Đề tài Một số biện pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty Cổ phần dụng cụ cơ khí xuất khẩu Hà Nội

LỜI MỞ ĐẦU

CHƯƠNG I : MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM VÀ QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP

I. Một số vấn đề chung về chất sản phẩm

1. Khái niệm về chất lượng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ

2. Quá trình hình thành chất lượng sản phẩm

3. Các loại chất lượng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ

4. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng sản phẩm

5. Vai trò của việc nâng cao chất lượng sản phẩm

II. Mối quan hệ giữa chất lượng chi phí và hiệu quả sử dụng

III. Một số yếu tố ảnh hưởng dến chất lượng sản phẩm

1. Nhân tố bên ngoài

2. Nhân tố bên trong

VI. Quản trị chất lượng trong Doanh nghiệp

1. Khái niệm, thực chất, vai trò của quản trị chất lượng sản phẩm

2. Nội dung chủ yếu của quản trị chất lượng

2.1.Quản trị chất lượng trong khâu thiết kế

2.2.Quản trị chất lượng trong khâu cung ứng

2.3.Quản trị chất lượng trong khâu sản xuất

2.4.Quản trị chất lượng trong khâu sau khi bán hàng

V. Một số công cụ quản trị chất lượng

1. Phiếu điều tra

2. Biểu đồ Pareto

3. Biểu đồ nhân quả

4. Biểu đồ mật độ

VI. Một số biện pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm

1. Về phía Nhà nước

2. Về phía Doanh nghiệp

2.1.Những biện pháp kinh tế

2.2.Những biện pháp tổ chức quản lý

2.3.Những biện pháp kỹ thuật

2.1.Những biện pháp giáo dục

 

 

 

 

 

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM Ở CÔNG TY CỔ PHẦN DỤNG CỤ CƠ KHÍ XUẤT KHẨU

I. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty

II. Đặc điểm của Công ty ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và công tác quản lý chất lượng

1. Bộ máy tổ chức

2. Tổng tài sản và nguồn hình thành tài sản

3. Đặc điểm về sản phẩm và quá trình công nghệ chế tạo sản phẩm

4. Đặc điểm về Nguyên Vật Liệu

5. Đặc điểm về máy móc thiết bị

6. Đặc điểm về lao động

7. Đặc điểm về thị trường tiêu thụ sản phẩm

III. Kết quả sản xuất kinh doanh trong một vài năm gần đây và phương hướng phát triển kinh doanh trong một vài năm tới

1. Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty một vài năm gần đây

2. Phương hướng kế hoặch một vài năm tới

IV. Thực trạng chất lượng sản phẩm và tình hình quản lý chất lượng sản phẩm của Công ty

1. Hệ thống chỉ tiêu chất lượng sản phẩm của Công ty

2. Thực trạng chất lượng sản phẩm của Công ty

2.1.Hệ thống chỉ tiêu chất lượng sản phẩm của công ty

2.2.Đặc điểm sản phẩm của Công ty

2.3.So sánh sản phẩm thực hiện của Công ty với sản phẩm tiêu chuẩn

2.4.So sánh sản phẩm của Công ty với sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh

2.5.So sánh sản phẩm của Công ty hiện nay với sản phẩm của Công ty trước đây

2.6.Ý kiến khách hàng về sản phẩm của Công ty

2.7.Tình hình chất lượng sản phẩm qua các năm

3. Thực trạng về công tác quản lý chất lượng ở Công ty

3.1.Quản lý chất lượng trong khâu thiết kế

3.2.Các biện pháp tổ chức, quản lý, bảo quản nguyên vật liệu

3.3.Các biện pháp đổi mới trong thiết bị

3.4.Các biện pháp nâng cao tay nghề, ý thức tổ chức kỷ luật cho người lao đông

3.5.Các phương pháp và hình thức kiểm tra và bảo quản sản phẩm

3.6.Các chính sách tiền lương, tiền thưởng liên quan đến chất lượng

V. Đánh giá tổng quát tình hình chất lượng sản phẩm của Công ty

1. Những thành tích đã đạt được

2. Những tồn tại

3. Nguyên nhân của những tồn tai trên

 

