Đề tài Một số bất cập khi thực thi Luật Thuế Thu nhập cá nhân ở Việt Nam

- Luật thuế TNCN vẫn áp dụng biểu thuế luỹ tiến từng phần nhưng mức thuế suất thấp nhất giảm xuống còn 5% và mức thuế suất cao nhất giảm xuống còn 35% với số lượng bậc thuế nâng lên thành bảy và áp dụng chung cho cả người Việt Nam và người nước ngoài. Với biểu thuế mới này, đảm bảo công bằng hơn trong điều tiết thu nhập do chênh lệch về thuế suất giữa các bậc thuế giảm đi. Việc hạ thuế suất cao nhất và thấp nhất xuống thể hiện tinh thần mở rộng diện đánh thuế nhưng mức độ điều tiết cũng giảm đi, việc giảm mức thuế suất cao nhất sẽ góp phần khuyến khích người lao động tích cực lao động và sản xuất, kinh doanh; khuyến khích người dân làm giàu chính đáng.

- Đối với các khoản thu nhập còn lại. Luật thuế thu nhập cá nhân quy định biểu thuế luỹ tiến toàn phần. Ngoài ra, Luật còn quy định thuế suất cụ thể cho từng loại thu nhập áp dụng đối với cá nhân không cư trú với các mức thuế suất từ 1% đến 10% tính trên toàn bộ thu nhập phát sinh ở Việt Nam (không được trừ chi phí).

 

doc24 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3420 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số bất cập khi thực thi Luật Thuế Thu nhập cá nhân ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sản xuất kinh doanh, làm giàu chính đáng. Để đảm bảo phát triển kinh tế xã hội ổn định, bền vững và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, việc tiếp tục hoàn thiện các chính sách tài chính trong đó hệ thống chính sách thuế nói chung, thuế thu nhập cá nhân nói riêng là hết sức cần thiết, nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ phân bổ nguồn lực đồng thời giải quyết tốt các mối quan hệ giữa tiết kiệm, đầu tư và tiêu dùng, giữa tăng trưởng với công bằng xã hội và xóa đói giảm nghèo. (Nguồn: Tổng cục thuế) 2. Luật Thuế thu nhập cá nhân áp dụng ngày 01/01/2009 Thời gian qua ở nước ta, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, thu nhập của các tầng lớp dân cư cũng tăng lên, nhưng khoảng cách chênh lệch về thu nhập giữa nhóm người có thu nhập cao và nhóm người có thu nhập thấp cũng có xu hướng ngày càng tăng (trong thời gian từ năm 1993 đến năm 2004, khoảng cách này đã tăng từ 3,7 lần lên đến 13,5 lần). Như vậy, việc áp dụng thuế thu nhập cá nhân sẽ góp phần đảm bảo tính hợp lý, công bằng, hiệu quả của hệ thống chính sách thuế và thu hẹp khoảng cách chênh lệch giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư, đồng thời Nhà nước sẽ nắm được thông tin về thu nhập của cá nhân. Thông qua đó, vừa thực hiện động viên nguồn lực vừa góp phần phòng chống tham nhũng, lãng phí. Với ý nghĩa đó, thuế thu nhập cá nhân đã được nhiều nước áp dụng từ rất sớm, ngay từ khi nền kinh tế chưa phát triển, thu nhập của dân cư cũng chưa cao, đến nay, đã có trên 180 nước trên thế giới áp dụng loại thuế này. Việt Nam chưa có một luật thuế thu nhập cá nhân hoàn chỉnh, hiện nay thu nhập của cá nhân được điều chỉnh bởi các luật và pháp lệnh thuế khác nhau, chưa phù hợp với thông lệ quốc tế; còn áp dụng khởi điểm chịu thuế, biểu thuế khác nhau giữa người Việt Nam và người nước ngoài. Ban hành Luật thuế thu nhập cá nhân nhằm đảm bảo ổn định nguồn lực cho ngân sách nhà nước. Kinh tế - xã hội càng phát