Sang năm 2002 tình hình không thay đổi nhiều. Hệ số huy động công suất đã tăng chậm lại đó là do hệ số huy động công suất của các máy in chỉ bằng 69,84%, chỉ tăng 0,91% so với năm 2001. Cụ thể là do: Máy in 1 màu và 4 màu công suất đã lên tới quá cao (hệ số huy động công suất đã bằng 94,63% và 97,65%) nên không thể tăng nhiều được. Trong khi đó máy in 2 màu công suất thực tế lại giảm. Chính vì vậy hệ số này của các máy in chỉ đạt 64,84% và chỉ tăng 0,91%. Điều đó làm cho hệ số huy động của các máy hoàn thiện sách tăng không đáng kể. Nhưng trong đó hệ số này của máy gấp và máy bắt sách cũng rất cao( bằng 95,15% và 96,06%) và máy khâu chỉ cũng tương đối cao bằng 85,63%.
Tóm lại, ta thấy hiện nay hệ số huy động công suất thiết kế của Nhà máy tương đối cao đó là máy in 1 màu và 4 màu, máy gấp và máy khâu thép. Vì vậy mà Nhà máy nên có những biện pháp để đầu tư thêm những máy móc loại này. Còn máy in 2 màu thì có công suất thực tế tương đối thấp so với năng lực sản xuất vì vậy cần phải có kế hoạch khai thác các sản phẩm có trang in 2 màu, đôi khi bắt buộc phải sử dụng để in 1 màu. Như vậy sẽ làm tăng công suất máy. Cũng từ đó mà làm tăng hệ số huy động công suất của máy in và kéo theo sự tăng thêm hệ số này của các máy hoàn thiện sách.
71 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1379 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp cơ bản nhằm tăng cường quản lý và sử dụng máy móc thiết bị ở nhà máy in Diên Hồng - Nhà xuất bản giáo dục, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bị được trang bị tương đối lớn, theo nguyên giá là 14.956.544.868 (đồng) chiếm 98,27% ; theo giá trị còn laị là 23.548.401.143 (đ) chiếm 96,5% tổng giá trị. Đây là một tỷ lệ khá lớn. Còn lại các máy móc thiết bị cho công tác phụ trợ chiếm một phần nhỏ và được trang bị cho các tổ phụ trợ theo nguyên giá là 263.226.600 (đ) chiếm 1,73 % tổng giá trị máy móc thiết bị, theo giá trị còn lại là 920.770.874 (đ) chiếm 3,5%. Hiện nay đang có xu hướng tăng tỷ trọng của sản xuất chính về mặt năng lực sản xuất vì vậy ở Nhà máy tỷ trọng máy móc thiết bị ở 2 phân xưởng sản xuất chính lớn thì cũng có nghĩa là như vậy. Tuy nhiên xu hướng nâng cao trình độ cơ giới hoá của sản xuất phụ trợ lại không được thực hiện, ở các tổ sản xuất phù trợ ta có thể thấy máy móc đã cũ và phải sử dụng nhiều lao động thủ công.
III. Phân tích tình hình sử dụng máy móc thiết bị về mặt số lượng, thời gian, công suất.
Phân tích tình hình sử dụng về mặt số lượng.
Để đánh giá tình hình sử dụng về mặt số lượng ta có thể dùng hệ số sử dụng máy móc thiết bị về mặt số lượng (HSL), nó được tính như sau:
Số máy móc thiết bị đang làm việc thực tế
Số máy móc thiết bị hiện có
Có thể nói xét về vấn đề sử dụng số lượng máy móc thiết bị thì Nhà máy đang tận dụng triệt để số lượng máy móc thiết bị hiện có. Kể từ năm 2000 trở đi toàn bộ TSCĐ của Nhà máy không có loại nào đang chờ thanh lý hay không sử dụng. Như vậy, máy móc thiết bị của Nhà máy phải thật cần thiết thì mới được đầu tư và khi mua về thì được lắp đặt và đưa vào sử dụng ngay. Và Nhà máy cũng có kế hoạch thanh lý những máy móc không còn sử dụng được.
