Công tác trả lương hiện nay là một vấn đề lớn đối với toàn xã hội cũng như đối với các đơn vị sản xuất kinh doanh. Trong công tác trả lương của đơn vị việc xây dựng được một hình thức trả lương trả thưởng hợp lý đảm bảo có nghĩa là xây dựng được một hình thức trả lương đảm bảo kết hợp hài hoà cả ba lợi ích “Lợi ích cá nhân-Lợi ích tập thể - Lợi ích xã hội”
Đối với các doanh nghiệp tiền lương chỉ phát huy tác dụng khi nó được sử dụng hợp lý phù hợp với điều kiện thực tế của doanh nghiệp. Vì vậy đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh công nghiệp nói chung và Công ty May 10 nói riêng vấn đề đổi mới và hoàn thiện công tác trả lương cho công nhân viên chức là một yêu cầu cần thiết đòi hỏi Công ty phải tiến hành thường xuyên cùng với những biến động của sản xuất kinh doanh của Công ty
Trong luận văn tốt nghiệp này tác giả đã phân tích một số nhân tố ảnh hưởng chủ yếu đến việc trả lương theo sản phẩm cho người lao động và từ đó đưa ra một số ý kiến với mục đích là góp phần hoàn thiện công tác trả lương tại Công ty làm sao đảm bao cho công bằng hợp lý, phản ánh đúng sức lao đông đã hao phí và kêt quả của hao phí đó của người lao động
Với sự hướng dẫn và giúp đỡ nhiệt tình của thầy giáo hướng dẫn và các anh chị trong Công ty May 10 Hà Nội. Tác giả -với khả năng có hạn nên chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót-đã mạnh dạn đề xuất một số biện pháp nhằm hoàn thiện hình thức trả lương theo sản phẩm tại Công ty. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của Thầy Cô và các cô chú trong Công ty để nâng cao hơn nữa chất lượng của luận văn này
88 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1993 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp cơ bản nhằm hoàn thiện công tác trả lương theo sản phẩm ở Công ty May 10, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ơng có tay nghề và cũng vừa để chuyển giao các máy may ở các thế hệ cũ mà Công ty thừa ra trong quá trình nâng cấp các dây chuyền thiết bị
Với năng lực hiện có gồm hơn 1000 các loại máy may trong dây chuyền sản xuất, đây là các máy may chuyên dùng hiện đại đối với nghành may mặc và thời gian đưa vào sử dụng chưa nhiều, với giá trị còn lại vào khoảng hơn 80%. Được đánh giá đây là một sự cố gắng đầu tư, mạnh dạn, có trọng điểm và đúng hướng của Công ty May 10 và nó cũng là một lợi thế cạnh tranh của Công ty với các đơn vị may mặc khác
Bảng 5: Biểu cơ cấu máy móc ở Công ty May 10
Số TT
Tên thiết bị
Nước sản xuất
Số lượng (chiếc)
Giá trị còn lại
1
Máy may 1 kim Juki
Nhật Bản
700
86%
2
Máy may 2 kim Juki
Nhật Bản
60
84%
3
Máy cuốn ốp Juki
Nhật Bản
47
80%
4
Vắt sổ 3, 4, 5 chỉ
NB+Đức
100
90%
5
Máy đính cúc Juki
Nhật Bản
50
70%
6
Máy đính bộ Juki
Nhật Bản
15
90%
7
Máy thùa đầu tròn
Mỹ
2
87%
8
Máy thêu đầu bằng
Nhật Bản
45
91%
9
Máy Kansai
Nhật Bản
25
85%
10
Máy ép Mex
NB+Đức
8
80%
11
Máy cắt vòng
NB. Đ. Hung
14
55%
12
Máy cắt đẩy tay
BN+Đức
33
50%
13
Máy thêu 12 kim
Nhật Bản
1
90%
14
Máy thêu Tajima 24 kim
Nhật Bản
1
90%
S = 1010
Nguồn: Công ty May 10
Ngoài ra Công ty còn đầu tư trang bị một phòng máy vi tính hiện đại để phục vụ cho việc thiết kế mẫu. Các phòng ban nghiệp vụ đều trang bị các thiết bị văn phòng đầy đủ phục vụ cho công tác chuyên môn, máy vi tính, máy phôtôcopy, điều hoà nhiệt độ...
