Đề tài Một số biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng đấu thầu trong xây lắp ở Sở Giao thông công chính Hà Nội

Phần mở đầu

Chương I: Đấu thầu - Một phương thức chủ yếu nhằm nâng cao

chất lượng xây lắp

1. Thực chất, vai trò và những thuật ngữ dùng trong đấu thầu xây lắp

2. Hình thức lựa chọn nhà thầu, phương thức áp dụng và các nguyên

tắc cơ bản của chế độ đấu thầu.

3. Các nhân tố ảnh hưởng đến đấu thầu xây lắp.

4. Nội ung cơ bản của tổ chức đấu thầu và dự thầu.

Chương II. Phân tích thực trạng đấu thầu xây lắp ở Sở

Giao thông chính Hà nội.

1. Quá trình hình thành và phát triển chế độ đấu thầu ở Việt nam.

2. Thực trạng đấu thầu xây lắp ở Sở GTCC Hà nội thời gian qua.

Chương III. Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng đấu thầu

 trong xây lắp ở Sở GTCC Hà nội.

1. áp dụng mô hình O.D.C vào quản lý xay dựng cơ bản.

2. Đổi mới phương thức quản lý vốn trong đấu thầu.

3. Hoàn thiện phương pháp tính giá và xử lý biến động giá trong đấu thầu.

4. Nâng cao vai trò hội đồng xét thầu.

5. Lựa chọn phương pháp xét thầu thích hợp.

 