Đo đặc điểm và tính chất của ngành sản xuất công nghiệp, sản xuất sản phẩm tiêu dùng nên trong quá trình sản xuất sản phẩm được thực hiện bởi hệ thống dây chuyền công nghệ. Trong đó lại có nhiều giai đoạn công nghệ nhỏ, nên máy móc thiết bị của Nhà máy mang tính chuyên dùng, có nhiều chủng loại khác nhau. Mặt khác, nhiệm vụ của Nhà máy là ổn định theo thời gian và chỉ thực hiện theo một quy trình công nghệ duy nhất. Do vậy mỗi khi ký kết hợp đồng in gia công thì sau đó toàn bộ máy móc thiết bị đều được huy động vào sản xuất. Điều này không giống như các công ty xây dựng, vì sản phẩm của họ mang tính đơn chiếc, đặc thù không giống nhau nên có những loại máy chỉ được dùng cho một số công trình đặc thù, Và do vậy mà trong một khoảng thời gian khá dài chúng có thể không được huy động vào sản xuất. Còn ở Nhà máy trong những năm gần đây luôn có hệ số sử dụng số lượng của máy móc thiết bị là 1. Trong nhiều trường hợp Nhà máy đã từ chối ký hợp đồng in gia công với lý do máy móc thiết bị đã hoạt động gần hết công suất thiết kế. ở phân xưởng in Offset hầu hết các máy móc đã hoạt động đến 80% công suất thiết kế, do đó trong thời gian tới Nhà máy có xu hướng đầu tư thêm để tăng năng lực cho phân xưởng này. Dưới đây ta có thể xem tình hình sử dụng máy móc thiết bị về mặt số lượng
Bảng 12: Tình hình sử dụng số lượng máy móc thiết bị .
Đơn vị: cái
Bộ phận
Số lợngmáy hcó
Năm 2000
Năm2001
Năm 2002
Số lợngsử dụng
HSL
Số lợngsử dụng
HSL
Số lợngsử dụng
HSL
Phân xởng in Offset
13
13
1
13
1
13
1
Phân xởng hoàn thiện
22
22
1
22
1
22
1
Tổ cắt rọc
2
2
1
2
1
2
1
Tổ Chế bản
7
7
1
7
1
7
1
Tổ Cơ điện
1
1
1
1
1
1
1
Nguồn: Phòng kế hoạch vật tư
Tuy nhiên hệ số sử dụng số lượng trên vẫn chưa nói lên được nhiều điều, ta còn cần phải xem xét nó trong mối quan hệ với các chỉ tiêu khác.
Phân tích tình hình sử dụng máy móc thiết bị về mặt công suất
Việc sử dụng công suất máy móc thiết bị ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng tận dụng tối ưu công suất của máy móc thiết bị. Để đánh giá trình độ sử dụng công suất máy móc thiết bị ta có thể sử dụng hệ số huy động công suất thiết kế theo sản lượng
KSL =
x 100%
Tổng sản lượng sản phẩm thực hiện trong kỳ
Tổng sản lượng theo thiết kế
Hệ số này phản ánh mức huy động công suất của máy móc thiết bị. Hệ số này càng tiến đến 1 thì hiệu quả sử dụng công suất của máy móc thiết bị càng cao. Nó là cơ sở để doanh nghiệp xác định hướng đầu tư cho máy móc thiết bị. Dưới đây ta có thể xem tình hình huy động công suất máy móc thiết bị của Nhà máy theo bảng 13 trang sau.
Theo trình tự sản xuất sản phẩm của Nhà máy thì việc in được thực hiện bắt đầu từ Tổ chế bản, tiếp theo được in bằng các máy in tại phân xưởng in Offset, sau đó sẽ được tiếp tục được đưa vào các máy hoàn thiện ở phân xưởng Hoàn thiện. Vì vậy mà công suất của toàn Nhà máy phụ thuộc vào khâu in, tức là vào công suất thực tế của các máy in. Thành phẩm của các máy in ra đến đâu thì các máy hoàn thiện sách đều có thể đáp ứng. Vì vậy việc nâng cao công suất của các máy hoàn thiện và từ đó nâng cao hệ số huy động công suất thiết kế theo sản lượng là phụ thuộc vào việc nâng cao công suất của các máy in
Từ bảng trên, ta thấy trong 3 năm qua hệ số huy động công suất thiết kế theo sản lượng tương đối cao và tăng năm sau cao hơn năm trước. Hệ số này thay đổi qua các năm và theo các loại máy.
