LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I : NÂNG CAO HIỆU QỦA SẢN XUẤT KINH DOANH LÀ MỤC TIÊU CƠ BẢN VÀ LÂU DÀI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRONG CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG 3
I/ Hiệu quả sản xuất kinh doanh và sự cần thiết của việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh 3
1. Các quan điểm cơ bản về bản chất của hiệu quả
sản xuất kinh doanh 3
1.1 Các quan điểm về hiệu quả sản xuất kinh doanh 3
1.2 Khái niệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh 4
1.3 Bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh 5
2. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 5
3. Những biện pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả
sản xuất kinh doanh 5
3.1 Nâng cao trình độ quản lý doanh nghiệp 6
3.2 Xây dựng cấu trúc tổ chức hợp lý 6
3.3 Xác định mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp 7
3.4 Yếu tố con người - Sự quan tâm hàng đầu 7
3.5 Tạo vốn kinh doanh 7
3.6 Trình độ kỹ thuật và công nghệ 8
3.7 Nghiên cứu môi trường 8
II/ Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh 9
1. Nhóm nhân tố khách quan 9
1.1 Môi trường nhân khẩu học 9
1.2. Môi trường kinh tế 9
1.3. Môi trường công nghệ 10
1.4. Môi trường chính trị và luật pháp 11
1.5. Môi trường văn hoá xã hội 11
2.Nhóm nhân tố chủ quan 12
2.1. Lực lượng lao động 12
2.2.Cơ sở vật chất kỹ thuật 12
2.3. Nhân tố quản trị trong doanh nghiệp 13
3/ Môi trường ngành 14
3.1. Sự cạnh tranh của các đối thủ tiềm ẩn 14
3.2. Sự cạnh tranh của sản phẩm thay thế 15
3.3. Sức ép về giá của người đặt in 16
3.4. Sức ép về giá của người cung cấp 16
III. Phương pháp đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh 17
1. Phương pháp đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh 17
2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh 20
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA NHÀ MÁY 24
I/ Vài nét về Nhà máy in Diên Hồng 24
II/ Một số đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của Nhà máy in
Diên Hồng 25
1. Đặc điểm về sản phẩm 25
2. Đặc điểm về cơ sở vật chất kỹ thuật 26
3. Đặc điểm lao động 28
4. Đặc điểm về nguyên vật liệu 30
III/ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH Ở NHÀ MÁY IN DIÊN HỒNG 31
1. Tình hình kết quả sản xuất kinh doanh của Nhà máy trong thời gian qua 31
2. Phân tích hiệu quả sản xuất của Nhà máy in Diên Hồng 33
2.1. Phân tích thực trạng hiệu quả kinh doanh tổng hợp 33
2.2. Phân tích thực trạng sử dụng các yếu tố đầu tư cơ bản 34
IV/ ĐÁNH GIÁ TỔNG QUÁT HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA NHÀ MÁY 37
1. Những điểm mạnh, điểm yếu trong hoạt động sản xuất
kinh doanh 37
2. Nguyên nhân gây ra hạn chế 40
CHƯƠNG III: MỘT SỐ BIỆN PHÁP CƠ BẢN NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH Ở NHÀ MÁY IN DIÊN HỒNG
Biện pháp 1: Đổi mới trang thiết bị để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh 43
Biện pháp 2: Huy động thêm vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn 45
Biện pháp 3: Thiết lập bộ phận nghiên cứu thị trường 48
Biện pháp 4: Nhóm biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm của dây
chuyền in ấn ở Nhà máy in Diên Hồng 51
Một số kiến nghị với Nhà nước 55
KẾT LUẬN 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO 57
62 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1153 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ở Nhà máy in Diên Hồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rong việc quản lý vốn chặt chẽ, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả đồng vốn kinh doanh.
- Chỉ tiêu doanh lợi theo chi phí:
Lợi nhuận trong kỳ
Chỉ tiêu doanh lợi theo chi phí =
Tổng chi phí sản xuất và tiêu thụ trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết một đồng chi phí sản xuất và tiêu thụ trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
- Chỉ tiêu doanh lợi theo vốn kinh doanh:
Lợi nhuận trong kỳ
Chỉ tiêu doanh lợi theo vốn kinh doanh =
Tổng vốn kinh doanh trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp, một đồng vốn tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Nó phản ánh trình độ lợi dụng yếu tố vốn của doanh nghiệp.