doc86 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1270 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng đấu thầu trong xây lắp ở Sở Giao thông công chính Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o "đủ số ghế" để những vị có quyền chức vào trong Hội đồng. Vì lý do nào đó nên "vô tình" hay "cố ý" thì Hội đồng xét thầu gần như được sắp xếp trước, bất kể các thành viên trong Hội đồng có đủ năng lực trình độ để đánh giá thầu hay không ?... Hiện nay hầu hết các Hội đồng xét thầu đều có thêm một nhóm chuyên viên có đủ trình độ năng lực (cả về kỹ thuật và kinh tế xã hội) phục vụ cho Hội đồng xét thầu. Các nhóm chuyên viên đó xét tất cả các hồ sơ dự thầu, cho điểm, tổng hợp ... Sau kết quả đó là chữ ký của Hội đồng xét thầu (chấp thuận hay không). Vậy phải chăng Hội đồng xét thầu chỉ có chức năng là ký, còn việc phân tích soát xét là do chuyên viên. Khuyến khích về mặt này chính là do sơ hở của qui chế. Toàn bộ nội dung và nguyên tắc làm việc của Hội đồng xét thầu chưa được qui định cụ thể, dẫn đến tình trạng nơi thì đơn giản hóa, nơi thì phức tạp hóa quá, có nơi chỉ cần quan tâm đến giá - tức là đơn vị nào nêu giá thấp nhất là coi như thắng thầu, bỏ qua những điều kiện thực thi của đơn vị dự thầu. Ngược lại, có nơi lại xét rất tỷ mỉ, Hội đồng phải họp nhiều phiên, ý kiến không thống nhất. Nhiều công trình coi ý kiến của Hội đồng xét thầu là tổ chức có đủ thẩm quyền quyết định kết quả trúng thầu. Nhưng có nơi cho rằng Hội đồng xét thầu chỉ làm nhiệm vụ tư vấn kinh tế kỹ thuật thôi, chủ đầu tư mới là tổ chức quyết định kết quả trúng thầu. Nơi khác lại đặt vấn đề cấp có đủ thẩm quyền quyết định trúng thầu phải tuỳ theo nguồn vốn đầu tư và qui mô xây dựng công trình. g/ Nội dung hợp đồng: Các bên tham gia hợp đồng: trong quá trình thực hiện hợp đồng, các bên tham gia phải thực hiện nhiệm vụ của mình theo những qui định chung của Nhà nước. Những qui định đó mang lại tính chất hướng dẫn chung, không đề cập cụ thể cho từng loại công trình nào (thuỷ lợi, giao thông, dân dụng, quốc phòng...). Do đó trên thực tế của nhiều hợp đồng các bên tham gia hợp đồng bị thiệt thòi. Nhiều nội dung trong hợp đồng chỉ phù hợp cho một loại công trình thôi, nhưng các loại công trình khác cũng phải tuân theo, có thể nó không dính gì tới cả. Chính vì thế trong quá trình áp dụng, phải vận dụng linh hoạt, hoặc phải đề nghị cơ quan có thẩm quyền ban hành thêm một số qui định cụ thể để áp dụng. Đây là một trong những nhược điểm và là hạn chế lớn nhất của hợp đồng ở nước ta. Nguyên nhân chính của điều này là do việc ký kết hợp đồng giữa các bên đều là đơn vị kinh tế nhà nước, đều chịu ràng buộc chung của chế độ chính sách áp dụng thống nhất trong cả nước, không bên nào có thể tự ý thay đổi qui định đó được và đến khi gặp vướng mắc, trắc trở thì lại chỉ có thể giải quyết được thông qua các cơ quan chức năng của Nhà nước ... Vì vậy, theo sự chuyển đổi của phương thức hoạt động kinh doanh theo cơ chế thị trường, các bên tham gia hợp đồng thường gặp phải những tranh chấp khó khăn về chế độ, chính sách áp dụng. Để đảm bảo quyền lợi cho các bên thì giữa bên giao thầu và bên nhận thầu đều có thêm những điều qui định bổ sung để thực hiện hợp đồng. Thế nhưng cũng xuất phát từ cái điều bổ sung này mà dẫn đến việc thực hiện hợp đồng không chặt chẽ, kém hiệu quả. - Trách nhiệm giữa các bên: đối với mỗi loại công trình cần có những yêu cầu trách nhiệm riêng với mỗi bên tham gia hợp đồng. Ngoài trách nhiệm giữa chủ đầu tư và người nhận thầu còn qui định trách nhiệm của người thiết kế đối với công trình. Trong các văn bản hiện hành ở