Năm 2000 hệ số huy động công suất tương đối cao. Đặc biệt các máy in nói chung, hệ số huy động công suất bằng 59,4%. Nhưng hệ số này lại không đồng đề giữa các loại máy. Máy in 2 màu công suất thực tế chỉ bằng 21,82% so với năng lực sản xuất. Trong khi đó máy in 1 màu lại tương đối cao và bằng 91,42% còn máy in 4 màu cũng đạt 77,57%. Các máy còn lại hệ số này cũng không cao lắm và lại không đồng đều giữa các máy. Điều đó là do năng lực sản xuất được xây dựng giữa các máy là không cân đối. Vì vậy mà trong khi 1 số máy có hệ số huy động công suất thiết kế là tương đối cao (Máy gấp bằng 80,87%; máy bắt sách đạt 81,65%) một số máy khác hệ số này lại tương đối thấp, đặc biệt là máy khâu thép chỉ đạt 41,1 %, máy xén 3 mặt bằng 50,03%.
Sang năm 2001, tình hình này được thiện hơn. Tuy hệ số huy động công suất vẫn không đồng đều giữa các máy nhưng hệ số này đã tăng 1 cách đáng kể so với năm 2000. Hệ số huy động chung của các máy in đạt 68,93% tăng so với năm 2000 là 11,53%, đây là mức khá lớn. Đạt được điều đó là do công suất của các máy in tăng, tạo điều kiện tăng công suất thực tế của các máy hoàn thiện. Năm này công suất của máy in một màu tăng không đáng kể so với năm 2000, đó là do mức công suất này đã rất cao, gần bằng với công suất thiết kế do vậy mà tốc độ tăng chậm. Công suất thực tế của máy in 2 màu cũng tăng nhiều vì vậy mà hệ số huy động công suất thiết kế so với năm 2000 tăng 16,18%. Tuy nhiên hệ số này vẫn còn rất thấp (mới chỉ bằng 38%). Máy in 4 màu hệ số này rất cao (bằng 92,36%) tăng so với năm 2000 là 14,9%.
Còn lại các máy hoàn thiện sách có công suất thực tế tăng theo cũng tương đối lớn. Vì vậy mà hệ số huy động công suất tăng tương đối cao so với năm 2000. Nhất là máy gấp và máy bắt sách hệ số này đã lên 93,91% và 94,81% tăng so với năm 2000 là 13,04% và 13,16%. Máy khâu thép và máy xén 3 mặt có hệ số này cũng tăng cao (khoảng 6,61% và 8,07%) tuy nhiên các hệ số này còn thấp và chỉ bằng 47,71% và 58,1%.
Đạt được thành tích trên là do năm 2001, NXBGD đã quan tâm giao chỉ tiêu sản lượng cho nhà máy ngay từ đầu năm và cơ cấu trang in đã hợp lý hơn. Sản phẩm in ngoài NXBGD của Nhà máy đã được chấp nhận, công tác điều độ sản xuất được hoàn thiện hơn.
Sang năm 2002 tình hình không thay đổi nhiều. Hệ số huy động công suất đã tăng chậm lại đó là do hệ số huy động công suất của các máy in chỉ bằng 69,84%, chỉ tăng 0,91% so với năm 2001. Cụ thể là do: Máy in 1 màu và 4 màu công suất đã lên tới quá cao (hệ số huy động công suất đã bằng 94,63% và 97,65%) nên không thể tăng nhiều được. Trong khi đó máy in 2 màu công suất thực tế lại giảm. Chính vì vậy hệ số này của các máy in chỉ đạt 64,84% và chỉ tăng 0,91%. Điều đó làm cho hệ số huy động của các máy hoàn thiện sách tăng không đáng kể. Nhưng trong đó hệ số này của máy gấp và máy bắt sách cũng rất cao( bằng 95,15% và 96,06%) và máy khâu chỉ cũng tương đối cao bằng 85,63%.
Tóm lại, ta thấy hiện nay hệ số huy động công suất thiết kế của Nhà máy tương đối cao đó là máy in 1 màu và 4 màu, máy gấp và máy khâu thép. Vì vậy mà Nhà máy nên có những biện pháp để đầu tư thêm những máy móc loại này. Còn máy in 2 màu thì có công suất thực tế tương đối thấp so với năng lực sản xuất vì vậy cần phải có kế hoạch khai thác các sản phẩm có trang in 2 màu, đôi khi bắt buộc phải sử dụng để in 1 màu. Như vậy sẽ làm tăng công suất máy. Cũng từ đó mà làm tăng hệ số huy động công suất của máy in và kéo theo sự tăng thêm hệ số này của các máy hoàn thiện sách.
Phân tích tình hình sử dụng máy móc thiết bị về mặt thời gian.