Tại các phân xưởng sản xuất Công ty cũng đang tiến hành trang bị các thiết bị nhằm giảm các ảnh hưởng của thời tiết, ánh sáng, độ ẩm, tiếng ồn... Tạo mọi điều kiện để người công nhân có thể có được năng suất cao nhất có thể đựơc. Công ty đã xây dựng một nhà cao tầng với đầy đủ trang thiết bị phục vụ làm việc như tại nơi làm việc của bộ phận hành chính cho một số phân xưởng một số bộ phận làm việc, hệ thống là hơi gồm 7 dây chuyền với hơn 300 bàn là và một phân xưởng phụ trợ sản xuất hộp các tông, in vỏ hộp, cũng đã được trang bị đầy đủ các điều kiện cần thiết để từng bước Công ty tién hành chuẩn bị cho kế hoạch doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn ISO 9000.
Hệ thống máy móc thiết bị của Công ty nhìn chung đáp ứng được các yêu cầu cho công tác trả lương theo sản phẩm
5. Đặc điểm về nguyên vật liệu
Nguyên vật liệu là yếu tố trực tiếp tạo nên thực thể sản phẩm;vì vậy nếu thiếu nguyên liệu hoặc việc cung ứng NVL bị gián đoạn thì kế hoạch sản xuất sẽ bị đe dọa về tiến độ.
Ta có thể nói rằng vật liệu dành cho may mặc là vô cùng phong phú và đa dạng. Đối với may mặc Việt Nam nói chung thì nguồn NVL ở cùng với người anh em cùng “cha mẹ” Bộ công nghiệp-Đó là nghành dệt Việt Nam. Vừa trải qua khó khăn, nghành dệt Việt Nam bắt đầu được phục hồi lại và tiềm năng của nghành dệt cũng như may mặc còn là vô tận vì trong đó có nguồn lao động dồi dào. Nhưng đối với các đơn vị may mặc gia công xuất khẩu Việt Nam nói chung và Công ty May 10 nói riêng (chuyên gia công hàng may mặc xuất khẩu) thì nguồn NVL trong nước vẫn chỉ là vấn đề xa xôi chứ chưa đáp ứng được cho việc khai thác phục vụ may XNK. Vấn đề này phải xem xét đến nghành dệt Việt Nam vì đây là nghành cơ sở cho nghành may mặc, là nơi cung cấp nguồn nguyên liệu cho may mặc.
Công ty May 10 chủ yếu là thực hiện gia công hàng may mặc xuất khẩu nên gần như toàn bộ vật liệu chính cũng như phụ liệu đều do khách hàng (là người đặt gia công) cung cấp.
Với Công ty May 10, trên thực tế khi hợp đồng gia công may mặc được ký kết, bên đặt gia công gửi nguyên, phụ liệu sang tận cảng Hải Phòng ( hoặc tại kho của Công ty ). Công ty chỉ có việc vận chuyển nguyên phụ liệu từ cảng về kho Công ty với tỷ lệ thất thoát và hao hụt mà bên đặt hàng gia công chấp nhận là 3%. Chỉ có một số ít phụ liệu là Công ty tự mua trong nước như chỉ, khung kim, cúc khuy, bao bì...
Chính điều này đã làm ảnh hưởng đến hoạt động SXKD của Công ty. Công ty khó chủ động trong vấn đề sản xuất gia công, nhiều khi làm chậm tiến độ gia công vì NVL chưa kịp về kho trong khi dây chuyền sản xuất gia công đã triển khai sẵn sàng hoặc có những lúc Công ty lại phải hoạt động dồn dập vì hàng về nhiều, thời hạn gia công ngắn. Đối với thị trường nội địa, việc sử dụng vật liệu trong nước là một khó khăn của Công ty trong việc chiếm lĩnh thị trường vì chất lượng vải nội cũng như về giá cả. Khi nhập vật liệu nước ngoài lại liên quan đến vốn, đến việc đảm bảo vật liệu cho sản xuất không bị gián đoạn.
Về phụ liệu may mặc, trong các hợp đồng gia công, để sản xuất một sản phẩm sơ mi theo tính toán thì phụ liệu may chiếm từ 10-15% giá thành 1 áo và tỷ lệ này cũng dao động từ 10-40% đối với 1 áo jacket. Với phụ liệu nhiều khi bên đặt gia công cung cấp hoặc không cung cấp, song đối với Công ty May 10 thì duy nhất chỉ sử dụng có 600 triệu mét chỉ của Công ty dệt Phong Phú. Còn lại đều do bên đặt gia công cung cấp.
Tóm lại nguồn nguyên phụ liệu may trong nước chưa đáp ứng được các sản phẩm may xuất khẩu và đối với thị trường sản phẩm may trong nước cũng còn rất nhiều khó khăn vì yêu cầu cao của người tiêu dùng. Đáp ứng được yêu cầu nguyên vật liệu phải nhập khẩu hoặc phụ thuộc vào khách hàng.