nước ta mới chỉ qui định trách nhiệm của người thiết kế chỉ ở giới hạn chất lượng của bản vẽ thiết kế, việc giám sát và chỉ đạo thi công như thế nào cho đúng với ý đồ thiết kế thì chưa được đề cập cụ thể hoặc chưa có những qui định ràng buộc giữa người thiết kế và người thi công. Hầu hết các công trình đã đấu thầu ở ta, hợp đồng được ký kết giữa chủ đầu tư và nhà thầu, sau đó chủ đầu tư thành lập ra bộ máy quản lý riêng được gọi là Ban quản lý công trình. Bộ máy này có đầy đủ ban bệ để thực hiện nhiệm vụ được giao. Song nhược điểm lớn nhất là sau khi công trình hoàn thành thì bộ máy này sẽ thừa ra, khi đó lại phải sắp xếp, bố trí công việc khác. Nội dung của hợp đồng: để đảm bảo việc ký kết và thực hiện hợp đồng có hiệu quả thì các điều khoản của việc thực hiện hợp đồng phải thể hiện đầy đủ và chặt chẽ, có như vậy mới hạn chế được những tranh chấp xảy ra giữa hai bên và đảm bảo được chất lượng công trình. Hiện nay trong các hợp đồng xây lắp ở nước ta mới chỉ tập trung qui định vào mục tiêu phải đạt như: - Tiết kiệm, chống lãng phí, sử dụng nguyên vật liệu địa phương. - Chất lượng phải được đảm bảo. - Thi công nhanh, an toàn ... Nhưng lại chưa chú ý tới những điều kiện để thực hiện mục tiêu đó như: - Khả năng cấp phát và thanh toán vốn. - Trình độ chuyên môn. - Trình độ cán bộ quản lý . - Cơ sở vật chất và máy móc thiết bị ... Điều này dẫn đến nhiều điểm trong hợp đồng đưa ra dựa trên quan điểm làm theo, ăn theo qui định của Nhà nước. Trong điều kiện chuyển đổi cơ chế thì hệ thống văn bản pháp qui ở nước ta chưa chuyển đổi kịp cho nên nó không được đầy đủ và hoàn chỉnh dẫn đến nội dung của một số hợp đồng chỉ qui định một vài điều cụ thể còn lại nêu chung. Đây là điều thiếu hụt rất lớn, nó tạo đà cho nhiều biểu hiện tiêu cực phát triển và làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình. Hơn nữa mỗi công trình đều có những đặc điểm riêng, cho nên khi sử dụng văn bản pháp qui Nhà nước đều vận dụng cho phù hợp, những qui định cứng nhắc, hành chính khó tạo điều kiện cho việc thực hiện có hiệu quả. Qua phân tích việc áp dụng qui chế đấu thầu trong xây lắp từ một ngành ta cũng thấy được một điều thể hiện rõ nhất là qui chế đấu thầu được ban hành chưa phù hợp với điều kiện đòi hỏi trong xây dựng công trình hiện nay, qui chế còn phải bổ sung và hoàn thiện rất nhiều, tất nhiên việc này không phải là làm được ngay mà phải qua kinh nghiệm thực tế, học hỏi và tìm hiểu qui chế đấu thầu quốc tế. 2.2.2. Thực trạng tổ chức đấu thầu xây lắp ở Sở Giao thông công chính Hà Nội thời gian qua. Để đánh giá chất lượng, công tác tổ chức đấu thầu xây lắp ở Sở GTCC Hà nội, ta có thể khảo sát quá trình đấu thầu một công trình tiêu biểu: "Công trình móng trạm bơm Yên Sở và các công trình cấp bách" - Gói thầu 4 của dự án thoát nước Hà Nội giai đoạn I (1996 - 2000) do Sở GTCC Hà Nội làm chủ dự án như sau: 2.2.1.2. Khái quát về công trình đấu thầu . Gói thầu "Công trình móng trạm bơm Yên Sở và các công trình cấp bách" là gói thầu đã được điều chỉnh nội dung và giá trị sau khi có ý kiến trao đổi với Đoàn thẩm định của Quỹ hợp tác kinh tế hải ngoại Nhật Bản (OECF) vào cuối tháng 10/ 1997 nhằm mục đích kết hợp cùng các gói thầu 8: cung cấp máy bơm cho trạm bơm Yên Sở, gói thầu 14: xây dựng cống qua đê để giải quyết một phần tình trạng úng ngập Hà Nội mùa mưa 1998, Bộ Kế hoạch và Đầu tư được Thủ tướng Chính phủ uỷ quyền đã có quyết định phê duyệt nội dung thay đổi này lại Quyết định số 7988 BKH/ VPXT ngày 10/12/1997. Nội dung gói thầu bao gồm: - Công trình móng trạm bơm: "Đào đất khu vực móng trạm bơm, đóng cọc, đổ mũ bê tông, làm