Để đánh giá tình hình sử dụng máy móc thiết bị về mặt thời gian ta dùng hệ số sử dụng máy móc thiết bị về mặt thời gian. Ta sử dụng các hệ số sau:
HTG =
Thời gian làm việc thực tế
Thời gian làm việc theo chế độ
Hệ số này cho biết trong 1 năm máy móc thiết bị hoạt động bao nhiêu giờ, phải ngừng hoạt động bao nhiêu giờ. Hệ số này càng tiến tới 1 thì hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị càng cao.
Trong thời gian qua, do tính chất sản xuất ổn định, sản xuất được tiến hành liên tục vì vậy mà thời gian làm việc của thực tế của máy móc thiết bị ở Nhà máy có điều kiện nâng cao. Cụ thể ta có thể xem xét tình hình sử dụng thời gian làm việc của máy móc thiết bị tại Nhà máy ở bảng 14 trang sau.
Theo chế độ, Nhà máy quy định chung là mỗi máy làm việc 2 ca/ngày và một năm làm 273 ngày, trong đó 1 ca làm việc 8 tiếng.
Không giống như các doanh nghiệp xây dựng có thời gian làm việc thực tế rất thấp so với thời gian làm việc theo chế độ. ở Nhà máy do tính chất sản xuất liên tục nên thời gian làm việc thực tế tương đối cao, và không có sự biến động lớn giữa các loại máy. Nhìn vào bảng trên, ta có thể thấy năm 2000 hệ số sử dụng thời gian cũng khá cao ở một số máy như máy in offset 1 màu, 4 màu, máy gấp và máy khâu chỉ (bằng 0,8; 0,58; 0,71; 0,79). Tuy nhiên máy in 2 màu có hệ số này rất thấp (chỉ bằng 0,19). Đó là do lượng đặt hàng về trang in 2 màu rất thấp so với năng lực sản xuất.
Sang năm 2001, hệ số sử dụng thời gian của tất cả các loại máy đều tăng lên đáng kể và hệ số này của các loại máy là tương đối cao, đặc biệt là máy in 1 màu, máy gấp và máy khâu chỉ (bằng 0,82; 0,82; 0,92). Do vậy mà sang năm 2002, hệ số này cũng tăng nhưng không đáng kể.
Nhìn chung 3 năm qua, ta thấy máy in 1 màu, 4 màu, máy gấp, máy khâu chỉ có hệ số sử dụng thời gian tương đối cao, do vậy mà hệ số huy động công suất của các máy này cũng rất cao (như đã phân tích ở phần trước).
Có được nhữnh tình hình như trên là do 1 số nguyên nhân sau:
Sản phẩm SGK tuy là có tính chất mùa vụ, nhưng lại có khả năng lưu kho nên Nhà máy có thể sản xuất từ tháng 11 năm trước cho đến hết tháng 8 năm sau. Đồng thời vào tháng 9, tháng 10. Nhà máy có thể thực hiện in sách tham khảo. Do vậy mà có thể làm giảm tính mùa vụ của sản xuất, làm cho sản xuất được tiến hành liên tục, nâng cao thời gian làm việc thực tế của máy móc thiết bị. Vào những lúc sản xuất cao điểm, theo chế độ thì Nhà máy chỉ làm việc 2 ca một ngày, nhưng lại huy động làm 3 ca 1 ngày, do vậy cũng tăng thời gian làm việc thực tế.
Việc cung ứng nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất được thực hiện tương đối tốt. Hầu như các máy móc thiết bị của Nhà máy chưa từng phải ngừng máy do thiếu nguyên vật liệu. Điều này cũng tạo điều kiện cho máy móc thiết bị được hoạt động liên tục.
Công tác bảo dưỡng máy hàng ngày, hàng tuần tạo điều kiện cho việc duy trì sự lâu bền của máy móc thiết bị và có thể kịp thời phát hiện sự cố và hỏng hóc để kịp thời sửa chữa, tránh để máy ngừng lâu. Tuy nhiên, ở Nhà máy lại không có công tác sửa chữa dự phòng, mà chỉ có sửa chữa khi phát hiện sự cố nên nhiều khi bị động và quá tải trong sửa chữa, làm cho thời gian ngừng máy kéo dài. Chế độ bảo dưỡng máy hàng ngày hàng tuần tốn khá nhiều thời gian gây nên thời gian ngừng máy dài. Đặc biệt lại với biên chế chỉ có 6 người trong tổ Cơ điện thì không tránh khỏi việc không hoàn thành nhiệm vụ sửa chữa nhanh chóng. Điều đó đã làm cho thời gian làm việc thực tế của máy móc thiết bị giảm xuống.
