Lời nói đầu 1
Phần thứ nhất: Lý luận cơ bản về xây dựng chiến lược của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường 3
I. Khái niệm chiến lược kinh doanh 3
1. Sự cần thiết khách quan phải xây dựng chiến lược kinh doanh trong nền kinh tế thị trường ở nước ta 3
2. Các quan điểm tiếp cận chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp 5
2.1. Sự du vào lĩnh vực kinh doanh của thuật ngữ chiến lược 5
2.2. Một số cách tiếp cận chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp 5
3. Các quan điểm về chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp 6
4. Đặc trưng của chiến lược kinh doanh 7
5. Nội dung chủ yếu của chiến lược kinh doanh 8
5.1.Các quan điểm về nội dung chiến lược kinh doanh 8
5.2. Nội dung chủ yếu của chiến lược kinh doanh 9
II. Nội dung quy trình xây dựng chiến lược kinh doanh ở một doanh nghiệp 9
1. Những yêu cầu và căn cứ xây dựng chiến lược kinh doanh 9
1.1. Những yêu cầu 9
1.2. Những căn cứ 10
2. Các quan điểm cần quán triệt khi xây dựng chiến lược kinh doanh 12
3. Các bước xây dựng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp 12
3.1.
72 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1006 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp chủ yếu nhằm góp phần hoàn thiện quá trình xây dựng chiến lược kinh doanh ở Công ty Xây lắp - Vật tư - Vận tải Sông Đà 12, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ước tiếp theo là lựa chọn phương án chiến lược. Cơ sở để đánh giá lựa chọn phương án chiến lược là lựa chọn một số phương án được coi là tốt hơn trong các phương án đã xây dựng. Trong số các phương án đó lại được lựa chọn lấp phương án tối ưu.
Việc lựa chọn phương án được thực hiện bằng một trong những phương pháp sau đây:
c1. Phân tích bằng ma trận BCG (Boston Conslting Group).
Đây là ma trận khá cổ điển và đơn giản, nó thích hợp khi cần xác định vị trí của doanh nghiệp, phân tích cơ cấu sản phẩm, danh mục đầu tư của doanh nghiêp.
Ma trận này gồm hai trục:
- Trục đứng: Khả năng tăng trưởng của thị trường.
- Trục ngang: Phần thị trường tương đối.
Sơ đồ 5: Ma trận BCG
Ngôi sao Dấu hỏi
Con bò sữa Con chó
Phần thị trường tương đối
Cao
Trung bình
Thấp
Khả năng tăng trưởng thị trường
Cao Trung bình Thấp
Dựa vào sơ đồ ma trận BCG, tương ứng từng vị trí ta có các chiến lược sau:
Sơ đồ 6: áp dụng ma trận BCG
Ngôi sao
Khả năng thu lợi cao, rủi ro trung bình, phát triển cao
Con bò sữa
Sinh lợi cao, không có nhu cầu vốn rủi ro ít
Dấu hỏi
Sinh lợi kém, có nhu cầu vốn, rủi ro lớn
Con chó
Sinh lợi kém, lỗ, nhu cầu vốn ít, rủi ro trung bình
Giữ vị trí cạnh tranh chi phối
Đầu tư vốn lớn
Sinh lợi
Rút lui
Ưu điểm cách tiếp cận của BCG là đơn giản, có tính thực hành cao. Nhưng hạn chế của nó là ở cơ chế máy móc và thụ động. Hơn nữa nó chỉ có phạm vi áp dụng hẹp với loại mô hình chiến lược chi phí.
c2. Sử dụng ma trận SWOT (Strengths - weaknesses - Oportunities - Thréat). Ma trận này theo Tiếng Anh là (thế mạnh - điểm yếu - cơ hội - nguy cơ). Mục đích của ma trận này là phối hợp mặt mạnh mặt yếu với cơ hội và nguy cơ thích hợp. Ta tiến hành theo 8 bước sau:
Bước 1: Liệt kê các mặt mạnh (S).
Bước 2: Liệt kê các mặt yếu (W).
Bước 3: Liệt kê các cơ hội (O).
Bước 4: Liệt kê các nguy cơ (T).
Bước 5: Kết hợp chiến lược S/O.
Bước 6: Kết hợp chiến lược S/T.
Bước 7: Kết hợp chiến lược W/O.
Bước 8: Kết hợp chiến lược W/T.
Sự thực hiện các lưới trê, ta khái quát dưới sơ đồ 8 sau:
Sơ đồ 7: Ma trận SWOT
Ma trận
SWOT
Điểm mạnh (S)
1.
2.
Điểm yếu (W)
1.
2.
Cơ hội (O)
1.
2.
3.