phần móng cho các công trình dẫn, trạm bơm, và bể điều áp. - Thi công kênh dẫn vào trạm bơm với công suất thiết kế 75 m3/ giây, dài 1200m từ hồ điều hòa đến trạm bơm Yên Sở. - Thi công kênh dẫn nước, công suất thiết kế 15m3/ giây, dài 1900m từ hạ lưu sông Kim ngưu đến trạm bơm Yên Sở. - Thi công kênh xả với công suất thiết kế 90m3/ giây, dài 1600m từ cống qua đê ra sông Hồng. - Thi công và cung cấp thiết bị bơm tạm với công suất thiết kế 3m3/ giây. - Cung cấp và lắp đặt tuyến cáp ngầm 3km, 22 kV từ Mai Động đến trạm bơm Yên Sở, bao gồm tất cả các công việc điện cơ, máy biến áp. 2.2.2.2 Quá trình tuyển chọn danh sách ngắn: Nội dung và hình thức đấu thầu của gói thầu số 4: "Công trình móng trạm bơm Yên Sở và các công trình cấp bách" đã nêu trong quyết định phê duyệt kế hoạch đấu thầu của Thủ tướng Chính phủ số 2724/ KTN ngày 31/5/1997, số 323/ KTN ngày 06/12/1997 và các quyết định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư số 3313 BKH/VPXT ngày 07/6/1997, số 7988 BKH/VPXT ngày 10/12/1997 là đấu thầu hạn chế trong nước. Sở Giao thông công chính đã gửi công văn đến các Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công nghiệp là các bộ có các đơn vị thi công phù hợp với tính chất của gói thầu ... đề nghị giới thiệu các Tổng công ty có năng lực của Bộ để tham gia đấu thầu gói thầu này. Trên cơ sở công văn giới thiệu các đơn vị thi công của các bộ, Công văn cố 29 CV/BXD ngày 06/3/1998, Công văn số 1565 BXD/KH - TK ngày 22/11/1997 của Bộ Xây dựng, Công văn số 3996 NN-ĐTXD/CV ngày 07/11/1997 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công văn số 4067/CV-VP ngày 21/11/1997 của Bộ Công nghiệp về việc giới thiệu các đơn vị tham gia đấu thầu gói thầu số 4. Sau khi xem xét năng lực của các đơn vị UBND Thành phố Hà Nội đã có Quyết định số 1513/QĐ-UB ngày 14/4/1998 phê duyệt các nhà thầu tham gia đấu thầu gói thầu số 4 - "Công trình móng trạm bơm Yên Sở và các công trình cấp bách", bao gồm: - Tổng công ty Xuất nhập khẩu xây dựng (VINACONEX) - Bộ Xây dựng. - Công ty xây dựng số 7 - Bộ Xây dựng. - Liên danh giữa Tổng công ty Xây dựng Hà Nội - Bộ Xây dựng, Tổng công ty Xây dựng thủy lợi 1 và Tổng công ty Cơ điện nông nghiệp và thủy lợi - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Là những Tổng công ty Xây dựng mạnh, có bề dày truyền thống trong việc xây dựng những công trình dân dụng, giao thông, thủy lợi cũng như sản xuất bơm, thiết bị điện ... - Ngày 14/4/1998, Sở Giao thông công chính, Ban quản lý dự án công trình Giao thông công chính đã gửi thư mời thầu tới các nhà thầu trong danh sách ngắn nói trên. 2.2.2.3. Quá trình đấu thầu gói thầu "Công trình móng trạm bơm Yên Sở và các công trình cấp bách". Để đảm bảo chất lượng hồ sơ dự thầu, ngày 18/4/1998 Ban Quản lý dự án công trình Giao thông công chính đã tiến hành giới thiệu hiện trường dự án cho các nhà thầu. Đến hết 16h00' ngày 06/5/1998, Ban quản lý dự án công trình Giao thông công chính nhận được hồ sơ dự thầu của 3 nhà thầu trong danh sách ngắn: - Tổng công ty Xuất nhập khẩu xây dựng - Bộ Xây dựng (trong báo cáo gọi là VINACONEX). - Công ty xây dựng số 7 - Bộ Xây dựng (trong báo cáo gọi là Công ty số 7). - Liên doanh: Tổng công ty Xây dựng Hà Nội, Tổng công ty Xây dựng thuỷ lợi I va Tổng công ty Cơ điện nông nghiệp và thuỷ lợi (trong báo cáo gọi tắt là Liên danh). Đến 9h00' ngày 07/5/1998, Sở GTCC Hà nội đã tổ chức Hội nghị mở thầu công khai gói thầu "Công trình móng trạm bơm Yên Sở và các công trình cấp bách" của dự án thoát nước Hà Nội giai đoạn 1 (1996 - 2000)- (Xem phụ lục 2.) a/ Tiêu chuẩn đánh giá: Tiêu chuẩn đánh giá được UBND