Bảng 6:Tình hình sử dụng vật liệu chủ yếu ở Công ty May 10/1998
Tên vật liệu
Số lượng
Nguồn
1. Vải tiêu chuẩn may sơ mi
8. 500. 000 m
Khách cung cấp
2. Vải may Jacket
200. 000 m
nt-Hàn Quốc
3. Vải lót
90. 000 m
nt-Nhật Bản
4. Bông tấm Polyette
450. 000 m
nt-ASEAN
5. Vải mex
650. 000 m
nt-Italia
6. Phụ liệu-Chỉ
800. 000. 000 m
Tự khai thác
Khuy cúc
45. 000. 000 m
Khách cung cấp
Nguồn: Công ty May 10
Một trong những cản trở của Công ty trong công tác trả lương theo sản phẩm chính là từ nguyên liệu của Công ty, chủng loại quá nhiều, hoạt động cung cấp nhiều khi diễn ra manh mún, điều này làm cho không chỉ lao động cung cấp gặp khó khăn mà ngay cả lao động sản xuất cũng bị hạn chế trong việc chuyên môn hoá, việc nâng cao tiền lương theo sản phẩm trở nên khó khăn hơn
6. Đặc điểm cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
Cơ chế thị trường buộc Công ty phải chuyển đổi sang hình thức hạch toán giá thành sản phẩm. Dĩ nhiên, để làm được điều này đòi hỏi Công ty phải thường xuyên đổi mới trang bị, công nghệ và đào tạo được một đội ngũ cán bộ lãnh đạo có trình độ, có sự hiểu biết và am hiểu về nền kinh tế thị trường. Ngoài việc tăng năng suất lao động Công ty cũng phải từng bước giảm bớt lực lượng lao động gián tiếp, những CBCNV không đáp ứng được yêu cầu đổi mới của sản xuất.
Bộ máy quản lý của Công ty cũng đã được thu hẹp, không cồng kềnh như trước. Các phòng ban đã thu hẹp, có thể nói rằng trong điều kiện cơ chế thị trường ở nước ta hiện nay đây là một mô hình tổ chức tương đối gon nhẹ, tuy vậy cũng còn có nhược điểm là lạm dụng việc thu hẹp phòng ban đầu đến tình trạng là có phòng ban đảm đương quá nhiều vấn đề như:
Phòng kế hoạch đảm nhận:
-Ký kết hợp đồng
-Kế hoạch cung cấp chỉ đạo
-Hoạt động XNK
-Quảng cáo, marketing
-...
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty May 10 được khái quát qua sơ đồ quản lý sau:
+Ban Giám đốc: gồm Tổng Giám đốc và 3 Giám đốc điều hành. Tổng Giám đốc là người đại diện pháp nhân của Công ty, có quyền điều hành cao nhất trong Công ty, chịu trách nhiệm trước Tổng Công ty và Nhà nước. Tổng Giám đốc là người do HĐQT Tổng Công ty DMVN bổ nhiệm và miễn nhiệm.
Các Giám đốc điều hành giúp Tổng Giám đốc điều hành một hoặc một số lĩnh vực của Công ty theo sự phân công của Tổng Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc và pháp luật về những công việc được giao. Các Giám đốc điều hành do Tổng Giám đốc Tổng Công ty bổ nhiệm và miễn nhiệm
+Bộ máy giúp việc: là Văn phòng Công ty và các phòng ban chuyên môn nghiệp vụ có chức năng tham mưu, giúp việc cho Tổng Giám đốc trong công tác quản lý và điều hành các công việc sản xuất phù hợp với điều lệ tổ chưcs và hoạt động của Công ty.
Bộ máy giúp việc bao gồm:
-Văn phòng Công ty: Ban Tổ chức Hành chính, Ban Bảo vệ
Ban Quản trị Đời sống, Y tế nhà trẻ
-Phòng kế hoạch
-Phòng kinh doanh
-Phòng kế toán tài chính
-Phòng kỹ thuật
-Phòng KCS
+Văn phòng Công ty: có chức năng tham mưu giúp việc cho Tổng Giám đốc về công tác quản lý lao động, tuyển chọn thuê mướn, bố trí sử dụng, sa thải lao động, lựa chọn các hình thức trả lương, thưởng không trái với quy định của pháp luật, bảo vệ tài sản của Công ty và của người lao động. Thực hiện các công tác văn thư, lưu trữ, y tế, nhà trẻ cho Công ty.