Kết hợp S/O
Kết hợp W/O
Nguy cơ (T)
1.
2.
3.
Kết hợp S/T
Kết hợp W/T
Kết hợp S/O thu được do phối hợp các mặt mạnh chủ yếu với cvác cơ hội của doanh nghiệp. Điều quan trọng là doanh nghiệp phải sử dụng các mặt mạnh của mình nhằm khai thác cơ hội.
Kết hợp S/T thu được do phối hợp các mặt mạnh với các nguy cơ của donah nghiệp. ở đây cần phải tận dụng thế mạnh của mình để chiến thắng nguy cơ.
Kết hợp W/O là phối hợp giữa các mặt yếu của doanh nghiệp và các cơ hội lớn. Doanh nghiệp có thể vượt qua các mặt yếu bằng cách tranh thủ các cơ hội.
Kết hợp W/T là phối hợp giữa các mặt yếu và nguy cơ của doanh nghiệp. Điều quan trọng là doanh nghiệp phải cố gắng làm sao giảm thiểu được mặt yếu của mình và tránh được nguy cơ bằng cách đề ra các chiến lược phòng thủ.
Phần thứ hai:
Phân tích và đánh giá thực trạng xây dựng chiến lược kinh doanh ở Công ty xây lắp - vật tư - vận tải sông đà 12
I/ Quá trình hình thành- chức năng nhiệm vụ:
Công ty xây lắp- Vật tư - Vận tải Sông Đà 12 là doanh nghiệp nhà nước, đơn vị thành viên của Tổng công ty xây dựng Sông Đà được thành lập tại quyết định số 135A/BXD-TCLĐ ngày 26/03/1993 của Bộ Xây dựng theo nghị định số 388/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng nay là Chính phủ.
Tiền thân của công ty là công ty cung ứng vận tư trực thuộc Tổng công ty xây dựng Sông Đà được thành lập theo quyết định số 217/BXD-TCCB ngày 01/02/1980 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng. Trên cơ sở liên hiệp và phát triển xí nghiệp cung ứng vận tải, Ban tiếp nhận thiết bị, xí nghiệp gỗ, xí nghiệp khai thác đá, xí nghiệp gạch Yên Mông và công trường sản xuất vật liệu xây dựng (VLXD) thuỷ điện Sông Đà (cũ).
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty qua các giai đoạn:
Từ khi có quyết định thành lập năm 1980 cho đến nay có thể chia quá trình hoạt động và phát triển của công ty thành các giai đoạn sau:
a. Giai đoạn 1980-1990
Giai đoạn này công ty hoạt động trong môi trường nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung bao cấp, nhiệm vụ và kế hoạch hoạt động được giao trực tiếp từ Tổng công ty. Chức năng nhiệm vụ chủ yếu của công ty là tiếp nhận vận tư, thuỷ điện toàn bộ nhập khẩu của Nhà máy thuỷ điện Hòa Bình từ Hải Phòng, vận chuyển về Sông Đà sau đó tổ chức bảo quản và cấp phát theo yêu cầu sản xuất của công trường, đồng thời cung cấp kịp thời các vật tư thiết bị trong nước để đảm bảo tiến độ thi công của công trường.
* Qui mô tổ chức:
Do tiến độ thi công trong giai đoạn này luôn luôn đòi hỏi với khối lượng công việc lớn nên lực lượng cán bộ công nhân viên có 2450 người tổ chức cũng thay đổi theo yêu cầu nhiệm vụ của từng thời kỳ, đến cuối năm 1990 có 10 xí nghiệp và 2 trạm trực thuộc công ty .
+ Xí nghiệp vật tư vận tải Sông Đà 1 - tại Thanh Xuân - Hà Nội
+ Xí nghiệp vật tải thuỷ Sông Đà - tại Nhật Tân - Hà Nội
+ Xí nghiệp vật tư vận tải Sông Đà 4 - tại Ba La - Hà Tây
+ Xí nghiệp vật tư vận tải Sông Đà 2 - tại Qui Nhơn - Bình Định
+ Xí nghiệp vật tư vận tải Sông Đà 3 - tại Đồng Nai
+ Xí nghiệp vật tư vận tải Sông Đà - tại Hòa Bình
+ Xí nghiệp xây lắp và chế biến gỗ - tại Hòa Bình
+ Xí nghiệp xây lắp và sản xuất vật liệu xây dựng - Hòa Bình
+ Xí nghiệp vận tải thuỷ - tại Hòa Bình
- Trạm vận tư thiết bị (VTTB) - tại Đông Hà - Quảng Trị
- Trạm VTTB - tại Đống Đa- Hà Nội
Sau giai đoạn này, công ty bàn giao xí nghiệp VTVT tại Đồng Nai và trạm VTTB tại Đông Hà cho các đơn vị bạn. Từ năm 1990, do khối lượng công việc trên công trường thuỷ điện Hòa Bình giảm dần, để đảm bảo giải quyết công ăn việc làm cho công nhân viên chức (CNVC), đồng thời mở rộng thị trường, ngành nghề kinh doanh viên tổ chức của công ty có nhiều thay đổi. Từ chỗ chỉ tập trung tại Hòa Bình đến nay đã mở ra nhiều nơi khác như Hà Tây, Hà Nội, miền Trung, miền Nam và bắt đầu đi vào công tác xây lắp.