Thành phố phê duyệt tại Quyết định số 1825/QĐ-UB ngày 06/5/1998. Tiêu chuẩn đánh giá cơ bản dựa trên 4 yếu tố chính và với số điểm như sau: + Đánh giá chất lượng và kỹ thuật: tối đa 45 điểm. + Đánh giá kinh nghiệm: tối đa 8 điểm. + Đánh giá tài chính và giá bỏ thầu: tối đa 37 điểm. + Đánh giá tiến độ hoàn thiện công trình: tối đa 10 điểm. Cơ cấu điểm đánh giá này thể hiện quan điểm của chủ đầu tư muốn chọn được nhà thầu thực sự có khả năng đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật, cung cấp đúng phụ tùng, thiết bị, có biện pháp thi công hợp lý đảm bảo đúng tiến độ nêu trong hồ sơ mời thầu. b/ Kiểm tra sơ bộ các hồ sơ dự thầu: Tổ chuyên gia tư vấn đã tiến hành đọc hồ sơ, kiểm tra độ hoàn thiện hồ sơ, kiểm tra số học các bảng giá dự thầu. Hồ sơ dự thầu của các nhà thầu cơ bản đáp ứng được mức độ hoàn thiện như yêu cầu của chủ dự án. Kết quả kiểm tra số học bảng giá dự thầu của các nhà thầu như sau: Biểu số 4: Kết quả kiểm tra số học giá dự thầu của các nhà thầu. Nhà thầu Giá dự thầu trong đơn (VND) Giá trị thầu đã điều chỉnh sau khi kiểm tra số học (VND) Sai số (3)=(2)-(1) % sai số (3)/ (2) (1) (2) (3) (4) 1/ Công ty số 7 81.662.855.431 82.530.211.387 +867.355.936 1 % 1/ VINACONEX 82.203.747.763 82.514.585.559 +310.837.796 0,4 % 2/ Liên danh 81.880.793.508 81.132.609.088 +251.815.580 0,28 % Nguồn tài liệu: Sở GTCC Hà nội. Sau khi kiểm tra số học, Ban BLDA đã mời các nhà thầu đến để kiểm tra lại, xác nhận kết quả số liệu cụ thể được minh họa qua biểu 6. Cả 3 nhà thầu đều thừa nhận kết quả kiểm tra là đúng và đã ký vào biên bản kiểm tra. Như vậy giá bỏ thầu chính xác của 3 nhà thầu được thể hiện qua biểu số 5 như sau: Biểu số 5: Giá dự thầu đã điều chỉnh của các nhà thầu. Nhà thầu Giá dự thầu đã điều chỉnh sau khi kiểm tra số học (VND) Mức tăng so với giá xét thầu (82.065.285.224đ) Tỷ lệ tăng (%) (1) (2) (3) 1/ Công ty số 7 82.530.211.387 464.926.163 0,57 2/ VINACONEX 82.514.585.559 448.300.335 0,55 3/ Liên danh 82.132.609.088 67.323.864 0,08 Nguồn tài liệu: Sở GTCC Hà nội. Sau khi điều chỉnh số học, giá bỏ thầu của các nhà thầu cao hơn giá xét thầu đã được UBND Thành phố Hà Nội phê duyệt. Tuy nhiên mức tăng này rất thấp, từ 0,08% đến 0,57%. c/ Đánh giá chi tiết: - Đánh giá yếu tố kinh nghiệm: trong cơ cấu điểm để đánh giá hồ sơ dự thầu, phần kinh nghiệm chỉ có tối đa 8 điểm, vì các nhà thầu trong danh sách ngắn đều là những Tổng công ty lớn có nhiều kinh nghiệm của các Bộ chuyên ngành. Trong phần kinh nghiệm, nếu nhà thầu bố trí số kỹ sư kỹ thuật và giám sát công trình đủ cơ số yêu cầu (20 người) thì được điểm tối đa 3 điểm, có từ 2 hợp đồng với giá trị trên 50 tỷ đồng trở lên được điểm tối đa 2 điểm, có từ 2 hợp đồng có tính chất tương tự với giá trị trên 20 tỷ đồng trở lên được điểm tối đa 2 điểm và nếu có từ 10 năm kinh nghiệm trở lên được tối đa 1 điểm. ở phần kinh nghiệm, chỉ tiêu tổng số năm kinh nghiệm và chỉ tiêu số lượng hợp đồng trên 50 tỷ đồng của 3 nhà thầu đều đạt điểm tối đa là 1 và 2 điểm. Còn chỉ tiêu số nhân viên kỹ thuật và giám sát chỉ có nhà thầu liên danh đạt điểm tối đa là 3 điểm, còn 2 nhà thầu kia do bố trí không đủ người nên VINACONEX chỉ đạt 2,02 điểm. Công ty số 7 đạt 2,55 điểm. Chỉ tiêu số hợp đồng tương tự có giá trị trên 20 tỷ đồng chỉ có nhà thầu Liên danh đạt điểm tối đa là 2 điểm do có nhiều hơn 2 hợp đồng. Còn Công ty số 7 không có hợp đồng nào trên 20 tỷ đồng nên 0 điểm, VINACONEX cũng 0 điểm vì hồ sơ khai không rõ ràng và công văn trả lời giải thích đến sau thời hạn chấm thầu (14/5/1998). Số liệu được minh họa qua bảng số 7. Biểu số 7: Thống kê số liệu về kinh