+Phòng kế hoạch: có chức năng tham mưu giúp Tổng Giám đốc quản lý công tác kế hoạch và công tác XNK, soạn thảo và thanh toán các hợp đồng, điều phối kế hoạch sản xuất giữa các đơn vị sản xuất để đảm bảo hoàn thành kế hoạch chung của Công ty. Lập phương án tổ chức tiêu thụ sản phẩm nhằm đáp ứng yêu cầu SXKD của Công ty đạt được hiệu quả cao.
Với nhiệm vụ cụ thể:
ãTrực tiếp làm nhiệm vụ tiếp thị, giao dịch, đàm phán, kí kết các hợp đồng quốc tế, tổ chức tham gia các hội chợ kinh tế kỹ thuật, triển lãm trong nước và nước ngoài.
ãTổ chức điều độ kế hoạch, thực hiện các HĐ đã ký với bạn hàng ãDự thảo nội dung các HĐKT làm hàng gia công xuất khẩu của Công ty và quyết toán các HĐKT.
ãTổ chức xây dựng kế hoạch sản xuất và phương án sản phẩm của Công ty theo thời gian và kế hoạch.
ãXây dựng và trực tiếp chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch đối với các đơn vị thành viên và liên doanh.
ãĐịnh kỳ tổ chức và sơ kết, tổng kết, đánh giá và phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ.
+Phòng kinh doanh: Với chức năng giúp việc cho Tổng Giám đốc quản lý công tác cung cấp vật tư, trang thiết bị cho sản xuất, nghiên cứu thị trường, tổ chức mạng lưới bán hàng tiêu thụ sản phẩm may và các hàng hóa khác đối với thị trường trong nước nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao đáp ứng được yêu cầu SXKD của Công ty.
Với các nhiệm vụ cụ thể:
ãTiếp nhận, mua bán, quản lí, chế biến và cấp phát các hàng hóa, nguyên vật liệu, vật tư cho sản xuất theo kế hoạch của Công ty.
ãTổ chức điều hành hệ thống tiêu thụ sản phẩm cho thị trường trong nước và kinh doanh các mặt hàng khác.
ãDự thảo các nội dung HĐKT trong nước, quyết toán hợp đồng đảm bảo đúng chính sách và pháp luật.
ãQuản lí và sử dụng có hiệu quả những tài sản được Công ty trang bị.
ãTiếp thu, nghiên cứu các ý kiến của khách hàng.
ãThực hiện các chế độ báo cáo.
+Phòng kế toán tài chính: có chức năng tham mưu cho Tổng Giám đốc quản lí tình hình tài chính trong Công ty. Tổ chức theo dõi tình hình sử dụng các loại vốn, quĩ trong Công ty. Định kỳ lập báo cáo về kết quả hoạt động tài chính trong Công ty.
Nhiệm vụ:
ãTheo dõi tình hình vốn hiện có, tăng, giảm.
ãTiến hành tập hợp chi phí SCKD để tính giá thành sản phẩm, xác định giá bán sản phẩm.
ãTổ chức hoạch toán quá trình tiêu thụ sản phẩm hàng hóa để tính kết quả của hoạt động SXKD.
ãThực hiện thanh quyết toán khi có các chứng từ hợp lệ cần thiết.
ãĐịnh kỳ lập báo cáo TCKT, bảng cân đối kế hoạch, kết quả SXKD.
+Phòng kỹ thuật: Với chức năng tham mưu giúp việc Tổng Giám đốc quản lí công tác kỹ thuật công nghệ, kỹ thuật sản xuất, công tác tổ chức sản xuất, nghiên cứu các thiết bị hiện đại, phù hợp, công nghệ tiên tiến và các tiến bộ kỹ thuật mới ứng dụng vào phục vụ sản xuất, nghiên cứu đổi mới máy móc thiết bị theo yêu cầu của sản xuất.
Nhiệm vụ:
ãChuẩn bị các điều kiện về công nghệ, kỹ thuật máy móc thiết bị, qui trình tiêu chuẩn cho các mã hàng sẽ được đưa vào sản xuất theo tiến độ kế hoạch tại các Xí nghiệp thành viên và Xí nghiệp liên doanh.
ãHướng dẫn kỹ thuật và chuyển giao công nghệ sản xuất sản phẩm may mặc cho các Xí nghiệp thành viên, các Xí nghiệp liên doanh. Giải quyết các phát sinh về công nghệ, kỹ thuật trong quy trình sản xuất.