triển, hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng thì nhu cầu chi tiêu của Nhà nước để giải quyết các vấn đề an ninh, quốc phòng, an sinh xã hội, phát triển sự nghiệp giáo dục, y tế ... cũng ngày càng gia tăng. Bên cạnh đó, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế dẫn đến cơ cấu thu ngân sách cũng thay đổi theo hướng nguồn thu từ tích luỹ trong nước được tăng dần và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng thu ngân sách nhà nước. Thuế thu nhập cá nhân cũng sẽ góp phần nâng cao tỷ trọng thu nội địa để ổn định thu cho ngân sách nhà nước trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Tỷ trọng thuế thu nhập cá nhân trong tổng số thu ngân sách tại các nước trong khối ASEAN, như: Thái Lan, Malaysia, Philippin... khoảng 12-16%, các nước đang phát triển khoảng 13-14%, các nước phát triển như: Mỹ, Nhật, Anh, Pháp, Đức...  khoảng 30-40% tổng số thu ngân sách. Tỷ lệ thuế thu nhập của cá nhân (bao gồm cả thuế TNCN, thu nhập DN, thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất) tại Việt Nam hiện nay khoảng 4,1%. (Nguồn: Tổng cục thuế) Sau hơn ba năm chuẩn bị kỹ lưỡng với hàng trăm cuộc hội thảo và sau gần một năm công bố rộng rãi để lấy ý kiến đóng góp của nhân dân, ngày 20/11/2007, tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội nước Cộng hoà XHCH Việt nam khoá XII đã thông qua Luật thuế Thu nhập cá nhân với tổng số 79,11% số phiếu tán thành. Luật này sẽ có hiệu lực thi hành từ 01/01/2009. 2.1. Cơ sở pháp lý - Luật thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12 ngày 21/11/2007 của Quốc hội khóa XII; - Nghị định số 100/2008/NĐ-CP ngày 08/9/2008 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân; - Thông tư số 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2008 của Bộ Tài chính Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và hướng dẫn thi hành Nghị định số 100/2008/NĐ-CP ngày 08/9/2008 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân. Luật này gồm 4 chương, 35 điều, có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2009, quy định như sau: 2.2. Nội dung của Luật thuế TNCN 2.2.1. Đối tượng nộp thuế - Đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân là cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3 của Luật thuế thu nhập cá nhân phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam và cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3 của Luật thuế thu nhập cá nhân phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam. - Cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau đây: + Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam; + Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi ở đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn. - Cá nhân không cư trú là người không đáp ứng điều kiện cư trú quy định trên. 2.2.2. Thu nhập chịu thuế: Thu nhập chịu thuế của cá nhân gồm các loại thu nhập sau đây: - Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh; - Thu nhập từ tiền lương, tiền công mà người lao động nhận được từ người sử dụng lao động; - Thu nhập từ đầu tư vốn; - Thu nhập từ chuyển nhượng vốn; - Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản; - Thu nhập từ trúng thưởng bằng tiền hoặc hiện vật; - Thu nhập từ bản quyền; - Thu nhập từ nhượng quyền thương mại theo quy định của