* Những thành tích đã đạt được:
- Tiếp nhận, vận chuyển, bảo quản, cấp phát toàn bộ vật tư, thiết bị nhập khẩu trong và ngoài nước cho công trường xây dựng NM thuỷ điện Hòa Bình, phục vụ kịp thời tiến độ thị công lấp Sông đợt 1, đợt 2 thắng lợi, phát điện tổ máy số 1 và tổ máy số 2.
- Tổ chức thu mua, cung ứng kịp thời các vật tư, thiết bị trong nước để đảm bảo đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sản xuất thi công đề ra.
- Sản xuất và lắp ráp hoàn thiện toàn bộ hệ thống cửa của nhà máy thuỷ điện Hòa Bình và các công trình phụ tự sản xuất công nghiệp và khu dân dụng.
* Khối lượng sản phẩm chủ yếu tính bình quân hàng năm:
- Tiếp nhận, vận chuyển thiết bị từ HP - Sông Đà 247.925 tấn
- Sản xuất cửa gỗ các loại 207.470 m2
- Xẻ gỗ thành khí 47.400 m3
- Cung ứng xi măng 108.000 tấn
- Gia công cơ khí 4,85 tỉ đồng
* Các loại quĩ được bảo toàn và phát triển: Quĩ phát triển sản xuất đạt 1,8 tỉ đồng; Quĩ phúc lợi đạt 700 triệu đồng, tốc độ tăng bình quân từ 15% - 20% / năm
b. Giai đoạn 1990-1995
Giai đoạn này, cơ chế quản lý kinh tế của Nhà nước được chuyển đổi mạnh mẽ từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN. Hơn nữa, do khối lượng công việc thi công trên công trường giảm dần, một số lượng lớn vật tư, xe máy, con người của toàn công ty thiếu việc làm nên công ty được bổ sung thêm nhiều chức năng, nhiệm vụ mới, nhất là từ năm 1994 trở đi:
- Xây dựng các công trình thuỷ lợi, thuỷ điện
- Xây dựng công trình công nghiệp, công cộng nhà ở và xây dựng khác.
- Xây dựng công trình giao thông, bưu điện.
- Xây dựng đường dây tải điện và trạm biến thế 220 KV
- Xây lắp cầu, bến cảng sân bay.
- Xây lắp hệ thống cấp thoát nước công nghiệp và dân dụng
- Trung đại tu các phương tiện vận tải đường thuỷ đường bộ và máy xây dựng.
- Gia công cơ khí phi tiêu chuẩn và kết cấu thép sản xuất phụ tùng và phụ kiện kim loại cho xây dựng.
- Gia công chế biến gỗ dân dụng và xây dựng.
- Sống xi măng, bao bì và cột điện ly tâm.
- May mặc xuất khẩu và tiêu thụ trong nước
- Vận chuyển hàng hoá bằng đường thuỷ và bộ
- Khai thác vật liệu phi quặng
- Kinh doanh vật tư thiết bị, xi măng, than mỏ.
- Kinh doanh xăng dầu mỡ.
- Hoạt động quản lý kinh doanh nhà ở
- Xuất nhập khẩu thiết bị, xe máy, vật liệu xây dựng, phương tiện vận tả, nguyên nhiên vật liệu.
Để đảm bảo hoạt động theo chức năng, Bộ xây dựng đã có Quyết đinh số 505/BXD-TCLĐ ngày 11/09/1991 đổi tên công ty Cung ứng vật tư thành công ty xây lắp và kinh doanh vật tư xây dựng
* Qui mô tổ chức:
Trong giai đoạn này, lực lượng cán bộ công nhân viên trung bình toàn công ty là 2310 người, được sắp xếp tổ chức thành 10 xí nghiệp và hai trạm trực thuộc công ty .
* Những thành tích đã đạt được
- Tiếp nhận viên chuyển và cung ứng đầy đủ vật tư thiết bị nhập khẩu và trong nước, phục vụ kịp thời tiến độ lắp máy số 4, số 5 và phạt điện tổ máy số 3.
