Đề tài Một số biện pháp chỉ đạo công tác giáo dục học sinh có khó khăn trong rèn luyện đạo đức ở trường THPT Bình Sơn - Vĩnh Phúc

Hoạt động giáo dục đạo đức nói chung và giáo dục học sinh có khó khăn trong rèn luyện đạo đức nói riêng luôn được nhà trường coi trọng hàng đầu. Ngay từ đầu năm chi bộ Đảng đã có nghị quyết về giáo dục tư tưởng, đạo đức học sinh đặc biệt là đối với những em có khó khăn trong rèn luyện đạo đức. Phát động thực hiện cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đưc Hồ chí Minh”. Lãnh đạo nhà trường đã có kế hoạch, tổ chức chỉ đạo bằng những biện pháp sát thực, cụ thể: Đã nâng cao nhận thức, vị trí vai trò công tác giáo dục đạo đức trong tập thể sư phạm, giữ vững nền nếp kỷ cương trong hoạt động dạy và học. Công tác Đoàn thanh niên với vai trò nòng cốt trong các phong trào thi đua đã chú trọng tới rèn luyện tư tưởng đạo đức cho đoàn viên, thanh niên. Đội ngũ giáo viên chủ nhiệm tích cực trong công tác giáo dục đạo đức học sinh đặc biệt là chú trọng giáo dục đạo đức các em học sinh có khó khăn trong rèn luyện đạo đức. Đã có sự phối hợp hiệu quả giữa các tổ chức Đoàn thanh niên giáo viên chủ nhiệm, hội cha mẹ học sinh và lãnh đạo nhà trường trong hoạt động giáo dục đạo đức các em học sinh có khó khăn trong rèn luyện đạo đức.

doc20 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3431 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một số biện pháp chỉ đạo công tác giáo dục học sinh có khó khăn trong rèn luyện đạo đức ở trường THPT Bình Sơn - Vĩnh Phúc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ếm khuyết về giác quan , rối loạn về tâm lý, nguồn gốc nội sinh...; hoặc là do tính tập nhiễm phát sinh trong quá trình phát triển nhân cách... - Về phía gia đình: Do nhận thức lệch lạc, không có tri thức về giáo dục con cái; sự quan tâm nuông chiều thái qúa trong công tác nuôi dạy; sử dụng quyền uy của bố mẹ một cách cực đoan; tấm gương phản diện của cha mẹ, người thân; có các hoàn cảnh éo le hoặc là hay bị sử dụng bằng vũ lực... - Về phía nhà trường: Có những định kiến, thiếu thiện cảm đối với học sinh; sử dụng thái quá các biện pháp hành chính;  có sự lạm dụng quyền lực của các thầy cô giáo, nhà quản lý; thiếu gương mẫu trong mô phạm giáo dục; việc đánh giá kết quả, khen thưởng, kỷ luật thiếu khách quan và không công bằng; thiếu sự thống nhất giữa giáo dục sư phạm trong các tổ chức khác trong nhà trường; thiếu sự phối hợp đồng bộ giữa nhà trường, gia đình và xã hội... - Về phía xã hội: Tác động của cơ chế thị truờng tạo ra sự phân cực rất lớn đối với học sinh; tác động lối sống hám cơ sở vật chất hơn tính nhân văn; ảnh hưởng nhóm nhỏ tiêu cực của bạn bè; sự phối hợp không đồng bộ giữa nhà trường, gia đình và xã hội... Trong khi đó truyền thống văn hóa dân tộc Việt Nam luôn coi trọng đạo đức con người “Tiên học lễ, hậu học văn”, tư tưởng đó đã in đậm trên khẩu hiệu của mỗi nhà trường. Tháng 10/1964 Bác Hồ về thăm trường đại học sư phạm Hà Nội đã nói “Công tác giáo dục đạo đức trong nhà trường là bộ phận quan trọng có tính chất nền tảng của công tác giáo dục trong nhà trường XHCN. Dạy cũng như học phải biết chú trọng cả đức lẫn tài, đức là đạo đức cách mạng, đó là cái gốc rất quan trọng”. Thời đại công nghiệp hoá và hiện đại hoá, thời đại của nền kinh tế tri thức đòi hỏi con người Việt Nam phải là con người phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức. Nhà trường