Năng lực sản xuất được bố trí không đồng đều giữa các máy trong một dây chuyền sản xuất, gây nên tình trạng một số máy thì làm việc khẩn trương còn một số máy thì không có việc để làm. Do vậy cũng ảnh hưởng đến sự không đồng đều giữa các máy về việc huy động thời gian làm việc theo chế độ.
Trên đây là một số nguyên nhân chung cơ bản ảnh hưởng đến tình hình huy động máy móc thiết bị về mặt thời gian. Và trong mỗi năm lại có những nguyên nhân, lý do riêng cho sự tăng giảm hệ số huy động thời gian của mỗi loại máy móc thiết bị.
IV. Phân tích công tác quản lý, bảo quản và sửa chữa, hiện đại hoá máy móc thiết bị tại Nhà máy.
1. Công tác quản lý máy móc thiết bị.
1.1. Phân tích hệ thống tổ chức quản lý máy móc thiết bị
Hệ thống tổ chức quản lý máy móc thiết bị ở Nhà máy được chia làm các cấp. Ta có thể xem qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 3: Hệ thống tổ chức quản lý máy móc thiết bị.
Công nhân vận hành máy
PGĐ sản xuất - kỹ thuật
P. kế hoạch vật tư
Tổ Cơ điện
Các phân xưởng sản xuất
Tổ sản xuất
P. kế toán tài vụ
Như vậy, ở cấp Nhà máy hệ thống tổ chức quản lý gồm: PGĐ sản xuất - kỹ thuật, phòng kế hoạch vật tư, phòng kế toán tài vụ và tổ Cơ điện. Cấp này đóng vai trò chính trong việc quản lý máy móc thiết bị về mặt tài chính, kỹ thuật, thời gian huy động cũng như kế hoạch sửa chữa. PGĐ sản xuất kỹ thuật có trách nhiệm quản lý máy móc thiết bị, bổ sung và quản lý các quy trình quy phạm kỹ thuật liên quan đến sản xuất, an toàn lao động, quy định việc kiểm tra và nghiệm thu sản phẩm của từng công đoạn. Phòng kế hoạch vật tư có nhiệm vụ lập kế hoạch, quản lý việc mua sắm, đổi mới hệ thống máy móc thiết bị trên cơ sở đó phòng cũng thực hiện quản lý tiến độ huy động công suất vào sản xuất, có kế hoạch cung ứng vật tư cho sản xuất theo tiến độ. Phòng kế toán tài vụ có nhiệm vụ quản lý về mặt số lượng, giá trị từng loại máy. Quản lý việc tính và trích khấu hao, phân bổ chi phí khấu hao máy móc thiết bị. Tổ Cơ điện quản lý hồ sơ lý lịch của từng máy, có trách nhiệm thực hiện toàn bộ các hoạt động sửa chữa lớn, vừa, nhỏ máy móc thiết bị toàn Nhà máy, cung cấp điện cho sản xuất.
Tại các phân xưởng, hoạt động quản lý và sử dụng máy móc thiết bị được thực hiện bởi chính các phân xưởng sản xuất đó thông qua các tổ sản xuất. Các quản đốc có nhiệm vụ nắm vững tình trạng kỹ thuật máy móc thiết bị mình quản lý, khai thác tối đa năng lực máy, tổ chức khắc phục, sửa chữa nhanh các hư hỏng bất thường; cunng cấp các thông tin, thông số kỹ thuật về máy móc thiết bị cho công nhân vận hành máy.
Các tổ trưởng đôn đốc công nhân tuân thủ nghiêm túc nội dung, chất lượng bảo dưỡng ca kíp; tổ chức thực hiện đúng các quy trình, quy phạm về an toàn sử dụng máy. Các công nhân vận hành máy có trách nhiệm tuân thủ các quy trình quy phạm kỹ thuật khi vận hành máy, thực hiện bảo dưỡng và bảo quản máy hàng ca sản xuất. Đồng thời phải có trách nhiệm phản ánh, thông báo về tình trạng máy móc thiết bị cho bộ phận chuyên môn để sửa chữa.
Với hệ thống tổ chức quản lý máy móc thiết bị này, việc sử dụng máy móc thiết bị trong toàn Nhà máy trở nên hiệu quả hơn, các phân xưởng chủ động trong việc sử dụng máy móc thiết bị thuộc phạm vi của mình, đảm trách những hỏng hóc thông thường trong phạm vi có thể. Điều đó nâng cao trách nhiệm của người công nhân trong sử dụng máy đảm bảo sự thông suốt trong quản lý.