ãXây dựng các văn bản kỹ thuật, các qui trình vận hành máy móc thiết bị, nội quy an toàn công nghệ. Lập kế hoạch sửa chữa và bảo dưỡng định kỳ máy móc thiết bị. Bảo đảm cho máy móc thiết bị hoạt động phục vụ sản xuất.
+Phòng KCS:
Chức năng nhiệm vụ: kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi xuất xưởng cũng như kiểm tra ngay trong quá trình sản xuất ở từng công đoạn sản xuất để đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật các quy cách, kích cỡ... đảm bảo chất lượng sản phẩm theo yêu cầu của đơn vị đặt hàng.
Kiểm tra và phân loại chất lượng sản phẩm với chức năng tham mưu giúp cơ quan Tổng Giám đốc trong quản lí chất lượng sản phẩm.
Một cơ cấu tổ chức hợp lý thực sự đã làm cho các lao động trong Công ty có được sự phân công trách nhiệm rõ ràng hơn, người lao động thực hiện công việc có trách nhiệm hơn, điều này làm cho việc trả lương theo sản phẩm gián tiếp cho bộ phận quản lý phục vụ tai Công ty diễn ra hợp lý, trả lương theo đúng với sức lao động của lao động
B. Thực trạng công tác trả lương theo sản phẩm ở Công ty May 10
I. Công tác xác định quĩ lương ở Công ty May 10
1. Các căn cứ xác định quỹ lương
Để xác định quỹ lương cũng như qui chế phân phối thu nhập ở Công ty May 10 căn cứ vào
+Quyết định 1090/CNn-TCLĐ ban hành ngày 14 tháng 11 năm 1992 của Bộ công nghiệp nhẹ ban hành về điều lệ và hoạt động của Công ty May 10
+Thoả ước lao động tập thể ký kết giữa Tổng giám đốc Công ty và Chủ tịch công đoàn Công ty đã được sở LĐTBXH Hà Nội thông qua
+ Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh
Xác định quĩ lương kế hoạch năm Công ty căn cứ vào
-Doanh thu theo kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm năm
-Tỉ lệ tiền lương trên doanh thu được cấp trên phê duyệt
Hoạt động sản xuất chủ yếu của Công ty May 10 là làm hàng gia công xuất khẩu, trong những năm qua nhờ nỗ lực của đội ngũ cán bộ công nhân viên của Công ty mà uy tín của Công ty không ngừng được nâng cao do vậy đã thu hút được rất nhiều bạn hàng từ nhiều khu vực trên thế giới đến ký hợp đồng gia công với Công ty. Thực tế Công ty có thể xây dựng được kế hoạch sản xuất cho đến hết năm kế hoạch và đảm bảo thực hiện kế hoạch vì vậy khi xác định quĩ lương năm kế hoạch Công ty có thể xác định khá chính xác doanh thu theo kế hoạch sản phẩm và tiêu thụ sản phẩm năm trên cơ sở lượng đơn hàng ký kết và đơn giá cho từng đơn hàng ký kết
Căn cứ vào doanh thu theo kế hoạch sản phẩm và tiêu thụ sản phẩm năm, Công ty căn cứ vào kế hoạch sản xuất và các kế hoạch đầu tư mở rộng, kế hoạch thị trường, kế hoạch về nguồn lao động... để đưa ra tỉ lệ tiền lương trên doanh thu đảm bảo Công ty có được nguồn lợi nhuận để lại cao để phục vụ cho việc thực hiện các kế hoạch đó và thu nhập của người lao động trong Công ty đảm bảo tốt cuộc sống của họ, tiền lương có điều kiện thực hiện đầy đủ các chức năng và nhiệm vụ của nó. Tỉ lệ tiền lương này được Công ty xây dựng và trình duyệt, năm 1999 tỉ lệ này là 52% Doanh thu.