nghiệm và tài chính của các nhà thầu Hạng mục C. ty XD số 7 VINACONEX Liên danh I Kinh nghiệm 1 Năm kinh nghiệm 21 năm 35 năm 38 năm của TCTXDHN 2 Nhân viên kỹ thuật và giám sát: + Quản lý kỹ thuật + Giám sát 6 kỹ sư 22 kỹ sư 5 kỹ sư 7 kỹ sư 11 kỹ sư 12 kỹ sư 3 Số hợp đồng trên 50 tỷ trọng 5 năm qua 3 hợp đồng 7 hợp đồng 8 hợp đồng của TCT XDHN 4 Số hợp đồng tương tự trên 20 tỷ trong 5 năm qua Không có hợp đồng nào 13 hợp đồng của TCT XDHN II Tài chính giá thầu 1 Vốn lưa động 3.532.000.000đ 117.844.000.000đ 23.700.000.000đ 2 Giá chào thầu chưa chỉnh số học 81.662.855.431 82.203.747.763 81.880.793.508 3 Giá chào thầu đã chỉnh số học 82.530.211.387 82.514.585.559 82.132.609.088 Nguồn tài liệu: Sở GTCC Hà nội. Kết quả điểm kinh nghiệm bình quân của các nhà thầu như bảng dưới: VINACONEX Công ty số 7 Liên danh Điểm kinh nghiệm 5,04 5,44 8,0 - Đánh giá yếu tố kỹ thuật và chất lượng: đây là yếu tố quan trọng nhất với điểm tối đa là 45 điểm. Yếu tố này được đánh giá trên các chỉ tiêu sau: Chỉ tiêu Điểm tối đa ơ Cung cấp đủ số lượng, chất lượng vật tư, thiết bị chính bao gồm gơm, cọc bê tông cốt thép, van, cáp điện 4 ư Phương pháp thi công và các giải pháp kỹ thuật 30 Trong đó: + Thi công móng trạm bơm (10) + Thi công đào các kênh (7) + Thi công trạm bơm tạm (8) + Thi công hệ thống cung cấp điện (5) Kết quả đánh giá từng mặt của các nhà thầu: * Về cung cấp đủ số lượng, chất lượng vật tư, thiết bị chính: các nhà thầu đều đảm bảo việc cung cấp bơm, cọc bê tông cốt thép, van, cáp điện đúng số lượng, chủng loại kỹ thuật như yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Riêng 6 máy bơm loại công suất 0,5m3/s và cột nước dâu bơm 12m cung cấp cho trạm bơm tạm thì nhà thầu VINACONEX mua của Xí nghiệp cơ khí Ninh Bình, Công ty số 7 mua của Nhà máy bơm Hải Dương. Tuy nhiên khi được hỏi về khả năng thực tế của những đơn vị cung cấp loại bơm trên thì nhà thầu VINACONEX và Công ty số 7 không khẳng định được chắc chắn. Còn Liên danh phân công cho Tổng công ty Cơ điện nông nghiệp và thuỷ lợi, một thành viên của Liên danh, sẽ thiết kế, chế tạo bơm và các đường ống của gói thầu. Đây là Tổng công ty đã từng thiết kế, chế tạo và lắp đặt nhiều máy bơm có công suất 8000 m3/h (2,2 m3/s), bơm ly tâm có cột nước đầu bơm 11 = 20 - 25m, thiết kế chế tạo các loại ống áp lực có đường kính lớn (f 200 - 1600mm), chịu áp lớn (= 19 afmophe). Các chuyên gia tư vấn đều đánh giá cao khả năng cung cấp thiết bị của nhà thầu Liên danh. Số liệu cụ thể được minh họa qua bảng số 8. Biểu 8: Năng lực thiết bị và máy móc thi công của nhà thầu Hạng mục Số lượng Điểm VINACONEX CT Xây dựng số 7 Liên danh tối thiểu chuẩn Số lượng Số lượng Số lượng Máy đào xúc 0,6-1,2m3 hoặc lớn hơn 10 1,5 6 9 11 Máy ủi tối đa 21 tấn 7 1,06 4 6 12 Máy lu 9-16 tấn 4 1,06 2 4 Đầm chân cừu 10-15 tấn 2 0,66 7 Đầm bàn 60-80 kg 2 0,26 6 4 Bơm nước thi công 12 0,8 6 6 20 Máy đầm rung bê tông d = 30 - 40mm 4 0,4 8 8 Xe ben 6 - 10 tấn 30 1,06 24 20 55 Xe tải 1,5 - 2,5 tấn 5 0,26 Cầu cẩu bánh xích 1 0,4 2 2 2 Máy phát điện > = 50 KVA 1 0,4 1 2 4 Máy trộn bê tông 2 0,4 2 2 6 Máy đóng cọc 5 0,94 6 7 8 Máy hàn hồ quang 5 0,4 4 10 Xe chở bê tông 5 0,4 8 Tổng Nguồn tài liệu: Sở GTCC Hà nội. * Về biện pháp thi công và giải pháp kỹ thuật: nhìn chung các nhà thầu nêu được các biện pháp thi công cho từng hạng mục công trình như móng trạm bơm, đào kênh, trạm bơm tạm và thi công hệ thống cung cấp điện. Tuy nhiên, các biện pháp của 3 nhà thầu trong từng hạng mục cụ thể có khác nhau. + Về biện pháp thi công và giải pháp kỹ thuật cho móng trạm bơm: Đây là phần công việc có tính quyết định trong