Luật Thương mại; - Thu nhập từ thừa kế là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh, bất động sản và tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng; - Thu nhập từ nhận quà tặng là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh, bất động sản và tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng. 2.2.3. Thu nhập được miễn thuế - Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau. - Thu nhập từ chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất ở của cá nhân trong trường hợp cá nhân chỉ có một nhà ở, đất ở duy nhất. - Thu nhập từ giá trị quyền sử dụng đất của cá nhân được Nhà nước giao đất. - Thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau. - Thu nhập của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản chưa qua chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường. - Thu nhập từ chuyển đổi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao để sản xuất. - Thu nhập từ lãi tiền gửi tại tổ chức tín dụng, lãi từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ. - Thu nhập từ kiều hối. - Phần tiền lương làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương làm việc ban ngày, làm trong giờ theo quy định của pháp luật. - Tiền lương hưu do Bảo hiểm xã hội chi trả. - Thu nhập từ học bổng. - Thu nhập từ bồi thường hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ, tiền bồi thường tai nạn lao động, khoản bồi thường nhà nước và các khoản bồi thường khác theo quy định của pháp luật. - Thu nhập nhận được từ quỹ từ thiện được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập hoặc công nhận, hoạt động vì mục đích từ thiện, nhân đạo, không nhằm mục đích lợi nhuận. - Thu nhập nhận được từ nguồn viện trợ nước ngoài vì mục đích từ thiện, nhân đạo dưới hình thức chính phủ và phi chính phủ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. 2.2.4. Giảm thuế Đối tượng nộp thuế gặp khó khăn do thiên tai, hoả hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo ảnh hưởng đến khả năng nộp thuế thì được xét giảm thuế tương ứng với mức độ thiệt hại nhưng không vượt quá số thuế phải nộp. 2.2.5. Các khoản giảm trừ * Giảm trừ gia cảnh: - Giảm trừ gia cảnh là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công của đối tượng nộp thuế là cá nhân cư trú. Giảm trừ gia cảnh gồm hai phần sau đây: + Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 4 triệu đồng/tháng (48 triệu đồng/năm); + Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 1,6 triệu đồng/tháng. - Việc xác định mức giảm trừ gia cảnh đối với người phụ thuộc thực hiện theo nguyên tắc mỗi người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ một lần vào một đối tượng nộp thuế. - Người phụ thuộc là người mà đối tượng nộp thuế có trách nhiệm nuôi dưỡng, bao gồm: + Con chưa thành niên; con bị tàn tật, không có khả năng lao động; + Các cá nhân không có thu nhập hoặc có thu nhập không vượt quá mức quy định, bao gồm con thành niên đang học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp hoặc học nghề; vợ hoặc chồng không có khả năng lao động; bố, mẹ đã hết tuổi lao động hoặc không có khả năng lao động; những người khác không nơi nương tựa mà người nộp thuế phải trực tiếp nuôi dưỡng. Chính phủ quy định mức thu nhập, kê khai để xác định người phụ thuộc được tính giảm