Khái niệm Doanh thu ở đây khác với khái niệm Doanh thu thường gặp khái niệm doanh thu thường gặp là lượng tiền mang lại khi bán được một sản phẩm ví dụ; Một chiếc áo bán giá 150000đ thì thông thường chúng ta gọi doanh thu là 150000 còn trong trường hợp này do Công ty sản xuất theo đơn hàng bạn hàng cung cấp nguyên vật liệu, tổ chức tiêu thụ, Công ty chỉ gia công chế biến nên Doanh thu ở đây chỉ là lượng tiền mà bạn hàng trả cho Công ty khi gia công mà thôi
Ví dụ: Một chiếc áo giá 150000đ trong đó có
Nguyên vật liệu: 80000đ
Công chế tạo: 40000đ
Chi phí khác: 30000đ
Như vậy Doanh thu ở đây chỉ là 40000đ
2. Cơ cấu quĩ lương của Công ty
Từ tỉ lệ tiền lương trên doanh thu được cấp trên phê duyệt (52%) Công ty xác định được Tổng quĩ lương
Tổng quĩ lương =Doanh thu x 52%
Tổng quĩ lương được chia thành 3 bộ phận
Quĩ lương thanh toán = 90% x Tổng quĩ lương
Quĩ thưởng = 8% x Tổng quĩ lương
Quĩ dự phòng = 2% x Tổng quĩ lương
Quĩ lương thanh toán lại được chia thành 2 bộ phận
Quĩ lương của bộ phận quản lý phục vụ =22% x Quĩ lương thanh toán
Quĩ lương của bộ phận làm lương sản phẩm =78% x Quĩ lương thanh toán
Quĩ lương của bộ phận làm lương sản phẩm được chia thành 2 bộ phận
Các xí nghiệp may = 95, 9% x Quĩ lương của bộ phận làm lương sản phẩm
= 74, 8% x Quĩ lương thanh toán
Các phân xưởng phụ trợ = 4, 1% x Quĩ lương của bộ phận làm lương sản phẩm
= 3, 2% x Quĩ lương thanh toán
Biểu số 2: Cơ cấu quĩ lương của Công ty May 10
Doanh thu
Tổng quĩ lương (52% DT)
Quĩ dự phòng Quĩ thưởng Quĩ lương thanh toán
2% 8% 90%
Quĩ lương bộ phận Quĩ lương bộ phận làm
quản lý phục vụ lương sản phẩm
22% 78%
Quĩ lương các xí nghiệp may Quĩ lương phân xưởng
95, 9% phụ trợ (4, 1%)
Bảng 7: Cơ cấu quĩ lương của Công ty May 10
Chỉ tiêu
1996
1997
1998
Doanh thu
4521252
6616675
7595627
Tổng quĩ lương
2351051
3440671
3949726
Quĩ thưởng
1888084
275254
315978
Quĩ dự phòng
47021
68813
78995
Quĩ lương tt
2115946
3096604
3554753
BPqlpvụ
465508
681253
785046
BPllsphẩm
1650437
2415351
2772707
Các xn May
1582727
2316260
2658956
Các px phụ trợ
67710
99091
1137521
Bảng 8: Tỉ trọng các hình thức lương sản phẩm tại Công ty May 10
Chỉ tiêu
Lao
động
Quĩ
lương
Hình thức tiền
lương sản phẩm
Số lượng (người)
Tỉ trọng (%)
Giá trị (1000đ)
Tỉ trọng (%)
Trực tiếp
2804
85,4
2.772.707
78
Gián tiếp
409
14,6
785.046
22
II. Công tác chuẩn bị cho việc trả lương theo sản phẩm
1. Công tác định mức lao động
Định mức lao động là căn cứ để xác định hao phí lao động trong hoạt động sản xuất, nó là cơ sở để tính toán tiền lương theo sản phẩm, muốn thực hiện tốt công tác trả lương theo sản phẩm thì phải đảm bảo rằng công tác định mức lao động là tốt nhất có thể
Nhận định được vai trò của định mức lao động, Công ty đã luôn cố gắng xây dựng cho mình một hệ thống các định mức tiên tiến nhất, sát thực tế nhất bằng các phương pháp khoa học nhất, phù hợp nhất với thực tế Công ty
Hoạt động sản xuất ở Công ty có đặc điểm là các đơn hàng của Công ty có sự thay đổi nhanh chóng, trong một thời gian ngắn Công ty phải thực hiện nhiều đơn hàng khác nhau, thời gian thực hiện một đơn hàng thường ngắn có đơn hàng Công ty chỉ thực hiện trong 3 đến 5 ngày vì vậy nếu thực hiện định mức cho từng sản phẩm khi sản xuất thì không đảm bảo được các yêu cầu của các bên trong sản xuất, về phía đội ngũ cán bộ định mức nếu từng đơn hàng lại xây dựng một định mức thì trong một tháng họ phải xây dựng khoảng 20 đến 30 định mức điều này là quá sức đối với đội ngũ cán bộ, mặt khác nếu xây dựng được định mức thì chắc chắn các định mức này không thể xác thực được
Căn cứ vào thực tế sản xuất của Công ty, Công ty đã xây dựng hệ thống định mức của Công ty căn cứ vào định mức sản phẩm chuẩn
Công ty có hai sản phẩm chính là áo sơ mi và áo jacket trong đó sản phẩm có tỉ trọng lớn là áo sơ mi ( chiếm 28/30 tổ may của Công ty ), công tác định mức lao động được tiến hành bằng phương pháp bấm giờ, thông qua đó Công ty xây dựng nên định mức lao động cho sản phẩm chuẩn (sản phẩm chuẩn của Công ty là áo sơ mi nam dài tay, trơn, một túi ngực). Qua thực tế Công ty đã xây dựng định mức lao động cho một sản phẩm chuẩn là 2424 giây chuẩn.