- Chỉ tiêu doanh lợi theo doanh thu thuần:
Lợi nhuận trong kỳ
Chỉ tiêu doanh lợi theo doanh thu thuần =
Doanh thu thuần trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận từ một đồng doanh thu thuần. Chỉ tiêu này có ý nghĩa khuyến khích doanh nghiệp tăng doanh thu, giảm chi phí hoặc tốc độ tăng doanh thu phải lớn hơn tốc độ tăng chi phí.
2.2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào cơ bản:
* Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động:
- Chỉ tiêu năng suất lao động:
Tổng giá trị sản xuất tạo ra trong kỳ
Chỉ tiêu năng suất lao động =
Tổng số lao động bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết một lao động sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng giá trị sản xuất.
- Chỉ tiêu kết quả sản xuất trên một đồng chi phí tiền lương:
Doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kỳ
Chỉ tiêu kết quả sản xuất trên 1 đồng chi phí tiền lương =
Tổng chi phí tiền lương trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng chi phí tiền lương trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu.
- Chỉ tiêu lợi nhuận bình quân tính cho một lao động:
Lợi nhuận trong kỳ
Chỉ tiêu lợi nhuận bình quân tính cho một lao động =
Tổng số lao động bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết bình quân một lao động trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
* Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định:
- Sức sản xuất của vốn cố định:
Doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kỳ
Sức sản xuất của vốn cố định =
Vốn cố định bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn cố định trong kỳ sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu.
- Sức sinh lợi của vốn cố định:
Lợi nhuận trong kỳ
Sức sinh lợi của vốn cố định =
Vốn cố định bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn cố định trong kỳ sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
* Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả vốn lưu động:
- Sức sản xuất của vốn lưu động:
Doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kỳ
Sức sản xuất của vốn lưu động =
Vốn lưu động bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn lưu động trong kỳ sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
- Hệ số đảm nhiệm của vốn lưu động:
Vốn lưu động bình quân trong kỳ
Hệ số đảm nhiệm của vốn lưu động =
Doanh thu thuần
Chỉ tiêu này cho biết cần bao nhiêu đồng vốn lao động đảm nhiệm để tạo ra một đồng doanh thu.
- Số vòng quay của vốn lưu động:
Doanh thu thuần
Số vòng quay của vốn lưu động =
Vốn lưu động bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ việc sử dụng vốn lưu động có hiệu quả và ngược lại.
- Thời gian của một vòng quay:
Thời gian của kỳ phân tích
Thời gian của một vòng quay =
Số vòng quay của vốn lưu động
Chỉ tiêu này cho biết số ngày để vốn lưu động quay được một vòng. Thời gian này càng ngắn thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao và ngược lại.
Chương II
thực trạng về hiệu qủa sản xuất kinh doanh của NHà máy in diên hồng
I. vài nét về Nhà máy in Diên hồng:
Nhà máy in Diên Hồng là một doanh nghiệp Nhà nước hạch toán kinh doanh độc lập, tự chủ về tài chính, có tư cách pháp nhân và chịu sự quản lý trực tiếp của Nhà xuất bản giáo dục - Bộ giáo dục.
Trụ sở chính của Nhà máy đóng tại 187B Giảng Võ - Đống Đa - Hà Nội.
Ngành nghề kinh doanh là "In ấn", in sách giáo khoa, các tài liệu dạy và học khác của các ngành học... Ngoài ra còn in các tài liệu khác như: bao bì, lịch, sách tạp chí...
Trong quá trình hoạt động Nhà máy có nhiệm vụ sau:
-Làm đầy đủ các thủ tục đăng ký kinh doanh và hoạt động theo đúng qui định của nhà nước .
-Thực hiện đầy đủ các nội dung trong đơn xin thành lập doanh nghiệp nhà nước và chịu trách nhiệm trước pháp luật.
-Tạo lập sự quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp nhằm thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh và đảm bảo Nhà máy làm ăn có lãi.
-Tuân thủ các chính sách chế độ pháp luật của nhà nước về quản lý kinh tế , tài chính, lao động, không ngừng nâng cao hiệu quả thực hiện nghiêm túc các hợp đồng đã ký kết nhằm nâng cao uy tín cho Nhà máy.
-Quy mô và cơ cấu tổ chức:
Cơ cấu tổ chức là tổng hợp các bộ phận khác nhau có mối liên hệ và quan
hệ phụ thuộc lẫn nhau, được chuyên môn hoá, được giao những trách nhiệm và quyền hạn nhất định và được bố trí theo từng cấp nhằm thực hiện các chức năng quản trị doanh nghiệp. Quá trình đó phải được xây dựng trên cơ sở cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị doanh nghiệp .