trừ gia cảnh. 2.2.6.Giảm trừ đối với các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo - Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo được trừ vào thu nhập trước khi tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công của đối tượng nộp thuế là cá nhân cư trú, bao gồm: + Khoản đóng góp vào tổ chức, cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người tàn tật, người già không nơi nương tựa; + Khoản đóng góp vào quỹ từ thiện, quỹ nhân đạo, quỹ khuyến học. - Tổ chức, cơ sở và các quỹ quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập hoặc công nhận, hoạt động vì mục đích từ thiện, nhân đạo, khuyến học, không nhằm mục đích lợi nhuận. 2.2.7. Biểu thuế luỹ tiến từng phần - Biểu thuế luỹ tiến từng phần áp dụng đối với thu nhập tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công là tổng thu nhập chịu thuế trừ các khoản đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số ngành, nghề phải tham gia bảo hiểm bắt buộc, các khoản giảm trừ nêu trên. - Biểu thuế luỹ tiến từng phần được quy định như sau: Bậc thuế Phần thu nhập tính thuế/năm (triệu đồng) Phần thu nhập tính thuế/tháng (triệu đồng) Thuế suất (%) 1 Đến 60 Đến 5 5 2 Trên 60 đến 120 Trên 5 đến 10 10 3 Trên 120 đến 216 Trên 10 đến 18 15 4 Trên 216 đến 384 Trên 18 đến 32 20 5 Trên 384 đến 624 Trên 32 đến 52 25 6 Trên 624 đến 960 Trên 52 đến 80 30 7 Trên 960 Trên 80 35 2.2.8. Biểu thuế toàn phần - Biểu thuế toàn phần áp dụng đối với thu nhập tính thuế đối với thu nhập từ đầu tư vốn, chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng bất động sản, trúng thưởng, tiền bản quyền, nhượng quyền thương mại, nhận thừa kế, quà tặng là thu nhập chịu thuế. - Biểu thuế toàn phần được quy định như sau: Thu nhập tính thuế Thuế suất (%) a) Thu nhập từ đầu tư vốn 5 b) Thu nhập từ bản quyền, nhượng quyền thương mại 5 c) Thu nhập từ trúng thưởng 10 d) Thu nhập từ thừa kế, quà tặng 10 e) Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản - Trường hợp không xác định được thu nhập tính thuế thì áp dụng thuế suất tính trên giá bán 20 0,1 g) Thu nhập từ chuyển nhượng vốn - Đối với chuyển nhượng chứng khoán áp dụng thu thuế theo từng phần 25 2 2.2.9. Về kê khai, thu nộp: Trong 6 khoản thu nhập thuộc diện chịu thuế thì chỉ có 2 khoản thu nhập từ kinh doanh và thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất là cá nhân tự kê khai, tự tính thuế và tự nộp thuế, cơ quan thuế thực hiện kiểm tra, kiểm soát. Đối với tất cả các khoản thu nhập còn lại áp dụng phương pháp thu thuế khấu trừ tại nguồn. Theo phương pháp này, khi chi trả thu nhập cho người nộp thuế, cơ quan chi trả thu nhập thực hiện khấu trừ và nộp tiền thuế vào ngân sách; cuối năm cá nhân tổng hợp các khoản thu nhập thực hiện quyết toán nếu có số thuế nộp thừa thì được thoái trả tiền thuế. 2.3. Những mặt tích cực của Luật này Mặc dù còn những ý kiến khác nhau về Luật thuế TNCN, song có thể nói, đây là một văn bản luật được soạn thảo công phu nhất từ trước đến nay, phản ánh khá đầy đủ ý chí, nguyện vọng của nhân dân với nhiều điểm mới so với Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao và phù hợp hơn với điều kiện kinh tế-xã hội nước ta hiện nay. 2.3.1. Bổ sung và quy định rõ hơn về đối tượng nộp thuế. - Điểm mới là việc đưa cá nhân kinh doanh vào