việc đảm bảo sự ổn định của trạm bơm Yên Sở, mặt bằng thi công đủ rộng nhưng các hạng mục thi công phức tạp, mực nước ngầm cao, số lượng cọc nhiều, đòi hỏi nhà thầu phải có kinh nghiệm, đưa ra các biện pháp thi công và giải pháp kỹ thuật phù hợp, có tính khả thi cao. Nhà thầu VINACONEX và nhà thầu Công ty số 7 chỉ đưa ra được các biện pháp chung chung với một số giải pháp kỹ thuật nhưng không thật thuyết phục. Riêng Liên danh có biện pháp thi công và giải pháp kỹ thuật chi tiết cho từng hạng mục công việc. Phần này do Tổng công ty Xây dựng Hà Nội thi công. Tổng công ty Xây dựng Hà Nội là đơn vị có nhiều kinh nghiệm trong việc thi công đóng cọc, ép cọc, khoan cọc nhồi, cừ thép ... vì thế phần trình bày biện pháp thi công móng với các giải pháp kỹ thuật khá phù hợp với tình hình thực tế, đặc biệt biện pháp thi công trong mùa mưa với các giải pháp khắc phục tình trạng mưa ngập, đóng cọc tại các vị trí - 3,95m và - 2,45m bằng biện pháp đóng âm cọc chính, rút ngắn được tiến độ thi công, không bị ảnh hưởng bởi mùa mưa lũ. + Về biện pháp thi công và giải pháp kỹ thuật cho phần đào kênh: công tác đào kênh bao gồm đào đắp, xây kè và các công trình cầu cống trên kênh dẫn vào (75m3/s), kênh thoát nước thông thường (15m3/s) và kênh xả ra (90m3/s). Nhà thầu VINACONEX chỉ đưa ra được các giải pháp chung chung cho việc thi công kênh. Nhà thầu Công ty số 7 đưa ra được biện pháp thi công tương đối chi tiết cho việc thi công các hạng mục công việc. Nhà thầu Liên danh đề xuất khá chi tiết biện pháp thi công, giải pháp kỹ thuật. Trong Liên danh, phần việc này được giao cho Tổng công ty Xây dựng thuỷ lợi 1. Đây là Tổng công ty có nhiều kinh nghiệm trong việc thi công các công trình thuỷ lợi lớn như thủy điện sông Hinh, công trình thuỷ lợi Thạch nham... Ngoài ra Tổng công ty Xây dựng thuỷ lợi 1 là đơn vị được chỉ định thầu xây dựng công trình cống qua đê của Dự án thoát nước này. Phần trình bày biện pháp đào kênh của Tổng công ty Xây dựng thuỷ lợi 1 khá chi tiết và có tính thuyết phục cao (phơi đất giảm độ ẩm, hoặc ngược lại tưới nước tăng độ ẩm để đảm bảo chỉ tiêu cơ lý của đất đúng như thiết kế, đảm bảo độ ổn định của kênh), thể hiện trình độ tổ chức, kinh nghiệm thi công và sự am hiểu hiện trường dự án. + Về biện pháp thi công và giải pháp kỹ thuật cho trạm bơm tại: phần này công việc khó nhất và cũng quan trọng nhất là cung cấp bơm cho trạm bơm tạm với công suất toàn trạm 3m3/s và cột nước đầu bơm là 12m. VINACONEX mua bơm của Xí nghiệp bơm Ninh Bình và Công ty số 7 mua của Nhà máy bơm Hải Dương vì thế 2 nhà thầu trình bày phần này không thật chi tiết, đặc biệt là việc cung cấp bơm và lắp đặt chạy thử. Với thời hạn 60 ngày cho việc hoàn thiện chạy thử trạm bơm tạm thật khó thực hiện đối với những nhà thầu không chủ động phần cung cấp bơm. Liên danh giao phần việc này cho Tổng công ty Cơ điện nông nghiệp và thuỷ lợi đảm nhiệm. Như trên đã nêu đây là Tổng công ty có nhiều kinh nghiệm thiết kế chế tạo và lắp đặt bơm, vì thế việc cung cấp bơm cho gói thầu là khá chủ động. Đặc biệt với giải pháp hàn đường ống, hàn cổ hút cong có đường kính lớn, Tổng công ty có thể sản xuất nhanh hơn phương pháp đúc gang truyền thống (có thể sản xuất 200m ống/ ngày). Mặt khác các xí nghiệp sản xuất của Tổng công ty nằm ở khu vực Văn Điển gần hiện trường dự án rất thuận tiện cho việc chuyên chở lắp đặt bơm. + Về biện pháp thi công và giải pháp kỹ thuật cho hệ thống cung cấp điện: nhìn chung 3 nhà thầu có biện pháp thi công tốt. Tuy nhiên VINACONEX trình bày sơ sài hơn 2 nhà thầu kia. * Về đảm bảo điều kiện vệ sinh môi trường và các điều kiện an toàn