doc98 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1276 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty Cổ phần dụng cụ cơ khí xuất khẩu Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lực nghiên cứu nhà máy sản xuất các dụng cụ cơ khí cầm tay thuộc sản phẩm tiêu dùng như kìm điện, mỏ lết…có đặc điểm tương đối giống sẩn phẩm cũ về công nghệ. Có thể nói đây là bước ngoặt quan trọng nhất trong lịch sử phát triển nhà máy. Chính từ bước ngoặt này nhà máy Y cụ đã dần dần phát triển đi lên với quy mô và phạm vi sản xuất ngày càng được mở rộng. Giai đoạn 1976- 1990: Thời kỳ phát triển kinh tế có kế hoạch. Đây là giai đoạn phát triển nhất của Công ty, các phân xưởng được chuyên môn hoá cao. Nhiều thiết bị mới được đầu tư như: Máy dập 300T, máy búa 500T, lò tôi cao tầng… Lực lượng lao động có lúc lên đến 1450 người. Cán bộ kinh tế, cán bộ kỹ thuật có trình độ Đại học hơn 100 người. Năm 1977 tài sản cố định tăng 1,7 lần so với năm 1971 với giá trị 4,8 triệu đồng. Do chất lượng các sản phẩm cầm tay tăng lên rõ rệt nên nhà máy Y cụ đã bắt đầu sản xuất sản phẩm để xuất khẩu và đây cũng là năm đầu tiên nhà máy có sản phẩm xuất khẩu chất lượng cao, thoả mãn tốt yêu cầu của người tiêu dùng. Cụ thể là giá trị xuất khẩu đạt 563.000 đồng tương đương 96.000 kìm điện và mỏ lết (tổng số là 63.800 cái). Các mặt hàng xuất khẩu của Công ty được cấp giấy chất lượng cấp I và có uy tín trên thị trường nước ngoài như: Liện xô, Ba lan. Tiệp khắc, CHDC Đức… Đến năm 1980 nhà máy đã xác định được nhiệm vụ trọng tâm là sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng sản phẩm tiêu dùng theo nhu cầu thị trường. Vì vây tên cũ không phù hợp với Công ty nữa. Ngày 1/11/1985, Bộ Cơ khí luyện kim đã chính thức đổi tên “ Nhà máy Y cụ I ” thành nhà máy dụng cụ cơ khí xuất khẩu. Năm 1985 tổng giá trị mặt hàng xuất khẩu của Công ty lên đến 1.502.000 rúp, có tới 7 mặt hàng xuất khẩu với số lượng 815.000 cái tất cả các loại. Năm 1986, tỷ trọng hàng xuất khẩu lên tới 70,29% trong tổng giá trị sản lượng. Tổng giá trị mặt hàng xuất khẩu của Công ty lên đến 2.053.000 rúp. Tổng số lượng các mặt hàng là 1.165.000 chiếc trong đó có kìm điện, mỏ lết, kìm bấm, kìm ống với nhiều loại quy cách kỹ thuật khác nhau như loại kìm điện 160 XK, 180 XK. Giai đoạn 1990 đến nay: do hệ thống các nước Xã hội chủ nghĩa tan vỡ, nhà máy mất đi thị trường quen thuộc và cũng rất khó khăn trong việc tìm thị trường mới. Mặt khác, nguồn nguyên vật liệu từ các nước Xã hội chủ nghĩa mà đặc biệt là từ Liên xô không còn dồi dào như trước. Thị trường tiêu thụ qua các nước Đông Âu giảm mạnh. Hơn nữa các đơn vị không còn được bao cấp, bắt buộc phải tự tiêu thụ tự hoạch toán theo phương thức “lời ăn, lỗ chịu”. Cũng chính từ thời kỳ này nhà máy chuyển sang xuất khẩu cho các nước tư bản chủ nghĩa và các nước thuộc thế giới thứ ba. Nhưng trong quá trình dò tìm thị trường thì tỷ trọng sản lượng xuất khẩu chỉ chiếm 30% tổng sản lượng. Vấn đề khó khăn nữa là do trang thiết bị máy móc của Nhà máy cũ, lạc hậu, phần lớn đã khấu hao hết 70% mà Công ty chưa có điều kiện để đổi mới đầu tư. Đứng trước tình hình đó nghành cơ khí gặp rất nhiều khó khăn, nhà máy dụng cụ cơ khí xuất khẩu cũng không nằm ngoài bối cảnh đó. Nhà máy tự tìm mọi cách, năng động tìm bạn hàng tiêu thụ trong và ngoài nước. Một mặt nhà máy duy trì được sản xuất các dụng cụ cầm tay như: kìm điện, cờ lê… mặt khác vẫn tiếp tục sản xuất các sản phẩm truyền thống như tủ thuốc, giường y tế... Ngoài ra Nhà máy còn liên kết với Nhật, Đài Loan sản xuất mặt hàng thép không rỉ (INOX). Ngày 1/1/1996 Nhà máy dụng cụ cơ khí