Nhà máy in Diên Hồng chuyên in ấn sách giáo khoa, tài liệu dạy và học khác của các ngành học, ngoài ra còn in ấn các tài liệu khác như: bao bì, lịch, sách tạp chí... vì vậy quy mô và cơ cấu tổ chức sản xuất được phân cấp từ trên xuống dưới dựa trên cơ sở:
+ Đảm bảo tính chuyên môn hoá đến mức cao nhất có thể
+ Đảm bảo tiêu chuẩn hoá, xác định rõ nhiệm vụ của từng bộ phận, từng cá nhân cũng như quy định các nguyên tắc, quy trình thực hiện, tiêu chuẩn chất lượng với từng nhiệm vụ.
+ Đảm bảo sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận, phòng ban, cá nhân.
+ Đảm bảo tính thống nhất quyền lực trong hoạt động quản trị về điều hành.
Vì vậy cần phải lựa chọn cơ cấu tổ chức hợp lý, xác định tính thống nhất quyền lực trong toàn bộ hệ thống thể hiện cụ thể quy chế hoạt động nhất là trong giai đoạn hiện nay người tổ chức phải tìm kiếm kiểu cơ cấu tổ chức thích ứng với sự thay đổi thường xuyên của môi trường, đồng thời cũng phải thường xuyên nghiên cứu và hoàn thiện cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp.
II. Một số đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của Nhà máy in diên hồng:
1.Đặc điểm về sản phẩm:
Là một nhà máy sản xuất sách giáo khoa nên trước hết sản phẩm của Nhà máy mang đặc điểm cung cấp các tài liệu dạy và học cho nền giáo dục nên yêu cầu chính đối với sản phẩm là thời gian cũng như kỹ thuật chất lượng cần chính xác và đảm bảo tính giáo dục.
Để thực hiện hoàn chỉnh một loại sản phẩm nói chung cần một quy trình công nghệ như sau:
Các khâu liên quan và máy móc sử dụng
Sản phẩm A
1. Thiết kế, chế bản.
2. Xuất fiml
3. Bình chụp bản
4. Công đoạn in Offset
5. KCS (kiểm tra loại bỏ sản phẩm hư hỏng)
6. Công đoạn Cán mảng(nếu có)
7. Công đoạn Bế dập tạo khuôn.
8. Nhập kho thành phẩm.
Trong nền kinh tế ngày nay, do sự tác động của nền kinh tế thị trường cùng với sự hội nhập kinh tế đang diễn ra từng ngày nên việc in ấn càng cần phải đáp ứng tốt hơn yêu cầu của khách hàng.
-Ngoài ra khi sản xuất loại sản phẩm này đều không gây mất nhiều chi phí bảo quản dẫn đến giảm chi phí sản xuất kinh doanh và tăng hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp.
2.Đặc điểm về cơ sở vật chất kỹ thuật:
Để phục vụ tốt hơn trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp, mỗi xí nghiệp, doanh nghiệp phải có những bước đi đúng đắn trong quá trình đầu tư máy móc thiết bị để đảm bảo cho sự hoạt động liên tục của dây chuyền sản xuất cũng như tiếp cận với những công nghệ mới để nâng cao chất lượng, hiệu quả cho sản phẩm của mình. Đó là yếu tố mang tính tất yếu cho sự sống còn của mỗi doanh nghiệp sản xuất. Hiện nay, Nhà máy in Diên Hồng có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật như sau:
Bảng A: Thống kê hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật của Nhà máy.
Các chỉ tiêu
Nguyên giá
Giá trị còn lại
Văn phòng làm việc
3tỷ
2,5 tỷ
Xưởng tạo khuôn bế dập
Xưởng bình chụp bản
Xưởng in offset
Kho tàng
5tỷ
4,5 tỷ
Phương tiện vận tải
200 triệu
170 triệu
Máy móc thiết bị
25 tỷ
23,5 t ỷ
Trong đó hệ thống máy móc thiết bị của Nhà máy như sau:
Các loại máy móc thiết bị
Số lượng
Công suất
( kw/h)
Năm sử dụng
Quốc gia cung cấp
Máy chế bản (máy vi tính)
10
2
1999
Nhật
Máy in film
1
3
1998
Nhật
Máy in offset 2 màu
4
30
1994
Nhật - Đức
Máy in offset 1 màu
3
15
1993
Séc
Máy in offset 4 màu
1
90
1998
Đức
Máy bế dập
4
10
1995
Việt Nam
Máy bế tự động
2
15
1990
Nhật
Máy cắt
4
10
1999
Nhật
Máy ép thuỷ lực
2
10
1985
Đài Loan
Máy dập ghim
10
5
1995
Trung Quốc
Máy cán mảng
1
15
1999
Việt Nam
* ảnh hưởng của cơ sở vật chất kỹ thuật đến hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Nhà máy in Diên Hồng có cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối hiện đại so với các đơn vị cùng ngành. Điều này là yếu tố quan trọng quyết định đến hiệu quả sản xuất của đơn vị.