cần tổ chức tốt hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh nói chung và học sinh có khó khăn trong rèn luyện đạo đức nói riêng cần thực hiện tốt các nội dung sau: - Tăng cường giáo dục thế giới quan khoa học giúp các em có những hiểu biết đúng đắn về thế giới hiện thực, có đầu óc khoa học với niềm tin khoa học, biết sử dụng các qui luật để xây dựng cuộc sống. - Tăng cường giáo dục tư  tưởng cách mạng XHCN nhằm giúp các em có ước mơ, hoài bão cao đẹp, có ý thức và khả năng chống lại lối sống thực dụng, chạy theo đời sống vật chất, hưởng thụ. - Nâng cao lòng yêu nước, yêu CNXH: tự hào và tin tưởng vào tiền đồ tươi sáng của dân tộc. - Tăng cường ý thức lao động và tự lao động. - Tăng cường giáo dục pháp luật, kỷ cương giúp các em có ý thức và thói quen sống làm việc và học tập theo pháp luật, có kỷ luật ở mọi nơi, mọi lúc. - Tăng cường giáo dục lòng yêu thương con người, có lòng nhân ái trong quan hệ với con người và cộng đồng, có hành vi ứng xử có văn hóa. Bản thân phải thật thà, giản dị, khiêm tốn, biết tự trọng. Đối với gia đình phải gắn bó, đùm bọc. Với bạn bè trung thực thẳng thắn, thông cảm, hiểu biết, tôn trọng giúp nhau cùng tiến bộ. Để đáp ứng được yêu cầu lớn lao đó, quá trình giáo dục, đào tạo trong nhà trường phải đạt tới mục đích biến thành quá trình tự giáo dục. Học sinh có thể tự trau dồi, rèn luyện để hoàn thiện nhân cách của mình một cách có ý thức. Tuy nhiên thực tế vẫn còn một số bộ phận học sinh do nhận thức chưa đầy đủ, không nắm bắt được kiến thức pháp luật, sống tự do, vô kỷ luật, chây lười học tập, suy thoái về đạo đức và những giá trị nhân văn đang là vấn đề thách thức sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Vấn đề đặt ra và cấp thiết là phải tăng cường giáo dục đạo đức, giáo dục những giá trị nhân văn để thực hiện nhiệm vụ và mục tiêu “Xây dựng những con người và thế hệ thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước; giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, có năng lực, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại...” (Văn kiện Hội nghị Ban chấp hành TW lần thứ 2 khóa VIII). CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC HỌC SINH CÓ KHÓ KHĂN TRONG RÈN LUYỆN ĐẠO ĐỨC Ở TRƯỜNG THPT BÌNH SƠN TỈNH VĨNH PHÚC 2.1- ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG 2.1.1- Đặc điểm chung của địa phương Trường THPT Bình Sơn đóng trên địa của xã Nhân Đạo, một xã  miền núi nằm ở vùng xa nhất của huyện miền núi Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc. Vùng tuyển sinh của trường gồm 7 xã phía Bắc vùng sâu, vùng xa nhất của huyện Sông Lô. Điều kiện kinh tế, cơ sở hạ tầng, giao thông, thông tin, văn hoá chính trị xã hội... còn gặp rất nhiều khó khăn. Mọi thứ đều thiếu, không đồng bộ, lạc hậu, hạn chế... so với tất cả các huyện khác ở trong tỉnh. Đặc biệt là trình độ dân trí còn rất thấp, đại đa số là làm nghề nông nên có rất nhiều hạn chế trong nhận thức và phương pháp giáo dục trẻ. Trong vài năm gần đây, do tác động của cơ chế thị trường nên nhiều gia đình cũng đã bung ra để làm giàu, nhưng họ lại mải kiếm tiền nên đã bỏ mặc không quan tâm đến bọn trẻ. Có gia đình thì nay đã có tiền thì cho trẻ tiêu pha không có kế hoạch để lên mặt với bạn bè. Đặc biệt là các tệ nạn như : cờ bạc, số đề, nghiện hút, Intirnet, các văn hoá phẩm đồi truỵ cũng đã len lỏi vào đến từng ngõ xóm mà do nhận thức và hiểu biết còn rất hạn