diện nộp thuế TNCN. Việc điều tiết thu nhập của cá nhân kinh doanh theo Luật thuế TNCN thực hiện theo phương pháp luỹ tiến sẽ đảm bảo điều tiết hợp lý thu nhập dân cư, quy định này đảm bảo tính thông lệ quốc tế, vì hầu hết các nước đều đưa cá nhân kinh doanh vào diện nộp thuế TNCN. - Định nghĩa rõ hơn đối tượng cư trú, đó là "cá nhân có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi ở đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê để ở lại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn". 2.3.2. Đổi mới cách phân loại thu nhập chịu thuế để xác định nghĩa vụ thuế. Luật thuế TNCN phân loại thu nhập chịu thuế theo nguồn phát sinh thu nhập. Theo đó, thu nhập chịu thuế bao gồm thu nhập từ kinh doanh; thu nhập từ tiền lương, tiền công; thu nhập từ đầu tư vốn; thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng bất động sản; thu nhập khác (bao gồm: thu nhập từ trúng thưởng, thu nhập từ bản quyền, thu nhập từ thừa kế, quà tặng, thu nhập từ chuyển nhượng quyền thương mại). Đây là cơ sở để tính thuế phù hợp với từng loại thu nhập. Từ cách phân loại này, việc áp dụng thuế suất được quy định theo hai hướng: đối với thu nhập từ kinh doanh và tiền lương, tiền công thì áp dụng biểu thuế suất luỹ tiến từng phần; đối với các khoản thu nhập còn lại thì áp dụng biểu thuế luỹ tiến toàn phần. 2.3.3 Mở rộng diện điều tiết một cách hợp lý trên cơ sở bổ sung một số khoản thu nhập chịu thuế. - Một số khoản thu nhập được quy định trong Luật thuế TNCN gồm: thu nhập từ chuyển nhượng quyền thương mại, thu nhập từ quà tặng là chứng khoán, phần vốn trong các cơ sở kinh doanh, bất động sản hoặc tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc sử dụng, thu nhập từ casino, thu nhập từ trúng thưởng các cuộc thi có thưởng và các hình thức trúng thưởng khác. - Luật thuế TNCN quy định miễn thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng, thừa kế, quà tặng giữa vợ với chồng; cha mẹ đẻ; cha mẹ nuôi; mẹ nuôi với con đẻ, con nuôi; cha chồng mẹ chồng với con dâu; cha vợ mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại với cháu nội, cháu ngoại; anh chị em ruột với nhau. - Tính thuế đối với thu nhập từ đầu tư vốn, thu nhập từ chuyển nhượng vốn bao gồm cả chuyển nhượng chứng khoán. Tuy nhiên, phần thu nhập từ lãi tiền gửi tại các tổ chức tín dụng và lãi từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ được miễn thuế TNCN. Mở rộng diện điều tiết như trên sẽ góp phần điều tiết công bằng thu nhập của các tầng lớp dân cư theo hướng mọi cá nhân có thu nhập (trừ trường hợp thu nhập rất thấp và một số trường hợp đặc biêt) đều phải có nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước. Đồng thời, bằng quy định mới này, Luật thuế TNCN sẽ góp phần tăng thu cho ngân sách Nhà nước một cách hợp lí trên cơ sở không bỏ sót nguồn thu của nền kinh tế. 2.3.4. Sử dụng thuật ngữ "thu nhập được miễn thuế" thay cho "thu nhập không chịu thuế" và bổ sung một số khoản thu nhập được miễn thuế. - Luật thuế TNCN đã gọi đúng bản chất là thu nhập được miễn thuế và bổ sung một số khoản thu nhập được miễn thuế khác, như: thu nhập từ tiền lương làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn lương làm việc ban ngày, làm việc trong giờ; lương hưu; Tiền thưởng cho cá nhân về việc phát hiện, khai báo cơ quan nhà nước có thẩm quyền về hành vi vi phạm pháp luât; học bổng nhận từ ngân sách Nhà nước và từ các tổ chức trong và ngoài nước theo quy định của Chính phủ; thu nhập từ viện trợ, từ thiện với điều kiện các quỹ từ thiện này phải được Nhà nước cho phép thành lập hoặc công nhận hoạt động vì mục đích nhân đạo không nhằm mục đích thu lợi nhuận; thu nhập từ lãi trái phiếu chính phủ. Việc bổ sung một số khoản thu nhập miễn thuế nêu trên thể hiện sự ưu đãi của Nhà nước đối với một số đối tượng được hưởng thu nhập trong những trường hợp gặp khó khăn. Điều này cũng thể hiện chính sách khuyến khích của nhà nước đối với một số hoạt động có lợi cho phát triển kinh tế- xã hội như tốt giác tội phạm, tăng cường lao động sản xuất… 2.3.5. Áp dụng giảm trừ gia cảnh khi xác định nghĩa vụ thuế. - Đây chính là vấn đề được ủng hộ của đông đảo nhân dân nhất song cũng là vấn đề gây nhiều tranh cãi nhất khi dự thảo Luật được đưa ra lấy ý kiến nhân dân. Sự ủng hộ xuất phát từ cơ sở là, thay vì áp dụng mức khởi điểm chịu thuế chung cho mọi đối tượng nộp thuế thì chuyển sang áp dụng giảm trừ gia cảnh, tức là có tính đến hoàn cảnh cá nhân của đối tượng nộp thuế. Điều này làm cho việc xác định nghĩa vụ thuế của mỗi đối tượng nộp thuế được công bằng hơn. Mức giảm trừ cho bản thân đối tượng nộp thuế là 4 triệu đồng/tháng, cho mỗi người phụ thuộc mà đối tượng nộp thuế có nghĩa vụ nuôi dưỡng là 1,6 triệu đồng/tháng. - Mức giảm trừ gia cảnh như trên là phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội của Việt Nam trong những năm tới và phù hợp với quản điểm cải cách hệ thống thuế của Việt Nam. Chỉ những người có thu nhập từ trung bình khá trở lên mới phải nộp thuế, khi thu nhập tăng lên, mức giảm trừ này sẽ tiến gần đến với mức thu nhập trung bình trong xã hội và khi đó những người có thu nhập ở mức trung bình trở lên đều có nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước, từ đó đảm bảo công bằng trong điều tiết thu nhập của tầng lớp dân cư. Tất nhiên, đến một thời điểm nào đó, khi thu nhập và mức sống của dân cư đã tăng rất cao, Quốc hội sẽ xem xét điều chỉnh mức giảm trừ này cho phù hợp. - Việc giảm trừ cho người phụ thuộc được thực hiện theo nguyên tắc mỗi người phụ thuộc được tính giảm trừ một lần vào một đối tượng nộp thuế. Luật cũng không khống chế mức giảm trừ tối đa cho người phụ thuộc. Việc mở rộng diện giảm trừ như trên cho những người phụ thuộc đảm bảo thực hiện công bằng trong điều tiết thu nhập và phù hợp với đạo lý xã hội của người Việt Nam, chắc chắn sẽ nhận được sự đồng tình ủng hộ của đông đảo nhân dân. 2.3.6. Áp dụng giảm trừ đối với các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo. - Khoản đóng góp từ thiện nhân đạo được trừ vào thu nhập trước khi tính thuế nhưng chỉ áp dụng đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công và thu nhập từ kinh doanh; không áp dụng đối với cá khoản thu nhập khác. Với quy định này, Luật đã khuyến khích mọi công dân trong xã hội tham gia các hoạt động từ thiện, nhân đạo. 2.3.7. Quy định giảm trừ chi phí cho cá nhân kinh doanh một cách hợp lý - Cùng với việc chuyển cá nhân kinh doanh từ diện nộp thuế TNDN sang nộp thuế TNCN, Luật thuế TNCN đã quy định các khoản chi phí hợp lý được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế của cá nhân kinh doanh. Về cơ bản, các khoản chi phí hợp lý được trừ này kế thừa cá quy định hiện hành của Luật thuế TNDN. . 