1.2. Phân tích tình hình quản lý hồ sơ, lý lịch máy móc thiết bị
Hồ sơ, lý lịch máy móc thiết bị là một bộ phận không thể thiếu được của mọi chương trình, kế hoạch sửa chữa bảo dưỡng tốt máy móc thiết bị. Máy móc thiết bị ngay từ khi đưa về đã cần phải lập hồ sơ chi tiết để quản lý, hồ sơ này phải được cập nhật hàng ngày về tình trạng hoạt động của máy móc thiết bị. ở Nhà máy in Diên Hồng, tổ Cơ điện chịu trách nhiệm lập và quản lý hồ sơ lý lịch này. Hồ sơ lý lịch có nội dung chính gồm: tên máy, năm đưa vào sử dụng, số các lần sửa chữa, các loại sửa chữa, tình trạng hiện nay ra sao, độ phức tạp sửa chữa … Tuy nhiên, việc quản lý hồ sơ này chưa được chặt chẽ, chỉ mang tính hình thức, sau mỗi lần thay đổi tổ trưởng là việc lập và quản lý hồ sơ lại bắt đầu lại từ đầu, song 1 thời gian sau lại không cập nhật hàng ngày.
1.3. Công tác tính và trích khấu hao máy móc thiết bị
Việc tính và trích khấu hao máy móc thiết bị và sử dụng quỹ khấu hao cơ bản có một ý nghĩa quan trọng đối với việc thực hiện tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng máy móc thiết bị đảm bảo cho máy móc thiết bị hoạt động liên tục và luôn được hiện đại hoá. Việc tính khấu hao cũng có nhiều phương pháp, mỗi phương pháp lại có ưu nhược điểm riêng, có điều kiện vận dụng riêng, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phai rlựa chọn cho mình một phương pháp phù hợp.
Nhà máy in Diên Hồng, hiện đang áp dụng phương pháp khấu hao tuyến tính cho tất cả TSCĐ của Nhà máy. Theo phương pháp này:
Mức khấu hao máy móc thiết bị năm
=
Nguyên giá máy móc thiết bị
Số năm sử dụng định mức
Với phương pháp này, việc tính toán đơn giản, đảm bảo thu hồi vốn theo tuổi thọ máy móc thiết bị. Đồng thời nó cũng tạo ra sự ổn định về chi phí khấu hao trong giá thành, không gây nên những biến động lớn về giá. Đặc biệt nó rất phù hợp trong điều kiện Nhà máy có nhiệm vụ sản xuất ổn định qua các năm, và khối lượng sản phẩm tăng tương đối đồng đều. Và với các loại máy móc thiết bị của Nhà máy với phương pháp in offset vẫn thuộc loại tiên tiến ở nước ta, nên cũng không cần thiết phải thu hồi vốn nhanh hơn.
Nhà máy đã quy định tất cả máy móc thiết bị của Nhà máy dùng cho sản xuất hoặc phục vụ sản xuất đều có số năm sử dụng định mức là 10 năm, vì vậy mà tỷ lệ khấu hao hàng năm là 10%. Do đó những máy móc thiết bị của Nhà máy được sử dụng từ năm 1993 trở về trước hiện đã khấu hao hết, chỉ còn lại một số máy do tiểu tu nhiều lần nên vẫn còn được tính và trích khấu hao.
Bảng 15: Tình hình tính và trích khấu hao máy móc thiết bị
Đơn vị: Triệu đồng
Bộ phận
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
NG
KH
NG
KH
NG
KH
1. Tổ cắt rọc
213,3
21,33
213,3
0
213,3
0
2. Tổ chế bản
211,92
18,57
230,22
20,402
230,22
20,402
3. Tổ cơ diện
27
2,7
27
2,7
27
2,7
4. Phân xưởng in offset
9593,17
808,34
9598,31
808,86
9598,31
808,86
5. Phân xưởng hoàn thiện
5145,78
451,3
5150,92
448,1
5150,92
448,1
Tổng cộng
15209,5
1302,24
15219,78
1280,1
15219,78
1280,1
Nguồn: Phòng Kế toán tài vụ
Theo như bản trên ta thấy, mức khấu hao hàng năm của Nhà máy không thay đổi nhiều qua các năm. Mức này thay đổi chủ yếu là do một số máy móc thiết bị đã khấu hao hết năm trước thì năm sau không được trích nữa hoặc do Nhà máy đưa vào sử dụng thêm máy móc thiết bị.