chế  nên đã gây ảnh hưởng rất lớn đến nền nếp, chuẩn mực đạo đức của những miền thôn quê này. Nguy hại hơn là các em học sinh do thiếu về hiểu biết, thông tin, nhận thức kém, sai lạc lại không được sự quan tâm của gia đình, của xã hội, sự chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo đã đua đòi xa vào những thói xấu của xã hội tạo nên một số em có khó khăn trong rèn luyện đạo đức. 2.1.2- Đặc điểm  của trường Trường THPT Bình Sơn được thành lập vào ngày 04 tháng 12 năm 2003, là một trường có vùng tuyển sinh và nằm ở nơi vùng sâu, vùng xa nhất của huyện miền núi Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc. Sau 5 năm liên tục phấn đấu và trưởng thành đến nay trường đã có một cơ sở trường lớp tương đối khang trang, khuôn viên rộng và thoáng. Hiện nay trường có 34 lớp với 1555 học sinh. Qui mô những năm gần đây số lượng học sinh tăng nhanh, với việc mở rộng số lớn bán công trong trường công lập. Tuy nhiên sĩ số học sinh trên một lớp tương đối ổn định có chiều hướng giảm xuống theo sĩ số qui định của chuẩn. Năm học Số lớp công lập Số lớp bán công Tổng số lớp Tổng số học sinh Sĩ số HS trên 1 lớp 2005 – 2006 18 10 28 1457 » 52 2006 – 2007 21 11 32 1568 » 49 2007 – 2008 25 11 35 1632 » 46 2008-2009 29 5 34 1555 » 45 Hiện nay trường có 54 cán bộ, giáo viên, với 38 giáo viên đứng lớp. Lãnh đạo nhà trường có 1 đồng chí Hiệu trưởng, 2 đồng chí Phó hiệu trưởng, cả 3 đồng chí đã qua Trường Cán bộ quản lý Giáo dục. Trường có một Chi bộ Đảng gồm 14 đảng viên, với 10 đồng chí đang ở tuổi Đoàn. Những năm qua Chi bộ liên tục đạt “Chi bộ trong sạch, vững mạnh”. Công đoàn nhà trường liên tục được nhận bằng khen của công đoàn ngành. Chi đoàn giáo viên gồm 50 đồng chí. Đoàn trường liên tục đạt danh hiệu “Đoàn trường có công tác đoàn và phong trào thanh niên xuất sắc”  được Tỉnh Đoàn khen. Mấy năm qua trường giữ vững danh hiệu “Trường tiên tiến cấp tỉnh”. Đội ngũ giáo viên đã được chuẩn hóa và không ngừng phát triển. Tập thể sư phạm thực sự là tổ ấm, đoàn kết, thống nhất. Chất lượng giáo dục toàn diện ngày càng tăng với tỷ lệ học sinh lên lớp và đậu tốt nghiệp hàng năm đạt 90 - 95%. Học sinh khối 12 vào Đại học, Cao đẳng hệ A đạt 71¸14%. Năm học Số lớp 12 Số học sinh Số HS thi đỗ vào ĐH Số HS thi đỗ vào CĐ Số HS thi đỗ vào THCN và DN Tổng số 2005 – 2006 9 459 2006 – 2007 9 464 68 50 118 2007-2008 11 532 260 60 320 Chất lượng mũi nhọn là học sinh giỏi cấp tỉnh hàng năm đều được nhà trường chú trọng đã không ngừng tăng lên về cả số lượng và chất lượng. Năm học Số học sinh dự thi Số học sinh đạt giải Giải nhất Giải nhì Giải ba Giải KK 2005 – 2006 112 67 7 60 2006 – 2007 119 83 1 2 9 71 2007 – 2008 258 117 4 9 19 85 2008-2009 201 97 2 5 24 66 2.2-MỘT SỐ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TRONG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HỌC SINH CÓ KHÓ KHĂN TRONG RÈN LUYỆN ĐẠO ĐỨC Ở TRƯỜNG THPT BÌNH SƠN TỈNH VĨNH PHÚC + Hoạt động giáo dục đạo đức nói chung và giáo dục học sinh có khó khăn trong rèn luyện đạo đức nói riêng luôn được nhà trường coi trọng hàng đầu. Ngay từ đầu năm chi bộ Đảng đã có nghị quyết về giáo dục tư tưởng, đạo đức học sinh đặc biệt là đối với những em có khó khăn trong rèn luyện đạo đức. Phát động thực hiện cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đưc Hồ chí Minh”. Lãnh đạo nhà trường đã có kế hoạch, tổ chức chỉ đạo bằng những biện pháp sát thực, cụ thể: Đã nâng