Định mức lao động ở Công ty được quy về giây chuẩn. Từ định mức của một sản phẩm nhất định có sự khác nhau về số giây định mức thực hiện một bước công việc trong sản phẩm đó và sự khác nhau về cấp bậc của công việc. Cán bộ định mức tiến hành chuyển đổi về đơn vị giây chuẩn như sau:
Căn cứ vào việc công việc có cấp bậc 3 có số lượng nhiều nhất Công ty chọn cấp bậc công việc 3 làm cấp bậc chuẩn
Căn cứ vào:
Hệ số lương của bảng lương A12
Cấp bậc
Bậc 1
Bậc 2
Bậc 3
Bậc 4
Bậc 5
Hệ số
1,40
1,58
1,78
2,02
2,54
Giả sử một công việc có cấp bậc a và có hệ số cấp bậc là na, số giây định
mức để hoàn thành công việc đó là x. Ta xác định được số giây chuẩn X như sau:
X là số giây qui chuẩn về cấp bậc chuẩn (bậc 3) khi thực hiện các công việc.
Ví dụ công việc cấp bậc 4 và thực hiện định mức hết 10 giây
10 x 2, 01
Số giây chuẩn là ắắắắắ giây chuẩn
1, 78
Sở dĩ Công ty lấy giây chuẩn làm giá trị về lượng khi tính lương sản phẩm vì sản xuất trong Công ty theo dây chuyền đơn vị chuẩn để xác định lao động hao phí là giây. Mặt khác khi chọn giây chuẩn làm giá trị về lượng sẽ đơn giản hóa cách xác định đơn giá loại bỏ ảnh hưởng của việc chủng loại sản phẩm của Công ty thay đổi liên tục.
Bảng 9: Định mức lao động của một số công việc qui chuẩn
Nội dung bước CV
Cấp bậc công việc
Thời gian
Giây chuẩn
Ghim mo bản cổ
3
20
20
May chặn chân cổ
3
28
28
Sửa lộn là chân cổ
3
48
48
May mí miệng túi
3
10
10
Là bẻ sửa túi
2
45
40
Chắp cầu vai sau
3
50
50
Diễu cầu vai sau đường 1
3
24
24
Là lật cầu vai sau
2
20
18
Cắt chỉ
2
28
25
Thâu hóa
4
132
148
2. Công tác xác định đơn giá
Đơn giá tiền lương có vai trò quyết định đến tiền lương của người lao động đơn giá chính xác không chỉ đem lại thu nhập thỏa đáng cho người lao động, kích thích họ trong sản xuất mà còn đảm bảo cho Công ty có được cách sử dụng quĩ lương hợp lý.
Đơn giá trong Công ty được xác định như sau:
Bước 1: Xác định giá của sản phẩm chuẩn trong năm
Để xác định giá sản phẩm chuẩn, Công ty căn cứ vào các mẫu hàng mà bạn hàng yêu cầu thực hiện trong năm 1999 cùng các yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm tiến hành may thử tại tổ may mẫu bấm giờ định mức, kết hợp với định mức sản phẩm chuẩn (sản phẩm chuẩn của Công ty là áo sơ mi nam dài tay vải trơn có 1 túi ngực và có định mức là 2424 giây chuẩn), kết hợp với kinh nghiệm của công nhân lành nghề và cán bộ định mức để đưa ra định mức cho sản phẩm. Sau đó căn cứ vào giá ký thực tế của một sản phẩm để xác định giá gia công một sản phẩm A qui chuẩn (qui về sản phẩm chuẩn với định mức 2424 giây chuẩn).