- Cung ứng kịp thời các vật tư, thiết bị phục vụ cho công trình thuỷ điện Hòa Bình, Yaly, Vĩnh Sơn, Học viện xã hội học Campuchia, thuỷ điện Sêlabăm (Lào).
- Từ năm 1994, bước đầu thích nghi với cơ chế mới tham gia đấu thầu, nhận thầu các công trình xây lắp trong phạm vi miền Bắc.
- Mở rộng ngành nghề, phát triển sản xuất vật liệu xã hội, sản xuất bao bì từ năm 1994, tiếp nhận sản xuất xi măng từ năm 1996.
- Giữ vững và mở rộng thị trường ngành nghề truyền thống của công ty là kinh doanh vật tư - thiết bị.
- Khối lượng sản phẩm chủ yếu hoàn thành tính bình quân năm:
+ Tiếp nhận, vận chuyển vật tư - thiết bị 17462 tấn
+ Sản xuất gạch 1072.000 viên
+ Xẻ gỗ thành khí 9430 m3
Công ty đã chuyển hướng sắp xếp lại tổ chức sản xuất, bước đầu tham gia nhận thầu thi công xây lắp các công trình bên ngoài như.
- Trung tâm văn hoá giáo dục TW Đoàn
- Tiểu khu Bala (Hà Đông); tiểu khu Nhật Tân (Hà Nội)
- Trường PTCS Nhật Tân (Hà Nội); Trường cao Đẳng văn hoá nghệ thuật Tây Bắc.
c. Giai đoạn 1996-2000
Từ năm 1996, Công ty bắt đầu có những chuyển biến lớn. Trong định hướng sản xuất kinh doanh công ty đã thực hiện đa dạng hoá ngành nghề sản phẩm từ chỗ chỉ là đơn vị có chức năng kinh doanh hẹp đến nay đã mở ra nhiều ngành nghề kinh doanh khác như xây lắp, sản xuất công nghiệp, sửa chữa gia công cơ khí, vận tải, kinh doanh VTTB, kinh doanh xuất nhập khẩu... phạm vi hoạt động của công ty đã mở ra các tỉnh trong cả nước.
* Về tổ chức sản xuất
Đầu năm 1996 công ty có 6 đơn vị trực thuộc. Do yêu cầu nhiệm vụ của TCT và công ty , Công ty có nhiều đổi mới về qui mô và cơ cấu tổ chức:
+ Tháng 05/1996 NMXM Sông Đà sáp nhập về công ty .
+ Ban giao chi chi nhánh VTTB Qui Nhơn tháng 6/1996
+ Tháng 3/1997 tiếp nhận thêm một chi nhánh của công ty Sông Đà 11 tại Hòa Bình để thành lập xí nghiệp xây lắp điện nước Sông Đà 12-2.
- Tháng 3/1998 thành lập xí nghiệp xây lắp 12-5 trên cơ sở nâng cấp trạm tiếp nhận vật tư Bút Sơn để đảm nhận nhiệm vụ thi công các công trình xây dựng nhà máy xi măng Bút Sơn và khu vực Hà Nam.
- Tháng 7/1998 bàn giao xí nghiệp xây lắp Sông Đà 12-4 cho công ty xây dựng Sông Đà 3.
- Tháng 8/2000 tiếp nhận thêm xí nghiệp may Sông Đà.
Cho đến nay công ty có 9 đơn vị là chi nhánh và xí nghiệp trực thuộc công ty , với các ngành nghề sản xuất kinh doanh khác nhau:
- Các đơn vị chuyên sản xuất công nghiệp.
+ Nhà máy xi măng Sông Đà
+ Xí nghiệp sản xuất bao bì
+ Xí nghiệp may Sông Đà
- Các đơn vị có chức năng sản xuất kinh doanh tổng hợp nhiều ngành nghề như kinh doanh, xây lắp, vận tải, gia công sửa chửa cơ khí, kinh doanh VTTB, sản xuất bao bì:
+ Chi nhánh Hòa Bình
+ Xí nghiệp Sông Đà 12-1
- Các đơn vị chuyên xây lắp
+ Xí nghiệp 12-2
+ Xí nghiệp 12-5
- Các đơn vị chuyên vận tải kết hợp kinh doanh VTTB
+ Chi nhánh Hải Phòng
+ Chi nhánh Quảng Ninh
* Các ngành nghề kinh doanh
- Đối với công tác xây lắp: Từ chỗ chưa bao giờ nhận thầu xây lắp, đã xây dựng đội ngũ ngày càng lớn mạnh, mới đầu chỉ nhận thầu xây dựng những công trình nhỏ đến nay đã phát triển nhận thầu nhiều công trình dân dụng, công trình giao thông, công trình đường dây và trạm biến áp ... có qui mô vừa có đòi hỏi chất lượng kỹ thuật cao, tính chất thi công phức tạp và tham gia một số gói thầu của công trình như:
+ Xây dựng nhà máy xi măng Bút Sơn
+ Trụ sở tổng công ty xây dựng Sông Đà
+ Khu chung cư 12 Việt Xô (Hà Nội)
+ Trụ sở giao dịch ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam tại Hà Nội
+ Trung tâm kỹ thuật báo Hoa học trò
- Sản xuất công nghiệp: Đây là lĩnh vực mới đối với TCT nói chung và công ty Sông Đà 12 nói riêng nhưng qua 7 năm hoạt động đã thể hiện tinh thần quyết tâm cao đưa nhà máy xi măng Sông Đà từ chỗ hoạt động 50% công suất lên hoạt động 90-100% công suất thiết kế sản xuất bao bì vượt con số 1 triệu bao của lãnh đạo và tập thể cán bộ công nhân viên (CBCNV) trong toàn công ty .