cao nhận thức, vị trí vai trò công tác giáo dục đạo đức trong tập thể sư phạm, giữ vững nền nếp kỷ cương trong hoạt động dạy và học. Công tác Đoàn thanh niên với vai trò nòng cốt trong các  phong trào thi đua đã chú trọng tới rèn luyện tư tưởng đạo đức cho đoàn viên, thanh niên. Đội ngũ giáo viên chủ nhiệm tích cực trong công tác giáo dục đạo đức học sinh đặc biệt là chú trọng giáo dục đạo đức các em học sinh có khó khăn trong rèn luyện đạo đức. Đã có sự phối hợp hiệu quả giữa các tổ chức Đoàn thanh niên giáo viên chủ nhiệm, hội cha mẹ học sinh và lãnh đạo nhà trường trong hoạt động giáo dục đạo đức các em học sinh có khó khăn trong rèn luyện đạo đức. + Chất lượng giáo dục đạo đức học sinh nói chung và các em học sinh có khó khăn trong ren luyện đạo đức nói riêng ngày càng tăng. Phần lớn các em đã xác định được động cơ, thái độ học tập, có ý thức tu dưỡng rèn luyện để lập thân, lập nghiệp. Tỷ lệ học sinh vi phạm kỷ luật giảm rõ rệt. Không có học sinh sa vào tệ nạn ma túy. Kết quả xếp loại hạnh kiểm trong những năm gần đây: Năm học Tổng số HS Xếp loại hạnh kiểm Số HS bị kỷ luật Số HS bị  đuổi học Tốt (%) Khá (%) Trung bình (%) Yếu, kém (%) 2005 - 2006 1457 34 48 12 6 28 4 2006 - 2007 1568 37 50 9 4 23 4 2007 – 2008 1632 41 48 7 4 14 2 Trong đó tỷ lệ số học sinh có khó khăn trong rèn luyện đạo đức đã giảm rõ rệt cụ thể như sau: Năm học Số học sinh có khó khăn trong rèn luyền đạo đức đầu năm Số học sinh có khó khăn trong rèn luyền đạo đức cuối năm 2005 - 2006 92 52 2006 – 2007 84 46 2007 – 2008 62 30 2.3-MỘT SỐ TỒN TẠI - Vẫn còn một số ít cán bộ, giáo viên chỉ tập trung vào công tác chuyên môn, coi đó là nhiệm vụ trọng tâm, nên chưa quan tâm đúng mức đến công tác giáo dục đạo đức học sinh có khó khăn trong rèn luyện đạo đức, thậm chí coi giáo dục đạo đức là nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm, của ban cờ đỏ (Đoàn thanh niên), Ban Giám hiệu nhà trường. - Việc chỉ đạo các hoạt động giáo dục đối với các em có khó khăn trong rèn luyện đạo đức  có lúc chưa liên tục (các thời điểm đầu năm học, lúc tổ chức các đợt thi cử, bị công tác chuyên môn cuốn hút), thiếu kiểm tra, đôn đốc kịp thời. - Sự phối hợp giữa các tổ chức vì những lý do khác nhau nhiều lúc còn hạn chế (cách đánh giá thi đua của Đoàn thanh niên – giáo viên chủ nhiệm). - Một số giáo viên chủ nhiệm còn nặng về mặt hành chính trong quản lý lớp nói chung, chưa chú ý đến giáo dục đạo đức đối với các em học sinh có khó khăn trong rèn luyện đạo đức, hoặc thiếu nội dung, phương pháp, nghệ thuật... - Một bộ phận học sinh do những nguyên nhân khác nhau (ví dụ hoàn cảnh gia đình) có biểu hiện chậm tiến, thậm chí sa sút về đạo đức, lối sống. - Nhận thức sai lệch về động cơ, thái độ học tập, đến trường học chỉ để tiếp thu kiến thức khoa học đơn thuần để có được bằng tốt nghiệp mà thiếu ý thức phấn đấu, tư tưởng đạo đức. - Một số ít các em (thậm chí có biểu hiện bỏ học, đua đòi, thiếu trung thực, lập nhóm, liên kết kẻ xấu bên ngoài, ”xin đểu” ăn cắp tài sản của bạn bè... 2.4- MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG TỔ CHỨC, CHỈ ĐẠO HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HỌC SINH CÓ KHÓ KHĂN TRONG RÈN LUYỆN ĐẠO ĐỨC Ở TRƯỜNG THPT BÌNH SƠN TỈNH VĨNH PHÚC Qua phân tích những kết quả đã đạt được những tồn tại, thách thức trong công tác giáo dục đạo đức nói chung và giáo dục học sinh có khó khăn trong rèn luyện đạo đức nói riêng