Năm 2000, mức khấu hao của toàn Nhà máy là là 1.302,24 (triệu đồng), sang năm 2001 mức khấu hao có thấp hơn mặc dù nguyên giá thì có tăng lên đó là do một số máy đã khấu hao hết từ năm 2000. Cụ thể, số máy móc của Tổ cắt rọc đã không phải trích khấu hao, và việc trích thêm của một số máy mới đưa vào sử dụng năm 2001 không đủ để bù vào khoản giảm đi. Năm 2002, không có sự biến động nào về việc mua sắm thêm hay có thêm máy đã khấu hao hết nên mức khấu hao bằng với năm 2001.
Ngoài việc tính và trích khấu hao hợp lý, các doanh nghiệp còn phải biết sử dụng quỹ khấu hao đúng mục đích. Hiện nay quỹ khấu hao của Nhà máy chỉ được sử dụng cho việc đầu tư mua sắm mới TSCĐ, còn ngoài ra không được sử dụng dụng vào mục đích gì khác, kể cả cho công tác sửa chữa. Hàng năm mức khấu hao máy móc thiết bị rất lớn, khoảng hơn 1tỷ đồng, nhưng việc mua sắm lại rất hạn chế, do vậy một lượng vốn lớn nhàn rỗi
2. Phân tích công tác bảo quản và sửa chữa máy móc thiết bị.
Công tác sửa chữa máy móc thiết bị là một hoạt động hết sức quan trọng, nó ảnh hưởng tới rất nhiều vấn đề khác nhau như : vấn đề sử dụng thời gian làm việc thực tế của máy móc thiết bị, tới vấn đề huy động công suất thực tế của máy vào sản xuất, tới chất lượng sản phẩm đầu ra … Qua đó ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Công tác sửa chữa tốt sẽ đảm bảo máy móc thiết bị hoạt động trơn tru, luôn trong tình trạng tốt, giảm bớt thời gian ngừng máy, tăng thời gian hoạt động thực tế của máy móc, đảm bảo chất lượng sản phẩm đầu ra, giảm tối đa phế phẩm, qua đó nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn doanh nghiệp.
Nội dung của công tác này bao gồm: việc theo dõi, kiểm tra, xác định trạng thái hoạt động của máy móc thiết bị nhằm lập kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa máy móc thiết bị định kỳ hoặc đột xuất.
Hiện tại Nhà máy có các hình thức sửa chữa sau: bảo dưỡng máy móc hàng ngày, hàng tuần và sửa chữa khi có sự cố. Hệ thống tổ chức sửa chữa bảo dưỡng máy móc thiết bị được thực hiện như sau:
Tổ Cơ điện chịu trách nhiệm sửa chữa vừa và sửa chữa lớn.
Phân xưởng chịu trách nhiệm sửa chữa nhỏ thiết bị do mình phụ trách.
Công nhân vận hành máy chịu trách nhiệm bảo dưỡng máy móc thiết bị được giao sử dụng.
Như vậy, Nhà máy thực hiện hình thức sửa chữa hỗn hợp. Thực hiện sửa chữa phân tán đối với các loại hỏng hóc thông thường và được thực hiện trực tiếp bởi các phân xưởng sản xuất với biên chế bình quân mỗi phân xưởng từ 1 đến 2 công nhân kỹ thuật làm nhiệm vụ sửa chữa. Còn đối với trường hợp sửa chữa lớn, nếu thuận lợi, Nhà máy sẽ tập trung đưa về cho tổ Cơ điện sửa chữa hoặc thuê ngoài.
Đối với từng phân xưởng, sẽ phải thực hiện bảo dưỡng máy hàng ngày, hàng tuần và sửa chữa thông thường khi máy có sự cố. Hàng ngày ở mỗi ca sản xuất, vào đầu và cuối ca làm việc công nhân đứng máy phải kiểm tra, lau chùi và tra dầu mỡ cho máy móc thiết bị. Nếu phát hiện có bộ phận nào dơ dão có thể sẽ hỏng, nếu sửa chữa được thì sửa chữa còn nếu không thì phải thông báo cho người phụ trách.
Hàng tuần máy móc được bảo dưỡng, trách nhiệm thuộc về công nhân kỹ thuật của mỗi phân xưởng và dưới sự giám sát của PGĐ sản xuất - kỹ thuật và tổ Cơ điện. Thời gian bảo dưỡng máy hàng tuần như sau:
Máy in offset 1 và 2 màu : 2h/ca/tuần.
Máy in offset 4 màu : 4h/ca/tuần.
Các máy móc thiết bị khác : 1h/ca/tuần.