3. Đặc điểm lao động:
Nhân tố con người là yếu tố quyết định trong hoạt động sản xuất kinh doanh do đó Nhà máy đã xác định: lao động là yếu tố hàng đầu của quá trình sản xuất kinh doanh. Nếu như đảm bảo được số lượng, chất lượng lao động sẽ mang lại hiệu quả cao vì yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động, hệ số sử dụng lao động, do tính chất công việc của Nhà máy là ổn định, có thời gian khối lượng công việc nhiều, nên trong mấy năm qua Nhà máy chú trọng phát triển số lượng lao động đồng thời quan tâm đến việc nâng cao chất lượng lao động để hoàn thành nhiệm vụ sản xuất kinh doanh.
Đặc điểm về lao động sản xuất của Nhà máy là lao động kỹ thuật được đào tạo cơ bản từ các trường của ngành in, tuỳ theo từng bộ phận trong phân xưởng sản xuất Nhà máy sẽ bố trí thích hợp cho từng vị trí đảm bảo sự thông suốt trong quá trình sản xuất cũng như phù hợp với trình độ chuyên môn của từng người.
Việc sắp xếp bố trí nhân sự trong Nhà máy như sau: cơ cấu lao động theo chức năng:
Bảng 4: Cơ cấu lao động theo chức năng
Chỉ tiêu
Số lượng
Tỉ trọng
1. Lao động gián tiếp
17
12%
- Quản lý
10
7%
- Kỹ thuật
7
5%
2. Lao động trực tiếp
130
88%
- Phân xưởng bình chụp bản, in
73
50%
- Phân xưởng thành phẩm
50
34%
- Phân xưởng KCS
7
5%
Tổng
147
100%
Nhìn vào bảng trên ta thấy với 147 cán bộ công nhân viên của Nhà máy, gián tiếp chiếm tỷ trọng nhỏ (12%) trong đó có 7% là lao động quản lý, đây là một bộ máy quản lý đã được tinh giảm, gọn nhẹ, chứng tỏ ban giám đốc chú trọng đến chất lượng lao động hơn là số lượng lao động. Nhà máy là doanh
nghiệp làm việc theo chế độ một thủ trưởng, sự chồng chéo trong quản lý được hạn chế tối đa.
Cơ cấu trong lao động các phân xưởng cũng được sắp xếp một cách hợp lý, đối với các phân xưởng từ thiết kế chế bản đến phòng bình chụp bản, in ấn đến khâu cuối cùng là KCS, đảm bảo một cách tối đa công suất, năng lực của từng bộ phận. Với cơ cấu nhân sự như vậy Nhà máy đã phần nào đáp ứng được nhu cầu sản xuất tạo điều kiện nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
- Cơ cấu lao động theo trình độ:
Bảng 5: Cơ cấu lao động cán bộ quản lý
Chỉ tiêu lao động
Đại học và sau đại học
Cao đẳng
Trung cấp
Cán bộ quản lý
5
3
2
Cán bộ kĩ thuật
5
2
0
Tổng số
10
5
2
Tỉ trọng
59%
29%
12%
Số lượng lao động quản lý và kĩ thuật có trình độ sau đại học và sau đại học là 10 người ( chiếm tỉ trọng 59%), còn lại là các cán bộ ở trình độ cao đẳng - trung cấp chiếm tỉ lệ thấp hơn. Như vậy với bộ máy quản lý nhỏ gọn nhưng lại có tỷ trọng cán bộ có trình độ cao chiếm phần lớn nên công việc quản lý của Nhà máy vẫn được tổ chức một cách khoa học và hiệu quả.