- Kinh doanh VTTB và XNK: Đây là ngành nghề truyền thống của công ty . Từ khi bước sang cơ chế thị trường công ty không còn là đơn vị duy nhất cung cấp VTTB cho các công trình xây dựng của TCT vì phải cạnh tranh theo cơ chế thị trường. Với đội ngũ cán bộ năng động và có kinh nghiệm trong những năm qua công ty đã không ngừng phát triển mở rộng thị trường kinh doanh ra bên ngoài TCT; kết hợp công tác kinh doanh VTTB với công tác vận tải.
- Vận tải và sửa chữa, gia công cơ khí: Công tác vận tải từ chỗ chỉ vận tải VTTB cho các công trình nội bộ của tổng công ty là chính nay hầu hết các phương tiện đã vươn ra cạnh tranh với thị trường bên ngoài; đã kết hợp tốt kinh doanh vận tải với kinh doanh VTTB đồng thời phục vụ kịp thời các công trình xây dựng của công ty và các đơn vị trong nội bộ Tổng công ty .
- Về công tác đầu tư: Để nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh của đơn vị trong những năm quốc công ty đã thực hiện tốt các dự án đầu tư:
+ Đầu tư xây dựng xí nghiệp sản xuất bao bì đợt đầu với công suất thiết bị 5 triệu SP/năm giải quyết việc làm cho hơn 500 công nhân và luôn đảm bảo sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
+ Đầu tư xưởng sản xuất cột điện ly tâm công suất 2500 cột/năm, năm 2000 sản xuất đạt trên 300 SP, giải quyết việc làm cho 50 công nhân, sản phẩm làm ra tiêu thụ hết.
+ Đầu tư đóng mới đoàn xà lan 1000 tấn, tăng cường năng lực vận tải thuỷ, nâng cao được năng lực vận tải thuỷ, phương tiện được đầu tư khai thác với năng suất cao.
+ Đầu tư xây dựng cảng công nghiệp tại chi nhánh Hải Phòng để thay thế cảng cũ đã bàn giao cho liên doanh Sông Đà - Jurong, đảm bảo năng lực xếp dỡ vận chuyển hàng hoá và dịch vụ cho thuê kho tàng bến bãi và phục vụ cho xây dựng thuỷ điện Sơn La trong những năm tới.
+ Từ tháng 8/2000, công ty tiếp nhận xí nghiệp may Sông Đà. Đây là một dự án đầu tư mang tính xã hội là chính để giải quyết hơn 600 việc làm cho con em CNVC Sông Đà tại khu vực Hòa Bình. Dự án này đã được Tổng công ty ưu đãi một số chế độ nhưng trong những năm qua do trình độ tay nghề của công nhân, do thị trường mới mẻ và công tác quản lý chưa tốt nên cònn bị thua lỗ.
Các dự án đầu tư của công ty năm qua đã nghiên cứu kỹ thị trường và đầu tư đúng hướng đúng thời điểm nên đã phát huy hiệu quả tốt.
- Về công tác đào tạo:
Đối với cán bộ: Trong những năm qua công ty đã lần lượt cử cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý chuyên môn nghiệp vụ của công ty và các đơn vị đi học các lớp quản lý về dự án đầu tư, dự án đấu thầu, các khoá quản lý kinh tế và ngoại ngữ, gửi cán bộ đi đào tạo về chuyên ngành sản xuất công nghiệp để tăng cường lực lượng cán bộ kỹ thuật cho NMXM Sông Đà. Đào tạo, nâng cao trình độ thuyền trưởng cho công tác vận tải thuỷ.