ở trường THPT Bình Sơn – Sông Lô - Vĩnh Phúc trong giai đoạn hiện nay chúng tôi thấy cần làm tốt những vấn đề sau: - Tiếp tục nâng cao nhận thức, vai trò trách nhiệm cho mọi thành viên, tổ chức trong nhà trường về hoạt động giáo dục học sinh có khó khăn trong rèn luyện đạo đức. - Tăng cường vai trò lãnh đạo toàn diện của chi bộ Đảng ở trường học (đặc biệt là lãnh đạo tư tưởng chính trị). - Nâng cao vai trò, trách nhiệm của cán bộ quản lý trong công tác chỉ đạo hoạt động giáo dục đạo đức nói chung và giáo dục học sinh có khó khăn trong rèn luyện đạo đức nói riêng. - Phát huy vai trò hoạt động của Đoàn thanh niên - Đẩy mạnh công tác chủ nhiệm trong hoạt động giáo dục  học sinh có khó khăn trong rèn luyện đạo đức. - Xây dựng các tổ chức lớp, chi đoàn thành các tập thể tự quản . - Kết hợp chặt chẽ các lực lượng xã hội khác tham gia hoạt động giáo dục: Hội cha mẹ  học sinh – Uỷ ban nhân dân các xã ... Những nội dung trên được cụ thể bằng một số biện pháp chỉ đạo được trình bày ở Chương III. CHƯƠNG III MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO CÔNG TÁC GIÁO DỤC HỌC SINH CÓ KHÓ KHĂN TRONG RÈN LUYỆN ĐẠO ĐỨC Ở TRƯỜNG THPT BÌNH SƠN TỈNH VĨNH PHÚC 3.1- Nâng cao nhận thức, vai trò trách nhiệm của các thành viên, tổ chức nhà trường trong hoạt động giáo dục học sinh có khó khăn trong rèn luyện đạo đức 3.1.1- Tăng cường vai trò lãnh đạo toàn diện của chi bộ Đảng Chi bộ Đảng là trung tâm chính trị, tập hợp lực lượng quần chúng nhằm thực hiện tốt các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Trong nhà trường, chi bộ Đảng lãnh đạo toàn diện, đặc biệt chú trọng công tác lãnh đạo tư tưởng, chính trị. Chi bộ Đảng là cầu nối trực tiếp Đảng với quần chúng. Thông qua giáo viên, nhân viên, học sinh mà chi bộ nắm tâm tư, nguyện vọng, góp ý kiến để chi bộ đưa ra những chủ trương, giải pháp sát thực với tình hình nhằm chỉ đạo thực hiện có hiệu quả công tác giáo dục. Chi bộ có trách nhiệm chú trọng kiện toàn tổ chức nhằm phát huy chức năng của hiệu trưởng, vai trò của Công đoàn, Đoàn thanh niên và các tổ chức quần chúng khác. Tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng nhằm nâng cao nhận thức về định hướng chính trị cho giáo viên, nhân viên và học sinh. Từng đảng viên phải thấm nhuần phong cách tác phong  cách mạng, từ đó mỗi đảng viên trở thành một tấm gương sáng, một chuẩn mực để quần chúng học sinh noi theo. Chi bộ Đảng phải thường xuyên kiểm tra bằng nhiều hình thức, qua đó để phát hiện nhân tố mới, kịp thời khắc phục khuyết điểm, bổ sung điều chỉnh chủ trương, phương hướng tiếp theo, giúp hoạt động quản lý đi đúng định hướng. 3.1.2- Xây dựng khối đoàn kết, thống nhất trong tập thể sư phạm Tập thể sư phạm trong trường phổ thông là tập thể lao động sư phạm có tổ chức, có mục đích giáo dục thống nhất, có phương thức hoạt động nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà trường. Xây dựng tập thể sư phạm nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của tập thể để thực hiện tốt mục tiêu của nhà trường. Cần  làm cho mỗi giáo viên, nhân viên nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục đạo đức học sinh nói chung và những học sinh có khó khăn trong rèn luyện đạo đức nói riêng.  