Tuy số cán bộ kỹ thuật có trình độ đại học và trên đại học chiếm tỷ trọng cao, nhưng đó chưa phải là số lượng cán bộ đủ để đáp ứng nhu cầu sản xuất của Nhà máy. Nhà máy cần chú trọng tuyển thêm cán bộ kỹ thuật về các phân xưởng phụ trách trực tiếp quá trình sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh của Nhà máy.
Bảng 6: Cơ cấu lao động theo trình độ công nhân
Chỉ tiêu lao động
Công nhân kĩ thuật
Tỉ trọng
Công nhân bậc 6 -7
46
35%
Công nhân bậc 4 -5
57
44%
Công nhân bậc 2 -3
27
21%
Tổng
130
100%
Bảng 7: Cơ cấu lao động theo độ tuổi
Đơn vị : người
Chỉ tiêu
25-30
31-35
36-40
41-45
46-50
51-55
56-60
Công nhân bậc 6 -7
5
3
2
5
8
9
14
Công nhân bậc 4 -5
7
4
6
10
9
11
10
Công nhân bậc 2 -3
10
4
3
2
4
2
2
Tổng
22
11
11
17
21
22
26
Nhà máy có số lượng công nhân kỹ thuật bậc cao tương đối lớn, đó là những công nhân đã có nhiều năm kinh nghiệm làm việc, là những công nhân bậc thầy cho các lớp công nhân trẻ mới vào làm, tạo điều kiện thuận lợi cho Nhà máy nâng cao hiệu quả sử dụng lao động. Nhưng mặt khác số công nhân bậc cao này cũng gây ra những khó khăn cho Nhà máy trong quá trình sản xuất, tuy là những công nhân lành nghề đã quen với nếp sống kỷ luật của Nhà máy nhưng nó đồng nghĩa với tuổi tác của công nhân này đã cao, sắp hết tuổi lao động. Nhiều người trong số họ sức khỏe đã giảm đi nhiều ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động. Vì vậy Nhà máy cần phải chuẩn bị tuyển người và đào tạo nâng cao tay nghề của các lớp công nhân trẻ, kịp thời thay thế cho các lớp thế hệ trước.
4. Đặc điểm về nguyên vật liệu:
Nguyên vật liệu là một trong 3 yếu tố của quá trình sản xuất trực tiếp cấu thành nên thực thể sản phẩm. Thiếu nguyên vật liệu thì quá trình sản xuất bị gián
đoạn hoặc không thể tiến hành được. Vậy nguyên vật liệu có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm, đến việc sử dụng hợp lý và tiết kiệm nguyên vật liệu, đến hiệu quả của việc sử dụng vốn, hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Nguyên vật liệu của Nhà máy có đặc điểm là nguyên vật liệu của ngành in ấn và các nhiên liệu này là nếu không được bảo quản tốt sẽ nhanh bị thoái hoá dẫn đến chất lượng nguyên vật liệu không tốt làm chất lượng sản phẩm cũng giảm theo, ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Trong cơ chế thị trường ngày nay việc xuất hiện nhiều Nhà máy sản xuất in ấn chính vì vậy cũng xuất hiện rất nhiều các nhà cung cấp các nguyên vật liệu phục vụ cho ngành in ấn. Do vậy việc cung ứng nguyên vật liệu đầu vào của Nhà máy gặp rất nhiều thuận lợi nên Nhà máy không phải mất nhiều chi phí dự trữ nguyên vật liệu trong kho, mà Nhà máy có điều kiện trực tiếp mua trên thị trường cho sản xuất sản phẩm theo từng đợt hàng.
iiI.Phân tích thực trạng hiệu quả sản xuất kinh doanh ở Nhà máy in Diên hồng:
1.Tình hình kết quả sản xuất kinh doanh của Nhà máy trong thời gian qua:
Bảng 8: Tình hình máy móc thiết bị của Nhà máy
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
1. Tổng thiết bị
22000
23000
26500
2. Phụ tùng
235
250
260
3. Vật tư
2600
2800
2800
4. Sản xuất
1500
1600
1700
Tổng
26335
27650
28760
Qua bảng trên ta thấy năng lực của Nhà máy không ngừng tăng lên, hàng năm Nhà máy đầu tư thêm máy móc thiết bị mới nhằm hiện đại hoá bộ phận sản xuất với mục đích ngày càng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho Nhà máy.
Bài 9: Tình hình kết quả sản xuất kinh doanh của Nhà máy
STT
Chỉ tiêu
Đơn vị
tính
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
So sánh với 2000 (%)
I.
1.
2.
3.
II.
1.
a.
2.