- Đối với công nhân: đã đào tạo nghề mới cho CNVC
+ Công nhân sản xuất bao bì 516 người (gồm các nghề may, dệt ...)
+ Công nhân sản xuất cột điện ly tâm: 50 người
+ Công nhân may: 656 người
+ Công nhân sản xuất xi măng: 436 người
- Kết quả đạt được:
Nhờ chiến lược phát triển đúng đắn, mở rộng ngành nghề sản xuất kinh doanh hợp lý và đúng thời cơ giá trị sản lượng của công ty đã tăng trưởng ở mức cao, đạt mức bình quân 6,3%/năm
- Giá trị sản lượng công nghiệp không ngừng tăng trưởng chiếm tỉ trọng 29-31% tổng giá trị sản xuất kinh doanh, khối lượng sản phẩm không ngừng tăng, từ chỗ đạt dưới 50% công suất thiết bị đến những năm qua đã nâng 95-100% công suất thiết kế:
+ Sản xuất xi măng đạt 80.000 tấn/năm
+ Sản xuất vỏ bao đạt 16 triệu SP/năm
+ Cột điện ly tâm đạt 2500-30000 cột/năm
- Giá trị kinh doanh VTTB năm sau cao hơn năm trước và chiếm tỷ trọng từ 45-47% trong tổng giá trị sản xuất kinh doanh, chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao từng bước giảm giá thành, đảm bảo sức cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại trên thị trường.
- Công tác sửa chữa và gia công cơ khí đã không ngừng nâng cao tay nghề cho công nhân và chất lượng sản phẩm làm ra, đảm nhận thi công và gia công lắp ráp nhiều công trình công nghiệp quan trọng như nhà xưởng liên doanh Sông Đà - Jurong; xưởng sửa chữa cơ khí, xưởng xe máy mỏ xi măng Bút Sơn xưởng sản xuất xi măng và bỏ bao bì XM Hải Phòng, đóng mới đoàn xà lan nổi 1000 tấn... đạt chất lượng cao.
2. Những đặc điểm kinh tế - kỹ thuật chủ yếu có ảnh hưởng đến quá trình xây dựng chiến lược kinh doanh ở Công ty Xây lắp - Vật tư - Vận tải Sông Đà12.
2.1. Nhiệm vụ sản xuất và đặc điểm sản phẩm của Công ty Xây lắp - Vật tư - Vận tải Sông Đà 12.
Công ty hoạt động theo giấy phép kinh doanh số: 109967, ngày 16/1/1996 của Uỷ ban Kế hoạch thành phố Hà Nội với các nhiệm vụ như sau:
a. Về kinh doanh vật tư thiết bị - xuất nhập khẩu:
Công ty có đội ngũ các bộ kỹ thuật nghiệp vụ giầu kinh nghiệm đảm bảo cung ứng vật tư thiết bị và phụ tùng của các loại xe máy xây dựng. Công ty cóa nhiều uy tín đối với khách hàng, luôn cung cấp kịp thời chất lượng giá cả phù hợp cho mọi khách hàng. Từ khi thành lập cho đến nay Công ty đã cung cấp và vận tải hàng ngàn tấn vật tư, thiết bị cho các công trình xây dựng trọng điểm như: Công trình xây dựng thuỷ điện Hoà Bình, Thuỷ điện Yaly, Thuỷ điện Sông Hinh, Nhà máy xi măng Bút Sơn, Công ty đầu tư phát triển đóng tàu Hải Phòng và nhiều các công trình xây dựng công nghiệp khác.
b. Về xây dựng:
Công ty đã và đangh tham gia xây dựng nhiều Công trình trọng điểm của nhà nước như: Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình, Nhà máy thủy điện Vĩnh Sơn, Nhà máy thuỷ điện Yaly, Nhà máy xi măng Sông Đà - Hoà Bình, Nhà máy xi măng Yaly, Nhà máy xi măng Sơn La, Nhà máy xi măng Bút Sơn, đang xây dựng Nhà máy xi măng Hải Phòng mới, Nha máy đường Hoà Bình, Nhà máy đường Sơn La, đường dây và trạm biến áp 500 KV và nhiều công trình cấp thoát nước, giao thông bưu điện, công nghiệp va vận dụng khác.
c. Về vận tải:
Công ty có lực lượng vận tải đường thuỷ đường bộ lớn và có đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ thuật, công nhân lành nghề với nhiều năm kinh nghiệm trong công tác tiếp nhận vận chuyển vật tư thiết bị. Đặc biệt là vận chuyển hàng siêu trường siêu trọng. Công ty đã vận chuyển an toàn vật tư thiết bị toàn bộ cho nhà máy thủy điện Hoà Bình, thuỷ điện Vĩnh Sơn, thuỷ điện Yaly, thiết bị nhà máy xi măng Bút Sơn, thiết bị Nhà máy đường Sơn La, thiết bị Nhà máy đường Hoà Bình. Gần đây là thiết bị dây chuyển II - Nhà máy xi măng Hoàng Thạch, đểu được tiếp nhận vận chuyển an toàn tuyệt đối.
d. Về sửa chữa và gia công cơ khí.