Đó là một mặt không thể tách rời trong quá trình giáo dục, hoàn thiện nhân cách học sinh, đó không phải là nhiệm vụ của riêng ai. Từ đó, tùy vị trí nhiệm vụ của mình để làm công tác giáo dục đạo đức học sinh. Thông qua bài giảng, đặc thù để giáo dục đạo đức một cách nhuần nhuyễn, không khuôn sáo, sống sượng. Trong thực tế, do nhận thức chưa đầy đủ, vẫn còn một số giáo viên chỉ quan tâm đến hoạt động chuyên môn, truyền thụ kiến thức khoa học đơn thuần, mà quên đi nhiệm vụ giáo dục tư tưởng, đạo đức cho học sinh. Thậm chí có một số ít giáo viên thiếu tình thương và trách nhiệm trù úm, hoặc thiên vị đối với học sinh, ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách học sinh. Người cán bộ quản lý (HT) phải quán triệt đầy đủ các nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác giáo dục đào tạo. Phải xây dựng và củng cố khối đoàn kết nhất trí trong tập thể sư phạm. Công đoàn tổ chức, giáo dục giáo viên, nhân viên, thường xuyên duy trì, phát huy các phong trào thi đua, đặc biệt là phong trào “Kỷ cương, tình thương, trách nhiệm”. Cán bộ, giáo viên cần được bồi dưỡng tư tưởng chính trị, đạo đức, lý tưởng nghề nghiệp. Bồi dưỡng lòng nhân ái, tình thương yêu con người, thương yêu học sinh, tinh thần trách nhiệm, tôn trọng sẵn sàng giúp đỡ những học sinh có khó khăn trong rèn luyện đạo đức. Tất cả vì học sinh thân yêu là biểu hiện của đạo đức cách mạng, lý tưởng nghề nghiệp. Mỗi giáo viên, nhân viên không ngừng trau dồi nâng cao phẩm chất đạo đức để trở thành tấm gương sáng gây được niềm tin đạo đức, sức thuyết phục trước học sinh, nhân dân. 3.1.3- Phát huy vai trò tiên phong của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh  trong hoạt động  giáo dục  học sinh có khó khăn trong rèn luyện đạo đức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là tổ chức gần Đảng nhất, là lực lượng đông đảo, trực tiếp thực hiện nhiệm vụ chính trị của nhà trường, là lực lượng nòng cốt trong các phong trào thanh niên. Đoàn có tiềm năng to lớn tham gia công tác giáo dục. Đoàn có nhiệm vụ giáo dục đoàn viên, thanh niên, học sinh về tư tưởng chính trị đạo đức, bồi dưỡng lý tưởng XHCN. Giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh , lòng yêu nước truyền thống cách mạng, ý thức công dân, đạo đức lối sống lành mạnh cho đoàn viên, thanh niên. Lãnh đạo trường phối hợp cùng Đoàn thanh niên tổ chức và thực hiện các hoạt động ngoài giờ lên lớp, ngoài nhà trường. Đoàn giữ vai trò chính trong các hoạt động thể dục thể thao, tham quan du lịch, sinh hoạt câu lạc bộ. Đoàn còn giữ vai trò nòng cốt của các chương trình xã hội như phong trào ”Thanh niên lập nghiệp”, “Tình nguyện vì trẻ em đặc biệt khó khăn”. Cần phát triển tổ chức  Đoàn vững mạnh, tạo mọi điều kiện cần thiết để tổ chức Đoàn hoạt động thực sự có hiệu quả. 3.1.4-Củng cố, xây dựng, đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp, lực lượng nòng cốt giáo dục  học sinh có khó khăn trong rèn luyện đạo đức Giáo viên chủ nhiệm (GVCN) là thay mặt hiệu trưởng đảm nhận vai trò chủ đạo trong công tác tổ chức giáo dục học sinh có khó khăn trong rèn luyện đạo đức. Giáo viên chủ nhiệm là người nắm vững hoàn cảnh và sự tiến bộ của từng học sinh. Bởi vậy, họ có biện pháp tổ chức giáo dục sát đối tượng, thúc đẩy sự tiến bộ của các em. Giáo viên chủ nhiệm là người nhận xét, đánh giá và xếp loại học sinh, đề nghị khen thưởng, kỷ luật  học sinh. Bởi vậy, hoạt động giáo dục của GVCN ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển nhân cách của các học sinh có khó khăn trong rèn luyện đạo đức. Người cán bộ làm công tác quản lý phải chọn được đội ngũ GVCN có năng