Sản lượng, chất lượng sản phẩm
Trang in công nghiệp 14,5 cm x 20,5 cm
Trang in thành phẩm khổ 14,5 cm x 20,5 cm
- 1 màu
- 2 màu
- 4 màu
Chất lượng sản phẩm
- Loại A
- Loại B
- Loại C
Chỉ tiêu doanh thu và thu nhập:
Doanh thu và thu nhập:
Doanh thu:
- Doanh thu từ NXBGD
- Doanh thu từ vở học sinh
- Doanh thu từ in ngoài NXBGD
- Doanh thu khác
Thu nhập:
Triệu trang
-
-
-
-
-
%
-
-
-
triệu đồng
-
-
-
-
-
-
-
2.180
1.657
1.090
311
256
100
0
0
14.076
13.890
6.682
2.498
4.710
450
186
2.456
1.890
1.113
438
258
100
0
0
16.414
16.325
8.211
4.243
3.442
429
89
4.365
2.031
1.555
445
339
100
0
0
18.508
18.427
10.236
4.399
3.365
427
81
200
123
143
139
132
131
133
153
380
71
95
44
Qua bảng trên ta thấy sản lượng trang in trong 3 năm tăng lên đều đặn, đặc biệt năm 2002 tăng nhanh, đạt 200% năm 2002 so với năm 2000. Đồng thời ta cũng thấy rằng trong những năm qua tình hình sản xuất kinh doanh của Nhà máy cơ bản là có hướng phát triển tốt. Doanh thu năm 2002 tăng 31% so với năm 2000, doanh thu của Nhà máy do nguồn thu từ Nhà xuất bản giáo dục chiếm (10.236/18.427)x100% = 56% doanh thu. Nguyên nhân cơ bản của tình hình trên là:
- Bước vào năm 2002 giám đốc NXBGD đã chú trọng quan tâm giao việc cho Nhà in ngay từ đầu năm, tăng cường cơ cấu trang in 2 màu và 4 màu, tạo
điều kiện thuận lợi, chủ động cho Nhà in triển khai các quyết định in của NXBGD.
- Năm 2002 sản phẩm vở học sinh của Diên Hồng đã được người tiêu dùng chấp nhận do chất lượng sản phẩm tốt, 100% đạt loại A.
Trong những năm qua Nhà máy in Diên Hồng đã luôn thực hiện tốt các quy định của Nhà nước, cùng với việc tăng kết quả sản xuất kinh doanh, Nhà nước cũng góp phần làm tăng nguồn thu ngân sách thông qua việc đóng thuế: Thuế doanh thu (6%), thuế VAT (10%) và thuế thu nhập doanh nghiệp (32%).
2.Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của Nhà máy in Diên Hồng:
2.1. Phân tích thực trạng hiệu quả sản xuất kinh doanh tổng hợp:
Cũng như mọi doanh nghiệp nhà nước khác, doanh thu và lợi nhuận là hai chỉ tiêu mà Nhà máy in Diên Hồng coi là động lực thúc đẩy sự phát triển. Doanh thu chính là giá trị hay số tiền mà doanh nghiệp có được nhờ thực hiện sản xuất kinh doanh còn lợi nhuận chính là kết quả cuối cùng mà doanh nghiệp đạt được. Theo sự phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ở trên, ta mới chỉ biết doanh nghiệp có phát triển theo chiều rộng hay không, nhưng để biết được sự phát triển theo chiều sâu của Nhà máy ta phải xem xét các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tổng hợp.
Bảng 10: Bảng kết quả sản xuất kinh doanh của Nhà máy
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2000
2001
2002
1. Doanh thu
14.076
16.414
18.508
2.Chi phí sản xuất kinh doanh
13.012
15.214
16.987
3. Vốn kinh doanh
28.000
29.000
31.000
4. Lợi nhuận trước thuế
1.064
1.200
1.521
5. Thuế thu nhập bình quân phải nộp (32%)
340,48
384
486,72
6. Lợi nhuận sau thuế
723,52
816
1034,28
Bảng 11: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế tổng hợp
Chỉ tiêu
2000
2001
2002
2001/2000
2002/2001
1. Doanh thu trên đồng chi phí
1,08
1,08
1,09
1
1,01
2. Sức sản xuất vốn
0,5
0,57
0,6
1,14
1,05
3. Doanh lợi theo doanh thu thuần
0,5
0,5
0,5
1
1,2
4. Doanh lợi theo vốn kinh doanh
0,03
0,03
0,03
1
1
5. Doanh lợi theo chi phí
0,06
0,05
0,06
0,83
1
Qua 2 biểu đồ trên ta thấy chỉ tiêu doanh thu trên một đồng chi phí là tương đương nhau giữa các năm, tuy nhiên năm 2002 có tăng lên tí chút, chỉ tiêu đó cho biết 1đ chi phí bỏ ra năm 2002 thì thu được 1,09đ doanh thu. Con số này phản ánh Nhà máy kinh doanh chưa có hiệu quả, do đó Nhà máy cần có những biện pháp hữu hiệu hơn nữa để tiết kiệm chi phí (min) nhằm tăng doanh thu, lợi nhuận cho Nhà máy.