xuất khẩu đổi tên thành “Công ty dụng cụ cơ khí xuất khẩu” để Công ty chủ động mua bán xuất nhập khẩu trực tiếp. Năm 1998 Công ty đã ký kết hợp đồng làm chi tiết cho công ty Honda, lắp ráp xe máy super dream, Sản xuất cần khởi động, cần số cho hãng VMEP. Bên cạnh đó Công ty còn liên doanh với các công ty Nhật thành lập cơ sở sửa chữa bảo hành xe máy YAMAHA. Ngoài các sản phẩm cơ khí, công ty còn sản xuất Bia với dây chuyền công nghệ nhập từ CHLB Đức, tận dụng vị trí mặt bằng cho các cơ quan trong và ngoài nước thuê. Sự nhanh nhạy nắm bắt thị trường tiêu dùng đã giúp Công ty gặt hái được nhiều thành công trong quá trình sản xuất kinh doanh của mình. Nhằm thực hiện nghị định của chính phủ về việc chuyển đổi các Doanh nghiệp nhà nước thành Công ty Cổ phần, ngày 1/1/2001 Công ty dụng cụ Cơ khí Hà Nội chính thức cổ phần hoá với tên gọi Công ty cổ phần dụng cụ cơ khí xuất khẩu. Vốn điều lệ của Công ty được xác định bằng đồng Việt Nam tại thời điểm thành lập là 12 tỷ đồng chia làm 120.000 cổ phần, giá trị mỗi cổ phần là 100.00 đồng đến 100.000.000 đồng. Đa phần cổ đông của Công ty là cán bộ công nhân viên thuộc doanh nghiệp. Trải qua hơn 40 năm xây dựng và trưởng thành Công ty luôn là đơn vị mạnh của Bộ, Quận và Thành phố và được tặng 2 huân chương Lao động hạng II, 2 huân chương Lao động hạng III, lẵng hoa của Bác Tôn, 2 lần được Thủ tướng Chính phủ tặng cờ thi đua khá nhất trong nghành cơ khí, nhiều bằng khen của Chính phủ, cờ của Bộ, của Tổng liên đoàn. Đảng bộ Công ty luôn được công nhận là Đảng bộ trong sạch, vững mạnh. II. Một số đặc điểm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và công tác quản lý chất lượng cuả Công ty. 1. Bộ máy tổ chức quản lý Sơ dồ 7: Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty. Đại hội cổ đông Phòng Kinh doanh Ban kiểm soát Phó giám đốc kỹ thuật Hội đồng quản trị Chủ tịch hội đồng quản trị Giám đốc Phòng Kế hoạch Phó giám đốc sản xuất Phòng Tài vụ Phòng Tổ chức LĐTL Phòng KCS Phòng KCS Phòng Hành chính Trung tâm sửa chữa Honda PX Cơ điện PX dụng cụ PX mạ PX rèn dập PX Cơ khí 3 PX Cơ khí 2 PX Cơ khí 1 Công ty cổ phần dụng cụ cơ khí xuất khẩu có một bộ máy tổ chức, quản lý tương đối hoàn chỉnh và cân đối. Bao gồm: Hội đồng quản trị (HĐQT), Ban kiểm soát, 1 Giám đốc, 2 Phó giám đốc, 7 Phòng ban, 7 phân xưởng cơ khí và 1 trung tâm sửa chữa Honda. Công ty là một đơn vị hoạch toán độc lập. Trong nội bộ Công ty cũng tiến hành hoạch toán ở các phân xưởng là đơn vị hoạch toán độc lập với nhau, chịu sự quản lý của ban Giám đốc công ty. Đại hội cổ đông là cơ quan quyền lực cao nhất ở Công ty. Hội đồng quản trị có 11 thành viên trong đó có 10 thành viên do hội đồng bầu, một thành viên là chủ tịch công đoàn Công ty đương nhiệm. HĐQT bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh: Giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng, Trưởng phòng, Quản đốc phân xưởng, Chủ tịch HĐQT do Công ty bầu. Chủ tịch HĐQT không kiêm nhiệm Giám đốc Công ty và có những nhiệm vụ sau: Lập chương trình kế hoạch cho HĐQT, chuẩn bị nội dung, triệu tập và điều khiển các cuộc họp, kiểm tra việc tổ chức thực hiện các Nghị quyết HĐQT. Chuẩn bị nội dung và triệu tập, chủ toạ Đại hội cổ đông là Chủ tịch HĐQT nếu vắng mặt uỷ quyến cho Phó Chủ tịch HĐQT thay Nhiệm kỳ của Chủ tịch HĐQT cùng với nhiệm kỳ của HĐQT * Giám đốc Công ty: do HĐQT bổ nhiệm trong số các thành viên HĐQT với tư cách pháp nhân trong mọi giao dịch và chịu trách nhiệm trước pháp luật về sản xuất kinh doanh của Công ty, chịu trách nhiệm thực hiện các nghị quyết của HĐQT, của đại hội cổ đông. Giám đốc Công ty điều hành và chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty, ký kết các hợp đồng kinh tế, hợp đồng dân sự, hợp đồng lao động và là người tổ chức thực hiện các hợp đồng ấy trong mọi giao dịch, Giám đốc Công ty có quyền đề xuất tổ chức bộ máy quản lý, Giám đốc phải đảm bảo thực hiện được các mục tiêu hàng năm do HĐQT giao cho là - Bảo toàn và phát triển vốn - Bảo đảm việc làm cho cổ đông và người lao động - Đạt chỉ tiêu cổ tức - Phát triển sản xuất, kinh doanh. * Phó Giám đốc sản xuất: phụ trách công tác sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm. * Phó Giám đốc Kỹ thuật: phụ trách công tác kỹ thuật, trang thiết bị trong nhà máy, xây dựng, chỉ đạo các kế hoạch về tiên bộ khoa học kỹ thuẩttang thiết bị công nghệ, ứng dụng kỹ thuật công nghệ mới định mức chi phí vật tư, nhiên liệu, năng lượng cho từng đơn vị sản phẩm. * Phòng kế hoạch: có trách nhiệm lập kế hoạch sản xuất kinh doanh dài hạnvà ngắn hạn. Chỉ đạo, thực hiện kế hoạch mua bán vật tư, định mứCông tyiêu hao cho từng đơn vị sản phẩm, giao hàng và lập kế hoạch tiêu thụ. * Phòng kinh doanh: nhiệm vụ chính là nghiên cứu, mở rộng thị trường nhằm tiêu thụ sản phẩm, quản lý theo dõi việc tiêu thụ sản phẩm, giao hàng và lập kế hoạch tiêu thụ. * Phòng tài vụ: tổ chức hoạch toán và cung cấp các thông tin kinh tế. Đảm bảo nguồn vốn phục vụ cho kế hoạch sản xuất và các kế hoạch khác của Công ty. Theo dõi quản lý TSCĐ, thực hiện đầy đủ các báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật. Hoạch toán trả lương cho cán bộ công nhân viên. * Phòng tổ chức lao động – tiền lương: có nhiệm vụ sắp xếp và quản lý lao động, giải quyết các chế độ chính sách liên quan đến người lao động, đồng thời phải bảo đảm trật tự an ninh trong Công ty. Xây dựng và quản lý định mức lao động, xây dựng kế hoạch lao động. * Phòng hành chính: có nhiệm vụ quản lý các công văn giấy tờ, điều hành các hoạt động hành chính trong nội bộ nhà máy, nhận chỉ thị của Giám đốc chuyển thành các văn bản quyết định đến các phòng ban phân xưởng. Bên cạnh đó hàng tháng mua sắm văn phòng phẩm cho Công ty * Phòng KCS: có nhiệm vụ kiểm tra chất lượng toàn bộ sản phẩm sản xuất ra trước khi các sản phẩm này dược tiêu thụ trên thị trường. * Phòng Kỹ thuật: nghiên cứu chất lượng, tính năng ứng dụng các thông số kỹ thuật của các sản phẩm sản xuất của Công ty. Hàng tháng đề ra nhu cầu mua nguyên vật liệu cũng như định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho sản phẩm * Các phân xưởng: mỗi phân xưởng đảm nhận một chức năng và công việc riêng. Đứng đầu mỗi phân xưởng là quản đốc phân xưởng có trách nhiệm quản lý hoạt động của phân xưởng theo hướng chỉ đạo của Giám đốc và các phòng ban có liên quan. 2. Tổng tài sản và tổng nguồn hình thành tài sản Công ty được cổ phần hoá dưới hình thức bán lại tài sản. Như vậy tổng tài sản của Công ty tính từ ngày 11/1/2001 thuộc sở hữu của các cổ đông. Dựa vào bản cân đối kế toán ngày 31/2/2003 ta có thể thấy rõ được tổng tài sản và tổng vốn kinh doanh hiện có của Công ty. Bảng 1: Bảng cân đối kế toán Tài sản Số tiền Nguồn vốn Số tiền A. TSLĐ và ĐT ngắn hạn. I/ Tiền mặt. II/ Các khoản ĐTCK ngắn hạn. III/ Các khoản phải thu. IV/ Hàng tồn kho. V/ TSLĐ khác. VI/ Chi sự nghiệp. B. TSCĐ và ĐT dài hạn. I/ TSCĐ. Nguyên giá. Hao mòn luỹ kế. II/ Các khoản ĐTCK dài hạn. 8.771.277.657 930.140.982 510.000.000 2.833.887.043 4.456.035.900 41.213.642 0 7.153.336.826 5.389.535.928 13.352.690.153 (7.963.154.215) 1.763.800.888 A. Nợ phải trả I/ Nợ ngắn hạn. II/ Nợ dài hạn III/ Nợ khác. B. Nguồn vốn chủ sở hữu. I/ Nguồn vốn quỹ. 1.Nguyên giá. 2.Quỹ ĐT – PT. 3 LN chưa phân