Công ty gia công và lắp đặt nhiều công trình như: Gia công hàng rào, cổng lan can, tấm trang trí công trình Nhà điều hành thuỷ điện Hoà Bình, Viện Xã hội học Campuchia, Trung tâm điều hành Tổng Công ty tại Hà Nội, Cơ sở 2 tại Hà Đông và gia công lắp đặt nhà công nghiệp cho liên doanh Sông Đà - Jurông tại Hải Phòng.
Công ty sửa chữa cải tạo nhiều phương tiện vận tải thuỷ, bộ và gia công đóng mới các loại tàu đẩy 130 - 190 CV & sà lan 200 - 250 tấn, gia công chế tạo các loại cấu kiện thép phục vụ cho xây dựng như: Cốp pha thép các loại giàn giáo xây dựng, các phụ tùng, phụ kiện kim loại khác cho xây dựng.
e. Về sản xuất công nghiệp:
Công ty có nhà máy xi măng lò đứng Sông Đà - Hoà bình với công suất 82.000 tấn/năm, sản phẩm của Nhà máy là các loại xi măng PC 30 và PC 40, xí nghiệp sản xuất bao bì tại Ba La - Hà Đông với công suất 20 triệu v/năm, Xưởng sản xuất Cột điện bê tông ly tâm tại Hoà Bình với công suất 2.500 cột các loại/năm. Sản phẩm công nghiệp của Công ty có nhiều uy tín trên thị trường: Xi măng đã được hộp chuẩn hoá theo tiêu chuẩn Việt Nam. Năm 1996, 1997 đã đoạt giải bạc về chất lượng của Bộ Khoa hcọ Công nghệ & Môi trường. Đối với bao bì được nhiều khách hàng như Nhà máy Xi măng Hoàng Thạch, Nhà máy xi măng Bỉm Sơn, Nhà máy xi măng Sài Sơn, Nhà máy xi măng Long Thọ. Nhà máy xi măng Hoà Khương, Nhà máy xi măng Quốc Phòng X18, Nhà máy xi măng Bút Sơn, đặt hàng tiêu thụ.
Qua phân tích nhiệm vụ sản xuất của Công ty Xấy lắp - Vật tư - Vận tải Sông Đà 12 ta thấy đặc điểm sản phẩm của nó là những sản phẩm trong lĩnh vực xây dựng và được đa dạng hoá rất cao. Do đó, mà thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty Xây lắp - Vật tư - Vận tải Sông Đà 12 cũng rất đa dạng ở khắp mọi miền Đất nước.
2.2. Đặc điểm về cơ cấu tổ chức của Công ty Xây lắp - Vật tư - Vận tải Sông Đà 12.
Loại hình sản xuất của Công ty Xây lắp - Vật tư - Vận tải Sông Đà 12 là loại hình sản xuất phức tạp bao gồm cả sản xuất đồng bộ và sản xuất đơn chiếc. Chính vì vậy nó đã ảnh hưởng tới nguyên tắc tổ chức bộ máy của Công ty.
Dưới đây là sơ đồ 9 tổ chức của Công ty:
Sơ đồ tổ chức công ty.
Giám đốc công ty
Phó giám đốc kinh tế
Kế hoạch
Phó giám đốc kỹ thuật xây lắp
Phó giám đốc Kỹ thuật cơ giới
Phòng tài chính Kế toán
Phòng vật tư tiêu thụ
Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu
Phòng tổ chức hành chính
Phòng kinh tế kế hoạch
Phòng kỹ thuật xây lắp
Phòng quản lý cơ giới
Chi nhánh Hoà Bình
Chi nhánh Quảng Ninh
Chi nhánh Hải Phòng
Nhà máy xi măng Sông Đà
Xí nghiệp sản xuất bao bì
Xí nghiệp xây lắp vật tư vận tải Sông Đà 12 -1
XN xây lắp điện nước Sông Đà 12-2
XN xây lắp vật tư vận tải Sông Đà 12-5
Nhìn vào sơ đồ tổ chức của công ty ta thấy nó được tổ chức theo cơ cấu trực tuyến chức năng. Các phòng tư vấn hỗ trợ cho các phó giám đốc, các phó giám đốc vật tư cho giám đốc. Giám đỗc là người điều hành toàn bộ Công ty và là người quyết định chỉ đạo các chi nhánh, xí nghiệp và các nhà máy.