Thời gian bảo dưỡng phải được ấn định theo lịch cụ thể. Và phải được thông báo cho PGĐ và tổ Cơ điện.
Ngoài việc bảo dưỡng máy hàng tuần như vậy, thì Nhà máy còn có hình thức sửa chữa máy khi có sự cố:
Đối với những hỏng hóc thông thường, trách nhiệm sửa chữa thuộc về công nhân vận hành máy hoặc công nhân kỹ thuật thuộc phân xưởng.
Còn đối với sửa chữa vừa và sửa chữa lớn; khi có hỏng hoặc có dấu hiệu hỏng mà không thuộc trách nhiệm sửa chữa của phân xưởng thì quản đốc sẽ thông báo cho PGĐ sản xuất - kỹ thuật và tổ Cơ điện để lập biên bản, xác định nguyên nhân và tìm giải pháp để tiến hành sửa chữa.
Thực tế, Nhà máy vẫn chưa bao giờ thực hiện một đợt sửa chữa lớn nào, đó là do hiện nay máy móc thiết bị đã cũ, đã sản xuất từ lâu nên trên thị trường không có các phương tiện thiết bị để có thể thay thế toàn bộ, mà nếu có thì chi phí lại gần bằng với đầu tư mua sắm mới. Và điều đó đã hạn chế khả năng hiện đại hoá máy móc thiết bị trên cơ sở máy móc thiết bị hiện có và cũng là do tâm lý muốn tận dụng triệt để giá trị sử dụng của máy.
Nhà máy cũng không có kế hoạch sửa chữa dự phòng mà chỉ có việc bảo dưỡng máy hàng ngày, hàng tuần và thông qua đó thì phát hiện các bộ phận bị hỏng và các bộ phận có dấu hiệu hỏng để sửa chữa, như vậy thì có thể phát hiện kịp thời sự cố để có thể sửa chữa ngay, nhưng với trình độ của người công nhân vận hành máy và công nhân kỹ thuật chưa thể phát hiện được hết những hỏng hóc có thể xảy ra. Vì vậy mà khi sự cố xảy ra thì mới tiến hành sửa chữa nên nhiều khi thiếu vật tư, phụ tùng cho công tác sửa chữa. Cộng với biên chế chỉ có 6 người trong tổ Cơ điện trong đó chỉ có 3 người làm nhiệm vụ sửa chữa thì việc ách tắc trong sửa chữa là không thể tránh khỏi, do đó làm tăng thời gian ngừng máy để sửa chữa.
3. Phân tích công tác đổi mới máy móc thiết bị
Việc đầu tư mua sắm mới máy móc thiết bị là 1 việc làm tất yếu để mỗi doanh nghiệp tiếp tục khẳng định vị trí, uy tín của mình lâu nay trên thương trường, đồng thời không ngừng nâng cao năng lực sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.
Từ năm 1991 đến nay, Nhà máy đã đầu tư mới một số loại máy móc thiết bị, ta có thể xem qua bảng sau:
Bảng 16: Tình hình mua sắm mới máy móc thiết bị
Đơn vị: (Trđ)
Năm
1991
1992
1993
1994
1995
1996
GT mmtb
1326,7
37
107,9
906
6200,8
2399,57
Năm
1997
1998
1999
2000
2001
2002
GT mmtb
86
3343,43
0
57,9
28,58
0
Nguồn: Phòng kế toán tài vụ
Việc đầu tư đổi mới máy móc thiết bị không thể xem xét trong thời gian ngắn, mà ta phải xem trong thời kỳ dài. Và việc đầu tư không phải là Nhà máy sau hơn năm trước là tốt, mà nó phải có trọng điểm vào từng thời điểm cụ thể. Từ năm 1991 đến nay Nhà máy có 3 thời điểm đầu tư lớn máy móc thiết bị. Đó là vào năm 1991, 1995 và 1996, 1998
Năm 1991, Nhà máy đầu tư tổng giá trị là 1.326,7 (trđ), vào 3 máy là máy phơi bản + bộ nguồn cho tổ Chế bản, máy in 2 màu cho phân xưởng in và máy khâu chỉ cho phân xưởng Hoàn thiện. Hiện tại các máy vẫn còn hoạt động tốt.
Năm 1995 + 1996: Đây là thời kỳ đầu tư lớn nhất. Giá trị đầu tư thời kỳ này là 8.600,37 (trđ) đây là một con số khá lớn đối với Nhà máy. Thời kỳ này để tăng năng lực sản xuất cho toàn Nhà máy, nên đã
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 37058.doc