2424 x Đơn giá ký thực tế
Giá gia công một sản phẩm qui chuẩn = ắắắắắắắắắắắắắ
Số giây định mức
Ví dụ sản phẩm A có định mức là 3232 giây và giá ký được là 0,8USD
2424 x 0. 8
Giá sản phẩm A qui chuẩn là = ắắắắắắ= 0,6 USD
3232
Bước 2: Xác định giá bình quân một sản phẩm trong năm
Căn cứ vào lượng đơn hàng thực hiện trong năm và giá sản phẩm qui chuẩn Công ty xác định giá bình quân bằng phương pháp sau
Ví dụ Tên sản phẩm Số lượng sp Giá sp qui chuẩn
A 100 0,7
B 200 0,6
C 300 0,5
Sau đó qui đổi ra tiền Việt Nam căn cứ vào tỉ giá hối đoái
Sau khi xem xét, Công ty lựa chọn tỉ giá 1USD=13.500đ
ị giá bq=0,57 x 13500=7695đ
Trong thực tế, Công ty đã xác định được giá bình quân sản phẩm chuẩn là 0,7 USD và tỉ giá cố định 13000đ/USD.
Căn cứ vào qui chế phân phối thu nhập, Công ty xác định quĩ lương cho từng bộ phận. Một sản phẩm chuẩn ký được có tiền lương là 52% giá ký trong đó
+22% dành cho bộ phận quản lý sản phẩm.
+78% dành cho bộ phận làm lương sản phẩm
Trong đó 95, 9% dành cho bộ phận may với tỉ lệ phân bố như sau
-Với áo sơ mi
Công đoạn may (cả kiểm hóa) 67,55%
Công đoạn cắt (cả kiểm tra vải) 10,95%
Công đoạn là 15,90%
Công đoạn hộp con 1,42%
Bộ phận quản lý phục vụ 4,18%
ắắắắ
100%
-Với sản phẩm jacket
Công đoạn may (cả kiểm hóa) 78,17%
Công đoạn cắt (cả kiểm tra vải) 7,62%
Công đoạn là 8,63%
Công đoạn hòm hộp 0,98%
Bộ phận quản lý phục vụ 4,6%
ắắắắ
100%
4,9% dành cho bộ phận thêu, in, giặt, bao bì xuất khẩu
Căn cứ vào thực tế tình hình sản xuất của Công ty, các yếu tố may làm sản phẩm áo sơ mi rất lớn, 28/30 tổ may của Công ty, và tỷ trọng tiền lương của công đoạn may là rất lớn, hơn 67,55%. Do đó Công ty quyết định lấy đơn giá công đoạn may làm đơn giá chung cho toàn Công ty. Căn cứ vào các tỉ lệ phân bổ ta có tiền lương của công đoạn may là:
0,7 x 13500 x 52% x 78% x 95,9% x 67,55% = 2482,98 ằ 2483 đ
Trong thực tế các tỉ lệ trên là có sự điều chỉnh để hoàn thành hiệu quả công việc do vậy để đảm bảo an toàn cho công tác tiền lương Công ty trích lại 30% làm quĩ thưởng. Quĩ này được sử dụng để chi trả tiền thưởng và các khoản chi khác (phép, lễ, phụ cấp các loại).
Vậy tiền lương còn lại là 2483 x 70% = 1783đ
1738
Và đơn giá 1 giây chuẩn = ắắắ ằ 0,716 đ
2424
Trong thực tế đơn giá đôi khi trở nên thấp do tỉ trọng các khâu thay đổi. Vì vậy đơn giá sử dụng có phụ cấp đơn giá để đảm bảo thu nhập cho công nhân
Ví dụ:
Phụ cấp đơn giá theo loại kẻ và tính chất vải
Loại vải
Phụ cấp
Vải carô to xuôi chiều thông thường
120%
Vải ben carô
125%
Vải kẻ dọc xuôi chiều xơ ruột
125%
3. Công tác phục vụ cho trả lương theo sản phẩm ở Công ty
a. Công tác bảo dưỡng máy móc thiết bị
Là một doanh nghiệp thuộc nghành công nghiệp nhẹ với đặc điểm là sử dụng nhiều lao động nhưng trên thực tế tất cả các khâu, các giai đoạn tác nghiệp trên bán thành phẩm của Công ty đều có sự tham gia của máy móc thiết bị, đó là yếu tố quan trọng của việc năng suất lao động của Công ty được nâng cao. Theo xu hướng phát triển chung Công ty đã từng bước hiện đại hoá máy móc thiết bị, tự động hoá dây chuyền sản xuất
Hoạt động sản xuất của Công ty được bố trí theo dây chuyền nước chảy do vậy trong quá trình sản xuất sự tắc ngẽn ở một khâu nào đó sẽ gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động của cả dây chuyền. Đối với các loại máy móc mà Công ty có với số lượng lớn thì ảnh hưởng của một máy đến hoạt động sản xuất là không lớn nhưng với loại máy móc có số lượng ít và nằm ở những k
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Q0001.doc