Phó giám đốc kinh tế kế hoạch giúp giám đốc trong các vấn đề: Kế hoạch, vật tư, tài chính kế toán, marketing, tổ chức hành chính. Phó giám đốc kỹ thuật xây lắp và kỹ thuật cơ giới giúp giám đốc những vấn đề về kỹ thuật trong cây lắp và cơ giới.
Các phòng ban chức năng như phòng tài chính kế toán, phòng vật tư, phòng kinh doanh xuất nhập khẩu, phòng tổ chức hành chính, phòng kinh tế kế hoạch, phòng kỹ thuật xây lắp, phòng kỹ thuật cơ giới giúp các phó giám đốc theo các chức năng chuyên môn của mình. Ví dụ như phòng kế hoạch làm chức năng lập các kế hoạch sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm, kế hoạch về nguồn vốn, kế hoạch máy móc thiết bị, kế hoạch nhân lực và lập các báo cáo chi tiết và tổng hợp của Cong ty.
Công ty có ba chi nhánh là chi nhánh Hoà bình, chi nhánh Quảng Ninh và chi nhánh Hải Phòng, có hai nhà máy là nhà máy sản xuất xi măng và nhà máy sản xuất bao bì, có ba xí nghiệp là xí nghiệp Xây lắp - Vật tư - Vận tải Sông Đà 12 - 1, xí nghiệp xây lắp điện nước Sông Đà 12 -2 xí nghiệp Xây lắp - Vật tư - Vận tải Sông Đà 13 - 5.
Các chi nhánh, xí nghiệp, nhà máy là các đơn vị sản xuất kinh doanh trực thuộc Công ty, có tư cách pháp nhân độc lập hạn chế, thực hiện chế độ hạch toán kế toán, xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh riêng theo từng đơn vị theo phân cấp quản lý của Công ty.
Về tổ chức bộ máy kế toán: theo hình thức phân tán. Các đơn vị cơ tổ chức bộ máy kế toán, hệ thống sổ sách và báo cáo kế toán riêng. Công ty tập hợp báo cáo của các đơn vị thàn báo cáo chung toàn Công ty.
Giám đốc các đơn vị trực thuộc được chủ động việc điều hành sản xuất kinh doanh của đơn vị theo nguyên tắc lấy thu bù chi và có lãi. Giám đốc các đơn vị trực thuộc phải chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty và Tổng công ty về kết quả SXKD của đơn vị mình.
2.3. Đặc điểm về lao động.
2.4. Đặc điểm về máy móc thiết bị.
Đây là một thế mạnh lớn nhất của Công ty Xây lắp - Vật tư - Vận tải Sông Đà 12, nó tạo ra ưu thế rất lớn để Công ty thắng thầu trước các đối thủ cạnh tranh. Biểu 2 dưới đây cho thấy tình hình về máy móc thiết bị của Công ty:
Biểu 2: Năng lực thiết bị Công ty xây lắp - Vật tư - Vận tải Sông Đà 12
Số TT
Tên loại tài sản cố định
Ký mã hiệu
Động cơ
Thông số kỹ thuật
Nước sản xuất
Số lượng
Công suất
Ký hiệu
I
Phương tiện vận tải bộ
1
Ôtô Zin sơ mi
103B1
125CV
Ipha W50
7T
Liên Xô
4
2
Ôtô Zin sơ mi
130B1
150CV
Zin 130
7T
Liên Xô
1
3
Ôtô Zin sơ mi
130B1
7T
Liên Xô
1
4
Ôtô Maz sơ mi
5429
180CV
IAM236
10t
Liên Xô
10
5
Ôtô Maz sơ mi
504
180CV
IAMZ236
10t
Liên Xô
5
6
Ôtô Maz sơ mi
504
240CV
IAMZ238
10t
Liên Xô
1
7
Ôtô Maz sơ mi
5429
210CV
IAMZ236
7t
Liên Xô
1
8
Ôtô Kamaz sơ mi
5410
150CV
KAMAZ70
18t
Liên Xô
4
9
Ô tô Zin ben
555
180CV
ZIN130
4,5t
Liên Xô
3
10
Ô tô Maz ben
5551
180CV
IAMZ226
8t
Liên Xô
6
11
Ô tô Maz ben
5429
180CV
IAMZ236
7t
Liên Xô
9
12
Ô tô Maz ben
5429
180CV
IAMZ236
10t
Liên Xô
1
13
Ôtô Kamaz ben
5511
210CV
KAMAZ740
10t
Liên Xô
10
14
ô tô Kpaz ben
256
240CV
JAMZ233
12t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 6805.doc