2.2.Phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu tư cơ bản:
2.2.1. Phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng lao động :
Số lao động trong kỳ và tổng chi phí tiền lương trong vài năm gần đây được thống kê như sau:
Bảng 12: Tình hình sử dụng lao động của Nhà máy
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
1. Số lượng lao động bình quân trong kì
Người
145
150
147
2. Tổng chi phí tiền lương
Nghìn đồng
101.500
132.600
192.400
3. Lương bình quân
Nđồng/người
700
884
1308,84
4. Chỉ tiêu năng suất lao động
97
109,42
125,9
5. Kết quả sản xuất trên một đồng chi phí tiền lương
0,138
0,123
0,096
Trong 3 năm qua thì số lao động bình quân trong Nhà máy không thay đổi nhiều, nhưng chi phí tiền lương tăng lên với tốc độ ngày càng tăng, chứng tỏ công nhân được sử dụng nhiều về mặt thời gian(làm thêm giờ). Tuy nhiên kết quả sản xuất trên 1đ chi phí tiền lương không cao, thậm chí còn giảm dần ở 3 năm 2000 - 2002, năm 2002 1đ chi phí tiền lương trong kì chỉ tạo ra 0,096đ doanh thu. Như vậy ta thấy Nhà máy chưa đạt hiệu quả việc sử dụng lao động. Nhà máy cần quan tâm hơn nữa đến đời sống của công nhân nhằm khuyến khích công nhân chăm chỉ làm việc, đạt hiệu quả năng suất cao. Nhờ vậy mới giúp cho Nhà máy tiết kiệm được chi phí tiền lương, tăng doanh thu nhằm mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận.
2.2.2.Phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng vốn cố định:
Bảng 13: Thống kê sự biến động vốn cố định của Nhà máy in Diên Hồng
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
- Vốn cố định
25.500
27.000
28.000
- Vốn lưu động
28.000
29.000
31.000
- Vốn vay ngắn hạn
3.000
5.000
10.000
Bảng 14: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
2001/2000 (%)
2002/2001 (%)
- Sức sản xuất vốn cố định (đ/đ)
0,55
0,61
0,66
111
164
- Sức sinh lợi của vốn cố định (đ/đ)
0,03
0,03
0,04
100
133
Sức sinh lợi của vốn cố định năm 2000 và 2001 giữ nguyên ở mức là 0,03, tuy nhiên đến năm 2002 sức sinh lợi của vốn cố định có tăng lên 33% so với năm 2001. Như vậy có thể nói 3 năm qua việc quản lý và sử dụng vốn cố định ở Nhà máy là tương đối tốt, đó là kết qủa của việc đầu tư có hiệu quả cho công nghệ
sản xuất mới, cải tiến tổ chức sản xuất hợp lý, hoàn chỉnh cơ cấu tài sản cố định, hoàn thiện những khâu yếu hoặc lạc hậu của quy trình công nghệ.
2.2.3.Phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động:
Điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh là phải có vốn. Vốn lưu động là bộ phận thứ hai có vai trò quan trọng đặc biệt trong toàn bộ vốn sản xuất kinh doanh. Nó là biểu hiện bằng tiền của giá trị tài sản lưu động được sử dụng vào quá trình tái sản xuất. Do vậy để nghiên cứu tình hình sử dụng và quản lý vốn lưu động của Nhà máy in Diên Hồng ta nghiên cứu cơ cấu vốn theo các nguồn sau:
-Theo nguồn hình thành:
+Vốn vay ngắn hạn
+Vốn tự bổ sung
-Theo quá trình tuần hoàn và luân chuyển:
+Vốn dự trữ
+Vốn trong sản xuất
+ Vốn trong lưu thông
a. Cơ cấu vốn lưu động theo nguồn hình thành:
Bảng 15: Cơ cấu vốn lưu động theo nguồn hình thành
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
1. Vốn lưu động
28.000
29.000
31.000
2.Vốn vay ngắn hạn
3.000
5.000
10.000
3.Vốn tự bổ sung
615
836
1000
Do sản xuất kinh doanh ngày càng có hiệu quả, nên năm 2001 và năm 2002 vốn tự bổ sung vào vốn lưu động của Nhà máy ngày càng tăng lên. Năm 2000, vốn tự bổ sung là 615 triệu đồng, năm 2001 là 836 triệu đồng và năm 2002 là
1000 triệu đồng, tăng 63% và 20% so với năm 2000 và năm 2001.