2.3.8. Điều chỉnh thuế suất theo hướng giảm thuế suất cao nhất, thấp nhất, và tăng bậc thuế suất; thống nhất biểu thuế đối với người Việt Nam và người nước ngoài. - Luật thuế TNCN vẫn áp dụng biểu thuế luỹ tiến từng phần nhưng mức thuế suất thấp nhất giảm xuống còn 5% và mức thuế suất cao nhất giảm xuống còn 35% với số lượng bậc thuế nâng lên thành bảy và áp dụng chung cho cả người Việt Nam và người nước ngoài. Với biểu thuế mới này, đảm bảo công bằng hơn trong điều tiết thu nhập do chênh lệch về thuế suất giữa các bậc thuế giảm đi. Việc hạ thuế suất cao nhất và thấp nhất xuống thể hiện tinh thần mở rộng diện đánh thuế nhưng mức độ điều tiết cũng giảm đi, việc giảm mức thuế suất cao nhất sẽ góp phần khuyến khích người lao động tích cực lao động và sản xuất, kinh doanh; khuyến khích người dân làm giàu chính đáng. - Đối với các khoản thu nhập còn lại. Luật thuế thu nhập cá nhân quy định biểu thuế luỹ tiến toàn phần. Ngoài ra, Luật còn quy định thuế suất cụ thể cho từng loại thu nhập áp dụng đối với cá nhân không cư trú với các mức thuế suất từ 1% đến 10% tính trên toàn bộ thu nhập phát sinh ở Việt Nam (không được trừ chi phí). Tóm lại, Luật thuế TNCN vừa được Quốc hội thông qua có nhiều điểm mới, phù hợp với tiến trình đổi mới quản lý kinh tế của nhà nước, với quá trình hội nhập kinh tế của đất nước và phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội của nước ta hiện nay. Với việc ban hành Luật thuế quan trọng này, hệ thống thuế của chúng ta đang hướng đến phù hợp hơn với hệ thống thuế các nước, hướng tới một hệ thống thuế công bằng và hiện đại hơn. (Lê Xuân Trường - Tapchiketoan.com, cập nhật 04/07/2008) 2.4. Một số hạn chế, bất cập Tuy nhiên, Luật thuế thu nhập cá nhân cũng còn tồn tại một số hạn chế, bất cập mà thời gian qua, dư luận tranh luận rất nhiều, các tranh luận xoay quanh các vấn đề sau: 2.4.1. Luật chỉ đánh thuế đối với những người làm công ăn lương Trong điều kiện cơ sở hạ tầng về kinh tế, xã hội của nước ta còn thấp, các chính sách an sinh xã hội, quy định pháp lý về thanh toán, kiểm soát nguồn thu chưa đồng bộ, người dân có thói quen sử dụng tiền mặt trong sinh hoạt thì tính khả thi của Luật thuế TNCN đến đâu? Hiện có một bộ phận rất lớn người dân hoạt động sản xuất kinh doanh tự do, không thực hiện luân chuyển tiền qua hệ thống nhân hàng, cơ quan thuế không thể kiểm soát được thu nhập của họ là bao nhiêu để đánh thuế. Luật thuế TNCN do đó chỉ đánh thuế đối với những người làm công ăn lương, cán bộ công chức. Điều đó dẫn đến những bất bình đẳng trong việc đóng thuế, đi ngược lại mục đích của luật là phân phối thu nhập, giảm khoảng cách giàu nghèo. 2.4.2. Bất cập về mức khởi điểm và mức giảm trừ gia cảnh - Tỷ lệ thống nhất mức khởi điểm bắt đầu phải chịu thuế thu nhập cá nhân là 4 triệu đồng/tháng cho người nộp thuế, giảm trừ thêm cho mỗi người phụ thuộc 1,6 triệu đồng/tháng có tỷ lệ đại biểu Quốc hội bỏ phiếu thông qua ít nhất: 64,91% tương đương với 115 Đại biểu không tán thành với mức khởi điểm phải chịu thuế này. - Ngay tại thời điểm xây dựng Luật Thuế TNCN, đã có quá nhiều ý kiến chuyên gia phản biện rằng mức khởi điểm chịu thuế quá thấp. Đặc biệt, các mức