lực chuyên môn tốt, có khả năng tổ chức hoạt động tập thể, có khả năng giáo dục, thuyết phục nhiệt tình, yêu thương học sinh, cảm hóa được học sinh, được học sinh tin cậy, kính trọng. Hiệu trưởng cần bồi dưỡng GVCN hiểu rõ nhiệm vụ quyền hạn, phương pháp xây dựng tập thể, tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh có khó khăn trong rèn luyện đạo đức. Xác định cơ chế quan hệ giữa giáo viên chủ nhiệm với các giáo viên bộ môn và tổ chức Đoàn TN. Đặc biệt là quan hệ giữa GVCN với chi hội cha mẹ học sinh, là cầu nối gia đình với nhà trường, xã hội. GVCN phải có nhận thức đúng vị trí quan trọng của mình. Phải tự bồi dưỡng, nắm bắt sâu sắc chủ trương đường lối giáo dục của Đảng và Nhà nước trong thời kì đổi mới. Phải nâng cao trình độ chuyên môn để giáo dục học sinh có khó khăn trong rèn luyện đạo đức một cách thuyết phục. Phải mẫu mực trong lối sống, cách cư xử. GVCN thực sự là người thầy, người cha, người mẹ của những học sinh có khó khăn trong rèn luyện đạo đức. 3.1.5- Phát huy vai trò tự quản của tập thể học sinh Biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục coi đó là một yếu tố nội tại trong quá trình giáo dục đạo đức và hình thành nhân cách học sinh. Tập thể học sinh thống nhất trong mục đích chung  đó là học tập, rèn luyện để trở thành những con người có ích cho gia đình, xã hội. Một tập thể học sinh có ý thức tự quản cao, có truyền thống tốt, có kỷ luật nó ảnh hưởng quan trọng, trực tiếp đến sự phát triển nhân cách của những học sinh có khó khăn trong rèn luyện đạo đức theo đúng mục đích giáo dục của nhà trường. Tập thể học sinh tốt nó có tác dụng thanh lọc hiệu quả,  nó cảm hóa, biến đổi những học sinh có khó khăn trong rèn luyện đạo đức, sai lệch với chuẩn mực xã hội, nó có sức chống đỡ các tác động tiêu cực từ bên ngoài xâm nhập. Tập thể học sinh còn là cầu nối giữa cá nhân học sinh có khó khăn trong rèn luyện đạo đức với đời sống xã hội. Mỗi cá nhân được thử nghiệm vị trí, vai trò của mình trong xã hội là nhờ tập thể và thông qua tập thể. Tập thể học sinh là nơi thoả mãn nhu cầu giao lưu, hoạt động qua đó mà những phẩm chất đạo đức được hình thành và củng cố. Họ sẽ là những người công dân tốt, sống biết vì tập thể có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội. Muốn có những tập thể học sinh có vai trò giúp đỡ các em học sinh có khó khăn trong rèn luyện đạo đức, vai trò của GVCN vô cùng to lớn. GVCN phải chọn ra được ban cán sự có năng lực, uy tín, có sức thuyết phục, có năng lực tổ chức, điều khiển hoạt động tập thể. Hiệu trưởng, GVCN cần lắng nghe ý kiến của các em, định hướng giúp các em phương pháp quản lý lớp và giúp đỡ các em học sinh có khó khăn trong rèn luyện đạo đức. Có sự phối hợp chặt chẽ giữa cán bộ lớp, cán bộ chi đoàn trong các hoạt động giúp đỡ các em. GVCN phải thực sự là người cố vấn thường xuyên bên cạnh các em. 3.1.6-Phối hợp chặt chẽ với Hội cha mẹ học sinh – địa phương học sinh cư trú trong giáo dục  học sinh có khó khăn trong rèn luyện đạo đức Muốn giáo dục các em học sinh có khó khăn trong rèn luyện đạo đức có hiệu quả cần có sự kết hợp sức mạnh nhà trường – gia đình – xã hội. Nhà trường phải chủ động phối hợp thường xuyên với gia đình, địa phương. Sự phô

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMột số biện pháp chỉ đạo công tác giáo dục học sinh có khó khăn trong rèn luyện đạo đức ở trường thpt bình sơn -vĩnh phúc.doc
Tài liệu liên quan