Bảng 16 : Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Chỉ tiêu
2000
2001
2002
- Sức sản xuất vốn lưu động ( đ/đ)
0,5
0,56
0,6
- Số vòng quay của vốn lưu động (đ/đ)
1,98
1,76
1,67
b.Cơ cấu vốn lưu động theo quá trình tuần hoàn và luân chuyển:
Bảng 17: Cơ cấu vốn lưu động theo quá trình tuần hoàn và luân chuyển
Đơn vị : triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Vốn lưu động trong khâu lưu trữ
795
1.408
2.884
Vốn lưu động trong khâu sản xuất
1.156
1.267
1.943
Vốn lưu động trong khâu lưu thông
1.454
1.454
5.279
Qua biểu trên, ta có thể thấy vốn lưu động trong khâu lưu thông của doanh nghiệp là lớn nhất mà chúng ở dạng tiền là chủ yếu, các khoản phải thu của doanh nghiệp nhỏ, điều đó có nghĩa là vốn lưu động của doanh nghiệp ít bị ứ đọng trong khâu dự trữ và khâu sản xuất kinh doanh.
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
2001
2002
So sánh
1. Doanh thu
16.414
18.508
1,13
2.Chi phí sản xuất kinh doanh
15.214
16.987
1,12
3. Vốn kinh doanh
29.000
31.000
1,07
4. Lợi nhuận trước thuế
1.200
1.521
1,27
Qua đây ta thấy, tốc độ tăng lợi nhuận năm 2002 so với năm 2001 là 1,27 lớn hơn tốc độ tăng doanh thu (1,13), vốn kinh doanh (1,07) và chi phí (1,12)
nên kéo theo các chỉ tiêu doanh lợi theo doanh thu, theo vốn kinh doanh và theo chi phí đều tăng lên. Điều này chứng tỏ việc sử dụng các yếu tố đầu vào của Nhà máy là tiết kiệm và có hiệu quả, giúp cho hiệu quả sản xuất kinh doanh của Nhà máy được nâng cao.
IV.Đánh giá tổng quát hiệu quả sản xuất kinh doanh của Nhà máy :
1.Những điểm mạnh, điểm yếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh:
Từ khi được thành lập và trải qua nhiều khó khăn, Nhà máy in Diên Hồng đã đạt được những thành công nhất định, góp phần vào sự phát triển của nền kinh tế non trẻ nước ta nói chung và nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên trong Nhà máy nói riêng. Trong quá trình thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh , Nhà máy in Diên Hồng luôn đặt ra cho chính mình một mục tiêu phát triển và luôn nỗ lực trong việc thực hiện các mục tiêu đặt ra.
Nhưng trong điều kiện hiện nay, mọi nỗ lực của Nhà máy đều nhằm mở rộng quy mô hoạt động của mình trên cơ sở mở rộng thị trường, mặt hàng kinh doanh, đa dạng hoá các ngành nghề kinh doanh ..., đồng thời Nhà máy cũng đặt ra vấn đề hiệu quả kinh doanh và nâng cao hiệu quả kinh doanh lên hàng đầu. Thực tế tại Nhà máy thời gian vừa qua chỉ thực hiện được mục tiêu mở rộng kinh doanh, mà mục tiêu nâng cao hiệu quả kinh doanh vẫn còn là một bài toán khó đang được lãnh đạo của Nhà máy dần dần tìm ra lời giải.
Mặc dù qua việc phân tích và đánh giá các chỉ tiêu cơ bản và cụ thể về hiệu quả kinh doanh ở Nhà máy, ta thấy rằng thời gian qua Nhà máy luôn đạt được kết quả khá cao về tổng doanh thu, tổng lợi nhuận, thu nhập bình quân và khoản nộp ngân sách nhà nước của Nhà máy, nhưng Nhà máy vẫn còn gặp nhiề
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- M0202.doc