đó cần được quan tâm đầu tư.
2.Lựa chon phương thức thâm nhập và mở rông thị trường.
Đã kinh doanh thì doanh nghiệp nào cũng muốn mở rộng thị trường nhằm củng cố vị trí của mình. Muốn vậy trước tiên phải thâm nhập vào thị trường bằng cách sử dụng những phương thức thâm nhập thị trường khác nhau.Những phương thức thâm nhập thị trường mà doanh nghiệp thương mại thường dùng là: đặt văn phòng đại diện, đặt đại lý, kí hợp đồng hợp tác kinh doanh, gia công đặt hàng, phát triển chi nhánh , đại lý...Khi tiến hành thâm nhập thị trường cần quan tâm tới các quy định của luật pháp về thâm nhập thị trường, quan tâm tới các yếu tố văn hoá - xã hội..tác động tới quyết định lựa chọn thị trường.Lựa chọn được phương thức thâm nhập thị trường thích hợp sẽ giúp doanh nghiệp thương mại giảm chi phí kinh doanh, nhanh chóng chiếm lĩnh được thị trường và khách hàng, có khả năng vượt qua đối thủ cạnh tranh trước những rào cản , những trở ngại do thủ tục pháp lý cũng như tâm lý , tập quán của khách hàng, của địa phương đế kinh doanh.Hiện nay các thủ tục pháp lý đều mang tính khuyến khích các doanh nghiệp phát triển thị trường chỉ ngoại lệ với một số ít mặt hàng đặc biệt, đó là thuận lợi cho các doanh nghiệp.Các yếu tố vĩ mô khác nhất là yếu tố văn hoá - xã hội có ảnh hưởng lớn tới việc lựa chon thị trường mở rộng, phương thức mở rông cũng như kết quả của quá trình thâm nhập , mở rộng thị trường.Ngoài sự ảnh hưởng của các yếu tố vĩ mô thì những yếu tố khác cũng rất quan trọng như đối thủ cạnh tranh, khách hàng...chúng ta phải tính đến cả những yếu tố đó trước khi đưa ra quyết định kinh doanh.
3.Phân tích toàn diện, đầy đủ các yếu tố của môi trường vĩ mô để lựa chọn cơ hội kinh doanh.
Mục tiêu của phân tích môi trường kinh doanh nói chung và môi trường vĩ mô nói riêng là để làm rõ những thuận lợi, những khó khăn, những cơ hội và những nguy cơ mà doanh nghiệp gặp phải. Khi nhận thức rõ ràng về hoàn cảnh của doanh nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp có những bước đi đúng, những quyết định sáng suốt giúp vượt qua khó khăn, nắm bắt cơ hội và tự quyết định số phận doanh nghiệp mình. Khi có sự phân tích toàn diện, đầy đủ các yếu tố của môi trường vĩ mô cũng không đồng nghĩa với việc ta biết trước được tương lai vì đây là những yếu tố biến bộng nằm ngoài khả năng kiểm soát của doanh nghiệp do đó khi đối mặt với độ sai lệch giữa dự báo và thực tế doanh nghiệp cần ứng xử linh hoạt, sáng tạo , tránh thụ động , dập khuôn, cứng nhắc.
Tuy trong khuôn khổ đề tài , ta tập trung nghiên cứu về môi trường vĩ mô, song không thể nghiên cứu tách rời với các môi trường tác nghiệp và môi trường nội bộ . Để phân tích môi trường kinh doanh ta thường sử dụng một số ma trận: EFE, IFE,SWOT...Đối với một doanh nghiệp luôn song song tồn tại những thuận lợi- khó khăn , cơ hội – nguy cơ . Các cơ hội – nguy cơ là khác nhau, nhưng nếu một cơ hội bị bỏ qua thì nó có thể trở thành nguy cơ. Ngược lai, cũng có thể chuyển nguy cơ thành cơ hội.
4.Xây dựng chiến lược kinh doanh.
Doanh nghiệp thương mại ở Việt Nam chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hoạt động chưa có tính chuyên nghiệp, ổn định cao.Muốn kéo dài tuổi thọ của doanh nghệp cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động thì ngay từ đầu nhà quản trị phải xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh hợp lý, đúng đắn. Chiến lược kinh doanh là định hướng hoạt động có mục tiêu của doanh nghiệp thương mại cho một thời kì dài và hệ thống các chính sách, biện pháp, điều kiện để thực hiện mục tiêu đề ra.
Ngày nay, với sự biến động nhanh chóng, phức tạp, khó lường của môi trường kinh doanh và sự cạnh tanh đang ra tăng ... thì kinh doanh theo chiến lược càng đóng vai trò quyết định đế sự tồn tại và phát triển cuar doanh nghiệp thương mại. Xây dựng chiến lược và kế hoạch kinh doanh đúng đắn sẽ giúp doanh nghiệp đi đúng hướng và đi đến đích. Đối với doanh nghiệp thương mại cũng vậy có thể ta kinh doanh rất nhiều mặt hàng ở những lĩnh vực khác nhau nhưng cần tập trung vào lĩnh vực kinh doanh chính và mặt hàng chiến lược . Nếu chỉ vì cái lợi trước mắt mà đi xa với định hướng chiến lược ban đầu thì khó có thể phát triển lâu dài, nhưng không có nghĩa là ta thụ động tiến hành theo chiến lược mà khi thực hiện chiến lược cần có sự chủ động, linh hoạt.
Quản trị kinh doanh theo chiếưn lược là một quá trình bao gồm 3 giai đoạn: hoạch định, thực hiện, kiểm soát. các giai đoạn có mối quan hệ liền mạch, bổ sung nhau và giai đoạn nào cũng rất quan trọng.Hoạch định chiến lược đúng đắn và tiếp đó là thực hiện chiến lược hợp lý đóng vai trò quan trọng của mọi thành công trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thương mại, cuối cùng công tác kiểm soát giúp doanh nghiệp đánh giá hiệu quả hoạt động và rút ra bài học khhi tiến hành hoạch định và thực hiện chiến lược sau này. Quản trị kinh doanh theo chiến lược là hình thức quản trị hiện đại, tiên tiến và hiệu quả, nhưng đẻ thực hiện tốt thì đòi hỏi nhà quản trị phải là những người có năng lực, kinh nghiệm.
5. Hoàn thiện các hoạt động nghiệp vụ kinh doanh của doanh nghiệp.
Để mục tiêu đề ra trong chiến lược kinh doanh trở thành hiện thực thì phải thông qua các hoạt động hàng ngày của các nghiệp vụ kinh doanh cụ thể. Đối với doanh nghiệp thương mại có 3 hoạt động nghiệp vụ quan trọng đó là tạo nguồng mua hàng, dự trữ bảo quản và tổ chức bán hàng. Ngoài ra còn một loạt hoạt động nghiệp vụ khác cùng được tiến hành nhằm phục vụ thực hiện tốt 3 hoạt động chính như: vận chuyển hàng hoá, giao nhận hàng hoá, thanh toán tiền hàng , quảng cáo và xúc tiến bán hàng...
Muốn hoàn thiện các hoạt động nghiệp vụ kinh doanh , doanh nghiệp phải tuyển chọn và đào tạo được dội ngũ cán bộ công nhân viên có chuyên môn nghiệp vụ g
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- M0701.doc