thuế suất, giảm trừ gia cảnh... không tính đến yếu tố trượt giá. Tất cả các mức giảm trừ gia cảnh, khởi điểm chịu thuế... đều cho thấy sự bất cập giữa thu nhập chịu thuế và chi tiêu thực tế trong cơn bão giá. Luật chỉ khả thi và huy động được khả năng đóng góp của nhân dân khi mức thu nhập phải đảm bảo nhu cầu tiêu dùng, sinh hoạt phí và tích luỹ tối thiểu. Căn cứ vào những tiêu chí này thì sẽ thấy, mức khởi điểm chịu thuế 4 triệu đồng/tháng là quá thấp. Theo Cục thống kê, Chỉ số giá tiêu dùng 10 tháng đầu năm 2008 so với cùng kỳ năm 2007 là 123,15%. Luật thuế TNCN ban hành tháng 11/2007, từ đó đến nay tỷ lệ lạm phát tăng khoảng 23,0%, như vậy, mức khởi điểm chịu thuế đã trượt giá lên 4.920.000 đồng và mức giảm trừ gia cảnh tăng 1.968.000 đồng. Tuy nhiên, vừa yếu kém trong dự báo; vừa quá bảo thủ trước những ý kiến trái chiều; cơ quan xây dựng Luật thuế vẫn khẳng định: Đã tính đến yếu tố trượt giá; thậm chí cơ quan này còn cho rằng mức tính trượt giá đã khá "sâu" và khẳng định mức thu nhập 4 triệu đồng/tháng đã là  thu nhập trung bình ở mức cao tại VN. Chúng ta có thể làm một bài toán như sau: Chẳng hạn 01 người sống ở Thành phố Buôn Ma Thuột – tỉnh Dak Lak, anh ta phải chi phí các khoản cho 1 tháng như sau: + Xăng xe đi lại: 20km x 2 lít/100km x 14.000 đ/lít x 30 ngày = 168.000 đồng + Khấu hao xe máy: 20.000.000 đ /5 năm /12 tháng = 333.000 đồng + Tiền ăn + cà phê sáng: 70.000 đồng/ngày x 30 ngày = 2.100.000 đồng + (Quần 150.000x2 + áo 250.000x2 + dày 300.000 + mũ 150.000)/12 = 105.000 đồng + Tiền thuê nhà + điện + nước = 700.000 đồng + Điện thoại 2.400.000 đ/12 tháng + cước 200.000 đ = 400.000 đồng + Các vật dụng cá nhân = 100.000 đồng Tổng cộng: 3.906.000 đồng Như vậy, với mức 4 triệu đồng/tháng, một cá nhân ở Buôn Ma Thuột chỉ đủ chi tiêu ở mức tối thiểu, chưa kể các thành phố lớn như Hà Nội hay TP. Hồ Chí Minh có vật giá đắt đỏ hơn nhiều thì làm sao đủ chi tiêu cho nhu cầu tối thiểu?; trong khi anh ta không thể có chi phí để học tập thêm, tham gia các nhu cầu giải trí, du lịch và đặc biệt là... muôn thuở anh ta không thể có tích luỹ để mua nhà hay giải quyết công việc gì lớn có giá trị vài chục triệu đồng trở lên. Điều đó cho thấy mức khởi điểm chịu thuế thấp sẽ không cho người dân có cơ hội tích luỹ, không mang tính "khoan thư sức dân" mà mang tính "tận thu". Và do đó sẽ khó có thể tạo ra xã hội giàu có theo tinh thần "dân giàu, nước mạnh". - Trong giảm trừ gia cảnh không tính đến giảm trừ cho những người có nhu cầu đi học tiếp để nâng cao trình độ như đại học, cao học, nghiên cứu sinh ... Trong khi, mục tiêu đào tạo thạc sỹ, tiến sỹ đến năm 2010 (Cường bổ sung....) 2.4.3. Bất cập về sự cào bằng giữa thành thị và nông thôn Hiện nay, người dân và công chức sống tại các khu đô thị luôn chịu áp lực giá, phí, lệ phí, thuế... cao hơn các vùng khác. Bên cạnh đó, bản thân các điều tra xã hội học đều cho thấy Hà Nội hay TP. Hồ Chí Minh đều đã lọt vào danh sách có giá sinh hoạt đắt đỏ trong khu vực và thế giới. Đại đa số người có thu nhập cao là ở thành phố lớn, nơi có nhiều loại và mức độ chi phí lớn. Tuy nhiên, Luật đã chưa tính hết được các yếu tố hình thành

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMột số bất cập khi thực thi Luật Thuế Thu nhập cá nhân ở Việt Nam.doc
Tài liệu liên quan