phối. 4 Quỹ phúc lợi. 5.Chênh lệch đánh giá lại tài sản. 5.615.019.328 4.819.383.328 739.294.000 56.324.000 10.309.595.155 10.309.595.155 8.361.158.332 549.215.864 861.932.723 260.635.236 321.653.000 Tổng tài sản 15.924.614.483 Tổng tài sản 15.924.614.483 (nguồn: Theo tài liệu của phòng Tài vụ) 3. Đặc điểm về sản phẩm và quy trình công nghệ chế tạo sản phẩm Sản phẩm truyền thống của Công ty là các loại dụng cụ cơ khí cầm tay như: kìm điện, cờ lê, mỏ lết, các máy chuyên dụng phục vụ cho y tế, dụng cụ y tế, kéo, giường bệnh, tủ thuốc… Hầu hết các sản phẩm này đều được làm từ thép, tuỳ thuộc vào từng loại mặt hàng và công dụng của nó mà sản phẩm có kích cỡ khác nhau và bề mặt sản phẩm có thể mạ thêm Ni, Ci, ZN… Song song với việc đầu tư đổi mới trang thiết bị Công ty đã từng bước thực hiện chính sách đa dạng hoá sản phẩm. Từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã, tiếp tục tìm hiểu về các nhu cầu cơ khí trên thị trường của khách hàng mà Công ty có khả năng sản xuất để đáp ứng. Bên cạnh đó, Công ty tìm hiểu về các bạn hàng có nhu cầu về phụ tùng cơ khí của xe máy ở nước ngoài để sản xuất và từng bước nâng cao tỷ trọng hàng xuất khẩu Hiện nay, Công ty chủ yếu tập trung vào việc sản xuất hàng tiêu dùng phục vụ thị trường nội địa, giảm chi phí để hàng cơ khí tiêu dùng hàng ngày càng có chỗ đứng vững chắc ở thị trường trong nước. Sản phẩm của công ty được chia thành các nhóm cơ bản sau đây: - Sản phẩm phụ tùng cơ khí: bao gồm các linh kiện xe máy như cần khởi động, cần số, chân chống, phanh, giảm soc, trục phanh sau… - Sản phẩm dụng cụ cơ khí: như cờ lê tròn S22, cờ lê phuốc, tay quay xích, cờ lê tháo bánh xe, kìm điện, etô, mỏ lết. - Sản phẩm hàng tiêu dùng cơ khí: thìa, đĩa INOX, giá treo, kẹp trả INOX, dao, kéo INOX… Ngoài các sản phẩm cơ khí, Công ty còn có dây chuyền phân xưởng Bia nhập từ CHLB Đức. Do đặc điểm về kinh tế kỹ thuật, quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Công ty là một quy trình phức tạp được tổ chức theo kiểu song song. Quy trình gồm nhiều giai đoạn chế biến khác nhau giữa các giai đoạn có thể gián đoạn về mặt kỹ thuật. Nhiều bộ phận có quy trình cong nghệ riêng, được chế tạo đồng thời và được lắp ráp sản phẩm hoàn chỉnh. Tuy nhiên sản phẩm của Công ty gồm nhiều chủng loại khác nhau nhưng đều là sản phẩm cơ khí nên công nghệ sản xuất được thực hiện qua sơ đồ công nghệ sau: Sơ đồ 8: Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm Nguyên liệu ban đầu Sắt Thép Kim loại màu Chế tạo phôi Cắt đoạn Rèn màu Kho bán thành phẩm Nhiệt luyện Gia công cơ khí Tiện Phay Bào Mài Khoan Bán thành phẩm mua ngoài Gia công nguội để hình thành sản phẩm Mạ sản phẩm Mạ đánh bóng Mạ nhôm Nhập kho thành phẩm Lắp ráp điều chỉnh Nguyên vật liệu ban đầu được cắt đoạn băng máy dập liên hợp. Chế tạo phôi bằng phương pháp cán – kéo – rèn – dập – nóng và nguội. - Gia công áp lực bằng máy dập khí nén hoặc máy cơ trụ khuỷu. - Gia công cơ khí thực hiện trên các công cụ như máy phay, máy khoan, máy mài khô kim loại, nguội trực tiếp bằng tay. - Nhiệt luyện để nâng cao tính năng (độ cứng) của sản phẩm bằng các thiết bị lò tần số hay lò muối đánh bóng bề mặt, tẩy rửa làm sạch, mạ bóng hoặc mạ mờ bằng crôm hoặc Niken, có sản phẩm mạ đen bằng dầu đen mạ kẽm. - Lắp ráp, làm sạch, bảo quản bằng dầu để chống rỉ, bao gói. - Nhập kho thành phẩm Như vậy quy trình công nghệ sản phẩm của Công ty gồm nhiều giai đoạn khác nhau trong đó có chủ yếu là 4 giai đoạn đầu. Đến giai đoạn gia công nguội là sản phẩm sản xuất ra đã có đầy đủ công dụngcũng như có đầy đủ các đặc tính cần thiết của một sản phẩm tót và có thể