khác: VINACONEX không nêu các biện pháp an toàn giao thông và an toàn lao động. Công ty số 7 chỉ nêu biện pháp đảm bảo vệ sinh môi trường và biện pháp an toàn lao động. Liên danh nêu đủ 5 biện pháp an toàn như trong hồ sơ mời thầu yêu cầu. * Về năng lực thiết bị, máy móc huy động cho dự án: phần này cũng được đánh giá cao với tối đa 10 điểm. Việc huy động đủ, đảm bảo tính năng theo như yêu cầu công việc có tầm quan trọng đặc biệt, một trong những yếu tố có tính quyết định. ở mục này Liên danh đưa ra đầy đủ số lượng và chủng loại thiết bị máy móc như yêu cầu. Còn VINACONEX và Công ty số 7 chỉ đáp ứng được một phần yêu cầu. Kết quả điểm phần đánh giá yếu tố kỹ thuật và chất lượng của các nhà thầu được thể hiện qua biểu 9: Biểu số 9: Kết quả điểm kỹ thuật và chất lượng của các nhà thầu. Chỉ tiêu VINACONEX Công ty số 7 Liên danh Điểm kỹ thuật và chất lượng trong đó: 26,61 32,11 42,97 1. Số lượng, chất lượng vật tư thiết bị chính 3,0 3,0 4,0 2. Giải pháp thi công và giải pháp kỹ thuật 17,57 23,01 28,23 3. Đảm bảo điều kiện vệ sinh môi trường và an toàn 0,6 0,4 1,0 4. Năng lực máy móc thi công cho dự án 5,44 5,7 9,74 Nguồn tài liệu: Sở GTCC Hà nội. - Đánh giá yếu tố tài chính và giá bỏ thầu: mục tiêu chính chỉ dùng vốn lưu động để đánh giá và phần này tối đa cũng chỉ được 2 điểm - số liệu được thể hiện ở mục II bảng số7. VINACONEX có vốn lưu động trên 100 tỷ đồng, được điểm tối đa 2 điểm Liên danh được 1,3 điểm vì vốn lưu động của Tổng công ty Xây dựng Hà Nội lớn nhất đạt 23,7 tỷ đồng. Công ty số 7 không được điểm vì vốn lưu động của nhà thầu này có 3,5 tỷ đồng (< 10 tỷ). Sau khi kiểm tra các phép tính số học và loại bỏ sai số, giá bỏ thầu của các nhà thầu được điều chỉnh lại như sau: - Liên doanh: 82.132.609.088 VND - VINACONEX: 82.514.585.559 VND - Công ty xây dựng số 7: 82.530.211.387 VND. Như vậy, xét theo thứ tự thì nhà thầu Liên danh được xếp vị trí thứ nhất về giá bỏ thầu, tiếp đến là VINACONEX và cuối cùng là Công ty số 7. - Đánh giá tiến độ hoàn thành công trình: Về tiến độ hoàn thành công trình cũng là phần quan trọng với điểm tối đa 10 điểm, trong đó tiến độ hoàn thành trạm bơm tạm, cung cấp điện, kênh dẫn vào, ra tạm thời phải hoàn thành trong 60 ngày và tối đa được 6 điểm; số liệu được thể hiện qua biểu10. Biểu số 10: Số liệu về tiến độ hoàn thành công trình. Hạng mục công trình VINACONEX C.ty X. dựng số 7 Liên danh Tiến độ hoàn thành Tiến độ hoàn thành Tiến độ hoàn thành Tiến độ hoàn thành trạm bơm tạm, cung cấp điện từ trạm biến áp Mai Động, đường ống và các phụ kiện, kênh dẫn vào, kênh dẫn ra tạm thời, thiết bị bảo vệ lũ tại cửa Thanh Liệt 70 ngày 65 ngày 58 ngày Tiến độ hoàn thành móng trạm bơm 150 ngày 150 ngày 145 ngày Tiến độ hoàn thiện kênh dẫn vào và kênh dẫn ra 270 ngày 270 ngày 253 ngày Nguồn tài liệu: Sở GTCC Hà nội. Kết quả đánh giá, xếp hạng các nhà thầu như sau: Điểm kỹ thuật, kiểm nghiệm, vốn lưu động và tiến độ Xếp hạng về giá bỏ thầu sau khi chỉnh số học Xếp hạng 1/ Liên doanh: - TCT XDHN - TCT XDTL I - TCT CĐNN & TL: 62,27 1 1 2/ C.ty Xây dựng số 7 40,05 3 2 3/ VINACONEX: 36,15 2 3 Nguồn tài liệu: Sở GTCC Hà nội. Thời gian hoàn thành móng trạm bơm: 150 ngày, tối đa 3 điểm. Thời gian hoàn thành kênh dẫn vào, ra: 270 ngày, tối đa 1 điểm. Trong 3 nhà thầu chỉ có nhà thầu Liên danh đạt điểm tối đa: 10 điểm, vì: - Thời gian hoàn thành trạm bơm tạm: 50 ngày - Thời gian hoàn thành hệ thống cung cấp điện: 145 ngày - Thời gian hoàn thành kênh dẫn vào, kênh xả: 253 ngày. Nhà thầu VINACONEX và Công ty số 7

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docB0113.doc
Tài liệu liên quan