đem vào sử dụng 4. Đặc điểm về nguyên vật liệu Để sản xuất các sản phẩm cơ khí trên hàng năm Công ty sử dụng một lượng vật tư vào quá trình sản xuất bao gồm: vật liệu chính, vật liệu phụ phục vu cho quá trình sản xuất. Đó là thép chế tạo bao gồm: thép mác C15, thép xây dựng CT3, thép tấm INOX, vật tư phụ trợ, xăng, dầu điện. Mỗi năm Công ty sử dụng khoảng 5 - 6 tỷ đồng nguyên vật liệu. Bảng 2: Mức tiêu hao nguyên vật liệu bình quân năm STT Chủng loại vật tư Đơn vị tính Mức tiêu hao/năm 1 Vật liêu chính - Thép chế tạo các loai Tấn 500 2 Vật liệu phụ trợ - Than - Xăng Tấn Tấn 400 200 3 Điện dùng trong sản xuất Kwh 4.000.000 (Nguồn: Theo báo cáo phòng tài vụ 2003) Sản phẩm của Công ty rất đa dạng và phong phú bao gồm nhiều chủng loại khác nhau như kìm cắt điện, cờ lê… Trong mỗi loại sản phẩm này có nhiều sản phẩm khác nhau như: KĐ 160, KĐ 180… Vì vậy phải sử dụng nhiều loại nguyên vật liệu khác nhau như thép, tôn, lò xo… Ngoài nguyên vật liệu chính dùng trực tiếp để sản xuất ra sản phẩm còn nguyên vật liệu phụ để đảm bảo quá trình sản xuất bình thường bao gồm: nhựa, dầu mỡ. Nhiên liệu để cung cấp nhiệt lượng cho quá trình sản xuất: xăng A 90, A92, dầu Diezen, than. Bảng 3: Nguyên vật liệu chính sử dụng chế tạo một số sản phẩm của Công ty STT Tên Sản phẩm Nguyên vật liệu chính Bề mặt sản phẩm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Kìm chiết điều chỉnh. Chìa vặn ốc băng xích. Kìm điện. Cần số xe máy. Cần khởi xe máy. Bộ dụng cụ xe máy. Cờ lê. Tủ thuốc các loại. Giường bệnh các loại. Đồ gia dụng. Thép rèn Thép kết cấu Thép rèn Thép cácbon Thép cácbon Thép cácbon Thép cácbon INOX INOX INOX Manica Nhuộm đen, sơn Đánh bóng, mạ Niken, Crôm Mạ Niken, Crôm, kẽm Mạ Niken, Crôm, kẽm Mạ Niken, Crôm, kẽm Mạ Niken Đánh bóng điện hoá Đánh bóng điện hoá Đánh bóng điện hoá 5. Đặc điểm về máy móc thiết bị Bảng 4: bảng kê tổng hợp máy móc thiết bị STT Tên máy Số lượng Năm sản xuất Nước sản xuất 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 Máy tiện Máy tiện Máy tiện tự động Máy khoan Máy khoan Máy mài Máy mài Máy bào Máy phay Máy phay Máy búa Máy búa Máy cưa Máy dập Máy dập Máy dập Máy dập khuỷu 16 tấn Máy dập khuỷu 25 tấn Máy dập khuỷu 45 tấn Máy dập khuỷu 20 tấn Máy dập khuỷu 160 tấn Máy hàn điểm Máy hàn điểm Máy nén khí Máy phun khí Máy phun bi Lò tần số Máy thép Máy hàn INOX Máy hàn dây CO2 Máy hàn Ar Dây chuyền mạ Mạ INOX Máy cán ren Máy phay tô vít Máy đánh bóng 10 06 02 05 04 10 09 01 02 07 05 03 02 06 02 05 01 01 01 05 01 08 03 01 01 01 01 01 01 01 01 01 01 01 01 01 1970 1972 1998 1969 1976 1982 1983 1974 1972 1989 1975 1975 1994 1972 1988 1980 1999 1999 1990 1990 1992 1996 1995 1996 1992 1992 1995 1995 1996 1996 1992 1995 1996 1998 1998 1998 Liên Xô Tiệp Đài Loan Hungari Liên Xô Ba Lan Ba Lan Liên Xô Liên Xô Ba Lan Liên Xô Tiệp Ba Lan Ba Lan Trung Quốc Việt Nam Việt Nam Việt Nam Nhật Bản Nhật Bản Trung Quốc Nhật Bản Việt Nam Nhật Bản Ba Lan Liên Xô Liên Xô Nhật Bản Nhật Bản Nhật Bản Việt Nam Nhật Bản Đài Loan Đài Loan Đài Loan Đài Loan (Nguồn theo tài liệu của phòng Tài vụ) Máy móc của Công ty đều đã hao mòn lớn hơn 68,72% trong đó đặc biệt là máy móc thiết bị tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất chiếm 67,72%. Thậm chỉ có một số máy móc có hệ số hao mòn rất lớn như máy tiện, máy bào là 82,4%. Chính vì vậy nó đã ảnh hưởng rất lớn đến năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm. Do đó Công ty nên đầu tư thích đáng vào máy móc thiết bị nó sẽ giúp tăng khối lượng sản phẩm sản xuất cũng như chất lượng lao động và chất lượng sản phẩm. 6. Đặc điểm về lao động Để hoàn thành tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, Công ty đã từng bước ổn định đội ngũ cán bộ và công nhân kỹ thuật trong dây chuyền sản xuất hợp lý. Bảng 5: Cơ cấu lao động chung. STT Chỉ tiêu Số tuyệt đối Tỷ lệ % 1 Tổng số CBCNV - Nam - Nữ 627 353 274 100 56 44 2 Cán bộ quản lý - CB kinh tế - CB hành chính - CB kỹ thuật 92 39 21 32 15 6 3 6 3 Công nhân sản xuất 535 85 (nguồn theo báo các tình hình lao động 3/2003) Bảng 6: Trình độ chuyên môn của công nhân viên STT Chỉ tiêu Số tuyệt đối Tỷ lệ % 1 Đại học 67 11 2 Trung học 305 49 3 Công nhân kỹ thuật 255 40 (nguồn theo báo các tình hình lao động 3/2003) Số lao động trong Công ty dưới 30 tuổi là 320 chiếm 51%. Ngoài ra hơn 70% lao động học hết PTTH, đây cũng là thuận lợi cho Công ty trong việc nâng cao trình độ chuyên môn cho công nhân. Số công nhân có tay nghề cao và đã qua đào tạo là 341 người chiếm 63% tổng số công nhân. Do vậy Công ty đã bố trí một cách hợp lý trong từng bộ phận sản xuất để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. 7. Đặc điểm về thị trường tiêu thụ sản phẩm 7.1. Đặc điểm trong nước Hiện nay sản phẩm của Công ty đã được tiêu dùng ở khắp nơi trong cả nước song chủ yếu tập trung ở các khu vực thành thị, đặc biệt là các thành phố lớn như: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh… Về tỷ trọng các loại thị trường miền Bắc chiếm 50% tổng doanh thu vì nhiều lý do như địa bàn của Công ty ở Hà Nội, do vậy việc vận chuyển và phân phối cho các đại lý rất kịp thời và hiệu quả. Trong nửa cuối năm 1998 và năm 1999, thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty được mở rộng, các sản phẩm INOX phục vụ hầu hết cho các khách có thu nhập cao do đó Công ty đã mở thêm các đại lý ở Hải Phòng, Quảng Ninh, Nam Định, Hà Giang, Thái Bình, Phú Thọ… 7.2. Thị trường nước ngoài Thị trường xuất khẩu của Công ty còn hạn chế, chiếm khoảng 20 – 27% tổng doanh thu, chủ yếu xuất khẩu sang Hàn Quốc, Nhật Bản và xuất khẩu tại chỗ. Hiện nay do Công ty được Nhà nước cho phép xuất nhập khẩu trực tiếp cho nên bạn hàng nước ngoài thường xuyên của Công ty là: các hãng Honda, Suzuki, VMEP… Ngoài ra Công ty còn xuất khẩu các dụng cụ, các thiết bị y tế theo đơn đặt hàng của UNICEP. Từ năm 2000, Công ty đã ký được các hợp đồng xuất khẩu dụng cu cơ khí cho Lào và Malaixia. III. Kết quả sản xuất kinh doanh trong một vài năm gần đây và phương hướng phát triển knh doanh trong một vài năm tới. 1. Kết qủa sản xuất kinh doanh của công ty trong một vài năm gần đây Bảng 7: Báo cáo kết quả kinh doanh Đơn vị: 1000đ STT Chỉ tiêu 2001 2002 2003 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 Tổng doanh thu Doanh thu xuất khẩu Các khoản giảm trừ xuất khẩu Doanh thu thuần Giá vốn hàng bán Lãi gộp Chi phí bán hàng Chi phí quản lí DN Lợi nhuận từ HĐ KD Thu nhập từ HĐTC Lợi tức từ HĐTC Thu nhập bất thường Chi phí bất thường Lợi nhuận bất thường Tổng lợi nhuận trước thuế Thuế TNDN phải nộp Lợi nhuận sau thuế 26.628.654 11.457.238 603.659 26.024.995 24.092.897 1.932.097 338.778 972.540 620.779 120.068 0 120.068 185.007 0 185.007 925.856 271.923 653.833 30.145.000 13.498.000 745.550 29.408.450 27.030.890 2.367.540 450.628 960.024 956.888 83.251 0 83.251 31.312 0 31.312 1.074.451 321.453 750.016 41.021.764 16.394.008 899.375 40.122.389 37.096.483 3.052.906 611.138 932.853 2.108.915 91.125 0 91.125 29.267 0 29.267 2.229.307 668.515 1.560.792 Số liệu ở bảng trên cho thấy chi tiết nhất kết quả kinh doanh của công ty trong 3 năm gần đây. Doanh thu tiêu thụ hàng năm đều tăng, thể hiện quy mô sản xuất và tiêu thụ được mở rộng, sản phẩm của Công ty đã được thị trường chấp nhận, tuy nhiên tốc độ tăng doanh thu không đều, có xu hướng tăng mạnh. Năm 2002 so với năm 2001 là:30.154.000 = 1,132 26.628.654 Năm 2003 so với năm 2002 là: 41.021.764 = 1,360 30.154.000 ị Điều này thể hiện tốc độ tiêu thụ sản phẩm năm 2003 nhanh hơn năm 2002. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh cũng tăng. Năm 2001, lợi nhuận của Công ty chỉ đạt ở mức thấp, các sản phẩm bán ra bị khách hàng trả lại nhiều, sang năm 2002 điều này đã được khắc phục. Việc sản phẩm bán ra bị trả lại chứng tỏ hàng hoá doanh nghiệp sản xuất ra chưa thực sự chiếm được lòng tin của khách hàng, sản phẩm của Công ty chưa được hoàn thiện, việc quản lý chất lượng sản phẩm chưa được chặt chẽ. Thêm vào đó năm 2000 và năm 2001 chi phí quản lý doanh nghiệp lớn chiếm khoảng 5,6% doanh thu. Chi phí này có xu hướng giảm do Công ty đã giảm nhẹ bộ máy quản lý hành chính. Do quy mô sản xuất tăng nhưng chi phí quản lý giảm đã giúp Công ty tăng được lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh. Vì vậy, thu nhập bình quân đầu người tăng nhanh. Năm 2001 chỉ đạt 812.000đ/người/tháng thì năm 2002 đạt 990.000đ/người/tháng và đến năm 2003 là 1.568.000đ/người/tháng. 2. Phương hướng kế hoạch phát triển của Công ty trong một vài năm tới Công ty sẽ đầu tư chiều sâu vào máy móc thiết bị, khắc phục sự không đồng bộ, những khâu yếu của quá trình sản xuất. Mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu vì hiện nay sản phẩm của Công ty chủ yếu tiêu thụ ở các thành phố lớn. Nâng cao trình độ của cán bộ nhân viên bằng cách gửi học hoặc đào tạo tại chỗ. Tăng cường quản lý chất lượng sản phẩm nhất là các sản phẩm sản xuất hàng loạt (trong đó chú trọng nhất là chất lượng luyện và mạ). Cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng kìm điện để giữ mặt hàng truyền thống có nhu cầu lớn trên thị trường, đặc biệt sản phẩm này vẫn chưa thực sự cạnh tranh được với hàng Trung Quốc. Đa dạng hoá các sản phẩm gia dụng băng INOX để giữ vững và phát triển thêm doanh thu mặt hàng này. Coi trọng hiệu quả sản xuất, quản lý chặt chẽ các định mức tiêu hao nguyên vật liệu để sản phẩm sản xuất ra phải có lãi, nâng cao chất lượng hoạch toán chi phí ở các phân xưởng. Tăng cường công tác quản lý lao động, người lao động phải cố nghĩa vụ làm đủ 8 giờ lao động theo luật định, chấm dứt việc vi phạm kỷ luật lao động. IV. Thực trạng chất lượng sản phẩm và tình hình quản lý chất lượng sản phẩm của công ty cổ phần dụng cụ cơ khí xuất khẩu 1. Hệ thống chỉ tiêu chất lượng sản phẩm của Công ty Bất kỳ một sản phẩm nào cũng có hệ thống chất lượng cho sản phẩm đó, được trung tâm đo lường nhà nước cho phép sản xuất. Để đánh giá chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn hay không người ta thường phải dựa vào hệ thống chỉ tiêu chất lượng của sản phẩm. Công ty có rất nhiều loai sản phẩm khác nhau như dụng cụ cơ khí (kìm điện, cờ lê…), dụng cụ INOX (giá để bát, thìa, đĩa…), tuy nhiên các sản phẩm này đều là các sản phẩm cơ khí, do vậy để đánh giá chất lượng của các sản phẩm này phải dựa vào chỉ tiêu kỹ thuật. Một sản phẩm được coi là một sản phẩm có chất lượng tốt khi sản phẩm đó đáp ứng được các thông số kỹ thuật đề ra và đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Hiện nay, Công ty đang duy trì sản xuất một số sản phẩm với một số sản lượng lớn và ổn định như Kìm điên 180 mạ, kìm điện 180 vecni, làm etô. Vì vậy, những chỉ tiêu để đánh giá chất lượng sản phẩm kìm điện rất là khắt khe. Ta hãy xét bảng thông số sau đây. Bảng 8: Một số thông số kỹ thuật

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docE0004.doc
Tài liệu liên quan